Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG TRONG VIỆC CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CHÂU MẠ TẠI THÔN 2 XÃ LỘC BẮC HUYỆN BẢO LÂM TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
****************

VI THỊ THỦY

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
THÍCH ỨNG TRONG VIỆC CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY
TRỒNG CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CHÂU MẠ
TẠI THÔN 2 XÃ LỘC BẮC HUYỆN
BẢO LÂM TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
****************

VI THỊ THỦY

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
THÍCH ỨNG TRONG VIỆC CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY
TRỒNG CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CHÂU MẠ
TẠI THÔN 2 XÃ LỘC BẮC HUYỆN
BẢO LÂM TỈNH LÂM ĐỒNG


Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. LA VĨNH HẢI HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011

i


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên con xin gởi lời cảm ơn đến Bố Mẹ, người đã có công dạy dỗ và
nuôi con khôn lớn để con có được thành quả như ngày hôm nay.
Con xin gởi lời cảm ơn đến các bác, các chú và anh chị trong lâm trường
Lộc Bắc đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu, tạo chỗ, chỗ ở giúp
tôi hoàn thành tốt đề tài.
Xin gởi lời cảm ơn đến các cô, các chú cùng các anh chị làm việc trong ủy
ban nhân dân xã Lộc Bắc đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu giúp tôi
hoàn thành tốt đề tài.
Cho em gởi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo trong trường cũng
như các thầy cô trong khoa Lâm Nghiệp đã có công dạy dỗ, giúp em có được
thành quả như ngày hôm nay.
Cuối cùng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy La Vĩnh Hải Hà đã tận
tình hướng dẫn em hoàn thành tốt đề tài, cùng toàn thể các bạn lớp NK33 đã
động viên giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Sinh viên
Vi Thị Thuỷ


ii


TÓM TẮT
Đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng trong việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng của cộng đồng người Châu Mạ tại thôn 2 xã Lộc Bắc
huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng’’ được thực hiện từ ngày 21/02/2011 đến ngày
21/07/2011.
Đề tài thực hiện nhằm mô tả các kiểu canh tác truyền thống trước đây của
người châu mạ và kiểu canh tác tại hiện nay của họ, phân tích ưu nhược điểm của
từng hệ thống, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng của họ trong
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tại địa phương trước đây có hai kiểu canh tác là:
canh tác rẫy truyền thống và canh tác đất vườn. Nhưng hiện nay có sự chuyển đổi
cơ cấu cây trồng từ việc trồng các loài cây lương thực như: lúa rẫy, bắp, bàu bí,
đậu… phục vụ bữa ăn hàng ngày thay vào đó là trồng các loài cây công nghiệp
mang tính thương mại thì có hai kiểu canh tác mới: canh tác lúa nước và canh tác
rẫy hiện tại. Trong canh tác rẫy hiện tại có ba kiểu mô hình trồng xen chính được
ghi nhận bao gồm: mô hình chè – cà phê, mô hình chè – điều và mô hình chè – cà
phê – điều.
Các yếu tố mà đa số người dân đồng ý là có ảnh hưởng mạnh đến khả năng
thích ứng của cây trồng sau khi chuyển đổi bao gồm các yếu tố bên trong từng nông
hộ như: nguồn lao động, diện tích đất canh tác, kỹ thuật canh tác của người dân và
các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài như: khả năng tiếp cận tín dụng, thị trường sản
phẩm và nhu cầu xã hội về các sản phẩm, điều kiện thời tiết, nguồn nước tưới, hoạt
động khuyến nông, chính sách khuyến khích của nhà nước và chính quyền địa
phương.

iii



MỤC LỤC
Lời cảm ơn..............................................................................................i
Tóm tắt.................................................................................................. ii
Mục lục ................................................................................................ iii
Danh mục các chữ viết tắt.......................................................................vii
Danh sách các bảng............................................................................... viii
Danh sách các hình ...............................................................................ix
Chương 1.MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ ĐỊA DIỂM NGHIÊN CỨU .............4
2.1 Tổng quan tài liệu..............................................................................................4
2.1.1 Các khái niệm liên quan.................................................................................4
2.1.1.1 Khái niệm cơ cấu cây trồng.........................................................................4
2.1.1.2 Canh tác rẫy truyền thống ...........................................................................5
2.1.1.3 Canh tác hiện tại..........................................................................................8
2.1.2 Một số nghiên về cứu chuyển cơ cấu cây trồng trong và ngoài nước............8
2.1.2.1 Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng ngoài nước.................................8
2.1.2.2 Nghiên cứu cơ cấu cây trồng trong nước ...................................................9
2.2 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu .................................................................10
2.2.1 Tổng quan về xã Lộc Bắc.............................................................................10
2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên.....................................................................................10
2.2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội..............................................................................11
2.2.2 Sơ lược về thôn 2 .............................................................................................14
Chương 3 MỤC TIÊU – NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................16
3.1 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................16
3.2 Nội dung nghiên cứu.......................................................................................16
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu..............................................................................17
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...........................................................18


