Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty tnhh ov container line việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


NGÔ ĐỨC KHÁNH
MSSV: 40661397

ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH
DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG
HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG
BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH OV
CONTAINER LINE VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


NGÔ ĐỨC KHÁNH
MSSV: 40661397

ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH
DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG
HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG
BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH OV
CONTAINER LINE VIỆT NAM



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN TRI KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
LỚP: KQ61

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Th.s TRƯƠNG MỸ DIỄM

Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2010


Đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại OVCL Việt Nam

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô của Trường Đại Học Mở
TP.Hồ Chí Minh nói chung và thầy cô trong Khoa Quản Trị Kinh
Doanh nói riêng, đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Cô Trương Mỹ
Diễm đã cung cấp những kiến thức quý báu và nhiệt tình giúp đỡ, hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn giám đốc công
ty TNHH OV CONTAINER LINE VIỆT NAM, anh Nguyễn Phi
Khanh, cùng các anh chị trong công ty đã nhận tôi vào thực tập, cung
cấp những kiến thức quý báu, những kinh nghiệm thực tế, và giúp đỡ
hướng dẫn, giải thích những thắc mắc để tôi có thể hoàn thành tốt khóa
luận tốt nghiệp này.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 05 năm 2010
SV

Ngô Đức Khánh

Svth: Ngô Đức Khánh

- -i

GVHD: Th.s Trương Mỹ Diễm


Đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại OVCL Việt Nam

NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY

Tp.HCM, Ngày

Svth: Ngô Đức Khánh

- -ii

tháng

năm 2010

GVHD: Th.s Trương Mỹ Diễm


Đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại OVCL Việt Nam

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


Tp.HCM, Ngày

Svth: Ngô Đức Khánh

- iii
-

tháng

năm 2010

GVHD: Th.s Trương Mỹ Diễm


Đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại OVCL Việt Nam

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

Tp.HCM, Ngày

Svth: Ngô Đức Khánh

- iv
-

tháng

năm 2010

GVHD: Th.s Trương Mỹ Diễm



Đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại OVCL Việt Nam

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

4

1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA. 4
1.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIAO NHẬN VẬN TẢI.

4

1.2 PHÂN LOẠI GIAO NHẬN

4

1.2.1 Phạm vi hoạt động

4

1.2.2 Nghiệp vụ kinh doanh.

5


1.2.3 Phưong thức vận tải.

5

1.2.4 Tính chất giao nhận.

5

1.3 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN
TẢI HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM.
6
1.4 VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.
7
2. KHÁI QUÁT VỀ HÌNH THỨC GIAO NHẬN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.

8

2.1 VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA VẬN TẢI BIỂN.

8

2.1.1 Vai trò của vận tải biển.

8

2.1.2 Đặc điểm của vận tải biển.

8


2.2 CÁC TUYẾN ĐƯỜNG BIỂN

9

2.3 CẢNG BIỂN.

9

2.3.1 Hoạt động của cảng biển.

9

2.3.2 Chức năng của cảng.

9

2.3.3 Phân loại cảng biển.

10

3. QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA.

10

4. CÁC ĐỊNH NGHĨA CHUNG.

13

4.1 Định nghĩa mô hình phân tích SWOT.


13

4.2 Định nghĩa marketing.

13

4.3 Tuyển mộ nhân viên

13

4.4 Đào tạo

13

Svth: Ngô Đức Khánh

- -v

GVHD: Th.s Trương Mỹ Diễm


Đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại OVCL Việt Nam

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VÀ TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH
OV CONTAINER LINE VIỆT NAM (OVCL VIỆT NAM). .................... 14
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH OV CONTAINER LINE VIỆT
NAM (OVCL VIỆT NAM).
14
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.


14

1.2 Lĩnh vực kinh doanh, nhiệm vụ và phương châm hoạt động.

15

1.2.1

Lĩnh vực kinh doanh .

15

1.2.2

Nhiệm vụ của công ty.

15

1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu nhân sự.

16

1.3.1

Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của công ty.

16

1.3.2


Chức năng của từng bộ phận.

17

1.3.3

Cơ cấu nhân sự.

