Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học của cao chiết, định tính và định lượng hợp chất saponin trong thân Schefflera sessiliflora

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.08 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học của cao chiết, định
tính và định lượng hợp chất saponin trong thân
Schefflera sessiliflora
Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN VĂN HOẢN

Niên khóa

: 2007 – 2011

Tháng 7/2011

i


LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên con xin chân thành gửi đến gia đình đã tạo mọi điều kiện từ
tinh thần đến vật chất, là chỗ dựa thật vững chắc để con yên tâm học tập và hoàn thành
khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn


Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm Tp. HCM đã tạo điều kiện cho em sinh
hoạt và học tập trong suốt 4 năm qua.
Các thầy cô trong Bộ Môn Công nghệ Sinh học cùng các thầy cô trực tiếp giảng
dạy em trong suốt quá trình học tập.
Em xin chân thành cảm ơn thầy PGS. TS. Trần Công Luận, Giám đốc Trung tâm
Sâm và Dược Liệu Tp. HCM cùng các thầy cô trong trung tâm đã tạo điều kiện và tận tình
hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn cô Th.S. Dương Thị Mộng Ngọc, Trưởng phòng Hóa
chế phẩm đã giúp đỡ và truyền cho em những kinh nghiệm quý báu.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Hoa, anh Bùi Thế Vinh, chị
Lâm Bích Thảo, chị Nguyễn Thị Ngọc Đan và các anh chị trong Trung tâm Sâm và Dược
Liệu Tp. HCM đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm cho em.
Cảm ơn tất cả các bạn sinh viên cùng thực hiện đề tài tại Trung tâm Sâm và Dược
Liệu Tp. HCM đã giúp đỡ, khuyến khích, động viên, cùng tôi vượt qua những lúc khó
khăn trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Cảm ơn các bạn sinh viên của lớp DH07SH trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM
đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên, an ủi tôi trong quá trình học tập.
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN VĂN HOẢN

ii


TÓM TẮT
Schefflera là chi lớn của họ Nhân Sâm phân bố rộng rãi trải dài từ Bắc đến Nam
Việt Nam, kể cả hải đảo. Tuy nhiên, chi Schefflera được sử dụng chưa nhiều, đặc biệt số
loài làm thuốc còn khá ít so với tổng số loài đã định danh và khảo sát về mặt phân bố.
Đây là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho việc nghiên cứu phát hiện cây thuốc có tác dụng
như Nhân sâm cũng như những tác dụng quý khác mà Nhân sâm không có. Chi Schefflera
có thành phần chủ yếu của là saponin. Hợp chất saponin có những hoạt tính quan trọng

như : Kháng khuẩn và kháng nấm, kháng viêm, chống ung thư, tác dụng hướng sinh dục,
tác dụng lên hệ thần kinh… Schefflera sessiliflora là một loài mới thuộc chi Schefflera
vừa được định danh. Vì vậy, cần phải có nhiều nghiên cứu về loài này cũng như khảo sát
thành phần chính trong cây Schefflera sessiliflora.
Áp dụng các phương pháp hóa học, kỹ thuật sắc ký lớp mỏng, kỹ thuật chiết tách
lỏng – lỏng và lỏng – rắn và xác định cấu trúc của sapogenin phân lập được bằng các kỹ
thuật phổ. Định lượng hợp chất saponin bằng phương pháp đo quang.
Trong nguyên liệu và 3 loại cao chiết có sự hiện diện các nhóm chính: saponin
triterpen, coumarin, chất khử, hợp chất polyuronic... Hàm lượng saponin trung bình có
trong mẫu cao 3,07% và trong mẫu dược liệu là 0,1636%. Phân lập và xác định được 1
sapogenin là hederagenin.
Từ khóa : Schefflera, Saponin, Hederagenin, Oleanolic acid, định lượng

iii


SUMMARY
The thesis titled “Study of chemical component of extract, qualitative and quantitive
saponin compound in Schefflera sessiliflora”
Schefflerra, one of the large genus in Araliacea family, is widely distributed from
the North to South VietNam, including the islands. However, several species have not
been use as a folk medicinal plant . Especially, the number of species were known and
identified is more than the species which were used in medicine. They are potential
medicinal materials for study on pharmaceutical effects that are the same as those of
ginseng and other valuable effects that ginseng has nothing. Saponin is a principal
component of Schefflera having significant activities as: antibacterial and antifungal, antiinflammatory, anticancer, effect of sexual orientation, acting on the nervous system,…
Schefflera sessiliflora is a new species of Schefflera genus which has just been identified.
Thus, the coming requirement needs to have more and more research on this species as
well as surveying the main component in Schefflera sessiliflora .
Using chromatographic techniques, liquid-liquid and liquid-solid extraction

techniques, and the chemical structure of the sapogenin was determined by basing on
spectral data. Quantitative analysis of the content of saponin compound by using
spectrophotometry method.
Material and 3 extracts have the presence of saponin triterpene, coumarin, reagents,
compounds polyuronic…The quantitative analysis method of the saponin compound was
completely developed and validated. The content of saponin compound from extract and
material are about 3,07% and 0,1636%. The sapogenin isolated was determined as
hederagenin, a triterpene compound normally exists in Schefflera species.
Keyword : Schefflera, Saponin, Hederagenin, oleanolic acid, quantitive.

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................ii
TÓM TẮT........................................................................................................................... iii
SUMMARY.........................................................................................................................iv
MỤC LỤC ............................................................................................................................ v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................................. x
DANH SÁCH CÁC HÌNH ..................................................................................................xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1.1.

Đặt vấn đề............................................................................................................ 1

1.2.

Yêu cầu ................................................................................................................ 1


1.3.

Nội dung thực hiện .............................................................................................. 2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................... 3
2.1.

