Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Giải pháp thúc đẩy thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại bộ khoa học và công nghệ ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.31 KB, 79 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƢỢC VÀ CHÍNH
SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGUYỄN THỊ MINH

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2020-2025

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HÀ NỘI, 2018
0

HÀ NỘI - năm


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƢỢC VÀ CHÍNH SÁCH
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGUYỄN THỊ MINH



GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2020-2025

Chuyên ngành:Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 834.04.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ NGỌC TÒNG

HÀ NỘI, 2018

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của
luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Minh

2



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4
Chƣơng 1. .................................................................................................................11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ................................11
1.1. Một số vấn đề lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin ..........................11
1.2. Chính sách ứng dụng công nghệ thông tin ................................................17
1.3. Kinh nghiệm một số bộ và các địa phƣơng về xây dựng và thực hiện
chính sách ứng dụng công nghệ thông tin ........................................................27
Chƣơng 2. .................................................................................................................45
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN Ở BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ .........................................45
2.1. Thực trạng trình độ công nghệ thông tin ở Bộ Khoa học và Công nghệ 45
2.2 Thực trạng các chính sách ứng dụng công nghệ thông tin ở Bộ Khoa học
và Công nghệ .......................................................................................................52
2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin
ở Bộ Khoa học và Công nghệ .............................................................................58
Chƣơng 3. .................................................................................................................64
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ...............64
3.1. Quan điểm về xây dựng và thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ
thông tin ở Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2020-2025 .........................64
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy việc thực hiện các chính sách
ứng dụng công nghệ thông tin ở Bộ Khoa học và Công nghệ .........................66
3.3. Kiến nghị .......................................................................................................71
KẾT LUẬN ..............................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................77


3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Cuộc cách mạng công nghệ thông tin (CNTT) cùng với quá trình toàn cầu
hóa đã và đang tác động mạnh mẽ, toàn diện đồng thời tạo cơ hội cho những chuyển
biến căn bản tích cực đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
trên toàn thế giới.
Nhận thức được tầm quan trọng của CNTT, nhiều quốc gia trên thế giới đã
quan tâm đầu tư ứng dụng và phát triển CNTT, đặc biệt là các nước phát triển. Một
trong các nội dung của việc ứng dụng CNTT trong quản lí hành chính nhà nước
(QLHCNN) đó là xây dựng và phát triển Chính Phủ điện tử (CPĐT). Chính Phủ của
nhiều quốc gia đã coi việc ứng dụng CNTT trong QLHCNN là công cụ hàng đầu
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước.
Ở Việt nam, Đảng và Nhà nước ta cũng sớm xác định : Ứng dụng và phát
triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh
thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá
các ngành kinh tế; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống
của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) [3].
Thời gian qua, việc ứng dụng CNTT ở nước ta đã được chú trọng và không
ngừng phát triển trong nhiều lĩnh vực, từ kinh doanh đến quản lý nhà nước
(QLNN). Trong lĩnh vực QLNN, ngay khi dự án CNTT giai đoạn 1998 – 2000 kết
thúc, Chính Phủ đã chỉ đạo xây dựng Đề án tin học hoá QLHCNN giai đoạn 2001 2005 (Đề án 112). Song song với Chính phủ, Đề án 47 (giai đoạn 2000 – 2005) và
Đề án 06 (giai đoạn 2006 – 2010) của Đảng cũng được xây dựng và triển khai. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành công của Đề án 47 và Đề án 06, trên thực tế Đề án 112
đã chưa thu được kết quả như mong đợi.
Trước tình hình chung của cả nước, Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN)

