Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHU ĐỀN CHÍNH KHU TƯỞNG NIỆM LIỆT SĨ NGÃ BA GIỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.43 MB, 45 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

VŨ DƯƠNG BÌNH

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHU ĐỀN CHÍNH
KHU TƯỞNG NIỆM LIỆT SĨ NGÃ BA GIỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH THIẾT KẾ CẢNH QUAN

Người hướng dẫn: Th.S TÔN NỮ GIA ÁI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

VŨ DƯƠNG BÌNH

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHU ĐỀN CHÍNH
KHU TƯỞNG NIỆM LIỆT SĨ NGÃ BA GIỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH THIẾT KẾ CẢNH QUAN
Người hướng dẫn: Th.S TÔN NỮ GIA ÁI


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011
i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp, không chỉ là sự cố gắng của riêng
bản thân, mà còn có sự giúp đỡ ủng hộ động viên và đóng góp ý kiến của
gia đình, bạn bè, thầy cô Bộ môn Cảnh quan và kĩ thuật hoa viên, cùng
các cô chú trông giữ khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng.
Tôi xin cảm ơn gia đình đã luôn động viên tôi trong suốt quá trình
làm luận văn tốt nghiệp, các cô chú trông giữ khu di tích đã tạo điều kiện
tốt nhất để giúp tôi thực hiện luận văn, cảm ơn các thầy cô trong bộ môn
Cảnh quan và kĩ thuật hoa viên đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt kiến thức
trong suốt 4 năm học.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Th.S Tôn Nữ Gia Ái, người đã
hướng dẫn và tận tình chỉ bảo, đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi thực hiện
và hoàn thành luận văn tốt nhất.
Sinh viên:
Vũ Dương Bình

ii


TÓM TẮT
Đề tài “thiết kế cảnh quan khu đền chính khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba
Giồng” được tiến hành tại khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng, tại ấp 5, xã Xuân
Thới Thượng, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.Thời gian thực hiện từ
tháng 4 đến tháng 7 năm 2011
Kết quả thu được:

Đánh giá hiện trạng mảng xanh xung quanh khu vực đền chính, các loại
thực vật hiện hữu với các chủng loại khác nhau, nhằm đưa ra hướng thiết kế, tận
dụng hay bỏ đi các loại cây hiện trạng. Đưa ra danh mục 17 loài cây thuộc 12 họ
thực vật khác nhau đang hiện hữu tại khu di tích.
Đề xuất các biện pháp cải tạo cảnh quan, đưa ra giải pháp thiết kế cùng
các bản vẽ phối cảnh, mặt bằng kèm theo.
Đề nghị danh mục 27 loài cây trồng trang trí cảnh quan thuộc 17 họ thực
vật, phục vụ cho khu đền chính khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng.

iii


SUMMARY
Subject " landscape design to the main areas of Nga Ba Giong martyrs'
memorial park " was conducted at the the Nga Ba Giong martyrs' memorial park,
Hamlet 5, Xuan Thoi Thuong Commune, Hoc Mon District, Ho Chi Minh City. Time
from April to July 2011
The results were:
Evaluation of the current green array around the main temple area, vegetation
types as exist with different types, designed in order to give instructions, take
advantage or cutout the actual state of trees. Provide list of 17 species of 12 different
plant families that existed in the relics.
Proposed measures to improve the landscape and offer solutions designed with
the perspective drawings, attachment surface.
Suggested list of 27 species decorate the landscape of 17 plant families, for the
main areas of Nga Ba Giong martyrs' memorial park.

iv



MỤC LỤC
TÊN ĐỀ MỤC
TRANG
Trang tựa (tiếng Việt)
i
Trang tựa (tiếng Anh)
ii
Lời cảm ơn
iii
Tóm tắt
iv
Summary
v
Mục lục
vi
Danh sách các bảng
vii
Danh sách các hình
vii
Chương 1 MỞ ĐẦU ...................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 2 TỔNG QUAN ................................................................................................ 2
2.1 Giới thiệu khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng ............................................................ 2
2.1.1 Lịch sử hình thành .................................................................................................. 4
2.1.2 Vị trí hành chính..................................................................................................... 6
2.1.3 Khí hậu thủy văn .................................................................................................... 7
2.1.4 Địa hình .................................................................................................................. 7
Chương 3 MỤC TIÊU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 2
3.1 Nội dung .................................................................................................................... 2
3.2 Giới hạn đề tài ........................................................................................................... 2
3.3 Phương Pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2

