Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA MỘT SỐ THẢO DƯỢC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.7 KB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
***************

NGUYỄN BÁ KHÁNH TƯỜNG

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA
MỘT SỐ THẢO DƯỢC VIỆT NAM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. PHAN PHƯỚC HIỀN
KS. TRỊNH THỊ PHI LY

THÁNG 8/2011

i


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Phan Phước Hiền
Họ và tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Bá Khánh Tường.
Tên đề tài: “Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của một số thảo dược Việt
Nam”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn nuôi – Thú y vào ngày
29/7/2011.
Giáo viên hướng dẫn


ii


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ và những người thân đã luôn
yêu thương, động viên tôi trong những năm tháng qua.
Tôi xin mãi nhớ ơn:
-

Giáo viên hướng dẫn của tôi, PGS.TS. Phan Phước Hiền đã hết lòng hỗ
trợ, dẫn dắt và hướng dẫn tôi hoàn thành tốt đề tài này.

-

Kĩ sư Trịnh Thị Phi Ly và ThS. Trương Đình Bảo đã hướng dẫn những
thao tác trong phòng thí nghiệm cho tôi trong suốt thời gian thực tập.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn:
-

Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi – Thú y cùng toàn thể quý thầy cô trường
Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

-

Tất cả các bạn của tôi đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Sinh viên
NGUYỄN BÁ KHÁNH TƯỜNG


iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Nhằm góp phần nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số dược thảo
Việt Nam, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG
KHUẨN CỦA MỘT SỐ THẢO DƯỢC VIỆT NAM” từ tháng 3 – 6/2011 tại Bộ
môn Hóa Sinh và Hóa Dược, Viện Công nghệ sinh học và môi trường và phòng thí
nghiệm Vi sinh, Bộ môn Vi sinh, khoa Chăn nuôi Thú y, ĐH Nông Lâm Tp HCM.
Chúng tôi đã tiến hành điều chế dịch chiết bằng phương pháp Soxhlet và
chiết cao bằng phương pháp ngâm dầm. Sau đó các chế phẩm này được thử nghiệm
hiệu lực kháng khuẩn đối với vi khuẩn Escherichia coli, Salmonella spp.,
Staphylococcus aureus bằng phương pháp khuếch tán trên thạch và xác định nồng
độ ức chế tối thiểu bằng phương pháp pha loãng liên tiếp.
Kết quả ghi nhận: Tỉ lệ các chủng vi khuẩn được kiểm tra có phản ứng nhạy
đến rất nhạy đối với cao Xuân Hoa xanh là 83,33 % và cao Xuân Hoa tía là 80,56%.
Trong khi đó, tỉ lệ này đều thấp hơn 60% đối với các chế phẩm ở dạng dịch chiết,
cụ thể là: 47,22 % đối với dịch chiết Xuân Hoa xanh, 33,33 % đối với dịch chiết
Xuân Hoa tía, 55,56 % đối với dịch chiết thuốc bắc và 0% đối với dịch chiết từ rau
má. Như vậy, ở dạng cao chiết, Xuân Hoa xanh và Xuân Hoa tía có tác dụng tốt hơn
dạng dịch chiết. Kết quả nồng độ ức chế tối thiểu của 2 chế phẩm cao Xuân Hoa
xanh và Xuân Hoa tía đối với cả ba chủng vi khuẩn thử nghiệm là 1500 µg /ml và
450 µg/ml. Như vậy liều sử dụng của Xuân Hoa tía thấp hơn khoảng 3 lần so với
liều sử dụng trên cao Xuân Hoa xanh.
Từ khóa: dược thảo, hoạt tính kháng khuẩn, Xuân Hoa, thuốc bắc, rau má.

iv



MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ......................................................................................................................i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ....................................................................ii
Lời cảm tạ.................................................................................................................. iii
Tóm tắt .......................................................................................................................iv
Mục lục........................................................................................................................ v
Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... viii
Danh sách các bảng ....................................................................................................ix
Danh sách các hình...................................................................................................... x
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................xi
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................ 1
Chương 2 TỔNG QUAN ........................................................................................... 3
1.1 Khái quát về các dược thảo nghiên cứu ............................................................... 3
2.1.1 Xuân Hoa xanh - Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk ..................... 3
2.1.1.1

Phân loại thực vật ....................................................................................... 3

2.1.1.2

Đặc điểm hình thái...................................................................................... 3

2.1.1.3

Thành phần dưỡng chất và thành phần hóa học ......................................... 5

2.1.1.4

Công dụng chữa bệnh trên động vật ........................................................... 5


2.1.1.5

Tác dụng sinh học và dược lí...................................................................... 6

2.1.2 Xuân Hoa tía - Pseuderanthemum bracteatum Imlay...................................... 9
2.1.2.1

Phân loại thực vật ....................................................................................... 9

2.1.2.2

Giới thiệu cung và đặc điểm hình thái........................................................ 9

2.1.2.3

Công dụng ................................................................................................ 10

2.1.3 Rau má. .......................................................................................................... 10
2.1.3.1

Phân loại thực vật ..................................................................................... 10

2.1.3.2

Giới thiệu chung và đặc điểm hình thái.................................................... 10

v



2.1.4 Hỗn hợp các vị thuốc bắc .............................................................................. 11
2.1.4.1

Bạch linh. .................................................................................................. 11

2.1.4.2

Bạch truật.................................................................................................. 11

2.1.4.3

Bán hạ. ...................................................................................................... 11

2.1.4.4

Cam thảo. .................................................................................................. 11

2.1.4.5

Cát cánh. ................................................................................................... 12

2.1.4.6

Chỉ xác ...................................................................................................... 12

2.1.4.7

Đương quy ................................................................................................ 12

2.1.4.8


Gừng ......................................................................................................... 12

2.1.4.9

Sa sâm. ...................................................................................................... 12

2.1.4.10 Tiền hồ ...................................................................................................... 12
2.1.4.11 Tô mộc. .................................................................................................... 12
2.1.4.12 Trần bì....................................................................................................... 13
2.2.

