Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA CÁC NHÓM HEO ĐỰC GIỐNG TẠI TRUNG TÂM GIỐNG GREENFEED – FINNOR CẨM MỸ, ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.15 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
*************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA CÁC NHÓM HEO
ĐỰC GIỐNG TẠI TRUNG TÂM GIỐNG GREENFEED –
FINNOR CẨM MỸ, ĐỒNG NAI

Sinh viên thực hiện: MẠNH XUÂN HUY
Lớp: DH06TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2006 - 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
*************

MẠNH XUÂN HUY

KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA CÁC NHÓM HEO
ĐỰC GIỐNG TẠI TRUNG TÂM GIỐNG GREENFEED –
FINNOR CẨM MỸ, ĐỒNG NAI
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn


ThS. LÂM QUANG NGÀ
KS. ĐOÀN TRẦN VĨNH KHÁNH

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Mạnh Xuân Huy
Tên khóa luận: “Khảo sát phẩm chất tinh dịch của các nhóm heo đực
giống tại trung tâm giống Greenfeed – Finnor Cẩm Mỹ, Đồng Nai”.
Đã hoàn thành khóa luận đúng theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các
ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày
........................
Giáo viên hướng dẫn

ThS. LÂM QUANG NGÀ

ii


LỜI CẢM ƠN
Thành kính ghi ơn
Cha Mẹ, người đã sinh thành, dưỡng dục và hy sinh tất cả để con được như
ngày hôm nay.
Xin trân trọng cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đai Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Bộ Môn Di Truyền Giống.
Toàn thể quý Thầy Cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tận tình dạy bảo và truyền

đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập và thời gian thực
tập tốt nghiệp.
Xin nhớ mãi công ơn
ThS. Lâm Quang Ngà và KS. Đoàn Trần Vĩnh Khánh đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo, động viên và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài và
hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm tạ
Ban giám đốc trung tâm giống Greenfeed – Finnor, Cẩm Mỹ, Đồng Nai.
Cùng toàn thể anh, em công nhân kỹ thuật trong trại đã nhiệt tình chỉ dẫn và
hỗ trợ các phương tiện cần thiết cho tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Xin cảm ơn
Tập thể lớp thú y 32 và những người bạn thân yêu đã cùng tôi chia sẽ biết
bao buồn vui trong thời gian học tập tại trường và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này.

MẠNH XUÂN HUY

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Trong thời gian từ 15/2/2011 đến 15/6/2011, chúng tôi đã thực hiện đề tài:
“Khảo sát phẩm chất tinh dịch của các nhóm heo đực giống tại trung tâm giống
Greenfeed – Finnor, Cẩm Mỹ, Đồng Nai”, và ghi nhận một số kết quả như sau:
Dung lượng tinh dịch V (ml)
Dung lượng tinh dịch trung bình của tháng 5 (307,29) cao nhất và tháng 4 (280,48) có
dung lượng thấp nhất.
Dung lượng tinh dịch trung bình của giống lai OM (305,94) cao nhất và thấp nhất là
giống Y (276,78).
Hoạt lực tinh trùng (A)

Hoạt lực tinh trùng trung bình của tháng 5 bằng tháng 2 (0,80) và cao hơn tháng 4
bằng tháng 3 (0,79).
Hoạt lực trung bình của giống L (0,81) cao nhất và thấp nhất là giống lai OM (0,78).
Nồng độ tinh trùng (C,106 tt/ml )
Nồng độ tinh trùng trung bình của tháng 5 (300,04) cao nhất và tháng 4 (278,73) có
nồng độ trung bình thấp nhất.
Nồng độ tinh trùng trung bình của giống L (303,83) cao nhất và thấp nhất là giống lai
OM (268,36).
Tích VAC ( 109 tt/llt )
Tích VAC trung bình cao nhất vào tháng 5 (73,42) và thấp nhất vào tháng 4 (61,77).
Tich VAC trung bình của giống L (72,45) cao nhất và thấp nhất là giống lai OM
(63,31).
Sức kháng của tinh trùng (R)
Sức kháng tinh trùng cao nhất vào tháng 5 (7.021) và thấp nhất vào tháng 3 (6.558).
Sức kháng tinh trùng của giống L (7.256) cao nhất và giống Y (6.413) thấp nhất.
Tỉ lệ tinh trùng kỳ hình (K,%)
Tinh trùng kỳ hình của tháng 3 (3,56) cao nhất và thấp nhất vào tháng 4 (3,25).
Tinh trùng kỳ hình cao nhất là giống lai OM (3,64) và thấp nhất là giống Y (3,27).

