Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM MAY THỜI TRANG Ở THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


TRẦN QUỐC ĐỐNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ
SẢN PHẨM MAY THỜI TRANG Ở THỊ TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
DỆT MAY - ĐẦU TƯ - THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: NGUYỄN THỊ BÌNH MINH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Một số giải pháp nhằm đẩy
mạnh tiêu thụ sản phẩm may thời trang ở thị trường thành phố Hồ Chí Minh tại Công ty
cổ phần dệt may - đầu tư - thương mại Thành công” do Trần Quốc Đống, sinh viên khóa
2007 - 2011, ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại, đã bảo vệ thành công trước Hội
đồng vào ngày _________________.

NGUYỄN THỊ BÌNH MINH
Người hướng dẫn


Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên cho phép con dành những lời tri ân sâu sắc nhất đến Ba Má, những
người đã sinh ra và nuôi dưỡng con khôn lớn nên người, tạo điều kiện để con được học
tập và luôn động viện khuyến khích, giúp con từng bước trưởng thành và có được ngày
hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Kinh tế đã dạy dỗ, truyền đạt
cho em những kiến thức hết sức quý báu. Đó là hành trang hết sức cần thiết để em có thể

bước vào đời một cách vững chắc, em không biết làm gì hơn ngoài lời cảm ơn và lời hứa
sẽ cố gắng phát huy những gì mà các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi
lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Bình Minh, người đã hướng dẫn và góp ý cho em trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Nếu không có sự nhiệt tình của cô thì chắc hẳn em
đã gặp không ít khó khăn trong việc hoàn thành khóa luận.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban giám đốc Công ty cổ phần dệt may
– đầu tư – thương mại Thành Công đã thiết kế chương trình Internship Programme 2011,
một hoạt động rất có ý nghĩa trong việc giúp đỡ các sinh viên năm cuối có điều kiện được
tiếp xúc môi trường làm việc thực tế cũng như ứng dụng các kiến thức đã học vào thực
tiễn. Em xin gửi lời cảm ơn đến anh Trương Tuấn Kiệt, Giám đốc Phòng Kinh doanh và
tiếp thị nội địa, người đã cung cấp các kiến thức chuyên môn rất hữu ích để em có thể
hoàn thành khóa luận này; đến anh Võ Văn Thành Danh, người hướng dẫn về quá trình
nghiệp vụ và phân công giao việc cho em; đến chị Phùng Thụy Uyên Thy, người trực tiếp
hướng dẫn và chia sẻ không chỉ về công tác chuyên môn mà còn cả những kinh nghiệm
làm việc, kinh nghiệm sống và đối nhân xử thế hết sức quý báu của chị; đến các anh công
tác tại phòng Nhân sự, những người đã tuyển chọn em trong số hàng trăm ứng viên và đã
giúp đỡ hết mình trong khâu đào tạo, liên hệ công tác và thu thập số liệu tại Công ty; và
đến tất cả các anh chị khác không nêu tên ở đây đã hỗ trợ ít nhiều cho em trong suốt thời
gian thực tập tại Công ty.


Cảm ơn tất cả các bạn trong lớp DH07TM, những người đã cùng tôi cố gắng, phấn
đấu học tập và trải qua những ngày tháng sinh viên đầy ắp kỷ niệm vui buồn.
Cảm ơn tất cả các bạn thực tập cùng với tôi trong chương trình Internship
Programme 2011 của Công ty, đặc biệt là các bạn trong nhóm Hoài Bão, dù thời gian
được trải qua cùng với các bạn không dài nhưng chắc chắn sẽ trở thành ký ức không phai
trong lòng tôi.
Và xin cảm ơn bạn An Bích Ngọc, người cộng sự của tôi trong quá trình điều tra,
khảo sát số liệu phục vụ cho khóa luận.
Cuối cùng, xin được phép gửi lời chúc sức khỏe, sự may mắn và thành công đến

với tất cả mọi người!
Trân trọng!

TP. Hồ Chí Minh, tháng 5/2010
Trần Quốc Đống


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN QUỐC ĐỐNG. Tháng 7 năm 2011. “Một Số Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh
Tiêu Thụ Sản Phẩm May Thời Trang ở Thị Trường Thành Phố Hồ Chí Minh tại
Công Ty Cổ Phần Dệt May – Đầu Tư – Thương Mại Thành Công”.
TRAN QUOC DONG. July 2011. “Solutions to Promote Fashion Garment
Consumption in Ho Chi Minh City Market at Thanh Cong Textile – Investment –
Trading Joint Stock Company”.
Trên cơ sở nguồn số liệu thứ cấp thu thập tại Công ty và số liệu sơ cấp từ 210 mẫu
điều tra, khóa luận đã nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng tiêu thụ, các nhân tố ảnh hưởng đến
công tác tiêu thụ sản phẩm may thời trang (trong phạm vi khóa luận này là áo thun thời
trang) mang thương hiệu TCM của Công ty tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Bằng
việc phân tích môi trường bên ngoài, môi trường bên trong và môi trường cạnh tranh, kết
hợp với ma trận SWOT, khóa luận nêu lên những rào cản, hạn chế và khó khăn của TCM
trong việc thúc đẩy doanh số tiêu thụ. Trên cơ sở đó, khóa luận đã đưa ra một số giải
pháp đề nghị nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm TCM trong giai đoạn thương
hiệu TCM đang trong quá trình thâm nhập thị trường hiện nay.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... viii 
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................................ix 
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................................... x 

