Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẨM CHẤT TINH DỊCH VÀ SINH SẢN CỦA CÁC GIỐNG HEO ĐỰC TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.01 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẨM CHẤT TINH DỊCH VÀ
SINH SẢN CỦA CÁC GIỐNG HEO ĐỰC TẠI XÍ NGHIỆP
CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC LONG

Sinh viên thực hiện: TRẦN MINH PHÁP
Lớp: DH06TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2006 – 2011

Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

TRẦN MINH PHÁP

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẨM CHẤT TINH DỊCH
VÀ SINH SẢN CỦA CÁC GIỐNG HEO ĐỰC TẠI XÍ
NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC LONG

Khóa luận đề nghị đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sỹ Thú Y



Giáo viên hướng dẫn
TS. TRẦN VĂN CHÍNH

Tháng 7/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Trần Minh Pháp
Tên khóa luận: “Đánh giá một số chỉ tiêu phẩm chất tinh dịch và sinh sản của
các giống heo đực tại xí nghiệp chăn nuôi Heo Phước Long”
Đã hoàn thành khóa luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn, các ý kiến
nhận xét, đóng góp của Hội Đồng thi tốt nghiệp khóa 2005 – 2010 ngày:…./…./…..

Giáo viên hướng dẫn

TS.Trần Văn Chính

ii


LỜI CẢM TẠ
Ghi mãi công ơn
Cha mẹ đã sinh ra con, chăm lo, nuôi dạy con được như ngày hôm nay.
Anh, chị của em đã chỉ bảo và chăm lo cho em những tháng ngày đi học.
Chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa và quí thầy cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y.

Bộ môn Di Truyền Giống Động Vật.
Đã tạo điều kiện học tập, rèn luyện và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt
thời gian học đại học tại trường.
Trân trọng cảm tạ
Ban giám đốc, phòng kĩ thuật và toàn thể các anh chị trong Xí Nghiệp Chăn
Nuôi Heo Phước Long đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại xí nghiệp.
Biết ơn sâu sắc đến
TS. Trần Văn Chính đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo con tận tình để hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cảm ơn các bạn lớp Thú Y 32, đã cùng chia sẽ vui buồn, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập và thực tập tốt nghiệp.

Trần Minh Pháp

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá một số chỉ tiêu phẩm chất tinh dịch và sinh sản
của các giống heo đực tại xí nghiệp chăn nuôi Heo Phước Long”, được tiến hành từ
ngày 14/2/2011 đến ngày 22/5/2011 với 49 đực giống thuộc 5 giống được khảo sát
gồm có: 20 đực Landrace, 14 đực Yorshire, 8 đực Duroc, 3 đực Pietrain, và 4 đực
lai giống Pietrain x Duroc (PD).
Kết quả cho thấy:
- Phẩm chất tinh dịch qua chỉ tiêu tích VAC trung bình của các giống là
77,34x109 tttt/lần lấy. Trong đó cao nhất là ở giống Pietrain (91,24x109 tttt/lần lấy),
kế đến là giống PD (82,82x109 tttt/lần lấy), Landrace (82,49x109 tttt/lần lấy)
Yorkshire (71,09 x109 tttt/lần lấy) và thấp nhất là giống Duroc (68,72bx109 tttt/lần
lấy).
- Tỉ lệ phối giống đậu thai trung bình của các giống là 91,35%. Trong đó cao

nhất là nhóm giống PD (94,15%) kế đến là giống Yorkshire (93,07%), giống
Landrace (91,54%), giống Duroc (90,08%) và thấp nhất là giống Pietrain (83,58%).
- Số heo con sơ sinh còn sống bình quân đã điều chỉnh của các giống là
10,04 con/ổ. Trong đó cao nhất là nhóm giống PD (11,07 con/ổ), giống Duroc
(10,92 con/ổ), giống Landrace (10,51 con/ổ), giống Yorkshire (9,99 con/ổ) và thấp
nhất là giống Pietrain (9,88 con/ổ).
Trọng lượng bình quân heo con còn sống của các giống là 1,45 kg/con.
Trong đó cao nhất là heo con ở giống Duroc và nhóm giống PD (1,47 kg/con),
giống Landrace (1,46 con/ổ), giống Pietrain (1,45 con/ổ) và thấp nhất là giống
Yorkshire (1,4 con/ổ).

iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA............................................................................................................... i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................... ii
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................. iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ......................................................................................... iv
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ x
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................... .1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ................................................................................. 2
1.2 1.Mục đích............................................................................................................. 1
1.2.2 Yêu cầu............................................................................................................... 2
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................................... 3
2.1 SỰ THÀNH THỤC VỀ TÍNH DỤC .................................................................... 3

