NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG NGÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Từ khi bộ giáo dục đào tạo tiến hành đổi mới phương pháp dạy học và thí điểm
để đi đến việc thay thế sách giáo khoa trong nhà trường phổ thông nói chung và
trường THCS nói riêng đã phần nào đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ mới đối với việc nghiên
cứu đặt biệt là việc giảng dạy phương pháp mới, trong đó việc giảng dạy bộ môn ngữ
văn cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Trong phương pháp này việc dạy học văn
theo hướng “lấy người học làm trung tâm” nhằm phát huy chủ thể người học, giải
phóng tiềm năng sáng tạo của người học qua đó nhằm giúp từng cá nhân tự phản ánh,
tự giáo dục, tự phát triển nhân cách ngay trong khi còn ngồi trên ghế nhà trường
THCS.
Đây là một sự thay đổi về nguyên lý gốc trong phương pháp dạy học văn, quá
trình dạy học văn không còn là một quá trình dạy học đơn phương mà là một quá
trình tổng hợp nhiều công đoạn, trong đó quá trình tự tiếp nhận, tự giáo dục đã trở
thành động cơ chính, động cơ hạt nhân… Việc học là công việc của cá nhân không
thể làm thay, để học sinh tự đọc hiểu văn bản. Vì vậy công việc dạy văn của giáo viên
không chỉ tập trung văn bản trong mối quan hệ đơn phương với bản thân mà cần tổ
chức cho học sinh tự tiếp cận, tự khám phá để chiếm lĩnh văn bản từ đó tự phát triển
năng lực và nhân cách của mình.
Đặc biệt là tác phẩm văn chương ( văn bản) việc “đọc hiểu văn bản” từ đó để
học sinh tự mình huy động những năng lực chủ quan, kinh nghiệm cá nhân để tự
mình thâm nhập tác phẩm theo hướng tích cực, sáng tạo dưới sự tổ chức của giáo
viên. Để đạt được như vậy giáo viên cần phải tự biết thiết kế làm sao để chuyển hoá
một cách có hiệu quả và tối đa mục tiêu trang giáo án, tác phẩm văn chương (văn
bản) đến từng học sinh trong nhà trường THCS. Là giáo viên dạy văn trong nhà
trường THCS, được tiếp cận và đào tạo phương pháp dạy học mới để hoàn thành một
cách có hiệu quả nhiệm vụ dạy học mới. Tôi đã quyết định chọn việc nâng cao “ Đọc
hiểu văn bản” đó chính là tâm huyết thôi thúc tôi đẫn dắt tôi đi đến quyết định chọn
đề tài này.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV: VŨ MẠNH HÀ
1
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG NGÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS
B. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Chưong I:
ĐỌC VĂN- ĐỌC HIỂU VĂN BẢN LÀ MỘT BỘ PHẬN CỦA MÔN NGỮ VĂN Ở
NHÀ TRƯỜNG THCS.
I. Về tên gọi đọc hiểu văn bản.
Từ lâu đời đọc hiểu văn bản trong phân môn văn bản ở nhà trường THCS được
gọi là “ Đọc – chú giải” của phân môn giảng văn. Theo quan niệm truyền thống giảng
văn được hiểu là công việc của người giáo viên phân tích, tái hiện cái hay cái đẹp về
nội dung và nghệ thật của một bài văn để đêm giảng dạy trên lớp cho học sinh qua
một hệ thống các phương pháp, thao tác sư phạm thích hợp nhằm đạt được hiệu quả
cao nhất với ba mục đích chính, rèn luyện và giáo dục theo những yêu cầu đã được
quy định. Vậy theo cách hiểu này giảng văn chủ yếu là công việc của người thầy,
giảng giải phân tích, bình giá cái hay, cái đẹp trong tác phẩm văn chương cho học
sinh.
Nhưng khi dùng thuật ngữ dọc hiểu văn bản thay cho thuật ngữ cũ là đọc – chú
giải thì không chỉ đơn thuần về mặt chữ nghĩa tên gọi mà là một sự thay đổi cơ bản
về quan điểm nhận thức về mục tiêu giáo dục đào tạo về nội dung, phương pháp dạy
học là một phần rất quan trọng của phân môn văn bản trong bộ môn ngữ văn ở nhà
trường THCS.
Thuật ngữ đọc văn thể hiện tư tưởng giáo dục hướng vào người học “lấy người
học làm trung tâm” chú trọng tích cực hoá hoạt đông của người học, phát huy năng
lực sáng tạo của người học. Nói như vậy không phải là chúng ta bỏ qua hay thủ tiêu
đi yếu tố “giảng” của người thầy mà thực ra là ta muốn nhấn mạnh hoạt động trung
tâm của giờ học văn đó là hoạt động kiên định văn bản của trò, và thầy giáo là người
tổ chức, hướng dẫn học sinh cho học sinh tự đọc, tự phát hiện khám phá, chiếm lĩnh
cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chưong (văn bản) biến giờ văn thực sự trở thành giờ
đọc hiểu của thầy và trò dựa trên phương tiện dạy học là sách giáo khoa.
