Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH GAN TRÊN CHÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
**************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH GAN TRÊN CHÓ

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ HỒNG LINH
Lớp: DH06TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2006 – 2011

Tháng 8/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
**************

NGUYỄN THỊ HỒNG LINH

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH GAN TRÊN CHÓ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn:
TS. VÕ THỊ TRÀ AN
BSTY. VŨ KIM CHIẾN



Tháng 8/2011

i


GIẤY XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ HỒNG LINH
Tên luận văn: “ Chẩn đoán và điều trị bệnh gan trên chó”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn nuôi – Thú y,
trường đại học Nông Lâm TP.HCM ngày

tháng

năm 2011.

Giáo viên hướng dẫn

TS. Võ Thị Trà An

ii


LỜI CẢM TẠ
Chân thành biết ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi – Thú Y
Cùng toàn thể quý thầy cô đã hết lòng giảng dạy và truyền đạt những kiến thức
quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.

Thành kính ghi ơn
TS. Võ Thị Trà An
BSTY. Vũ Kim Chiến
Đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn
Ban Lãnh Đạo Chi Cục Thú Y Tp. Hồ Chí Minh
Ban Lãnh Đạo Trạm Chẩn đoán, Xét nghiệm và Điều trị
Cùng tập thể các BSTY tại Trạm Chẩn đoán, Xét nghiệm và Điều trị đã động
viên, giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin gởi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn quan tâm, chia
sẻ và động viên tôi, giúp tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Nguyễn Thị Hồng Linh
Tháng 8 - 2011

iii


TÓM TẮT
Đề tài: “ Chẩn đoán và điều trị bệnh gan trên chó” được thực hiện từ
ngày 12/01/2011 đến 12/5/2011 trên chó đến khám tại Trạm Chẩn đoán, Xét
nghiệm và Điều trị Chi Cục Thú Y Tp. Hồ Chí Minh.
Trạm đã tiếp nhận 4877 ca bệnh gồm 1868 chó thuộc giống nội và 3009
chó thuộc giống ngoại, trong đó có 1967 chó đực và 2910 chó cái. Dựa vào kết
quả chẩn đoán lâm sàng và siêu âm, chúng tôi đã phát hiện 179 ca có biểu hiện
bệnh lý về gan. Các chỉ tiêu sinh hóa xét nghiệm gồm AST, ALT, bilirubin,
BUN, creatinine, total protein, ALP, glucose trên 52 chó cũng đã được thực
hiện. Kết quả là:
Viêm gan báng bụng chiếm tỷ lệ cao nhất (39,66 %), kế đến là viêm gan

(39,11 %), gan nhiễm mỡ (18,99 %), u gan (1,68 %) và xơ gan chiếm tỷ lệ thấp
nhất (0,56 %).
Chó ở mọi giống, giới tính và tuổi đều có khả năng bệnh gan. Tuy nhiên,
những chó già trên 5 năm tuổi dễ mắc bệnh gan hơn những chó nhỏ hơn 5 năm
tuổi. Cụ thể là chó nhỏ hơn 5 năm tuổi, 5 – 10 năm tuổi và trên 10 năm tuổi có
tỷ lệ mắc bệnh gan lần lượt là 1,5 %; 8,06 % và 9,09 %.
Những chó bệnh gan đều có chỉ số của các chỉ tiêu sinh hóa thay đổi so
với bình thường.
Sau khi điều trị thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh của những chó bị gan nhiễm mỡ
cao nhất (92,86 %), tiếp theo là viêm gan (85,71 %), viêm gan báng bụng
(82,09%), những ca u gan và xơ gan không chữa khỏi.

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ....................................................................................................................i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ................................................................. ii
Lời cảm tạ ............................................................................................................... iii
Tóm tắt .................................................................................................................... iv
Mục lục .....................................................................................................................v
Danh sách các bảng ................................................................................................. ix
Danh sách các hình ...................................................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
1.2 Mục đích .............................................................................................................2
1.3 Yêu cầu ...............................................................................................................2
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................3
2.1 Đặc điểm sinh lý của chó ....................................................................................3

2.2 Cơ thể học của gan ..............................................................................................4
2.2.1 Vị trí và kích thước ..........................................................................................4
2.2.2 Hình thái ...........................................................................................................5
2.2.3 Mạch máu liên quan đến gan ...........................................................................5
2.3 Chức năng của gan .............................................................................................6
2.3.1 Chức năng của hệ thống tuần hoàn gan ...........................................................6
2.3.2 Chức năng bài tiết mật của gan ........................................................................6
2.3.3 Chức năng chuyển hóa của gan........................................................................6
2.3.4 Các chức năng khác của gan ............................................................................7
2.4 Tổng quan về siêu âm .........................................................................................7
2.4.1 Định nghĩa siêu âm ..........................................................................................8
2.4.2 Đọc và phân tích hình ảnh siêu âm ..................................................................8
2.4.3 Các hiện tượng hay gặp trong siêu âm .............................................................9
2.4.4 Giới thiệu máy siêu âm ..................................................................................10
v