3.3.1 Công tác chuẩn bị ................................................................................................... 2
3.3.2 Công tác ngoại nghiệp ............................................................................................ 3
3.3.3 Công tác nội nghiệp ............................................................................................... 3
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................... Error! Bookmark not defined.
4.1 Kết quả khảo sát đánh giá hiện trạng khu thiết kế .. Error! Bookmark not defined.
4.2 Các loại thực vật hiện hữu tại khu di tích ................................................................. 8
4.3 Đánh giá chung về hiện trạng khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng ............................. 9
4.4 Thuận lợi và khó khăn trong thiết kế ...................................................................... 13
4.4.1 Thuận lợi .............................................................................................................. 13
v


4.4.2 Khó khăn .............................................................................................................. 14
4. 5 Phương án thiết kế.................................................. Error! Bookmark not defined.
4.5.1 Quan điểm thiết kế ............................................................................................... 14
4.5.2 Mục tiêu thiết kế................................................................................................... 14
4.5.3 Ý tưởng thiết kế.................................................... Error! Bookmark not defined.
4.6 Các phân khu thiết kế .............................................................................................. 15
4.6.1 Khu chào mừng .................................................... Error! Bookmark not defined.
4.6.2 Khu trồng cây lưu niệm........................................................................................ 16
4.6.3 Khu gợi nhớ hình ảnh quê hương......................................................................... 17
4.6.4 Khu dạo cảnh xung quanh và phía sau đền .......... Error! Bookmark not defined.
4.7 Đề xuất các loại cây trồng cho từng khu và toàn khu ............................................. 18
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 19
5.1 Kết luận ................................................................... Error! Bookmark not defined.
5.2 Đề nghị .................................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 00

vi



DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 1 : tên khoa học và tên thông dụng các loại cây hiện hữu tại khu di tích
Ngã Ba Giồng
Bảng 2: tên các loại cây đề xuất
Bảng 3: tên các loại cây đề xuất
Bảng 4: tên các loại cây đề xuất
Bảng 5: tên các loại cây đề xuất
Bảng 6: tên các loại cây đề xuất

11
30
34
37
40
41

DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH
Hình 1.1: cuộc đấu tranh của người dân trong khởi nghĩa Nam Kì
Hình 2.1: vị trí khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng
Hình 4.3.1: Các cây tre vàng trồng nhiều thành mảng đơn điệu
Hình 4.3.2: Cau nhà trồng theo mảng lớn và còn nhỏ
Hình 4.3.3: Cây trồng chậu của khu đền còn ít
Hình 4.3.4: Mảng trống còn nhiều, chủ yếu trồng cây dầu rái còn nhỏ
Hình 4.3.5: Hiện trạng cây xung quanh khu di tích

Hình 4.6.1 : Mặt bằng tống thể cảnh quan khu đền
Hình 4.6.2: Phối cảnh tổng thể cảnh quan khu đền
Hình 4.6.3: Mặt bằng khu chào mừng
Hình 4.6.4: Tiểu cảnh bên hông khu chào mừng.
Hình 4.6.5: Tiểu cảnh bên hông khu chào mừng
Hình 4.6.6: Tiểu cảnh cụm tượng đài các anh hùng
Hình 4.6.7: Tiểu cảnh cụm tượng đài các chiến sĩ vô danh
Hình 4.6.8: Phối cảnh quảng trường chính
Hình 4.6.9: Phối cảnh phía sau quảng trường chính
Hình 4.7.1: Mặt bằng khu trồng cây lưu niệm
Hình 4.7.2: Phối cảnh khu trồng cây lưu niệm
Hình 4.7.3: Mặt bằng khu gợi nhớ hình ảnh quê hương
Hình 4.7.4: Phối cảnh một góc nhỏ trong khu gợi nhớ quê hương
Hình 4.7.5: Mặt bằng khu dạo cảnh xung quanh đền và sau đền
Hình 4.7.6: Phối cảnh một góc khu dạo cảnh phía sau đền
Hình 4.7.7: Phối cảnh khu đi dạo xung quanh đền
vii