2.2 CHỌN HEO ĐỰC THỤ TINH NHÂN TẠO ....................................................... 4
2.3 HUẤN LUYỆN ĐỰC GIỐNG LÀM THỤ TINH NHÂN TẠO ......................... 4
2.3.1 Phương pháp quan sát ........................................................................................ 4
2.3.2 Phương pháp giá nhảy ........................................................................................ 5
2.4. MỘT SỐ ĐẶC TÍNH VỀ TINH HEO................................................................. 5
2.4.1. Tinh dịch ........................................................................................................... 5
2.4.2.Tinh thanh .......................................................................................................... 6
2.4.3 Tinh trùng ........................................................................................................... 6
2.5 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHẨM CHẤT TINH DỊCH ................ 9
2.5.1 Dinh dưỡng ........................................................................................................ 9
2.5.2 Giống ................................................................................................................ 10

v


2.5.3 Cá thể ............................................................................................................... 10
2.5.4 Tuổi .................................................................................................................. 10
2.5.5 Thời tiết và khí hậu .......................................................................................... 10
2.5.6 Chăm sóc và quản lý ........................................................................................ 10
2.5.7 Bệnh tật ............................................................................................................ 12
2.6 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC SỐNG CỦA TINH TRÙNG .... 12
2.6.1 Nước ................................................................................................................. 12
2.6.2 Nhiệt độ ............................................................................................................ 12
2.6.3 Không khí ......................................................................................................... 12
2.6.4 Ánh sáng........................................................................................................... 12
2.6.5 Độ pH ............................................................................................................... 13
2.6.6 Các chất hóa học .............................................................................................. 13
2.6.7 Sóng lắc và khói thuốc ..................................................................................... 13
2.6.8 Vật dơ bẩn và vi trùng ...................................................................................... 13
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ..................................... 15

3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT ......................................................... 15
3.2 SƠ LƯỢC VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC LONG..................... 15
3.2.1 Vị trí địa lý ....................................................................................................... 15
3.2.2 Lịch sử phát triển ............................................................................................. 15
3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của xí nghiệp ............................................................. 16
3.2.4 Cơ cấu tổ chức và nhân sự ............................................................................... 16
3.2.5 Cơ cấu đàn ........................................................................................................ 16
3.2.6 Giống và công tác giống .................................................................................. 17
3.2.7 Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng....................................................................... 19
3.2.7.1 Chuồng trại .................................................................................................... 19
3.2.7.2 Thức ăn.......................................................................................................... 20
3.2.7.3 Chăm sóc quản lý .......................................................................................... 21
3.2.7.4 Quy trình vệ sinh phòng bệnh ....................................................................... 21
3.2.7.5 Quy trình tiêm phòng .................................................................................... 22

vi


3.3 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ........................................................................... 24
3.3.1 Phương pháp khảo sát ...................................................................................... 24
3.3.1.1 Trực tiếp ........................................................................................................ 24
3.3.1.2 Gián tiếp ........................................................................................................ 24
3.3.2 Đối tượng khảo sát ........................................................................................... 24
3.4 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT ............................................................................. 25
3.4.1 Một số chỉ tiêu chất lượng tinh dịch ................................................................ 25
3.4.2 Một số chỉ tiêu sinh sản.................................................................................... 26
3.4.2.1 Tỉ lệ phối giống đậu thai ............................................................................... 26
3.4.2.2 Số heo con sơ sinh còn sống bình quân/ổ ..................................................... 26
3.4.2.3 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh ........................................................ 26
3.4.2.4 Xếp cấp khả năng sinh sản của đực giống .................................................... 26

3.5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................... 27
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 28
4.1 MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH ..................................... 28
4.1.1 Dung lượng tinh dịch ....................................................................................... 28
4.1.2 Hoạt lực tinh trùng ........................................................................................... 33
4.1.3 Nồng độ tinh trùng ........................................................................................... 38
4.1.4 Tích VAC ......................................................................................................... 43
4.2 CHỈ TIÊU VỀ SINH SẢN .................................................................................. 49
4.2.1 Tỷ lệ phối giống đậu thai. ................................................................................ 49
4.2.2 Số heo con sơ sinh còn sống bình quân đã hiệu chỉnh ..................................... 50
4.2.3 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống ........................................... 51
4.2.4 Xếp cấp khả năng sinh sản của đực giống ....................................................... 52
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 55
5.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 55
5.2 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 56

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A: Hoạt lực (Activity)
C: Nồng độ (Concentration)
CV: Hệ số biến dị (Coefficient of variance)
DD : Giống Duroc
LL : Giống Landrace
n: Số lượng theo dõi (số con, số ổ, số lần khai thác tinh)
NSIF: Liên đoàn cải thiện giống heo của Mỹ (National Swine Improverment
Fedevation)
PD : Đực lai giống Pietrain x Duroc

PP : Giống Pietrain
SD: Độ lệch chuẩn (Standard deviation)
TĂHH: thức ăn hổn hợp
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
tt/ml: Số tinh trùng có trong một ml tinh dịch
tttt/ll: Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần lấy
V: Dung lượng (Volume)
X : Giá trị trung bình (Mean)