DANH MỤC PHỤ LỤC .....................................................................................................xi 
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................................. 1 
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................................. 3 
1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................................... 3 
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................... 3 
1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................... 3 
1.3.1 Phạm vi không gian .................................................................................................... 3 
1.3.2 Phạm vi thời gian ........................................................................................................ 3 
1.3.3 Giới hạn nghiên cứu ................................................................................................... 3 
1.4 Cấu trúc khóa luận ..................................................................................................................... 4 

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 
2.1 Tổng quan về thị trường thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................... 5 
2.2 Tổng quan về Công ty cổ phần dệt may – đầu tư – thương mại Thành Công ........................... 7 
2.2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty .................................................................................. 7 
2.2.2 Lĩnh vực kinh doanh ................................................................................................... 8 
2.2.3 Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................................. 9 
2.2.4 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị .................................................................................... 10 
2.2.5 Cơ cấu bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ........................ 11 
2.2.6 Chính sách chất lượng .............................................................................................. 14 
2.2.7 Tổng quan về sản phẩm may thời trang của Công ty ............................................... 15 

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
3.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................................................ 17 
3.1.1 Tiêu thụ sản phẩm và vai trò của tiêu thụ sản phẩm................................................. 17 
3.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ...... 19 
vi



3.1.3 Các chiến lược ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ..... 22 
3.1.4 Mô hình phân tích SWOT ........................................................................................ 25 
3.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................... 26 
3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................................... 26 
3.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu ....................................................................................... 27 
3.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................................. 27 

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
4.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong hai năm 2009 – 2010 ............................. 29 
4.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm may thời trang của Công ty ....................................................... 31 
4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm may thời trang của Công
ty tại TP.HCM ......................................................................................................................... 32 
4.3.1 Môi trường bên ngoài ............................................................................................... 32 
4.3.2 Môi trường bên trong................................................................................................ 46 
4.4 Các chiến lược tác động đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm may thời trang của Công ty tại
TP.HCM .................................................................................................................................. 49 
4.4.1 Chiến lược sản phẩm ................................................................................................ 49 
4.4.2 Chiến lược giá........................................................................................................... 51 
4.4.3 Chiến lược phân phối................................................................................................ 53 
4.4.4 Chiến lược chiêu thị cổ động .................................................................................... 56 
4.5 Ma trận SWOT ........................................................................................................................ 57 
4.6 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm may thời trang tại thị trường TP.HCM 59 
4.6.1 Đầu tư phát triển sản phẩm ....................................................................................... 59 
4.6.2 Cải tiến website của TCM ........................................................................................ 62 
4.6.3 Phát triển hệ thống cửa hàng thời trang bán lẻ ......................................................... 65 
4.6.4 Tăng cường quảng bá thương hiệu ........................................................................... 69 

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
5.1 Kết luận.................................................................................................................................... 75 
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................................. 76 


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng Phát triển châu Á

CĐTS

Cổ đông thiểu số

CP

Cổ phiếu

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

CPBH

Chi phí bán hàng

CPTC

Chi phí tài chính


CTLD & CTLK

Công ty liên doanh và công ty liên kết

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GTDT

Giảm trừ doanh thu

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

HĐTC

Hoạt động tài chính

LN

Lợi nhuận

TCG

Thành Công Group

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Danh Sách Các Công Ty Con và Công Ty Liên Kết (tại ngày

8

31/12/2010)
Bảng 4.1 Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Hợp Nhất Qua Hai Năm 2009 – 2010

29

Bảng 4.2 Một Số Chỉ Tiêu Kinh Tế Của Việt Nam Giai Đoạn 2007 – 2010

32

Bảng 4.3 Đối Tượng Khách Hàng Mua Sắm Sản Phẩm TCM


38

Bảng 4.4 Một Số Chỉ Số Tài Chính của Công Ty Năm 2009 – 2010

46

Bảng 4.5 Ma Trận SWOT Đối Với Sản Phẩm Áo Thun Thời Trang của TCM

58

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1

Logo Công Ty

7

Hình 2.2

Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của Công Ty

12

Hình 4.1


Doanh Thu Sản Phẩm TCM Qua Các Năm

31

Hình 4.2

Biểu Đồ Cơ Cấu Khách Hàng Mục Tiêu (theo Nghề Nghiệp)