Schefflera sessiliflora , họ Nhân Sâm (Araliaceae) ............................................ 3

2.1.1.

Họ Nhân Sâm (Araliaceae) ............................................................................ 3

2.1.2.

Chi Schefflera ................................................................................................. 3

2.1.2.1.

Về sinh thái ............................................................................................. 3

2.1.2.2.

Công dụng ............................................................................................... 4

2.1.2.3.

Thành phần hóa học ................................................................................ 5

2.1.3.


2.2.

Chân Chim không cuống quả ......................................................................... 7

2.1.3.1.

Phân loại.................................................................................................. 7

2.1.3.2.

Đặc điểm ................................................................................................. 7

2.1.3.3.

Phân bố.................................................................................................... 7

2.1.3.4.

Thành phần hóa học ................................................................................ 8

2.1.3.5.

Tác dụng dược lý .................................................................................... 8

Saponin ................................................................................................................ 8

2.2.1.

Định nghĩa và phân loại ................................................................................. 8


2.2.2.

Tính chất của saponin ................................................................................... 10

v


2.2.3.
2.3.

Hoạt tính của saponin ................................................................................... 11

Phương pháp cô lập các hợp chất hữu cơ ......................................................... 11

2.3.1.

Sắc kí lớp mỏng ............................................................................................ 11

2.3.2.

Sắc kí cột ...................................................................................................... 11

2.3.3.

Sắc kí điều chế.............................................................................................. 12

2.4.

Phương pháp phổ nghiên cứu cấu trúc của hợp chất hữu cơ ........................... 12


2.5.

Phương pháp phổ UV - Vis dùng trong phân tích định lượng ......................... 13

2.5.1.

Phân tích tương quan và phân tích hồi qui ................................................... 13

2.5.1.1.

Phân tích tương quan ............................................................................ 13

2.5.1.2.

Phân tích hồi qui ................................................................................... 14

2.5.2.

Thẩm định qui trình phân tích định lượng ................................................... 14

2.5.2.1.

Độ chính xác ......................................................................................... 14

2.5.2.2.

Độ đúng ................................................................................................. 15

2.5.2.3.


Tính tuyến tính ...................................................................................... 15

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 16
3.1.

Vật liệu .............................................................................................................. 16

3.1.1.

Thời gian và địa điểm ................................................................................... 16

3.1.2.

Mẫu ............................................................................................................... 16

3.1.3.

Dung môi, hóa chất ...................................................................................... 16

3.1.4.

Dụng cụ, thiết bị nghiên cứu ........................................................................ 16

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 16

3.2.1.


Sơ bộ thành phần hóa học của nguyên liệu và cao chiết CCKCQ .............. 16

3.2.1.1.

Phân tích sơ bộ thành phần hóa học trên nguyên liệu .......................... 16

3.2.1.2.

Phân tích sơ bộ thành phần hóa học trên cao chiết ............................... 18

3.2.2.

Phân tích nhóm hợp chất saponin................................................................. 19

3.2.2.1.

Định tính hợp chất saponin bằng phản ứng hóa học ............................. 19

3.2.2.2.

Định tính hợp chất Saponin tp bằng SKLM. ........................................ 20

3.2.3.

Định lượng hợp chất saponin trong thân cây CCKCQ. ............................... 20

3.2.3.1.

Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng saponin ....................... 20


vi


a.

Xây dựng qui trình định lượng hợp chất saponin ..................................... 20

b.

Thẩm định qui trình định lượng................................................................ 21

3.2.3.2.

Áp dụng quy trình tiến hành định lượng trên mẫu cao CCKCQ. ........ 23

a.

Xác định độ ẩm của cao, dược liệu........................................................... 23

b.

Xác định hàm lượng của saponin quy về AO trong mẫu. ........................ 23

3.2.4.

Phân lập và xác định cấu trúc của sapogenin trong thân CCKCQ ............... 23

3.2.4.1.

Phân lập sapogenin ............................................................................... 24


2.2.4.1.

Xác định cấu trúc sapogenin. ................................................................ 26

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................... 27
4.1.

Thành phần hóa thực vật của dược liệu và cao chiết ........................................ 27

4.2.

Phân tích nhóm hợp chất saponin ..................................................................... 27

4.2.1.

Định tính saponin bằng phản ứng hóa học ................................................... 28

4.2.2.

Định tính saponin bằng SKLM .................................................................... 28

4.3.

Định lượng hợp chất saponin trong cao CCKCQ. ............................................ 29

4.3.1.

4.3.1.1.


Xây dựng qui trình định lượng saponin dựa trên chuẩn AO ............... 30

4.3.1.2.

Thẩm định qui trình định lượng ............................................................ 32

a.

Độ chính xác ............................................................................................. 33

b.

Độ đúng .................................................................................................... 33

c.

Khoảng tuyến tính .................................................................................... 34

4.3.2.
4.4.

Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng saponin................................. 30

Định lượng Saponin quy về chuẩn AO trong cao thân CCKCQ ................. 34

Phân lập và xác định cấu trúc sapogenin .......................................................... 35

4.4.1.

Phân lập ........................................................................................................ 35


4.4.2.

Hợp chất SG4 ............................................................................................... 37

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................... 42
5.1.

Kết luận. ............................................................................................................ 42

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 43
PHỤ LỤC ...............................................................................................................................