iv


4. 1 Các kiểu hình canh tác truyền thống và hiện tại của người Châu Mạ ...........18
4.1.1 Dòng lịch sử xã và thôn 2 Lộc Bắc ..............................................................18
4.1.2 Dòng lịch sử thay đổi cơ cấu cây trồng........................................................20
4.1.3 Các kiểu canh tác truyền thống người Châu Mạ..........................................21
4.1.3.1 Canh tác rẫy truyền thống .........................................................................21
4.1.3.2 Canh tác đất vườn .....................................................................................23
4.1.4 Các kiểu hình canh tác hiện tại của người Châu Mạ....................................24
4.1.4.1 Canh tác lúa nước......................................................................................24
4.1.4.2 Canh tác rẫy hiện tại..................................................................................25
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng khả năng thích ứng
trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ................................................................32
4.2.1 Các yếu tố bên ngoài ....................................................................................33
4.2.1.1 Khả năng tiếp cận tín dụng ......................................................................33
4.2.1.2 Thị trường sản phẩm, nhu cầu xã hội về các sản phẩm ............................35
4.2.1.3 Điều kiện thời tiết, nguồn nước tưới .........................................................38
4.2.1.4 Hoạt động khuyến nông ............................................................................38
4.2.1.5 Chính sách khuyến khích của nhà nước và chính quyền địa phương .......39
4.2.2 Các yếu tố bên trong nông hộ ......................................................................39
4.2.2.1 Nguồn lao động .........................................................................................39
4.2.2.2 Diện tích đất canh tác................................................................................40
4.2.2.3 Kỹ thuật canh tác của người dân...............................................................40
4.2.3 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn
trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng.........................................................43
4.2.3.1 Thuận lợi ...................................................................................................43
4.2.3.2 Khó khăn ...................................................................................................43
4.2.3.3 Cơ hội........................................................................................................43
4.2.3.4 Thách thức.................................................................................................44

Chương 5 K ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................45
5.1 Kết luận ...........................................................................................................45

v


5. 2 Kiến nghị ............................................................................................................ 46
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................47
Phụ lục .......................................................................................................................48

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

Bảo hiểm y tế

FAO

Tổ chức nông lương thế giới (Food and

Agriculture

Organization)

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


KNKL

Khuyến nông khuyến lâm

THCS

Trung Học Cơ Sở

THPT

Trung Học Phổ Thông

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Dòng lịch sử thay đổi cơ cấu cây trồng.................................................20
Bảng 4.2 Lịch thời vụ canh tác rẫy của người Châu Mạ ......................................22
Bảng 4.3 Phân tích ưu điểm, nhược điểm
của phương thức canh tác truyền thống ................................................................24
Bảng 4.4 Lịch thời vụ canh tác rẫy hiện tại của người Châu Mạ .........................26
Bảng 4.5 Phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức của phương thức
canh tác hiện tại.....................................................................................................29
Bảng 4.6 Bảng tóm tắt so sánh các kỹ thuật canh tác theo kiểu canh tác truyền
thống và canh tác hiện đại.....................................................................................30
Bảng 4.7 Tiêu chí phân hạng nông hộ ..................................................................33

Bảng 4.8 Số hộ vay vốn Nhà nước và tư nhân .....................................................33
Bảng 4.9 Diện tích đất canh tác của của các hộ dân.............................................40

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1 Canh tác đất vườn của người Châu Mạ .................................................23
Hình 4.2 Canh tác lúa nước của người Châu Mạ .................................................24
Hình 4.3 Mô hình chè – cà phê.............................................................................26
Hình 4.4 Mô hình chè – điều ................................................................................27
Hình 4.5 Mô hình chè – cà phê – sầu riêng..........................................................28
Hình 4.6 Dòng thị trường chè – cà phê đối với nhóm hộ nghèo – cận nghèo ................36
Hình 4.7 Dòng thị trường chè – cà phê đối với nhóm hộ khá.........................................36

Hình 4.8 Sơ đồ tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng chuyển đổi cơ cấu cây trồng ...........................................................41

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
Kể từ khi thực hiện chính sách cải cách, Việt Nam hiện đang trải qua thời kỳ
với những thay đổi lớn về kinh tế và xã hội. Nền kinh tế nhiều vùng miền đã quá độ
chuyển từ kinh tế tự cung tự cấp sang kinh tế đa dạng hoá sản xuất. Nông nghiệp ở
miền núi, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhất thiết cũng phải đi theo xu
hướng phát triển chung của thế giới vì các nhân tố tiên quyết như: sức ép về phát
triển dân số kéo theo đó là sự gia tăng về nhu cầu lương thực thực phẩm đòi hỏi
phải thực hiện chế độ thâm canh tăng tổng sản lượng trên một đơn vị diện tích; nhu

cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và trình độ dân trí cho vùng đồng bào dân tộc
(Một số vấn đề về định canh định cư và phát triển nông thôn bền vững, 1997).
Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá cơ cấu kinh tế
nông thôn Việt Nam về cơ bản vẫn mang nặng tính chất thuần nông xét trên cả ba
chỉ tiêu chủ yếu như: cơ cấu lao động, thu nhập và thu nhập từ sản xuất kinh doanh.
Cơ cấu kinh tế tại các vùng nông thôn nước ta hiện nay không những lạc hậu,
chuyển dịch chậm mà còn không đều giữa các vùng và các địa phương. Trong khi
vùng Đông Nam Bộ có cơ cấu nghành nghề nông thôn khá tiến bộ 64 % nông
nghiệp và 36 % phi nông nghiệp thì các vùng còn lại cơ cấu ngành nghề của các hộ
dân vẫn mang nặng tính thuần nông nhất là vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên (Ban
tư tưởng văn hoá trung ương bộ NN & PTNT, 2002)
Trong bối cạnh đó, việc xóa bỏ tình trạng nghèo nàn bằng các dự án đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng đang là mối quan tâm và ưu tiên hàng đầu trong chính sách
phát triển tại Việt Nam. Với chính sách định canh định cư của Nhà nước các cộng
đồng dân tộc vùng cao tỉnh Lâm Đồng đã chuyển từ lối sống du canh du cư sang