38

Hình 4.3

Biểu Đồ Cơ Cấu Khách Hàng Mục Tiêu (theo Thu Nhập)

39

Hình 4.4

Mức Độ Thường Xuyên Mua Sắm Áo Thun của Khách Hàng Mục Tiêu 39

Hình 4.5

Thói Quen Hoạch Định Ngân Sách Trước Khi Mua Sắm của Khách

40

Hàng Mục Tiêu
Hình 4.6

Mức Độ Quan Trọng của Các Yếu Tố Khi Mua Sắm Áo Thun Thời


41

Trang của Khách Hàng Mục Tiêu
Hình 4.7

Mức Độ Nhận Biết Các Nhãn Hiệu Áo Thun Thời Trang của Khách

42

Hàng Mục Tiêu
Hình 4.8

Thị Phần của Các Nhãn Hiệu Áo Thun Thời Trang tại TP. HCM

43

Hình 4.9

Logo TCM

49

Hình 4.10 Thị Hiếu của Khách Hàng Mục Tiêu Đối Với Kiểu Dáng Áo Thun

49

Hình 4.11 Mức Giá Khách Hàng Mục Tiêu Sẵn Sàng Chi Trả Cho 1 Sản Phẩm Áo 51
Thun Thời Trang
Hình 4.12 Địa Điểm Khách Hàng Mục Tiêu Thường Mua Sắm Áo Thun Thời 55

Trang
Hình 4.13 Mức Ảnh Hưởng của Các Yếu Tố Đến Quyết Định Bước Vào Một Cửa
Hàng Thời Trang của Khách Hàng Mục Tiêu

x

66


DANH MỤC PHỤ LỤC
Bảng Khảo Sát về Hành Vi Mua Sắm Áo Thun Thời Trang của Khách Hàng trong Độ
Tuổi 18 – 35

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Vấn đề phát triển thị trường nội địa đã nhận được sự quan tâm ngày càng nhiều của
Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Việt Nam trong vài năm trở lại đây, đặc biệt từ sau
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Chiến lược quay lại “sân nhà” sau nhiều
năm tập trung vào xuất khẩu được nhiều doanh nghiệp đặc biệt chú trọng. Cuộc vận động
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động kể từ năm
2009 đã chứng tỏ sự quan tâm sâu sắc của các nhà lãnh đạo về thị trường nội địa Việt
Nam. Vấn đề này càng trở nên nóng bỏng hơn khi mà từ ngày 01/01/2009, Việt Nam phải
mở cửa thị trường nội địa theo cam kết với WTO. Điều này đặt ra cho doanh nghiệp trong
nước nhiều thách thức to lớn vì với ưu thế tài chính vượt trội cộng với bề dày kinh
nghiệm và khả năng tổ chức phân phối tốt, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ dễ thực hiện

được chiến lược chiếm lĩnh thị trường nội địa mà bấu lâu nay chúng ta chưa thực sự tập
trung.
Thị trường Việt Nam được đánh giá là thị trường có tiềm năng lớn thứ hai châu Á
và thứ tư trên thế giới. Nói đến Việt Nam là nói đến quốc gia có hơn 86 triệu dân, cơ cấu
dân số trẻ, mức chi tiêu cho tiêu dùng chiếm đến hơn 70% thu nhập hàng tháng. Đây quả
thực là một thị trường đầy triển vọng đối với ngành hàng tiêu dùng nói chung và ngành
dệt may nói riêng. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ
doanh nghiệp (BSA) thì mức mua sắm quần áo, đồ thời trang hàng tháng chiếm 18%/tổng
chi tiêu của những người trẻ, có nghề nghiệp và thu nhập ổn định (độ tuổi 20 – 45) đang
sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, 70% người tiêu dùng mua đồ thời trang với
tần suất đều đặn hàng tháng hoặc 2 – 3 tháng/lần. Số lượng thương hiệu thời trang hiện có
1