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AO

Oleanolic acid

BuOH

Buthanol


CCKCQ

Chân chim không cuống quả

CHCl3

Chroloform

Ctv

Cộng tác viên

DD

Dung dịch

Et2O

Diethyl ether

EtOH

Ethanol

OD

Optical density

d


Doublet (Mũi đúp)

H

Hederagenin

H2SO4

Acid Sulfuric

J

Hằng số ghép spin

KL

khối Lượng

KTS

Kĩ thuật số

Me

Methyl (-CH3)

MeOH

Methanol


MHz

Megahec

MS

Mass Spectroscopy

NMR

Nuclear Magnetic Resonance

NXB

Nhà xuất bản

s

Singlet (Mũi đơn)

SKC

Sắc kí cột

viii


SKDC

Reparative thin layer chromatography (Sắc kí điều chế)


SKCH

Sắc ký chế hóa

SKLM

Thin layer chromatography (Sắc kí lớp mỏng)

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TP

Toàn phần

PGS. TS

Phó giáo sư. Tiến sĩ

ThS

Thạc sĩ

TT

Thuốc thử

UV


Ultra Violet

δ

Độ chuyển dịch hoá học

UV-Vis

Ultraviolet-visible

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Phân bố một số loài thuộc chi Schefflera dùng làm thuốc ở Việt Nam..........4
Bảng 2.2 Một số loài Schefflera được sử dụng làm thuốc dân gian ở Việt Nam .........5
Bảng 2.3 Saponin triterpen cô lập được từ hạt Hedera colchica K. KOCH ...................6
Bảng 3.1 Sơ bộ thành phần hóa học của cao chiết Et2O, cao n-BuOH, cao nước .......18
Bảng 3.1 (tt)Sơ bộ thành phần hóa học của cao chiết ether, cao n-BuOH, cao nước ...19
Bảng 3.2 DD chuẩn AO với 7 nồng độ khác nhau .......................................................21
Bảng 3.3 Các thông số của cột 1 và 2. ..........................................................................24
Bảng 3.4 Kiểm tra các phân đoạn của cột 1 .................................................................25
Bảng 3.5 Kết quả các phân đoạn của cột 2 ...................................................................25
Bảng 4.1 Thành phần hoá học của dược liệu và cao chiết(CCKCQ) ...........................27
Bảng 4.2 Kết quả định tính saponin bằng một số phản ứng hóa học ............................28
Bảng 4.3 Giá trị OD của 7 dung dịch chuẩn .................................................................31
Bảng 4.4 Kết quả độ chính xác ....................................................................................33
Bảng 4.5 Kết quả độ đúng .............................................................................................33
Bảng 4.6 Hàm lượng saponin trong cao cồn 45% ........................................................34

Bảng 4.7 Thông số phổ 1H và 13C-NMR của SG4 so với Hederagenin .......................39
Bảng 4.7 (tt)Thông số phổ 1H và 13C-NMR của SG4 so với Hederagenin...................39

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Saponin triterpen cô lập được từ hạt Hedera colchica K. KOCH. ....................... 6
Hình 2.2 Chân chim không cuống quả. ............................................................................... 7
Hình 3.1 Qui trình phân tích sơ bộ hóa thực vật ............................................................... 17
Hình 3.3 Qui trình xác định độ đúng. ............................................................................... 22
Hình 4.1 Định tính saponin bằng SKLM. ........................................................................ 29
Hình 4.2 Sắc kí đồ cao CHCl3 (thủy phân). ....................................................................... 30
Hình 4.3 Đỉnh hấp thu cực đại của AO sau khi tiến hành phản ứng tạo màu. .................. 31
Hình 4.4 Đường chuẩn, phương trình hồi qui và R2 ......................................................... 32
Hình 4.5 Quy trình chiết saponin và sapogenin toàn phần. ............................................... 35
Hình 4.6 Chiết xuất và phân lập cấu trúc sapogenin. ........................................................ 36
Hình 4.7 Sắc đồ SG4 và C5 so với cao CHCl3 .................................................................. 36
Hình 4.7 Sắc đồ của SG4 so với H,AO và kiểm tra độ tinh sạch của SG4 ..................... 38
Bảng 4.7 Thông số phổ 1H và 13C-NMR của SG4 so với Hederagenin ............................ 39
Bảng 4.7 (tt)Thông số phổ 1H và 13C-NMR của SG4 so với Hederagenin........................ 39
Hình 4.8 Hederagenin. ....................................................................................................... 41

xi


Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề

Trong giai đoạn hiện nay, y học nói chung đã đạt được rất nhiều tiến bộ vượt

bậc trong việc chăm sóc sức khỏe cho con người. Trong đó, sự phát triển của ngành
Dược nói riêng đã đóng góp một phần không nhỏ. Trên thế giới, xu hướng nhân loại
đã chuyển hướng nghiên cứu từ sản xuất thuốc bằng con đường hóa học sang hướng
tạo ra những loại thuốc có nguồn gốc từ các hợp chất thiên nhiên với hoạt tính sinh
học mong muốn và ít các tác dụng phụ hơn (Nguyễn Duy thuần, 2003). Trong đó,
Nhân Sâm (Araliaceae) là một trong những loài được nghiên cứu nhiều nhất vì Nhân
Sâm một vị thuốc bổ đứng đầu, còn gọi là thuốc trường sinh, đã được con người tín
nhiệm từ lâu. Nhân Sâm có rất nhiều công dụng như đại bổ nguyên khí, phục mạch, cố
thoát, sinh tan, an thần, bổ tỳ, ích phế….(Nguyễn Thượng Đong và ctv, 2007). Tuy
nhiên, Nhân Sâm có nhược điểm là khó trồng, hiếm, thời gian thu hoạch lâu dẫn đến
giá thành cao. Vì vậy, trong những năm gần đây, các nhà khoa học không ngừng tìm
tòi những loài thuộc cùng họ với Nhân Sâm nhằm thay thế nó với tác dụng tương tự
cũng như có thể khắc phục được những nhược điểm nêu trên. Một số loài có tác dụng
tương tự Nhân Sâm như : Sâm Liên Xô, Đinh Lăng, Ngũ Gia Bì Chân Chim, Sâm Mỹ,
Tam Thất, Sâm Việt Nam.
Trong một đề tài cấp bộ của Trung tâm Sâm và Dược liệu TPHCM, Trung tâm
đã tìm được 10 loài trong số 25 loài nghiên cứu có tác dụng tương tự Nhân Sâm. Đặc
biệt chi Schefflera chiếm đến 50% số loài có tác dụng sinh học. Bên cạnh đó, các loài
thuộc chi này lại có phân bố rộng và đa dạng. Điều này mở ra một cơ hội mới trong
việc tìm tòi nguồn nguyên liệu thay thế và khắc phục nhược điểm đã nêu của Nhân
Sâm. Cùng với xu thế đó, đề tài “Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học của cao chiết,
định tính và định lượng hợp chất saponin trong thân Schefflera sessiliflora”
1.2.

