Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH, KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA NHÓM ĐỰC GIỐNG LANDRACE VÀ DUROC TẠI TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN ĐÀI LOAN BÀNH TỶ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.45 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
*************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH, KHẢ NĂNG SINH
SẢN CỦA NHÓM ĐỰC GIỐNG LANDRACE VÀ DUROC
TẠI TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN ĐÀI LOAN BÀNH TỶ

Sinh viên thực hiện: PHẠM PHƯƠNG NAM
Lớp: DH06TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2006 - 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
*************

PHẠM PHƯƠNG NAM

KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH, KHẢ NĂNG SINH
SẢN CỦA NHÓM ĐỰC GIỐNG LANDRACE VÀ DUROC
TẠI TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN ĐÀI LOAN BÀNH TỶ
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn


ThS. LÂM QUANG NGÀ
KS. ĐOÀN TRẦN VĨNH KHÁNH

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Phạm Phương Nam
Tên khóa luận: “ Khảo sát phẩm chất tinh dịch, khả năng sinh sản của
nhóm đực giống Landrace và Duroc tại trại heo giống cao sản Bành Tỷ”.
Đã hoàn thành khóa luận đúng theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các
ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày......................

Giáo viên hướng dẫn

ThS. LÂM QUANG NGÀ

ii


LỜI CẢM TẠ
Mãi khắc ghi công ơn Cha Mẹ, người đã sinh thành, dưỡng dục cho con có
được ngày hôm nay.
Chân thành biết ơn
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y, cùng toàn thể quý thầy, cô đã tận
tình dạy dỗ em trong suốt quá trình học tập.
Thầy Lâm Quang Ngà và thầy Đoàn Trần Vĩnh Khánh đã tận tình chỉ bảo,

giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Ban giám đốc trại heo Bành Tỷ, cùng các anh (em) trong trại đã giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Xin cảm ơn toàn thể lớp DH06TY, cùng bạn bè đã động viên, giúp đỡ trong
suốt quá trình học tâp.

PHẠM PHƯƠNG NAM

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Khóa luận nghiên cứu “Khảo sát phẩm chất tinh dịch, khả năng sinh sản của
nhóm đực giống Landrace và Duroc” tại trại heo Bành Tỷ, huyện Củ Chi, Thành
Phố Hồ Chí Minh. Thời gian thực tập từ 12/01/2011 đến ngày 30/04/2011, chúng
tôi ghi nhận một số kết quả sau:
Kết quả xếp cấp đàn đực giống
Giống Duroc 4 con đặc cấp, 3 con cấp I và giống Landrace 5 con đặc cấp.
Tích VAC ( 109 tt / lần lấy )
Tích VAC cao nhất tháng 4(63,40. 109 tinh trùng/lần lấy) và thấp nhất tháng
2 (59,43. 109 tinh trùng/lần lấy).
Tích VAC tinh dịch trung bình của giống L (73,12. 109 tinh trùng/lần lấy) >
giống D (54,01. 109 tinh trùng/lần lấy).
Sức kháng của tinh trùng (R)
Sức kháng tinh trùng trung bình cao nhất tháng 4 (17.113) và thấp nhất vào
tháng 2 (16.179).
Sức kháng tinh trùng trung bình giống L (18.430) > giống D (15.259).
Tinh trùng kỳ hình (K)
Tinh trùng kỳ hình cao nhất vào tháng 3 (1,979%) và thấp nhất vào tháng 4
(1,750%).

Tinh trùng kỳ hình trung bình của giống L (2,119%) > giống D (1,7679%).
Các chỉ tiêu sinh sản
- Tỉ lệ đậu thai của giống L (87,98%) > D (79,11%).
- Số heo con sơ sinh còn sống trên ổ do đực giống L phối (10,62 con/ổ) >
đực giống D (8,31 con/ổ).
- Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh bình quân do đực giống L phối (15,24
kg/ổ) > đực giống D phối (13,32 kg/ổ).
- Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh do đực giống D phối (1,66 kg/con)
> đực giống L phối (1,55 kg/con).

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ......................................................................................................................i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn .............................................................................ii
Lời cảm tạ.................................................................................................................. iii
Tóm tắt khóa luận..................................................................................................... iiv
Mục lục ......................................................................................................................v
Danh sách các bảng và sơ đồ .....................................................................................ix
Danh sách các chữ viết tắt ..........................................................................................xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................... 1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN BÀNH TỶ .......... 3
2.1.1. Lịch sử trại chăn nuôi ........................................................................................3

