Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Giải pháp đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử (nghiên cứu trường hợp viện năng lượng nguyên tử việt nam) ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.92 KB, 86 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƢỢC VÀ CHÍNH SÁCH
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGUYỄN THỊ THU HÀ

GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRÌNH ĐỘ CAO TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP
VIỆN NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM)

Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số

: 8.34.04.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN CHÍ THÀNH

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung
thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất


kỳ công trình khoa học nào khác.
Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ THU HÀ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÌNH ĐỘ CAO TRONG LĨNH VỰC NĂNG
LƢỢNG NGUYÊN TỬ ................................................................................................... 7
1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................................ 7
1.2. Vai trò của nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao ......................................... 11
1.3. Đặc thù và nội dung đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao trong
lĩnh vực năng lượng nguyên tử .......................................................................................... 14
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trình
độ cao trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử ..................................................................... 16
1.5. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý tri thức và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
ngành năng lượng nguyên tử ............................................................................................. 19
1.6. Bài học kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực của dự án điện hạt nhân Ninh Thuận . 30
Chƣơng 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÌNH ĐỘ CAO TẠI VIỆN NĂNG LƢỢNG
NGUYÊN TỬ VIỆT NAM ............................................................................................. 36
2.1. Giới thiệu tổng quan về Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam ............................... 36
2.2. Phân tích thực trạng công tác đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao
tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam ........................................................................ 45
2.3. Đánh giá tổng hợp công tác đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao
tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam ........................................................................ 53
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ TRÌNH ĐỘ CAO CHO VIỆN NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ

VIỆT NAM ....................................................................................................................... 56
3.1. Định hướng phát triển của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam ........................... 56
3.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ
trình độ cao tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam .................................................... 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 79


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNH-HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐHN

Điện hạt nhân

HR

Nguồn nhân lực

IAEA

Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế

IP

Sở hữu trí tuệ

KH&CN


Khoa học và Công nghệ

KM

Quản lý tri thức

LPƯNC

Lò phản ứng nghiên cứu

NEST

Chương trình đào tạo chuyên gia hạt nhân

NLNT

Năng lượng nguyên tử

NLNTVN

Năng lượng nguyên tử Việt Nam

NKM

Quản lý tri thức hạt nhân

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế


R&D

Nghiên cứu và phát triển

TSO

Cơ quan hỗ trợ kỹ thuật

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc

VINATOM

Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam


DANH MỤC HÌNH, BẢNG, BIỂU
Hình 1: Cách tiếp cận và phương pháp thực hiện nghiên cứu .......................................... 5
Hình 1.1: Một số trường phái quan niệm cơ bản về nhân lực KH&CN ........................... 8
Hình 1.2: Các giai đoạn quản lý tri thức ........................................................................... 21
Hình 3.1: Sơ đồ đào tạo cán bộ đầu đàn cho ngành hạt nhân Việt Nam .......................... 59
Biểu đồ 2.1 Phân bố trình độ cán bộ VINATOM năm 2014, 2017 .................................. 48
Bảng 2.1 Nhu cầu đào tạo của Viện NLNTVN giai đoạn 2015 - 2020 ........................... 49
Bảng 2.2. Số liệu đào tạo NCS giai đoạn 2012 – 2016 ................................................... 49
Bảng 2.3. Phân bổ NCS ở các chuyên ngành năm 2016 ................................................. 50
Bảng 2.4. Số lượng cán bộ được cử đi đào tạo SĐH ở nước ngoài ................................ 51