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ...................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ............................................................................. ii
Lời cảm tạ................................................................................................................... iii
Tóm tắt khóa luận....................................................................................................... iv
Mục lục.........................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt .......................................................................................... ix

Danh sách các bảng ......................................................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu ..............................................................................................2
1.2.1 Mục đích..............................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu................................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ...........................................................................................3
2.1 Sự thành thục về tính dục trên heo .........................................................................3
2.2 Tinh dịch ................................................................................................................4
2.2.1 Tinh thanh ...........................................................................................................5
2.2.2 Tinh trùng ............................................................................................................5
2.3 Chức năng của dịch hoàn phụ ................................................................................7
2.4 Chức năng của tuyến sinh dục phụ ........................................................................8
2.4.1 Tuyến tiền liệt .....................................................................................................8
2.4.2 Tuyến tinh nang...................................................................................................8
2.4.3 Tuyến cầu niệu đạo .............................................................................................8
2.5 Đặc tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sức sống tinh trùng ...................................8
2.5.1 Những đặc tính của tinh trùng .............................................................................8
2.5.1.1 Đặc tính sinh lý ................................................................................................8
2.5.1.2 Tính tiếp xúc ....................................................................................................9

v


2.5.1.3 Hướng về ánh sáng ...........................................................................................9
2.5.1.4 Chảy ngược dòng .............................................................................................9
2.5.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng .......................................9
2.5.2.1 Nước .................................................................................................................9
2.5.2.2 Không khí .........................................................................................................9
2.5.2.3 Nhiệt độ ..........................................................................................................10

2.5.2.4 Hóa chất .........................................................................................................10
2.5.2.5 pH ...................................................................................................................10
2.5.2.6 Khói thuốc ......................................................................................................10
2.5.2.7 Sóng lắc ..........................................................................................................10
2.5.2.8 Vật bẩn và vi trùng .........................................................................................10
2.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch ..............................................11
2.6.1 Loài giống .........................................................................................................11
2.6.2 Dinh dưỡng .......................................................................................................11
2.6.3 Thời tiết và khí hậu ...........................................................................................12
2.6.4 Tuổi ...................................................................................................................13
2.7 Một số yếu tố con người ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch .............................13
2.7.1 Vận động ...........................................................................................................13
2.7.2 Chu kỳ khai thác................................................................................................14
2.7.3 Kỹ thuật lấy tinh ................................................................................................14
2.7.4 Chuồng trại ........................................................................................................15
2.7.5 Bệnh tật .............................................................................................................15
2.7.6 Bảo tồn tinh dịch sau khi pha loãng ..................................................................15
2.8 Khai thác tinh dịch ...............................................................................................15
2.8.1 Chọn heo đực trong sử dụng thụ tinh nhân tạo .................................................15
2.8.2 Huấn luyện heo đực giống nhảy giá..................................................................17
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ..................................21
3.1 Thời gian và địa điểm khảo sát ............................................................................21
3.2 Sơ lược về địa điểm tiến hành khảo sát ...............................................................21

vi


3.2.1 Đặc điểm tự nhiên .............................................................................................21
3.2.2 Tổ chức và cơ sở vật chất của trung tâm...........................................................22
3.2.3 Nhiệm vụ và tình hình sản suất của trung tâm ..................................................23

3.3 Điều kiện khảo sát ................................................................................................23
3.3.1 Chuồng trại ........................................................................................................23
3.3.2 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh thú y .............................................24
3.3.3 Công tác thú y ...................................................................................................25
3.3.4 Quy trình tiêm phòng vaccine ở trại .................................................................25
3.4 Đàn heo đực khảo sát ...........................................................................................25
3.5 Phương pháp khảo sát ..........................................................................................26
3.6 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp khảo sát ...................................................26
3.6.1 Các chỉ tiêu khảo sát .........................................................................................26
3.6.2 Giám định và xếp cấp đàn đực giống ................................................................26
3.6.2.1 Xếp cấp ngoại hình.........................................................................................26
3.6.2.2 Xếp cấp sinh trưởng .......................................................................................28
3.6.2.3 Xếp cấp tổng hợp ...........................................................................................28
3.6.3 Kiểm tra phẩm chất tinh dịch ............................................................................28
3.6.3.1 Chu kỳ và thời gian lấy tinh ...........................................................................28
3.6.3.2 Vệ sinh trước khi lấy tinh ...............................................................................28
3.6.3.3 Cách lấy tinh ..................................................................................................28
3.6.3.4 Kiểm tra tinh dịch ..........................................................................................29
3.6.4 Phương pháp xử lý thống kê .............................................................................32
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................33
4.1 Kết quả xếp cấp đàn heo đực giống .....................................................................33
4.1.1 Kết quả xếp cấp đàn heo đực giống ..................................................................33
4.1.2 Nhận xét về đàn heo đực khảo sát.....................................................................34
4.2 Kết quả đánh giá và so sánh các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch ........................34
4.2.1 Kết quả so sánh và nhận xét về dung lượng tinh dịch (V,ml)...........................34
4.2.2 Kết quả so sánh và nhận xét về hoạt lực tinh trùng (A) ....................................38

vii



4.2.3 Kết quả so sánh và nhận xét về nồng độ tinh trùng (C,106 tt/ml) .....................42
4.2.4 Kết quả so sánh và nhận xét về tích VAC (109 tt/ll) .........................................46
4.2.5 Kết quả so sánh và nhận xét về sức kháng tinh trùng (R).................................50
4.2.6 Kết quả so sánh và nhận xét về tinh trùng kỳ hình (K,%) ................................53
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................56
5.1 Kết luận ................................................................................................................56
5.2 Đề nghị .................................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................58
PHỤ LỤC ..................................................................................................................59