Thuật ngữ “Đọc hiểu văn bản” còn thể hiện sự thay đổi mục tiêu dạy văn, dạy
văn là dạy cho học sinh cách đọc, phép đọc, kỹ năng đọc để học sinh có thể tự mình
đọc và hiểu văn bản từ đó hình thành năng lực đọc một cách chủ động, đọc đúng
phương pháp, đọc có khoa học, đọc có văn hoá, đọc có đạo đức và đọc chủ động.
Phương pháp này ngoài việc giáo dục trí thức cho học sinh mà còn là giáo dục trí
năng cho học sinh.
II. Quan niệm về “Giảng văn”.
* Trên thế giới: Đây là phân môn có truyền thống từ lâu đời trong nhà trường ở các
nước phương đông cũng như phương tây. Ở đây giảng văn họ coi là nhiệm vụ của
người thầy dạy cho học sinh đọc, giảng dạy và phân tích tác phẩm cho học sinh. Vì
giảng văn có nghĩa là tìm hiểu văn và có ý kiến nhận xét bài văn về nội dung và từ
ngữ, về toàn thể bài văn với những bộ phận, chi tiết đầy đủ.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV: VŨ MẠNH HÀ
2
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG NGÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS
* Ở nước ta: cho đến thập niên 70 của thế kỷ XX cách hiểu về giáng văn vẫn chưa
thoát ra được khỏi khuôn khổ truyền thống. Như Đặng Thai Mai đã viết: “ Giảng văn
là chỉ rõ sự thông nhất về hình thức và nội dung, giữa tư tưởng và nghệ thuật trong
một tác phẩm văn chương” . Hay trong giáo trình phương pháp dạy học văn lần đầu
tiên được ấn hành năm 1963 đã định nghĩa là: “ Giảng văn là một môn học trên cơ sở
tập đọc của học sinh, giáo viên tiến hành việc giới thiệu, phân tích, phê phán để giúp
học sinh hiểu kỷ và hiểu sấu một văn bản từ đó rút ra bài học về nội dung và nghệ
thuật để hoàn thành một nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng nhất định” như giáo trình
phương pháp dạy học văn đầu tiên đã ấn hành đã khẳng định (Định nghĩa )Giảng văn
là một môn học trên cơ sở tập đọc của học sinh, giáo viên tiến hành việc giới thiệu,
phân tích, phê phán giúp học sinh hiểu kỷ và hiểu sâu săc một bài văn (văn bản) từ đó
rút ra bài học về nội dung và nghệ thuật để hoàn thành một nhiệm vụ giáo dục, giáo
dưỡng nhất định. Điều này được giáo sư Phan Trọng Luận khẳng định lại một lần nữa
trong cuốn “phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường”
Thế nhưng tới những năm 80 của thế kỷ 20 giáo sư Phan Trọng Luận đã tiến
hành thay đổi, điều chỉnh trong quan điểm của mình về “Giảng văn” thực chất phân
tích tác phẩm trong nhà trường là giáo viên trên cơ sở kinh nghiệm cảm thụ và phân
tích của bản thân, tổ chúc một cách khoa học và lo gíc để học sinh cảm thụ và nhìn
nhận bài văn một cách sáng tạo. Vậy từ thập niên 80 của thế kỷ XX trở đi quan niệm
giảng văn đã bắt đầu có những đổi mới theo hướng chú trọng đến việc tổ chức hoạt
động cảm thụ, phân tích bài văn của học sinh. Coi học sinh là chủ thể hoạt động tích
cực sáng tạo trong quá trình giảng văn. Qua tư tưởng và quan niệm “lấy học sinh làm
trung tâm” góp phần giải phóng tiềm năng sáng tạo của học sinh trong dạy học văn.
Chúng ta có thể hiểu việc “đọc hiểu văn bản” trong nhà trường THCS nói riêng và
nhà trường phổ thông nói chung thực chất là quá trình của giáo viên tổ chức, hướng
dẫn một cách khoa học lô gíc để học sinh từng bước đọc, thâm nhập vào tác phẩm,
tìm tòi phát hiện, phân tích khái quát tác phẩm.
ChươngII
VỊ TRÍ KHOA HỌC VÀ MỤC TIÊU NHIỆM VỤ CỦA ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
TRONG MÔN NGỮ Ở TRƯỜNG THCS .
