Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MỨC TĂNG TRỌNG TRÊN HEO CAI SỮA ĐƯỢC NUÔI RIÊNG THEO GIỚI TÍNH GIAI ĐOẠN TỪ 30 ĐẾN 90 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI HEO TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.67 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MỨC TĂNG
TRỌNG TRÊN HEO CAI SỮA ĐƯỢC NUÔI RIÊNG THEO
GIỚI TÍNH GIAI ĐOẠN TỪ 30 ĐẾN 90 NGÀY TUỔI
TẠI TRẠI HEO TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN VĂN THẾ
Lớp

: DH07CN

Ngành

: CHĂN NUÔI

Niên khóa

: 2007 - 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y


****************

NGUYỄN VĂN THẾ

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MỨC TĂNG
TRỌNG TRÊN HEO CAI SỮA ĐƯỢC NUÔI RIÊNG THEO
GIỚI TÍNH GIAI ĐOẠN TỪ 30 ĐẾN 90 NGÀY TUỔI
TẠI TRẠI HEO TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn
ThS.NGUYỄN THỊ KIM LOAN

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực tập: Nguyễn Văn Thế
Tên đề tài: “Khảo sát một số chỉ tiêu đánh giá mức tăng trọng trên heo cai sữa
được nuôi riêng theo giới tính giai đoạn từ 30 đến 90 ngày tuổi tại trại heo Tân
Uyên tỉnh Bình Dương”.
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của Khoa Chăn Nuôi –Thú Y, Bộ môn và
yêu cầu của giáo viên hướng dẫn với các ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm
thi tốt nghiệp Khoa, ngày ………..

Giáo viên hướng dẫn


ThS.NGUYỄN THỊ KIM LOAN

ii


LỜI CẢM TẠ
Với những tình cảm sâu sắc


Con luôn ghi ơn ba mẹ, người đã sinh thành và nuôi dạy con khôn lớn.
Chân thành cảm ơn



Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.



Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình,

giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho chúng em trong suốt quá trình học
tập.


Cô NGUYỄN THỊ KIM LOAN đã hết lòng dạy bảo, hướng dẫn giúp đỡ em

trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.


Chú NGUYỄN HỮU NHIỆM chủ trại heo và gia đình đã giúp đỡ tôi trong thời


gian thực hiện đề tài tại trại.
Xin cám ơn


Tất cả người thân, bạn bè yêu thương, những người luôn chia sẻ, động viên và

giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.

Nguyễn Văn Thế

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát một số chỉ tiêu đánh giá mức tăng trọng
trên heo cai sữa được nuôi riêng theo giới tính giai đoạn từ 30 đến 90 ngày tuổi tại
trại heo Tân Uyên tỉnh Bình Dương” được tiến hành từ 15/01/2011 đến 13/04/2011
tại trại heo Tân Uyên, xã Tân Lập, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Qua khảo sát
250 heo con từ 30 đến 90 ngày tuổi.
Kết quả thu được:
Nhiệt độ trung bình của tháng 1 là 27,720C, tháng 2 là 28,530C, tháng 3 là
29,330C, tháng 4 là 30,630C.
Tăng trọng bình quân và tăng trọng ngày ở đợt 1, heo đực thiến (33,49 kg/con
và 507,95 g/con/ngày ) thấp hơn ở heo cái (33,95 kg/con và 514,43 g/con/ngày). Ở đợt
2, heo đực thiến là (30,32 kg/con và 522,70 g/con/ngày) cao hơn ở heo cái (29,26
kg/con và 504,52 g/con/ngày).
Lượng thức ăn tiêu thụ ở cả 2 đợt, heo đực thiến đều cao hơn heo cái. Đợt 1 heo
đực thiến (864,09 g/con/ngày), heo cái (851,77 g/con/ngày). Ở đợt 2, heo đực thiến
(866,95 g/con/ngày ), heo cái (851,45 g/con/ngày).

Hệ số chuyển hóa thức ăn ở đợt 1, heo đực thiến (1,70 kgTA/kgTT) cao hơn heo
cái (1,66 kgTA/kgTT). Ở đợt 2, heo đực thiến (1,67 kgTA/kgTT) thấp hơn heo cái
(1,69 kgTA/kgTT).
Tỉ lệ ngày con tiêu chảy ở đợt 1, heo đực thiến (4,17 %) thấp hơn ở heo cái
(4,62 %). Ở đợt 2, heo đực thiến (3,85 %) thấp hơn ở heo cái (4,20 %).
Tỉ lệ ngày con ho ở đợt 1, heo đực thiến (3,05 %) cao hơn heo cái (2,06 %). Ở
đợt 2, heo đực thiến (3,10 %) cao hơn heo cái (2,06 %).
Tỉ lệ ngày con bệnh khác ở đợt 1, heo đực thiến (1,52 %) cao hơn heo cái (1,42
%). Đợt 2 heo đực thiến (1,20 %) thấp hơn heo cái (1,48 %).