18

2. TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VU GIAO NHẬN CỦA CÔNG TY OVCL
VIỆT NAM.
19
2.1 Hoạt động kinh doanh của OVCL Việt nam trong ba năm gần đây (2007-2009).
19
2.2 Đánh giá sơ bộ về kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa
xuất khẩu bằng đường biển của OVCL Việt Nam.
20
2.3 Kế hoạch kinh doanh trong năm 2010.

22

CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ GIAO
NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI OVCL
VIỆT NAM.
23
1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM.

23


2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA TẠI
VIỆT NAM.
26
3. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ QUI TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI OVCL VIỆT NAM.
28
3.1 Sơ đồ qui trình gửi hàng hóa xuất khẩu bằng đường.

29

3.2 Các bước thực hiện qui trình gửi hàng xuất khẩu.

29

3.3 Thực tiễn thực hiện hợp đồng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại công ty
OVCL Việt Nam.
33
Svth: Ngô Đức Khánh

- vi
-

GVHD: Th.s Trương Mỹ Diễm


Đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại OVCL Việt Nam

3.4 Đánh giá quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường biển.


36

4. PHẬN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC GIAO
NHẬN.

37

4.1 Phân tích ma trận SWOT.

37

4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác giao nhận tại công ty .

41

4.2.1 Các yếu tố bên trong.

41

4.2.2 Các yếu tố bên ngoài.

42

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN TẠI OVCL VIỆT NAM.
45
1. Giải pháp về đào tạo nghiệp vụ và nhân sự.

45


2. Giải pháp về phát triển kinh doanh.

48

3. Một số kiến nghị đối với Nhà Nước.

49

KẾT LUẬN.

52

PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Svth: Ngô Đức Khánh

- vii
-

GVHD: Th.s Trương Mỹ Diễm


Đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại OVCL Việt Nam

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN.

1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA

1.1 Khái niện chung về giao nhận vận tải
1.2 Phân loại giao nhận
1.3 Sự hình thành và phát triển của dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa tại
Việt Nam
1.4 Via trò của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đối với nền
kinh tế Việt Nam
2. KHÁI QUÁT VỀ HÌNH THỨC GIAO NHẬN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
2.1 Vai trò, đặc điểm của vận tải biển
2.2 Các tuyến đường biển
2.3 Cảng biển
3. QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
4. CÁC ĐỊNH NGHĨA CHUNG
4.1 Định nghĩa mô hình phân tích SWOT
4.2 Định nghĩa marketing
4.3 Tuyển mộ nhân viên
4.4 Đào Tạo
Svth: Ngô Đức Khánh

-viii
-

GVHD: Th.s Trương Mỹ Diễm


Đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại OVCL Việt Nam

CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU VÀ TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO
NHẬN HÀNH HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY
TNHH OV CONTAINER LINE VIỆT NAM

(OVCL VIỆT NAM)

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH OV CONTAINER LINE
VIỆT NAM (OVCL VIỆT NAM)
Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
1.2 Lĩnh vực kinh doanh, nhiệm vụ và phương châm hoạt động.
1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu nhân sự.
2. TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VU GIAO NHẬN CỦA CÔNG TY
OVCL VIỆT NAM
2.1 Hoạt động kinh doanh của Ovcl Việt nam trong ba năm gần đây (20072009)
2.2 Đánh giá sơ bộ về kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của Ovcl Việt Nam.
2.3 Kế hoạch kinh doanh trong năm 2010

Svth: Ngô Đức Khánh

- ix
-

GVHD: Th.s Trương Mỹ Diễm


Đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại OVCL Việt Nam

CHƯƠNG 3
TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN
HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI OVCL
VIỆT NAM

1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM

2. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA
TẠI VIỆT NAM.
3. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ QUI TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỊCH
VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI OVCL VIỆT NAM
3.1 Sơ đồ qui trình giao nhận hàng hóa.
3.2 Các bước thực hiện qui trình giao nhận hàng xuất khẩu.
3.3 Thực tiễn thực hiện hợp đồng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu
bằng đường biển tại OVCL Việt Nam
3.4 Đánh giá qui trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường biển.
4. PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC GIAO
NHẬN
4.1 Phân tích ma trận SWOT
4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác giao nhận tại công ty.