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A

: Hoạt lực tinh trùng

C

: Nồng độ tinh trùng

CV

: Hệ số biến dị (Coeficient of Variation)

ĐC

: Đặc cấp


FMD

: Lở mồm long móng (Foot and Mouth Disease)

I

: Cấp I

K

: Tinh trùng kỳ hình

L

: Landrace

n

: Số con, số mẫu hoặc số lần lấy

OM

: Lai Omega

R

: Sức kháng của tinh trùng

SD


: Độ lệch chuẩn (Standard Devitation)

TCVN

: Tiêu chẩn Việt Nam

tt

: Tinh trùng

tt/llt

: Tinh trùng/lần lấy tinh

V

: Dung lượng tinh dịch

VAC

: Tổng số tinh trùng có khả năng thụ thai trong 1 lần xuất tinh

X

: Giá trị trung bình

Y

: Yorkshire


ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1 Tuổi thành thục tính dục ở một số loại gia súc ............................................4
Bảng 2.2 Thành phần hóa học của tinh dịch (tính theo mg%) ....................................4
Bảng 2.3 Kích thước tinh trùng của một số loại gia súc (µm) ....................................6
Bảng 2.4 Thời gian tinh trùng đi từ dịch hoàn đến dịch hoàn phụ ở một số loài gia
súc.. ................................................................................................................7
Bảng 2.5 Biến động thể tích tinh dịch theo tuổi trên hai giống heo ngoại và heo nội ..
.......................................................................................................................11
Bảng 2.6 So sánh nồng độ tinh trùng giữa heo nội và heo ngoại thay đổi theo mùa 13
Bảng 2.7 Sự biến động phẩm chất tinh dịch theo thời gian sử dụng .........................13
Bảng 2.8 Sự ảnh hưởng của chu kỳ khai thác lên phẩm chất tinh dịch .....................14
Bảng 2.9 Kích thước giá nhảy thích hợp ...................................................................17
Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng thức ăn.................................................................24
Bảng 3.2 Tỷ lệ phân bố đàn heo đực giống ...............................................................25
Bảng 3.3 Lý lịch và phân bố đực giống theo độ tuổi.................................................26
Bảng 3.4 Bảng quy định đánh giá từng bộ phận cơ thể .............................................27
Bảng 3.5 Thang điểm xếp cấp ngoại hình thể chất, khả năng sinh trưởng và xếp cấp
tổng hợp ........................................................................................................27
Bảng 3.6 Bảng điểm hoạt lực tinh trùng ....................................................................30
Bảng 4.1 Điểm và xếp cấp tổng hợp của từng heo đực giống ...................................33
Bảng 4.2 Tỷ lệ đạt cấp tổng hợp của đàn heo đực .....................................................34
Bảng 4.3 Kết quả về dung lượng tinh dịch (V,ml) ....................................................36
Bảng 4.4 Kết quả dung lượng tinh dịch (V,ml) trung bình của từng cá thể qua các
tháng khảo sát ...............................................................................................37
Bảng 4.5 Kết quả về hoạt lực tinh trùng (A) .............................................................40
Bảng 4.6 Kết quả hoạt lực tinh trùng (A) trung bình của từng cá thể qua các tháng

khảo sát .........................................................................................................41

x


Bảng 4.7 Kết quả về nồng độ tinh trùng (C,106 tt/ml)...............................................44
Bảng 4.8 Kết quả nồng độ tinh trùng (C,106 tt/ml) trung bình của từng cá thể qua
các tháng khảo sát .........................................................................................45
Bảng 4.9 Kết quả tích VAC (109 tt/llt) ......................................................................48
Bảng 4.10 Kết quả tích VAC (109 tt/llt) trung bình của từng cá thể qua các tháng
khảo sát .........................................................................................................49
Bảng 4.11 Kết quả sức kháng tinh trùng (R) .............................................................51
Bảng 4.12 Kết quả sức kháng tinh trùng (R) trung bình của từng cá thể qua các
tháng khảo sát ...............................................................................................52
Bảng 4.13 Kết quả tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K,%) ....................................................54
Bảng 4.14 Kết quả tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K,%) trung bình của từng cá thể qua các
tháng khảo sát ...............................................................................................55