2.5 Ứng dụng siêu âm trong chẩn đoán bệnh..........................................................11
2.5.1 Ưu điểm..........................................................................................................11
2.5.2 Nhược điểm ....................................................................................................11
2.5.3 Thực hiện .......................................................................................................11
2.6 Một số chỉ tiêu sinh hóa máu đánh giá chức năng gan .....................................12
2.6.1 AST (Aspartate amino transferase) ...............................................................12
2.6.2 ALT (Alanine amino transferase) .................................................................13
2.6.3 ALP (Alkaline phosphatase) ..........................................................................13
2.6.4 BUN (Blood urea nitrogen) ...........................................................................13
2.6.5 Creatinine .......................................................................................................14
2.6.6 Bilirubin .........................................................................................................14
2.6.7 Albumin .........................................................................................................15
2.6.8 Protein ............................................................................................................15

2.6.9 Glucose...........................................................................................................15
2.7 Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gan .......................................................16
2.7.1 Nguyên nhân ..................................................................................................16
2.7.2 Triệu chứng ....................................................................................................16
2.8 Một số bệnh lý ở gan.........................................................................................16
2.8.1 Viêm gan – Viêm gan báng bụng ..................................................................16
2.8.2 Gan nhiễm mỡ ................................................................................................17
2.8.3 Xơ gan ............................................................................................................18
2.8.4 U gan ..............................................................................................................18
2.8.5 Vàng da ..........................................................................................................19
2.9 Liệu pháp điều trị ..............................................................................................19
2.10 Một số nghiên cứu về bệnh gan trên chó ........................................................20
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................21
3.1 Thời gian và địa điểm .......................................................................................21
3.2 Đối tượng khảo sát ............................................................................................21
3.3 Nội dung ............................................................................................................21
3.4 Thiết bị và vật liệu ............................................................................................21
3.5 Phương pháp tiến hành......................................................................................21

vi


3.5.1 Hỏi, khám bệnh ..............................................................................................21
3.5.2 Lấy mẫu máu ..................................................................................................22
3.5.3 Siêu âm ...........................................................................................................22
3.5.4 Điều trị ...........................................................................................................23
3.6 Chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................23
3.7 Xử lý số liệu ......................................................................................................23
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................24
4.1 Tỷ lệ chó bị bệnh gan ........................................................................................24

4.2 Phân bố bệnh gan theo nhóm giống ..................................................................24
4.3 Phân bố bệnh gan theo nhóm tuổi .....................................................................25
4.4 Phân bố bệnh gan theo giới tính........................................................................26
4.5 Tần suất các dạng bệnh gan ..............................................................................27
4.6 Chẩn đoán các dạng bệnh gan ...........................................................................27
4.6.1 Viêm gan ........................................................................................................28
4.6.1.1 Triệu chứng .................................................................................................28
4.6.1.2 Chẩn đoán bằng phương pháp siêu âm .......................................................28
4.6.1.3 Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu ...............................................................30
4.6.1.4 Phác đồ điều trị viêm gan............................................................................31
4.6.2 Viêm gan báng bụng ......................................................................................31
4.6.2.1 Triệu chứng .................................................................................................31
4.6.2.2 Chẩn đoán bằng phương pháp siêu âm .......................................................32
4.6.2.3 Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu ...............................................................32
4.6.2.4 Phác đồ điều trị viêm gan báng bụng ..........................................................33
4.6.3 Gan nhiễm mỡ ................................................................................................33
4.6.3.1 Triệu chứng .................................................................................................33
4.6.3.2 Chẩn đoán bằng phương pháp siêu âm .......................................................33
4.6.3.3 Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu ...............................................................35
4.6.3.4 Phác đồ điều trị gan nhiễm mỡ ...................................................................36
4.6.4 Xơ gan ............................................................................................................36
4.6.4.1 Triệu chứng .................................................................................................36
4.6.4.2 Chẩn đoán bằng phương pháp siêu âm .......................................................36

vii


4.6.4.3 Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu ...............................................................37
4.6.4.4 Phác đồ điều trị xơ gan ...............................................................................37
4.6.5 U gan ..............................................................................................................38

4.6.5.1 Triệu chứng .................................................................................................38
4.6.5.2 Chẩn đoán bằng phương pháp siêu âm .......................................................38
4.6.5.3 Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu ...............................................................39
4.6.5.4 Phác đồ điều trị u gan..................................................................................39
4.7 Kết quả điều trị bệnh gan ..................................................................................39
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................41
5.1 Kết luận .............................................................................................................41
5.2 Đề nghị ..............................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................42
PHỤ LỤC ...............................................................................................................44