Svth: Ngô Đức Khánh

- -x

GVHD: Th.s Trương Mỹ Diễm


Đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại OVCL Việt Nam

CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI OVCL VIỆT NAM

1. GIẢI PHÁP VỀ NGHIỆP VỤ VÀ NHÂN SỰ
2. GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH

3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC

Svth: Ngô Đức Khánh

- xi
-

GVHD: Th.s Trương Mỹ Diễm


Đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại OVCL Việt Nam

PHỤ LỤC

Svth: Ngô Đức Khánh

- xii
-

GVHD: Th.s Trương Mỹ Diễm


Đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại OVCL Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Hữu Hạnh, Vận Tải – Giao Nhận Quốc Tế Và Bảo Hiểm Hàng
Hải, Nguyên Tắc Và Thực Hành, nhà xuất bản Thống Kê, năm 2004
2. GS.TS. Võ Thanh Thu, Kỹ Thuật Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu, nhà
xuất bản Thống Kê, năm 2005
3. GS Vũ Thế Phú, Marketing Căn Bản

4. PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân, Giáo Trình Kỹ Thuật Ngoại Thương, nhà
xuất bản Thống Kê, năm 2005
5. Phạm Mạnh Hiền, Nghiệp Vụ Giao Nhận Vận Tải Và Bảo Hiểm Trong
Ngoại Thương, nhà xuất bản Thống Kê, năm 2005
6. Th.s Nguyễn Việt Tuấn, Th.s Lý Văn Diệu, Giáo Trình Nghiệp Vụ Kinh
Doanh Xuất Nhập Khẩu, nhà xuất bản Thanh Niên, năm 2008
7. TS Nguyễn Hữu Thân, Quản Trị Nhân Sự, nhà xuất bản Lao Động – Xã
Hội, năm 2007.
8. Tài liệu của công ty OVCL Việt Nam
9. Địa chỉ các trang web
www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=629&ItemID=9545
www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=629&ItemID=9414
www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=629&ItemID=7020
www.vla.info.vn/?frame=news_detail&id=353
www.vla.info.vn/?frame=news_detail&id=328

Svth: Ngô Đức Khánh

-xiii
-

GVHD: Th.s Trương Mỹ Diễm


Đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại OVCL Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài

N


gày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ
chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Điều này đã tạo điều kiện cho Việt

Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu cũng như thúc đẩy sự phát triển của
thương mại quốc tế. Ngoại thương là một hoạt động không thể thiếu của các doanh
nghiệp, trong đó ngành giao nhận ngoại thương đóng vai trò chủ chốt trong việc
thúc đẩy các mối quan hệ thương mại giữa hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam
với các nước trong khu vực Asean và trên thế giới. Ngành giao nhận ngoại thương
phát triển tốt sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí vận chuyển, rút ngắn lộ trình
về thời gian trong việc cung ứng hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Nhờ vậy
tiết kiệm được các chi phí để các doanh nghiệp đầu tư nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ.
Nền kinh tế thế giới vừa trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính, mà khởi
nguồn là do sự suy thoái kinh tế tại Mỹ. Tham gia vào lộ trình hội nhập kinh tế toàn
cầu, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ quý
IV năm 2007. Vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cả năm 2009 là 5,2
% thấp hơn so với năm 2008 là 8,51% và năm 2007 là 11,6% nhưng thương mại
quốc tế vẫn phát triển không ngừng, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa vẫn tăng.
Chính vì vậy, vai trò của ngành giao nhận ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế
và có càng nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào ngành giao nhận
ngoại thương này.