mặt tại Việt Nam đã lên tới con số hàng trăm, chưa kể đến một lượng lớn quần áo Trung
Quốc trôi nổi không nhãn mác. Điều này cho thấy nếu các doanh nghiệp dệt may có chiến
lược đầu tư hợp lý thì việc thu hút một lượng lớn khách hàng và lợi nhuận ổn định là điều
hoàn toàn có thể.
Công ty cổ phần dệt may – đầu tư – thương mại Thành Công là doanh nghiệp hàng
đầu trong lĩnh vực dệt may hiện nay tại Việt Nam. Tuy nhiên, doanh thu của Công ty từ
thị trường nội địa lại chưa thực sự phản ánh đúng vị thế đầu ngành của Công ty. Cụ thể,
trong số hơn 1890 tỷ đồng doanh thu của Công ty năm 2010 thì nội địa chỉ chiếm 14% và
trong số 14% đó (264,6 tỷ đồng) thì đa phần là doanh thu từ vải. Hiện tại, Công ty tập
trung tấn công thị trường nội địa với sản phẩm chủ lực là áo thun thời trang vì có mức lợi
nhuận trên mỗi sản phẩm cao hơn rất nhiều so với sản phẩm may gia công xuất khẩu.
Công ty đang cơ cấu lại bộ phận kinh doanh sản phẩm may nội địa, cải tiến sản phẩm, mở
rộng mạng lưới tiêu thụ ra toàn quốc mà trước mắt là các tỉnh miền Tây. Vấn đề phát triển
thị trường nội địa được Công ty nhìn nhận một cách rất nghiêm túc và Công ty đặt nhiều
kỳ vọng sẽ đẩy cao doanh thu từ thị trường này trong năm 2011 và những năm tiếp theo.
Với chuyên ngành Quản trị kinh doanh thương mại, tôi mong muốn mình sẽ

nghiên cứu một vấn đề phù hợp với chuyên ngành của mình cũng như mang tính thiết
thực cho đơn vị thực tập. Chính vì vậy mà tôi muốn nghiên cứu tìm hiểu thị trường nội
địa, mà thị trường cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh vì đây là thị trường chủ yếu của Công
ty trong hiện tại cũng như trong một vài năm sắp tới, nhằm tìm hiểu rõ những tiềm năng
của nó cũng như khả năng sinh lời của nó trong tương lai để giúp Công ty có thêm cơ sở
mở rộng và phát triển tại thị trường đầy hứa hẹn này.
Từ những lý do nêu trên, tôi đã quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm
đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm may thời trang ở thị trường thành phố Hồ Chí Minh
tại Công ty cồ phần đầu tư – dệt may – thương mại Thành Công” là đề tài khóa luận
tốt nghiệp của mình.

2


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm may thời trang tại thị trường thành phố Hồ
Chí Minh trong các năm 2008 – 2010 và thảo luận một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu
thụ sản phẩm may thời trang tại thị trường này.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong 2 năm 2009 2010.
- Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm may thời trang của Công ty trong năm
2010.
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm may thời
trang của Công ty.
- Nghiên cứu các chiến lược ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm may thời
trang của Công ty.
- Phân tích ma trận SWOT đối với sản phẩm may thời trang.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm may thời trang tại thị
trường thành phố Hồ Chí Minh.

1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại Công ty cồ phần dệt may – đầu tư – thương mại Thành
Công.
Địa chỉ: 36 Tây Thạnh, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TP. HCM.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện từ 14/02/2011 đến 27/04/2011.
Khóa luận sử dụng số liệu từ năm 2007 đến năm 2010.
1.3.3 Giới hạn nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là việc tiêu thụ sản phẩm may thời trang của Công ty tại thị
trường thành phố Hồ Chí Minh.
3


1.4 Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Đặt vấn đề, nêu lý do, mục tiêu và giới hạn của khóa luận.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về sản phẩm may thời trang; tổng quan về thị trường thành
phố Hồ Chí Minh; tổng quan về Công ty cổ phần dệt may – đầu tư – thương mại Thành
Công.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày khái niệm về tiêu thụ sản phẩm và các nội dung khác có liên quan đến
tiêu thụ sản phẩm; các phương pháp được sử dụng trong khóa luận.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đây là phần chính yếu của khóa luận. Phần này trình bày các kết quả đạt được
trong quá trình nghiên cứu dựa trên các phương pháp nghiên cứu được nêu tại chương 3.
Từ các kết quả đó sẽ tiến hành phân tích, đánh giá và tiến hành khảo luận các vấn đề có
liên quan đến tiêu thụ sản phẩm may thời trang tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt những kết quả chính – các kết quả này là nội dung đã được trình bày trong
chương 4, và các ý nghĩa rút ra được từ những kết quả đó. Trên cơ sở đó sẽ đưa ra các
kiến nghị để giúp cụ thể hóa các giải pháp được thảo luận trước đó hoặc nâng cao tính khả
thi của vấn đề.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về thị trường thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm
trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Thành phố bao gồm 19
quận và 5 huyện, có tổng diện tích 2.095,01 km2. Thành phố Hổ Chí Minh là thành phố
đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam.
Theo kết quả điều tra dân số chính thức thì tính đến thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2009
dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam, nếu tính luôn những
người cư trú không đăng ký thì ước chừng trên 8 triệu), mật độ trung bình 3.419
người/km2. Mức tăng dân số bình quân trong giai đoạn 1999 – 2009 là 3,5%/năm. Dân cư
phân bố không đều, tập trung ở nội thành với dân số là 5.881.511 người, mật độ lên tới
11.906 người/km2, riêng tại các quận 3, 4, 5, 10, 11 có mật độ lên tới 40.000 người/km2.
Trung bình mỗi ngày có khoảng 2 triệu khách vãng lai tại thành phố Hồ Chí Minh. Gần
1/3 dân số là dân nhập cư từ các tỉnh khác. Năm 2010, tỷ lệ tăng tự nhiên là 10,35‰, tỷ lệ
tăng cơ học là 21,72‰. Còn phân theo giới tính thì nam chiếm 47,97%, nữ chiếm
52,03%.
Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2% tổng sản phẩm và 27,9% giá trị sản xuất
công nghiệp của toàn quốc gia. GDP của thành phố năm 2010 đạt 414.068 tỷ đồng, tốc độ
tăng trưởng 11,8%. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.800 USD/năm, cao

