Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA CÁC NHÓM HEO ĐỰC GIỐNG TẠI TRUNG TÂM GIỐNG GREENFEED – FINNOR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.19 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
*************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA CÁC NHÓM
HEO ĐỰC GIỐNG TẠI TRUNG TÂM GIỐNG
GREENFEED – FINNOR

Sinh viên thực hiện: LÊ MINH HIỂN
Lớp: DH06TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2006 – 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
*************

LÊ MINH HIỂN

KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA CÁC NHÓM
HEO ĐỰC GIỐNG TẠI TRUNG TÂM GIỐNG
GREENFEED – FINNOR
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn


ThS. LÂM QUANG NGÀ
KS. ĐOÀN TRẦN VĨNH KHÁNH

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực tập: LÊ MINH HIỂN
Tên khóa luận: “Khảo sát phẩm chất tinh dịch của các nhóm heo đực
giống tại trung tâm giống Greenfeed – Finnor”.
Đã hoàn thành khóa luận đúng theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các
ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày
........................
Giáo viên hướng dẫn

ThS. LÂM QUANG NGÀ

ii


LỜI CẢM ƠN
Thành kính ghi ơn
Cha Mẹ, người đã sinh thành, dưỡng dục và hi sinh tất cả để con được ngày
hôm nay.
Anh Chị, những người đã động viên, nâng đỡ, giúp em trưởng thành.
Xin trân trọng cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.

Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, Bộ Môn Di Truyền Giống.
Toàn thể quý Thầy Cô Khoa Chăn Nuôi – Thú Y đã tận tình dạy bảo và
truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập và thực tập
tốt nghiệp.
ThS. Lâm Quang Ngà và KS. Đoàn Trần Vĩnh Khánh đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo, động viên và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài và
hoàn thành luận văn này.
Ban giám đốc trung tâm giống tinh heo Greenfeed – Finnor, Cẩm Mỹ, Đồng
Nai. Cùng toàn thể anh, em công nhân kỹ thuật trong trại đã nhiệt tình chỉ dẫn và hổ
trợ các phương tiện cần thiết cho tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Xin cảm ơn
Tập thể lớp thú y 32 và những người bạn thân yêu đã cùng tôi chia sẽ biết
bao buồn vui trong thời gian học tập tại trường và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này.

LÊ MINH HIỂN

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Khảo sát phẩm chất tinh dịch của các nhóm
heo đực giống tại trung tâm giống Greenfeed – Finnor”, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh
Đồng Nai. Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 15/02/2011 đến ngày 15/06/2011.
Kết quả thu được như sau:
Dung lượng tinh dịch V (ml)
Dung lượng tinh dịch trung bình của tháng 2 (310,4) > 5 (301,2) > 4 (292,7) > 3
(283,7).
Dung lượng tinh dịch trung bình của giống L (300,8) > Y (299,8) > lai OM (290,4).
Hoạt lực tinh trùng (A)

Hoạt lực tinh trùng trung bình của tháng 2 (0,81) = 5 (0,81) > 4 (0,80) > 3 (0,79).
Hoạt lực tinh trùng trung bình của giống L (0,81) > Y (0,80) > lai OM (0,79).
Nồng độ tinh trùng (C,106 tt/ ml)
Nồng độ tinh trùng trung bình của tháng 2 (300,3) > 5 (291,6) > 4 (284,7) > 3
(279,7).
Nồng độ tinh trùng trung bình của giống L (300,2) > Y (293,7) > lai OM (273,3).
Tích VAC tinh dịch (109 tt/ llt)
Tích VAC tinh dịch trung bình của tháng 2 (76,29) > 5 (71,78) > 4 (67,21) > 3
(62,81).
Tích VAC tinh dịch trung bình của giống L (73,39) > Y (70,44) > lai OM (64,73).
Tỉ lệ tinh trùng kỳ hình (K, %)
Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trung bình của tháng 3 (4,89) > 4 (4,50) > 2 (4,33) = 5
(4,33).
Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trung bình của giống lai OM (4,72) > Y (4,48) > L (4,34).
Sức kháng của tinh trùng (R)
Sức kháng tinh trùng trung bình tháng 2 (5.683) > 5 (5.583) > 4 (5.429) > 3
(5.296).
Sức kháng tinh trùng trung bình của giống L (6.222) > Y (5.300) > lai OM
(4.972).