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ………………………………………………………………………………i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ...............................................................................ii
Lời cảm tạ .....................................................................................................................iii
Tóm tắt khóa luận .........................................................................................................iv
Mục lục .........................................................................................................................v
Danh sách các bảng.......................................................................................................ix
Danh sách các chữ viết tắt.............................................................................................x
Chương 1. MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề................................................................................................................1
1.2 Mục đích .................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu ..................................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN ...........................................................................................3
2.1 Giới thiệu sơ lược về trại chăn nuôi heo Tân Uyên ................. .............................. 3
2.1.1 Vị trí địa lý .......... ................................................................. .............................. 3
2.1.2 Lịch sử phát triển và chức năng ............................................... ............................... 3

2.1.2.1 Lịch sử phát triển................................................................... ............................... 3
2.1.2.2 Chức năng.......... ................................................................... ............................... 3
2.1.3 Cơ cấu tổ chức trại ................................................................... ............................... 3
2.1.4 Công tác giống...... ................................................................... ............................... 4
2.1.5 Nguồn gốc và đặc điểm ngoại hình của một số nhóm giống heo ........................ 4
2.1.5.1 Heo Yorkshire .. ................................................................. .............................. 4
2.1.5.2 Heo Landrace ... ................................................................. .............................. 4
2.1.5.3 Heo Duroc ........ ................................................................. .............................. 5

v


2.1.5.4 Heo Pietrain ...... ................................................................. .............................. 5
2.1.6 Chuồng trại ........... ................................................................... ............................... 5
2.1.6.1 Khu nái khô và mang thai ..................................................... ............................... 6
2.1.6.2 Khu chuồng nái đẻ ................................................................ ............................... 6
2.1.6.3 Khu chuồng heo cai sữa ........................................................ ............................... 6
2.1.6.4 Khu chuồng hậu bị ................................................................ ............................... 6
2.1.6.5 Khu chuồng heo thịt .............................................................. ............................... 6
2.1.6.6 Chuồng đực giống ................................................................. ............................... 7
2.1.7 Cơ cấu đàn ............ ................................................................... ............................... 7
2.1.8 Công tác thú y và quy trình tiêm phòng ................................. ............................... 7
2.1.8.1 Quy trình vệ sinh thú y.......................................................... ............................... 7
2.1.8.2 Quy trình tiêm phòng ........................................................ .............................. 7
2.1.9 Thức ăn ................ ................................................................. .............................. 8
2.2 Đặc điểm sinh lý heo cai sữa ...................................................... ............................... 10
2.2.1 Khái niệm tiêu hóa và hấp thu ................................................. ............................... 10
2.2.2 Sinh lý heo cai sữa ................................................................... ................................11
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục .................. ................................12
2.3.1 Khái niệm ............. ................................................................... ............................... 12

2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng............................................................... ............................... 12
2.3.2.1 Yếu tố ngoại cảnh.................................................................. ................................12
2.3.2.2 Yếu tố di truyền . ................................................................... ............................... 13
2.4 Nuôi dưỡng heo thịt ................................................................... ................................13
2.5 Các loại thuốc sử dụng ở trại ................................................... .............................. 14
2.6 xử lý môi trường ..................................................................................................... 15
2.7 Một số bệnh thường gặp trên heo............................................. .............................. 15
2.7.1 Bệnh viêm phổi ... ................................................................. .............................. 15
2.7.2 Bệnh tiêu chảy ..... ................................................................. .............................. 16

vi


2.7.3 Bệnh viêm khớp .. ................................................................. .............................. 17
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.................................18
3.1 Thời gian và địa điểm …………………………………………………. ............... 18
3.2 Đối tượng khảo sát ............................................................................................. .... 18
3.3 Phương pháp tiến hành ...................................................................................... .... 18
3.4 Các chỉ tiêu khảo sát .......................................................................................... .... 18
3.4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi ...................................................................................... .... 18
3.4.2 Trọng lượng bình quân .................................................................................... .... 18
3.4.3 Tăng trọng bình quân ..................................................................................... .... 19
3.4.4 Tăng trọng ngày ............................................................................................. ….19
3.4.5 Khả năng sử dụng thức ăn ............................................................................... .... 19
3.4.5.1 Lượng thức ăn tiêu thụ ................................................................................. .... 19
3.4.5.2 Hệ số chuyển biến thức ăn ........................................................................... .... 19
3.4.6 Tình trạng sức khỏe của heo ........................................................................... .... 19
3.4.6.1 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ............................................................................. .... 19
3.4.6.2 Tỷ lệ ngày con ho ......................................................................................... .... 19
3.4.6.3 Tỷ lệ ngày con bệnh khác............................................................................. .... 19

3.5 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ............................................................... .... 20
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ .... 21
4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi ......................................................................................... .... 21
4.2 Trọng lượng bình quân ở các giai đoạn ................................................................. 22
4.3 Tăng trọng bình quân .............................................................................................. 24
4.4 Tăng trọng ngày ..................................................................................................... 25
4.5 Khả năng sử dụng thức ăn ....................................................................................... 26
4.5.1 Lượng thức ăn tiêu thụ ........................................................................................ 26
4.5.2 Hệ số chuyển hóa thức ăn .................................................................................... 27
4.6 Các chỉ tiêu tình trạng sức khỏe .............................................................................. 28

vii


4.6.1 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ...................................................................................... 28
4.6.2 Tỷ lệ ngày con ho ................................................................................................. 29
4.6.3 Tỷ lệ ngày con bệnh khác..................................................................................... 30
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.........................................................................31
5.1 Kết luận .......................................................................................................................31
5.2 Đề nghị .......................................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................33
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................35