2.1.2 Vị trí địa lý .........................................................................................................3
2.1.3 Phương thức chăn nuôi và nhiệm vụ của trại .....................................................3
2.1.4 Cơ cấu đàn và tổ chức của trại ...........................................................................4
2.1.4.1 Cơ cấu đàn của trại ..........................................................................................4
2.1.4.2 Cơ cấu tổ chức của trại ....................................................................................4
2.1.5 Nguồn gốc giống và công tác chọn giống ..........................................................5
2.1.6 Phương thức phối giống tại trại..........................................................................5
2.1.7 Chuồng trại và qui trình chăm sóc heo đực giống .............................................6
2.1.7.1 Chuồng trại ......................................................................................................6
2.1.7.2 Nước uống .......................................................................................................6
2.1.7.3 Thức ăn............................................................................................................6

v


2.1.8 Chăm sóc heo đực giống ....................................................................................7
2.1.9 Qui trình vệ sinh thú y và tiêm phòng ................................................................8
2.1.9.1 Qui trình vệ sinh thú y.....................................................................................8
2.1.9.2 Qui trình tiêm phòng .......................................................................................8
2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................... 10
2.2.1 Thành thục tính dục và thời gian sử dụng đực giống .......................................10
2.2.1.1 Sự thành thục về tính dục ..............................................................................10
2.2.1.2 Thời gian sử dụng đực giống ........................................................................11
2.2.2 Tinh dịch (Semen) ............................................................................................11
2.2.2.1Tinh thanh (Seminal plasma) .........................................................................11
2.2.2.2 Tinh trùng (Spermatozoa) .............................................................................12
2.2.3 Chức năng của dịch hoàn phụ (Epididymus) ...................................................14
2.2.4 Chức năng của tuyến sinh dục phụ (Accessory gland) ....................................14
2.2.4.1Tuyến tinh nang (Vesiculary gland)...............................................................14
2.2.4.2 Tuyến tiền liệt (Prostate gland) ....................................................................14

2.2.4.3 Tuyến cầu niệu đạo (Cowper’s gland or Bulbourethral gland) ...................15
2.2.5 Những đặc tính của tinh trùng..........................................................................15
2.2.5.1 Đặc tính sinh lý .............................................................................................15
2.2.5.2 Đặc tính hướng về ánh sáng ..........................................................................15
2.2.5.3 Đặc tính tiếp xúc ...........................................................................................15
2.2.5.4 Tính chạy ngược dòng...................................................................................16
2.2.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng ....................................16
2.2.6.1 Nước ..............................................................................................................16
2.2.6.2 Hóa chất ........................................................................................................16
2.2.6.3 Nhiệt độ .........................................................................................................16
2.2.6.4 Không khí ......................................................................................................16
2.2.6.5 Khói ...............................................................................................................16
2.2.6.6 Sóng lắc .........................................................................................................17
2.2.6.7 Độ pH ............................................................................................................17

vi


2.2.6.8 Vật dơ bẩn và vi trùng ...................................................................................17
2.2.7 Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và phẩm chất tinh dịch .......17
2.2.7.1 Dinh dưỡng ...................................................................................................17
2.2.7.2 Cường độ ánh sáng ........................................................................................18
2.2.7.3 Thời tiết khí hậu ............................................................................................18
2.2.7.4 Lứa tuổi .........................................................................................................19
2.2.7.5 Chăm sóc quản lý ..........................................................................................19
2.2.7.6 Chu kỳ khai thác............................................................................................20
2.2.7.7 Kỹ thuật lấy tinh ............................................................................................20
2.2.7.8 Vận động .......................................................................................................21
2.2.7.9 Chuồng trại ....................................................................................................22
2.2.7.10 Bệnh tật .......................................................................................................22

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ...............................23
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT ......................................................... 23
3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ................................................................................. 23
3.3 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ........................................................................... 23
3.4 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT ............................................................................. 24
3.4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi qua các tháng khảo sát..................................................24
3.4.2 Thành lập hội đồng giám định và xếp cấp đực giống ......................................24
3.4.2.2 Xếp cấp ngoại hình........................................................................................24
3.4.2.3 Xếp cấp sinh trưởng ......................................................................................25
3.4.2.4 Xếp cấp sinh sản............................................................................................25
3.4.2.5 Xếp cấp tổng hợp ..........................................................................................26
3.4.3 Kiểm tra phẩm chất tinh dịch ...........................................................................26
3.4.3.1 Kiểm tra bằng mắt thường ............................................................................27
3.4.3.2 Kiểm tra bằng kính hiển vi ............................................................................28
3.4.4 Chỉ tiêu sinh sản ...............................................................................................31
3.4.4.1 Tỷ lệ đậu thai.................................................................................................31
3.4.4.2 Số heo sơ sinh còn sống trên ổ (con/ổ) .........................................................31

vii


3.4.4.3 Trọng lượng heo con sơ sinh trung bình toàn ổ ............................................31
3.4.4.4 Trọng lượng heo con sơ sinh trung bình từng con trên ổ ..............................31
3.5 XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................................................ 31
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................32
4.1 KẾT QUẢ CHO ĐIỂM VÀ XẾP CẤP ĐÀN ĐỰC GIỐNG ............................. 32
4.2 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH CÁC CHỈ TIÊU PHẨM CHẤT TINH
DỊCH QUA CÁC THÁNG KHẢO SÁT .................................................................. 33
4.2.1 Kết quả đánh giá và so sánh về dung lượng tinh dịch (V, ml).........................33
4.2.2 Kết quả đánh giá và so sánh hoạt lực tinh trùng (A)........................................37