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa……………………………………………………………………………. i
Xác nhận giáo viên hướng dẫn…………………………………………………….. ii
Lời cảm ơn…………………………………………….……………………………iii
Tóm tắt khóa luận…………………………….........……………………………......iv
Mục lục…………………………………...……………………………………….. iv

Danh sách các chữ viết tắt………………………………………………………….ix
Danh sách các bảng………………………………………………………………....x
Chương 1 MỞ ĐẦU………………………………………………………………. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………….1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU…………………………………………………… 2
1.2.1 Mục đích………………………………………………………………………2
1.2.2 Yêu cầu………………………………………………………………………..2
Chương 2 TỔNG QUAN…………………………………………………………. 3
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT………………………... 3
2.1.1 Thông tin sơ lược về trung tâm giống tinh heo Greenfeed – Finnor………… 3
2.1.2 Tổ chức của Trung Tâm……………………………………………………... 3
2.1.3 Nhiệm vụ của Trung Tâm……………………………………………………. 3
2.1.4 Cơ cấu đàn và nguồn gốc đàn nọc giống…………………………………….. 4
2.1.5 Chuồng trại ........................................................................................................4
2.1.6 Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh thú y…………………………...... 4
2.1.6.1 Chăm sóc nuôi dưỡng……………………………………………………… 4
2.1.6.2 Công tác thú y……………………………………………………………… 5
2.1.7 Qui trình khai thác tinh heo…………………………………………………...6
2.1.7.1 Lịch khai thác tinh heo……………………………………………………...6
2.1.7.2 Qui trình khai thác…………………………………………………………..6
2.1.8 Qui trình làm việc trong phòng pha chế tinh………………………………….6

v


2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN………………………………………………………………7
2.2.1 Sự thành thục về tính dục trên heo……………………………………………7
2.2.2 Tinh dịch …………………………………………………………………….. 8
2.2.2.1 Tinh thanh …………………………………………………………………. 8
2.2.2.2 Tinh trùng …………………………………………………………………..9

2.2.3 Dịch hoàn phụ và chức năng của dịch hoàn phụ…………………………….10
2.2.4 Chức năng của các tuyến sinh dục phụ……………………………………... 10
2.2.4.1 Tuyến tiền liệt…………………………………………………………….. 10
2.2.4.2 Tuyến tinh nang……………………………………………………………10
2.2.4.3 Tuyến hành niệu đạo (tuyến Cowper)………………………..……………11
2.2.5 Những đặc tính của tinh trùng……………………………………………….11
2.2.5.1 Đặc tính sinh lý…………………………………………………………… 11
2.2.5.2 Tính hướng về sáng………………………………………………………..12
2.2.5.3 Tính tiếp xúc……………………………………………………………… 12
2.2.5.4 Đặc tính chạy ngược dòng………………………………………………... 12
2.2.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng………………………12
2.2.6.1 Nước……………………………………………………………………….12
2.2.6.2 Nhiệt độ……………………………………………………………………12
2.2.6.3 Hóa chất…………………………………………………………………... 12
2.2.6.4 Không khí………………………………………………………………….12
2.2.6.5 Khói thuốc…………………………………………………………………12
2.2.6.6 Ánh sáng…………………………………………………………………...13
2.2.6.7 pH………………………………………………………………………….13
2.2.6.8 Sóng lắc……………………………………………………………………13
2.2.6.9 Vật dơ bẩn, vi trùng………………………………………………………..13
2.2.7 Những yếu tố ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch…………………………. 13
2.2.7.1 Yếu tố dinh dưỡng…………………………………………………………13
2.2.7.2 Giống………………………………………………………………………15
2.2.7.3 Thời tiết, khí hậu………………………………………………………….. 16