I. Vị trí và tính khoa học của việc đọc hiểu văn bản.
1. Vị trí:
Phân môn văn bản nói chung và khâu dọc hiểu văn bản nói riêng nó có một vị
trí chủ đạo rất quan trọng trong bộ môn ngữ văn ở nhà trường THCS. Phân môn
chiếm một tỉ lệ xấp xỉ một phần hai bộ môn ngữ văn. Và chiếm một tỉ lệ lớn trong số
các môn học ban khoa học xã hội trong nhà trường. Chính vì thế để đáp ứng yêu cầu
về kiến thức và thời gian to lớn như vậy. Việc đọc hiểu văn bản sẽ giúp cho học sinh
có căn cứ về ngữ cảnh lịch sử cũng như nội dung của văn bản. Điều này chứng tỏ tầm
quan trọng của hợp phần đọc hiểu văn bản trong phân môn văn bản của bộ môn ngữ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV: VŨ MẠNH HÀ
3
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG NGÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS
văn ở nhà trường THCS dạy đọc văn là đầu mối để tích hợp tri thức, kỷ năng các
phân môn tiếng việt, làm văn cũng như các tri thức lịch sử, lý luận văn học và văn
hoá từ đó hiểu biết về đời sống, xã hội, lịch sử … Qua việc đọc hiểu văn bản giáo
viên có thể định hướng, hình thành và tích luỹ cho học sinh tri thức văn hoá. Đồng
thời giúp học sinh hình thành và phát triển kỷ năng tiếng việt, làm văn, kỷ năng văn
học. Đây là nội dung giáo dục, đào tạo trí năng cần coi trọng bên cạnh giáo dục tri
thức cho học sinh.
Việc dạy văn có nhiều nhiệm vụ (khâu) có tính riêng bịêt song chúng có một
sự liên kết và bổ trợ cho nhau. Dạy cách đọc, kỹ năng đọc hiểu văn bản một cách có
phương pháp, có văn hoá. Dạy tri thức kỷ năng tiến việt rèn luyện năng lực ngữ văn,
tư duy là phương tiện để học tập các môn học khác (giáo trình phương pháp dạy học
mới) góp phần bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm – tâm hồn và nhân cách cho học sinh.
Vậy đọc hiểu văn bản là một năng lực then chốt trong cấu trúc năng lực nghề nghiệp
của người giáo viên văn. Nó thử thách năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
sư phạm của giáo viên. Điều này củng nói lên tầm quan trọng của hợp phần (khâu)
đọc hiểu văn bản trong phân môn văn bản của chương trình ngữ văn ở nhà trường
THCS.
2. Tính khoa học và nghệ thuật trong đọc văn (đọc hiểu văn bản):
Đây là một công việc vừa mang tính khoa học vừa có tính nghệ thuật sâu sắc vì
đọc văn là một công việc đòi hỏi phải vận dụng một cách tổng quát và hợp lý những
hiểu biết của nhiều mặt như: văn hóa, bối cảnh lịch sử - xã hội, ngôn ngữ văn bản, tác
giả…để đọc và đi đến hiểu, cắt nghĩa được văn bản. Ngaòi yêu cầu đọc hiểu trực tiếp
văn bản (tác phẩm) bắt buộc thì cần phải vận dụng những yếu tố ngoài văn bản đó là
có cơ sở khoa học chính xác và đúng về văn bản (tác phẩm).
Đọc hiểu văn bản là quá trình tiếp cận văn bản từ đó có thể phân tích và cắt
nghĩa cũng như chiếm lĩnh cái hay cái đẹp về nội dung, nghệ thuật của văn bản (tác
phẩm). Để làm được điều này thì đòi hỏi cần phải tuân thủ tính khoa học về thi pháp
thể loại, cấu trúc văn bản(tác phẩm) cũng như về sáng tạo ngôn từ một cách đúng đắn
theo quy luật sáng tạo mới có thể tiếp cận. Phân tích đúng đắn nhưng phù hợp với
hình tượng chủ quan, ý đồ của tác giả thể hiện trong một tác phẩm, cần tránh việc suy
diễn chủ quan tuỳ tiện.
Dạy đọc văn là tổ chức đọc hiểu văn bản thì đòi hỏi phải vận dụng những hiểu
biết khoa học và bản chất của quy luật dạy học, hiểu phương pháp luận và cơ sở lý
luận dạy học bộ môn cũng như phương pháp dạy học nói chung. Ngoài việc tuân thủ
theo một tiếng trình hợp lý, có cơ sở khoa học logic phù hợp với cấu trúc của tác
phẩm mà còn phải phù hợp với logic với tính chất và quy luật tiếp nhận của họpc
sinh.