YY : Giống Yorkshire

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tuổi thành thục tính dục của gia súc........................................................... 4
Bảng 2.2 Thành phần hóa học tinh dịch của heo ........................................................ 5
Bảng 2.3 Thành phần tinh dịch ở dịch hoàn và phó dịch hoàn phóng ra ................... 6
Bảng 2.4 Kích thước tinh trùng một số loại gia súc, gia cầm..................................... 7
Bảng 2.5 Dung lượng tinh dịch của heo đực nội và heo đực ngoại ......................... 10
Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn trại sử dụng .............................. 21
Bảng 3.2 Qui trình tiêm phòng ................................................................................. 23
Bảng 3.3 Danh sách các đực giống được khảo sát ................................................... 25
Bảng 3.4 Hệ số điều chỉnh số heo con sơ sinh còn sống .......................................... 26
Bảng 3.5 Tính điểm sinh sản của heo đực giống ...................................................... 27
Bảng 3.6 Thang điểm dùng để xếp cấp khả năng sinh sản của heo đực giống ........ 27
Bảng 4.1 Dung lượng tinh dịch của các nhóm giống ............................................... 28
Bảng 4.2 Dung lượng tinh dịch của cá thể giống YY .............................................. 30
Bảng 4.3 Dung lượng tinh dịch của cá thể giống LL ............................................... 31
Bảng 4.4 Dung lượng tinh dịch của cá thể giống DD .............................................. 32

Bảng 4.5 Dung lượng tinh dịch của cá thể giống PP ................................................ 32
Bảng 4.6 Dung lượng tinh dịch của cá thể nhóm giống PD ..................................... 33
Bảng 4.7 Hoạt lực tinh trùng của các nhóm giống ................................................... 34
Bảng 4.8 Hoạt lực tinh trùng của cá thể giống YY .................................................. 35
Bảng 4.9 Hoạt lực tinh trùng của cá thể giống LL ................................................... 36
Bảng 4.10 Hoạt lực tinh trùng của cá thể giống DD ................................................ 37
Bảng 4.11 Hoạt lực tinh trùng của cá thể giống PP.................................................. 37
Bảng 4.12 Hoạt lực tinh trùng của cá thể nhóm giống PD ....................................... 38
Bảng 4.13 Nồng độ tinh trùng của các nhóm giống ................................................. 38
Bảng 4.14 Nồng độ tinh trùng của cá thể giống YY ............................................... 40
Bảng 4.15 Nồng độ tinh trùng của cá thể giống LL ................................................ 41
Bảng 4.16 Nồng độ tinh trùng của cá thể giống DD ............................................... 42

ix


Bảng 4.17 Nồng độ tinh trùng của cá thể giống PP.................................................. 42
Bảng 4.18 Nồng độ tinh trùng của cá thể nhóm giống PD ...................................... 43
Bảng 4.19 Số tinh trùng tiến thẳng có khả năng thụ thai của các nhóm giống ........ 44
Bảng 4.20 Số tinh trùng tiến thẳng có khả năng thụ thai của cá thể giống YY ....... 45
Bảng 4.21 Số tinh trùng tiến thẳng có khả năng thụ thai của cá thể giống LL ........ 46
Bảng 4.22 Số tinh trùng tiến thẳng có khả năng thụ thai của cá thể giống DD ....... 47
Bảng 4.23 Số tinh trùng tiến thẳng có khả năng thụ thai của cá thể giống PP ......... 48
Bảng 4.24 Số tinh trùng tiến thẳng có khả năng thụ thai của cá thể nhóm giống
PD .............................................................................................................................. 48
Bảng 4.25 Tỉ lệ phối giống đậu thai của các nhóm heo đực giống .......................... 49
Bảng 4.26 Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh bình quân của các nhóm
giống .......................................................................................................................... 50
Bảng 4.27 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống .................................. 51
Bảng 4.28 Điểm khả năng sinh sản của đàn đực giống ............................................ 53

Bảng 4.29 Xếp Cấp sinh sản đàn đực giống……………………………………….54

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi heo ở nước ta đã có những bước
phát triển mạnh mẽ, đáp ứng cho nhu cầu thịt heo ngày càng cao của người dân cả
về số lượng lẫn chất lượng.
Muốn nâng cao số lượng cũng như phẩm chất thịt, ngoài việc không ngừng
cải tiến các yếu tố dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý, thú y thì công tác giống có vai
trò hết sức quan trọng, trong đó đó việc kiểm tra, đánh giá và so sánh phẩm chất
tinh dịch, khả năng sinh sản của các nhóm đực giống là hết sức quan trọng.
Kết quả khảo sát của đề tài sẽ cung cấp cơ sở dữ liệu khoa học phục vụ cho
công tác tuyển chọn đực giống của xí nghiệp.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, được sự đồng ý của Bộ Môn Di Truyền Giống
Động Vật, Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại học Nông Lâm, dưới sự giúp đỡ tận
tình của TS. Trần Văn Chính và xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long, chúng tôi
thực hiện đề tài: “Đánh giá một số chỉ tiêu phẩm chất tinh dịch và sinh sản của các
giống heo đực tại xí nghiệp”.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YẾU CẦU
1.2.1 Mục đích

Đánh giá phẩm chất tinh dịch và khả năng sinh sản của các cá thể đực
giống nhằm cung cấp các thông tin cần thiết trong việc chọn lọc, bồi dưỡng
nâng cao chất lượng những heo đực giống có phẩm chất tốt giữ lại để tiếp tục
nhân giống phục vụ cho sản xuất của xí nghiệp.