vi


2.2.7.4 Lứa tuổi…………………………………………………………………… 16
2.2.7.5 Chăm sóc quản lý…………………………………………………………. 17

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT…………………… 19
3.1 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN KHẢO SÁT……………………..19
3.1.1 Thời gian và địa điểm………………………………………………………..19
3.1.2 Điều kiện thí nghiệm………………………………………………………...19
3.1.2.1 Điều kiện chuồng trại……………………………………………………... 19
3.1.2.2 Dụng cụ thí nghiệm………………………………………………………..19
3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT…………………………………………………… 19
3.3 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT…………….20
3.3.1 Các chỉ tiêu khảo sát………………………………………………………... 20
3.3.2 Đặc tính và nguồn gốc của các nhóm heo đực giống khảo sát……………... 20
3.3.3 Kiểm tra phẩm chất tinh dịch.......................................................................... 21
3.3.3.1 Dung lượng (V)............................................................................................ 21
3.3.3.2 Nồng độ (C)..................................................................................................21
3.3.3.3 Hoạt lực (A)................................................................................................. 21
3.3.3.4 Tích VAC (109 tt/ llt)……………………………………………………... 22
3.3.3.5 Kỳ hình (K)……………………………………………………………….. 22
3.3.3.6 Sức kháng (R)…………………………………………………………….. 23
3.3.3.7 Khuyến cáo về phẩm chất tinh dịch............................................................. 23
3.3.4 Giám định và xếp cấp đàn nọc……………………………………………… 24
3.3.4.1 Thành lập hội đồng giám định……………………………………………. 24
3.3.4.2 Xếp cấp ngoại hình thể chất………………………………………………. 24
3.3.4.3 Xếp cấp sinh trưởng ……………………………………………….………25
3.3.4.4 Xếp cấp tổng hợp…………………………………………………………..25
3.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU………………………...25
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN………………………………………..26
4.1 KẾT QUẢ XẾP CẤP ĐÀN HEO ĐỰC GIỐNG…………………………….. 26
4.1.1 Kết quả xếp cấp đàn heo đực giống………………………………………... 26

vii



4.1.2 Nhận xét về đàn heo đực giống khảo sát…………………………………….26
4.2 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH CÁC CHỈ TIÊU VỀ PHẨM CHẤT
TINH DỊCH…………………………………………………………………. 27
4.2.1 Kết quả so sánh và nhận xét về dung lượng tinh dịch (V, ml)………………28
4.2.2 Kết quả so sánh và nhận xét về hoạt lực tinh trùng (A)……………………. 32
4.2.3 Kết quả so sánh và nhận xét về nồng độ tinh trùng (C, 106 tt/ ml)…………. 36
4.2.4 Kết quả so sánh và nhận xét về tích VAC tinh dịch (109 tt/ llt)…………….. 39
4.2.5 Kết quả so sánh và nhận xét về sức kháng tinh trùng (R)…………………...43
4.2.6 Kết quả so sánh và nhận xét về tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K, %)……………. 46
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................. 49
5.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................49
5.2 ĐỀ NGHỊ........................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................51
PHỤ LỤC ................................................................................................................52

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A

: Hoạt lực tinh trùng

C

: Nồng độ tinh trùng

CV


: Hệ số biến dị (Coeficient of Variation)

K

: Tinh trùng kỳ hình

L

: Landrace

ME

: Năng lượng trao đổi (Metabolizable Energy)

N

: Số con, số mẫu hoặc số lần lấy

NHTC

: Ngoại hình thể chất

NN và PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

OM

: lai Omega (giống heo lai hai máu giữa Landrace và Duroc)


R

: Sức kháng của tinh trùng

SD

: Độ lệch chuẩn (Standard Devitation)

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

tt

: Tinh trùng

tt/ llt

: Tinh trùng/ lần lấy tinh

V

: Dung lượng tinh dịch

VAC

: Tổng số tinh trùng có khả năng thụ thai trong 1 lần xuất tinh

X


: Giá trị trung bình

Y

: Yorkshire

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn heo đực giống ........................................................................4
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng cám super boar 9064 .........................................5
Bảng 2.3 Tuổi thành thục tính dục ở một số loại gia súc .........................................8
Bảng 2.4 Thành phần hóa học của tinh dịch heo (mg %)………………………….8
Bảng 2.5 Kích thước tinh trùng của một số loại gia súc (µm) .................................9
Bảng 2.6 Biến động thể tích tinh dịch trên hai giống heo ngoại và nội.. ...............15
Bảng 2.7 Nồng độ tinh trùng biến động theo mùa .................................................16
Bảng 3.1 Đàn nọc khảo sát.....................................................................................19
Bảng 3.2 Danh sách và nguồn gốc của các nọc thí nghiệm ...................................20
Bảng 3.3 Điểm hoạt lực tinh trùng .........................................................................22
Bảng 3.4 Qui định phẩm chất tinh dịch cấp nhà nước ...........................................23
Bảng 3.5 Thang điểm xếp cấp ngoại hình thể chất, sinh trưởng, khả năng sinh sản
và cấp tổng hợp ......................................................................................24
Bảng 3.6 Bảng qui định đánh giá từng bộ phận của cơ thể ...................................24
Bảng 4.1 Điểm và xếp cấp tổng hợp ......................................................................26
Bảng 4.2 Tỷ lệ đạt cấp tổng hợp của đàn nọc ........................................................27
Bảng 4.3 Kết quả về dung lượng tinh dịch trung bình (V, ml) ..............................28
Bảng 4.4 Kết quả dung lượng tinh dịch (V, ml) trung bình của từng cá thể heo đực
giống qua các tháng khảo sát .................................................................31