Đại cương về vi sinh vật thí nghiệm .............................................................. 13

2.2.1 Escherichia coli.............................................................................................. 13
2.2.2 Salmonella spp. ............................................................................................. 14
2.2.3 Satphylococcus aureus ................................................................................... 15
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ........................................................... 17
3.1 Thời gian và địa điểm ......................................................................................... 17
3.2 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 17
3.3 Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 17
3.4

Vật liệu ........................................................................................................... 17

3.4.1 Chuẩn bị dược liệu ......................................................................................... 18
3.4.2 Chuẩn bị các chủng vi khuẩn ......................................................................... 18
3.4.3 Hóa chất và môi trường nuôi cấy ................................................................... 18
3.4.4 Vật liệu ........................................................................................................... 18
3.5


Phương pháp................................................................................................... 18

3.5.1 Chuẩn bị dịch chiết ........................................................................................ 18
3.5.2 Qui trình chiết cao .......................................................................................... 19

vi


3.5.3 Xác định ẩm độ .............................................................................................. 21
3.5.4 Xác định hiệu suất chiếc cao .......................................................................... 22
3.5.5 Xác định hoạt tính kháng khuẩn .................................................................... 22
3.5.5.1

Phương pháp khuếch tán trên thạch ......................................................... 22

3.5.5.2

Phương pháp pa loãng liên tiếp trong môi trường lỏng ........................... 24

3.5.6 Phương pháp xử lí số liệu .............................................................................. 25
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 26
4.1.

Ẩm độ ............................................................................................................. 26

4.2.

Hiệu suất chiết cao ......................................................................................... 27


4.3.

Đường kính vòng vô khuẩn............................................................................ 27

4.3.1 Đối với Staphyloccocus aureus...................................................................... 27
4.3.2 Đối với Salmonella spp. ................................................................................ 28
4.3.3 Đối với Escherichia coli ............................................................................... 28
4.3.4 Hiệu lực kháng khuẩn của norfloxacin đối với các chủng vi khuẩn .............. 29
4.4.

Giá trị MIC theo phương pháp pha loãng liên tiếp trong môi trường lỏng..34

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 36
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 36

5.2.

Đề nghị .......................................................................................................... 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 37
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 40

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CXH1 : Cao chiết xuất từ bột lá P.palatiferum
CXH2 : Cao chiết xuất từ bột lá P.bracteatum

DXH1 : Dịch chiết xuất từ bột lá P.palatiferum
DXH2 : Dịch chiết xuất từ bột lá P.bracteatum
DMSO : Dimethyl sulfoxide.
DTB : Dịch chiết từ bột các vị thuốc bắc
DRM : Dịch chiết từ bột rau má
MIC: Minimal inhibitory concentration
Nor. : norfloxacin

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Hàm lượng chất khoáng trong lá cây P. palatiferum ............................................5
Bảng 3.1 Tóm tắt quy trình thực hiện MIC .............................................................. 24
Bảng 4.1 Ẩm độ của bột dược liệu vả cao thô.......................................................... 26
Bảng 4.2 Hiệu suất chiết cao .................................................................................... 27
Bảng 4.3 Đường kính vòng vô khuẩn của các chế phẩm trên Sta. aureus ............... 28
Bảng 4.4 Đường kính vòng vô khuẩn của các chế phẩm trên Salmonella spp. ....... 28
Bảng 4.5 Đường kính vòng vô khuẩn của các chế phẩm trên E.coli ....................... 28
Bảng 4.6 Đường kính vòng vô khuẩn của norfloxacin trên các vi khuẩn nghiên cứu .....29
Bảng 4.7 Kết quả kiểm tra tính nhạy cảm của vi khuẩn đối với các chế phẩm ................29
Bảng 4.8 Tính nhạy cảm của từng chủng vi khuẩn đối với các chế phẩm ........................30
Bảng 4.9 Tỉ lệ nhạy cảm của vi khuẩn đối với các chế phẩm ............................................31
Bảng 4.10 Giá trị MIC ............................................................................................................... 34

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Hoa của P.palatiferum ................................................................................ 4

Hình 2.2 Lá của P.palatiferum .................................................................................. 4
Hình 2.3 Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk ............................................ 4
Hình 2.4 Hoa của P. bracteatum ............................................................................... 9
Hình 2.5 P. bracteatum ............................................................................................. 9
Hình 4.1 Đường kính vòng vô khuẩn của các chế phẩm đối với Sal. sp. ................ 33
Hình 4.2 Đường kính vòng vô khuẩn của các chế phẩm đối với Sta.aureus .......... 33
Hình 4.3 Đường kính vòng vô khuẩn của các chế phẩm đối với E.coli .................. 33
Hình 4.4 Giá trị MIC của cao XH1 đối với Sal. sp. ................................................. 35
Hình 4.5 Giá trị MIC của cao XH2 đối với Sal. sp. ................................................. 35
Hình 4.6 Giá trị MIC của cao XH1 đối với E.coli .................................................. 35
Hình 4.7 Giá trị MIC của cao XH2 đối với E.coli .................................................. 35
Hình 4.8 Giá trị MIC của cao XH1 đối với Sta. aureus ........................................... 35
Hình 4.9 Giá trị MIC của cao XH2 đối với Sta. aureus ........................................... 35

x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Quy trình chiết xuất các hợp chất từ lá Xuân Hoa Xanh.......................... 20
Biểu đồ 4.1 Kết quả so sánh sự nhạy cảm của từng chủng vi khuẩn .................................31
Biểu đồ 4.2 Kết quả so sánh sự nhạy cảm các chủng vi khuẩn đối với từng chế phẩm ...32