4.2.3 Kết quả đánh giá và so sánh về nồng độ tinh trùng (C,106 tinh trùng/ml) ......40
4.2.4 Kết quả đánh giá và so sánh về tích VAC tinh dịch (109 tinh trùng/lần lấy) ...43
4.2.4 Kết quả đánh giá và so sánh sức kháng tinh trùng (R) ....................................46
4.2.5 Kết quả đánh giá và so sánh về tinh trùng kỳ hình (K,%) ...............................49
4.3 CÁC CHỈ TIÊU SINH SẢN ............................................................................... 52
4.3.1 Kết quả đánh giá tỉ lệ đậu thai (%)...................................................................52
4.3.2 Kết quả đánh giá số heo con sơ sinh còn sống trên ổ (con /ổ) .........................53
4.3.3 Kết quả đánh giá toàn ổ heo con sơ sinh bình quân (kg/ổ) ..............................53
4.3.4 Kết quả đánh giá trọng lượng bình quân heo sơ sinh (kg/con) ........................54
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................56
5.1 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 56
5.1.1 Tích VAC tinh dịch (109 tinh trùng/lần lấy) ....................................................56
5.1.2 Sức kháng tinh trùng (R) ..................................................................................56
5.1.3 Tinh trùng kỳ hình............................................................................................56
5.1.4 Chỉ tiêu sinh sản ...............................................................................................56
5.2 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................58
PHỤ LỤC .................................................................................................................59

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn của trại ......................................................................................4
Bảng 2.2 Nguồn nguyên liệu thô dùng chế biến cám đực giống ................................7
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng của cám đực giống ...............................................7
Bảng 2.4 Qui trình vaccin trại heo Bành Tỷ ...............................................................9
Bảng 2.5 Tuổi thành thục tính dục một số loài .........................................................11
Bảng 2.6 Thành phần hóa học tinh dịch của heo (mg %) ......................................... 11
Bảng 2.7 Kích thước tinh trùng của một số loài ....................................................... 12

Bảng 2.8 Thời gian tinh trùng đi từ dịch hoàn đến dịch hoàn phụ ...........................14
Bảng 2.9 Nồng độ tinh trùng biến đổi theo mùa ....................................................... 19
Bảng 3.1 Số lượng và tuổi đực giống........................................................................23
Bảng 3.2 Nguồn gốc đực giống.................................................................................24
Bảng 3.3 Tính điểm ngoại hình của heo đực giống và cái giống (theo TCVN 3666 3667 - 89) ...................................................................................................25
Bảng 3.4 Thang điểm dùng để xếp cấp ngoại hình thể chất, sinh trưởng, khả năng
sinh trưởng và xếp cấp tổng hợp (Dưới 50 điểm không xếp cấp) ............25
Bảng 3.5 Bảng tính điểm sinh sản của heo đực giống (Theo TCVN3666-89) .........26
Bảng 3.6 Bảng điểm hoạt lực tinh trùng ...................................................................29
Bảng 3.7 Phẩm chất tinh dịch được phép sử dụng theo tiêu chuẩn nhà nước ..........31
Bảng 4.1 Điểm và xếp cấp của từng cá thể đực giống ..............................................32
Bảng 4.2 Xếp cấp tổng hợp từng nhóm giống của đàn đực khảo sát .......................33
Bảng 4.3 Kết quả về dung lượng tinh dịch trung bình (V, ml) .................................35
Bảng 4.4 Dung lượng tinh dịch trung bình từng cá thể đực giống qua các tháng khảo
sát (V, ml) ..................................................................................................36
Bảng 4.5 Kết quả hoạt lực tinh trùng trung bình (A) ................................................38
Bảng 4.6 Kết quả hoạt lực tinh trùng trung bình của từng cá thể đực giống qua các
tháng khảo sát (A) ......................................................................................39
Bảng 4.7 Kết quả nồng độ tinh trùng trung bình (C, 106 tinh trùng/ml) ...................41

ix


Bảng 4.8 Kết quả nồng độ tinh trùng trung bình của từng cá thể đực giống qua các
tháng khảo sát (C, 106 tinh trùng/ml).........................................................42
Bảng 4.9 Kết quả tích VAC tinh dịch trung bình (109 tinh trùng/lần lấy) ....................
Bảng 4.10 Kết quả tích VAC tinh dịch trung bình của từng cá thể đực giống qua các
tháng khảo sát (109 tinh trùng/lần lấy) .......................................................45
Bảng 4.11 Kết quả sức kháng tinh trùng trung bình (R) ...........................................47
Bảng 4.12 Kết quả về sức kháng tinh trùng trung bình của từng cá thể đực giống

qua các tháng khảo sát (R) .........................................................................48
Bảng 4.13 Kết quả về tinh trùng kỳ hình trung bình (K,%)......................................50
Bảng 4.14 Kết quả về tinh trùng kỳ hình trung bình của từng cá thể đực giống qua
các tháng khảo sát (K,%) ...........................................................................51
Bảng 4.15 Tỉ lệ đậu thai (%) của các nhóm đực giống .............................................52
Bảng 4.16 Khả năng sinh sản từng cá thể đực giống ................................................ 54
Sơ đồ 2.1 Tổ chức trại .................................................................................................4

x


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A

: Hoạt lực tinh trùng

C

: Nồng độ tinh trùng

CV

: Mức biến động (Coeficient of Variation)