hơn nhiều so với trung bình cả nước là 1.168 USD/năm. Tuy nhiên, khoảng cách giàu
nghèo được đánh giá là tương đối lớn. Sự chênh lệch về phát triển kinh tế thể hiện rất rõ
giữa các quận nội ô và các huyện ngoại thành. Các khu vực thuộc trung tâm thành phố và

5


một số khu đô thị mới như Phú Mỹ Hưng hay Thủ Thiêm có số hộ giàu và khá giả cao
hơn so với các khu vực còn lại.
Ước tính trong 12 tháng năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ đạt 372.152
tỷ đồng, tăng 27,9% so với 12 tháng năm 2009. Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống
bán lẻ gồm trung tâm mua sắm, chợ, cửa hàng, siêu thị đa dạng. Hầu hết các trung tâm
mua sắm lớn tập trung tại các quận trung tâm như Vincom Center, Hung Vuong Plaza,
Saigon Trade Center, Zen Plaza, Diamond Plaza… Thành phố có các chợ lớn và nổi tiếng
như chợ Bến Thành, chợ Bà Chiểu, chợ Bình Tây, chợ An Đông… Nguồn cung hiện tại
của thị trường bán lẻ được cho là cung không đủ cầu, tổng diện tích gồm siêu thị, trung
tâm thương mại và trung tâm mua sắm khoảng 670.000 km2 (quý 1 năm 2011) và có thể
đạt mức 1.500.000 km2 trong vòng 4 năm tới. Mức tiêu thụ của người dân thành phố cao
hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần Hà Nội. Bên cạnh đó, mỗi
năm thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch, chiếm 70% lượng khách du lịch cả nước
và là thành phần có mức độ chi tiêu cao.
Thị trường thời trang thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là một thị trường đầy
sôi động. Tại thành phố Hồ Chí Minh có thể bắt gặp hàng trăm thương hiệu thuộc nhiều
hãng khác nhau, từ những thương hiệu trong nước như Việt Tiến, An Phước, Ninomaxx,
Blue Exchange… đến các thương hiệu ngoại như Lacoste, Gucci, Louis Vuitton, Mango,
Burberry, Esprit…, bên cạnh đó còn có sự hiện diện của nhiều quần áo Trung Quốc
không nhãn hiệu với đầy đủ mọi chủng loại, kiểu dáng và giá cả. Thị trường thời trang
Việt Nam nói chung và thị trường thành phố Hồ Chí Minh nói riêng được đánh giá là đầy
tiềm năng, có khả năng tăng trưởng cao. Mức sống của người dân thành phố ngày càng
nâng cao, cơ cấu dân số trẻ, nhu cầu mua sắm hàng thời trang bắt nhịp nhanh với các

nước khác trên thế giới là lý do giải thích tại sao thành phố Hồ Chí Minh lọt vào tầm
ngắm của nhiều công ty thời trang. Tại Zen Plaza, thống kê từ số lượng 6.000 – 7.000 hóa
đơn mua sắm mỗi ngày tại các gian hàng thời trang, có trên 30% hóa đơn trị giá từ 1 triệu
đồng trở lên và chủ nhân của nó ở độ tuổi 22 – 40.

6


2.2 Tổng quan về Công ty cổ phần dệt may – đầu tư – thương mại Thành Công
2.2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty
-

Tên giao dịch tiếng Việt: Công ty cổ phần dệt may – đầu tư – thương mại Thành
Công.

-

Tên giao dịch tiếng Anh: Thanh Cong textile – investment – trading joint stock
company.

-

Tên giao dịch viết tắt: TCG (Thành Công Group)

-

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103004932 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
TP.HCM cấp ngày 23/6/2006, điều chỉnh lần thứ 8 ngày 2/1/2010.

-


Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần.