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Dân số phát triển nhanh kéo theo sự phát triển của ngành chăn nuôi đồng thời
với sự bùng phát dịch bệnh trên gia súc và gia cầm đã gây những thiệt hại lớn về

kinh tế và sức khỏe cộng đồng. Liệu pháp dự phòng và điều trị bằng kháng sinh là
hai trong những biện pháp được sử dụng để chống lại các bệnh truyền nhiễm. Tuy
nhiên, mối nguy từ sự tồn dư thuốc kháng sinh trong sản phẩm động vật và sự đề
kháng của một số vi khuẩn với nhiều loại kháng sinh là một vấn đề lớn hiện nay.
Từ lâu, dược thảo đã được sử dụng trong việc sản xuất thuốc dành cho người
cũng như động vật. Trong những năm gần đây, các chế phẩm có nguồn gốc từ dược
thảo đã được nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất thú y. Chúng ức chế sự
phát triển những vi khuẩn có hại, kích thích tính thèm ăn, tăng sự tiết dịch tiêu hóa,
cải thiện hóa hấp thu thức ăn (Vũ Duy Giảng, 2009). Vì vậy, năng suất được gia
tăng mà chi phí sản xuất được giảm thiểu.
Theo những nghiên cứu được công bố vào những năm gần đây, cây Xuân Hoa
xanh được khẳng định có thành phần hoạt tính kháng khuẩn, hàm lượng khoáng và
hàm lượng acid amin rất cao và là cây thuốc có nhiều triển vọng. Bên cạnh đó,
nghiên cứu của Bùi Thị Tho và Nguyễn Thành Trung (2011) bước đầu khẳng định
hoạt tính kháng khuẩn của Xuân Hoa hoa tía. Hơn nữa, trong thực tế chăn nuôi,
nhiều vị thuốc bắc như: tô mộc, gừng, bạch truật… và rau má được bổ sung vào
thức ăn dưới dạng bột thô để gia tăng sức đề kháng của vật nuôi.
Xuất phát từ những những vấn đề được đặt ra, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của một số thảo dược Việt Nam”.

1


1.2 Mục đích
- Xây dựng và thực hiện qui trình chiết xuất dịch chiết và cao từ các dược
thảo được chọn.
- Thử nghiệm khả năng kháng khuẩn của các loại chế phẩm dược thảo trên
một số chủng vi khuẩn.
1.3 Yêu cầu
- Xây dựng quy trình chiết xuất dịch chiết và cao gồm: dịch chiết từ bột lá

Xuân Hoa xanh, từ bột lá Xuân Hoa tía, từ bột rau má rừng, từ hỗn hợp nhiều vị
thuốc bắc và cao từ bột lá Xuân Hoa xanh và từ bột lá Xuân Hoa tía.
- Xác định hiệu lực kháng khuẩn của các chế phẩm trên vi khuẩn E.coli,
Salmonella spp. và Staphylococcus aureus bằng một số phương pháp khác nhau.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Khái quát về các dược thảo nghiên cứu
2.1.1 Xuân Hoa xanh - Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk.
2.1.1.1

Phân loại thực vật

- GIới: Plantae
- Ngành: Magnoliophyta
- Lớp: Magnoliopsida
- Bộ: Lamiales
- Họ: Acanthaceae
- Loài: Pseuderanthemum
- Giống: Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk.
- Tên Việt Nam: Xuân Hoa, Hoàn Ngọc, Tú Linh, Nhật Nguyệt, Thần Tượng
Linh, Lan Điền…
- Tên khác: Eranthemum palatiferum Nees.
2.1.1.2

Đặc điểm hình thái
Là cây tiểu mộc, cao 1 - 2 m, sống lâu năm. Thân cây còn non màu xanh lục,


khi già chuyển sang màu nâu, phân ra nhiều nhánh. Lá cây Xuân Hoa mọc đối, lá có
phiến thon, hình mũi mác, hai đầu nhọn, dài 12 - 17 cm, rộng 3,5 – 5 cm, mặt dưới
có 8 - 9 cặp gân phụ, cuống dài 1,5 – 2,5 cm. Lá Xuân Hoa khi già có vị đắng, có
bột, lá non nhớt, không mùi, không có độc tố. Hoa mọc thành cụm, dài 10 - 16 cm,
ở kẽ lá hoặc đầu cành, lưỡng tính. Quả nang 2 ô, mỗi ô chứa 2 hạt. Mùa ra hoa từ
tháng 4 đến tháng 5 âm lịch (Phạm Hoàng Hộ, 1999).
Cây Xuân Hoa vòm có thể nhân giống dễ dàng bằng cách giâm cành. Lấy
đoạn cành cách ngọn khoảng 20 cm, bỏ bớt vài lá phía dưới, cắm vào đất ẩm, để
chỗ mát, hàng ngày tưới đều (khoảng 2 – 3 lần/ngày). Cây chịu đất xốp và độ ẩm

3


trung bình. Chỉ sau 1 tuần cành giâm đã ra rễ. Cây phát triển nhanh. Trồng khoảng
trên 2 tháng là có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.