ĐC

: Đặc cấp

FMD


: Lở mồm long móng (Foot and Mouth Disease)

I

: Cấp I

K

: Tinh trùng kỳ hình

L

: Landrace

n

: Số con, số mẫu hoặc số lần lấy

R

: Sức kháng của tinh trùng

SD

: Độ lệch chuẩn (Standard Devitation)

TCVN

: Tiêu chẩn Việt Nam


TLHCSS

: Trọng lượng heo con sơ sinh

TLTBHCSS

: Trọng lượng trung bình heo con sơ sinh

V

: Dung lượng tinh dịch

VAC

: Tổng số tinh trùng có khả năng thụ thai trong 1 lần xuất tinh

X

: Giá trị trung bình

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta trong những năm gần đây nền kinh tế đang phát triển, tăng trưởng
nhanh và hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Nên thu nhập của người dân cũng tăng
cao, đời sống về cả vật chất và tinh thần đều được cải thiện. Và tất yếu nhu cầu tiêu
dùng cũng ngày càng tăng cao lẫn đa dạng về mọi mặt. Vì vậy mà tất cả các ngành

nghề, trong đó ngành chăn nuôi làm thế nào để tạo ra năng suất cao, sản phẩm chất
lượng tốt, hạ giá thành để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đủ sức cạnh tranh
và đứng vững trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Để làm được điều đó, ngoài những vấn đề chính trong chăn nuôi như quản
lý, qui trình chăm sóc nuôi dưỡng, dinh dưỡng, vệ sinh phòng bệnh, kỹ thuật,...thì
công tác giống được ưu tiên và coi trọng hàng đầu. Trong chăn nuôi heo, đàn đực
giống có vai trò rất quan trọng trong việc tăng đàn và đa dạng về giống tạo đàn heo
thương phẩm tốt, tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, chất lượng quầy thịt
cao,...vv. Điều đó được thể hiện qua khả năng sinh trưởng, sinh sản, phẩm chất tinh
dịch của từng đực giống hoặc từng nhóm đực giống. Vì vậy chúng ta phải khảo sát
đàn đực giống để tìm ra những ưu và khuyết điểm của chúng, để từ đó có những
biện pháp cụ thể nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.
Xuất phát từ lí do đó và nguyện vọng của chúng tôi, được sự phân công của
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y, Bộ Môn Di Truyền Giống, sự hướng dẫn
của Th.S Lâm Quang Ngà và KS.Đoàn Trần Vĩnh Khánh cùng sự đồng ý của Ban
lãnh đạo Trại heo Bành Tỷ, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát phẩm chất tinh
dịch và khả năng sinh sản của nhóm đực giống Landrace và Duroc”.

1


1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Đánh giá phẩm chất tinh dịch qua các tháng khảo sát và ảnh hưởng của
giống.
Chọn lọc giữ lại những giống và cá thể có phẩm chất tinh dịch tốt, xử lý kịp
thời những giống và cá thể có phẩm chất tinh dịch xấu.
Đánh giá khả năng sinh sản của các nhóm đực giống.
1.2.2 Yêu cầu
Đánh giá xếp cấp các cá thể và nhóm đực giống.

Đánh giá khả năng cho tinh và phẩm chất tinh dịch của từng nhóm đực
giống.
Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát dục của cá thể và nhóm đực giống.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN BÀNH TỶ
2.1.1. Lịch sử trại chăn nuôi
Trại được thành lập ngày 1/6/2006 và được lấy tên là trại heo giống cao sản
Đài Loan Bành Tỷ.
2.1.2 Vị trí địa lý
Trại heo giống cao sản Đài Loan Bành Tỷ nằm ở đường Võ Văn Bích 57, Ấp
4, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi. Phía đông - bắc giáp với cầu Rạch Dứa, phía tây nam giáp với đường Võ Văn Bích. Với vị trí như vậy rất thuận tiện cho việc vận
chuyển nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, mua bán con giống và sản phẩm
chăn nuôi. Diện tích của Trại là 17.000 m2. Trong đó diện tích xây dựng khu chăn
nuôi chiếm khoảng 10.000 m2, còn lại là đất sinh hoạt và ao nuôi cá. Trại được ngăn
cách với bên ngoài bằng tường gạch cao hơn 2 mét.
2.1.3 Phương thức chăn nuôi và nhiệm vụ của trại
Trại heo Bành Tỷ thực hiện chu trình khép kín, tự sản xuất thức ăn phục vụ
cho trại chăn nuôi, sản xuất heo giống có nguồn gốc nhập chủ yếu từ Taiwan (Đài
Loan) phục vụ công tác chăn nuôi phát triển kinh tế của trại. Đồng thời, trại còn
sản xuất heo thịt cung cấp sản phẩm cho vùng Củ Chi và mạng lưới thực phẩm
thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận.
Bên cạnh việc sản xuất kinh doanh heo giống, heo thịt, tăng đàn đực, nái
sinh sản nhằm ổn định qui mô sản suất, trại luôn quan tâm đến việc ứng dụng
khoa học kỹ thuật để tăng năng xuất chăn nuôi.