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn ......................................................................................................... 7
Bảng 2.2 Thành phần thức ăn jolie ................................................................................... 9
Bảng 2.3 Thành phần thức ăn HG2 .................................................................................. 9

Bảng 2.4 Công thức thức ăn dành cho heo từ 15kg-60kg ............................................. 10
Bảng 2.5 Các loại thuốc được sử dụng để điều trị và thuốc bổ .................................... 14
Bảng 4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi..................................................................................... 21
Bảng 4.2 Trọng lượng bình quân lúc 30 ngày tuổi ...................................................... 22
Bảng 4.3 Trọng lượng bình quân lúc kết thúc khảo sát ................................................ 23
Bảng 4.4 Tăng trọng bình quân .................................................................................... 24
Bảng 4.5 Tăng trọng ngày ............................................................................................. 25
Bảng 4.6 Lượng thức ăn tiêu thụ ................................................................................... 26
Bảng 4.7 Hệ số chuyển hóa thức ăn .............................................................................. 27
Bảng 4.8 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ................................................................................ 28
Bảng 4.9 Tỷ lệ ngày con ho ......................................................................................... 29
Bảng 4.10 Tỷ lệ ngày con bệnh khác ............................................................................ 30

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HSCHTA : Hệ số chuyển hóa thức ăn
LTAT

: Lượng thức ăn tiêu thụ

Ns

: Non significant

SD

: Độ lệch chuẩn (standard deviation)


TLNCBK : Tỉ lệ ngày con bệnh khác
TLNCH :Tỉ lệ ngày con ho
TLNCTC : Tỉ lệ ngày con tiêu chảy
TSNCBK : Tổng số ngày con bệnh khác
TSNCH : Tổng số ngày con ho
TSNCN :Tổng số ngày con nuôi
TSNCTC :Tổng số ngày con tiêu chảy
TTBQ

: Tăng trọng bình quân

TTN

: Tăng trọng ngày

X

: Gía trị trung bình

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua ngành chăn nuôi góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh
tế của nước ta. Trong đó, chăn nuôi heo là một trong những ngành mũi nhọn, nó không
những đem lại việc làm và thu nhập cho người chăn nuôi mà còn cung cấp một lượng thịt
lớn cho người tiêu dùng.
Chăn nuôi heo ở nước ta chiếm tỉ lệ cao, hằng năm cung cấp 70 % - 75 % nhu cầu

về thịt cho thị trường trong nước. Để đạt được sản lượng cung cấp này các nhà chăn nuôi
luôn phải đặt ra các mục tiêu để đàn heo luôn được khỏe mạnh và mau lớn. Trong đó, chăn
nuôi heo giai đoạn cai sữa được xem là giai đoạn khó khăn và quan trọng nhất. Heo con rõ
ràng phải chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường vì ở giai đoạn này chúng thường bị hàng
loạt các stress do xa mẹ, ghép bầy thay đổi nguồn thức ăn …do đó viêc kiểm tra khả năng
sinh trưởng, sức sống, sức kháng bệnh của chúng giúp ta có thể đánh giá tổng quát về đàn
heo để từ đó đưa ra phương thức nuôi hợp lý. Tuy vậy, ở mỗi trại lại có điều kiện môi
trường và con giống khác nhau, nên việc chọn lọc phương thức nuôi cũng phải được thực
hiện ở mỗi trại. Trại chăn nuôi heo Tân Uyên đang từng bước đánh giá các phuơng thức
nuôi để có thể chọn phương thức nuôi tối ưu, chúng tôi chỉ tham gia đánh giá phương thức
nuôi đối vói heo ở giai đoạn cai sữa.
Trước vấn đề trên, được sự phân công của khoa Chăn Nuôi Thú Y, Bộ Môn
Chăn Nuôi Chuyên Khoa, Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh cùng với sự
đồng ý của ban giám đốc trại heo Tân Uyên và dưới sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn
Thị Kim Loan chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát một số chỉ tiêu đánh giá mức
tăng trọng trên heo cai sữa được nuôi riêng theo giới tính giai đoạn từ 30 đến 90
ngày tuổi tại trại heo Tân Uyên tỉnh Bình Dương”.

1


1.2 MỤC ĐÍCH
Đánh giá sự sinh trưởng của heo cai sữa giai đoạn 30 – 90 ngày tuổi theo phương
thức nuôi riêng theo giới tính.
1.3 YÊU CẦU
Theo dõi và thu thập số liệu để đánh giá một số chỉ tiêu trên heo con sau cai
sữa như: tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn, tỷ lệ tiêu chảy, tỷ lệ ho, tỷ lệ bệnh
khác.