TRANG
3
7
13
14
15
16
17
21
22
23
25

26
27
28
29
30
32
33
35
36
38
39
40


Chương 1
MỞ ĐẦU
Ngã Ba Giồng, địa danh cách mạng nổi tiếng, hay còn gọi là ngã ba Bằng Lăng,
thuộc huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trong quá khứ nơi đây từng
chứng kiến cuộc đấu tranh gian khổ và hào hùng của bà con nhân dân huyện Hóc Môn,
nơi diễn ra cuộc đấu tranh Nam Kì giai đoạn 1939-1940, cũng là nơi thực dân Pháp
điên cuồng gây tội ác, giết hại những đồng chí , đồng bào yêu nước nhằm khủng bố
tinh thần cách mạng, uy hiếp nhân dân,cũng là nơi xử tử các anh hùng, đảng viên cộng
sản kiên trung Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy tập, … cùng các tử sĩ vô danh khác.
Công trình xây dựng Khu tưởng niệm Ngã Ba Giồng, công trình mang ý nghĩa lịch sử
văn hóa lớn không chỉ riêng ở TP.HCM mà còn trên cả nước, có tổng vốn đầu tư ban
đầu 63,8 tỉ đồng, tổng diện tích xây dựng khu đền chính của khu di tích lịch sử là 3,14
ha, gồm các hạng mục chính như: đền tưởng niệm, hệ thống cổng, quần thể điêu khắc
trường bắn, tượng đài chiến sĩ vô danh, tượng đài bất khuất, hệ thống giao thông nội
bộ, bãi đậu xe, vườn hoa, sân.. , cũng là góp phần tôn vinh sự đóng góp to lớn của các
thế hệ đi trước.

Việc thiết kế cảnh quan khu đền chính của khu di tích lịch sử này vừa góp phần
làm tăng mảng xanh cho khu di tích, vừa tạo không gian xanh thoáng đãng cho việc
nghỉ ngơi của người dân địa phương. Hướng tới phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu,
học tập, bồi dưỡng giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ sau với việc dựng
lại một phần nhỏ hình ảnh của làng quê Hóc Môn xưa. Do đó, đề tài: thiết kế cảnh quan
khu đền chính khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng được thực hiện

1


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng:
2.1.1 Lịch sử hình thành:
Ngã ba Giồng (còn có tên gọi đầy đủ là Ngã ba Giồng Bằng Lăng) nằm trên địa
phận thôn Xuân Thới Tây thuộc 18 thôn vườn trầu xưa được hình thành từ những năm
1698 đến năm 1731. Ngã Ba Giồng vốn là một khu đất gò, có diện tích trên 2.300 m2.
Từ lâu đời, Ngã ba Giồng là một địa danh có tên gọi dân gian đã đi vào lịch sử của quê
hương 18 thôn vườn trầu Hóc Môn – Bà Điểm. Tục truyền rằng xưa kia nơi đây là 01
vùng đất giồng tương đối cao ráo và là nơi mọc nhiều cây bằng lăng nên địa danh này
có tên gọi từ đó. Tuy nhiên giả thuyết cho rằng con số 18 trong địa danh lịch sử này chỉ
mang tính ước lệ vì có thể số lượng các thôn nhiều hơn. Nhưng khởi thủy (1698-1731) người
dân ở đây đã lập ra 6 thôn đầu tiên: Tân Thới Nhứt, Tân Thới Nhì, Tân Thới Trung, Tân Phú,
Thuận Kiều và Xuân Thới Tây.

Đồng ruộng và từng lùm cây bao bọc Ngã Ba Giồng về hướng Tây, Nam và Bắc.
Riêng hướng Đông là nơi đặt tầm ngắm của địch khi xử bắn, phía sau lưng mô đất là
vườn cây hoang dày đặc.
Là địa danh lịch sử ghi dấu các cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta qua 2
thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Sau khi cuộc khởi nghĩa Nam kỳ

(23/11/1940) bị thất bại, thực dân Pháp đã tăng cường đàn áp, khủng bố khốc liệt
phong trào cách mạng vùng Bà Điểm Hóc Môn. Chúng đã lập ra ở Hóc Môn 03 trường
bắn để giết hại các đồng chí lãnh đạo Đảng, các đồng chí đồng bào yêu nước của quê
hương Hóc Môn và các vùng lân cận. Trước khi dựng điểm bắn Ngã Ba Giồng, bọn
giặc Pháp đã xử bắn tại Ngã Tư Giếng Nước (nay là Bệnh viện Đa Khoa Hóc Môn).
Ngã ba Giồng là trường bắn thứ ba ghi lại tội ác tày trời của giặc pháp và bọn tay sai
2


đối với nhân dân Hóc Môn. Nơi đây từng là trường bắn lớn nhất của thực dân Pháp
trên địa bàn Hóc Môn - nơi xử bắn, giết hại những đồng chí, đồng bào yêu nước nhằm
khủng bố tinh thần cách mạng và uy hiếp nhân dân ta. Tại đây, đồng chí: Nguyễn Văn
Cừ, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai cùng hàng
ngàn chiến sĩ cách mạng, cùng nhiều đồng chí đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam
kiên trung và đồng bào yêu nước đã anh dũng hi sinh.