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong thời kỳ hiện nay đất nước ta đang từng bước đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế đang phát triển một cách mạnh mẽ,
trong đó ngành chăn nuôi luôn được quan tâm và phát triển. Đặc biệt là ngành chăn
nuôi heo đã có những thay đổi lớn không chỉ đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao và
đa dạng của thị trường trong nước, mà còn đang hướng tới mở rộng thị trường tiêu
thụ nước ngoài. Để đạt được điều này thì phải thực hiện tốt công tác giống, dinh

dưỡng, thú y, chăm sóc và quản lý…. Trong đó công tác giống đóng vai trò hết sức
quan trọng để tạo ra những giống heo có chất lượng cao, góp phần làm tăng số
lượng gia súc cho nhà chăn nuôi, đồng thời làm tăng năng suất và phẩm chất quầy
thịt.
Để công tác giống được thực hiện tốt, phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá,
so sánh phẩm chất tinh dịch và khả năng sinh trưởng của các nhóm đực giống. Từ
đó, đưa ra những biện pháp kịp thời để bồi dưỡng hoặc loại thải làm nâng cao chất
lượng đàn heo đực giống có hiệu quả kinh tế cao trong tương lai.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y,
bộ môn Di Truyền Giống, trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, với sự hướng dẫn
của Th.S Lâm Quang Ngà và KS. Đoàn Trần Vĩnh Khánh và được sự đồng ý của
ban giám đốc trung tâm giống tinh heo Greenfeed chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo
sát phẩm chất tinh dịch của các nhóm heo đực giống tại trung tâm giống Greenfeed
– Finnor, Cẩm Mỹ, Đồng Nai”.

1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Theo dõi, đánh giá chất lượng tinh dịch của cá thể đực giống.
Chọn lọc và giữ lại những cá thể có phẩm chất tốt.
Tìm hiểu sự biến động về phẩm chất tinh dịch qua các tháng khảo sát.
Có những biện pháp xử lý kịp thời các heo đực giống có phẩm chất tinh dịch
xấu.
1.2.2 Yêu cầu
Đánh giá, giám định xếp cấp các nhóm heo đực giống.
Đánh giá phẩm chất tinh dịch của các nhóm heo đực giống.
Ghi nhận mức độ biến động phẩm chất tinh dịch qua các tháng khảo sát.


2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Sự thành thục về tính dục trên heo
Các loại gia súc, sau một thời kỳ sinh trưởng và phát triển nhất định thì có
khả năng sinh sản. Tuổi con vật bắt đầu sinh sản gọi là tuổi thành thục về tính, nó
biểu hiện ở chỗ:
Bản thân cá thể đó sản sinh ra những tế bào sinh dục hoàn chỉnh có khả năng
thụ thai (trứng và tinh trùng).
Dưới tác động của các kích thích tố làm cho cơ quan sinh dục thứ cấp phát
triển và con vật có phản xạ về tính.
Sự thành thục tính dục cũng có thể được định nghĩa chính xác hơn, đó là khi
sự sản xuất testosterone đạt đến mức khơi mào cho sự phát triển của các tế bào ống
sinh tinh, lúc đó tinh trùng được sản xuất ở ống sinh tinh của dịch hoàn và phát triển
dần đến hoàn thiện ở phó dịch hoàn khi thú đực trưởng thành tính dục (Crabo, 1986;
dẫn liệu của Đinh Thị Phương Quyên, 2002).
Khi trưởng thành về tính dục thú đực vẫn tiếp tục sinh trưởng và phát dục. Vì
vậy, không nên cho thú sinh sản ở lần lên giống đầu tiên đối với heo cái cũng như
khai thác tinh dịch trên heo đực.
Tuổi thành thục tính dục đối với heo nội: 6 – 7 tháng, 30 – 80 kg; heo ngoại
là 7 – 8 tháng, 120 – 130 kg. và tuổi này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi,
giống, dinh dưỡng, thời tiết, mùa sinh sản….(Lâm Quang Ngà, 2005). Tuổi thành
thục tính dục một số loại được trình bày qua Bảng 2.1.

3


Bảng 2.1 Tuổi thành thục tính dục ở một số loại gia súc

Giới tính
Cá thể cái

Cá thể đực

(tháng tuổi)

(tháng tuổi)

Trâu

24 – 25

25 – 30

Ngựa

12 – 18

18 – 24



8 – 12

12 – 18

Heo

6–7


7–8

Chó, Dê, Cừu

6–7

7–8

Loài

(Nguồn: Lâm Quang Ngà, 2005)
Lưu ý: Khi heo đã đến tuổi trưởng thành sinh dục, thú vẫn tiếp tục sinh
trưởng và phát triển, do đó không nên cho thú sinh sản ngay sau khi thành thục vì:
- Ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát dục của thú.
- Thú chưa phát triển đầy đủ bộ khung xương dễ dẫn tới đẻ khó.
2.2 Tinh dịch
Là hỗn hợp chất tiết của dịch hoàn phụ và các tuyến sinh dục phụ được hình
thành ngay sau khi giao phối.
Tinh dịch gồm có 2 phần chính:
Tinh thanh do các tuyến sinh dục phụ tiết ra.
Tinh trùng do dịch hoàn phụ tiết ra.
Bảng 2.2 Thành phần hóa học của tinh dịch (tính theo mg%)
Protein
(theo N)
Heo