-

Mã niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM: TCM

-

Website: www.thanhcong.com.vn

-

Trụ sở chính:
Địa chỉ: 36 Tây Thạnh, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TP.HCM
Điện thoại: (84.8) 38153962 – 38153968
Fax: (84.8) 38154008 – 38152757

-

Chi nhánh Hà Nội:
Địa chỉ: Phòng 808, 25 Bà Triệu, TP. Hà Nội
Điện thoại: (84.4) 39361233 – 39361235
Fax: (84.4) 39361235

-

Logo: (hình 2.1)

Hình 2.1 Logo Công Ty


Nguồn: www.thanhcong.com.vn
7


-

Chủ tịch hội đồng quản trị: bà Phan Thị Huệ

-

Tổng giám đốc: ông Lee Eun Hong

-

Người đại diện theo pháp luật: ông Lee Eun Hong

-

Số lượng nhân viên (tại ngày 31/12/2010): 4.312 người

-

Vốn điều lệ (tính đến tháng 3/2011): 447.374.860.000 đồng.

-

Các cổ đông lớn: E-land Asia Holdings (43,34%), Tập đoàn Dệt May Việt Nam
(5,49%), VNDirect (5,09%), Vietnam Blue-chips Investment Fund (3,99%).


-

Các công ty con và công ty liên kết: xem bảng 2.1.

Bảng 2.1 Danh Sách Các Công Ty Con và Công Ty Liên Kết (tại ngày 31/12/2010)
STT

1

2

1

Tên Công ty

Công ty con
Công ty cổ phần
phòng khám đa
khoa Thành Công
Công ty cổ phần
Thành Quang
Công ty liên kết
Công ty cổ phần
Thành Chí

2

Công ty cổ phần
chứng khoán Thành
Công


3

Công ty cổ phần
đầu tư xây dựng
Thành Phúc
Công ty cổ phần du
lịch Vũng Tàu

4

Địa chỉ

Hoạt động kinh doanh

Q. Tân Phú,
TP.HCM
Q. Tân Phú,
TP.HCM

TP. Vũng Tàu,
Bà Rịa – Vũng
Tàu
Q. 3, TP.HCM

Q. Tân Phú.
TP.HCM
TX. Bà Rịa, Bà
Rịa – Vũng Tàu


Vốn điều lệ
(triệu đồng)

Tỷ lệ %
cổ phần
nắm giữ

Cung cấp dịch vụ y tế,
mua bán dược phẩm và
trang thiết bị y tế
Kinh doanh hạ tầng cơ sở,
sản xuất và mua bán vải
sợi

15.000

56,63%

22.000

97,50%

Mua bán và khai thác cát,
đá

43.890

47,43%

Môi giới chứng khoán,

kinh doanh chứng khoán,
bảo lãnh phát hành, tư vấn
đầu tư chứng khoán
Xây dựng và quản lý dự án

360.000

24,63%

7.000

23,79%

29.000

30,00%

Cung cấp các dịch vụ du
lịch và giải trí

Nguồn: Phòng Đầu tư chiến lược
2.2.2 Lĩnh vực kinh doanh
Các hoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm:

8


-

Sản xuất và mua bán các loại bông, xơ, sợi, vải, hàng may mặc, giày dép và máy

móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên vật liệu, vật tư, hóa chất (trừ hóa chất có tính độc
hại mạnh), thuốc nhuộm, bao bì ngành dệt may.

-

Mua bán thiết bị điện lạnh, điều hòa không khí, máy thu thanh – thu hình, vật liệu
xây dựng, phương tiện vận tải.

-

Dịch vụ lắp đặt, sửa chữa máy móc, thiết bị.

-

Kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ.

-

Kinh doanh địa ốc, trung tâm thương mại.

-

Cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho bãi, máy móc – thiết bị.

-

Môi giới thương mại.

-


Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa.

-

Đầu tư, xây dựng, kinh doanh, lắp đặt, sửa chữa, lập tổng dự toán các công trình
dân dụng, công nghiệp và hạ tầng khu công nghiệp, khu du lịch.

2.2.3 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần dệt may – đầu tư – thương mại Thành Công là doanh nghiệp
hàng đầu trong lĩnh vực dệt may tại Việt Nam hiện nay. Công ty đã trải qua 44 năm tồn
tại, trải qua nhiều lần đổi tên hoạt động.
-

Năm 1967: Hãng Tái Thành kỹ nghệ dệt (tiền thân của Công ty cổ phần dệt may –
đầu tư – thương mại Thành Công ngày nay) được thành lập với hai ngành sản xuất
chính là dệt và nhuộm.

-

Tháng 8/1976: Được Nhà nước tiếp quản, chuyển thành xí nghiệp quốc doanh với
tên gọi Nhà máy dệt Tái Thành.