Yêu cầu
Sơ bộ thành phần hóa học của: cao ether ethylic, cao n-butanol, cao nước.
Định tính, định lượng hợp chất saponin trong thân Chân chim không cuống quả
Phân lập được một hợp chất sapogenin


1


1.3.

Nội dung thực hiện
Phân tích hóa thực vật trong các loại cao: ether ethylic, n-butanol, nước của

thân cây Chân chim không cuống quả.
Định tính nhóm hợp chất saponin trong thân cây Chân chim không cuống quả
bằng phản ứng hóa học, sắc kí lớp mỏng.
Định lượng saponin trong thân cây Chân chim không cuống quả bằng phương
pháp đo quang.
Tách chiết, xác định cấu trúc hóa học của một hợp chất sapogenin chính trong
thành phần hợp chất sapogenin trong thân Chân chim không cuống quả.

2


Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Schefflera sessiliflora , họ Nhân Sâm (Araliaceae)
2.1.1. Họ Nhân Sâm (Araliaceae)
Theo thống kê năm 1985 (Grushvitsky, Hà Thị Dụng…), họ Nhân Sâm
(Araliaceae) ở Việt Nam có 110 loài, thuộc 18 chi (không kể chi Polyscias và một số
loài được trồng). Trong đó, có 46 loài và 11 thứ là đặc hữu trong hệ thực vật Việt
Nam, đã có 40 loài được sử dụng làm thuốc. Đến nay, số loài chưa được cập nhật và
thống kê đầy đủ nhưng trên thực tế, số loài trong họ đã tăng lên trên 130 loài (Shang,
1983, 1997) với trên 60 loài đặc hữu.
So sánh với họ Nhân Sâm trong thực vật chí Trung Quốc có 22 chi và 171 loài

(Flora of China, 1996) thì Việt Nam là nước có các loài thuộc họ Nhân Sâm rất phong
phú, đáng để đầu tư nghiên cứu, ngoài chi panax L. với nhiều cây thuốc quý hiếm có
thể kể đến các chi Schefflera, Aralia, Macropanax, Brassaiopsis…
Thành phần hóa học: Hợp chất saponin thường được đánh giá là thành phần
chính hoạt chất chính của những cây thuốc thuộc họ Nhân Sâm và được tập trung
nghiên cứu xác định cấu trúc. Ngoài ra còn có các hợp chất khác như polyacetylen,
phytosterol và coumarin chỉ thể hiện ở một số loài.
Tác dụng dược lý: Những cây thuộc họ Nhân Sâm có tác dụng bổ, tăng lực,
chống stress và một số tác dụng khác như giải độc gan, tác dụng lên nội tiết tố, thận,
cơ, xương khớp, điều hòa miễn dịch, hạ cholesterol và lipid, máu… Ngoài ra, tác dụng
phòng chống ung thư còn được ghi nhận ở một số loài thuộc chi Panax, Polyscias,
Schefflera, Aralia, Trevesia…( Konoshima và ctv,1997; Trần Đình lý và cs, 1993).
2.1.2. Chi Schefflera
Chi Schefflera là chi lớn nhất trong họ Nhân Sâm, phong phú về loài và phân bố
rộng. Riêng Việt Nam có 60 loài, trong đó có 41 loài đặc hữu và 11 loài làm thuốc.
Ngoài ra, còn có một số loài Schefflera sp. chưa định danh được.(Luan và ctv, 2001).
2.1.2.1.

Về sinh thái

Chi Schefflera phân bố rộng rãi trải dài từ Bắc đến Nam Việt Nam, kể cả hải
đảo. Tuy nhiên, Schefflera vẫn mọc tập trung ở một số vùng núi cao như Lâm Đồng,
Kon Tum, vùng núi đá vôi Bắc Việt Nam và thường ở độ cao từ 800-2000 m.

3


Hiện nay số loài Schefflera được sử dụng chưa nhiều, đặc biệt số loài làm thuốc
còn khá ít so với tổng số loài đã định danh và khảo sát về mặt phân bố. Đây là nguồn
nguyên liệu tiềm năng cho việc nghiên cứu phát hiện cây thuốc có tác dụng như Nhân

sâm cũng như những tác dụng quý khác mà Nhân Sâm không có. (Trần Đình Lý và cs,
1993; Grushvitzky và ctv, 1985).
Bảng 2.1 Phân bố một số loài thuộc chi Schefflera dùng làm thuốc ở Việt Nam (Luan
và ctv, 2001)
STT
1

Tên khoa học

Phân bố

Schefflera chapana Harms – Chân Chim Mọc hoang ở vùng núi cao Bắc Bộ.
Sapa
Schefflera elliptica (Bl.) Harms – Chân Phân bố rộng: có ở Đông Dương, Thái

2

Chim Leo.

Lan, Indonesia, Việt Nam (Quảng Nam,
Phan Rang, Phú Quốc) mọc ở độ cao
600-1200 m.