1


1.2.2 Yêu cầu

Theo dõi một số chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch như: dung lượng, hoạt
lực, nồng độ, số tinh trùng có khả năng tiến thẳng trên lần lấy và khả năng
sinh sản: tỷ lệ phối đậu thai, số heo con sơ sinh còn sống, trọng lượng bình
quân heo con sơ sinh của các đực giống trong thời gian thực tập.

2


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 SỰ THÀNH THỤC VỀ TÍNH DỤC
Đối với các loài gia súc nói chung và heo nói riêng, đến một độ tuổi nhất
định nào đó sẽ thành thục về tính dục nhưng vẫn sinh trưởng, tùy theo từng loại gia
súc mà lúc đó cơ thể sẽ biến đổi về sinh lí. Bản thân cơ thể sẽ sinh ra những tế bào
sinh dục hoàn chỉnh (trứng, tinh trùng) có khả năng thụ thai.
Dưới tác dụng của kích thích tố làm cho cơ quan sinh dục phát triển, từ đó
những cơ quan sinh dục thứ cấp phát triển và con vật có khả năng về tính dục. Khi
con vật dù đã trưởng thành về tính dục nhưng vẫn tiếp tục sinh trưởng và phát dục,
ta không nên cho thú sinh sản ngay sau khi thành thục tính dục.
Heo đực thành thục tính dục được xác định khi dịch hoàn đủ khả năng sản
xuất tinh trùng trưởng thành và có hiệu lực trong giao phối.
Đối với heo đực giống ngoại, thành thục tính dục diễn ra khoảng 6 – 7 tháng
tuổi và được phép sử dụng là trên 8 tháng tuổi, trọng lượng trên 100 kg.
Đối với heo đực giống nội, thành thục tính dục vào khoảng 5 – 6 tháng tuổi,
trọng lượng 30 – 40 kg.

Tuổi thành thục tính dục có tính tương đối và phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như giống, loài, dinh dưỡng, chăm sóc, thời tiết, khí hậu, phái tính,…(Lâm Quang
Ngà, 2005). Tuổi thành thục tính dục của một số loài được trình bày qua bảng 2.1

3


Bảng 2.1 Tuổi thành thục tính dục của gia súc
Loài
Cá thể đực (tháng tuổi)
Trâu
25 - 30
Ngựa
18 - 24

12 - 18
Heo
7-8
Chó, Dê, Cừu
7-8
(Nguồn: Lâm Quang Ngà, 2005)

Cá thể cái (tháng tuổi)
24 - 25
12 - 18
8 - 12
6-7
6-7

2.2 CHỌN HEO ĐỰC THỤ TINH NHÂN TẠO

Phải nắm rõ lý lịch của từng đực giống để dễ dàng ghép đôi giao phối đạt
hiệu quả cao trong công tác giống.
Trước khi sử dụng, heo đực cần được đánh giá chất lượng tinh dịch phải đạt
loại tốt theo tiêu chuẩn từng giống. Đực giống tốt là những con linh hoạt nhưng
không hung dữ, có cấp ngoại hình thể chất và sinh trưởng tốt đạt từ cấp I trở lên,
không ù lì, đặc biệt phải thể hiện rõ tính dục khi tác động từ bên ngoài như từ con
cái hay người lấy tinh.
Việc chọn đực giống có ngoại hình thần kinh tốt giúp dễ huấn luyện và nâng
cao hiệu quả khi sử dụng đực giống.
2.3 HUẤN LUYỆN ĐỰC GIỐNG LÀM THỤ TINH NHÂN TẠO
2.3.1 Phương pháp quan sát
Dẫn theo đực giống đang huấn luyện xem đực giống đang khai thác tinh.
Cho đực đang huấn luyện đứng bên ngoài hàng rào, sau khi lấy tinh song đưa đực
khai thác tinh ra khỏi khu vực nhảy giá thì đưa đực đang huấn luyện đến nhảy giá.
Cho đực ngửi mùi tinh dịch của nọc vừa khai thác và cho vào quan sát giá, kích
thích bao dương vật và tạo âm thanh giống nái giúp đực hưng phấn và cương cứng
dương vật, tạo điều kiện cho nọc xuất tinh.
2.3.2 Phương pháp dùng giá nhảy
Dùng giá nhảy là dùng giá con đực vừa mới nhảy còn dính mùi tinh dịch,
kéo giá trước mặt đực, kích thích dương vật cho đực nhảy giá, đực hưng phấn sẽ
nhảy lên, ta tiếp tục kích thích dương vật đực.

4


Phương pháp này đòi hỏi tính kiên nhẫn và thời gian, nếu đực vẫn không lên
giá thì ta dùng heo cái đang lên giống, cho đực nhảy lên heo cái, sau đó khiên heo
đực bỏ sang giá kế bên, nắm lấy dương vật và lấy tinh bình thường heo sẽ quen dần,
nhưng lần sau ta dùng heo cái không lên giống tập đực nhảy, khoảng 2 - 3 lần đực
quen với giá thì việc huấn luyện coi như thành công.