Nguồn: Tổng cục thống kê ()

SVTH: Ngô Đức Khánh

-1-


GVHD: Th.s Trương Mỹ Diễm


Đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại OVCL Việt Nam

Hiểu được vai trò của công tác giao nhận trong nền kinh tế, và khi bắt đầu
tiếp cận công ty TNHH Ov Container line Việt Nam, tôi đã nhận thấy, dịch vụ này
chiếm một thị phần không nhỏ trong tổng doanh thu của công ty ( 55% doanh thu
năm 2009) và thị trường giao nhận tại Việt Nam rất tiềm năng trong những năm sắp
tới. Nhận thấy tình hình đó tôi quyết định chọn đề tài “ĐẨY MẠNH PHÁT
TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH OV CONTAINER LINE VIỆT
NAM(OVCL VIỆT NAM)” làm đề tài nghiên cứu nhằm phân tích và đưa ra những
giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ này cho công ty.
 Mục tiêu nghiên cứu
 Tìm hiểu thực trạng và phân tích hoạt động kinh doanh giao nhận của công
ty OVCL Việt Nam.
 Phân tích qui trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty.
 Đưa ra các biện pháp nhằm phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng
hóa của công ty.
 Phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các hoạt động kinh doanh dịch vụ giao
nhận hàng hóa xuất khẩu của Công ty OVCL Việt Nam trong thời gian 3
năm trở lại đây (2007-2009), qui trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng
đường biển của công ty và ngành giao nhận tại Việt Nam.
 Thị trường giao nhận hàng hóa tại Việt Nam tới năm 2009.
 Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp, tìm kiếm thông tin qua internet,
các loại sách về kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương và vận tải đường biển.

 Phương pháp quan sát: quan sát các hoạt động kinh doanh của công ty,
môi trường làm việc, các hợp đồng giao dịch, các thủ tục và quá trình giao
nhận hàng xuất khẩu.
 Phương pháp thống kê, mô tả: thu thập và tham khảo các chứng từ, các
báo cáo hoạt động kinh doanh thực tế tại nơi thực tập, đặc biệt là hoạt
SVTH: Ngô Đức Khánh

-2-

GVHD: Th.s Trương Mỹ Diễm


Đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại OVCL Việt Nam

động giao nhận. Xử lý các số liệu có căn cứ để đánh giá về tình hình hoạt
động và qui trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại công ty.
 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu sẽ cung cấp thông tin thiết yếu cho công trình
nghiên cứu và phần kết luận của đề tài, bài thu hoạnh được thiết kế làm 4 chương.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương 2: GIỚI THIỆU VÀ TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO
NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH OV
CONTAINER LINE VIỆT NAM (OVCL VIỆT NAM)
Chương 3: TỐ CHỨC HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT
KHẨU TẠI OVCL VIỆT NAM.
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG
BIỂN TẠI OVCL VIỆT NAM

SVTH: Ngô Đức Khánh


-3-

GVHD: Th.s Trương Mỹ Diễm


Đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại OVCL Việt Nam

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA
1.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIAO NHẬN VẬN TẢI


Theo quy tắc của FIATA1, dịch vụ giao nhận đựoc định nghĩa như là bất kì

loại dịch vụ nào có liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói
hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo
hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ có liên quan đến hàng hóa.


Theo luật thương mại Việt Nam (điều 136) thì giao nhận hàng hóa là hành

vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người
gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ
khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của
người vận tải hoặc người giao nhận khác.

Người Gửi
Hàng


Người Giao
Nhận

Đại Lý Người
Giao Nhận

Người Nhận
Hàng

Sơ đồ quá trình giao nhận hàng hóa
1.2 PHÂN LOẠI GIAO NHẬN
Hiện nay hoạt động giao nhận được phân loại dựa trên 4 tiêu chí: phạm vi
hoạt động, nghiệp vụ kinh doanh, phương thức vận tải, tính chất giao nhận2.
1.2.1 Phạm vi hoạt động:
Theo phạm vi hoạt động thì giao nhận được chia làm 2 loại sau:


Giao nhận quốc tế là họat động giao nhận diễn ra trên phạm vi giữa lãnh

thổ các quốc gia với nhau.


Giao nhận nội địa là hoạt động giao nhận diễn ra trong phạm vi lãnh thổ

của một quốc gia.
1
2

FIATA: Federation Internationale des Associations de Transitaires et Assimiles
Trích Dương Hữu Hạnh, Vận tải-giao nhận quốc tế và bảo hiểm hàng hải, nguyên tắc và thực hành.