Hình 1.1: Cuộc đấu tranh của người dân trong khởi nghĩa Nam Kì
Chỉ tính từ 23-11 đến 31-12-1940 thực dân đã bắt và xử bắn đến 903 người trên gò đất
này. Tại Ngã ba Giồng, thực dân Pháp cắm 6 chiếc cột cao 2,2 m bằng gỗ, cách đều nhau 2,8

m. Cột bằng gỗ tròn có đường kính 20 cm; chân cột đính chặt xuống đất bằng xi măng
trộn đá xanh khiến cột đứng rất vững. Phía sau hàng cột này, chúng đắp mô đất dài và
cao trên 2 m. Mô đất có chiều dài 22 m và cách hàng cột độ 1,5 m, cao hơn 2 m dùng để
chắn đạn. Điểm bắn chiếm khoảng đất rộng, hình thang. Trước hàng cột là khoảng đất

rộng, trống trải. Khu vực này chúng cho tráng xi măng và dùng làm điểm tập trung cho
hành động chuẩn bị xử bắn.
Khi sử dụng bãi bắn Ngã Ba Giồng, thực dân Pháp hy vọng dập tắt ngọn lửa khởi
nghĩa Nam Kỳ, nhưng chúng không lường chính bãi bắn Ngã Ba Giồng đã kích thích
từng đợt đấu tranh mãnh liệt trong nhân dân ta. Chính vì những sử liệu như vậy mà giồng

3


đất còn có tên giồng Bằng Lăng và Mười tám thôn vườn trầu đã gắn liền với cuộc khởi nghĩa
Nam kỳ suốt 71 năm qua.

Đặc biệt, Ngã Ba Giồng còn là một nguồn bổ sung trang sử của Đảng Cộng sản
Đông Dương (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam).
Với ý nghĩa lịch sử vô cùng thiêng liêng của Ngã ba Giồng, nơi ghi dấu tội ác dã
mang của giặc Pháp, nơi thể hiện ý chí chiến đấu bất khuất kiên cường và sự hy sinh
cao cả của đồng chí và đồng bào ta sau cuộc khởi nghĩa Nam kỳ (23/11/1940). Sau
ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), Huyện Hóc Môn đã nhanh chóng
khôi phục và tôn tạo khu di tích lịch sử cách mạng Ngã ba Giồng nhằm giáo dục truyền
thống cho các thế hệ thanh thiếu niên.
Năm 1987, UBND huyện Hóc Môn đã đề xuất xây dựng khu di tích, tưởng niệm
Ngã Ba Giồng. Mục đích ban đầu của công trình nhằm quy tập mộ liệt sĩ, tưởng nhớ
công ơn chiến sĩ, đồng bào yêu nước đã hi sinh và lưu giữ chứng tích lịch sử ngày đầu
thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương. Khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng được công
nhận là khu di tích lịch sử quốc gia vào năm 2002. Ủy ban nhân dân thành phố đã có
quy hoạch xây dựng khi di tích Ngã Ba Gồng trở thành địa điểm du lịch truyền thống.
Sau nhiều lần thay đổi và điều chỉnh, đến ngày 10/12/1999, dự án Khu tưởng
niệm chính thức được Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt. Sau nhiều
lần trì hoãn khởi công, ngày 22/7/2008 UBND TP. Hồ Chí Minh và UBND huyện Hóc
Môn đã tổ chức tái khởi công xây dựng khu tưởng niệm liệt sỹ Ngã Ba Giồng. TP.
HCM đã quy hoạch và xây dựng khu tưởng niệm Ngã ba Giồng có tổng diện tích 7,3 ha, với
sức chứa lên đến 4.000 người. Công trình bao gồm đền tưởng niệm, cụm tượng đài, bia tưởng
niệm với hàng chữ “Sống vĩ đại - Chết vinh quang” và hàng cột cách điệu tượng trưng cho
hàng cột tử hình...