Bảng 4.5 Kết quả hoạt lực tinh trùng trung bình (A) .............................................32
Bảng 4.6 Kết quả hoạt lực tinh trùng (A) trung bình của từng cá thể heo đực giống
qua các tháng khảo sát ...........................................................................35
Bảng 4.7 Kết quả nồng độ tinh trùng trung bình (C, 106 tt/ ml) ............................36
Bảng 4.8 Kết quả nồng độ tinh trùng (C) trung bình của từng cá thể heo đực giống
qua các tháng khảo sát ...........................................................................38
Bảng 4.9 Kết quả tích VAC tinh dịch trung bình (109 tt/ llt) .................................39

x


Bảng 4.10 Kết quả tích VAC tinh dịch trung bình của từng cá thể heo đực giống
qua các tháng khảo sát (109 tt/ llt) ..........................................................42
Bảng 4.11 Kết quả sức kháng tinh trùng trung bình (R) ........................................43
Bảng 4.12 Kết quả sức kháng tinh trùng (R) trung bình của từng cá thể heo đực
giống qua các tháng khảo sát .................................................................45
Bảng 4.13 Kết quả tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trung bình (K) ....................................46
Bảng 4.14 Kết quả tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K, %) trung bình của từng cá thể heo
đực giống qua các tháng khảo sát ..........................................................48

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, con heo giữ vai trò hàng đầu trong việc cung cấp thực phẩm bổ
dưỡng cho nhân dân và giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, cũng như kinh tế
hộ gia đình.
Trong những năm gần đây, chăn nuôi heo có nhiều tiến bộ: năng suất, sản

lượng thịt heo, số đầu heo đều tăng… nhưng vẫn còn quá thấp so với nhu cầu trong
nước và xuất khẩu. Để tạo ra sản phẩm thịt heo với số lượng lớn và chất lượng cao,
thì yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất là chúng ta phải có những con giống chất
lượng tốt; trong đó, đàn heo đực giống giữ vai trò quan trọng. Bởi vì, nhờ kỹ thuật
thụ tinh nhân tạo những con heo đực giống xuất sắc nhất thế giới có thể phối một
cách nhân tạo cho đàn heo nái ở bất cứ nơi đâu mà ta muốn. Chỉ cần một số lượng ít
heo đực giống thật xuất sắc đã được chọn lọc kỹ và một thời gian ngắn là có thể tạo
ra đàn heo con chất lượng cao, số lượng nhiều với giá thành rẻ. Vì vậy, việc kiểm
tra phẩm chất tinh dịch heo đực là hết sức cần thiết, giúp chúng ta đánh giá được
hiệu quả của đàn heo đực giống; từ đó ta có thể đánh giá được những ưu điểm,
khuyết điểm của từng cá thể hay từng nhóm giống và đưa ra những biện pháp thích
hợp để duy trì và nâng cao những phẩm chất có lợi của đàn heo đực giống, qua đó
nâng cao tỷ lệ đậu thai và tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
Trên cơ sở đó, được sự chấp thuận của Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, Trường
Đại học Nông Lâm TP. HCM và được sự hướng dẫn của ThS. Lâm Quang Ngà và
KS. Đoàn Trần Vĩnh Khánh, chúng tôi tiến hành làm khóa luận: "Khảo sát phẩm
chất tinh dịch của các nhóm heo đực giống tại trung tâm giống Greenfeed –
Finnor”, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.

1


1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu sự biến động về phẩm chất tinh dịch heo qua các tháng khảo sát và
qua các nhóm giống khảo sát.
Có những biện pháp xử lý kịp thời các heo đực giống có phẩm chất tinh dịch
xấu.
1.2.2 Yêu cầu
Đánh giá ngoại hình thể chất, sinh trưởng phát dục và xếp cấp tổng hợp cho