SVTH: Ngô Đức Khánh

-4-

GVHD: Th.s Trương Mỹ Diễm


Đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại OVCL Việt Nam

1.2.2 Nghiệp vụ kinh doanh
Dựa vào nghiệp vụ kinh doanh thì giao nhận được phân làm 2 loại sau:


Giao nhận thuần túy là hoạt động chỉ bao gồm thuần túy việc gửi hàng đi

hoặc nhận hàng đến. ( Port to Port).


Giao nhận tổng hợp là hoạt động giao nhận bao gồm tất cả các hoạt động

như xếp, dỡ, bảo quản, vận chuyển, vv… (Door to Door).
1.2.3 Phương thức vận tải
Giao nhận dựa trên phương thức vận tải được phân làm các loại hình
sau:
Đường biển
Đa phương thức

Đường ống


Hàng không

Giao nhận

Bưu điện

Thủy nội địa

Đường sắt
Ô tô

Sơ đồ các phương thức giao nhận vận tải
1.2.4 Tính chất giao nhận
Theo tính chất thì giao nhận được chia làm 2 loại sau:

SVTH: Ngô Đức Khánh

-5-

GVHD: Th.s Trương Mỹ Diễm


Đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại OVCL Việt Nam

 Giao nhận riêng là hoạt động do người kinh doanh xuất nhập khẩu tự tổ
chức, không sử dụng dịch vụ của bên dịch vụ giao nhận.


Giao nhận chuyên nghiệp là hoạt động giao nhận của các tổ chức công ty


chuyên kinh doanh dịch vụ giao nhận theo sự ủy thác của khách hàng.
1.3 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN
TẢI HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM


Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ở nước ta hình thành chậm hơn

so với các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, do cơ chế tập trung bao cấp, ngành
ngoại thương do Nhà nước độc quyền nên kìm hãm trao đổi mua bán với bên ngoài,
kéo theo sự chậm phát triển của ngành giao nhận vận tải.


Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu chỉ được hình thành trong

những thập niên gần đây. Lúc ban đầu hoạt động giao nhận mang tính phân tán và
hầu như là do chính bản thân các doanh nghiệp tự lo liệu, tự tổ chức vận chuyển,
chưa hình thành một ngành nghề hay một cơ quan tổ chức chuyên nghiệp. Để tổ
chức vận chuyển lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp tự hình
thành nên các phòng kho vận, các chi nhánh xuất nhập khẩu hay trạm giao nhận tại
các cảng hay các ga liên vận đường sắt.


Khi lực lượng sản xuất phát triển, hoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng

tăng, đòi hỏi nhà nước phải tổ chức lại cơ cấu quản lý trong lĩnh vực giao nhận vận
tải nhằm góp phần thúc đẩy ngoại thương. Năm 1970, Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ
Thương Mại) đã thành lập hai tổ chức giao nhận:
 Cục kho vận kiêm tổng công ty giao nhận ngoại thương
 Công ty giao nhận đường bộ.



Đến năm 1976, hai tổ chức này sát nhập thành một đó là công ty kho vận

ngoại thương (Viettrans). Với cơ chế tập trung bao cấp, đây là đơn vị duy nhất đảm
nhận dịch vụ giao nhận hàng hóa ngoại thương từ ủy thác của nhà nhập khẩu. Nên
ngành giao nhận vận tải chưa thực sự phát huy vai trò kích thích ngoại thương phát
triển và còn mang tính độc quyền. Năm 1986 khi Chính Phủ bắt đầu công cuộc đổi
mới, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định
SVTH: Ngô Đức Khánh

-6-

GVHD: Th.s Trương Mỹ Diễm


Đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại OVCL Việt Nam

hướng xã hội chủ nghĩa. Bước sang cơ chế thị trường với sự điều tiết của nhà nước,
ngành giao nhận có điều kiện phát triển về quy mô và số lượng. Nhiều công ty, tổ
chức ra đời hoặc tự thân doanh nghiệp đứng ra hoạt động giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu. Tổ chức kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa ngoại thương hiện nay
tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như oanh nghiệp nhà nước, cổ phần, trách
nhiệm hữu hạn, liên doanh,… với chất lượng dịch vụ ngày càng gia tăng.