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Một vài chỉ tiêu sinh hóa máu trên chó trưởng thành................................4
Bảng 4.1 Tỷ lệ chó bị bệnh gan ..............................................................................24
Bảng 4.2 Tỷ lệ bệnh gan theo nhóm giống .............................................................25
Bảng 4.3 Tỷ lệ bệnh gan theo lứa tuổi ....................................................................26
Bảng 4.4 Tỷ lệ bệnh gan theo giới tính ...................................................................26
Bảng 4.5 Tần suất của các dạng bệnh gan ..............................................................27
Bảng 4.6 Các dấu hiệu viêm gan trên ảnh siêu âm của 70 ca bệnh viêm gan ........29
Bảng 4.7 Chỉ tiêu xét nghiệm sinh hóa máu của những chó bị viêm gan...............30
Bảng 4.8 Các dấu hiệu viêm gan báng bụng trên ảnh siêu âm của 71 ca bệnh ......32
Bảng 4.9 Chỉ tiêu xét nghiệm sinh hóa máu những chó bị viêm gan báng bụng ...33
Bảng 4.10 Phân loại gan nhiễm mỡ ........................................................................34
Bảng 4.11 Các dấu hiệu gan nhiễm mỡ trên ảnh siêu âm của 34 ca bệnh gan
nhiễm mỡ ................................................................................................................35
Bảng 4.12 Chỉ tiêu xét nghiệm sinh hóa máu của những chó bị gan nhiễm mỡ ....36
Bảng 4.13 Chỉ tiêu xét nghiệm sinh hóa máu của chó bị xơ gan ............................37

Bảng 4.14 Chỉ tiêu xét nghiệm sinh hóa máu của những chó bị u gan...................39
Bảng 4.15 Tỷ lệ chó khỏi bệnh trong điều trị bệnh gan..........................................40

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Vị trí gan nhìn từ bên phải .........................................................................4
Hình 2.2 Ảnh đại thể của gan....................................................................................5
Hình 2.3 Hồi âm kém ................................................................................................9
Hình 2.4 Hồi âm trống ..............................................................................................9
Hình 2.5 Sự tăng âm và bóng âm ............................................................................10
Hình 2.6 Máy siêu âm .............................................................................................11
Hình 2.7 Đầu dò ......................................................................................................11
Hình 2.8 Tư thế của chó khi siêu âm vùng bụng ...................................................12
Hình 4.1 Chó bị vàng da và niêm mạc ....................................................................28
Hình 4.2 Ảnh siêu âm viêm gan mãn tính một chó ta, giới tính đực, 8 năm tuổi ...28
Hình 4.3 Ảnh siêu âm viêm gan cấp tính của một chó Nhật, giới tính cái, 6 năm
tuổi ..........................................................................................................................29
Hình 4.4 Ảnh đại thể chó bị viêm gan báng bụng đang được rút nước ..................31
Hình 4.5 Ảnh siêu âm viêm gan báng bụng của một chó ta, giới tính đực, 5 năm
tuổi ..........................................................................................................................32
Hình 4.6 Ảnh siêu âm gan nhiễm mỡ toàn phần của một chó Cocker, giới tính
cái, 4 năm tuổi .........................................................................................................36
Hình 4.7 Ảnh siêu âm gan nhiễm mỡ từng phần của một chó Nhật, giới tính cái,
3 năm tuổi................................................................................................................35
Hình 4.8 Ảnh siêu âm xơ gan của một chó Nhật, giới tính cái, 9 năm tuổi............37
Hình 4.9 Ảnh đại thể xơ gan ...................................................................................38
Hình 4.10 Ảnh siêu âm u gan của một chó Nhật, giới tính đực, 9 năm tuổi ..........38


x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự hiện diện khắp nơi trên thế giới cho thấy sự hữu dụng của loài chó. Và
theo những nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học kết luận rằng chó là loài động vật
đầu tiên được thuần hóa.
Từ rất xưa, tổ tiên của chúng ta đã biết cách thuần hóa các loài động vật
hoang dã mang về nuôi để phục vụ cho nhu cầu của con người. Nhưng có lẽ không
loài động vật nào mang lại nhiều lợi ích và gần gũi với con người hơn loài chó.
Những năm gần đây, nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân
được cải thiện và nâng cao cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Do vậy, việc nuôi chó
để giữ nhà, làm kinh tế, làm cảnh và đặc biệt hơn là để làm bạn ngày càng được
quan tâm và chú ý trong nhiều gia đình ở nước ta. Không chỉ có vậy, ngày nay
chúng ta còn dùng chó vào mục đích quân sự, an ninh quốc phòng.
Đời sống con người được nâng cao kéo theo sự quan tâm chăm sóc cho
những chú chó cũng được cải thiện hơn vì vậy mà tuổi thọ của các chú chó ngày
càng cao. Tuy nhiên, sự hiểu biết của người nuôi về chăm sóc và phòng trị bệnh cho
chó còn nhiều hạn chế nên bệnh trên chó vẫn còn xảy ra nhiều. Đặc biệt khi về già,
sức đề kháng của cơ thể giảm làm cho những chú chó dễ mắc nhiều loại bệnh khác
nhau trong đó có bệnh gan là bệnh đáng được lưu tâm.
Bệnh gan rất dễ nhầm lẫn với các bệnh ở thận, dạ dày - ruột nên dẫn đến việc
điều trị kéo dài ,mất nhiều công sức và tiền bạc. Để hỗ trợ cho công tác chẩn đoán
và điều trị đạt kết quả cao và chính xác thì bệnh lý trên gan cần được nghiên cứu và
tìm hiểu sâu hơn.
Xuất phát từ yêu cầu trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn nuôi – Thú y,
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh cùng Trạm Chẩn đoán Xét nghiệm và