mỗi đực giống tham gia khảo sát.
Đánh giá phẩm chất tinh dịch của các nhóm heo đực giống. Từ đó so sánh
phẩm chất tinh dịch của các nhóm heo đực giống khảo sát và so sánh phẩm chất tinh
dịch qua các tháng khảo sát.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT
2.1.1 Thông tin sơ lược về trung tâm giống tinh heo Greenfeed – Finnor
Trung tâm giống tinh heo Greenfeed – Finnor được thành lập vào năm 2006.
Vị trí trại cách xa khu dân cư thuộc xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
Xã Xuân Tây nằm ở phía đông của huyện Cẩm Mỹ, cách trung tâm hành
chính huyện 20 km và cách trung tâm thị xã Long Khánh 30 km về phía đông, cách
quốc lộ 1A 10 km . Trung tâm giống tinh heo Greenfeed – Finnor có diện tích đất tự
nhiên khoảng 3,37 ha; trong đó, đất xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm 1,6 ha. Trung
Tâm nằm ở vị trí cao nên không bị ngập úng vào mùa mưa. Khí hậu ôn hòa, nhiệt
độ trung bình 25,4 oC .
Với vị trí địa lý, giao thông và thời tiết đều thuận lợi cho công tác nuôi
dưỡng heo đực giống, khai thác tinh, vận chuyển tinh,… Vì vậy trung tâm giống
tinh heo Greenfeed – Finnor đã trở thành một địa chỉ cung cấp tinh heo có uy tín và
chất lượng cho thị trường khu vực Miền Đông Nam Bộ và cả nước.
2.1.2 Tổ chức của Trung Tâm
Trung tâm giống tinh heo Greenfeed – Finnor có bộ máy quản lý tương đối
hoàn chỉnh, có đầy đủ các ban ngành: phòng quản lý, phòng kế toán, phòng nhân
sự, phòng pha chế tinh,... Về nhân lực, toàn trại có tổng cộng 20 nhân viên, trong đó
giám đốc Trung Tâm là Trần Văn Hiệp, trưởng trại là Lê Văn Hiệp, số còn lại là
nhân viên kỹ thuật, công nhân, tạp vụ.

2.1.3 Nhiệm vụ của Trung Tâm
Nhiệm vụ của trung tâm giống tinh heo Greenfeed – Finnor là sản xuất tinh
heo cung cấp cho các trại heo nái khác thuộc công ty Greenfeed Việt Nam và cung
cấp tinh heo cho thị trường trong nước.

3


2.1.4 Cơ cấu đàn và nguồn gốc đàn nọc giống
Tính đến thời điểm tháng 3/2011, toàn trại có tổng cộng 337 heo đực giống.
Bao gồm các giống Landrace, Yorkshire, lai Omega, Duroc, GF 280, GF 408, GF
399 và GF 337. Số lượng và nguồn gốc của từng nhóm giống được trình bày qua
bảng 2.1.
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn heo đực giống
Số lượng
Nguồn gốc
Đặc điểm giống
Hậu bị Khai thác
Landrace
0
33
Thái Lan
Thuần chủng
Yorkshire
0

363,50

7,51


2,06

319,75

13,72

4,29

310,5

20,40

6,58

316,75

12,58

3,97

38


4.2.4 Kết quả so sánh và nhận xét về tích VAC tinh dịch (109 tt/ llt)
Bảng 4.9 Kết quả tích VAC tinh dịch trung bình (109 tt/ llt)
Tháng

2

3


4

5

Giống

L

OM

Y

L

OM

Y

L

OM

Y

L

OM

Y


N

16

16

16

16

16

16

16

16

16

16

16

16

X

80,82 71,31 76,73 64,15 59,64 64,63 72,26 61,53 67,84 76,32 66,43 72,58


SD

13,52 22,62 9,83 10,09 16,77 11,23 10,55 20,52 12,28 10,65 21,91 12,01

CV% 16,73 31,72 12,81 15,72 28,12 17,37 14,60 33,35 18,10 13,95 32,99 16,55
Tháng

2

3

4

5

N

48

48

48

48

X

76,29


62,81

67,21

71,78

SD

16,37

12,95

15,42

15,89

CV%

21,46

20,61

22,94

22,14

Giống

L


OM

Y

N

64

64

64

X

73,39

64,73

70,44

SD

12,63

20,60

12,03

CV%


17,21

31,82

17,08

Dựa vào bảng 4.9 và kết quả xử lý thống kê, tích VAC tinh dịch trung bình
được đánh giá như sau:
Về tháng
Tích VAC tinh dịch trung bình của tháng 2 (76,29 * 109 tt/ llt) > 5 (71,78*109
tt/ llt) > 4 (67,21* 109 tt/ llt) > 3 (62,81*109 tt/ llt). Tích VAC tinh dịch trung bình
cao nhất vào tháng 2 (76,29*109 tt/ llt) và thấp nhất vào tháng 3 (62,81*109 tt/ llt).
Mức độ biến động tích VAC tinh dịch trung bình của tháng 4 (CV% = 22,94)
> 5 (CV% = 22,14) > 2 (CV% = 21,46) > 3 (CV% = 20,61). Mức độ biến động tích