Thành phần dưỡng chất và thành phần hóa học

2.1.1.3

Hàm lượng khoáng ở lá Xuân Hoa cao với Ca = 1,33 - 2,99% , P = 0,47%,
K= 2,97 - 4,24%, Mg = 1,20 - 2,16%, Mn = 195,63 - 499,67 mg/kg, Zn = 65,17 65,21 mg/kg, Fe = 141,29 - 238,97 mg/kg và Cu = 11,95 - 20,65 mg/kg, hàm lượng
khoáng ở lá già cao hơn lá non, ngoại trừ K và Cu. Đặc biệt hàm lượng protein thô
trong lá Xuân Hoa rất cao (21,85 - 30,77%) trong khi xơ thô (11,17-15,01%), xơ
trung tính và xơ acid của lá Xuân Hoa đều rất thấp; béo thô của lá Xuân Hoa cao
(5,49 - 12,82%). Hơn nữa, trong lá Xuân Hoa có chứa đầy đủ các loại acid amin
thiết yếu, đặc biệt là lysin và méthionin. (Huỳnh Kim Diệu, 2009).
Bảng 2.1 Hàm lượng chất khoáng trong lá cây P. palatiferum (Huỳnh Kim Diệu, 2009)
Khoáng đa lượng (%)


Khoáng vi lượng (mg/kg)

Ca

P

K

Na

Mg

Fe

Cu

Zn

Mn

Iod

Lá già

2,99

0,47

2,97


0,01

2,16

238,97 11,95 65,17 199,67 1,41

Lá non

1,33

0,47

4,24

0,01

1,2

141,29 20,65 65,21 195,63 1,3

Trong Hội Nghị Hóa Hữu cơ toàn quốc lần 3/2005, Phan Phước Hiền và
cộng sự đã công bố một số các thành phần hóa học có trong lá cây như: β-sitosterol,
stigmasterol, β-amyrin, acid oleanolic. Các dotriacontan, phytol, squalene, 24metylencycloartanol, loliolide, β-sitosterol, 3β-O-D-glucopyranosid và stigmasterol
3β-O-D-glucopyranosid … cũng được tìm thấy trong lá cây Xuân Hoa (Trần Kim
Thu Liễu và ctv, 2006). Theo Nguyễn Văn Hùng và ctv (2004), từ lá Xuân Hoa,

4



người ta đã phân lập được: 1-triacontanol, glycerol 1-hexdecanoate, acid palmitic và
đặc biệt là acid salicylic, có tác dụng kháng nấm và kháng khuẩn.
Lá Xuân Hoa có chứa protein chịu nhiệt, gọi là pseuderantin (0,4% protein
thô), có hoạt tính mạnh trong việc tiêu hóa casein do đó giúp cho quá trình tiêu hóa
sữa sẽ tốt hơn (Lê Thị Lan Oanh và ctv, 1998).
2.1.1.4

Công dụng chữa bệnh trên động vật (trích dẫn bởi Huỳnh Kim Diệu,
2005)

- Heo bị tiêu chảy: để phòng cho ăn 1 lá / ngày trong suốt thời gian nuôi, để trị
cho ăn 2 lá / ngày liên tục trong 2 – 3 ngày.
- Chó bị tiêu chảy: để phòng cho ăn 1 lá / ngày, liên tục 2 – 3 ngày, chó bị tiêu
ra máu được trị bằng cách cho ăn 2 lá / ngày, liên tục trong 2 – 3 ngày.
- Trên gà, để phòng bệnh cho ăn 1 – 2 lá / ngày liên tục trong quá trình nuôi,
để điều trị bệnh tụ huyết trùng hay vết thương, người ta cho ăn 1 – 3 lá / ngày, liên
tục trong 2 – 3 ngày.
- Trên vịt bị tụ huyết trùng, người ta điều trị bằng cách cho ăn 2 lá / ngày, liên
tục 2 – 3 ngày.
2.1.1.5

Tác dụng sinh học và dược lí
Năm 1997, tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm của lá cây Xuân Hoa đã được

Trần Công Khánh và ctv chứng minh bằng các thí nghiệm sơ bộ, cho thấy có tác
dụng ức chế vi khuẩn Gram âm ở đường tiêu hóa, đặc biệt E.coli, ức chế vi khuẩn
gram dương, có khả năng chống nấm mốc, nấm men với liều 0,75 – 1,5 g lá tươi
hoặc 0,15 – 0,3 g bột lá/kg thể trọng.
Năm 1999, thí nghiệm in vitro đã được Trần Công Khánh và ctv tiến hành để
nghiên cứu độc tính cấp diễn và tác dụng bảo vệ tế bào gan của lá cây Xuân Hoa.

Kết quả là cao toàn phần của lá Xuân Hoa trên thực nghiệm không gây chết chuột ở
tất cả các liều, tức không thể hiện độc tính. Ngoài ra, cao đặc toàn phần của lá cây
Xuân Hoa có tác dụng ức chế quá trình peroxy hóa lipid màng tế bào, nghĩa là có xu
hướng tác dụng bảo vệ tế bào gan trên thực nghiệm.

5


Năm 2002, Huỳnh Kim Diệu và ctv đã điều chế ra chế phẩm bột lá Xuân
Hoa và tiến hành một chuỗi các thí nghiệm, từ đó đưa ra một số kết quả quan trọng
trong việc thử nghiệm tác dụng của bột lá Xuân Hoa trên tăng trọng và trong phòng
trị bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ, heo con sau cai sữa thông qua tác động trên
heo mẹ và so sánh hiệu quả của bột lá Xuân Hoa với vime anticoc trong phòng bệnh
tiêu chảy ở heo con theo mẹ.
Năm 2003, Võ Hoài Bắc và Lê Thị Lan Oanh đã thử độ độc của dịch chiết lá
Xuân Hoa bằng nước hoặc bằng dung dịch đệm phosphate. Kết quả đã chỉ ra rằng lá
Xuân Hoa không độc với cá chọi, chuột và thỏ. Ngoài ra, protein của lá cây Xuân
Hoa bền với nhiệt, khi sấy khô ở 50 – 60oC, hoạt tính của proteinase còn giữ lại
được khoảng 30% so với lá tươi.
Năm 2005, để tìm hiểu hiệu lực tác động của lá cây Xuân Hoa đối với tăng
trọng và bệnh tiêu chảy của heo con, Huỳnh Kim Diệu đã tiến hành thí nghiệm trên
644 heo con (396 heo con sau cai sữa và 248 heo con theo mẹ), lá tươi hoặc lá khô
được cho heo ăn hàng ngày với liều lượng khác nhau. Kết quả đạt được: tốc độ tăng
trưởng nhanh hơn, số heo còi, bệnh tiêu chảy, số heo chết giảm, số heo mắc bệnh và
số ngày tiêu chảy trung bình giảm. Với liều dùng 0,2 g/kg thể trọng/ngày có kết quả
cao hơn so với liều dùng 0,1 g/kg thể trọng/ngày. Hiệu lực của bột khô tương đương
với hiệu lực lá tươi.
Năm 2003, Huỳnh Kim Diệu tiến hành thí nghiệm so sánh chế phẩm từ lá
Xuân Hoa với hai loại kháng sinh đang dùng trị bệnh tiêu chảy ở heo con rất hiệu
quả là coli-norgen và cotrimxazol. Tỉ lệ khỏi bệnh của heo sau 3 ngày điều trị của