2



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HEO TÂN UYÊN
2.1.1 Vị trí địa lý
Trại tọa lạc trên khu đất rộng 25 ha dọc theo trục đường DT 746 thuộc xã Tân
lập, Huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, cách thị trấn Tân Uyên 7 km về hướng Tây
Nam. Nhờ có hệ thống đường giao thông vào đến tận trại nên rất thuận tiện cho việc
vận chuyển.
Trại được ngăn cách với bên ngoài nhờ hệ thống tường rào cao 2,5 mét và hệ
thống mương sâu 4 m, rộng 6 m. Phía Đông Bắc giáp với đường DT 746, các phía
còn lại đều giáp với các khu đất canh tác của tư nhân. Diện tích trại là 25 ha trong đó
diện tích chăn nuôi chiếm khoảng 2 ha, hệ thống nhà kho và hầm biogas chiếm
khoảng 0,2 ha, phần diện tích còn lại được phủ xanh bởi cây tràm lá lớn.
2.1.2 Lịch sử phát triển và chức năng
2.1.2.1 Lịch sử phát triển
Trại được thành lập từ năm 1993. Lúc đầu trại chỉ hoạt động theo quy mô nhỏ
- hộ gia đình. Trại chỉ mới mở rộng quy mô như hiện nay cách đây bảy năm.
2.1.2.2 Chức năng
Trại chủ yếu sản xuất heo thịt bán ra thị trường, chọn giống thay đàn và bán
hậu bị.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức trại
Trại gồm 7 người: 1 kĩ thuật trại cũng là chủ trại, 6 người còn lại phụ trách các
bộ phận khác nhau.

3


2.1.4 Công tác giống

Heo con sau khi sinh ra được bấm răng, bấm tai, kiểm tra dị tật. Những con để
giống phải được chọn từ những con mẹ có thành tích sinh sản tốt. Sơ tuyển lúc 60
ngày tuổi, chọn những con có trọng lượng từ 18 kg trở lên, không có dị tật. Trong quá
trình nuôi luôn có sự theo dõi chặt chẽ để chọn những con hậu bị tốt nhất lúc 4 tháng
và 6 tháng tuổi, lần tuyển cuối cùng là vào lúc 8 tháng tuổi.
Những con được tuyển làm hậu bị phải đạt các tiêu chuẩn sau: phải đạt các chỉ
tiêu về sinh trưởng, ngoại hình, lý lịch rõ ràng, lông da bóng mượt, linh hoạt, vú đều
có 12 vú trở lên, bộ phận sinh dục nở nang, bốn chân chắc khỏe. Chỉ phối giống
những con đạt trọng lượng từ 160 kg trở lên và phải đảm bảo tiêm phòng đầy đủ.
2.1.5 Nguồn gốc và đặc điểm ngoại hình của một số nhóm giống heo
2.1.5.1 Heo Yorkshire
Heo Yorkshire nguồn gốc từ Anh. Heo Yorkshire có sắc lông trắng tuyền. Ở
giữa gốc tai và mắt thường có vết đen nhỏ hoặc xám hoặc một số đốm đen nhỏ, lông
đuôi dài, lông rìa tai cũng dài, lông trên thân thường mịn, nhưng cũng có nhóm lông
xám đầy, đuôi heo dài, khấu đuôi to, thường xoắn thành 2 vòng cong.
Heo Yorkshire có tai đứng, lông thẳng, bụng thon, khi nhìn ngang giống như
hình chữ nhật. Bốn chân khỏe đi trên ngón, khung xương vững chắc.
Ở 6 tháng tuổi đạt trọng lượng 90 kg đến 100 kg. Khi trưởng thành nọc, nái
có thể đạt trọng lượng 250 kg đến 300 kg.
Heo nái Yorkshire một năm có thể đẻ từ 1,8 đến 2,2 lứa, trọng lượng sơ sinh
heo con đạt từ 1kg đến 1,8 kg. Sản lượng sữa thường cao, nuôi con giỏi, sức đề
kháng cao nhất so với các giống heo ngoại nhập (Võ Văn Ninh, 1999).
2.1.5.2 Heo Landrace
Xuất xứ từ Đan Mạch. Heo Landrace sắc lông tuyền, không có đốm đen nào
trên lưng, trên thân, đầu nhỏ, mông đùi to (phần cho nhiều nạc), hai tai xụ bít mắt,
chân nhỏ, đi trên ngón, nhìn ngang hình thân giống như một tam giác.
Ở 6 tháng tuổi, heo Landrace có thể đạt trọng lượng 80 kg đến 90 kg. Nọc
nái trưởng thành có trọng lượng từ 200 kg đến 250 kg. Heo nái mỗi năm đẻ từ 1,8