3831

Lipid


Fructose

29

6-8

Acid

Acid

citric

lactic

0,13

21

P

Cl

Na

K

Ca

Mg


8

329

646

24

5

11

(Nguồn: Lâm Quang Ngà, 2005)

4


2.2.1 Tinh thanh
Chủ yếu do các tuyến sinh dục phụ tiết ra, số lượng tinh thanh tùy thuộc vào
kích thước và tốc độ tiết của các tuyến sinh dục phụ.
Những gia súc giao phối ở tử cung như heo, ngựa thì số lượng tinh thanh
nhiều nhưng nồng độ tinh trùng thấp. Còn gia súc giao phối ở âm đạo như dê, bò,
cừu thì ngược lại là số lượng tinh thanh ít, nồng độ tinh trùng cao.
Theo Ogiun (1977) và Levin (1980), ở heo đực số lượng tinh thanh bao gồm:
55 – 70 % được tạo ra từ tuyến tiền liệt; 20 – 26 % do tuyến tinh nang; 15 – 18 %
do tuyến Cowper; chỉ có 2 – 3 % là của dịch hoàn phụ. Thành phần của nó bao
gồm: fructose, protein, photphotase và men protease để tiêu hóa protein.
Tác dụng của tinh thanh:
Rửa sạch niệu đạo

Làm môi trường cho tinh trùng vận động
Trung hòa pH âm đạo và tạo điều kiện cho tinh trùng tiến đến trứng.
2.2.2 Tinh trùng
Tinh trùng được sinh ra trong ống sinh tinh cong nhỏ của dịch hoàn.
Thành phần gồm: 75 % nước và 25 % vật chất khô.
Trong vật chất khô có: 85 % protid, 13,2 % lipid và 1,8 % khoáng.
Tinh trùng của heo có chiều dài tổng cộng 55 – 57 µm.
Bằng phương pháp ly tâm người ta xác định được khối lượng các thành phần
của tinh trùng như sau:
Đầu: 51 %
Cổ và thân: 16 %
Đuôi: 33 %
Kích thước tinh trùng của một số loại gia súc được trình bày theo Bảng 2.3
dưới đây:

5


Bảng 2.3 Kích thước tinh trùng của một số loại gia súc (µm)
Loài

Dài tổng số

Đầu
(dài x rộng x dày)

Cổ thân

Đuôi


Heo

55 – 57

8x4x1

12

35 – 37



65 – 72

9x4x1

10 – 13

44 – 53

Ngựa

58 – 60

7x4x2

10

41 – 43


Cừu

66 – 75

8x5x1

14

44



100

14 x 2 x1

5

80

Thỏ

50 – 62

8x4x1

10

33 – 35


51

7x4x1

10

34

Người

(Nguồn: Lâm Quang Ngà, 2005)
Đầu tinh trùng
Có hình trứng bên ngoài được bao bọc bởi màng mỏng lipoprotein, màng
này được hình thành khi đi qua dịch hoàn phụ, có khả năng bán thấm giúp tinh
trùng định hình cũng như chống lại điều kiện bất lợi đối với nó.
Phía trên đầu tinh trùng có hệ thống acrosome. Acrosome có tác dụng quyết
định đến khả năng thụ thai. Hệ thống này chứa 2 enzyme hyaluronidase và
neuraminidase có tác dụng làm tan rã màng bọc mucopolysaccharide của tế bào
trứng để thụ tinh. Nếu tinh trùng được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp không đổi
trong vòng 2 – 3 ngày thì tinh trùng vẫn còn năng lực hoạt động, nhưng sau đó sẽ bị
biến dạng do hệ thống acrosome bị bong ra làm mất khả năng thụ thai dù tinh trùng
vẫn còn hoạt động.
Cổ và thân
Nối liền với phần đầu một cách lỏng lẻo, chứa chủ yếu là nguyên sinh chất
của tinh trùng, phần này rất dễ bị đứt rời bởi tác động cơ giới, nhiệt và hóa chất dẫn
đến làm giảm tỉ lệ thụ tinh hoặc tinh trùng không có khả năng thụ tinh nữa.
Đuôi
Chứa 23 % lipid giúp cho tinh trùng vận động nhờ những sợi xoắn chạy dọc
theo chiều dài của tinh trùng.