1


định canh định cư. Nhà nước và các ban ngành cũng đã có nhiều chính sách ban
hành đưa vào cộng đồng như: chính sách đất đai, chính sách khai hoang, chính sách
lương thực, chính sách cho vay phát triển sản xuất, chính sách đầu tư… nhằm phát
triển cộng đồng (Trần Đức Viên, 2001). Song song với việc ban hàng chính sách
Nhà nước cũng vận động và khuyến khích người đồng bào bỏ tập quán canh tác cũ
thay bằng hình thức canh tác mới, thực hiện nhiều chương trình hỗ trở sản xuất
nông nghiệp (chương trình 135, 134 327…).
Mặt khác, xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, Lâm đồng
đẩy nhanh phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn toàn diện theo hướng công
nghiệp hóa và hiện đại hóa bằng việc tập trung phát triển nông nghiệp nâng cao giá
trị sản xuất trên đơn vị diện tích. Trên cơ sở hình thành các vùng nguyên liệu, đầu

tư thâm canh gắn với công nghiệp chế biến và sản xuất hàng hóa xuất khẩu,…trong
đó coi trọng phát triển cây công nghiệp then chốt như chè, cà phê. Đối với các
huyện miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số tăng cường khuyến khích chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất mang tính
hàng hoá phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước.
Như vậy, từ việc canh tác các loại cây lương thực cung cấp nhu cầu lương
thực hàng ngày với kỹ thuật canh tác đơn giản sang canh tác các loại cây trồng
mang tính thương mại có giá trị kinh tế cao với yêu cầu và kỹ thuật canh tác cao.
Dẫn đến sự thay đổi bắt buộc từ phương thức canh tác truyền thống mang tính tự
cấp tự túc sang phương thức canh tác hiện đại với những cây trồng có giá trị kinh tế
cao. Vậy người dân có thích ứng được với sự thay đổi này không khi mà cuộc sống
của họ đã gắn bó lâu đời với nghề làm nương, làm rẫy những yếu tố nào tác động
đến khả năng thích ứng này của họ trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Để tìm hiểu sự thích ứng này, chúng tôi tiến hành thực thưc hiện đề tài
‘‘Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng về việc chuyển đổi cơ
cấu cây trồng của cộng đồng người Châu Mạ tại thôn 2 xã Lộc Bắc huyện Bảo
Lâm tỉnh Lâm Đồng’’. Với qui mô và giới hạn về mặt thời gian trong khuôn khổ
một luận văn tốt nghiệp chúng tôi chọn thôn 2 xã Lộc Bắc được xem là đại diện của

2


cộng đồng người Châu Mạ tại địa phương. Là thôn có hơn 82 % người đồng bào
Châu Mạ sinh sống, đây cũng là thôn tập trung và nhận được nhiều hỗ trợ từ các
chương trình dự án trong việc thay đổi cơ cấu cây trồng. Cũng do giới hạn về thời
gian nên đề tài chúng tôi chỉ giới hạn ở phạm vi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng tích ứng của người dân đối với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng chính tiêu
biểu có tại phương.

3



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ ĐỊA DIỂM NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan tài liệu
2.1.1 Các khái niệm liên quan
2.1.1.1 Khái niệm cơ cấu cây trồng
(1) Cơ cấu cây trồng
Cơ cấu cây trồng là thành phần các giống cây trồng và các loại cây trồng có
trong một vùng ở một thời điểm nhất định, nó liên quan tới cơ cấu cây trồng nông
nghiệp, nó phản ánh sự phân công lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp, phù hợp
với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của một vùng, nhằm cung cấp được nhiều
nhất những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người (Đào Thế Tuấn, 1984).
Cơ cấu cây trồng là một trong những nội dung quan trọng của một hệ thống
biện pháp kỹ thuật gọi là chế độ canh tác. Ngoài cơ cấu cây trồng, chế độ canh tác
bao gồm chế độ luân canh, làm đất, bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và cỏ
dại. Cơ cấu cây trồng là yếu tố cơ bản nhất của chế độ canh tác, vì nó quyết định nội
dung của các biện pháp khác. Xác định cơ cấu cây trồng hợp lý giúp xây dựng một
nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn (Đào Thế Tuấn, 1984).
(2) Sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là sự thay đổi theo tỉ lệ của diện tích gieo trồng,
trong nhóm hoặc tổng thể và nó chịu sự tác động, thay đổi của yếu tố tự nhiên, kinh
tế – xã hội. Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng là quá trình thực hiện bước
chuyển biến từ hiện trạng cơ cấu cây trồng cũ sang cơ cấu cây trồng mới (Đào Thế
Tuấn, 1984).