1


Điều trị - Chi cục Thú y TP. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của TS. Võ Thị Trà
An và BSTY. Vũ Kim Chiến, chúng tôi tiến hành đề tài: “Chẩn đoán và điều trị
bệnh gan trên chó” tại Trạm Chẩn đoán Xét nghiệm và Điều trị - Chi cục Thú y
TP. Hồ Chí Minh.
1.2 Mục đích
Đề tài được thực hiện nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu sâu rộng trong chuyên
ngành Thú y về các biện pháp chẩn đoán (lâm sàng và phi lâm sàng, chẩn đoán hình
ảnh) và điều trị đối với bệnh gan.
1.3 Yêu cầu
Khảo sát chó có bệnh lý về gan đến điều trị tại Trạm Chẩn đoán Xét nghiệm
và Điều trị theo giống, tuổi, giới tính.
Sử dụng kỹ thuật siêu âm và tiến hành các xét nghiệm sinh hóa máu trên chó
có dấu hiệu bệnh lý về gan để có kết luận về chẩn đoán.
Theo dõi phác đồ điều trị những chó mắc bệnh gan.

2


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Đặc điểm sinh lý của chó
Chó trưởng thành có thân nhiệt từ 38 – 39,2 0C. Trong khi đó, chó con có
thân nhiệt từ 35,5 – 36,5 0C. Thân nhiệt bình thường của chó chịu ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố như độ tuổi (chó già cao hơn chó con); phái tính (chó cái cao hơn chó
đực); sự hoạt động (chó hoạt động nhiều cao hơn chó ít hoạt động); nhiệt độ môi
trường (nhiệt độ buổi chiều cao hơn buổi sáng); tính biệt (chó mang thai cao hơn
chó bình thường); tình trạng dinh dưỡng (chó ăn no cao hơn chó bình thường)…

Chó trưởng thành có tần số hô hấp từ 10 – 30 lần/phút. Chó con có tần số hô
hấp từ 15 – 35 lần/phút. Tần số hô hấp của chó cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố
như độ tuổi, phái tính, sự hoạt động, nhiệt độ môi trường…
Nhịp tim bình thường của chó trưởng thành từ 70 – 120 lần/phút. Nhịp tim
bình thường của chó con thì nhanh hơn, vào khoảng 200 – 220 lần/phút. Một số yếu
tố ảnh hưởng đến nhịp tim như loài, tuổi, tầm vóc, nhu cầu biến dưỡng, tình trạng
dinh dưỡng, công do vật cung cấp, nhiệt độ bên ngoài và thân nhiệt (Trần Thị Dân
và Dương Nguyên Khang, 2007).
Chó đực trưởng thành sinh dục từ 7 – 10 tháng tuổi. Chó cái trưởng thành
sinh dục trễ hơn, từ 9 – 10 tháng tuổi. Chu kì lên giống thường xảy ra mỗi năm 2
lần, thời gian động dục từ 12 – 20 ngày, phối giống tốt nhất từ ngày thứ 9 đến ngày
thứ 13 sau khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên.
Chó mang thai từ 59 – 64 ngày, số con đẻ ra trong một lứa phụ thuộc vào
giống lớn hay nhỏ, thường từ 3 – 15 con/lứa.

3


Bảng 2.1 Một vài chỉ tiêu sinh hóa máu trên chó trưởng thành
Chỉ tiêu

Đơn vị

Thông số lý thuyết

SGOT (AST)

U/L

8,9 – 48,5


SGPT (ALT)

U/L

8,9 – 57,3

Total protein

g/dL

5,5 – 7,5

Albumin

g/dL

2,5 – 3,7

Glucose

mg/dL

61,9 – 108,3

B.U.N

mg/dL

8,8 – 25,9


Creatinine

mg/dL

0,5 – 1,6

U/L

0 - 200

Alkaline phosphatase (ALP)

(Nguồn: Chi cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh)
2.2 Cơ thể học của gan

Hình 2.1 Vị trí gan nhìn từ bên phải (Fullissue, 2010)
2.2.1 Vị trí và kích thước
Gan là tuyến lớn nhất của cơ thể, hình trăng khuyết, chiếm 3 % trọng lượng
cơ thể chó, nặng khoảng 1200 – 1400 g. Gan nằm phía trước xoang bụng, tiếp xúc
với mặt sau cơ hoành, hơi nghiêng từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Gan nằm ở
vị trí xương sườn 10 – 12 ở bên trái và 10 – 13 bên phải.