Schefflera glomerulata Li – Chân Chim Phân bố ở Nam Trung Quốc và Bắc
3

Hoa Chụm, Chân Chim Hoa Cầu.

Việt Nam: rừng vùng cao tới rừng Cúc
Phương, tỉnh Ninh Bình.


4
5
6
7
8
9
10

Schefflera kontumensis N.S.Bui – Chân Mọc hoang ở rừng Tây Nguyên (Kon
Chim Kon Tum.

Tum).

Schefflera leucantha R.Vig. – Chân Phân bố ở Thái Lan, Việt Nam. Mọc
Chim Leo Hoa Trắng.

nhiều ở miền Bắc, tại Lạng Sơn.

Schefflera heptaphylla (L.) Frodin – Ngũ Mọc hoang ở độ cao từ 5-2000 m,
Gia Bì Chân Chim.

thưởng gặp ở các tỉnh từ Bắc đến Nam.

Schefflera pes-avis R.Vig. – Chân Chim Mọc hoang ở núi đá vôi miền Bắc Việt
Sẻ.

Nam.

Schefflera petelotii Merr. – Chân Chim Mọc hoang ở núi đá vôi Bắc Việt Nam,

Núi, Chân Chim Petelot.

từ Lai Châu tới Ninh Bình.

Schefflera tomkinensis R.Vig.

Mọc ở núi đá vôi miền Bắc Việt Nam

Schefflera venulosa (Wight et Arn.) Phân bố ở Ấn Độ và các nước Đông
Harms – Chân Chim Gân Dàn.

2.1.2.2.

Dương. ở Việt Nam.

Công dụng

Các nghiên cứu về cây CCKCQ nói riêng và các loài khác thuộc chi Schefflera
nói chung còn rất hạn chế. Nhiều loài thuộc chi Schefflera đã được sử dụng làm thuốc

4


từ lâu nay dựa trên kinh nghiệm dân gian như: Làm thuốc bổ, chữa bệnh kém ăn, khó
ngủ, thấp khớp, vết thương lỡ loét, ho hay bó xương gãy (Võ Văn Chi, 1997).
Bảng 2.2 Một số loài Schefflera được sử dụng làm thuốc dân gian ở Việt Nam (Trần
Đình Lý và cs, 1993)
Loài

Bộ phận dùng


Tác dụng

Schefflera kontumensis N.S.Bui

Vỏ và rễ.

Bổ, hạ nhiệt.

Lá, vỏ, rễ.

Bổ, tăng sức khỏe. Chữa kém ăn,

(Bl.) Harms
Schefflera pes-avis Viguier

mất ngủ.
Schefflera tonkinensis Viguier

Vỏ và rễ.

Bổ, hạ nhiệt.

Schefflera elliptica (Bl.) Harms

Rễ, lá, vỏ thân.

Kích thích tiêu hóa. Chữa phong
thấp, đau nhức gân cốt.


Schefflera glomerulata H.L.Li

Vỏ thân, vỏ rễ.

Chữa phong thấp, đau xương.

Schefflera leucantha R.Vig.

Vỏ, lá.

Chữa ho, đau xương. Cầm máu.

Schefflera heptaphylla (L.) Frodin

Vỏ thân, rễ, lá.

Chữa cảm, viêm. Bổ.

Schefflera petelotii Merr.

Vỏ, lá.

Tăng cường sinh lực. Chữa đau
nhức gân cốt.

Schefflera chapana Harms

Vỏ.

Chữa đau xương.


Schefflera venulosa

Thân, lá.

Chữa viêm, phong thấp.

2.1.2.3.

Thành phần hóa học

Hợp chất saponin được đánh giá là thành phần chính của Schefflera. Ngoài ra
còn có các chất khác như acid béo, các nguyên tố đa lượng, vi lượng .
Một số hợp chất đã tách được từ các loài thuộc họ Nhân Sâm:
-

Schefflera impresses C. B. Clarke (Srivastava và ctv, 1989) :
Từ vỏ và cuống phân lập được saponin triterpen và triterpen tự do : Axit

3β,23-dihydroxy-urs-12-en-28-oic-3-O-β-D-glucuronopyranoside-6′-Omethyl
este;

este;
axit

4-epihederagenin-3-O-β-D-glucuronopyranoside-6′-O-methyl
oleanolic;

axit


23-hydroxyursolic;

hederagenin-3-O-β-D-

glucuronopyranosid-6′-O-methyl este.
-

Hedera colchica K. KOCH (Mshvildadze V. và ctv, 2001) :

5


Từ hạt cô lập được hai hợp chất mới (3) và (15) được đặt tên là colchisid A
và B. Hợp chất (1), (8), (9) và (11) lần đầu tiên được phân lập từ hạt cây này.

Hình 2.1 Saponin triterpen cô lập được từ hạt Hedera colchica K. KOCH.
Bảng 2.3 Saponin triterpen cô lập được từ hạt Hedera colchica K. KOCH
R1

R2

R3

(1)

H

Ara

H


(2)

OH

Ara

H

(3)

OH

Xyl

H

(4)

OH

Glc

H

(5)

OH

Ara2-1Rha


H

(6)

OH

Glc2-1Glc

H

(7)

H

Glc2-1Glc

H

R1

R2

R3

(8)

OH

Glc


Glc6 – 1Glc

(9)

H

Glc A

H

(10)

OH

Glc2 – 1Glc

Glc6 – 1Glc

(11)

H

Glc A

Glc6 – 1Glc1 – 2Rha

(12)

OH


Ara

Glc6 1Glc1 2Rha

(13)

H

Ara2 – 1Rha

Glc6 – 1Glc1 – 2Rha

(14)

OH

Ara2 1Rha

Glc6 – 1Glc1 2Rha

(15)