-

Tháng 10/1978: Đổi tên thành Nhà máy dệt Thành Công, trực thuộc Liên hiệp các
xí nghiệp dệt – Bộ Công nghiệp nhẹ.

-

Năm 1986: Nhà máy bắt đầu đầu tư vào ngành may.


-

Tháng 7/1991: Đổi tên thành Công ty dệt Thành Công, trực thuộc Tổng công ty dệt
Việt Nam.

-

Tháng 2/2000: Công ty được phát triển thành Công ty dệt may Thành Công.

-

Năm 1994: Công ty bắt đầu sản xuất sợi.
9


-

Tháng 7/2006: Công ty dệt may Thành Công chính thức chuyển thành doanh
nghiệp cổ phần hóa với tên gọi Công ty cổ phần dệt may Thành Công.

-

Tháng 10/2007: Công ty bắt đầu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh với mã cổ phiếu là TCM.

-

Tháng 1/2009: Công ty cổ phần dệt may Thành Công chính thức chuyển đổi hình
thức hoạt động sang doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề với tên gọi chính thức

là Công ty cổ phần dệt may – đầu tư – thương mại Thành Công.

-

Tháng 11/2009: Bằng việc sở hữu 37,67% cổ phiếu, Công ty E-land Asia Holdings
(Singapore) thuộc tập đoàn E-land (Hàn Quốc) đã trở thành cổ đông lớn nhất và
tham gia vào công tác điều hành, quản lý Công ty.

-

Năm 2010: Công ty triển khai ứng dụng các công cụ quản lý tiên tiến, hiện đại như
hệ thống Lean trong sản xuất, hệ thống ERP, hệ thống BSC trong hoạt động quản
lý doanh nghiệp; tập trung đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho
tương lai thông qua việc triển khai chương trình đào tạo thực tập sinh.
Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty đã giành được nhiều phần thưởng cao quý

do Nhà nước trao tặng như Huân chương Lao động hạng ba (1981), hạng nhì (1984), hạng
nhất (1986); Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang (1990); Huân chương Độc lập hạng
ba (1992), hạng nhì (1996), hạng nhất (2006); Danh hiệu Anh hùng lao động (2000)…
Công ty liên tục đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình
chọn (1996 – 2010); liên tiếp đạt danh hiệu “Thương hiệu mạnh Việt Nam” do Thời báo
Kinh tế Việt Nam bình chọn (2007 – 2010); liên tiếp đạt “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành
Dệt May Da Giày Việt Nam” do Thời báo Kinh tế Sài Gỏn và Hiệp hội Dệt may Việt
Nam bình chọn (2004 – 2010); xếp hạng trong “500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt
Nam” của báo điện tử Vietnamnet và tổ chức Vietnam Report…
2.2.4 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị
a) Tầm nhìn
Công ty nhận thấy rằng: bằng cách làm việc sáng tạo từng ngày, Công ty đóng góp
cho xã hội đồng thời phát triển con người và kinh doanh trên nền tảng tri thức và tính
chính trực.

10


b) Sứ mệnh
Công ty làm việc cho:
-

Khách hàng: mang đến lợi ích cho khách hàng bằng sản phẩm và dịch vụ chất
lượng cao.

-

Nhà đầu tư: mang đến lợi nhuận cho nhà đầu tư tin tưởng vào tri thức và tính chính
trực của Công ty.

-

Nhân viên: mang đến sự tự tin trong cuộc sống cho nhân viên thông qua sự đóng
góp đầy ý nghĩa của họ.

-

Nhà cung cấp: mang đến sự hài lòng cho nhà cung cấp qua các giao dịch công
bằng và minh bạch.
c) Giá trị
Lý do Công ty làm việc:

-

Duy trì lợi nhuận bền vững cho nhà đầu tư cũng như nâng cao vị thế của Công ty.


-

Trung thực trong môi trường kinh doanh.

-

Nơi làm việc cũng là trường học về tri thức và nhân cách

-

Cung cấp lợi ích cho khách hàng thông qua các sản phẩm và dịch vụ chất lượng
cao.

2.2.5 Cơ cấu bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Công ty cổ phần dệt may – đầu tư – thương mại Thành Công là một công ty lớn,
hoạt động kinh doanh trải rộng trên nhiều lĩnh vực nên số lượng phòng ban tương đối
nhiều.

11


Hình 2.2 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của Công Ty

Nguồn: www.thanhcong.com.vn
Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết của Công ty,
là cơ quan có quyền lực cao nhất của Công ty.
Hội đồng quản trị: gồm 8 thành viên. Hội đồng có vai trò xây dựng định hướng
chiến lược tổng thể hoạt động lâu dài cho Công ty, ra quyết định đối với các vấn đề quan
trọng của Công ty.