4


Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là cải thiện hiện trạng cơ cấu cây trồng có trước

sang cơ cấu cây trồng mới nhằm đáp ứng những yêu cầu của sản xuất. Thực chất
của chuyển đổi cơ cấu cây trồng là thực hiện hàng loạt các biện pháp (kinh tế, kỹ
thuật, chính sách xã hội) nhằm thúc đẩy cơ cấu cây trồng phát triển, đáp ứng những
mục tiêu của xã hội. Cải tiến cơ cấu cây trồng là rất quan trọng trong điều kiện mà ở
đó kinh tế thị trường có nhiều tác động ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Đó
cũng là sự thay đổi trong hệ thống cây trồng. Theo Phạm Văn Hiền và cộng sự
(2009) một hệ thống cây trồng được coi là hợp lý nếu đáp ứng các yêu cầu sau:
-

Đạt tổng sản lương cao và ổn định qua các mùa vụ.

-

Khai thác được triệt để và có hiệu quả điều kiện khí hậu, đất đai trong
vùng và hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do khí hậu và đất đai
gây ra với cây trồng.

-

Lợi dụng tốt các đặc tính sinh học của cây trồng, tránh được tác hại của
sâu bệnh và cỏ dại.

-

Thúc đẩy phát triển chăn nuôi và các ngành nghề phụ khác. Ví dụ các cây
công nghiệp, cây nguyên liệu chế biến giúp cho phát triển nghề phụ; cây
thức ăn gia súc phục vụ cho chăn nuôi.

-


Khai thác triệt để và có hiệu quả điều kiện kinh tế, xã hội sẵn có để phát
triển bền vững.

-

Phù hợp với nguồn lực của nông hộ và đựơc nông dân chấp nhận

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng chính là phá vỡ thế độc canh trong trồng trọt
nói riêng và trong nông nghiệp nói chung, để hình thành một cơ cấu cây trồng mới
phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao dựa vào đặc tính sinh học của từng loại cây
trồng và điều kiện cụ thể của từng vùng.
2.1.1.2 Canh tác rẫy truyền thống
Canh tác rẫy là một vấn đề hết sức sâu sắc về việc phát triển kinh tế xã hội
đối với cồng đồng người dân tộc vùng cao nói chung và cộng đồng người châu mạ
nói riêng. Rẫy là nơi sản xuất lương thực quan trọng và cung cấp lương thực tại chỗ
duy nhất, nhất là đối với những nơi không có điều kiện sản xuất lúa nước. Trong

5


canh tác rẫy truyền thống, rẫy được xem như là một hệ thống nông nghiệp ở đó có
hiện tượng phát quang và đốt qua để canh tác lúa kết hợp một số hoa màu trong một
thời gian bỏ hoá và diễn thế tự nhiên lại bắt đầu.
Tại đây người dân canh tác rẫy sẽ chọn những nơi rừng già, rừng nguyên
sinh, rừng thứ sinh ổn định làm đất rẫy. Sau một chu kỳ trồng trọt (1, 2 năm) rẫy
được bỏ hoá đủ dài, để lập địa phục hồi được độ phì của nó. Phục hồi tính chất qua
bỏ hóa là phản ứng của người canh tác rẫy nhằm sản xuất lương thực mà không cần
đến phân chuồng, phân hóa học, chất phù sa nào.
Đặc điểm của canh tác rẫy
- Lửa đóng vài trò quan trọng nhằm tiết kiệm lao động trong khai hoang rừng

- Tro từ đốt rẫy làm giàu đất, kết quả là nông dân làm rẫy đã có được một
loại phân bón “miễn phí” từ thảm thực vật rừng sinh vật sinh trưởng hàng chục năm
và tích tụ các dưỡng chất của hệ sinh thái rừng trong sinh khối của chúng. Tuy
nhiên lửa cũng làm bay hơi các chất đạm từ đất và khí quyển.
Theo Đỗ xuân Cẩm và các cộng sự, Trần Văn Tuấn (1996) đã nghiên cứu về
canh tác rẫy của người Cờ Tu ở Thừa Thiên Huế. Đã có chung nhận định du canh
truyền thống với chặt “đốt - cốt - đốt - tỉa” là hình thức sản xuất nông nghiệp chủ
yếu của dân tộc thiểu số này (trích dẫn bởi Trần Quang Nhật, 2008)
Đối với người Cờ Tu mở đầu mùa vụ là công việc chọn đất từ khoảng tháng
11 đến tháng giêng âm lịch mà người nông dân gọi là cắm đất. họ chọn rẫy hướng
đông vùng đất của rừng già, vùng đất có nhiều màu đen sẫm tím hoặc đỏ nhưng khi
cắm tay vào thì rất dẻo, lớp đất mặt có rễ nhỏ chằng chịt. Vào tháng 2 đến tháng 3
âm lịch tiến hàng phát cây nhỏ và sau đó khoảng nửa tháng tiến hàng hạ cây to.
Tháng 3 , tháng 4 âm lịch đốt rẫy. công việc tỉa hạt được thực hiện vào tháng 4 và
tháng 5 âm lịch còn thu hoạch vào tháng 9, tháng 10. các loại cây được trồng trên
đất rẫy của họ là lúa, ngô, khoai, đậu… Công cụ sản xuất nông nghiệp thô sơ họ
dùng dao, rựa, gậy chọc lỗ bỏ hạt. Mỗi năm một mùa rẫy và thời gian canh tác của
mỗi rẫy là 3 – 4 vụ lúa. Thời gian bỏ hoá là 5 – 7 năm. Mỗi gia đình thường có
nhiều rẫy để luân canh.