6


2.3 Chức năng của dịch hoàn phụ
Tinh trùng được tạo ra ở ống sinh tinh, sau đó đi vào dịch hoàn phụ và hoàn
chỉnh dần ở đó. Thời gian tinh trùng đi từ dịch hoàn đến dịch hoàn phụ ở các loại
gia súc khác nhau:
Bảng 2.4 Thời gian tinh trùng đi từ dịch hoàn đến dịch hoàn phụ ở một số
loài gia súc
Loài

Thời gian (ngày)



7-9

Thỏ

9 – 11

Dê, cừu

14

Heo

20

(Nguồn: Lâm Quang Ngà, 2005)

Trong dịch hoàn phụ có:
pH = 6,13
Nồng độ ion [ H ]+ cao gấp 10 lần trong dịch hoàn.
Áp suất CO 2 cao ức chế quá trình phân giải đường.
Nhiệt độ dịch hoàn phụ thấp hơn dịch hoàn.
Tế bào của dịch hoàn phụ tiết ra lipoprotein, tinh trùng hấp thu
lipoprotein mang điện tích âm vì vậy không bị kết dính nhau thành từng mảng. Tinh
trùng hấp thu lipoprotein giúp cho nó có một màng mỏng bao lấy mặt ngoài, làm
cho tinh trùng đề kháng với môi trường bất lợi. Các thí nghiệm cho thấy nếu lấy
tinh trùng phần đuôi của dịch hoàn phụ thì chúng có thể sống được vài ngày.
Tất cả các vấn đề trên làm cho tinh trùng sống ở trạng thái tiềm sinh. Năng
lượng tiêu hao đến mức thấp nhất cho nên tinh trùng có thể sống lâu trong dịch
hoàn phụ 1 – 2 tháng vẫn còn có khả năng thụ thai. Nếu tinh trùng sống quá lâu
trong dịch hoàn phụ mà không có điều kiện phóng tinh thì nó thay đổi hình thái, cấu
tạo và chức năng sinh lý, giảm sức sống và khả năng thụ thai, cuối cùng thoái hóa
dần và chết. Cho nên gia súc đã lâu ngày không lấy tinh thì lần lấy sau đó tinh trùng
có tỷ lệ kỳ hình cao, hoạt lực thấp.

7


2.4 Chức năng của tuyến sinh dục phụ
2.4.1 Tuyến tiền liệt
Chất tiết có: mùi đặc trưng, pH trung tính, protein, đặc biệt là prostaglandin
PGF 2∝ với chức năng co cơ trơn ống dẫn tinh, xoang chứa tinh và niệu đạo dẫn đến
phóng tinh, gây co bóp trong tử cung con cái để giúp tinh trùng di chuyển vào sâu
bên trong. Ở thú nhai lại chất tiết của tuyến tiền liệt nhỏ nhưng ở heo chiếm hơn
50% dung lượng tinh dịch.
2.4.2 Tuyến tinh nang
Là tuyến lớn nhất trong ba tuyến. Chất tiết của tuyến tinh nang có tác dụng

làm môi trường cho tinh trùng vận động, cung cấp năng lượng cho tinh trùng, có tác
dụng đệm cho tinh trùng, trung hòa pH âm đạo tạo điều kiện cho tinh trùng đi qua.
2.4.3 Tuyến cầu niệu đạo
Chất tiết có tính sát trùng, dọn đường niệu – sinh dục trước khi tinh trùng đi
qua.
Tuyến này hoạt động mạnh ở heo, ngựa, là dịch thể chứa chủ yếu là fructose,
các hormon peptid hoặc chất tương tự, ở cừu còn có prostaglandin (theo Starler và
cs, 1987, dẫn liệu Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Quốc Đạt, 1997), globulin dưới tác
dụng của men vezikinase dịch này kết dính thành keo phèn (tapioca), keo phèn này
có tác dụng hút nước rất mạnh. Trong thụ tinh nhân tạo thì người ta loại bỏ keo
phèn này vì nó ảnh hưởng tới phẩm chất tinh dịch.
Nói chung chất tiết của các tuyến sinh dục phụ có tác dụng tạo thành môi
trường thích hợp, tạo điều kiện cho tinh trùng hoạt động, chấm dứt trạng thái tiềm
sinh bằng cách bổ sung vào tinh dịch những chất dinh dưỡng.
2.5 Đặc tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sức sống tinh trùng
2.5.1 Những đặc tính của tinh trùng
2.5.1.1 Đặc tính sinh lý
Tinh trùng hấp thu O 2 và thải CO 2 , tinh trùng hoạt động càng nhiều thì năng
lượng tiêu hao càng nhiều đồng thời tinh trùng chết càng nhanh.

8


Tinh trùng trao đổi chất theo hai phương thức: hô hấp và phân giải đường
glucose, fructose. Trong điều kiện có O 2 tinh trùng hô hấp mạnh, hệ số hô hấp được
tính bằng µl O 2 của 100.000 tinh trùng tiêu thụ trong một giờ ở 37 0C, trung bình 10
– 20 µl O 2 . Sự phân giải đường fructose là số lượng fructose của 109 tinh trùng tiêu
thụ trong một giờ ở 37 0C, trung bình là 2 mg. Kết quả việc phân giải fructose là
acid lactic, quá trình diễn ra gần giống ở mô cơ, chỉ khác ở nguồn nguyên liệu của
tinh trùng là fructose trong khi mô cơ là glycogen.