H

Glc A2 – 1Rha

Glc6 1Glc1 – 2Rha

6



Ara: α-L-aranopyranosyl. Rha: α-L-rhamnopyranosyl. Xyl: β-D-xylopyranosyl
Glc: β-D-glucopyranosyl. Glc A: β-D-glucuronopyranosyl

-

Macropanax disperum Bl (Srivastava và ctv, 1989) :
Từ lá phân lập được: 3β-hydroxy-olean-12-en-28-O-β-D-glucopyranosid;

axit oleanolic; hederagenin.
-

Aralia subcapitata (Liang và ctv, 2001) :

Từ rễ phân lập được subcapitatosid B and C : Axit oleanolic 3-O-β-Dglucopyranosyl-(1



3)-[β-D-galactopyranosyl-

(1



2)]-β-D-

galactopyranosid; 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1 → 3)-[β-D-galactopyranosyl-(1
→ 2)]-β-D-glucopyranosyl axit oleanolic 28-O-β-D-glucopyranosyl-(1→ 6)-βD-glucopyranoside.
2.1.3. Chân Chim không cuống quả

2.1.3.1. Phân loại
Tên

: Schefflera sessiliflora

Chi

: Schefflera

Họ phụ

: Aralioideae

Họ

: Araliaceae (Nhân Sâm)

Bộ

: Apiales

Giới

: Phantae (thực vật)
Hình

2.2

Chân


chim

không

cuống

quả.(Nguyễn Thượng Đong và ctv, 2007)
2.1.3.2. Đặc điểm
Dây leo hóa gỗ, mọc bám trên thân các cây gỗ to hay mọc thẳng trên đất. Cành
nhỏ mang lá tập trung ở ngọn nhánh, cành phân theo lối lưỡng phân. Lá kép hình chân
vịt, mọc cách. Lá kép thường có 8-9 lá chét, lá chét hình bầu dục dài hay hình mác.
Đài dính liền với bầu, bầu hạ chứa 5-6 noãn. Quả hình cầu, hầu như không có cuống,
có lông hoặc nhẵn, có 5 cạnh, không vòi nhụy. Quả chứa hạt, màu trắng. Khi chín có
màu đỏ cam rồi đỏ sẫm. (Nguyễn Thượng Đong và ctv, 2007)
2.1.3.3. Phân bố

7


Mọc nơi ẩm, ven suối vùng có độ cao 900 – 1000 m. Đây là loài hiếm, chưa
từng gặp ở địa phương nào khác ngoài Suối Tre, xã Proh, huyện Đơn Dương, tỉnh
Lâm Đồng. (Nguyễn Thượng Đong và ctv, 2007)
2.1.3.4. Thành phần hóa học
Qua khảo sát thân cành CCKCQ có 15 nguyên tố đa, vi lượng: Al, Si, Mg, Ca,
Ba, Fe, Mn, Ti, Cu, Pb, Na, Mo, Ni, Sn, Zr. Ngoài ra còn có các hợp chất khác như
saponin triterpen, polyphenol, tanin pyrogalic, phytosterol, coumarin, acid hữu cơ,
chất khử, acid béo, tinh dầu. (Nguyễn Thượng Đong và ctv, 2007)
2.1.3.5. Tác dụng dược lý
Tác dụng tăng lực thể hiện trên cả 3 bộ phận lá, thân, vỏ thân. Riêng đối với lá
và vỏ thân đạt ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99%. Tác dụng này thể hiện rõ ở liều

1g/kg. Khả năng chịu đựng stress nóng mạnh ở liều 200 mg/kg đối với mẫu thân, trong
khi mẫu lá và vỏ thân lại không thể hiện tác dụng này so với lô chứng ở cùng liều trên
(Trần Công Luận và ctv,2001).
Khi phối hợp cao thân Schefflera sessiliflora với cao Hồng Sâm theo tỉ lệ 1 : 1 ở
liều 400 mg/kg thời gian sống trung bình của chuột dài hơn cả lô sử dụng Hồng Sâm.
Khi khảo sát trên cao lá và cao thân trên chuột giảm năng sinh dục đều cho tác dụng
làm tăng hàm lượng testosterol trong huyết tương. (Huỳnh Ngọc Thi và ctv, 2005).
2.2.

Saponin

2.2.1. Định nghĩa và phân loại
Saponin còn gọi là saponosid có nguồn gốc từ chữ La tinh là ”Sapo” nghĩa là xà
phòng. Saponin là một glycosid gồm hai phần: phần đường và phần không đường gọi
là aglycon. Dựa trên cấu trúc aglycon chia saponin ra làm 2 loại (hình 2.3).

8


Saponin
Saponin triterpenoid (30C)
Pentacyclic
(5vòng 6 cạnh)
1. Olean
2. Ursan
3. Lupan
4. Hopan

Saponin steroid
1. Spirostan

2. Furostan
3. Aminofurostan
4. Spirosolan
5. Solanidan
6. Cấu trúc khác

Tetracyclic
5. Dammaran
6. Lanostan
7. Cucurbitan

Hình 2.3 Sơ đồ phân loại saponin (Ngô Văn Thu, 1990).