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn nhân lực (nguồn lực con người), nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, là
một nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Có nguồn nhân
lực chất lượng cao mới có khả năng áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ
mới và tận dụng được các nguồn lực khác một cách hiệu quả nhất trong quá trình phát
triển xã hội.
Năng lượng nguyên tử (NLNT) là lĩnh vực công nghệ cao, đặc thù, nhạy cảm về
chính trị, xã hội, đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ nhất định, đa ngành, có tinh thần
trách nhiệm và tính kỷ luật cao để đảm bảo an toàn, an ninh cho các cơ sở và các hoạt
động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng NLNT, đặc biệt là điện hạt nhân.
Trong những năm qua, chủ trương phát triển đội ngũ nhân lực khoa học và công
nghệ (KH&CN) nói chung, nhân lực KH&CN trình độ cao trong lĩnh vực NLNT nói
riêng, đã được đề cập tại nhiều văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước. Gần đây,
chủ trương này đã được khẳng định trong Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam
thời kỳ 2011-2020, Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 và Nghị quyết
20-NQ/TW, Quyết định số 1558/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng
nguyên tử”.
Ngành NLNT của Việt Nam được hình thành và phát triển hơn 40 năm nay, thực
sự đã có những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Ứng dụng kỹ thuật
hạt nhân (KTHN) và công nghệ bức xạ (CNBX) đã góp phần quan trọng trong phát
triển kinh tế xã hội của đất nước, ví dụ như phát triển y học hạt nhân, điều trị ung thư
trong các bệnh viện, tạo ra các giống lúa, đậu tương, … bằng đột biến phóng xạ trong
nông nghiệp, phát triển các kỹ thuật chiếu xạ thanh trùng giúp mở rộng việc xuất khẩu
các sản phẩm nông nghiệp sang các nước tiên tiến. Trong công nghiệp, ứng dụng
KTHN để đánh giá chất lượng, hỏng hóc, lão hóa các thiết bị công nghiệp, các công
trình giao thông v.v... đang ngày càng được phổ biến rộng rãi. Các kỹ thuật hạt nhân
ngày nay góp phần quan trọng trong quan trắc, phân tích, đánh giá ô nhiễm môi
trường. Ngoài việc thúc đẩy các ứng dụng KTHN vào đời sống, việc xây dựng năng

lực để phát triển điện hạt nhân sẽ tạo ra một sự tiến bộ vượt bậc, đóng góp tích cực cho

1


khoa học và công nghệ như nghiên cứu cơ bản như vật lý hạt nhân, thủy nhiệt, cơ học
dòng chảy, khoa học vật liệu v.v... và góp phần đưa nền KH&CN, nền công nghiệp
Việt Nam lên một trình độ cao hơn.
Được thành lập từ năm 1976, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (NLNTVN)
là Viện nghiên cứu quốc gia, đảm nhận các nhiệm vụ chính trong nghiên cứu và ứng
dụng NLNT, bao gồm cả phát triển điện hạt nhân (ĐHN) của đất nước.
Cho đến nay, Viện NLNTVN có 9 đơn vị trên phạm vi toàn quốc, với tổng số cán
bộ viên chức khoảng 800 người, trong đó có hơn 60 cán bộ là GS., PGS., Tiến sỹ.
Trong giai đoạn hiện nay, ngoài nhiệm vụ thường xuyên là thúc đẩy nghiên cứu, ứng
dụng năng lượng nguyên tử, Viện NLNTVN tập trung thực hiện một số nhiệm vụ quan
trọng sau đây:
Thứ nhất, xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ Hạt nhân (KH&CNHN)
dự kiến tại Đồng Nai. Trung tâm KH&CNHN với vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD
bao gồm nhiều tổ hợp nghiên cứu lớn như: Lò nghiên cứu công suất 10-15 MW, các
phòng thí nghiệm đồng bộ về nghiên cứu công nghệ, thiết kế nhà máy ĐHN, phân tích
an toàn các công nghệ thiết kế ĐHN, xử lý chất thải phóng xạ, nghiên cứu vật liệu thép
hợp kim sử dụng trong lò phản ứng và các ngành công nghiệp khác, và các phòng thí
nghiệm hiện đại về ứng NLNT trong lĩnh vực sản xuất đồng vị phóng xạ, khoa học vật
liệu, công nghệ bức xạ, công nghệ sinh học và y học.
Thứ hai là triển khai nhiệm vụ xây dựng Mạng lưới quan trắc phóng xạ và ứng
phó sự cố, nhằm giúp ứng phó với các tình huống sự cố (mặc dù xác suất rất thấp) từ 8
tổ máy ĐHN của Trung Quốc đang vận hành gần biên giới Việt Nam.
Thứ ba, xây dựng Cơ sở Chiếu xạ của Viện NLNTVN tại Đà Nẵng, và phát triển
thành Viện Nghiên cứu phóng xạ môi trường biển, đưa KTHN vào nghiên cứu biển,
phóng xạ trong nước biển nhằm góp phần bảo vệ môi trường biển Việt Nam. Thực tế