6


Phản ứng của người dân canh tác rẫy truyền thống là khi hệ sinh thái nông
nghiệp thoái hoá là di chuyển (thường gọi là du canh du cư) nhưng trong bối cảnh
hiện nay, một số nơi như vùng cao nguyên các cộng đồng thiểu số đã định cư như du
canh hay canh tác rẫy vẫn còn nhưng với những thích ứng mới. Với điều kiện mới
cộng đồng ổn định không phải là một cộng đồng tĩnh mà là một cộng đồng có khả
năng thích ứng trong một số trường hợp ví dụ như dẫn giống cây trồng mới, sự thay
đổi có thể cải thiện các hệ thống đã có và tăng thêm tính ổn định của cộng đồng.

Theo FAO (1993) có khoảng 30 dến 80 triệu người đang áp dụng canh tác
làm rẫy sinh sống làm ăn trên diện tích 75-120 triệu mẫu đất ở đồng bào vùng cao
tại câu Á Thái Bình Dương.
Trần Đức Viên và các cộng Sự (2001) đã dẫn ý kiến của Đỗ Đình Sâm
(1994) là ở nước ta canh tác rẫy có vai trò quan trọng trong đời sống vật chất và tâm
linh của nhiều dân tộc. Thông qua canh tác rẫy người đồng bào đã hình thành nhiều
phong tục tập quán văn hoá mang nét đặc săc riêng cho từng vùng, từng miền và
từng loại dân tộc. Các dân tộc khác nhau sẽ có những truyền thống văn hoá khác
nhau. Đối với người Châu Mạ đi kèm với canh tác rẫy đã hình thành truyền thốn
văn hoá đặc trưng như: tập quán cúng thần linh trong quá trình canh tác rẫy lễ chọn
rừng “lơ yang sin bri”, cúng sau khi phát rừng “ lơ yang us”, cúng gieo hạt “lơ yang
tuyt koi”,… lễ hội đâm trâu; cúng lúa mới,…
Đối với sử thay đổi nhanh chóng như áp lực gia tăng dân số và nhu cầu tiền
mặt lớn cho các hoạt động sinh sống những nông dân làm nông nghiệp truyền thống
khó có thể gia tăng hiệu quả sản xuất để có sản phẩm hàng hóa. Vì vậy họ phải mở
rộng diện tích canh tác bằng cách khai hoang và làm tăng nguy cơ khai thác quá
mức gây xói mòn và các hình thức suy thoái môi truờng khác. Chính vì vậy ở nhiều
nơi ảnh hưởng của canh tác rẫy đến tài nguyên đất và tài nguyên đất rừng là mội
vấn đề nghiêm trọng. Canh tác nương rẫy bị cáo buộc là nguyên nhân gây mất rừng,
xói mòn và làm giảm độ phì của đất.

7


2.1.1.3 Canh tác hiện tại
Với tư cách là một chiến lược kinh tế, canh tác nương rẫy du canh không
được nhiều chính phủ và cơ quan quốc tế coi trọng, phương thức canh tác này
thường coi như một sự lãng phí về sức người, nguồn lực cũng như là nguyên nhân
chính đưa đến đất bị xói mòn và thoái hoá. Canh tác hiện tại được hình thành khắc
phục những nhược điểm của canh tác nương rẫy truyền thống, cố gắng bảo đảm

những nguyên tắc:
- Giảm thiểu hoặc không gây tổn hại đến các loài cây rừng trồng đối tượng cung
cấp sản phẩm chủ yếu trong hệ thống.
- Sinh trưởng của cây rừng trồng không bị hạn chế bởi cây nông nghiệp
- Tối ưu hoá về thời gian canh tác cây trồng nông nghiệp sẽ đảm bảo tỉ lệ sống và
tốc độ sinh trưởng nhanh của cây trồng thân gỗ.
Đối với các cộng đồng dân tộc vùng cao Lâm đồng canh tác hiện tại được
thay thế cho canh tác rẫy truyền thống và có sự thay đổi trong thành phần cây trồng
nhằm phát triển kinh tế xã hội theo hướng hàng hoá. Ưu tiên phát triển các loại cây
công nghiệp theo thị truờng. Các loại cây trồng được kết hợp trồng xen nhằm tận
dụng tối đa diện tích. Sự kết hợp giữa các loại cây trồng này cũng góp phần làm
giảm sự thoái hoá và xói mòn đất. Và như vậy, một khi canh tác rẫy truyền thống
không còn thì các tập tục truyền thống văn hoá cũng dần mất đi đó cũng là điều hiển
nhiên khi đã không còn phát rừng thì còn đâu lễ cúng chọn rừng và khi không còn
trồng lúa thì đâu còn lễ cúng lúa tốt, cúng lúa trổ bông và cúng mừng cơm mới.
2.1.2 Một số nghiên về cứu chuyển cơ cấu cây trồng trong và ngoài nước
2.1.2.1 Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng ngoài nước
Từ năm 1975 mạng lưới nghiên cứu hệ thống cây trồng Châu Á (Asia
cropping Systems Network) được thành lập. Đầu tiên chỉ có 4 quốc gia tham gia
mạng lưới. Đến nay đã có 16 quốc gia tham gia.
Một kết quả được ghi nhận đầu tiên là việc các nhà khoa học học viện lúa
quốc tế (IRI) xây dựng được một mô hình cây trồng có hiệu quả trên nền đất lúa:
Tăng vụ lúa ngắn ngày trước mùa lũ đến; thử nghiệm tăng vụ hoa màu bằng việc