4



đến 2,2 lứa, nái cao sản nuôi dưỡng tốt có thể đạt 2,5 lứa. Heo nái Landrace có khả
năng đẻ con sai, nuôi con giỏi, tỷ lệ nuôi sống cao (Võ Văn Ninh, 1999).
2.1.5.3 Heo Duroc
Xuất xứ từ Mỹ, lông màu đỏ (nhân dân thường gọi là heo bò). Heo thuần có
màu đỏ nâu rất đậm, nhưng nếu là heo lai, màu đỏ thường nhạt hoặc màu vàng,
càng vàng nhạt thì càng xuất hiện những đốm đen. Heo Duroc thuần mỗi chân có
bốn móng màu nâu đen, không có móng trắng. Hai tai Duroc nhỏ xụ, đặc biệt lưng
Duroc thường bị còng, ngắn đòn, vì vậy bộ phận sinh dục cái trở nên thấp (nhất là ở
lứa tuổi hậu bị chờ phối) làm cho khi phối giống với đực giống khác lớn tuổi hơn có
sự khó khăn.
Heo Duroc là heo cho nạc, 6 tháng đạt 80 kg đến 85 kg/ nọc, nái trưởng
thành đạt trọng lượng 200 kg đến 250 kg. Heo nái 1,8 đến 2 lứa/ năm. Đây là giống
heo có thành tích sinh sản kém hơn Y, L (Võ Văn Ninh, 1999).
2.1.5.4 Heo Pietrain
Nguồn gốc từ Bỉ vào những năm 1920, mang tên là Pietrain được công nhận
giống vào năm 1956.
Đặc điểm: sắc lông đen bông trắng , tai thẳng đứng, đùi to vừa phải, mõm
ngắn, bốn chân ngắn, ít mỡ, các bắp cơ lộ rõ dưới da, nhất là phần mông, đùi, lưng
vai, tăng trọng chậm, thích nghi kém dễ bị stress nên khó nuôi.
Trọng lượng 150 ngày tuổi đạt 80 kg, trưởng thành đạt 200 – 250 kg. Dày
mỡ lưng dưới 10 mm, tỷ lệ nạc đạt 65 % quầy thịt.
Heo nái 1,8 lứa/năm, mỗi lứa 8 – 9 con (Trần Văn Chính, 1998)
2.1.6 Chuồng trại
Chuồng được xây dựng theo kiểu nóc đôi, mái lợp tôn lạnh. Dọc hai bên dãy
chuồng có rãnh thoát nước dẫn vào hệ thống sử lý biogas.
Hệ thống nước uống bơm từ giếng khoan lên các bể chứa, mỗi khu trại đều có
các bồn chứa nước, tổng thể tích bồn chứa ở mỗi khu trại là 8 đến 12 khối, nước được
cung cấp cho heo qua hệ thống núm uống tự động phù hợp với từng giai đoạn phát


5


triển của heo. Ở mỗi khu chuồng nuôi đều có hệ thống bạt che hai bên, có thể kéo dễ
dàng. Ngoài ra, trại còn có hệ thống quạt đẩy để làm mát, được bố trí trong mỗi dãy
chuồng và hệ thống phun nước làm mát lắp trên mái tôn.
2.1.6.1 Khu nái khô và mang thai
Khu này có tổng diện tích là 80 m x 8,5 m. Được bố trí theo kiểu chuồng sàn
gồm 180 ô chuồng chia làm hai dãy, diện tích mỗi ô là 0,8 m x 2,2 m, nền có độ dốc 5
%.
2.1.6.2 Khu chuồng nái đẻ
Được bố trí theo kiểu chuồng sàn hiện đại, có tổng cộng 60 ô chuồng được
chia làm 2 dãy và có thể lắp ráp thêm khi cần thiết. Diện tích mỗi ô chuồng là 1,8 m x
2,2 m ,được chia làm ba ngăn, một ngăn dành cho heo mẹ ở giữa và hai ngăn cho heo
con ở hai bên.
2.1.6.3 Khu chuồng heo cai sữa
Đây là hệ thống chuồng sàn hiện đại, gồm 28 ô chuồng chia làm hai dãy, mỗi
ô chuồng được ngăn cách với nhau bằng hệ thống các thanh sắt chống rỉ, diện tích
mỗi ô là 4,5 m x 5,5 m, phía sau mỗi ô là bể nước tắm có diện tích là 1,5 m x 4,5 m
mỗi ô chuồng có hai máng ăn tự động.
2.1.6.4 Khu chuồng hậu bị
Gồm 22 chuồng được chia làm hai dãy, mỗi dãy gồm: 2 chuồng rộng 7 m và 9
chuồng rộng 4,5 m, chiều dài mỗi ô là 7,5 m, phía sau mỗi ô chuồng là bể tắm rộng
1,5 m, có máng ăn và núm uống tự động.
Có 4 chuồng diện tích 6,5 m x 7,5 m dùng để nuôi heo hậu bị chờ phối, những
ô chuồng còn lại để nuôi heo đang trong giai đoạn theo dõi tuyển làm hậu bị.
2.1.6.5 Khu chuồng heo thịt
Gồm 22 chuồng được chia làm 2 dãy, mỗi dãy gồm: 2 chuồng rộng 6,5 m và 9
chuồng rộng 4,5 m, chiều dài mỗi ô là 7,5 m, phía sau mỗi chuồng là bể tắm rộng 1,5

m, có máng ăn và núm uống tự động.