Sự ra đời của Hiệp Hội Giao Nhận Việt Nam (VIFAS) năm 1994, ban đầu

có 7 thành viên, đã tạo điều kiện cho ngành này phát triển ổn định, hạn chế sự cạnh
tranh không lành mạnh giữa các công ty đồng thời mở ra nhiều cơ hội mới cho các
doanh nghiệp. Tới tháng 5 năm 2010, VIFAS có 109 thành viên chính thức và ngày

càng mở rộng thêm.
1.4 VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP
KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM


Thúc đẩy ngoại thương Việt Nam phát triển.
Để giao thương quốc tế phát triển thì đòi hỏi ngành giao nhận vận tải phải

đủ lớn mạnh để phục vụ cho ngành thương mại. Bên cạnh đó ngành giao thông vận
tải có vai trò trọng yếu trong việc phát triển ngành giao nhận. về việc phát triển của
cơ sở hạ tầng, hệ thống đường xá, các cầu, các cảng biển… có ảnh hưởng tích cực
trong việc phát triển ngành giao nhận. Vai trò của dịch vụ giao nhận vận tải đã mở
rộng và hiện tại đã đóng thêm vai trò khai thác tìm kiếm thị trường, mở rộng thị
phần cho hàng hóa Việt Nam gia tăng xuất khẩu.Việc ứng dụng thành tựu khoa học
kĩ thuật vào hoạt động giao nhận vận tải ở nước ta đã mang lại hiệu quả thiết thực
cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thông qua việc cắt giảm những chi phí
không cần thiết.


Thúc đẩy nền sản xuất trong nước phát triển
Ngành giao nhận vận tải quốc tế phát triển tác động rất lớn đến ngành sản

xuất trong nước, kích thích năng lực sản xuất trong nước phát triển trong vai trò là
người thực hiện phân phối hàng hóa đến các thị trường tiêu thụ rộng lớn trên thế

SVTH: Ngô Đức Khánh

-7-

GVHD: Th.s Trương Mỹ Diễm



Đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại OVCL Việt Nam

giới. Giao nhận vận tải là nhân tố đảm bảo tính ổn định và tăng trưởng cho nền sản
xuất trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu phát triển.


Phát triển cơ sở hạ tầng
Ngành giao nhận vận tải phát triển kéo theo sự phát triển của cơ sở hạ tầng,

khoa học kĩ thuật, nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ cho giao thông vận tải như: hệ
thống cầu cảng, sân bay, đường xá…cũng như các phương tiện kỹ thuật phục vụ
cho chuyên chở, bốc dỡ như: tàu biển, xe cẩu, xe nâng, .. được chuyên dụng và phát
triển.


Tăng thu nhập ngoại tệ quốc dân.
Ngành giao nhận vận tải mang về cho nền kinh tế một lượng ngoại tệ đáng

kể, góp phần tích lũy ngoại tệ, đảm bảo cán cân thanh toán cho quốc gia.
2. KHÁI QUÁT VỀ HÌNH THỨC GIAO NHẬN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
2.1 VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA VẬN TẢI BIỂN
2.1.1 Vai trò của vận tải biển:
 Vận tải biển là một trong những phương thức vận tải ra đời sớm nhất và
đóng vai trò đặc biệt quan trọng nhất trong nền kinh tế thương mại của xã hội loài
người. Bởi vì, 2/3 diện tích bề mặt trái đất là biển nên rất thuận tiện cho việc vận
chuyển hàng hóa có khối lượng lớn và quãng đường dài. Vận tải hàng hóa xuất nhập
khẩu bằng đường biển hiện nay chiếm hơn 80% khối lượng vận chuyển hàng hóa
xuất nhập khẩu toàn cầu.

2.1.2 Đặc điểm của vận tải biển
 Các tuyến đường vận tải biển hầu hết đều là tuyến đường giao thông tự
nhiên.
 Khả năng và năng lực thông qua của vận tải biển rất lớn với sức chở không
bị hạn chế.
 Giá cước vận tải biển thấp, quãng đường vận chuyển xa nên gặp nhiều rủi ro
trên đường vận chuyển.