2.4 MỘT SỐ ĐẶC TÍNH VỀ TINH HEO
2.4.1 Tinh dịch
Tinh dịch là chất tiết của dịch hoàn, phó dịch hoàn và các tuyến sinh dục phụ
được hình thành tức thời ngay khi giao phối.
Tinh dịch của heo đực là chất lỏng nhầy, có màu trắng đục, trắng trong hay
trắng sữa, có mùi hăng nồng đặc trưng.
Tinh dịch heo gồm hai phần: tinh thanh và tinh trùng.
Thành phần hóa học tinh dịch heo được trinh bày qua bảng 2.2.
Bảng 2.2 Thành phần hóa học tinh dịch của heo (mg%)
Loại Protein Lipid Fructose Acid Acid P
citric lactic
Heo 3831
29
6–8
0,13 21
8
(Nguồn: Lâm Quang Ngà, 2005)

Cl

Na

K

Ca

Mg

329


649

243

5

11

Tinh heo có khối lượng rất lớn chất keo nhày (keo phèn) chiếm khoảng 5 25% thể tích tinh nguyên chưa lọc, chất này có nguồn gốc phân tiết của tuyến tinh
nang dưới tác dụng của men vezikinase tạo thành keo phèn (topioca) có khả năng
hấp thu nước rất mạnh. Trong thụ tinh nhân tạo sau khi lấy tinh xong cần lọc bỏ keo
phèn, nếu không chỉ cần 30 phút đến 1 giờ lượng tinh trùng giảm còn 50% và nồng
độ tinh trùng giảm còn 30% (Nguyễn Thiện và Nguyễn Tuấn Anh, 1993), trong
giao phối trực tiếp thì keo phèn tạo thành nút đóng cổ tử cung không cho tinh trùng
chảy ra ngoài.
2.4.2 Tinh thanh
Tinh thanh chủ yếu do các tuyến sinh dục tiết ra, số lượng tinh thanh tùy
thuộc vào kích thước và tốc độ tiết của các tuyến sinh dục. Các gia súc giao phối ở
âm đạo như: bò, dê, cừu…số lượng tinh thanh thấp, nồng độ tinh trùng cao, còn các

5


gia súc giao phối ở tử cung như: ngựa, heo…thì số lượng tinh thanh cao, nồng độ
tinh trùng thấp.
Thành phần chủ yếu của tinh thanh là nước (90 - 95%), còn lại là vật chất
khô. Trong vật chất khô của tinh thanh có 8,76% là chất hữu cơ và 0,9% là chất vô
cơ.
Tác dụng của tinh thanh:
Rửa sạch niệu đạo.

Làm môi trường cho tinh trùng vận động.
Trung hòa pH âm đạo và tạo điều kiện cho tinh trùng tiến đến trứng.
Thành phần của tinh dịch phóng ra ngoài được trình bày qua bảng 2.3.
Bảng 2.3 Thành phần tinh dịch ở dịch hoàn và dịch hoàn phụ phóng ra
Thành phần
Tinh dịch ở dịch hoàn phụ Tinh dịch phóng ra ngoài
Độ pH
6,8
7,4
Vật chất khô (%)
10 - 11
5,0
K (mg%)
85 - 90
70 - 75
Na (mg%)
300
75 - 78
Đường (mg%)
290 - 300
70 - 75
Protein
-----3,5 - 5
(Nguồn: trích dẫn bởi Nguyễn Mạnh Cường, 2008)
2.4.3 Tinh trùng
Tinh trùng được hình thành trong ống sinh tinh cong nhỏ của dịch hoàn. Tinh
trùng chỉ hoàn chỉnh và có khả năng thụ thai khi qua dịch hoàn phụ. Thời gian tinh
trùng qua dịch hoàn phụ tùy theo loài gia súc, đối với heo là 20 ngày.
Mỗi ngày dịch hoàn sản xuất 10 – 15 tỉ tinh trùng.
Thành phần của tinh trùng gồm có:

75 % là nước
25 % vật chất khô, trong đó:
85% protein
13,2% lipid
1,8% khoáng

6


Tinh trùng có chiều dài 55 – 57 μm gồm 4 phần: đầu (có chứa AND), cổ,
thân, và đuôi.
Bằng phương pháp ly tâm đã xác định được khối lượng các thành phần tinh
trùng như sau: đầu chiếm 51%, thân chiếm 16%, đuôi chiếm 33%. Kích thước một
số tinh trùng được trình bày qua bảng 2.4.
Bảng 2.4 Kích thước tinh trùng một số loài gia súc gia cầm
Dài tổng số
Đầu (dàixrộngxdài)
(μm)
(μm)
Heo
55 - 57
8x4x1