Tại Khu tưởng niệm, các cấp lãnh đạo của thành phố Hồ Chí Minh khi đi khảo sát

đã yêu cầu chủ đầu tư và đơn vị thiết kế điều chỉnh, thống nhất phương án thiết kế theo
hướng hài hoà với không gian Đền chính nhằm thể hiện được niềm tự hào nối tiếp
truyền thống cách mạng của các thế hệ; không gian thờ phụng ở Đền chính phải được
thiết kế thật trang trọng, nghiêm túc; các loại cây trồng trong Khu tưởng niệm phải có
4


tính truyền thống, mang đặc trưng của quê hương 18 Thôn vườn trầu như bằng lăng,
trúc, tre, trầu… Để không gian thờ phụng Khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng (huyện
Hóc Môn) phù hợp với truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Ngoài ra, UBND TP.HCM đã yêu cầu đơn vị chủ đầu tư và đơn vị thiết kế, điều
chỉnh và thống nhất phương án thiết kế theo hướng hài hoà với không gian Đền chính
nhằm thể hiện được niềm tự hào nối tiếp truyền thống cách mạng Việt Nam, tôn vinh
hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện đầu tiên ở sự kiện Nam Kỳ Khởi Nghĩa... UBND
TP cũng yêu cầu không gian thờ phụng Đền chính phải được thiết kế theo truyền thống
của dân tộc Việt Nam là trang trọng và nghiêm túc. Phương thức trưng bày hiện vật tại
Nhà truyền thống phải phù hợp với không gian, hình thức trưng bày hiện đại, mỗi sự
kiện phải có tư liệu và hiện vật thể hiện đi kèm.
Khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng có một ý nghĩa hết sức to lớn, nhằm đền ơn
đáp nghĩa đồng bào, đồng chí, lãnh đạo Đảng đã hy sinh anh dũng tại địa danh này.
Ngoài ra, đây còn là nơi phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu, học tập của nhân dân cả
nước và bạn bè thế giới, khơi gợi và hun đúc tinh thần yêu nước của thế hệ hôm nay và
mai sau.
2.1.2 Vị trí hành chính:
Khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng tọa lạc tại ấp 5, xã Xuân Thới Thượng, huyện
Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
Khu di tích được giới hạn bởi các trục đường giao thông: Đông giáp đất trống,
Tây giáp Tỉnh lộ 9, Nam giáp đường Phan Văn Hớn, Bắc giáp đường Nguyễn Văn
Bứa.


5


Hình 2.1: Vị trí khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng
Tại đây có một nhà trưng bày truyền thống lưu giữ hơn một trăm bức ảnh về
những sự kiện lịch sử trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Trong khuôn viên
di tích còn được tôn tạo với nhiều bồn hoa, chậu kiểng, một bờ tường bảo vệ có song
sắt và hàng rào cây dầu gió tạo bóng mát. Hằng ngày, có rất đông du khách đến tham
quan, tìm hiểu về lịch sử.
2.2 Khí hậu thủy văn:
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Mình có
nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ
tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, huyện
Hóc Môn thuộc thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó
trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C.. Lượng mưa trung
bình đạt 1.949 mm/năm, chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây
Nam và Bắc – Ðông Bắc.
2.3 Địa hình:
Khu di tích Ngã Ba Giồng vốn dĩ là một khu đất gò cao, có diện tích khoảng
hơn 2300 m2, hiện nay có kênh Trung Lương chảy ngang qua giữa khu đất, khu đền
6


chính được đắp cao hơn so với xung quanh nhằm tạo thành gò cao, tái hiện lại một
phần khu gò đất đã từng có trong quá khứ.
2.4 Đất đai:
Đề tài không tiến hành lấy mẫu đất để phân tích vì cây trồng đề xuất chủ yếu là
các cây tiểu mộc nhỏ, cây lá màu, các loại cây hoa nền, các loại cây gỗ lớn nhưng ưu
tiên cây đặc trưng tại địa phương, phù hợp với điều kiện chung của cả khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh nói chung, và khu vực Bà Điểm Hóc Môn nói riêng đã được nghiên

cứu kĩ lưỡng môi trường sống bởi giáo sư Phạm Hoàng Hộ.