Đọc văn là một công việc mang đậm tính nghệ thuật. Ở đây trước hết là thể
hiện mối quan hệ giữa thẩm mỹ với nhu cầu thẩm mỹ, hoạt đông cảm thụ cảm xúc
thẫm mỹ giữa chủ thể đọc văn (học sinh) với văn bản trong quá trình đọc hiểu. bản
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV: VŨ MẠNH HÀ
4
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG NGÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS
chất nghệ thuật của việc đọc hiểu văn bản là quá trình “đồng sáng tạo” sáng tạo trong
tưởng tượng nội dung, tái hiện hình tượng để bù đắp và san lấp hết mọi lổ trống trong
tác phẩm. Qua đó làm sống dậy tâm trí, sống dậy thế giưói nghệ thuật vốn sinh động
với nhiều chi tiết, nhiều hình tượng, nhiều quan hệ tình huống được nhà văn “mã
hoá” trong văn bản. Vậy hiểu văn cũng là hoạt động mang tính sáng tạo. Hiểu văn
không phải là nắm được cái “mã hoá” trong tác phẩm mà là cái thông điệp tác giả đã
gửi gắm qua tác phẩm tương quan với đời sống thực tại, phát hiện cái người đọc chưa
thấy trước đó, hiểu được cái ngoài chủ định sáng tạo của nhà văn. Ví dụ như khi đọc
tác phẩm “Làng” đầu tiên ta chỉ thấy và thấy rất rõ điều mà kim Lân muốn gởi gắm
trong đó là tấm lòng, tình yêu làng, yêu quê hương đất nước của người nông dân Việt
Nam (nhân vật ông Hai) nhưng khi đọc và phân tích sâu về tác phẩm này nhà phê
bình văn học Hoài Thanh đã phát hiện ra một cái mới cái nằm ngoài ý đinh của nhà
văn đó là tính “chính trị” trong lòng yêu làng của ông Hai giúp ta có thể nhìn nhận và
tiếp thu một cách đầy đủ về giá trị nội dung - nghệ thuật của tác phẩm này.
Dạy đọc văn là một công trình đầy tính nghệ thuật, nó không hề đơn giản là
truyền thụ kết quả đọc hiểu văn bản một cách thuần tý mà là một quá trình tác động,
truyền cảm tạo tâm thế khơi gợi hứng thú, ấn tượng…một cách nghệ thuật đồng thời
biết cách tác động xử lý một cách khéo léo và linh hoạt các tình huống tiếp nhận, tình
huống sư phạm. Sáng tạo trong thiết kế giờ học giúp học sinh sáng tạo trong xây
dựng tình huống và tổ chức, điều khiển đối thoại, sáng tạo trong việc vận dụng các
phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp với đặc trưng bản chất của đối tượng thẩm
mỹ phù hợp với đặc điểm quy luật và trình độ cũng như năng lực của học sinh THCS.
II. Mục tiêu nhiệm vụ của việc dạy đọc hiểu văn bản “Đọc văn”.
Dạy đọc văn là người giáo viên cần làm cho học sinh phát huy được năng lực
đọc, năng lực cảm thụ, năng lực phân tích lý giải và thưởng thức cũng như đánh giá
văn bản. Trong đó năng lực lý giải và đánh giá là quan trọng nhất. Qua giờ đọc văn
giáo viên dạy cách đọc, rèn luyện kỷ năng đọc hiểu văn bản cho học sinh, còn học
sinh học đọc để biết cách đọc đúng từ đó mới có thể hiểu đúng, biết lý giải đánh giá
đặt biệt là biết đọc sáng tạo để tự đọc, tự học có thói quen dần dần tích luỹ và nâng
cao văn hoá đọc để tự đọc.
Cụ thể nhiệm vụ hàng đầu của dạy đọc văn mà chủ yếu là dạy đọc hiểu văn bản
(tác phẩm) là rèn luyện cho học sinh đọc hiểu câu chữ đến đọc hiểu hình tượng rồi
tiến đến biết đọc hiểu cái thông điệp mà tác giả gởi gắm qua tác phẩm, biết lý giải
biết khái quát tưởng tượng tác phẩm, nắm được đặt trưng , thi pháp, thể loại thông
hiểu giá trị thẩm mỹ giá trị lịch sử. Cuối cùng là đọc hiểu sáng tạo tức là từ việc đọc
hiểu văn bản đến căt nghĩa, lý giải đánh giá thẩm mỹ tác phẩm theo tinh thần sáng
tạo, suy ngẫm thưởng thức ý nghĩa mới mẽ của thẩm mỹ trong mối quan hệ tương
quan với đời sống hiện tại.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV: VŨ MẠNH HÀ
5