65 - 72
9x4x1
Ngựa
58 - 60
7x4x1
Cừa
66 - 75

8x5x1

100
14x2x1
Thỏ
50 - 62,2
8x4x1
Người
50
7x4x1
(Nguồn: Lâm Quang Ngà, 2005)
Loại

Cổ thân
(μm)
12
10 - 13
10
14
5
10
10

Đuôi
(μm)
35 - 37
44 - 53
41 - 43
44
80

33 - 35
34

Đầu tinh trùng chiếm 51% khối lượng tinh trùng, hình trứng, bên ngoài được
bao bọc lipoprotein, màng này được thành lập khi qua dịch hoàn phụ, có khả năng
bán thấm giúp tinh trùng định hình cũng như chống lại các điều kiện bất lợi. Phần
đầu của tinh trùng có hệ thống acrosome, acrosome chứa và bài tiết men
hyaluronidase có tác dụng làm tan màng tế bào trứng, tạo diều kiện cho tinh trùng
xâm nhập vào tế bào trứng, acrosome cũng rất dễ biến dạng bởi tác nhân bên ngoài
tác động (nhiệt độ, hóa chất, chất bẩn…).
Cổ, thân tinh trùng chiếm khoảng 16% khối lượng tinh trùng. Cổ thân nối
liền phần đầu một cách lỏng lẻo, chứa chủ yếu là nguyên sinh chất của tinh trùng và
chứa mhiều men hô hấp, phần này dễ bị đứt ra khỏi đầu khi di chuyển như tác động
sóc lắc, nhiệt, hóa chất, … làm tinh trùng không có khả năng thụ thai hoặc giảm thụ
thai.
Đuôi tinh trùng chiếm khoảng 33% khối lượng tinh trùng, đuôi tinh trùng
vận động được nhờ cấu tạo những sợi xoắn lực theo chiều dài của đuôi. Nó chứa
23% lipid, là nguồn năng lượng chính giúp cho tinh trùng vận động.

7


Đặc tính của tinh trùng:
Đặc tính sinh lý: tinh trùng hấp thụ O 2 thải CO 2 , càng hoạt động càng
tiêu hao năng lượng, giảm sức sống, tinh trùng tiến hành trao đổi chất theo hai
phương thức hô hấp và phân giải đường glucose, fructose.
Đặc tính hướng về ánh sáng: nếu trong vi trường có hai phần tinh dịch
sáng và tối thì tinh trùng sẽ hướng về ánh sáng.
Đặc tính tiếp xúc: trong tinh dịch nếu có bọt khí hoặc vật lạ thì tinh
trùng nhanh chóng bám vào và chết rất nhanh.

Tính chạy ngược dòng:lấy một giọt tinh dịch nhỏ lên phiến kính và
quan sát dưới kính hiển vi ta thấy tinh trùng vận động theo hướng lên cao và vận
động tiến thẳng. Nhờ đặc điểm này khi con cái động dục có dịch nhờn chảy ra từ tử
cung, tinh trùng sẽ chạy ngược lên ống dẫn trứng làm tăng khả năng thụ thai.
2.5 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHẨM CHẤT TINH DỊCH
2.5.1 Dinh dưỡng
Thức ăn là yếu tố quan trọng nhất trong việc giữ gìn để con vật cho tinh tốt,
nếu thiếu sẽ làm thiếu những yếu tố sinh dục từ vùng dưới đồi đến tuyến yên. Từ đó
làm thú chậm thành thục, phẩm chất kém, …
Protein: phải đầy đủ (chiếm 14 – 16%), nó giúp thú phát triển được cân đối,
giúp quá trình hình thành nhân bào của tinh trùng, giúp sự phát triển và thành thục
nhanh chóng.
Chất béo: quan trọng trong việc phối hợp các vitamine tan trong dầu như A,
D, E, K. Nếu thiếu khả năng thụ thai giảm.
Vitamine A: góp phần bảo vệ biểu mô của cơ quan sinh dục, nếu thiếu ống
sinh tinh sẽ bị thoái hóa, từ đó làm cho số lượng tinh trùng giảm.
Vitamine E: nếu thiếu tinh hoàn bị thoái hóa, việc sinh tinh bị trở ngại.
Vitamine D: cần thiết cho sự chuyển hóa Ca, P trong cơ thể. thiếu vitamine
D làm cho heo bị yếu chân, ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh và khó khăn khi lấy
tinh.

8


Kẽm (Zn): phân bố rộng rãi khắp trong mô bào mà nhiều nhất là tinh trùng,
tuyến tiền liệt và dịch hoàn. Kẽm rất cần cho sự tăng trưởng và sinh sản ở thú.
Selen (Se): cần thiết cho sự sinh trưởng và thụ tinh. Selen là thành phần quan
trọng của enzyme glutathione peroxydase.
Khoáng: rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát dục bình thường của gia
súc. Vì vậy cần phải cân bằng và cung cấp đầy đủ cả khoáng đa lượng (Ca,P) và vi

lượng (Zn, Fe, Mn, Mg…)
Nước: cần được bổ sung đầy đủ, nguồn nước uống phải bảo đảm sạch và
không vấy nhiễm.
2.5.2 Giống
Heo ngoại có dung lượng và chất lượng tinh dịch tốt hơn so với heo nội cụ
thể được trình bày qua bảng 2.5.
Bảng2.5 Dung lượng tinh dịch của heo đực nội và heo đực ngoại
Giống
Heo đực nội
Heo đực ngoại
Loại
Hậu bị
Trưởng thành
Hậu bị
Trưởng thành
V (ml)
50 - 80
> 100
80 - 150
250 - 400
(Nguồn: Nguyễn Thiện và Nguyễn Tuấn Anh,1993)
2.5.3 Cá thể
Trên cùng một giống giữa các cá thể cũng khác nhau về dung lượng cũng
như chất lượng tinh dịch, vì thế ta phải chọn lọc để có đực giống tốt, có sức sinh sản
cao.
2.5.4 Tuổi
Thú đang ở tuổi hậu bị thường cho dung lượng tinh dịch ít nhưng chất lượng
tinh dịch cao. Ở tuổi trưởng thành , số lượng và chất lượng ổn định.Ở thú già, dung
lượng vẫn cao nhưng chất lượng giảm dần.
2.5.5 Thời tiết và khí hậu