7


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu:
Trên cơ sở điều tra khảo sát và đánh giá cảnh quan hiện tại, đưa ra định hướng
và đề xuất thiết kế cảnh quan góp phần tăng diện tích mảng xanh cho khu di tích, và
phục vụ nhu cầu tham quan tìm hiểu về một phần lịch sử của làng quê Hóc Môn xưa.
3.2 Giới hạn đề tài:
Đề tài giới hạn một phần của khu di tích lịch sử Ngã Ba GIồng. Cụ thể là khu đất
xung quanh đền chính khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng, có diện tích khoảng 3,14
hecta, nhằm thực hiện tốt và đầy đủ các yêu cầu đã đặt ra mà vẫn đảm bảo thời gian
cho phép thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh.
3.3 Nội dung:
Khảo sát hiện trạng về vị trí khu di tích, các loại cây hiện đã được trồng, chế độ
khí hậu thủy văn hiện tại ở Hóc Môn.
Xây dựng danh mục thực vật và mô tả một số loài thực vật tiêu biểu hiện có tại
khu di tích, và các loài thực vật đặc trưng đại diện cho vùng quê Hóc Môn xưa.
Điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng khu di tích, đặc biệt là khu đền chính
và cảnh quan xung quanh khu đền chính hiện có.
Đề xuất giải pháp thiết kế cảnh quan khu đền chính của khu di tích Ngã Ba
Giồng.
3.4 Phương pháp nghiên cứu:
3.4.1 Công tác chuẩn bị:

8



Tham khảo tài liệu qua sách vở, internet, bản đồ, xác định vị trí khu di tích lịch
sử Ngã Ba Giồng, tiến hành nghiên cứu, khảo sát.
3.4.2 Công tác ngoại nghiệp:
Điều tra, khảo sát hướng di chuyển, giao thông đến khu di tích lịch sử Ngã Ba
Giồng.
Khảo sát hiện trạng khu di tích.
Chụp ảnh ghi nhận thực tế, ghi chép sổ tay những nhận xét, đánh giá.
3.4.3 Công tác nội nghiệp:
Tham khảo, tra cứu tài liệu, sách báo chuyên ngành liên quan, xác định tên loài,
họ các loài cây khảo sát.
Tham khảo ý kiến các chuyên gia, thầy cô trong ngành về mẫu đã thu được.
Tham khảo về xu hướng thiết kế cảnh quan các khu di tích lịch sử đã được xây
dựng trước đây và hiện nay.

9


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả khảo sát đánh giá hiện trạng khu thiết kế:
Khu thiết kế chính là khu đất xung quanh đền chính và phía trước đền, có diện
tích 3,14 hecta, là khu vực chính nơi nhân dân và khách thăm quan viếng đền, phía bắc
khu đất giáp với nhà truyền thống và lưu niệm hiện vật. Phía đông nam giáp với khu
vực hành chính, ban quản lí khu di tích. Phía đông bắc giáp với khu đất đã được quy
hoạch làm khu cắm trại sau đền.
Trong khu thiết kế chính có các cụm tượng đài anh hùng liệt sĩ và các chiến sĩ vô
danh, mô hình hóa cột xử bắn của thực dân Pháp đã từng có trong lịch sử, trước mặt
đền là hàng bia tưởng niệm với hàng chữ “ sống vĩ đại, chết vinh quang”, tiếp đến là

khu quảng trường chính, nơi diễn ra các cuộc mít tinh hoặc dâng hương tưởng niệm,
đồng thời cũng là nơi biểu diễn văn nghệ chào mừng các sự kiện lịch sử phục vụ người
dân. Hai bên khu quảng trường là hai cụm tượng đài, phía ngoài khu quảng trường là
đường dẫn chính vào khu đền .
4.2 Các loại thực vật hiện hữu tại khu di tích:
Bảng 1 : tên khoa học và tên thông dụng các loại cây hiện hữu tại khu di tích Ngã Ba
Giồng