3


2.1.4 Cơ cấu đàn và tổ chức của trại
2.1.4.1 Cơ cấu đàn của trại
Tổng đàn heo của trại tính đến tháng 4/2011
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn của trại
Loại heo

Số lượng (con)

Đực làm việc

44

Đực thí tình

2

Đực hậu bị

40

Nái sinh sản

200

Cái hậu bị

33


Heo thịt

575

Heo con theo mẹ

250

Heo con cai sữa

267

Tổng đàn

1.411

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại heo Bành Tỷ)
2.1.4.2 Cơ cấu tổ chức của trại
Sơ đồ 2.1 Tổ chức trại

4


2.1.5 Nguồn gốc giống và công tác chọn giống
Nguồn gốc: Giống cái chủ yếu nhập từ Taiwan (Đài Loan). Giống đực nhập
tinh từ Đài Loan về phối qua kinh nghiệm chọn ra những đàn giống hạt nhân làm
giống cho trại, đồng thời cung cấp con giống đảm bảo chất lượng cho thị trường lân
cận.
Công tác chọn giống: Chọn giống bắt đầu từ lúc heo mới sinh, chọn những

con có trọng lượng lớn hơn 1,2 kg khỏe mạnh, lông da bóng mượt và không có dị
tật bẩm sinh. Chọn những con giống thuần, hoặc lai hai hoặc ba máu tùy yêu cầu
của kỹ thuật trưởng. Heo đực và cái hậu bị được chọn khi có từ 12 vú trở lên, các vú
có khoảng cách đều nhau và cơ quan sinh dục phát triển bình thường.
Các bước tiến hành chọn lọc:
-

Vào giai đoạn sơ sinh: xem gia phả, đếm số vú, giới tính, cân trọng

lượng, bấm số tai và chọn hậu bị.
-

Vào giai đoạn cai sữa: cân trọng lượng, căn cứ ngoại hình, sức khỏe

và sự tăng trưởng để chọn.
-

Vào giai đoạn 7 tháng tuổi: kiểm tra vú, cân trọng lượng, trong giai

đoạn này heo được chọn phải lanh lợi, khỏe mạnh, không mắc bệnh mãn tính, tiêm
phòng đầy đủ và mang đầy đủ đặc tính của dòng giống. Và lập phiếu lý lịch cho
từng con nhằm thuận lợi trong công tác quản lí, tránh sự đồng huyết.
2.1.6 Phương thức phối giống tại trại
Phối giống sử dụng phương pháp gieo tinh nhân tạo. Để tăng hiệu quả thụ
thai phối 3 lần / nái. Sáng 6 - 7 giờ dùng, đực thí tình xác định nái lên giống, sau
đó lập lịch phối tại phòng kỹ thuật để tránh đồng huyết. Thời gian phối sáng 6 giờ
30 đến 8 giờ, chiều 16 - 17 giờ, phối lần 1 đa số dùng tinh nguyên hoặc tinh pha
với nồng độ tinh trùng cao. Những liều tinh còn lại được bảo quản ở 18 OC, phối
lần 2, lần 3 hâm nóng tinh ở 35 – 37 OC kiểm tra tinh trước khi phối.