Nước ta là nước nhiệt đới gió mùa, mùa hè nhiệt độ rất cao, ảnh hưởng đến
sức khỏe, giảm tính thèm ăn của gia súc. Vì vậy mùa nắng nên cho gia súc ăn thức
ăn có chất lượng cao. Nhiệt độ cao gây stress nhiệt, ảnh hưởng đến sự tiết kích dục

9


tố. Nhiệt độ cao cũng làm giảm lượng tinh dịch, kì hình cao, sức kháng thấp, hoạt
lực giảm.
2.5.6 Chăm sóc và quản lý
Nhiệt độ chuồng nuôi
Nhiệt độ thích hợp cho đực giống là 15 - 220C và ẩm độ là 65 – 75%.
Khi trời nóng, nhiệt độ trên 300C nên có phương pháp làm mát cho heo hợp
lí, nếu nhiệt độ chuồng nuôi cao gây stress nhiệt, thể hiện qua hoạt lực tinh trùng
giảm, kỳ hình tăng, dung lượng tinh dịch cũng giảm.
Ánh sáng
Thời gian chiếu sáng tốt nhất cho đực giống trung bình là khoảng 10 – 12 giờ
trên ngày. Nếu đực giống thiếu ánh sáng thời gian dài thì chất lượng tinh dịch giảm,
tỉ lệ kì hình và chết cao.
Chuồng nuôi
Mỗi đực giống phải được nhốt riêng trong một ô chuồng. Ta nên nhốt cùng
giống gần nhau. Khi cho đực giống ra sân vận động cũng nhốt riêng tránh cắn nhau.
Vận động
Vận động mỗi ngày giúp đực giống mạnh khỏe về đôi chân, thân thể rắn
chắc, mức độ vận động tùy giống, tùy tình trạng sức khỏe của đực giống.
Chu kì khai thác
Phải có lịch khai thác hợp lý để có kết quả cao trong thụ tinh nhân tạo, đối
với heo đực giống dưới 12 tháng tuổi thì chu kì khai thác 1lần/tuần và heo trên 12
tháng tuổi thì chu kì khai thác 2 – 3 lần/tuần.
Nếu ta khai thác quá nhiều lần thì chất lượng tinh dịch giảm, con đực giảm

tính hưng phấn do kiệt sức, ngược lại nếu khai thác đực giống quá thưa thì tỉ lệ kì
hình cao, tinh trùng chết nhiều, không tận dụng hết hiệu suất của đực giống, con
đực cũng ù lì (Lâm Quang Ngà, 2005).
Phương pháp lấy tinh
Kỹ thuật lấy tinh ảnh hưởng rất lớn đến dung lượng tinh dịch, người lấy tinh
phải có kỹ thuật tay nghề cao và nên cố định người lấy tinh, giờ lấy tinh, khu vực

10


lấy tinh. Hiện nay người ta lấy tinh bằng hai phương pháp là lấy tinh bằng tay và lấy
tinh bằng âm đạo giả.
Lấy tinh bằng tay đòi hỏi người lấy tinh phải làm đúng kỹ thuật nọc mới xuất
nhiều tinh, chuồng trại trước khi lấy tinh phải được dọn dẹp sạch sẽ để tránh trường
hợp tinh bị vấy nhiễm.
Lấy tinh bằng âm đạo giả mà nhiệt độ trong âm đạo giả cao hơn 40oC sẻ gây
nóng dương vật hoặc bao quy đầu sẽ làm cho nọc sợ hãi, nếu nhiệt độ thấp hơn
35oC sẽ không đủ cho phản xạ xuất tinh.
2.5.7 Bệnh tật
Các bệnh leptospirose, brucellose, bệnh rối loạn sinh sản và hô hấp … làm
sưng teo dịch hoàn, từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh.
2.6 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC SỐNG CỦA TINH TRÙNG
2.6.1 Nước
Nước là môi trường nhược trương, do đó dù là nước cất hay là nước tiêu độc
khi tiếp xúc với tinh trùng đều làm cho đầu tinh trùng to ra, lắc lư tại chổ rồi chết.
2.6.2 Nhiệt độ
Khi nhiệt độ cao lên tinh trùng tăng cường hoạt động làm tiêu hao năng
lượng nhiều dẫn đến giảm sức sống. Tinh trùng hoạt động tối ưu ở 37 0C. Tuy nhiên
nếu có sự chênh lệch nhiệt độ quá cao giữa tinh dịch mới lấy ra và nhiệt độ môi
trường bên ngoài thì tinh trùng sẽ bị choáng nhiệt và dễ chết.