8


thay đổi các hợp phần kỹ thuật như giống mới, xen canh, thâm canh, luân canh,
phân bón…Ở Ấn Độ bắt đầu nghiên cứu phát triển cơ cấu cây trồng bằng việc thâm
canh khái thác tối ưu các điều kiện đất đai, cải tạo độ phì nhiêu của đất tăng thu

nhập cho người dân.
Tại Đài Loan, các nhà chọn tạo giống đã nghiên cứu thành công các giống
cây trồng hoa màu mới chịu thích ứng với các điều kiện khó khăn phù hợp với điều
kiện đất đai từng vùng khác nhau.
Thái Lan là thành viên của mạng lưới, do đó Thái Lan có một số nghiên cứu
về phát triển cơ cấu cây trồng có thể áp dụng tại Việt Nam, đặc biệt Thái Lan đã xây
dựng được một số bản đồ thích nghi cho một số cây trồng và đưa vào xử lý hệ thống
máy tính nhằm mô phỏng kết quả sản xuất.
2.1.2.2 Nghiên cứu cơ cấu cây trồng trong nước
Ở Việt Nam sau năm 1975, Trường Đại Học Cần Thơ đã tổ chức nghiên cứu
và phổ biến kiến thức khoa học về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn. Và đã
đạt được một số kết quả nhất định trong việc giúp đỡ cán bộ lãnh đạo và nông dân,
tuy nhiên các kết quả đạt được này còn hạn chế và còn theo phong trào chưa có định
hướng phát triển cây trồng hợp lý cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội, thị trường hiện có của địa phương.
Năm 1988 trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác ra đời và đi vào
hoạt động. Hiện nay là Viện nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác Đồng Bằng
Sông Cửu Long. Từ đó đến nay, việc nghiên cứu cơ cấu cây trồng cơ sở khoa học hơn
và đã có nhiều báo cáo khoa học về nghiên cứu cơ cấu cây trồng tại Việt Nam .
Hiện nay một số nhà nghiên cứu nông nghiệp Việt Nam đã bắt đầu sử dụng
phương pháp nghiên cứu cơ cấu cây trồng để thực hiện các dự án phát triển nông
nghiệp nông thôn như Nguyễn duy tính (1995) với nghiên cứu cơ cấu cây trồng
thích hợp cho vùng đồng bào Sông Hồng và Bắc Trung Bộ, nhằm tăng hiểu quả
năng suất cây lúa trên đất ruộng.
Văn Thanh Hải (2002) với Nghiên cứu cơ cấu cây trồng theo hướng hàng
hoá trên địa bàn huyện Bắc Ninh tỉnh Bình Thuận. Nghiên cứu giúp địa phương

9



thấy được vai trò quan trọng của việc chuyển đổi cây trồng từ tự cung tự cấp sang
sản xuất hàng hoá, nêu ra phương hướng nhằm khai thác hợp lý nguồn tài nguyên
đất đai, khí hậu, thuỷ văn nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp dựa trên nguyên
tắc tiết kiểm và bền vững.
Phạm Văn Thưởng (2007) với Nghiên cứu sử chuyển đổi cây trồng vật nuôi
trong tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn trên địa bàn xã Phú Lý
huyên Thạch Phú tỉnh Bến Tre giai đoạn 2002 – 2006. Nghiên cứu đánh giá sự thay
đổi cơ cấu cây trồng theo xu thế khách quan nguyên nhân chuyển đổi và không
chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.
2.2 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu
2.2.1 Tổng quan về xã Lộc Bắc
2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên
(1) Vị trí địa lý
Xã Lộc Bắc thuộc huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng được tách từ xã Lộc Bắc
cũ là một xã miền núi thuộc huyện Bảo Lâm của tỉnh Lâm Đồng, cách thị trấn Lộc
Thắng 45 km về phía tây.
Phía Đông giáp xã B’Lá, Xã lộc Quảng
Phía Tây giáp và huyện Cát Tiên
Phía Bắc giáp xã Lộc Bảo và xã Đắc Nia, huyện Đắc R’Lấp tỉnh Đắc Nông
Phía Nam giáp xã Lộc Tân và huyện Đạ Tẻh
(2) Địa hình và đất đai
Lộc Bắc nằm ở phía Nam tây nguyên, là điểm cuối cùng của dãy Truờng
Sơn, có nhiều dãy núi cao như: Bùm Trau, Đăng Sa Wàng, Đăng N’Drao, Đăng
Phàng Bè những dãy núi này chạy dài bao bọc cả ba phía Đông, Tây, và Nam. Xã
Lộc Bắc có nhiều đèo dốc: Pir Bùm, Kon Ó, Lú Lúng (đèo B40) và một số ghềnh
thác: Nhàng, Yòng, Vồng, Mắt… song ở chính giữa thấp, có dạng lòng chảo đan
xen những vùng trảng bằng, nằm ở độ cao trên 500 – 700 m so với mực nước biển.

