Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Thực hiện chính sách bảo vệ nguồn nước từ thực tiễn thành phố đà nẵng và tỉnh quảng nam ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.26 KB, 94 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ NGUỒN NƢỚC
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, Năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ NGUỒN NƢỚC
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 834.04.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. BÙI NHẬT QUANG


HÀ NỘI, Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng của tôi.
Các số liệu, tài liệu được trích dẫn trong luận văn theo nguồn đã công bố.
Kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Lan Hƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH BẢO VỆ NGUỒN NƢỚC Ở VIỆT NAM .................................................11
1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................11
1.2. Thực tiễn thực hiện chính sách bảo vệ tài nguyên nước của Việt Nam .............22
CHƢƠNG 2. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ NGUỒN NƢỚC TỪ
THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ TỈNH QUẢNG NAM ...................31
2.1. Tổng quan chung vùng nghiên cứu ....................................................................31
2.2. Thực hiện chính sách bảo vệ nguồn nước tại thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng
Nam ...........................................................................................................................32
CHƢƠNG 3. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ NGUỒN NƢỚC TẠI
THÀNH PHỐ ..........................................................................................................67
ĐÀ NẴNG VÀ TỈNH QUẢNG NAM .....................................................................67
3.1. Quan điểm và định hướng bảo vệ nguồn nước ..................................................67
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo vệ nguồn nước trong

thời gian tới ...............................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

:

Biến đổi khí hậu


BVTV
CCN

:
:

Bảo vệ thực vật
Cụm công nghiệp

CHDCND
CNH-HĐH

:
:

Cộng hòa dân chủ nhân dân
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CSC


:

Chính sách công

GS
HĐND

:
:

Giáo sư
Hội đồng nhân dân

HTX
HTX DVTH SXNN

:
:

Hợp tác xã
Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Sản xuất nông nghiệp

KCN
KHCN
KTTL

:
:
:


Khu công nghiệp
Khoa học công nghệ
Khai thác thủy lợi

KTXH
MT
NĐ-CP

:
:
:

Kinh tế xã hội
Môi trường
Nghị định - Chính phủ

NN&PTNT
PCLB
PTNT
QĐ-CTN

:
:
:
:

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phòng chống lụt bão
Phát triển nông thôn

Quyết định - Chủ tịch nước

QĐ-TTg
RBO
SDN
TNHH MTV

:
:
:

Quyết định - Thủ tướng
Tổ chức quản lý lưu vực sông
Sử dụng nước
Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên

TNN
TN&MT
TP
TS
TTLT-BTNMT-BNV

:
:
:
:
:

UBND


:

Tài nguyên nước
Tài nguyên và Môi trường
Thành phố
Tiến sĩ
Thông tư liên tịch - Bộ Tài nguyên Môi trường - Bộ
Nội vụ
Ủy ban nhân dân

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1. Chức năng quản lý có liên quan đến tài nguyên nước của một số
Bộ/Ngành chính ........................................................................................................20
Bảng 2.2. Hàm lượng dầu mỡ quan trắc tại các hồ thủy lợi ....................................52
Bảng 2.3. Phân bổ ngân sách cho quản lý tài nguyên nước và khoáng sản tỉnh
Quảng Nam .............................................................................................................58
Bảng 2.4. Tỷ trọng lượng mưa mùa mưa ít và mùa mưa nhiều ..............................60
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Mạng lưới sông TP. Đà Nẵng Hình 2.2. Hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn
...................................................................................................................................32

Hình 2.2. Hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn .................................................... 32
Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu kinh tế Đà Nẵng năm 2015 ..............................................35
Hình 2.4. Biểu đồ cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam qua các năm ............................32