cho thấy, muốn thực hiện thành công các nhiệm vụ đặt ra trước mắt của ngành NLNT,
nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định. Do đó, Viện NLNTVN cần xây dựng các
chương trình đào tạo, bồi dưỡng để có một nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn
cao để triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng, sẵn sàng tiếp quản các cơ sở
nghiên cứu trên khi đưa vào hoạt động.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, thời gian qua, Viện NLNTVN
đã xem “Phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao” là một chương

2


trình đột phá, là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của Viện. Trung tâm Đào tạo
hạt nhân được thành lập trong Viện NLNTVN nhằm triển khai các nhiệm vụ đào tạo,
phối hợp với các đối tác nước ngoài như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Ấn Độ
… để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, do bối cảnh thay đổi, đặc biệt
là việc dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (tháng 11/2016), việc đào tạo nhân lực
KH&CN trình độ cao của Viện trong những năm qua còn hạn chế, còn nhiều vướng
mắc, chưa đáp ứng được yêu cầu mới đặt ra hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài
“Giải pháp đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao trong lĩnh vực năng
lượng nguyên tử (Nghiên cứu trường hợp Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam)” là
vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thế giới, các chính sách về phát triển nguồn nhân lực NLNT đã được chú
trọng và đầu tư kinh phí rất lớn, đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cả về số lượng và chất lượng. Các nước như Hàn
Quốc, Liên bang Nga, Nhật Bản, Pháp… được coi là những nước đi tiên phong trong
công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực NLNT và rất thành công trong lĩnh vực này.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực nói
chung, nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao trong lĩnh vực NLNT nói riêng là chủ đề
được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới nhiều mức độ và góc độ khác nhau.

Trong đó, đáng chú ý là các đề tài sau đây:
- Phát triển nguồn nhân lực ngành hạt nhân, thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng đáp
ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trần Chí
Thành, 2015);
- Đề án đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia, nhân lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực
năng lượng nguyên tử đến năm 2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ (Hoàng Anh
Tuấn, 2014);
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng chính sách đào tạo, thu
hút, sử dụng nhân lực KH&CN trình độ cao ở Việt Nam đến năm 2020 (Tạ Doãn
Trịnh, 2012);
Các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp tích cực cả về lý luận và
thực tiễn, tuy nhiên, chưa đưa ra được các giải pháp đào tạo cho nhân lực KH&CN
trình độ cao trong lĩnh vực NLNT nói chung và Viện NLNTVN nói riêng trong tình

3


hình mới hiện nay (Việt Nam dừng thực hiện các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và
điện hạt nhân Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, nhiều nhà máy được xây dựng và đang
vận hành gần biên giới nước ta).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Dựa trên kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tại Việt Nam về đào tạo,
phát triển nhân lực KH&CN trình độ cao và đặc thù phát triển của ngành NLNT, luận
văn sẽ đề xuất các giải pháp đào tạo, bồi dưỡng hiệu quả để xây dựng nguồn nhân lực
KH&CN trình độ cao của ngành NLNT và Viện NLNTVN.
3.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn trong vấn đề đào tạo, phát triển nhân lực
KH&CN trình độ cao trong lĩnh vực NLNT của thế giới và Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân thành công và những vấn đề còn tồn tại

trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao của Viện NLNTVN giai
đoạn 2014 – 2017.
- Đề xuất giải pháp đào tạo nhân lực KH&CN trình độ cao cho Viện NLNTVN trong
giai đoạn 2018-2025.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý thuyết
và thực tiễn về đào tạo nhân lực KH&CN trình độ cao, xây dựng kế hoạch đào tạo,
phát triển nhân lực KH&CN trình độ cao cho ngành NLNT.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu công tác đào tạo nhân lực KH&CN trình
độ cao tại Viện NLNTVN.
+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu công tác đào tạo nhân lực KH&CN trình độ
cao tại Viện NLNTVN giai đoạn 2014 – 2017.
+ Về nội dung: Luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng công tác đào
tạo nhân lực KH&CN trình độ cao và đề xuất các giải pháp thực hiện các nhiệm vụ
này cho Viện NLNTVN.