10


STT

Tên thông dụng

Tên khoa học

Họ thực vật

1

Nhất xinh

Ruellia brittoniana

Acanthaceae

2

Sứ trắng


Adenium obesum

Apocynaceae

3

Mai chiếu thủy

Wrightia religiosa

Apocynaceae

4

Cau nhà

Areca catechu

Arecaceae

5

Cau vua

Roystonia regia

Arecaceae

6


Dầu con rái

Dipterocarpus alatus

Dipterocarpaceae

7

Sao đen

Hopea odorata

Dipterocarpaceae

8

Cỏ đậu

Arachis pintoi

Fabaceae

9

Mỏ két

Heliconia densiflora

Heliconiaceae


10

Bằng lăng

Lagerstroemia speciosa

Lythraceae

11

Sọ khỉ

Khaya senegalensis

Meliaceae

12

Bông giấy

Bougainvillea spectabilis

Nyctaginaceae

13

Lá trắng

Pisonia grandis


Nyctaginaceae

14

Cỏ lá gừng

Axonopus compressus

Poaceae

15

Tre vàng

Bambusa vulgaris

Poaceae

16

Trang đỏ

Iroxa coccinea

Rubiaceae

17

Chuỗi ngọc


Duranta erecta

Verbenaceae

(Ghi chú: Danh mục trên sắp xếp theo mẫu tự A, B, C của họ thực vật (trong
cùng một họ thực vật, các cây được sắp xếp theo mẫu tự A, B, C của tên khoa học).
4.3 Đánh giá chung về hiện trạng khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng:
Khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng đã được hoàn thành xong các công trình xây
dựng và tượng đài sau hơn 8 năm trì hoãn và thi công. Tuy nhiên, hiện trạng cảnh quan
của khu di tích lịch sử còn khá đơn điệu, các mảng xanh chưa được chú ý đúng mức,
không gian xanh của khu di tích còn để trống khá nhiều, các loại cây đang được trồng
trong khu di tích, chủ yếu là khu vực xung quanh đền thờ chính, phần lớn là các cây
dầu rái và cau nhà.
11


Xung quanh khu đền có trồng các loại cây tre vàng theo hàng dài như yêu cầu của
UBND TP Hồ Chí Minh lúc ban đầu khi khởi công xây dựng đền nhưng khá đơn điệu,
do chỉ có duy nhất một loại và trồng với số lượng lớn, nối dài bao quanh đền, kích
thước các cây còn nhỏ, chưa thể hiện được vai trò che phủ.

Hình 4.3.1: Các cây tre vàng trồng nhiều thành mảng đơn điệu
Cây cau nhà trồng theo mảng với số lượng lớn, cây còn khá nhỏ và vẫn phải cố
định bằng cọc. Khu vực còn ít tiểu cảnh nhỏ, chưa có khu trồng cây lưu niệm cho mọi
người. Mặt bằng hiện trạng khu vực xung quanh đền chủ yếu là cây gỗ nhỏ, vừa được
trồng, ít tạo bóng mát.

12



Hình 4.3.2: Cau nhà trồng theo mảng lớn và còn nhỏ
Có một số chậu cây trồng cắt tỉa tạo dáng xung quanh đền và các tượng anh hùng
do các cơ quan nhà nước tặng, tập trung chủ yếu là ở đền chính với số lượng hạn chế,
được cắt tỉa gọn gàng. Tuy nhiên cây xanh bồn hoa trong các khu vực khác xung quanh
khu đền chính như nhà truyền thống, ban quản lí đền số lượng còn ít, đơn điệu, ít được
chăm sóc.

13


Hình 4.3.3: Cây trồng chậu của khu đền còn ít
Tương tự với cau nhà, dầu rái ở đây cũng được trồng với số lượng lớn theo mảng
kéo dài, trồng thưa. Cây cũng còn nhỏ và vẫn còn phải dùng cột chống. Cây được trồng
hai bên khu đất trống phía sau cụm tượng đài chiến sĩ vô danh và các anh hùng cách
mạng.

Hình 4.3.4: Mảng trống còn nhiều, chủ yếu trồng cây dầu rái còn nhỏ
14


Bên ngoài khu di tích, ngay khu vực hai bên cổng vào chỉnh có hàng sọ khỉ che bóng
mát, cây to, có thể che mát với diện tích lớn nhưng hàng cây nằm bên ngoài đường
giao thông liên tỉnh xung quanh khu di tích, và cũng khá ít. Chỉ một đoạn ngắn là có
cây to, đoạn còn lại đều là cây nhỏ, ít bóng mát.

Hình 4.3.5: Hiện trạng cây xung quanh khu di tích
Do vậy việc tìm hiểu và thiết kế cảnh quan khu vực đền chính cũng là một phần
quan trọng trong việc cải tạo và tăng cường mảng xanh cho khu di tích, tạo bóng mát
và cảnh quan đẹp. Đồng thời cũng là nơi tham quan và nghỉ chân cho người dân, góp

phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tìm hiểu về lịch sử vùng quê Hóc Môn xưa.
4.4 Thuận lợi và khó khăn trong thiết kế:
4.4.1 Thuận lợi:
Công trình xây dựng của khu đền chính đã được hoàn thiện đầy đủ, với đền
chính, quảng trường, các cụm tượng đài, bia tưởng niệm.
15