10



Phần lớn diện tích đất tự nhiên của xã thuộc nhóm đất đỏ vàng được hình
thành trên nền đá Bazan nên có độ phì cao, thích hợp cho việc trồng các cây công
nghiệp.
(3) Điều kiện về khí hậu thuỷ văn
Cũng giống như các khu vực khác của vùng Tây Nguyên. Lộc Bắc có khí hậu
ôn hoà chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ bình quân hàng năm là 280. Không giống như các
vùng khác, nhiệt độ thấp do gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng đến. Nhiệt độ ở đây thấp
không phải do thời tiết quyết định mà do độ cao quyết định. Luợng mưa trung bình
khoảng 2.500 đến 3.000 mm/năm Với điều kiện khí hậu như vậy nên khu vực này rất
lý tưởng cho việc trồng các loại cây công nghiệp, nhất là cây chè và cà phê.
Hệ thống sông suối trên địa bàn xã dầy đặc nhưng lưu lượng dòng chảy
không lớn, mặt khác do địa bàn chia cắt, phức tạp nên các con suối không chảy theo
một hướng nhất định mà quanh co, uốn luợn, nhưng tất cả đều đổ ra sông lớn Đạ
Đờng, tạo nên ghềnh, thác cao thuận lợi cho việc phát triển các nhà máy thuỷ điện.
2.2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
(1) Điều kiện về kinh tế
Tổng số hộ trong toàn xã là 852 hộ với 4199 khẩu gồm có 4 dân tộc chủ yếu
sinh sống (Kinh, Châu Mạ, Tày, Nùng), trong đó dân tộc gốc là người Châu Mạ có
682 hộ với 3011 khâu chiếm hơn 80% dân số toàn xã. Các dân tộc còn lại chủ yếu là
dân di cư tự do ở các tỉnh phía Bắc vào lập nghiệp.
a) Sản xuất Nông nghiệp
Lộc bắc có diện tích tự nhiên 26510 ha. Trong đó:
-

Đất nông nghiệp: 1172 ha

-


Đất lâm nghiệp: 24053 ha do lâm Trường Lộc Bắc quản lý

-

Đất chưa sử dụng: 345 ha

Lộc Bắc là xã sản xuất chủ yếu tập trung vào cây chè, cà phê và một số loại
cây trồng phụ khác như ngô, điều, lúa nước và các loại cây ăn quả như bơ, sầu riêng,
xoài. Với diện tích:

11


-Diện tích cà phê cho sản phẩm là 520 ha, trong đó thôn 1 là 214 ha, thôn 2 là
118 ha, thôn 3 là 73 ha, thôn 4 là 115 ha, diện tích trồng mới 65 ha trong năm 2010.
-Diện tích chè cho sản phẩm 471 ha, trong đó diện tích chè cành 228 ha còn lại
là chè hạt 243 ha.
-Diện tích điều cho sản phẩm 119 ha, trong đó thôn 1 là 2.5 ha, thôn 2 là 17
ha, thôn 3 là 12 ha, thôn 4 là 78.5 ha
-Lúa nước: có tổng diện tích là 29.06 ha trong đó thôn 1 là 4.9 ha, thôn 2 là 22
ha, thôn 4 là 2.7 ha
- Diện tích cây ngô là 25 ha
Cây ăn quả các loại (chanh, sầu riêng, chuối La Ba) là 123 ha, trong đó thôn 1
là 34.4 ha, thôn 2 là 26.25 ha, thôn 3 là 29 ha, thôn 3 là 30 ha.
b) Sản xuất Lâm nghiệp
Tiến hành giao khoán bảo vệ và quản lý rừng với diện tích 12.273,8 ha cho
734 hộ. Diện tích rừng trồng do dân quản lý 310 ha, diện tích rừng trồng thuộc nguồn
vốn 30a là 80,3 ha/ 81 hộ.
Tăng cường chăm sóc diện tích rừng trồng thuộc nguồn vốn 30a, tuyên
truyền vận động, kiểm tra hạn chế nạn phá rừng làm rẫy, khai thác và vận chuyển

gỗ trái phép.
Tăng cường công tác chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng
vào mùa khô.
c) Về chăn nuôi
Gia súc: đàn trâu có 87 con, đàn bò 432 con, đàn heo có 424 con (heo nái 97
con), đàn dê có 635 con.
Gia cầm có 5097 con trong đó thôn 1 có 1611 con, thôn 2 có 2020 con, thôn 3
có 725 con, thôn 4 có 714 con.