MỞ ĐẦU



1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và
môi trường, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của quốc gia.
Nước đang ngày càng khan hiếm, suy giảm cả về số lượng và chất lượng,
kèm theo đó là hạn hán và lũ lụt xảy ra gay gắt ở cả quy mô, mức độ và thời gian
trong khi nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng chính là nguyên nhân gây khủng
hoảng về nước.
Nước đang trở thành tâm điểm tại nhiều diễn đàn lớn thế giới. Tại Hội nghị
Thượng đỉnh về môi trường tại Johannesburg, Nam Phi, nước được xếp ở vị trí cao
nhất trong số 5 ưu tiên để phát triển bền vững (WEHAB), đó là: Nước – W; Năng
lượng – E; Sức khỏe –H; Nông nghiệp-A; và đa dạng sinh học –B.
Trước đây tài nguyên nước được quản lý theo hướng tiếp cận đơn ngành,
nghĩa là nước được quản lý theo từng ngành dọc, theo đơn vị sử dụng nước riêng lẻ
và không có sự kết nối. Để thay đổi nhận thức và cách tiếp cận về quản lý tài
nguyên nước, tuyên bố Dublin năm 1992 đã nêu rõ “Quản lý tổng hợp tài nguyên
nước là một quá trình đẩy mạnh phối hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước, đất
và các tài nguyên liên quan, sao cho tối đa hóa các lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội
một cách công bằng mà không phương hại đến tính bền vững của các hệ sinh thái
thiết yếu”, đây được coi là nền tảng của công tác bảo vệ, quản lý tổng hợp nguồn
nước. Như vậy bảo vệ và quản lý tổng hợp tài nguyên nước không đơn thuần là việc
quy hoạch, kế hoạch mà đây là một quá trình, trong đó cần nỗ lực quản lý theo
hướng tổng hợp, cần giải quyết tốt các mối quan hệ tương tác giữa con người và tự
nhiên; giữa đất và nước; giữa nước mặt và nước dưới đất; giữa khối lượng và chất
lượng; giữa thượng lưu và hạ lưu; giữa nước ngọt và các vùng ven biển; giữa trong
và ngoài nước; giữa các đối tượng sử dụng nước.
Hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề
gây ra bởi sự nóng lên toàn cầu và sự thay đổi của khí hậu. Các hiện tượng như hạn
hán và lũ lụt xảy ra thường xuyên ở các nước trên thế giới. Nước không chỉ được
nhìn nhận ở khía cạnh là một nguồn tài nguyên quý giá mà còn là chìa khóa để đảm
bảo phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, với nhu cầu nước


2


ngày càng tăng (theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế, dự kiến tăng
55% trong khoảng thời gian từ năm 2000 - 2030) sẽ gây ra những áp lực, thách thức
to lớn cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội bền vững trên toàn cầu. Theo đánh giá
của nhiều cơ quan nghiên cứu về tài nguyên nước, hiện tại có khoảng 1/3 số quốc
gia trên thế giới bị thiếu nước và đến năm 2025 con số này sẽ là 2/3 với khoảng
35% dân số thế giới sẽ rơi vào tình cảnh thiếu nước nghiêm trọng. Hội nghị về nước
của Liên hiệp quốc vào năm 1997 đã thống nhất: “Tất cả mọi người, không phân
biệt tuổi tác, địa vị kinh tế, xã hội đều có quyền tiếp cận nước uống với số lượng và
chất lượng đảm bảo cho các nhu cầu cơ bản của mình”, theo đó, tiếp cận với nước
uống là quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, cho đến nay, số người thiếu nước
uống sạch an toàn vẫn đang không ngừng gia tăng. Vì vậy, mối lo về nước không
phải của riêng một quốc gia nào.
Cùng chung xu thế phát triển của thế giới, Việt Nam luôn khẳng định “nước
là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi
trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước” và vì vậy, Chính
phủ Việt Nam luôn nỗ lực tăng cường và kiện toàn thể chế, chính sách trong lĩnh
vực tài nguyên nước. Tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với phát triển bền
vững đã có sự chuyển biến rõ rệt cả về nhận thức và hành động. Theo đó yêu cầu
đặt ra là phải quản lý bền vững và hiệu quả hơn các hoạt động khai thác, sử dụng,
bảo vệ tài nguyên nước và phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
quản lý tài nguyên nước phải theo phương thức tổng hợp, sử dụng đa mục tiêu và
phải gắn với các tài nguyên thiên nhiên khác
Công tác quản lý tài nguyên nước không ngừng được tăng cường và đã có
những bước tiến quan trọng trong cơ cấu tổ chức ngành nước từ trung ương đến địa
phương với việc thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tách chức năng quản lý khỏi chức năng cung

cấp các dịch vụ về nước là một bước đột phá hết sức quan trọng. Đặc biệt trong năm
2014 đã ban hành Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV hướng dẫn
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi
trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Tài
nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc

3


tỉnh. Đồng thời, thể chế về tài nguyên nước cũng không ngừng được hoàn thiện và
kiện toàn để đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới: nhiều văn bản quy phạm
pháp luật về tài nguyên nước đã được ban hành, tạo hành lang pháp lý cho việc thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên phạm vi cả nước;
Tuy nhiên tài nguyên nước đang đối mặt với nhiều thách thức vô cùng
nghiêm trọng: hơn 2/3 lượng nước trên các hệ thống sông của Việt Nam được hình
thành từ ngoài lãnh thổ, trong khi cơ chế, chính sách hợp tác, chia sẻ nguồn nước
giữa các quốc gia chưa hiệu quả. Tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn
nước vẫn tiếp tục gia tăng. Cơ chế kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, các hoạt động
chặt phá rừng chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, tác động của biến đổi khí hậu đến tài
nguyên nước đang ngày càng rõ rệt hơn. Thiên tai bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập
mặn, ngập úng, nước biển dâng,... đang ngày càng gia tăng cả về mức độ nghiêm
trọng và phạm vi ảnh hưởng.
Khu vực nghiên cứu thuộc thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam). Quảng
Nam - Đà Nẵng đã và đang phải đối mặt với sự thiếu hụt tài nguyên nước một cách
nghiêm trọng trong thời gian tới do sự phát triển KTXH, tốc độ gia tăng dân số cao
trong khi đó nguồn nước ngày càng cạn kiệt theo không gian và thời gian do các
nguyên nhân chủ yếu như BĐKH, NBD; chặt phá rừng đầu nguồn; xây dựng công
trình thủy điện không phù hợp quy hoạch; khai thác, quản lý tài nguyên nước mặt
chưa hợp lý giữa các ngành, giữa các địa phương cũng như nhận thức của các cấp