nghiệm thức điều trị bằng bột Xuân Hoa là 92,86%, của nghiệm thức điều trị bằng
coli-norgen là 90,48% và nghiệm thức điều trị bằng cotrimxazol là 83,33%. Tỉ lệ tái
phát theo thứ tự là: 7,14%; 9,52% và 14,29%. Số ngày tiêu chảy trung bình theo thứ
tự là: 2,16 ngày; 2,24 ngày và 2,03 ngày. Kết quả phân lập vi khuẩn từ phân heo
bệnh cho thấy tác nhân gây bệnh là E.coli, không tìm thấy các tác nhân gây bệnh
khác. Số lượng E.coli trong phân heo tiêu chảy sau 3 ngày điều trị đều giảm: trị

6


bằng bột Xuân Hoa giảm 88,06%, trị bằng coli-norgen giảm 66,41% và trị bằng
cotrimxazol giảm 97,28%.
Mở rộng cho nghiên cứu trên, năm 2007, Huỳnh Kim Diệu đã thí nghiệm so
sánh hiệu quả điều trị của các chế phẩm từ lá cây Xuân Hoa với một số thuốc kháng
sinh. Thuốc kháng sinh gồm các loại đã và đang được sử dụng điều trị có hiệu quả
tiêu chảy cho heo con là cotrimoxazole (gồm sulfamethoxazol và trimethoprim),
coli-norgent (gồm colistin, norfloxacin, gentamicin và trimethoprim) và aralis
(apromicin, colistin, atropin và vitamin B). Kết quả cho thấy sử dụng bột lá Xuân
Hoa với liều 1 g/kg thể trọng cho hiệu quả tương đương cotrimoxazol liều 0,1g/kg
thể trọng hoặc coli-norgent liều 0,1 g/kg thể trọng. Ở dạng chất chiết từ lá, với liều
0,05g/kg thể trọng cho hiệu quả tốt hơn cotrimoxazol liều 0,01 g/kg thể trọng hoặc
coli – norgent ở liều 0,1 g/kg thể trọng.
Năm 2009, Peerawit Padee và ctv đã tiến hành nghiên cứu về độc tính cấp
tính và độc tính bán cấp tính của P. palatiferum, mẫu thử là chiết xuất của lá Xuân
Hoa trong ethanol 80%. Kết quả thí nghiệm in vitro trên tế bào vero được kiểm tra
bằng GFP, không có độc tính được tìm ra ngay cả ở liểu cao nhất có thể chuẩn bị là
50 mg/ml. Thử nghiệm in vivo được tiến hành trên chuột Wistar trưởng thành bằng
cách cấp mẫu thử qua đường miệng hằng ngày ở các liều khác nhau (500, 1000,
1500 và 2000 mg/kg), kết quả cũng cho thấy không có liều thử nghiệm nào gây ra
dấu hiệu hay triệu chứng nhiễm độc cho chuột trong 24 giờ đầu tiên, không có

chuột chết trong vòng 14 ngày và thể trọng so sánh giữa nhóm đối chứng và nhóm
thí nghiệm không có sự khác biệt. Để khảo sát độc tính bán cấp tính, mẫu thử được
cấp hằng ngày liên tục trong 14 ngày qua đường miệng cho chuột Wistar ở các liều
250, 500 và 1000 mg/kg, kết quả cũng cho thấy không có bất cứ liều thử nghiệm
nào gây ra triệu chứng ngộ độc cho chuột. So sánh với lô đối chứng, các thông số
sinh hóa như creatinine, albumin, protein tổng số, triglycerides, và cholesterol tổng
số trong mỗi nhóm không có sự khác biệt, ngoại trừ BUN thấp hơn ở liều 500 và
1000mg/kg. Alkaline phosphatase ở liều 250 mg/kg thì thấp hơn ở liều 500 mg/kg.
Trọng lượng cơ thể của nhóm điều trị thì cao hơn so với nhóm đối chứng.