39


VAC tinh dịch trung bình cao nhất vào tháng 4 (CV% = 22,94) và thấp nhất vào
tháng 3 (CV% = 20,61).
Qua kết quả xử lý thống kê, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt về tích VAC
tinh dịch trung bình giữa các tháng khảo sát là rất có ý nghĩa về mặt thống kê (P <
0,001).
Về giống
Tích VAC tinh dịch trung bình của giống L (73,39*109 tt/ llt) > Y (70,44*109
tt/ llt) > lai OM (64,73*109 tt/ llt). Tích VAC tinh dịch trung bình cao nhất thuộc
giống L (73,39*109 tt/ llt) và thấp nhất thuộc giống lai OM (64,73*109 tt/ llt).
Mức độ biến động tích VAC tinh dịch trung bình của giống lai OM (CV% =
31,82) > L (CV% = 17,21) > Y (CV% = 17,08). Mức độ biến động tích VAC tinh
dịch trung bình cao nhất thuộc giống lai OM (CV% = 31,82) và thấp nhất thuộc

giống Y (CV% = 17,08).
Qua kết quả xử lý thống kê, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt về tích VAC
tinh dịch trung bình giữa các nhóm giống khảo sát là rất có ý nghĩa về mặt thống kê
(P < 0,01). Như vậy, theo ghi nhận trên, cho dù cùng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng
như nhau, nhưng tích VAC tinh dịch có sự khác biệt, điều này chứng tỏ tích VAC
tinh dịch chỉ phụ thuộc chủ yếu vào cá thể heo đực giống và yếu tố di truyền.
So sánh với khảo sát của Trần Duy Trường (2009, trại heo đực giống
Greenfeed, tỉnh Tiền Giang) trên cùng nhóm đực giống (L, Y, lai OM) và cùng số
lượng khảo sát (12 heo đực giống). Ghi nhận của chúng tôi cho thấy tích VAC tinh
dịch trung bình của hai nhóm giống L và Y cao hơn ghi nhận của anh Trần Duy
Trường, còn tích VAC tinh dịch trung bình của nhóm giống lai OM thấp hơn ghi
nhận của anh Trần Duy Trường. Kết quả so sánh cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Giống

Lê Minh Hiển

Trần Duy Trường

L

73,39*109 tt/ llt

52,05*109 tt/ llt

Y

70,44*109 tt/ llt

53,84*109 tt/ llt


Lai OM

64,73*109 tt/ llt

74,45*109 tt/ llt

40


So sánh với Quyết định 1712/QĐ–BNN–CN ngày 09/06/2008 của Bộ trưởng
Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về tích VAC tinh dịch trung bình là
không nhỏ hơn 40*109 tt/ llt. Theo ghi nhận của chúng tôi, cả ba nhóm giống chúng
tôi khảo sát đều đạt chỉ tiêu này.

41


Bảng 4.10 Kết quả tích VAC tinh dịch trung bình của từng cá thể heo đực giống qua các tháng khảo sát (109 tt/ llt)
Tháng

2

3

4

5

Cá thể


X

SD

CV%

X

SD

CV%

X

SD

CV%

X

SD

CV%

L293

61,78

6,85


11,09

49,26

2,18

4,43

57,22

6,64

11,61

61,29

4,68

7,64

L511

78,87

6,47

8,20

63,88


4,49

7,03

72,41

6,77

9,35

75,00

6,29

8,38

L791

90,52

5,95

6,58

73,88

2,04

2,76


79,55

2,88

3,62

84,71

2,71

3,20

L838

92,11

2,49

2,70

69,57

4,32

6,21

79,86

2,89


3,62

84,30

4,00

4,74

OM2136

60,96

5,06

8,30

54,06

3,52

6,50

53,48

3,25

6,08

57,37


3,62

6,32

OM2153

76,14

4,10

5,38

64,86

6,69

10,32

71,95

10,52

14,62

78,97

4,89

6,20


OM2160

44,75

3,71

8,29

38,23

3,83

10,01

34,95

1,77

5,07

37,34

3,80

10,18

OM2165 103,39

3,92


3,80

81,42

3,54

4,35

85,75

5,12

5,98

92,05

5,21

5,66

Y280

90,52

3,18

3,51

80,15


5,77

7,20

81,64

1,07

1,31

85,75

5,46

6,37

Y324

70,57

3,80

5,38

57,00

2,26

3,96


60,37

7,99

13,23

64,75

5,81

8,98

Y343

78,01

3,01

3,86

67,56

1,922

2,85

74,82

6,39


8,54

80,02

7,09

8,86

Y364

67,81

6,11

9,02

53,83

4,76

8,84

54,52

4,25

7,80

59,81


1,90

3,17

42


4.2.5 Kết quả so sánh và nhận xét về sức kháng tinh trùng (R)
Bảng 4.11 Kết quả sức kháng tinh trùng trung bình (R)
Tháng