chính quyền và người dân chưa thực sự coi nước là tài nguyên có hạn cần phải sử
dụng tiết kiệm, hiệu quả.
Quảng Nam và Đà Nẵng có chung lưu vực sông Vu Gia- Thu Bồn và vùng
bờ Quảng Nam - Đà Nẵng. Tuy nhiên sự phối kết giữa hai địa phương trong công
tác quản lý và bảo vệ nguồn nước còn khá lỏng lẻo và chưa có sự đồng nhất, các
hoạt động phát triển kinh tế mạnh mẽ cùng với cách tiếp cận quản lý tài nguyên
nước chưa phù hợp đã làm suy giảm chức năng của lưu vực. Về mặt địa lý và địa
chính trị thì thành phố Đà Nẵng bị phụ thuộc rất lớn do Đà Nẵng nằm ở hạ lưu sông
Vu Gia trong khi đó Quảng Nam nằm ở thượng nguồn sông Vu Gia – Thu Bồn nên
việc khai thác sử dụng quản lý nước của Quảng Nam nếu không được xem xét một

4


cách cẩn thận và toàn diện trên toàn lưu vực và hai địa phương thì có thể có lợi cho
Quảng Nam nhưng lại bất lợi cho Đà Nẵng. Ví dụ điển hình là công trình Thủy điện
Đắk Mi 4 đã làm chuyển nước từ sông Vu Gia chảy về Đà Nẵng sang sông Thu Bồn
chảy về Quảng Nam gây ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng cho Đà Nẵng.
Hiện nay tại khu vực nghiên cứu đã ban hành các văn bản chính sách liên
quan đến tài nguyên nước. Công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức của cộng
đồng xã hội tham gia thực hiện chính sách bảo vệ nguồn nước được quan tâm chú
trọng. Bên cạnh đó có sự phân công, phối hợp rõ ràng, hợp lý giữa các cơ quan, đơn
vị tổ chức thực hiện chính sách về tài nguyên nước; góp phần nâng cao hiệu quả bảo
vệ và quản lý tổng hợp nguồn nước. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã đạt được,
công tác thực hiện chính sách bảo vệ nguồn nước trên địa bàn khu vực nghiên cứu
vẫn còn nhiều hạn chế, như: việc phân cấp quản lý, phân phối nguồn nước sử dụng
cho nông nghiệp giữa các đơn vị còn nhiều bất cập; cơ chế chia sẻ lợi ích và thể chế
quản lý tổng hợp nguồn nước lưu vực sông chưa thực sự hiệu quả. Tại vùng nghiên
cứu đã có nhiều đề tài, dự án nghiên cứu về vấn đề tài nguyên nước. Tuy nhiên các
đề tài, dự án nặng về tính học thuật trong tính toán thủy văn, thủy lực, từ đó đề xuất

các giải pháp công trình là chủ yếu mà ít quan tâm đến thể chế, chính sách quản lý
nguồn tài nguyên nước một cách bền vững. Ngoài ra, trong bản thân hệ thống chính
sách liên quan đến nguồn tài nguyên nước cũng như quá trình thực thi các chính
sách đó; các cơ chế, chế tài được xây dựng để góp phần thực thi các chính sách còn
nhiều hạn chế, bất cập; hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính
sách trong lĩnh vực tài nguyên nước còn thiếu và chưa theo kịp thực tế…
Xuất phát từ các yêu cầu đó, cùng với những kiến thức đã học cũng như lĩnh
vực công tác chuyên môn nên học viên chọn đề tài “Thực hiện chính sách bảo vệ
nguồn nước từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam” góp phần bảo vệ
nguồn tài nguyên nước vô giá này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các công trình nghiên cứu về TNN :
-

Đề án Nghiên cứu về phát triển và quản lý TNN toàn quốc tại nước Cộng

hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đề án triển khai là sự phối kết hợp giữa Chính phủ
nước CHXHCN Việt Nam với Chính phủ Nhật Bản và giao nhiệm vụ nghiên cứu