7


Gần đây nhất, 11/11/2010, một nghiên cứu về “Tác dụng giảm đường huyết
của chiết xuất từ lá cây P.palatiferum trên chuột bình thường và gây ra
streptozotocin trên chuột bị tiểu đường” của P. Padee và ctv đã được đăng tải trên
tạp chí Journal of Ethnopharmacology, kết luận rằng dịch chiết xuất này có khả
năng hạ đường huyết ở chuột và phòng ngừa những biến chứng của bệnh tiểu
đường. Điều này được chứng minh khi so sánh tác dụng hạ đường huyết với
glibenclamide, một thuốc trị bệnh tiểu đường, kết quả dịch chiết cũng cho khả năng
làm giảm FPG và gia tăng hàm lượng insulin huyết thanh khi kết thúc thí nghiệm và
hiệu quả hơn thuốc glibenclamide ở liều 250 mg/kg.
Một nghiên cứu khác của Wararut Buncharoen và ctv (2010) bước đầu đã
khẳng định tác dụng ức chế acetylcholinesterase của dịch chiết từ lá cây Xuân Hoa
trên chuột bị bạch tạng với liều 0,7 và 1 g/kg thể trọng, mở ra tiềm năng điều trị
bệnh Alzheimer bằng dược thảo này.
2.1.2 Xuân Hoa tía - Pseuderanthemum bracteatum Imlay.
2.1.2.1

Phân loại thực vật


- Giới: Plantae
- Ngành: Magnoliophyta
- Lớp: Magnoliopsida
- Bộ: Lamiales
- Họ: Acanthaceae
- Giống: Pseuderanthemum
- Loài: Pseuderanthemum bracteatum Imlay.
- Tên Việt Nam: Xuân Hoa nhiều lá bắc, Xuân Hoa lá – hoa.
2.1.2.2

Giới thiệu chung và đặc điểm hình thái
P. bracteatum thuộc họ Acanthaceae, là là cây tiểu mộc, cao 0,6 – 1,5 m,

sống lâu năm. Thân cây còn non thân trơn nhẵn, có 4 cạnh, màu hơi đỏ tía, khi già
chuyển sang màu nâu, phân ra nhiều nhánh. Lá đơn, nguyên, mọc đối, cuống lá dài,
phiến lá hình mũi mác, to 5 – 9 x 3 – 5 cm, gân phụ 5 – 6 cặp, cuống dài 2 – 3 cm.
Những lá non, ở ngọn có màu nâu hoặc hơi đỏ tía, phủ một lớp lông rất mịn. Lá già

8


màu xanh, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt. Cụm hoa dạng bông, mọc ở kẽ
lá hay đầu cành, phát hoa cao 8 -10 cm, lá hoa như lá, to 2 x 0,7 cm, có lông mịn;
vành nhỏ, cao 1,5 cm, thùy cao 6 – 7 mm, tiểu nhụy 2. Nang cao 2 cm, có lông mịn.
Tràng hoa hình ống, màu tím nhạt. Mùa hoa từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Cây
cũng được nhân giống bằng cách giâm cành.

2.1.2.3


Công dụng
Xuân Hoa tía có thể dùng để trị các bệnh viêm ruột cấp mạn tính, thuộc thể

hàn: đau bụng, quặn bụng, sôi bụng, đầy hơi, đi ngoài phân sống nát, trĩ, đi ngoài ra
máu. Ngoài ra còn có tác dụng cầm máu vết thương, lấy lá tươi, rửa sạch, giã nát
đắp và băng chặt vào chỗ vết thương chảy máu. Song song có thể dùng lá tươi giã
nát vắt lấy nước uống, hoặc sắc lá khô để uống khi bị chảy máu. Có thể dùng riêng
hoàn ngọc đỏ với liều 20 - 40g/ngày, sắc uống trị các bệnh đường ruột nói trên.
Hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác, như Xuân Hoa tía 16g, nam mộc hương
12g, hậu phác 12g, trần bì 10g, thương truật 10g, sắc uống, ngày một thang. Uống
liền 3 tuần lễ.
2.1.3 Rau má
2.1.3.1

Phân loại thực vật

- Giới: Plantae
- Ngành: Magnoliophyta
- Lớp: Magnoliopsida
- Bộ: Apiales
- Họ: Apiaceae
- Giống: Centella

9


- Loài: Centella asiatica (L.) Urb.
2.1.3.2

Giới thiệu chung và đặc điểm hình thái

Tên khoa học là Centella asiatica (L.) Urb. thuộc họ Hoa tán Apiaceae. Rau

má là loại cỏ mọc bò, có rễ ở các mấu, thân gầy, nhẵn. Lá hình mắt chim, khía tai
bèo, rộng 2 – 4 cm, cuống dài 2 – 4 cm trong những nhánh mang hoa và dài 10 – 12
cm trong những nhánh thường. Cụm hoa đơn mọc ở kẽ lá, gồm 1 đến 5 hoa nhỏ.
Quả dẹt rộng 3 – 5 mm, có sống hơi rõ. (Đỗ Tất Lợi, 2004).
Rau má có chứa hydrocotylin (C 22 H 33 O 8 N), asiaticoside (C 54 H 88 O 23 ) và
centeloside có hoạt tính tương tự nhau và những saponin có cấu trúc tri-terpene có
tác dụng đẩy nhanh quá trình tái tạo mô liên kết.
Rau má được dùng để chữa trị đau bụng, tiêu chảy, lỵ.
2.1.4 Hỗn hợp các vị thuốc bắc (Đỗ Tất Lợi, 2004)
2.1.4.1

Bạch linh
Poria cocos Wolf. thuộc họ Nấm lỗ Polyporaceae. Là loại nấm hình củ tròn,

ở đầu hay bên rễ cây thông mọc ra một cái nấm lâu ngày thành cái nấm to. Thành
phần hóa học gồm có đường, trong đó pachymose là đường đặc hiệu, chất khoáng,
các hợp chất triterpennoid. Bạch linh có tác dụng chữa ăn uống kém tiêu, đầy
trướng, bí tiểu, ho có đờm, ỉa chảy.
2.1.4.2

Bạch truật:
Thân rễ khô hay sấy khô của Atractylodes macrocephala Koidz. thuộc họ

Cúc Asteraceae. Củ cứng nhắc, có tinh dầu, mùi thơm nhẹ, giữa có màu trắng ngà.
Dùng chữa trị tiêu hóa kém, bụng trướng tiêu chảy, phù thũng, tự hãn, động thai.
2.1.4.3

Bán hạ

Typhonium trilobatum (L.) Schott. thuộc họ Ráy Araceae, tên tiếng Việt là

cây Chóc chuột. Phiến có hình tròn, đường kính thường là 0,5 – 3 cm, ít khi đến 4
cm; dầy 0,1- 0,3cm; màu trắng đục, trắng ngà hay vàng nhạt. Xung quanh phiến còn
ít vỏ mỏng và vết tích sẹo của rễ con. Thể chất chắc, khô cứng. Vị nhạt, gây tê lưỡi,
ngứa. Thành phần hóa học gồm tinh bột, saponin, alcaloid. Chữa nôn, buồn nôn,
đầy trướng bụng, tiêu hóa kém, ho, đờm nhiều.