Ursann

Olean

Lupan

Hopan

9


Hình 2.4 Một số khung triterpen (Ngô Văn Thu, 1990).
2.2.2. Tính chất của saponin
Saponin thường ở dạng vô định hình, vị đắng, khó tinh chế, điểm nóng chảy từ
2000C trở lên. Bị tủa bởi acetat chì, sulfat amonium, hydroxid barium,.... Tan trong
nước, cồn, rất ít tan trong aceton, eter, hexan. Tạo bọt nhiều và bền khi lắc với nước vì
có hoạt tính bề mặt cao. Có thể giải thích là do phân tử saponin có phần ưa nước và

phần kị nước. Tính chất này làm cho saponin giống với xà phòng: có tính nhũ hóa và
tẩy sạch. (Ngô Văn Thu, 1990).
Saponin làm vỡ tế bào hồng cầu còn gọi là tính phá huyết. Tính phá huyết có
liên quan đến sự tạo phức giữa saponin với cholesterol và các ester của cholesterol
trong màng hồng cầu, nhưng lại thấy có nhiều trường hợp chỉ số phá huyết và khả
năng phá huyết không tỉ lệ thuận với nhau nên phải xét đến ảnh hưởng của saponin
trên các thành phần khác của màng hồng cầu. Qua việc theo dõi tính phá huyết, người
ta thấy rằng cấu trúc của phần aglycon có tác dụng trực tiếp đến tính phá huyết còn
phần đường ảnh hưởng đến mức độ phá huyết. Hồng cầu của các động vật khác nhau
cũng bị ảnh hưởng khác nhau đối với một loại saponin. (Ngô Văn Thu, 1990).
Công dụng: Saponin có tác dụng long đờm, chữa ho, chống viêm, kháng khuẩn,
kháng nấm, làm tăng tính thấm tế bào, làm nước gội đầu, giặt len dạ, tơ lụa ...

10


2.2.3. Hoạt tính của saponin
Kháng khuẩn và kháng nấm, kháng viêm. Saponin nhóm spirostan có nhiều
chất có hoạt tính kháng ung thư. Các glycosid spirostanol có chứa trên bốn đơn vị
đường thì thấy có tác dụng chống ung thư rõ rệt. Tác dụng hướng sinh dục, tác dụng
lên hệ thần kinh, tác dụng lên động vật máu lạnh và côn trùng được ứng dụng để
chống mối, làm liệt giun…Tổng hợp nội tiết tố : Saponin steroid được dùng để tổng
hợp các nội tiết tố steroid như testosteron, progesteron, cortison (Ngô Văn Thu, 1990).
2.3.

Phương pháp cô lập các hợp chất hữu cơ (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007)
Sắc kí là một phương pháp vật lí để tách một hỗn hợp gồm nhiều chất thành

những chất riêng lẻ dựa vào sự phân bố khác nhau của mỗi chất vào hai pha của hệ sắc
kí. Một hệ sắc kí luôn gồm hai pha là pha tĩnh và pha động.

Có rất nhiều loại hệ sắc kí khác nhau và người ta có thể phân chia chúng dựa
vào bản chất pha, cơ chế tách hay cấu hình của hệ sắc kí.

2.3.1. Sắc kí lớp mỏng
Trong sắc kí lớp mỏng, pha tĩnh rắn sẽ được tráng thành một lớp mỏng, đều lên
một tấm kính, nhôm hay plastic. Để đưa mẫu lên những lớp mỏng đã được tráng này,
người ta dùng vi quản. Vi quản là một ống thủy tinh có đường kính trong rất nhỏ, một
đầu được vút nhọn. Sau khi mẫu đã được chấm lên bản, người ta sẽ cho bản vào một
cái cốc chứa sẵn dung môi với lượng thích hợp để giải li.
Để quá trình sắc kí lớp mỏng đạt kết quả tốt, ta thầy cần phải lưu ý một số điểm
như khi chấm mẫu không được để vết chấm loang quá rộng, bình (hay cốc) giải li phải
bão hòa dung môi.
Người ta sử dụng sắc kí lớp mỏng để lựa chọn dung môi phù hợp cho việc giải
li, xác định một cách tương đối độ tinh khiết của chất thu được, biết được số các hợp
chất trong mẫu ban đầu hay để theo dõi quá trình sắc kí cột.
Đây là một kĩ thuật ít tốn chất hấp phụ, đòi hỏi ít mẫu chất nghiên cứu, diễn ra
nhanh. Do đó, đây là phương pháp cũng được nhiều nhà nghiên cứu hóa học các hợp
chất thiên nhiên sử dụng nhiều trong phòng thí nghiệm.
2.3.2. Sắc kí cột

11


Sắc kí cột là tên gọi để chỉ loại sắc kí sử dụng một ống hình trụ, được đặt dựng
đứng với đầu trên có thể hở hoặc kín, đầu dưới có gắn một khóa. Pha tĩnh là những hạt
có kích thước khác nhau sẽ được nhồi vào ống hình trụ. Mẫu cần tách được đưa vào
lên trên bề mặt của pha tĩnh. Pha động là dung môi sẽ được rót liên tục vào đầu cột.
Nhờ trọng lực, dung môi chảy từ trên xuống sẽ kéo theo những phân tử thích hợp làm
chúng tách ra khỏi hỗn hợp. Như vậy ta thấy, yếu tố quyết định đến hiệu quả của sắc kí
cột phụ thuộc vào việc lựa chọn pha động, độ đặc khít của cột, dung môi sử dụng, tốc