2

3

4

5

Giống

L

OM

Y

L

OM


Y

L

OM

Y

L

OM

Y

N

16

16

16

16

16

16

16


16

16

16

16

16

X

SD

6.450 5.150 5.450 5.863 4.775 5.250 6.275 4.850 5.163 6.300 5.113 5.338
493

841

788

488

597

659

419


732

629 253,0 820

525

CV% 7,64 16,32 14,46 8,33 12,51 12,56 6,67 15,10 12,19 4,02 16,03 9,84
Tháng

2

3

4

5

N

48

48

48

48

X

5.683


5.296

5.429

5.583

SD

904

729

857

771

CV%

15,90

13,76

15,79

13,80

Giống

L


OM

Y

N

64

64

64

X

6.222

4.972

5.300

SD

468,9

753,3

650,3

CV%


7,54

15,15

12,27

Dựa vào bảng 4.11 và kết quả xử lý thống kê, sức kháng tinh trùng trung bình
được đánh giá như sau:
Về tháng
Sức kháng tinh trùng trung bình của tháng 2 (5.683) > 5 (5.583) > 4 (5.429) >
3 (5.296). Sức kháng tinh trùng trung bình cao nhất vào tháng 2 (5.683) và thấp
nhất vào tháng 3 (5.296).
Mức độ biến động sức kháng tinh trùng trung bình của tháng 2 (CV% =
15,90) > 4 (CV% = 15,79) > 5(CV% = 13,80) > 3 (CV% = 13,76). Mức độ biến

43


động sức kháng tinh trùng trung bình cao nhất vào tháng 2 (CV% = 15,90) và thấp
nhất vào tháng 3 (CV% = 13,76).
Qua kết quả xử lý thống kê, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt về sức kháng
tinh trùng trung bình giữa các tháng khảo sát là có ý nghĩa về mặt thống kê (P <
0,05).
Về giống
Sức kháng tinh trùng trung bình của giống L (6.222) > Y (5.300) > lai OM
(4.972). Sức kháng tinh trùng trung bình cao nhất thuộc giống L (6.222) và thấp
nhất thuộc giống lai OM (4.972).
Mức độ biến động sức kháng tinh trùng trung bình của giống lai OM (CV% =
15,15) > Y (CV% = 12,27) > L (CV% = 7,54). Mức độ biến động sức kháng tinh

trùng trung bình cao nhất thuộc giống lai OM (CV% = 15,15) và thấp nhất thuộc
giống L (CV% = 7,54).
Qua kết quả xử lý thống kê, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt về sức kháng
tinh trùng trung bình giữa các nhóm giống khảo sát là rất có ý nghĩa về mặt thống
kê (P < 0,001).
So sánh với khảo sát của Trần Duy Trường (2009, trại heo đực giống
Greenfeed, tỉnh Tiền Giang) trên cùng nhóm đực giống (L, Y, lai OM) và cùng số
lượng khảo sát (12 heo đực giống). Ghi nhận của chúng tôi về sức kháng tinh trùng
trung bình cho ba nhóm giống L, Y, lai OM đều thấp hơn ghi nhận của anh Trần
Duy Trường. Kết quả so sánh cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Giống

Lê Minh Hiển

Trần Duy Trường

L

6.222

6.913

Y

4.972

6.406

Lai OM


5.300

7.788

44


Bảng 4.12 Kết quả sức kháng tinh trùng (R) trung bình của từng cá thể heo đực giống qua các tháng khảo sát
Tháng