12


(2) Điều kiện xã hội
a) Về giáo dục
Toàn xã có
1 trường mầm non Lộc Bắc với 7 Lớp 212 học sinh, có 12 giáo viên.
1 Trường tiểu học Lộc Bắc với 458 học sinh, có 34 giáo viên.
1 Trường THCS – THPT Lộc Bắc với 346 học sinh, có 34 giáo viên.
Hiện tại xã đang tiếp tục nỗ lực hoàn thành chương trình phổ cập xóa mù chữ
và phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi. Con em đồng bào dân tộc tại chỗ thuộc
diện chính sách được ưu tiên đưa đi học tại các trường Dân tộc Nội trú của huyện và
tỉnh. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở các cấp học ngày càng tăng.
b) Công tác y tế
Công tác phòng chống sốt rét trong toàn xã năm 2010 như: phun hoá chất
chống sốt rét, cấp phát màn cho nhân dân, tẩm mùng nàm bằng hoá chất phòng
chống sốt rét. Thực hiện khám trị ban đầu đúng quy định không để xẩy ra dịch bệnh
bùng phát.
Năm 2010 tiếp tục duy trì đạt chuẩn quốc gia về y tế, trẻ em trong độ tuổi hàng
năm được tiêm vắc xin đầy đủ đạt 47 %.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm dần, đầu năm 2008 có 26 % đến cuối năm 2009

con 18 %, năm 2010 tỷ lệ tẻ suy dinh dưỡng 18,32 %.
c) Công tác khuyến Nông – khuyến Lâm (KNKL)
Trong năm 2010 hội đồng nhân dân xã phối hợp với trung tâm nông nghiệp
huyện Bảo Lâm tổ chức được các buổi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho
200 lượt hội viên tham gia (trong đó có 2 lớp tập huấn cải tạo ghép cà phê, 1 lớp
chăm sóc chè, cà phê) đồng thời cung cấp phân bón đối với các hộ dân thuộc đối
tượng nghèo.

13


d) Chính sách xã hội

Thường xuyên giải quyết chế độ chính sách cho các đối tượng được thụ
hưởng.
- Cấp thẻ BHYT: 2478 thẻ
- Cấp thẻ BHYT cho trẻ em: 243 thẻ
- Cấp sổ nghèo: 471 sổ
- Xây dựng 2 thôn văn hoá: thôn 2 và thôn 4.
- Tỷ lệ hộ nghèo năm 2008 chiếm 49 %, đến cuối 2009 chỉ con 25% (tiêu chí hộ
nghèo năm 2005), đến năm 2010 (theo tiêu chí nghèo mới) toàn xã có 471 hộ,
2022 khẩu chiếm 55% dân số. Chêng lệch giàu nghèo giữa hộ người kinh và
hộ người đồng bào ngày càng cao, đặc biệt là hộ làm dịch vụ và hộ làm nông
nghiệp.
- Tạo việc làm mới trong năm khoảng 255 lao động (chủ yếu Công ty cao Su,
Thuỷ điện đồng Nai 3,4,5, Thuỷ điện Đam Bol, Công ty 515 Các doanh
nghiệp tư nhân trên địa bàn). Trung tâm day nghề phối hợp với UBND xã dạy
nghề và đào tạo việc làm cho 18 em đi lao đông tại Đồng Nai.
2.2.2 Sơ lược về thôn 2
Thôn 2 xã Lộc Bắc có tổng diện tích tự nhiên là 526 ha có ranh giới hành chính:

- Phía Bắc giáp tỉnh Đăk Nông.
- Phía Đông giáp thôn 1 xã Lộc Bảo.
- Phía Nam giáp thôn 1 xã Lộc Bắc.
- Phía Tây giáp huyện Cát Tiên.
Địa hình: thôn 2 có địa hình thấp dần từ đông sang tây, ít bị chia cắt mạnh so
với các thôn khác trong xã, chủ yếu là lòng chảo với địa hình nhấp nhô.
Đất đai: phần lớn diện tích đất tự nhiên của xã thuộc nhóm đất đỏ vàng được
hình thành trên nền đá Bazan nên có độ phì cao, thích hợp cho việc trồng các cây
công nghiệp.

14


Khí hậu: trong ấp cũng giống như khí hậu toàn xã là phân rõ mùa mưa và
mùa mùa khô rõ rệt. Mùa mưa từ cuối tháng 5 – 11, mùa khô từ tháng 11 đến đầu
tháng 4 năm sau.
Hiện nay, thôn có 175 hộ với 852 nhân khẩu. Người dân ở đây sống chủ yếu
bằng nghề nông nghiệp kết hợp và chăn nuôi. Đời sống người dân trong thôn còn
nhiều khó khăn, số hộ nghèo chiếm tỉ lệ lớn (80 %).
Trong thôn 4 thành phân dân tộc:
Châu Mạ :

144 hộ – 771 nhân khẩu.

Tày, Nùng :

12 hộ – 30 nhân khẩu.

Kinh:


19 hộ – 51 nhân khẩu.

Về giáo dục: trong những năm gần đây, người dân trong thôn đã quan tâm
đến việc học hành của con, song bên cạnh đó vẫn còn tình trạng bỏ học. Theo thông
tin mà bác trưởng thôn cung cấp thì hiện nay cả thôn có:
Trường cấp II – III xã Lộc Bắc: 28 học sinh bỏ học.
Tiểu học xã Lộc Bắc: 17 học sinh bỏ học.
Trong thôn có 37/175 gia đình đạt gia đình văn hoá.

15


×