4


2.2.2 Hình thái
Gan là một cơ quan đa thùy. Mặt trước của gan lồi, trơn láng gọi là mặt
thành. Mặt sau lồi lõm không đều do các vết của các tạng trong ổ bụng ấn vào gọi là
mặt tạng. Túi mật hình quả lê nằm ở mặt tạng của gan.

Trên chó, gan có 6 thùy: thùy trung phải, thùy bên phải, thùy trung trái, thùy
bên trái, thùy vuông và thùy đuôi (còn gọi là thùy Spiegel).
Gan được cố định với cơ hoành, đáy của xoang bụng, thận và dạ dày nhờ các
dây treo (Nguyễn Minh Chi, 2008).

Hình 2.2 Ảnh đại thể của gan (Bowen, 2004)
2.2.3 Mạch máu liên quan đến gan
Tĩnh mạch cửa là một tổ chức lớn nhất thấy ở cửa gan, có thành mỏng hướng
về phía cửa phải. Khi đến gan, tĩnh mạch cửa chia ra hai nhánh, nhánh phải đi vào
thùy phải, nhánh trái đi vào thùy trái. Tĩnh mạch cửa lấy máu từ dạ dày, ruột, lách,
tuyến tụy đổ vào mạch nội tạng của gan, cung cấp 2/3 lượng máu đến gan.
Động mạch gan là một nhánh của động mạch lòng. Máu từ tim qua động
mạch chủ và vào động mạch gan. Động mạch gan cung cấp một lượng lớn oxy và
dưỡng chất cho tế bào gan sử dụng trong quá trình trao đổi chất. Động mạch này
cung cấp 1/3 lượng máu đến gan.
Máu trong gan sẽ rời khỏi gan, theo tĩnh mạch gan đổ trực tiếp vào tĩnh mạch
chủ sau để về tim (Nguyễn Minh Chi, 2008).

5


2.3 Chức năng của gan
Gan có chức năng sinh lý rất quan trọng, là một tuyến vừa ngoại tiết vừa nội
tiết, tham gia hầu hết quá trình trao đổi protein, lipid, carbohydrate đến các chất
khoáng và vitamin.
2.3.1 Chức năng của hệ thống tuần hoàn gan
Có khoảng 1500 ml máu đi qua gan mỗi phút, chiếm 29 % của cung lượng
tim. Thể tích máu bình thường trong các mạch máu gan, kể cả tĩnh mạch gan và các
xoang tĩnh mạch, vào khoảng 650 ml. Khi áp suất tâm nhĩ phải tăng cao ảnh hưởng
ngược trở lại gan thì gan có thể phình ra để chứa khoảng một lít máu trong hệ thống

tĩnh mạch và xoang tĩnh mạch.
Gan lọc ra khỏi cơ thể những chất độc trong máu bằng cách biến đổi, khử
độc chúng rồi loại thải ra ngoài qua đường mật hay đường tiểu. Gan bảo vệ cơ thể
nhờ tế bào Kupffer có khả năng thực bào tiêu diệt vi khuẩn (Nguyễn Minh Chi,
2008).
2.3.2 Chức năng bài tiết mật của gan
Tất cả các tế bào gan đều tiết mật. Mật được bài tiết vào các tiểu quản mật
rồi chảy vào các ống mật lớn hơn. Các thành phần chính của mật gồm muối mật,
bilirubin, cholesterol, lecithin và các chất điện giải.
Muối mật có hai chức năng quan trọng là nhũ tương hóa và hòa tan mỡ trong
nước, giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu chất béo được tốt hơn. Ngoài ra, muối
mật còn giúp hấp thu những vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K.
Sự bài tiết bilirubin: bilirubin là sản phẩm biến đổi từ haemoglobin, là dạng
không tan trong nước nhưng tan trong chất béo. Bilirubin gắn với protein huyết
tương, khi đến gan bilirubin tách khỏi protein chuyên chở và kết hợp với các chất
khác. 80 % bilirubin kết hợp với acid glucoronic thành bilirubin glucuronide có thể
hòa tan được trong nước (Nguyễn Minh Chi, 2008).
2.3.3 Chức năng chuyển hóa của gan
Chuyển hóa carbohydrat: khi nồng độ glucose trong máu cao, gan lấy
glucose vào và dự trữ dưới dạng glycogen. Nồng độ glycogen trong máu hạ thấp

6


giữa các bữa ăn, gan cung cấp glucose trở lại bằng cách thủy phân glycogen. Khi đã
sử dụng hết glycogen, gan có thể tạo glucose từ acid amin và glycerol.
Chuyển hóa lipid: mỡ được hấp thu từ ruột sẽ theo mạch bạch huyết đến gan.
Tại đây mỡ được thủy phân thành glycerol và acid béo tự do. Các acid béo được β –
oxy hóa để cung cấp năng lượng và acid acetoacetic. Mỡ được gan đưa trở lại vào
máu dưới dạng lipoprotein để cung cấp mỡ cho các mô khác, đặc biệt là mô mỡ.