2.5.1.2 Tính tiếp xúc
Nếu trong tinh trùng có vật lạ (bọt khí, hạt bụi, cát…), tinh trùng sẽ bám
xung quanh, tiếp xúc với vật lạ ấy và nhanh chóng chết, nhờ đặc tính này nên khi
tinh trùng gặp trứng lập tức vây quanh và tiến hành thụ tinh.
2.5.1.3 Hướng về ánh sáng
Nếu ta nhỏ giọt tinh lên phiến kính có vi trường nữa tối nữa sáng để quan sát
dưới kính hiển vi ta thấy hiện tượng đa số tinh trùng sẽ di chuyển về phía nữa bên
có sáng.
2.5.1.4 Chảy ngược dòng
Nhờ đặc điểm này khi con cái động dục có dịch nhờn chảy ra tinh trùng sẽ
chảy ngược dòng lên ống dẫn trứng dễ dàng cho sự thụ thai.
2.5.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng
2.5.2.1 Nước
Dù là nước cất hay nước đã tiêu độc đều làm cho tinh trùng chết rất nhanh, vì
nước làm giảm áp suất thẩm thấu của môi trường (nước thấm vào tinh trùng làm
cho tinh trùng nở to ra, lắc lư tại chỗ và chết). Do đó, ở các cơ sở áp dụng thụ tinh
nhân tạo thì bình chứa tinh và dụng cụ lấy tinh phải khô sạch và phải tiệt trùng.
2.5.2.2 Không khí
Nếu để tinh trùng tiếp xúc tự do trong không khí, tinh trùng sẽ tăng cường hô
hấp vì hấp thu nhiều O 2 , tăng hoạt động làm tiêu hao nhiều năng lượng, làm cho
tinh trùng chết nhanh chóng. Vì vậy, khi rót tinh vào lọ phải thật đầy, đậy nắp thật
kín, không còn bọt khí trong lọ.

9


2.5.2.3 Nhiệt độ
Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến sức sống của tinh trùng, sự thay đổi nhiệt
độ đột ngột làm cho tinh trùng bị shock và chết nhanh chóng.
Khi nhiệt độ nhỏ hơn 5 0C hầu như tinh trùng không hoạt động, ở nhiệt độ 5

– 15 0C tinh trùng hoạt động không đáng kể, tinh trùng hoạt động tối ưu ở 37 0C.
2.5.2.4 Hóa chất
Tinh trùng rất mẫn cảm với các hóa chất có tính sát trùng như: alcol 5 %,
thuốc tím 4 %, cresyl 3 %, formol…nên khi bảo quản tinh hoặc pha chế không cho
hóa chất rơi vào.
2.5.2.5 pH
Sự thay đổi pH trong phạm vi quá lớn sẽ ảnh hưởng đến sức sống của tinh
trùng, pH tinh dịch heo từ 6,8 – 7,6. Trong môi trường acid tinh trùng ngưng hoạt
động và ở trạng thái tiềm sinh, sự thay đổi pH trong phạm vi quá lớn sẽ làm cho
tinh trùng chết.
2.5.2.6 Khói thuốc
Trong khói thuốc có H 2 S… cũng có tác dụng làm giảm hoạt lực của tinh
trùng.
2.5.2.7 Sóng lắc
Trong khi vận chuyển tinh dịch nếu dao động mạnh cũng làm cho tinh trùng
nhanh chóng chết.
2.5.2.8 Vật bẩn và vi trùng
Các loại vi khuẩn thường thấy trong tinh dịch: Staphylococcus, E.coli,
Streptococcus…
Trong 1 ml tinh dịch có 13.000 vi khuẩn thì tinh dịch đó coi như bị nhiễm
khuẩn nặng, nếu dùng có thể ảnh hưởng đến mẹ và đời con (Lâm Quang Ngà và
Trần Văn Dư, 1998).
Độ nhiễm khuẩn cao của tinh dịch sẽ gây nhiễm bộ phận sinh dục của thú cái
ảnh hưởng đến tỉ lệ thụ thai, số con trong lứa và sức sống của đàn con.

10


2.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và phẩm chất tinh dịch

như: loài, giống, cá thể, dinh dưỡng, chăm sóc quản lý, môi trường…thường thì các
nguyên nhân sau đây được lưu ý:
2.6.1 Loài giống
Lượng và thành phần tinh dịch ở các loại gia súc có sự khác nhau, thậm chí
các giống khác nhau thì phẩm chất tinh dịch cũng có sự sai khác nhau. Đó là ảnh
hưởng của vốn gen tới quá trình sinh tổng hợp các thành phần tham gia vào tinh
dịch, đặc biệt là ở các tuyến sinh dục phụ. Như vậy, yếu tố này ảnh hưởng tới lượng
và thành phần tinh dịch.
Đối với giống heo ngoại, lượng và thành phần tinh dịch cao hơn giống heo
nội.
Bảng 2.5 Biến động thể tích tinh dịch theo tuổi trên hai giống heo ngoại và
heo nội
Đực nội
V (ml)