5


2.1.7 Chuồng trại và qui trình chăm sóc heo đực giống
2.1.7.1 Chuồng trại
Chuồng đực được thiết kế xây dựng theo chuồng lạnh Đài Loan, trang thiết
bị chính yếu gồm: két nước làm mát tổ ong đặt đầu chuồng và 3 quạt hút đặt cuối
chuồng, hệ thống làm mát có thiết bị cảm ứng nhiệt điều khiển moter bơm nước lên
két nước và 3 quạt hút nhằm khống chế ở 28 OC, diện tích chuồng lạnh 30 x 12 m,
trong đó chứa 44 ô chuồng nhỏ, mỗi ô 2,4 x 2,1 m cao 1,1 m được làm bằng song
sắt, mỗi ô nhỏ chứa một con đực, có nơi khai thác tinh riêng được thiết kế có lối
thoát hiểm 3 x 2,5 m, trong đó có chứa giá nhảy cố định được nhập từ Đài Loan.
Chuồng nuôi thông với phòng pha chế tinh qua một ô cửa nhỏ bên hông thuận tiện
cho việc kiểm tra và pha chế tinh dịch.
Ngoài ra trại còn xây dựng tám chuồng cát mịn, với diện tích 9 m2 cho heo
thay phiên nhau vận động vào lúc trời mát, sáng khoảng 6 giờ 30 – 9 giờ, chiều
khoảng từ 4 giờ 30 – 5 giờ 30. Với hệ thống chuồng như vậy sự xâm nhập của mầm
bệnh là rất thấp, cũng là điều kiện thuận lợi trong việc chăm sóc và quản lí đàn heo
nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2.1.7.2 Nước uống
Trại sử dụng nguồn nước giếng khoan. Nước từ giếng được bơm lên đi qua
hệ thống lọc tự động sau đó nước lại được bơm vào bồn chứa đặt trên cao theo hệ
thống ống dẫn cung cấp nước cho toàn trại: nước sinh hoạt, heo uống, tắm
rửa,...Hằng năm trại mang mẫu nước đi kiểm tra chất lượng định kỳ.
2.1.7.3 Thức ăn
Thức ăn cho heo phần lớn trại tự chế biến, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế
một cách tốt nhất cho trại mà chất lượng cám luôn ổn định. Riêng heo con theo mẹ
trại cho ăn thức ăn viên của công ty Cargill.

6



Bảng 2.2 Nguồn nguyên liệu thô dùng chế biến cám đực giống
Nguyên liệu

Khối lượng ( kg )

Bắp

581,44

Cám gạo

100

Cám mì

150

Bã nành

112,32

Bột đá

14,39

Muối

4,28


CTC 150

1,33

MTB 100

1

Choline 60%

1,57

L-Lsine

2,93

SSF

0,3

Bột cá

30

Premix

2,5

L-Threonine


0,66

Tiamuline 80%

0,1

Zn Oxide

0,4

TỔNG CỘNG

1.003,22
(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại heo Bành Tỷ)

Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng của cám đực giống
Đạm thô (%)

Béo (%)

Xơ (%)

Calcium (%)

Photpho (%)

13,0

2,5


3,7

1,2

0,6

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại heo Bành Tỷ)
2.1.8 Chăm sóc heo đực giống
- Đực giống ngày cho ăn 2 lần, sáng 7 – 8 giờ, chiều 4 – 5 giờ, mỗi ngày ăn
2,2 – 2,4 kg ± 0,2 kg tùy theo thể trọng và sức khỏe từng con.
- Tắm heo và rửa chuồng 2 đến 3 ngày 1 lần, thường vào lúc 10 giờ đến 11
giờ 30.

7


- Các loại thuốc trại dùng điều trị và bổ sung cho heo gồm:
Kháng sinh: peniciline, amoxciline, oxytetracyline.
Kháng viêm: dexamethazone.
Giảm đau và hạ sốt: anazin C
Ngoài ra còn sử dụng một số loại vitamin, premix có tác dụng tăng
sức đề kháng, giảm stress, kích thích tăng trọng.
2.1.9 Qui trình vệ sinh thú y và tiêm phòng
2.1.9.1 Qui trình vệ sinh thú y
Công nhân hạn chế ra vào đến mức tối thiểu và được phân công từng khu
vực rõ ràng hạn chế qua lại giữa các dãy chuồng, đi ủng trong lúc làm việc, giẫm
vào hố sát trùng khi vào khu vực chuồng trại. Trước mỗi dãy chuồng nuôi có một
hố sát trùng và được thay thuốc sát trùng mỗi ngày.
Các chuồng sau khi nuôi xong được được vệ sinh sát trùng sạch sẽ và để

trống chuồng một thời gian. Tại trại áp dụng biện pháp “cùng vào cùng ra”.
Khách tham quan phải mặc đồ bảo hộ, đi ủng, dậm vào hố sát trùng khi vào
khu vực chăn nuôi.
Một tuần sát trùng toàn trại 2 lần bằng bestaquam liều lượng 1 phần 600 (1
lít bestaquam /600 lít nước) vào thứ 2 và thứ 5.
2.1.9.2 Qui trình tiêm phòng
Đực giống được tiêm phòng 2 lần/năm gồm dịch tả, FMD, Aujeszky, Parvo,
E.coli, Circo.
Qui trình vaccin trại heo Bành Tỷ được trình bày qua bảng 2.4.