Khu vực thiết kế là khu vực chính của khu di tích lịch sử, nơi người dân, các cấp
lãnh đạo và các khách tham quan đến và viếng đền. Do đó việc thiết kế cảnh quan là vô
cùng cần thiết cho việc tạo mỹ quan, và thể hiện đặc trưng của khu di tích, làm nổi bật
khu đền và các cụm tượng đài.
Các loại cây hiện hữu đã được thống kê có khả năng sống tốt trong nhiều môi
trường khác nhau, và phù hợp với môi trường sống tại nơi này nên có thể tái sử dụng.
4.4.2 Khó khăn:
Công trình cảnh quan cũ hiện hữu tại khu thiết kế đã có, do đó cần phải cải tạo
thay thế và nghiên cứu tái sử dụng một số loại cây vào các vị trí thích hợp nhằm tiết
kiệm chi phí, tránh lãng phí khi bỏ đi một số lượng cây lớn.
Các loại cây lấy gỗ như cây dầu rái được trồng thành mảng khá nhiều và còn nhỏ,
nên cần tốn nhiều công di chuyển đến địa điểm thích hợp khác.
4.5 Phương án thiết kế:
4.5.1 Quan điểm thiết kế:
Thiết kế không gian xanh, tạo vẽ mỹ quan, đồng thời tạo ra một sự đặc trưng
riêng biệt trong cảnh quan khu di tích bằng việc sử dụng nhiều loại cây bản địa hiện
hữu, và những loại cây đặc trưng của vùng đất Bà Điểm, Hóc Môn.
4.5.2 Mục tiêu thiết kế:
Cố gắng tái hiện lại một cách đầy đủ nhất vùng quê Hóc Môn xưa, cụ thể là hình
ảnh 18 thôn vườn trầu, đồng thời ghi dấu ấn về cuộc sống của người dân nơi đây.
Tạo ra một không gian xanh thoáng mát và gần gũi, không cầu kì hoa lệ mà đơn
giản, hài hòa, đưa khách tham quan về với không gian truyền thống của quê hương,

nhưng vẫn kết nối với thời đại mới hiện đại.
Sử dụng các loại cây hoa có sức chịu hạn tốt, phù hợp với môi trường sống nơi
đây, đông thời tôn lên vẻ đẹp tự nhiên không cầu kì.
Tạo thêm không gian xanh mà người dân, khách tham quan hay các vị lãnh đạo tự
tay xây dựng lấy thông qua việc trồng cây lưu niệm, cũng là góp phần nâng cao ý thức
gìn giữ và bảo vệ môi trường, bảo vệ không gian xanh.
4.5.3 Ý tưởng thiết kế:
16


Dựa vào các đặc điểm đặc trưng của vùng quê Bà Điểm Hóc Môn, cụ thể là 18
thôn vườn trầu mà sử dụng các loại cây tương tự hoặc tương ứng thích hợp trong việc
kiến tạo cảnh quan, xây dựng nên một không gian cảnh quan gần tương tự với hình ảnh
làng quê xưa nơi này, đưa người tham quan đến với một không gian như trở về với quá
khứ.
Sử dụng các loại cây cắt tỉa tạo hình đơn giản và trang nghiêm, ít lòe loẹt nhằm
phù hợp với không gian nơi đây là khu tưởng niệm.
Các loại cây trồng cao lớn bao quanh khu đền thể hiện sự to lớn của ngôi đền,
nhưng không quá to đến mức choáng ngợp mà vẫn gần gũi, một nét đặc trưng của đền
chùa Việt Nam xưa.
Sử dụng cây xanh định hướng người đi vào khu đền theo chủ định đã được sắp
xếp, tạo điều kiện để khách tham quan có thể vừa viếng đền vừa ngắm được cảnh quan
xung quanh.
Tạo các đường dạo xung quanh khu đền dưới các tán cây rợp mát, vừa khiến ngôi
đền trở nên gần gũi với thiên nhiên, xóa đi các hình ảnh vật liệu xây dựng thô cứng,
cũng là ngơi dừng chân nghỉ ngơi, tạo điểm nhìn cho khách tham quan viếng đền, cũng
là góp phần làm tăng sự tôn nghiêm của ngôi đền với các loại cây đặc trưng và thường
thấy trong các đền chùa như sứ trắng, si, bồ đề, nguyệt quế,…
4.6 Các phân khu thiết kế:
Gồm 4 phân khu thiết kế chính:

+ Khu chào mừng, ngay cổng chính đi vào khu đền, có diện tích 6039,6 m2
+ Khu trồng cây lưu niệm, có diện tích 4106,3 m 2
+ Khu tái hiện cảnh quan vùng quê 18 thôn vườn trầu với chủ đề “ quê hương”.
Có diện tích 4106,3 m 2
+ Khu dạo cảnh phía sau đền, có diện tích 7027,2 m2

17


×