Gan còn là nơi biến đổi carbohydrate và protein thành mỡ.
Chuyển hóa protein: vai trò của gan trong chuyển hóa protein là tối cần thiết
cho cơ thể. Trong tế bào gan acid amin bị khử amin để cho ra ketoacetic. Các
ketoacetic được oxy hóa để cung cấp năng lượng hay được biến đổi thành acid béo.
Amonia bị lấy khỏi acid amin được biến đổi thành urê, đi vào máu và được thải ra
bởi thận. Gan là nơi tổng hợp hầu hết protein huyết tương và còn là nơi duy nhất
tổng hợp các acid amin không thiết yếu và các enzyme huyết tương.
2.3.4 Các chức năng khác của gan
Dự trữ vitamin và muối khoáng: gan dự trữ vitamin A nhiều nhất, kế đến là
vitamin D và vitamin B12. Ngoài ra, gan là nơi dự trữ sắt nhiều nhất dưới dạng
ferritin. Trong tế bào gan có một protein là apoferritin có thể gắn sắt. Khi lượng sắt
trong máu giảm, gan sẽ phóng thích sắt vào máu, đó là tác dụng đệm sắt.
Đông máu: gan tổng hợp các yếu tố đông máu ngoại trừ yếu tố VIII. Vitamin
K cần thiết cho sự thành lập các yếu tố II, VII, IX và X.
Khử độc: gan có thể biến đổi các chất hóa học nội sinh và ngoại sinh thành
những chất ít độc hơn hay làm giảm hoạt tính sinh học của chúng, làm cho chất có
khả năng gây độc dễ thải ra ngoài hơn trong dịch mật hay là trong nước tiểu. Gan
cũng là nơi giúp thải canxi ra ngoài trong mật.
2.4 Tổng quan về siêu âm
Siêu âm được Ian Donald phát triển từ năm 1957 để chẩn đoán trong sản phụ
khoa của nhân y. Sau đó siêu âm được ứng dụng trong thú y vào khoảng những năm
1970 (Võ Thị Trà An và ctv, 2008).

7


2.4.1 Định nghĩa siêu âm
Siêu âm là những rung động của vật chất có thể lan truyền trong tất cả các
môi trường chất rắn, lỏng, khí nhưng không qua được khoảng chân không.
2.4.2 Đọc và phân tích hình ảnh siêu âm

Hình bờ: Là bề mặt giới hạn giữa hai môi trường đặc có cấu trúc âm khác
nhau hoặc là giới hạn của một cấu trúc lỏng có cấu trúc bình thường hay bệnh lý
(Bonin và cộng sự, 1997).
Hình cấu trúc: được phân biệt thành nhiều loại gồm: cấu trúc đặc âm đồng
nhất hoặc không đồng nhất:
-

Đồng nhất là sự mô tả độ đồng đều về mặt hồi âm trên toàn cấu trúc (nhu mô
phủ tạng đặc).

-

Không đồng nhất chỉ sự mô tả cấu trúc có nhiều mức độ hồi âm khác nhau
(nhu mô bệnh lý phủ tạng đặc).
Cũng có thể là cấu trúc lỏng rỗng âm bình thường (bàng quang, túi mật) hoặc

bệnh lý (u nang, máu tụ, thận ứ nước). Như vậy, siêu âm phân biệt được cấu trúc
choáng chỗ (Bonin và cộng sự, 1997).
Ngoài ra, dịch có thể có độ hồi âm đồng nhất (nang đơn thuần) hay không
đồng nhất (dịch xuất huyết), u có thể có độ hồi âm đồng nhất (hemangioma) hay
không đồng nhất (ung thư gan) (Bonin và cộng sự, 1997).
Độ hồi âm (mức độ phản âm): phản ánh đặc trưng của cơ quan phản xạ lại
sóng siêu âm, đôi khi gọi tắt là echo. Có 3 mức độ:
-

Hồi âm dày (hồi âm tăng): mô tả cấu trúc có mức độ xám tăng so với độ hồi
âm cấu trúc nền xung quanh hoặc so với tình trạng bình thường, nghĩa là cho
hình ảnh sáng trên hình siêu âm.

-


Hồi âm kém (hồi âm giảm): mô tả cấu trúc có mức độ xám giảm so với độ
hồi âm của cấu trúc nền xung quanh hoặc so với tình trạng bình thường,
nghĩa là cho hình ảnh tối trên hình siêu âm (hồi âm của mô, dịch mủ...).

8


Hình 2.3 Hồi âm kém (dịch trong tử cung)
-

Hồi âm trống (không có hồi âm): mô tả cấu trúc không tạo được sóng phản
hồi. So với mức tương ứng trên thang độ xám thì những cấu trúc này có độ
xám rất thấp, thậm chí hiển thị màu đen (dịch...).