2.6.3 Không khí
Trong không khí có rất nhiều khí oxy, do đó tinh trùng sẽ tăng cường hô hấp
khi tiếp xúc với không khí, làm tinh trùng hoạt động mạnh từ đó tinh trùng mau
chết.
2.6.4 Ánh sáng
Ánh sáng phát quang thì không ảnh hưởng tới sức sống của tinh trùng, tuy
nhiên ánh sáng mặt trời có tia cực tím đã đẩy mạnh các quá trình chuyển hóa và sự
hấp thu các phân tử sinh học làm cho tinh trùng chết nhanh. Vì vậy khi khai thác,

11


pha chế tinh dịch cần ở phòng kín tránh ánh sáng, dùng chai lọ sậm màu để bảo
quản là tốt nhất để ngăn chặn được tia cực tím ( Lâm Quang Ngà, 2005).
2.6.5 Độ pH
Trong cùng điều kiện nhiệt độ nhưng pH khác nhau thì sự hoạt động của tinh
trùng cũng khác nhau vì pH cũng ảnh hưởng đến hệ thống enzyme trao đổi chất của
tinh trùng.
PH của tinh dịch heo ở khoảng acid yếu 6,7 – 6,9, trong môi trường acid yếu
tinh trùng ít vận động nên sức sống kéo dài. Vì vậy muốn bảo quản tinh dịch được
lâu cần chú ý đến điều chỉnh pH của môi trường bảo quản sao cho thích hợp, trong
bảo quản tinh dịch người ta thường dùng bicabonatnatri để điều chỉnh pH của môi
trường vì muối này có khả năng làm cho tinh trùng ít hoạt động.
2.6.6 Các chất hóa học
Các chất có tính sát trùng như alcool 5%, thuốc tím 4%, crezyl 3%, formol…
vốn không có trong môi trường tinh dịch. Vì vậy việc vệ sinh dụng cụ lấy tinh, dụng
cụ pha chế cũng như lọ đựng tinh dịch là hết sức cần thiết để hạn chế các tác dụng
có hại của hóa chất đối với tinh trùng.
2.6.7 Sóng lắc và khói thuốc
Sóng lắc: tinh trùng rất nhạy cảm với dao động mạnh và sóng lắc làm cho

đoạn liên kết giữa đầu, đoạn cổ và đuôi của tinh trùng tách rời vì ở đó chúng liên
kết một cách lỏng lẽo. Vì vậy khi vận chuyển tinh dịch, đảm bảo dụng cụ chứa tinh
phải đầy trước khi đóng nắp nhằm tránh sóng lắc gây chết cho tinh trùng.
Khói thuốc: trong khói thuốc có H 2 S và một số chất khác làm ảnh hưởng đến
sức sống của tinh trùng.
2.6.8 Vật dơ bẩn và vi trùng
Trong 1ml tinh dịch có khoảng 13000 con vi khuẩn thì tinh dịch đó coi như
nhiễm khuẩn nặng sẽ ảnh hưởng đến số lượng và sức sống của đời con.
Độ nhiễm khuẩn tinh dịch cao sẽ gây ô nhiễm bộ phận sinh dục của con cái
làm ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu thai.

12


Ngoài ra vật bẩn (keo phèn, thức ăn, phân, nước tiểu…) là điều kiện thuận
lợi để tinh trùng bám vào và mau chết.

13


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT
Thời gian: từ ngày 14/2/2011 đến ngày 22/5/2011.
Địa điểm: tại Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long.
3.2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC
LONG
3.2.1 Vị trí địa lý
Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Phước Long nằm ở ấp 3, xã Phạm Văn Cội, huyện
Củ Chi, TP.HCM. Cách trục lộ giao thông 500 m. Xí nghiệp có tổng diện tích 25

ha, được xây dựng trên vùng đất cao thuộc nông trường Phạm Văn Cội. Xung
quanh xí nghiệp là rừng cao su và cánh đồng trồng cỏ cho bò sữa.
Nhìn chung, vị trí của xí nghiệp hiện nay thuận lợi hơn so với vị trí trước đây
ở phường Phước Long B, quận 9 về mặt cách ly phòng bệnh và không gây ô nhiễm
môi trường cho khu dân cư.
3.2.2 Lịch sử phát triển
Xí nghiệp được thành lập vào năm 1957 với tên "Trại Heo Phước Long” do
tư nhân quản lý với quy mô ban đầu khoảng 200 nái, tại địa chỉ nay là phường
Phước Long B, quận 9, TP.HCM.
Sau năm 1975, xí nghiệp được nhà nước tiếp quản đổi tên thành ”Xí Nghiệp
Chăn Nuôi Heo Phước Long” và phát triển dần quy mô.
Từ năm 1984, xí nghiệp hoạt động theo cơ chế hoạch toán độc lập.
Từ năm 1995 đến nay, xí nghiệp là thành viên của Tổng Công Ty Nông
Nghiệp Sài Gòn.
Thực hiện chủ trương di dời của thành phố để tránh gây ô nhiễm môi trường,
và cũng để mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng công nghệ hiện đại trong chăn nuôi:

14


×