8


Bảng 2.4 Qui trình vaccin trại heo Bành Tỷ
Loại heo

Thời gian tiêm

Vaccine
Mycoplasma

Dịch

L

Giả

hyopneumoniae

tả


M

dại

Parvo E.coli

Circo

L

bacterin

M
Heo con

7 ngày

X

theo mẹ

42 ngày

X

& cai sữa

63 ngày


X

70 ngày

X

98 ngày

X

105 ngày
Heo hậu

180 ngày

bị đực &

187 ngày

cái

194 ngày

X
X
X
X

201 ngày
Heo nái


X

5 tuần trước đẻ

X

mang thai 4 tuần trước đẻ

X

3 tuần trước đẻ

X

X

2 tuần trước đẻ
Nái nuôi

1 tuần trước

con

cai sữa

Đực làm

6 tháng/lần


việc

Sau 1 tuần

X
X

X

X
X

Sau 1 tuần

X

Sau 1 tuần

X
(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại heo Bành Tỷ)

9


2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2.1 Thành thục tính dục và thời gian sử dụng đực giống
2.2.1.1 Sự thành thục về tính dục
Tất cả các loài gia súc khi đến một độ tuổi nhất định sẽ thành thục về tính
dục và được biểu hiện ở một số điểm sau:
Bản thân cá thể sản sinh ra những tế bào sinh dục (trứng, tinh trùng) hoàn

chỉnh có khả năng thụ thai. Dưới tác động của các kích thích tố làm cho cơ quan
sinh dục thứ cấp phát triển, làm cho con vật có phản xạ về tính dục.
Tuổi thành thục về tính dục phụ thuộc vào giống, loài, dinh dưỡng, thời tiết
khí hậu, mùa, điều kiện chăm sóc quản lý, thời gian chiếu sáng, độ tuổi, phái tính.
Đối với heo nội thì tuổi thành thục sớm hơn.
- Heo nội 5 - 6 tháng và trọng lượng từ 30 - 40 kg.
- Heo ngoại 6 - 7 tháng và trọng lượng từ 90 - 120 kg.
Loài, giống: Những giống nhỏ con thường có tuổi thành thục sớm hơn.
Khí hậu: Bao gồm sự tương tác giữa nhiệt độ, ẩm độ, biên độ nhiệt độ, thời
gian chiếu sáng,… nói chung điều kiện nhiệt độ nhiệt đới giúp cho động vật thành
thục sớm hơn.
Mùa: Thường ảnh hưởng lớn đối với thú giao phối theo mùa, tuổi thành thục
có thể đến sớm hoặc kéo dài đến mùa sau.
Dinh dưỡng: Dinh dưỡng tốt thì thú có thể thành thục sớm hơn tuy nhiên
dinh dưỡng kém không ngăn ngừa sự thành thục, mặc dù nó đến muộn hơn.
Phái tính: Thú cái thành thục sớm hơn thú đực vài tuần, vài tháng hoặc vài
năm tùy loài.
Khi đã thành thục về tính dục thì thú vẫn tiếp tục sinh trưởng và phát triển, vì
thế không nên cho thú sinh sản ngay sau khi trưởng thành sinh dục vì: Ảnh hưởng
đến sự sinh trưởng và phát dục ở thú đó, thú chưa phát triển đầy đủ bộ khung xương
dễ đưa tới tình trạng sinh khó.

10


Bảng 2.5 Tuổi thành thục tính dục một số loài
Loài

Cái (tháng tuổi)


Đực (tháng tuổi)

Heo

6–7

7–8

Ngựa

12 – 18

18 – 24



8 – 12

12 – 18

Chó, dê, cừu

6–7

7–8

Trâu

24 – 25


25 – 30

Thỏ

5–6

6–9

(Nguồn: Lâm Quang Ngà, 1999)
2.2.1.2 Thời gian sử dụng đực giống
Không nên sử dụng đực giống trước khi chúng đạt 7,5 - 8 tháng tuổi và thời
gian sử dụng không quá 3 năm. Khi già đực giống trở nên nặng nề sẽ làm giảm tiến
bộ di truyền. Chọn lọc kỹ và sử dụng đực giống trong thời gian hợp lý từ 1 -1,5 năm
là phương pháp hữu hiệu giúp tăng nhanh cải thiện di truyền cho đàn heo. (Nguyễn
Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1998)
2.2.2 Tinh dịch (Semen)
Là hỗn hợp chất tiết của dịch hoàn, dịch hoàn phụ và các tuyến sinh dục phụ
được hình thành ngay khi giao phối.
Tinh dịch gồm 2 phần chính:
- Tinh thanh (Seminal plasma) do tuyến sinh dục phụ tiết ra.
- Tinh trùng (Spermatozoa) do dịch hoàn tiết ra.
Bảng 2.6 Thành phần hóa học tinh dịch của heo (mg %)
Loài

Protein

Lipid

Fructose


( theo N )
Heo

3831

29

6-8

Acid

Acid

citric

lactic

0,13

21

P

Cl

Na

K

Ca


Mg

8

329

646

24

5

11

(Nguồn: Lâm Quang Ngà, 2005)
2.2.2.1 Tinh thanh (Seminal plasma)
Tinh thanh chủ yếu do các tuyến sinh dục phụ tiết ra. Số lượng phụ thuộc
vào kích thước và tốc độ tiết ra của các tuyến sinh dục phụ.