6


2.1.6.6 Chuồng đực giống
Gồm có 4 chuồng, mỗi chuồng có diện tích 2,7 x3,2 m, có máng ăn và núm
uống riêng.
2.1.7 Cơ cấu đàn
Số liệu tính đến ngày 01/04/2011.
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn
Loại heo

Số con

Loại heo

Số con

Heo đực khai thác

4

Heo nái hậu bị

30

Heo đực thí tình

2


Heo con theo mẹ

300

Heo nái nuôi con

30

Heo nái khô và mang thai

Heo đến 60 ngày tuổi
Heo nuôi thịt

160

630
720

2.1.8 Công tác thú y và quy trình tiêm phòng
2.1.8.1 Quy trình vệ sinh thú y
Mỗi khu chuồng nuôi đều phải được làm vệ sinh sạch sẽ ngày 4 lần, tránh để
heo nằm đè lên phân, việc tắm heo rất hạn chế vì có bể tự tắm. Rửa chuồng không
định kỳ 1 đến 2 tuần /lần hay lâu hơn tùy vào mức độ vệ sinh của chuồng nuôi. các
dãy chuồng nuôi và lối đi đều được phun thuốc sát trùng định kỳ 1 lần/tuần. Ngoài ra
việc giữ vệ sinh xung quanh trại cũng rất được chú ý.
Sau khi xuất bán hoặc chuyển chuồng từ giai đoạn này sang giai đoạn khác
chuồng được xịt rửa làm vệ sinh, phun sát trùng hai lần, để trống chuồng 2 tuần trước
khi chuyển heo khác đến.
Hạn chế người lạ vào trại, khách tham quan khi muốn xuống thăm khu chăn

nuôi phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, việc qua lại giữa các khu chuồng cũng rất hạn
chế.
2.1.8.2 Quy trình tiêm phòng
Lịch tiêm phòng được linh hoạt cho phù hợp với thể trạng và tình hình sức
khỏe của heo ở từng giai đoạn nuôi. Việc tiêm phòng được lên chương trình ttrước.

7


Heo con
03 ngày tuổi: Cho uống Navetcoc phòng cầu trùng: 1cc/con.
35 ngày: Tiêm Pestiffa phòng bệnh Dịch tả lần 1: 2cc/con, tiêm bắp.
55 ngày: Tiêm Pestiffa phòng bệnh Dịch tả lần 2: 2cc/con, tiêm bắp.
55 ngày: Tiêm Aftofor phòng Lở mồm long móng lần 1: 2cc/con, tiêm bắp.
80 ngày: Tiêm Aftofor phòng Lở mồm long móng lần 2: 2cc/con, tiêm bắp.
Hậu bị
28 tuần: Tiêm Aftofor phòng Lở mồm long móng lần 1: 2cc/con, tiêm bắp.
28 tuần: Tiêm Pestiffa phòng bệnh Dịch tả lần 1: 2cc/con, tiêm bắp.
30 tuần: Tiêm Aftofor phòng Lở mồm long móng lần 2: 2cc/con, tiêm bắp.
30 tuần: Tiêm Pestiffa phòng bệnh Dịch tả lần 2: 2cc/con, tiêm bắp.
32 tuần: Tiêm Porcilis phòng Parvo virus lần 1: 5cc/con, tiêm bắp.
Nái chữa
6 tuần trước khi sinh: Tiêm Pestiffa phòng bệnh Dịch tả: 2cc/con, tiêm bắp.
5 tuần trước khi sinh: Tiêm PR – Vacplus phòng Giả dại: 2cc/con, tiêm bắp.
4 tuần trước khi sinh: Tiêm Aftofor phòng Lở mồm long móng: 2cc/con,
tiêm bắp.
Heo nọc
Tiêm ngừa 6 tháng / lần với những bệnh sau:
Tiêm Pestiffa phòng bệnh Dịch tả: 2cc/con, tiêm bắp.
Tiêm Aftofor phòng bệnh Lở mồm long móng: 2cc/con, tiêm bắp.

Tiêm Porcilis phòng bệnh Parvo virus: 5cc/con, tiêm bắp
2.1.9 Thức ăn
Heo cai sữa được cho ăn thức ăn viên Jolie và thức ăn bột HG2 đồng thời
heo cai sữa được cho ăn thêm thức ăn bột theo công thức trộn của trại.
Thức ăn viên Jolie được mua của công ty guyomarc’h-vn.
Thức ăn bột HG2 được mua của công ty cocomix.

8


Bảng 2.2 Thành phần thức ăn jolie
Các chỉ tiêu

Thành phần

Năng lượng trao đổi (min)

3200 kcal/kg

Protein thô (min)

20 %

Xơ thô (max)

4%

Canxi (min-max)

0,7-1,2 %


Phốt pho tổng số

0,6 %

NaCl (min-max)

0,2-0,5 %

Lysin (min)

1,3 %

Methionin (min)

0,4 %

Độ ẩm (max)

13%

Colistine (max)

100 ppm
(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại heo Tân Uyên, 2011)

Bảng 2.3 Thành phần thức ăn HG2
Các chỉ tiêu

Thành phần


Protein (min)

19 %

ME (min)

3250 kcal/kg

Ca (min-max)

0,6-1 %

P (min)

0,5 %

NaCl (min-max)

0,3-0,7 %

Xơ thô (max)

4%

Ẩm độ (max)

12 %

Béo thô (min)


5%

Kháng sinh theo đơn đặt hàng
(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại heo Tân Uyên, 2011)

9


Bảng 2.4 Công thức thức ăn trộn dành cho heo từ 15kg – 60kg.
Thành phần

Trọng lượng (kg)

Bắp

160

Tấm gạo

50

Đậu nành

66

Bột cá

10


Porker 15

12

Muối

1,5

C-fern 01

0,3

BIO-sorbitol+B 12

0,2

Orgacids*

0,3

Glucan C

0,1

T5X- Premix

0,3

Bcomplex C


0,2

Doxy 10 (tùy tình hình bệnh)