Ban kiểm soát: gồm 3 thành viên, có vai trò giám sát Hội đồng quản trị, Tổng
giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; kiểm tra tính hợp pháp, trung thực và
mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; kiểm tra công tác kế
toán, thống kê, báo cáo tài chính; đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị.
12


Tổng giám đốc: là người đại diện theo pháp luật của Công ty, điều hành mọi hoạt
động của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các
quyền và nhiệm vụ được giao.
Phó tổng giám đốc: cấp dưới trực tiếp của Tổng giám đốc, điều hành các hoạt
động của khối xuất khẩu, sản xuất, hành chính và báo cáo trực tiếp cho Tổng giám đốc.
Các bộ phận do Phó tổng giám đốc quản lý:
Khối sản xuất: gồm có phòng R&D, các xưởng sợi, đan, dệt, nhuộm và may.
Ngoại trừ phòng R&D, các bộ phận khác chịu trách nhiệm sản xuất theo lịch được phân
công và phải lập báo cáo hàng ngày cho phòng Chiến lược.
Khối hành chính: gồm có các bộ phận sau:
-

Phòng Hành chính: Tham mưu về lĩnh vực tổ chức bộ máy quản lý, thực hiện các
công tác hành chính, lễ tân.

-

Phòng Cung ứng: chịu trách nhiệm thu mua và cung ứng các máy móc, thiết bị
dùng trong văn phòng, nhà xưởng, nhà kho…

-

Bộ phận hậu cần: bộ phận bảo vệ, phục vụ trà nước, vệ sinh…


-

Bộ phận Kho.

-

Phòng Y tế.

-

Bộ phận phụ trách hạ tầng: sửa chữa cơ sở hạ tầng, điện, nước.
Khối xuất nhập khẩu: gồm các bộ phận:

-

Các phòng xuất khẩu A, B, C, D: lập và thực hiện các hợp đồng xuất khẩu sản
phẩm may. Riêng phòng Xuất khẩu C còn thực hiện chức năng kinh doanh vải đan
và vải dệt (xuất khẩu lẫn tiêu thụ nội địa).

-

Bộ phận giá: chịu trách nhiệm tính giá, kiểm soát giá cả của các đơn hàng.

-

Phòng Nhập khẩu: nhập khẩu các máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu dùng trong
sản xuất.

-


Phòng Giao nhận: thực hiện các nghiệp vụ về logicstics.

-

Phòng Kinh doanh sợi: kinh doanh các loại sợi (xuất khẩu lẫn tiêu thụ nội địa).

-

Chi nhánh Hà Nội: chịu trách nhiệm về các nghiệp vụ của chi nhánh Hà Nội.
Các bộ phận do Tổng giám đốc trực tiếp quản lý:
13


Phòng Kinh doanh và Tiếp thị nội địa: tiếp thị, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm
khách hàng tại thị trường nội địa; giao dịch, quản lý các đơn hàng trong nước; quản lý các
kênh phân phối bán lẻ; tổ chức và tham gia các sự kiện liên quan đến ngành dệt may, thời
trang trong nước.
Phòng Chiến lược: lập các báo cáo ngày, tuần, tháng, quý của các bộ phận sản
xuất, kinh doanh, kho; soát xét các báo cáo của phòng Kế toán trước khi trình Tổng giám
đốc, tổng hợp các thông tin trong lĩnh vực dệt may trong nước và quốc tế.
Phòng Đầu tư chiến lược (còn gọi là ISD – Investment Strategy Department):
thực hiện nghiệp vụ M&A, quản lý các dự án bất động sản, các công ty con và công ty
liên kết, tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới. Bộ phận pháp chế, IR, PR trực thuộc phòng này.
Phòng Kế toán – Tài chính: thực hiện các công tác kế toán, lưu trữ hồ sơ kế toán,
lập các báo cáo kế toán định kỳ, tính toán các chỉ số tài chính, thực hiện các hợp đồng vay
tín dụng. Bộ phận thủ quỹ trực thuộc phòng này.
Phòng Kiểm toán nội bộ: mới thành lập tháng 4/2011, chưa đi vào hoạt động.
Bộ phận kiểm soát chất lượng: thực hiện công tác quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn đề ra là ISO 9001:2008 và SA8000:2008.

Bộ phận Lean: nghiên cứu và đào tạo các vấn đề về sản xuất tinh gọn tại các
xưởng.
2.2.6 Chính sách chất lượng
Chính sách chất lượng được Công ty xác định cụ thể như sau:
-

Công ty áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và hệ
thống quản lý trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000:2008, đảm bảo chất
lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng.

-

Hệ thống ISO 9001:2008, hệ thống SA 8000:2008 được Công ty huấn luyện, được
thấu hiểu và là trách nhiệm trong công việc của mỗi thành viên Công ty.

-

Chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao, đảm bảo độ đồng đều và ổn
định.

14


×