11


Những gia súc giao phối ở cổ tử cung như, ngựa, heo, chó,… số lượng tinh
thanh nhiều nồng độ tinh trùng thấp. Những loài gia súc giao phối ở âm đạo như,
bò, dê, cừu,… số lượng tinh thanh ít nhưng nồng độ tinh trùng cao.
Theo Nguyễn Thiện – Nguyễn Tấn Anh (1993), ở heo đực phần lớn tinh
thanh là: 55 - 70 % là phần của tuyến tiền liệt, 20 - 26 % do tuyến tinh nang, 15 - 18
% là các chất tiết của tuyến Cowper’s chỉ có 2 - 3 % là của dịch hoàn phụ.
Tác dụng của tinh thanh:

- Rửa sạch niệu đạo.
- Làm môi trường thích hợp để thúc đẩy hoạt động của tinh trùng,
chấm dứt trạng thái tiềm sinh.
- Trung hòa pH của âm đạo tạo điều kiện cho tinh trùng đến trứng.
2.2.2.2 Tinh trùng (Spermatozoa)
Là tế bào sinh dục được hình thành trong ống sinh tinh cong nhỏ của dịch
hoàn, thời gian tinh trùng qua dịch hoàn phụ thuộc vào từng loài gia súc.
Thành phần tinh trùng: 75 % là H 2 O và 25 % vật chất khô gồm: 13,2 %
Lipid, 85 % Protein, 1,8 % Khoáng.
Tinh trùng có tổng chiều dài là 55 - 57µm gồm có 3 thành phần: phần đầu
51%, phần cổ thân 16 %, phần đuôi 33 %.
Bảng 2.7 Kích thước tinh trùng của một số loài (µm)
Loài

Dài tổng số

Đầu

Cổ thân

Đuôi

(dài x rộng x dày)
Heo

55 – 57

8x4x1

12


35 – 37



65 – 72

9x4x1

10 – 13

44 – 53

Ngựa

58 – 60

7x4x1

10

41 – 43

Cừu

60 – 75

8x5x1

14


41



100

14 x 2 x 1

5

80

Thỏ

50 – 62,2

8x4x1

10

33 – 35

Người

51

7x4x1

10


34

(Nguồn: Lâm Quang Ngà, 1999)

12


Đầu tinh trùng
Chiếm 51 % khối lượng tinh trùng, dạng hình trứng được bao bọc bởi lớp
màng mỏng lipoprotein. Màng này được hình thành sau khi qua dịch hoàn phụ và
nó có tính bán thấm giúp tinh trùng định hình và chống chọi lại các điều kiện bất
lợi.
Khoảng 2/3 chóp đầu của tinh trùng có chứa hệ thống Acrosome, Acrosome
có tác dụng quyết định năng lực thụ thai của tinh trùng. Acrosome có chứa 2 protein
(lipoprotein gồm 16 - 17 acid amin, 7 % đường, 2 % phosphat và gần 1 % acid
nucleic).
Acrosome có chứa nhiều men hyaluronidaza. Men này có tác dụng làm hòa
tan màng tế bào trứng nhờ vậy mà tinh trùng xâm nhập vào tế bào trứng. Nếu bảo
quản tinh trùng trong môi trường và nhiệt độ thích hợp không đổi trong vòng 2 - 3
ngày thì tinh trùng vẫn còn năng lực hoạt động nhưng sau đó sẽ bị biến dạng do hệ
thống Acrosome bị bóc ra làm mất khả năng thụ thai dù tinh trùng vẫn hoạt động.
Nếu bảo quản ở nhiệt độ 37 0C thì chỉ sau vài giờ hệ thống Acrosome bị biến dạng,
nhất là môi trường nhược trương. Men hyaluronidase cũng sẽ bị thẩm xuất ra ngoài
ngay khi hệ thống Acrosome chưa bị bóc kể cả môi trường đẳng trương.
Đầu của tinh trùng chứa nhiều N trong protid hơn bình thường (18,5 % so
với 16 %) do đầu tinh trùng chứa nhiều Arginine mà thành phần của nó chứa 32 %
N. Đầu tinh trùng chứa nhiều men hyaluronidase khi tiếp cận với trứng thì men này
có tác dụng hòa tan màng mucopolysaccharid của tế bào trứng tạo điều kiện cho
tinh trùng xâm nhập vào tế bào trứng.

Cổ, thân tinh trùng
Chiếm 16 % khối lượng tinh trùng gắn liền với đầu nhưng lỏng lẻo với phần
đầu, đây là nơi chứa chủ yếu là nguyên sinh của tinh trùng, phần này rất dễ bị đứt
rời, cổ thân chứa nhiều enzyme hô hấp.
Đuôi tinh trùng
Chiếm 33 % khối lượng tinh trùng, đuôi tinh trùng có nhiệm vụ giúp tinh
trùng vận động bằng các sợi xoắn quấn dọc quanh đuôi theo chiều dài của nó.

13


×