4


5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích, diễn giải các thông
tin thứ cấp, sơ cấp và vận dụng tổng hợp kiến thức chuyên ngành để đề xuất giải pháp
(Hình 1).
Cụ thể, những thông tin dùng trong phân tích được thu thập gồm:
- Nguồn thông tin thứ cấp: thông tin bên ngoài là sách báo, tài liệu đã xuất bản,
mạng internet, các nghiên cứu tổng kết liên quan đến hoạt động đào tạo nhân lực trước
đây; thông tin bên trong là các báo cáo thường niên của Viện NLNTVN.
- Nguồn thông tin sơ cấp: điều tra, khảo sát các cán bộ phụ trách nhân sự và một số
cán bộ của các đơn vị trực thuộc Viện NLNTVN theo phương pháp tự ghi báo (phát và

thu phiếu), phỏng vấn nhanh và xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê.
Lý thuyết về
đào tạo nhân
lực KH&CN
trình độ cao
trong lĩnh vực
NLNT

Thông tin
bên ngoài
Dữ liệu
thứ cấp
Thông tin
bên trong

Dữ liệu
sơ cấp

Thực trạng
công tác đào
tạo nhân lực
KH&CN trình
độ cao tại Viện
NLNTVN

Điều tra
khảo sát

Giải pháp
đào tạo nhân

lực KH&CN
trình độ cao
làm việc tại
Viện
NLNTVN

Hình 1: Cách tiếp cận và phƣơng pháp thực hiện nghiên cứu
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đóng góp vào lý luận
quản lý KH&CN, đồng thời góp phần vào việc phát triển nhân lực KH&CN.
- Ý nghĩa thực tiễn: Từ những kết quả nghiên cứu chuyên sâu nêu trên, Viện
NLNTVN có thể đề xuất các giải pháp chính sách đào tạo nhân lực KH&CN trình độ cao
làm việc trong lĩnh vực NLNT nói chung và Viện NLNTVN nói riêng.

5


7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được
trình bày trong 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ
trình độ cao trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Chƣơng 2: Phân tích thực trạng công tác đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ
trình độ cao tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.
Chƣơng 3: Đề xuất giải pháp đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao
cho Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.

6



Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ TRÌNH ĐỘ CAO TRONG LĨNH VỰC
NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm nhân lực khoa học và công nghệ
Nhân lực KH&CN là một khái niệm rộng, được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy
thuộc vào quan điểm cách tiếp cận riêng của mỗi quốc gia và các tổ chức nghiên cứu.
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD (1995), nhân lực KH&CN
gồm những người đáp ứng được một trong những điều kiện sau đây [13, tr.9]:
- Hoàn thành bậc giáo dục đại học (tertiary level of education) (tương ứng bậc
5-8 (tức Mức III) của Bảng ISCED-11_ The international Standard Classification of
Education) hoặc những người tuy chưa được đào tạo chính quy như trên, nhưng làm
một nghề thuộc chuyên ngành KH&CN đòi hỏi trình độ tương đương bậc 5-8.
Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc - UNESCO
(2002), nhân lực KH&CN là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động KH&CN
trong một cơ quan, tổ chức và được trả lương hay thù lao cho lao động của họ, bao
gồm các nhà khoa học và kỹ sư, kỹ thuật viên và nhân lực phụ trợ [13, tr.12] (Hình
1.1). Như vậy, cách tiếp cận của UNESCO có điểm khác với OECD, thể hiện ở chỗ:
UNESCO cho rằng nhân lực KH&CN bao hàm cả đội ngũ nhân lực phụ trợ, trong khi
đó OECD không tính bộ phận này là nhân lực KH&CN, trừ trường hợp họ có bằng
cấp. Đồng thời, UNESCO cho rằng nhân lực KH&CN phải làm việc trong lĩnh vực
KH&CN còn theo OECD, nhân lực KH&CN không nhất thiết phải làm việc trong lĩnh
vực KH&CN.

7


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×