độ giải li… nên cần phải lưu ý chúng.
Ưu điểm của phương pháp là pha tĩnh và dụng cụ thí nghiệm tương đối rẻ, dễ
kiếm, có thể triển khai với một lượng lớn mẫu chất. Đây là phương pháp thường được
sử dụng để phân tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
2.3.3. Sắc kí điều chế
Dựa theo nguyên tắc của sắc kí lớp mỏng, dịch chiết đậm đặc được chấm lên
những tấm kính đã tráng chất hấp phụ tương đối dày thành một đường thẳng. Sau khi
khai triển bằng một hệ dung môi thích hợp, các chất khác nhau có tốc độ di chuyển
khác nhau nên được tách ra ở những vị trí khác nhau. Để xác định vị trí các chất đã
tách ra một cách dễ dàng dưới ánh sáng tử ngoại người ta thường dùng chất hấp phụ có
trộn thêm chất phát quang. Ví dụ silicagel GF254, oxyt nhôm GF254 của hãng Merck.
Nếu chất hấp phụ không có chất phát quang thì người ta dùng tấm kính khác phủ lên
tấm sắc kí, phun thuốc thử lên một phần nhỏ ở bên phải và bên trái tấm sắc kí, trên cở
sở ấy đánh dấu từng dải chứa chất quan tâm. Sau đó cạo lấy riêng từng phần chất hấp
phụ có chứa các chất quan tâm riêng biệt, rồi chiết riêng lấy từng chất bằng dung môi
thích hợp, sau khi cho bốc hơi sẽ thu được từng chất riêng biệt (Trần Hùng, 2006).
2.4. Phương pháp phổ nghiên cứu cấu trúc của hợp chất hữu cơ (Nguyễn Kim Phi
Phụng, 2005)
Việc xác định cấu trúc của một hợp chất như thế được dựa vào các phương
pháp hóa lí như điểm chảy, năng lực triền quang, MS, IR, NMR, UV… rất cần thiết
rong quá trình trích li cô lập các hợp chất mới từ dược liệu.
Phổ MS cung cấp các thông tin về kích thước, công thức nguyên của phân tử.
Phổ IR cung cấp thông tin về các nhóm định chức. Phổ NMR giúp thấy rõ hơn về
khung sườn carbon-hydrogen của hợp chất cần khảo sát. Phổ UV-Vis chỉ được sử
dụng khi phân tử chứa một hệ nhiều nối đôi liên hợp và được ứng dụng rộng rãi để

12


phân tích định lượng… Mẫu phải đạt được từ 95% trở lên về độ tinh khiết thì mới đủ

tiêu chuẩn đo phổ.
2.5.

Phương pháp phổ UV - Vis dùng trong phân tích định lượng (Nguyễn Tinh

Dung và ctv, 2006)
Khi chiếu các bức xạ điện từ qua dung dịch của các chất thì chất sẽ hấp thụ
chọn lọc một phần năng lượng bức xạ làm cho phân tử chất bị kích thích lên trạng thái
năng lượng cao hơn. Ở trạng thái kích thích, phân tử không bền và sau một khoảng
thời gian ngắn (10-8s), phân tử sẽ giải phóng năng lượng dư thừa để trở về trạng thái
ban đầu. Năng lượng dư thừa này được giải phóng dưới nhiều dạng. Trong đó, năng
lượng giải phóng dưới dạng nhiệt được ứng dụng làm cơ sở cho phương pháp phân
tích trắc quang để xác định nồng độ các chất dựa trên định luật cơ bản về hấp thụ ánh
sáng.
Phương trình của định luật cơ bản hấp thụ ánh sáng Bougher-Lambert-Beer:
I  Io .10 lC

hay

A   lC

Trong đó: Io và I là cường độ dòng sáng lúc đầu và lúc sau.
ε là hệ số hấp thụ phân tử gam.
l là chiều dài cuvet.
C là nồng độ dung dịch chất hấp thụ ánh sáng.

I
A là độ hấp thụ quang  lg o
I
2.5.1. Phân tích tương quan và phân tích hồi qui

2.5.1.1. Phân tích tương quan
Phân tích tính tương quan sẽ cho phép đánh giá khuynh hướng và mức độ của
sự liên quan giữa hai biến số x và y. Để đánh giá mức độ tương quan, người ta dùng
một tiêu chuẩn định lượng là hệ số tương quan R.
Với -1 < R < 1 thì :


R < 0,7 thuộc loại tương quan nghèo nàn.



R = 0,7 – 0,8: thuộc loại tương quan khá.



R = 0,8 – 0,9: thuộc loại tương quan tốt.



R > 0,9: thuộc loại tương quan xuất sắc.

13


Gọi xi và yi (i → n) là các giá trị đo được của đại lượng X và Y, hệ số tương
quan được tính theo công thức:
n
 n  n 
n  x i y i    x i   y i 
i 1

 i1  i1 

R

2

n
 n 
 n 
n  x    x i  . n  y 2i    y i 
i 1
i 1
 i1 
 i 1 
n

2

2
i

2.5.1.2. Phân tích hồi qui
Sau khi đã xác định được mối tương quan giữa hai đại lượng X và Y, việc tiếp
theo là thiết lập một phương trình đại số có dạng y = ax + b mô tả sự phụ thuộc của hai
đại lượng đó.
Các hệ số a, b được tính theo phương pháp bình phương tối thiểu :
n

a


b

n

n

n  x i y i   x i . y i
i 1

i 1

i 1
2



n  x 2i    x i 
i 1
 i 1 
n

n

n

n

n

n


i 1

i 1

i 1

 x 2i . y i   x i . x i y i
i 1
2



n  x 2i    x i 
i 1
 i 1 
n

n

2.5.2. Thẩm định qui trình phân tích định lượng (Đặng Văn Hoa và ctv, 2007)
2.5.2.1. Độ chính xác
Độ chính xác là mức độ sát gần giữa các kết quả thử riêng rẽ xi với giá trị trung
bình x thu được khi áp dụng phương pháp đề xuất cho cùng một mẫu thử đồng nhất
trong cùng điều kiện xác định. Độ chính xác bị ảnh hưởng bởi sai số ngẫu nhiên và
được biểu thị bằng độ lệch chuẩn hoặc độ lệch chuẩn tương đối.
n

SD 


 (x
i 1

i

 x)2

(n  1)

hoặc RSD 

SD là độ lệch chuẩn tuyệt đối.
RSD là độ lệch chuẩn tương đối.
n là số lần đo.

14

SD
.100 %
x


×