0,3

ASC-Tylosin ( tùy tình hình bệnh)

0,3
(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại heo Tân Uyên, 2011)

2.2 Đặc điểm sinh lý heo cai sữa
2.2.1 Khái niệm tiêu hóa và hấp thu
Tiêu hóa là quá trình các hợp chất hữu cơ phức tạp của thức ăn được phân
cách thành những chất đơn giản nhất để hấp thu được, nó diễn ra dưới tác dụng cơ
học và hóa học. Hệ tiêu hóa cùng với tổ chức khác trong cơ thể như gan, tụy là cơ
quan tiếp nhận và chế biến mọi dạng vật chất cần thiết cho nhu cầu sinh trưởng và
phát triển của cơ thể từ môi trường bên ngoài. Sau đó, quá trình biến đổi cơ học và
hóa học các chất dinh dưỡng ở dạng thô chuyển thành dạng đơn giản như glucose và
acid béo, acid amin,....cuối cùng dưỡng chất được hấp thu qua thành ống tiêu hóa vào
máu và trở thành nguyên liệu để xây dựng cơ chế dự trữ và cung cấp năng lượng cho

10


quá trình sống, đồng thời chất cặn bã được thải ra ngoài (Lê Văn Thọ và Đàm Văn
Tiện, 1992).
Hấp thu là quá trình sinh lý đặc trưng cho các tế bào sống của ống tiêu hóa
những dạng đơn giản nhất của thức ăn sau khi tiêu hóa sẽ ngấm qua niêm mạc ruột
váo máu đi nuôi cơ thể. Cơ quan hấp thu gồm dạ dày hấp thu nước, glucosa, khoáng

chất hấp thu ít. Ruột non là bộ phận hấp thu chủ yếu, tất cả dinh dưỡng đều được hấp
thu ở ruột non. Ruột già chủ yếu hấp thu nước và muối khoáng. Đường vận chuyển
có 2 đường là: (1) đường máu vận chuyển nước, muối khoáng, vitamin tan trong
nước, các loại đường đơn, acid amin, 30 % acid béo và glycerin qua niêm mạc ruột
vào tĩnh mạch về gan, từ gan về tim và từ tim theo động mạch đi khắp cơ thể; (2)
Đường bạch huyết vận chuyển các vitamin tan trong dầu và các chất còn lại theo bạch
huyết về tim rồi theo động mạch đi khắp cơ thể (Nguyễn Văn Hiền, 2002).
Ngoài việc thực hiện sự tiêu hóa -hấp thu các dưỡng chất, hệ tiêu hóa còn duy
trì chức năng bảo vệ và tránh sự xâm nhập của những đại phân tử, mầm bệnh truyền
nhiễm.
2.2.2 Sinh lý heo cai sữa
Giai đoạn theo mẹ, heo con có tốc độ tăng trương nhanh nhưng bộ máy tiêu
hóa phát triển chưa hoàn chỉnh thể hiện qua sự phân tiết không đủ lượng acid
chlohydric (HCl) và các men tiêu hóa đồng thời hệ thống vi sinh vật có lợi cũng chưa
hoàn thiện nên khả năng diệt khuẩn của hệ tiêu hóa còn rất hạn chế. Trong giai đoạn
này nhóm vi khuẩn có lợi Lactobacilus spp sẽ tăng lên về số lượng nhờ sử dụng các
dưỡng chất trong sữa. Chúng cũng sử dụng một lượng đường lactose nhất định để sản
sinh ra acid lactic làm giảm pH dạ dày. Sự toan hóa làm cho quá trình tiêu hóa diễn ra
thuận lợi hơn và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có hại.
Acid chlohydric tự do chỉ bắt đầu xuất hiện lúc heo con được 25 đến 30 ngày
tuổi và có khả năng diệt khuẩn tốt nhất vào 40 đến 50 ngày tuổi (Nguyễn Văn Hiền,
2002). HCl xuất hiện, đánh dấu về sự hoàn thiện về chức năng sinh lý của hệ thống
tiêu hóa. Tuy nhiên, sau khi cai sữa do chế độ ăn có sự thay đổi đột ngột, heo chuyển

11


sang ăn những loại thức ăn khó tiêu hơn làm cho pH dạ dày tăng lên làm giảm nhanh
chóng số lượng vi khuẩn có lợi đồng thời nhóm vi khuẩn có hại tăng lên.
Cùng với sự suy giảm chức năng miễn nhiễm là một loạt các stress như thay