10


2.1.4.4

Cam thảo
Rễ còn vỏ hoặc đã cạo bỏ lớp bần, được phơi hay sấy khô của Glycyrrhiza

uralensis Fisch. Glycyrrhiza inflata Bat. hoặc Glycyrrhiza glabra L.; họ Cánh bướm
Fabaceae. Rễ có đường kính 0,5 – 2,5 cm, dài 20 – 30 cm, ngoài màu nâu hồng,
trong màu vàng, ngọt, nhiều bột, ít xơ. Hoạt chất chính của cam thảo là glycyrrhizin
có tỉ lệ từ 6 – 14 %, đôi khi tới 23% và liquiritin. Có tác dụng giải độc, trị ho khi
dùng tươi và trị tiêu chảy.
2.1.4.5

Cát cánh
Platycodon grandiflorum

(Jacq.) A. DC. thuộc họ

Hoa chuông


Campanulaceae. Rễ là bộ phận được sử dụng. Hoạt chất chính là kikyosapogenin là
một saponin vô định hình có tác dụng phá huyết, tiêu đờm và long đờm.
2.1.4.6

Chỉ xác
Là quả khô của chừng hơn 10 cây thuộc chi Citrus và Poncirus thuộc họ

Cam Rutaceae nhưng thu hái ở những thời kì khác nhau. Thành phần hóa học gồm
tinh dầu, flavonoid, pectin, saponin, alcaloid, acid hữa cơ. Có tác dụng hỗ trợ tiêu
hóa, trừ đờm, táo thấp, lợi tiểu tiện.
2.1.4.7

Đương quy
Angelica sinensis (Oliv.) Diels thuộc họ Hoa tán Apraceae. Là rễ sấy khô của

cây đương quy. Thành phần chính gồm tinh dầu, chất đường và B12 có tác dụng
trên kháng sinh đối với trực trùng lỵ và tụ cầu trùng. (trích dẫn bởi Đỗ Tất Lợi,
2004).
2.1.4.8

Gừng
Zingiber offcinale Rosc. thuộc họ Gừng Zingiberis. Trong gừng chứa 2 – 3%

tinh dầu có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chữa khó tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, cảm ho.
Theo nghiên cứu của huỳnh kim diệu (2011), gừng có khả năng ức chế
Staphylococcus aureus và E.coli và Salmonella.
2.1.4.9

Sa sâm
Rễ của cây Launaea pinnatifida Cass. thuộc họ Cúc Asteraceae. Thành phần


hóa học chứa đường, tanin, chất béo. Có tác dụng chữa ho, trừ đờm, chữa sốt.

11


2.1.4.10 Tiền hồ
Peucedanum decursivum Maxim thuộc họ Hoa tán Umelliferae. Rễ được sử
dụng có màu nâu xám, ruột mềm trắng, mùi thơm hắc, nhiều dầu thơm. Thành phần
hóa học gồm có nodakenitin, tinh dầu, tanin, đường, acid béo có tác dụng chữa ho,
giảm đau, hạ sốt.
2.1.4.11 Tô mộc
Caesalpinia sappan L. thuộc họ Vang Caesalpiniaceae. Gỗ của cây được
dùng, chắc, nặng, màu vàng óng ánh hay đỏ sẫm, to bản rộng 5 cm. Thành phần hóa
học gồm tanin, acid galic, sappanin, brasilin và tinh dầu. Trị lỵ cấp tính, viêm ruột,
tiêu chảy do nhiễm trùng đường ruột.
2.1.4.12 Trần bì
Citrus deliciusae Tenore thuộc ho Cam Rutaceae. Vỏ quả chín phơi khô, để
lâu (trên 3 năm). Có chứa nhiều tinh dầu, flavonoid, acid hữu cơ, vitamin... được
dùng để hỗ trợ tiêu hóa, trị ỉa chảy chữa ho mất tiếng.
2.2 Đại cương về vi sinh vật thí nghiệm
2.2.1 Escherichia coli
Là giống vi khuẩn đường ruột sống bình thường trong ruột. E. coli còn có tên
là Bacterium coli commune, Bacillus, colicommunis được Escherich phân lập năm
1885 từ phân trẻ em. E. coli xuất hiện rất sớm trong ruột người và động vật sơ sinh
(sau khi đẻ 2 giờ) thường ở phần sau của ruột ít gặp ở dạ dày ruột non và trong
nhiều trường hợp cũng có thể tìm thấy ở niêm mạc của nhiều bộ phận khác trong cơ
thể. E. coli được phân chia type dựa vào cấu trúc kháng nguyên, có 3 loại kháng
nguyên: O, H, K . E. coli là trực khuẩn hình gậy ngắn, kích thước 1 – 2μ x 0,6μ, hai
đầu tròn, trong cơ thể có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ xếp thành chuỗi ngắn,

có lông quanh thân, di động, không hình thành nha bào, gram âm, có khi bắt màu
hai đầu. Trực khuẩn E. coli hiếu khí và kỵ khí tùy tiện, có thể phát triển ở nhiệt độ
từ 5 – 40oC, phát triển thích hợp ở nhiệt độ 37oC với pH = 7,2 - 7,4, phát triển được
ở pH = 5,5 – 8,0. E. coli có sẵn trong ruột người và động vật nhưng chỉ gây bệnh