Hình 2.4 Hồi âm trống (nước tiểu trong bàng quang)
2.4.3 Các hiện tượng hay gặp trong siêu âm
Sự hồi âm mạnh: mô xương, vôi có độ cản âm rất lớn làm hầu hết sóng siêu
âm đều bị phản xạ ngược lại nên mô này cho hình ảnh có độ hồi âm rất dày (rất
sáng), ví dụ như sỏi (Nguyễn Thu Liên và cộng sự, 1998).

9


Sự tăng âm: khi qua môi trường có độ cản âm thấp thì phần sâu sẽ nhận được
nhiều tín hiệu siêu âm hơn, cho hình ảnh là một dải xám sáng hẳn lên ngay trên cấu
trúc.
Bóng âm: hiện tượng bóng âm xảy ra mỗi khi chùm tia siêu âm bị một cấu
trúc phản xạ rất mạnh chặn lại. Trên ảnh siêu âm, vách phản xạ được biểu hiện bởi
một sóng phản hồi rất đậm kèm theo sau đó là một vệt hình nón của bóng âm mà

trong vệt bóng âm không một hình ảnh nào còn thấy rõ được (Bonin và cộng sự,
1997).

Hình 2.5 Sự tăng âm (mũi tên đen) và bóng âm (mũi tên trắng)
Sự giảm âm: khi qua môi trường có độ cản âm cao thì phần sau sẽ nhận được
ít tín hiệu siêu âm hơn, cho hình ảnh là một dải tối hẳn đi ngay trên cấu trúc.
Hiện tượng dội lại (đa âm phản hồi): hình ảnh xuất hiện trên màn hình siêu
âm là một loạt hình ảnh giả của mặt phân cách với những khoảng cách đều nhau
phía sau mặt phân cách thật với kích thước và độ hồi âm nhỏ dần (Nguyễn Phước
Bảo Quân, 2002).
2.4.4 Giới thiệu máy siêu âm
Máy siêu âm cấu tạo có 3 phần gồm phần nhập (đầu dò), phần xử lý (thân
máy) và phần xuất (màn hình hiển thị).

10


Hình 2.7 Đầu dò

Hình 2.6 Máy siêu âm
2.5 Ứng dụng siêu âm trong chẩn đoán bệnh
2.5.1 Ưu điểm
-

Chi phí thấp, cho kết quả nhanh.

-

Có thể thực hiện nhiều lần giúp chẩn đoán và theo dõi tình trạng, diễn biến
bệnh.


-

Không xâm lấn, an toàn, thuận tiện.

2.5.2 Nhược điểm
-

Sóng siêu âm có thể bị cản trở do xương, mỡ quá dày hay hơi trong xoang
bụng.

-

Một số vị trí khó quan sát do nằm ở góc chếch.

-

Đôi khi gặp khó khăn trong việc tiếp xúc giữa da với đầu dò.

-

Thao tác lâu làm thú khó chịu không nằm yên dẫn đến kết quả chẩn đoán sai
lệch.

2.5.3 Thực hiện
Chuẩn bị thú: đặt thú nằm ngửa, một người giữ đầu và 2 chân trước của thú,
một người giữ hai chân sau của thú. Cạo sạch lông và làm vệ sinh vùng bụng từ bờ
xương ức đến bẹn. Cho gel lên vùng da cần siêu âm.
Dùng tay để quét đầu dò siêu âm trên da thú theo mặt phẳng của lớp cắt. Đối
với mỗi vị trí của đầu dò, những điểm sáng của âm vang được ghi trên màn nhớ,


11


như vậy hình ảnh của lớp cắt bằng siêu âm được vẽ dần trên màn B. Khi vẽ xong,
chúng ta chụp hình đó và xóa đi để ghi hình vẽ của lớp tiếp theo.
Lúc quét nếu giữa đầu dò luôn thẳng góc với da thì hình ảnh sẽ không được
chi tiết vì chỉ những bộ phận có mặt thẳng góc với hướng truyền của chùm siêu âm
mới phản xạ nhiều âm vang, còn những mặt chéo góc với hướng đi của chùm siêu
âm sẽ cho rất ít âm vang. Do đó, nên áp dụng cách quét phối hợp vừa di chuyển vừa
lắc qua lắc lại đầu dò. Như vậy những âm vang phản xạ lại sẽ đều và nhiều hơn do
đó hình ảnh sẽ chi tiết hơn (Trần Văn Chất, 2005).

Hình 2.8 Tư thế của chó khi siêu âm vùng bụng
2.6 Một số chỉ tiêu sinh hóa máu đánh giá chức năng gan
2.6.1 AST (Aspartate amino transferase) hay SGOT (Serum glutamate
oxaloacetate transferase)
AST hiện diện trong bào tương và ty thể của tế bào. AST hiện diện ở cơ tim
và cơ vân nhiều hơn ở gan. Ngoài ra, AST còn có ở thận, não, tụy, phổi, bạch cầu
và hồng cầu (Nguyễn Tất Toàn, 2009).