2

3

4

5

Cá thể

X

SD

CV%

X

SD


CV%

X

SD

CV%

X

SD

CV%

L293

5.850

252

4,30

5.300

346

6,54

5.800


163,3

2,82

6.000

163,3

2,72

L511

6.250

191,5

3,06

5.650

191,5

3,39

6.150

191,5

3,11


6.250

100,0

1,60

L791

7.000

163,3

2,33

6.400

163,3

2,55

6.750

191,5

2,84

6.550

191,5


2,92

L838

6.700

258

3,85

6.100

258

4,23

6.400

365

5,71

6.400

163,3

2,55

OM2136


4.600

163,3

3,55

4.400

163,3

3,71

4.250

252

5,92

4.350

100,0

2,30

OM2153

6.100

115,5


1,89

5.400

163,3

3,02

5.700

115,5

2,03

5.900

115,5

1,96

OM2160

4.150

191,5

4,61

4.050


100,0

2,47

4.100

200

4,88

4.300

115,5

2,69

OM2165

5.750

191,5

3,33

5.250

100,0

1,90


5.350

191,5

3,58

5.900

115,5

1,96

Y280

6.000

163,3

2,72

5.700

258

4,53

5.450

191,5


3,51

5.700

115,5

2,03

Y324

6.150

191,5

3,11

5.800

163,3

2,82

5.800

365

6,30

5.850


191,5

3,27

Y343

5.400

163,3

3,02

5.250

191,5

3,65

5.150

191,5

3,72

5.200

163,3

3,14


Y364

4.250

191,5

4,51

4.250

191,5

4,51

4.250

100,0

2,35

4.600

163,3

3,55

45


4.2.6 Kết quả so sánh và nhận xét về tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K, %)

Bảng 4.13 Kết quả tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trung bình (K)
Tháng

2

3

4

5

Giống

L

OM

Y

L

OM

Y

L

OM

Y


L

OM

Y

N

16

16

16

16

16

16

16

16

16

16

16


16

X

4,00 4,75

4,25

5,00

4,75

4,94

4,31

4,75

4,44

4,06

4,62

4,31

SD

0,89 1,00


1,29

0,89

1,39

0,93

0,95

1,65

0,96

1,24

1,71

1,35

CV% 22,36 21,05 30,38 17,89 29,27 18,81 21,95 34,81 21,72 30,44 36,93 31,36
Tháng

2

3

4


5

N

48

48

48

48

X

4,33

4,89

4,50

4,33

SD

1,10

1,08

1,22


1,43

CV%

25,34

21,99

27,12

33,10

Giống

L

OM

Y

N

64

64

64

X


4,34

4,72

4,48

SD

1,06

1,43

1,16

CV%

24,34

30,32

25,75

Dựa vào bảng 4.13 và kết quả xử lý thống kê, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trung
bình được đánh giá như sau:
Về tháng
Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trung bình của tháng 3 (4,89 %) > 4 (4,50 %) > 2
(4,33 %) = 5 (4,33 %). Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trung bình cao nhất vào tháng 3
(4,89 %) và thấp nhất vào tháng 2 (4,33 %) và tháng 5 (4,33 %).
Mức độ biến động tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trung bình của tháng 5 (CV% =
33,10) > 4 (CV% = 27,12) > 2 (CV% = 25,34) > 3(CV% = 21,99). Mức độ biến


46


động tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trung bình cao nhất vào tháng 5 (CV% = 33,10) và
thấp nhất vào tháng 3 (CV% = 21,99).
Qua kết quả xử lý thống kê, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt về tỷ lệ tinh
trùng kỳ hình trung bình giữa các tháng khảo sát là không có ý nghĩa về mặt thống
kê (P > 0,05).
Về giống
Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trung bình của giống lai OM (4,72 %) > Y (4,48 %) >
L (4,34 %). Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trung bình cao nhất thuộc giống lai OM (4,72
%) và thấp nhất thuộc giống L (4,34 %).
Mức độ biến động tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trung bình của giống lai OM (CV%
= 30,32) > Y (CV% = 25,75) > L (CV% = 24,34). Mức độ biến động tỷ lệ tinh trùng
kỳ hình trung bình cao nhất thuộc giống lai OM (CV% = 30,32) và thấp nhất thuộc
giống L (CV% = 24,34).
Qua kết quả xử lý thống kê, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt về tỷ lệ tinh
trùng kỳ hình trung bình giữa các nhóm giống khảo sát là không có ý nghĩa về mặt
thống kê (P > 0,05).
So sánh với Quyết định 1712/QĐ–BNN–CN ngày 09/06/2008 của Bộ trưởng
Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỷ lệ tinh trùng kỳ hình nhỏ hơn 15%.
Thì theo ghi nhận của chúng tôi, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trung bình của ba nhóm
heo đực giống chúng tôi khảo sát đều đạt chỉ tiêu này.
So sánh với khảo sát của Trần Duy Trường (2009, trại heo đực giống
Greenfeed, tỉnh Tiền Giang) trên cùng nhóm đực giống (L, Y, lai OM) và cùng số
lượng khảo sát (12 heo đực giống). Ghi nhận của chúng tôi về tỷ lệ tinh trùng kỳ
hình trung bình cho ba nhóm giống L, Y, lai OM có sự tương đồng với ghi nhận của
anh Trần Duy Trường. Kết quả so sánh cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Giống


Lê Minh Hiển

Trần Duy Trường

L

4,34 %

4,65 %

Y

4,48 %

4,93 %

Lai OM

4,72 %

4,13 %

47


×