5


cho Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA). Nghiên cứu đã hoạch định quy
hoạch tổng thể về quản lý và phát triển TNN đến năm 2020 cho 14 lưu vực sông
chính của Việt Nam.
-

Tổng luận Quản lý tổng hợp TNN – Tình hình quản lý TNN ở Việt Nam của

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia. Tổng luận Quản lý tổng hợp

TNN – Tình hình quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam làm rõ thực trạng TNN và
các hoạt động quản lý tổng hợp tài nguyên nước tại Việt Nam để từ đó đề xuất các
giải pháp phù hợp để bảo vệ tài nguyên nước.
Tại khu vực nghiên cứu đã có rất nhiều đề tài, bài viết liên quan đến vấn đề
tài nguyên nước như:
Đề tài: Nghiên cứu cân bằng và Quy hoạch tổng thể khai thác sử dụng bền
vững các nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam - năm
2002 của Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Đề tài đánh giá xác định hiện trạng, khai
thác sử dụng và tiềm năng các nguồn nước; Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho sinh
hoạt, công nghiệp, nông nghiệp và các nhu cầu khác theo quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2020;
Đề tài: Giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 - năm 2016 của Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Quảng Nam. Đề tài đánh giá được hiện trạng và sự biến đổi tài
nguyên nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ
tổng hợp tài nguyên nước đến năm 2030.
Dự án: Đánh giá toàn diện nhằm hướng đến khả năng chống chịu với biến
đổi khí hậu đối với nguồn tài nguyên nước thành phố Đà Nẵng năm (2012-2015).
của Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên. Dự án tiến hành nghiên
cứu xác định sự mất cân bằng giữa nguồn cung cấp và nhu cầu sử dụng nước, sự
tiếp cận nguồn nước trong bối cảnh các kịch bản về biến đổi khí hậu và phát triển
đô thị trong tương lai. Xác định các giải pháp thiết thực và bền vững nhằm đáp ứng
các nhu cầu về nước.
Dự án: Quan hệ tương tác giữa biến đổi khí hậu và sử dụng đất ở miền
Trung - Việt Nam năm (2010 – 2015) do Văn phòng LUCCI phối hợp với Viện
Khoa học Thủy lợi Việt Nam thực hiện nhằm xây dựng chiến lược quản lý tài

6



nguyên đất và nước dựa vào tiếp cận liên ngành trong các nghiên cứu khoa học tự
nhiên và khoa học xã hội. Dự án góp phần xây dựng chiến lược quản lý bền vững
tài nguyên nước và sử dụng đất cho lưu vực sông Vu Gia.
Đề tài: Nghiên cứu sử dụng tổng hợp nguồn nước các hồ đập phục vụ chiến
lược phát triển KTXH TP Đà Nẵng trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển
dâng - năm (2013- 2016) của TS. Hoàng Ngọc Tuấn – Viện Khoa học Thủy lợi
miền Trung và Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đưa ra các giải pháp
khoa học công nghệ nhằm quản lý, khai thác tổng hợp nguồn nước các hồ, đập ở
thành phố Đà Nẵng phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố có
xét đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng và đề xuất được phương
án khai thác hiệu quả tối ưu cho một số hồ vừa và lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội cho thành phố.
Đề tài: Tài nguyên nước mặt vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam
trong bối cảnh của biến đổi khí hậu của nhóm tác giả Lê Văn Hoàng, Lê Văn
Thăng, Hồ Đắc Thái Hoàng đăng trên Tạp chí Khoa học Công nghệ số 40/tháng 102011. Đề tài tập trung nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích hiện trạng tài
nguyên nước mặt hạ lưu hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn, vùng đồng bằng ven
biển tỉnh Quảng Nam và đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến TNN vùng
nghiên cứu.
Các đề tài nghiên cứu trên nặng về tính học thuật trong tính toán thủy văn,
thủy lực để từ đó đề xuất các giải pháp công trình là chủ yếu mà ít quan tâm đến thể
chế, chính sách quản lý tài nguyên nước tổng hợp nói chung và quản lý nguồn nước
nói riêng. Chính vì vậy cần phải có sự nghiên cứu sâu và toàn diện hơn về vấn đề
này. Đây cũng là lý do học viên chọn đề tài “Thực hiện chính sách bảo vệ nguồn
nước từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam” cho luận văn thạc sĩ của
mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về chính sách bảo vệ nguồn nước nói
chung, luận văn sẽ nghiên cứu thực trạng ban hành chính sách và việc thực hiện
chính sách bảo vệ nguồn nước tại Quảng Nam – Đà Nẵng. Từ đó đề xuất hoàn


7


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full














×