12


AST tăng trong viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan, ung thư di căn, viêm gan
siêu vi, nhồi máu cơ tim, tổn thương tế bào gan, hoàng đản, tiểu đường, tổn thương
cơ tim, cơ vân.
2.6.2 ALT (Alanine amino transferase) hay SGPT (Serum glutamate pyruvate
transferase)
ALT hiện diện chủ yếu ở bào tương của tế bào gan ở hầu hết các loài cho nên

sự tăng ALT nhạy và đặc hiệu hơn AST trong các bệnh gan.
ALT trong serum tăng phản ánh hoặc tổn thương hoặc hoại tử gan. Hàm
lượng ALT tăng rất cao trong hoại tử gan cấp tính và nghiêm trọng (Nguyễn Tất
Toàn, 2009).
2.6.3 ALP (Alkaline phosphatase)
ALP là enzyme thủy phân các ester phosphat trong môi trường kiềm (pH=9).
Nguồn gốc chủ yếu của ALP là ở gan và xương. Ở ruột, thận và nhau thai cũng có
nhưng có thời gian bán hủy ngắn và khó có thể đạt được nồng độ có ý nghĩa.
ALP trong serum là một chỉ tiêu ý nghĩa trong những bệnh ở gan gây ứ mật
trên chó. Sự ứ mật gây ra tổng hợp ALP bởi tế bào gan kết quả gia tăng hoạt động
của ALP trong serum. Sự gia tăng ALP đi trước sự tiến triển sự gia tăng bilirubin
trong máu.
Sự gia tăng khoảng 2 - 3 lần trong serum của ALP có thể là bình thường đối
với thú non đang phát triển và thường song song với sự tăng nồng độ phospho trong
máu.
ALP tăng nhẹ và vừa (2 lần bình thường) có thể gặp trong viêm gan, xơ gan,
di căn hoặc thâm nhiễm ở gan. ALP tăng cao (3 - 10 lần bình thường) thường do tắc
mật trong hoặc ngoài gan. Tuy nhiên, ALP cũng không đặc hiệu cho gan vì còn tăng
trong các bệnh ngoài gan.
2.6.4 BUN (Blood urea nitrogen)
Ure là sản phẩm cuối cùng trong biến dưỡng nitrogen của protein và là sản
phẩm chính của chuyển hóa acid amin, được gan tổng hợp từ amoniac theo chu
trình Krebs để đào thải ra ngoài. Sự tổng hợp này chỉ bị rối loạn khi mô gan bị

13


thương tổn nặng trên 70 – 80 % , khi đó amoniac tăng cao trong máu có thể gây hôn
mê gan.
Tăng BUN trong chức năng thận suy giảm, chế độ ăn giàu protein hoặc có

những trở ngại nặng trong quá trình khử protein.
Giảm BUN trong thiểu năng gan, thiểu năng thận nặng, nôn mửa, tiêu chảy
nặng làm ure mất đi, chế độ ăn nghèo protein, thận tăng tháo nước (Nguyễn Thùy
Thanh Thanh, 2007).
2.6.5 Creatinine
Phản ứng giữa arginin và glycin xảy ra ở mô thận, tạo ra ornithin và
glycocyamin. Sau đó glycocyamin được đưa vào máu rồi chuyển đến gan và được
chuyển hóa thành creatin.
Creatin vào mạch máu và được tế bào cơ hấp thụ. Sau đó creatin được
chuyển hóa thành creatine phosphate, cuối cùng chuyển hóa thành creatinine.
Như vậy, creatinine có nguồn gốc đầu tiên từ creatin nội sinh dự trữ năng
lượng dưới dạng phosphocreatine trong tế bào cơ (Nguyễn Tất Toàn, 2009).
Tăng creatinine rất đặc trưng cho bệnh thận, bệnh về bắp cơ, đường dẫn tiểu
bị tắc, vận động quá sức và kéo dài, shock.
Giảm creatinine trong suy gan, rối loạn chuyển hóa năng lượng trong trường
hợp suy thận, creatinine giảm theo thời gian ở nhiều bệnh nhân có bệnh tiến triển
tốt.
2.6.6 Bilirubin
Bilirubin là sản phẩm chuyển hóa của haemoglobin và các enzyme có chứa
heme. 95 % bilirubin được tạo ra từ sự thoái biến của hồng cầu. Bilirubin gồm 2
thành phần là bilirubin gián tiếp và bilirubin trực tiếp. Bilirubin gián tiếp còn được
gọi là bilirubin tự do, tan trong mỡ, gắn kết với albumin huyết tương nên không lọc
qua cầu thận. Khi đến gan, bilirubin gián tiếp được liên hợp với acid glucoronic để
trở thành bilirubin trực tiếp hay còn gọi là bilirubin liên hợp, tan được trong nước
và được bài tiết chủ động vào các tiểu quản mật (Đặng Vạn Phước, 2009).

14



×