12


khi sức đề kháng giảm. Gây bệnh kế phát từ những bệnh thiếu dinh dưỡng, bệnh do
virus và ký sinh trùng. Gây bệnh cho súc vật non mới sinh 2 – 3 ngày hoặc 4 – 8
ngày. Thường gọi Colibacillosis là một bệnh đường ruột: ngựa, bê, cừu, heo và gia
cầm non do E. coli gây ra. Ở người cũng có thể gây viêm phổi, viêm não, đặc biệt
bệnh tiêu chảy ở trẻ em . E. coli sinh nội độc tố. E. coli không sinh nha bào, chịu
được nhiệt độ đun 55oC trong 1 giờ, 60oC trong 30 phút và 100oC chết ngay. Các
chất sát trùng thông thường: acid phenic, biclorua thủy ngân, formon, hydroperoxit
1‰ diệt được vi khuẩn trong 5 phút .
Nguyễn Thị Hạnh Lê (2005 - 2006), bệnh viện nhi trung ương 2, cho biết
E.coli kháng với: ampicillin (95%), bactrim – trimethoprim + sulphamethoxasol
(85%), hloramphenicol (65%), và alidixic acid (46%) (trích dẫn từ Nguyễn Bữu
Châu, 2007). E.coli gây bệnh ở heo con từ năm 1974 – 1975 kháng với
Streptomycin (40%), năm 1984 – 1985 lên (51%), năm 1994 – 1995 (77%). Hiện
nay, 12% E. coli đa kháng với 7 loại kháng sinh, 32% đa kháng với 6 loại kháng
sinh, 40% đa kháng với 5 loại kháng sinh, 10% đa kháng với 4 loại kháng sinh, 6%
đa kháng với 3 loại kháng sinh (Bùi Thị Tho, 2003; Lê Văn Tạo, 2006) .
2.2.2 Salmonella spp.
Salmonella thuộc họ Enterobacteriaceae với chỉ một giống duy nhất là
Salmonella, được D.E. Salmon và Smith phân lập vào năm 1885 từ ca bệnh dịch tả
heo ở Hoa Kỳ, lấy tên Salmon đặt tên cho vi khuẩn.
Salmonella là trực khuẩn Gram âm, có kích thước khoảng 2 – 3 × 0,4 – 0,6
μm, hiếu khí hay yếm khí tuỳ nghi, có tiêm mao, không tạo bào tử. Salmonella có

ba loại kháng nguyên (kháng nguyên thân O, kháng nguyên lông H và kháng
nguyên Vi).
Salmonella gây bệnh đường ruột người, gia súc và gia cầm gọi là bệnh
thương hàn và phó thương hàn. Salmonela bình thường được phát hiện trong trong
ruột: người, bò, heo, gà, vịt,…và một số động vật khỏe khác, khi sức đề kháng cơ
thể giảm vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Salmonella typhi gây bệnh thương hàn

13


cho người và động vật, ở gà mái mắc bệnh thì vi khuẩn truyền qua trứng và phôi gà,
gây ngộ độc thực phẩm cho người.
Hiện nay có khoảng 37,4 – 68,1% số chủng Salmonella kháng với
Chloramfenicol, 33,4 - 59,6% kháng với tetracyclin, 74,6 – 89,2% kháng với
Stretomycin (Bùi Thị Tho, 2003). Theo Ogasawara và ctv (2001) từ năm 2000 –
2001, tại Đồng Bằng Sông Cửu Long đã phát hiện 49 chủng trong tổng 230 chủng
Salmonella có sự kháng thuốc, trong đó có 19 chủng đơn kháng, 10 chủng đa kháng
với 2 loại kháng sinh, 15 chủng đa kháng với 3 loại kháng sinh, 3 chủng đa kháng
với 4 loại kháng sinh, 2 chủng đa kháng với 5 loại kháng sinh và trong số các chủng
Salmonella đa kháng đáng chú ý nhất Salmonella typhimurium kháng đến 9 loại
kháng sinh (trích dẫn từ Nguyễn Bữu Châu, 2007). Theo Hsueh (2004) ở Đài Loan
Salmonella kháng với ciprofloxacine: 2,7% với các chủng nontyphoid – Salmonella,
1.4% Salmonella typhimurium và 7,5% với Salmonella cholerae suis. Theo Trần
Thị Phận và ctv (2004) từ tháng 12 năm 2000 đến tháng 4 năm 2001 ở Tân Phú
Thạnh, thành phố Cần thơ trong 30 chủng Salmonella có 11 chủng đề kháng với
kháng sinh chiếm 36,6%, trong đó 7 chủng kháng với 1 loại kháng sinh và 4 chủng
kháng với 2 loại kháng sinh. Tỉ lệ kháng ampicillin (54,5%), chloramphenicol
(36%), tetracycline (36%), cephalexin (9%).
2.2.3 Staphylococcus aureus
Một số vi khuẩn Staphylococcus có thể tạo ra enterotoxin. Nếu các chủng

này có mặt với một số lượng lớn trong thực phẩm, enterotoxin khi tiêu hoá vào cơ
thể có khả năng gây bệnh cho người. Triệu chứng thông thường nhất khi nhiễm
enterotoxin là buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy sau 2-6 giờ kể từ lúc ăn phải thực
phẩm bị nhiễm.
Đây là những cầu khuẩn Gram dương có đường kính 0,8 - 1,0 μm, trong tiêu
bản có thể thấy phân bố riêng lẻ nhưng thường tạo khối gồm nhiều tế bào thành
hình chùm nho, không có tiêm mao. Các vi khuẩn họ Micrococcaceae là những vi
khuẩn yếm khí tùy tiện.

14


×