SVTH: Ngô Đức Khánh

-8-

GVHD: Th.s Trương Mỹ Diễm


Đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại OVCL Việt Nam

 Đi qua nhiều khu vực chính trị xã hội khác nhau, do đó chịu chi phối nhiều
bởi các luật lệ, tập quán của các nước, các khu vực khác nhau.
 Quy trình tổ chức chuyên chở khá phức tạp, tốc độ vận chuyển chậm…
2.2 CÁC TUYẾN ĐƯỜNG BIỂN
 Đường biển quốc tế (viễn duyên và cận duyên) là các tuyến đường vận
chuyển người và hàng hóa giữa hai hoặc nhiều nước. Các tuyến đường này đều nằm
trên các vùng biển quốc tế.
 Đường biển ven bờ là các tuyến đường vận chuyển người và hàng hóa giữa
các cảng trong nước.
2.3 CẢNG BIỂN
2.3.1 Hoạt động của cảng biển
Để đánh giá hoạt động của một cảng biển, người ta thường căn cứ vào các
chỉ tiêu sau:

 Khả năng thông qua của cảng: là tổng khối lượng hàng xếp lên và dỡ xuống
giữa cảng và tàu trong một khoảng thời gian nhất định.
 Mức xếp dỡ từng loại hàng: là số đơn vị trọng lượng hoặc khối lượng của
hàng hóa ma cảng có khả năng xếp dỡ được trong một khoảng thời gian nhất định.
 Sức chứa của kho bãi: là tổng số hàng có thể chứa được trong kho bãi cảng.
2.3.2 Chức năng của cảng
 Cảng phục vụ cho tàu biển như phải đảm bảo cho tàu ra hoặc vào và neo đậu
an toàn, đưa đón tàu ra vào, sắp đặt nơi neo đậu, sửa chữa tàu, cung ứng các nhu cầu
cần thiết cho tàu.
 Phục vụ hàng hóa: chính là xếp dỡ hàng lên xuống từ phương tiện vận tải,
ngoài ra còn thực hiện các dịch vụ khác như bảo quản hàng tại kho bãi cảng, phân
loại hàng, sữa chữa bao bì, thủ tục giao nhận hàng…

SVTH: Ngô Đức Khánh

-9-

GVHD: Th.s Trương Mỹ Diễm


Đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại OVCL Việt Nam

2.3.3 Phân loại cảng biển
Tùy mục đích sử dụng cảng biển được phân thành nhiều loại như sau:
 Cảng thương mại (Commercial Port)
 Cảng quân sự (Military Port)
 Cảng cá (Fishing Port)
 Cảng trú ẩn (Port of Refuge)
 Cảng quốc tế (International Port)
 Cảng chuyên dùng (Specializated Port)…

3. QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
Qui trình xuất khẩu hàng hóa chung được thể hiện qua các bước sau:
Bước 1: Nhận thông tin từ
khách hàng

Bước 1: Nhận thông tin từ khách hàng
Chủ hàng có lô hàng tiến hành đặt chỗ cho lô hàng
và cung cấp đầy đủ thông tin cho người giao nhận
biết thông tin đầy đủ về lô hàng như: shipper,
consignee, notify party, cảng bốc, cảng dỡ, miêu tả
hàng hóa, shipping marks của lô hàng, số lượng,
trọng lượng của lô hàng, cách thanh toán cước phí.

Bước 2: Lập và kí phát
Booking Note cho khách
hàng

Bước 2: Lập và kí phát Booking Note cho khách
hàng
Dựa vào những thông tin mà người gửi hàng cung
cấp cho người giao nhận mà họ sẽ tiến hành lập
Booking Note. Sau đó người giao nhận sẽ ký phát
booking note cho khách hàng.
Bước 3: Làm thủ tục mở tờ khai hải quan xuất khẩu

Bước 3: Làm thủ tục mở
tờ khai hải quan xuất
khẩu
SVTH: Ngô Đức Khánh


Người giao nhận sẽ tiến hành làm thủ tục mở tờ
khai hải quan xuất khẩu. Sau đó sẽ đóng tiền CFS
và nhận phiếu nhập kho. Người giao nhận sẽ cầm
- 10 -

GVHD: Th.s Trương Mỹ Diễm


×