Đực ngoại

Hậu bị

Trưởng thành

Hậu bị

Trưởng thành

50 – 80

>100

80 – 150


250 – 400

(Nguyễn Thiện – Nguyễn Tấn Anh, 1993)
2.6.2 Dinh dưỡng
Rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và phẩm chất tinh
dịch. Dinh dưỡng trong khẩu phần heo đực giống phải đủ cả về lượng lẫn chất, đảm
bảo cho quá trình sinh tinh.
Đối với thú non, ăn thiếu làm thú chậm tăng trưởng, chậm thành thục. Đối
với thú đực làm việc, thiếu ăn sẽ giảm phẩm chất tinh dịch, nếu kéo dài sẽ làm suy
kiệt và xáo trộn sinh lý.
Một số chất cần lưu ý:
protein: Khẩu phần thiếu protein làm chất lượng tinh, nồng độ, hoạt lực
giảm vì proteintham gia vào quá trình hình thành nhân của tế bào tinh trùng.
Heo: 14-16 %

11


Gà: 18-20 %
Lipid: Giúp hòa tan các vitamin A, D, E, K. Nếu ăn quá nhiều làm cho thú
mập mỡ, chậm chạp, nếu thiếu dẫn đến năng lực thụ thai giảm.
Vitamin A: Ảnh hưởng đến sức khỏe chung, nó góp phần trong việc bảo vệ
các biểu mô của cơ quan sinh dục. Nếu thiếu số lượng tinh trùng giảm do ống sinh
tinh bị thoái hóa, tinh trùng không hoạt động.
Vitamin D: Cần thiết cho sự chuyển hóa canxi, phospho trong cơ thể. Nếu
thiếu vitamin D sẽ gây cho thú loãng xương, xốp xương gây yếu chân, rối loạn tiêu
hóa, rối loạn sinh sản, thời gian sử dụng đực giống ngắn lại.
Vitamin E: Là các chất chống oxy hóa các chất béo không no. Màng tế bào
chứa các chất béo không no, nếu thiếu vitamin E sẽ làm tổn thương màng tế bào.

Vitamin E cần thiết cho sự sinh sản. Thú đực thiếu vitamin E sẽ sản xuất tinh ít, tinh
trùng sinh ra có sức sống kém, tỷ lệ đậu thai thấp. Đối với heo nái cần thiết cho sự
sinh sản. Nếu thiếu thì giảm trứng rụng, sự định vị phôi kém, heo con sơ sinh yếu
ớt.
Khoáng: Rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát dục bình thường
của gia súc, nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến hai quá trình trên.
Selen: Cần thiết cho quá trình sinh trưởng và thụ tinh. Selen tham gia cấu
tạo enzyme glutathione peroxidase để phá hũy các peroxide sinh ra trong cơ thể.
2.6.3 Thời tiết và khí hậu
Nhiệt độ môi trường là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
khả năng sản xuất tinh trùng của thú đực, nếu nhiệt độ cao thì tỷ lệ kỳ hình tăng,
giảm hoạt lực tinh trùng.
Nhiệt độ môi trường cao ảnh hưởng đến việc tiết kích dục tố. Nhiệt độ thích
hợp là 20 0C, nếu strees nhiệt kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sự sinh tinh và phẩm chất
tinh của đực giống.

12


Bảng 2.6 So sánh nồng độ tinh trùng giữa heo nội và heo ngoại thay đổi theo
mùa
Nồng độ tinh trùng ( 106 tt/ml)

Giống heo
Heo nội
Heo ngoại

Mùa đông xuân

Mùa hè thu


30 – 50

20 – 30

200 - 300

150 - 200

(Nguyễn Thiện và cộng tác viên, 1997)
2.6.4 Tuổi
Lứa tuổi ảnh hưởng lớn đến phẩm chất tinh dịch. Đối với heo ngoại thì phần
lớn heo đực thành thục lúc 5 – 8 tháng tuổi, nhưng khả năng cho tinh dịch và nồng
độ tinh trùng thấp.
Heo trưởng thành sẽ có lượng và phẩm chất tinh dịch tăng dần theo tuổi và
ổn định vào lúc 2 – 3 năm tuổi, do hệ thống sinh dục đã phát triển hoàn chỉnh.
Đặng Đình Thông (Trạm thụ tinh nhân tạo Hà Nội) quan sát trên giống heo
Yorkshire Large White:
Bảng 2.7 Sự biến động phẩm chất tinh dịch theo thời gian sử dụng
C

V.A.C

Tuổi

V (ml)

A

1–2


185

0,85

286

4.200

46,5

7

2,5 – 3,5

261

0,84

242

3.400

41,5

8

4–5

284


0,81

176

2.800

40,5

10

(106 tt/ml)

R

(109 tt/llt)

K

(Đặng Đình Thông, trích dẫn Nguyễn Thanh Hậu, 2004)
2.7 Một số yếu tố con người ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch
2.7.1 Vận động
Vận động là yếu tố quan trọng đối với đực giống vì nó giúp cho heo đực có
cơ thể rắn chắc tăng cường trao đổi chất, ít mập mỡ, tăng tính dục và tăng sức đề

13


×