đổi điều kiện sống, chăm sóc,...làm cho heo con trong giai đoạn này dễ mắc bệnh làm
cho đàn heo còi cọc và tăng tỉ lệ hao hụt. Do đó, thời gian này cần thiết phải có sự
chăm sóc chu đáo, chuồng nuôi phải ấm, khô ráo và thông thoáng, nước uống phải
sạch, thức ăn đòi hỏi phải dễ tiêu, đảm bảo chất lượng.
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục
2.3.1 Khái niệm
Sinh trưởng là một qua trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa,
là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài và bề ngang, khối lượng của từng bộ phận và
toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở di truyền từ đời trước.
Sự phát dục là quá trình biến đổi về chất lượng, tức là tăng lên và hoàn chỉnh
các tính chất, chức năng của các bộ phận cơ thể gia súc.
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng
2.3.2.1 Yếu tố ngoại cảnh
Yếu tố tự nhiên
Bao gồm khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm,...điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh
trưởng và phát dục của vật nuôi. Vì chúng là các tác nhân chính chi phối đến môi
trường sống của con thú và tác động lên cơ thể chúng làm ảnh hưởng đến các bộ phận
của cơ thể.
Yếu tố công tác giống
Sự chọn lọc nhân tạo đã ngày càng nâng cao được tính năng sản suất của thú.
Yếu tố môi trường
Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khẩu phần ăn thích hợp sẽ cải thiện đáng kể
khả năng tăng trọng của thú. Việc thiếu cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần sẽ làm
chậm tăng trọng và kém phát dục.

12


2.3.2.2 Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền là đặc tính của sinh vật được truyền từ thế hệ này sang thế hệ

khác. Gồm một số yếu tố:
Loài: mỗi loài có sự sinh trưởng và phát dục khác nhau.
Giống: trong cùng một loài các giống khác nhau thì có sự sinh trưởng và phát
dục khác nhau.
Dòng: ngày nay, trong mỗi giống đã có những dòng chuyên biệt.
Giới tính: có sự ảnh hưởng rõ ràng của giới tính lên sự sinh trưởng và phát
dục. Theo Trần Văn Chính (2001), heo đực thiến có khả năng tăng trọng nhanh nhất.
Cá thể: những cá thể khác nhau là do di truyền biến dị trong sự hình thành
giao tử, sự bắt chéo, sự trao đổi nhiễm sắc thể và tổ hợp thụ tinh.
Gen: hiện tượng đa gen và đa hiệu của gen dẫn đến sự khác biệt về sinh trưởng
và phát dục của từng cá thể.
2.4 Nuôi dưỡng heo thịt
Hiện nay thời gian nuôi heo thịt kéo dài từ 5 đến 6 tháng, đạt trọng lượng 80100 kg. Ở trọng lượng này sẽ cho phẩm chất thịt ngon nhất và hiệu quả sử dung thức
ăn tối ưu nhất. Theo Võ Văn Ninh (2001), nuôi heo thịt có thể chia làm hai giai đoạn:
Giai doạn 1:
Hai tháng đầu, là giai đoạn cơ thể phát triển khung xương, hệ cơ, hệ thần kinh,
do đó thú cần nhiều dưỡng chất để phát triển chiều dài và chiều cao.
Thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn này làm thú trở lên ngắn đòn, cơ nhỏ, sự
tích lũy mỡ ở giai đoạn sau nhiều.
Ngược lại nếu thừa dinh dưỡng trong giai đoạn này sẽ rất lãng phí, tăng chi
phí thức ăn, gây bệnh trên thú.
Giai đoạn 2:
Khoảng 2 – 3 tháng cuối, đây là thời gian tích lũy mỡ vào các mô liên kết, các
xớ cơ, con thú nẩy nở về chiều ngang. Trong giai đoạn này heo cần nhiều glucid,
lipid hơn giai đoạn 1, nhu cầu về protein, khoáng chất, vitamin cho một kilogram
thức ăn ít hơn giai đoạn đầu.

13



Thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn này làm thịt dai, không thơm ngon, thú đạt
trọng lương xuất chuồng trễ hơn.
Thừa dinh dưỡng chỉ làm tăng chi phí thức ăn, thú tích nhiều mỡ, chất lượng
thịt giảm. Theo Trương Lăng (2003), muốn nuôi heo thịt đạt tỷ lệ lạc cao thì phải
phấn đấu nuôi từ 6-7 tháng đạt 90-100 kg, sau thời điểm này hệ số chuyển hóa thức
ăn và sự tích lũy mỡ sẽ tăng.
2.5 Các loại thuốc sử dụng ở trại
Bảng 2.5 Các loại thuốc được sử dụng để điều trị và thuốc bổ.
Bệnh

Tên thuốc

Liều dùng

Liệu trình

Tiêu chảy

BIO Genta – Tilosin

1ml/ 20 Kg thể Liên tục 3 – 4
trọng (ngày 1 lần)

ngày

1ml/ 15 Kg thể

Amoxycillin 150 LA inj

trọng (ngày 1 lần)


Lập lại liều dùng
sau 48 giờ nếu
cần thiết

Bệnh hô hấp Marbo 10% + Bromhexine

1ml/ 10-15kg thể
trọng (ngày 1 lần)

Trộn vào thức ăn: ASC – 1Kg ASC -Tylosin Cho heo ăn liên
Tylosin + Doxy 10

Doxy 10 tục 7 – 10 ngày

+1Kg

vào 1 tấn thức ăn
Viêm khớp

Nái sau đẻ

1ml/

Bio – LincoS + Dexa

10Kg

thể Liên tục 3 – 4


trọng (ngày 1 lần)

ngày

Amoxycilin 150 LA inj

10 – 15 ml/con.

1 lần

Lutalyse

2ml/ con

1 lần

Oxytocine

2ml/ con

1 lần

Oligo – Glucan

10-15ml/ con

1 lần

14



×