đã ban hành hàng loạt các chính sách về Ứng dụng CNTT như là: (1) “Kế hoạch
Ứng dụng công nghệ thông tin tại Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2015”. Kế
4


hoạch đã đề ra những nhiệm vụ ưu tiên cần tập trung triển khai là: (i) thúc đẩy ứng
dụng CNTT trong các hoạt động của Bộ, gắn với quá trình cải cách hành chính, góp
phần tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và nâng cao
hiệu quả việc trao đổi văn bản, tài liệu điện tử trên môi trường mạng; (ii) cung cấp
các dịch công trực tuyến với một số dịch vụ mức độ 3 trở lên. (2) ”Kế hoạch tổng
thể Ứng dụng công nghệ thông tin tại Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2016”. Kế
hoạch đặt ra những nhiệm vụ cần tập trung triển khai là: (i) thúc đẩy ứng dụng
CNTT trong các hoạt động của Bộ, gắn với quá trình cải cách hành chính, góp phần
tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và nâng cao hiệu
quả việc trao đổi văn bản, tài liệu điện tử trên môi trường mạng; (ii) cung cấp các
dịch vụ công trực tuyến cơ bản đạt mức độ 03 trở lên, đáp ứng nhu cầu thực tế,
phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi dựa trên nhiều phương tiện
khác nhau. Ứng dụng CNTT để giảm thời gian, số lần trong một năm người dân và
doanh nghiệp phải đến trực tiếp cơ quan nhà nước thực hiện các thủ tục hành chính;
(iii) hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật CNTT truyền thông đáp ứng nhu cầu và đẩy mạnh
ứng dụng CNTT trong quy trình nghiệp vụ của các đơn vị trực thuộc Bộ gắn với
công tác cải cách hành chính. (3)“Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin tại Bộ
Khoa học và Công nghệ năm 2017”. Kế hoạch đặt ra những nhiệm vụ cần tập trung
triển khai là (i) cung cấp hạ tầng CNTT dùng chung của Bộ phục vụ việc cung cấp
dịch vụ công trực tuyến, Cở sở dữ liệu (CSDL) các danh mục dùng chung của Bộ
Khoa học và Công nghệ,...(ii) nghiên cứu, xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp các
hệ thống thông tin, CSDL trong nội bộ Bộ; (iii) Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật CNTT cơ
bản cho cán Bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (bao gồm
máy tính cá nhân có kết nối LAN, Internet, thư điện tử, phần mềm phòng chống
virus,...) Mặc dù vậy, tiến độ vẫn còn chậm.

Trong bối cảnh hiện nay của đất nước, với việc đẩy mạnh CNH, HĐH và hội
nhập kinh tế quốc tế, cải cách hành chính (CCHC) mà đặc biệt là thực hiện Đề án
30 của Chính Phủ về CCHC, việc tăng cường ứng dụng CNTT trong các CQNN nói
chung và các cơ quan QLHCNN tại Bộ Khoa học và Công nghệ đang đặt ra cấp

5


thiết. Việc tiếp tục nhanh chóng kiện toàn, ổn định tổ chức của cơ quan quản lý nhà
nước (QLNN) về CNTT; xây dựng và tìm giải pháp thực hiện các kế hoạch ứng
dụng CNTT trong các cơ quan QLHCNN nhằm đáp ứng hiệu lực, hiệu quả của
công tác chỉ đạo, điều hành, đồng thời phục vụ tốt công tác chuyên môn là vấn đề
cấp bách hiện nay cũng như lâu dài của Bộ Khoa học và Công nghệ. Tuy nhiên Bộ
Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cũng đã gặp nhiều khó khăn trong việc ứng dụng
CNTT trong các cơ quan QLHCNN.
Là một cán Bộ công tác trong lĩnh vực CNTT tại Bộ Khoa học và Công nghệ
trong việc triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan QLHCNN, bản thân nhận
thức rõ được tầm quan trọng cũng như sự cấp bách trong việc tìm giải pháp cho việc
thúc đẩy thực hiện chính sách ứng dụng CNTT tại Bộ Khoa học và Công nghệ. Đó
cũng chính là lý do cho việc chọn đề tài: "Giải pháp thúc đẩy thực hiện chính sách
Ứng dụng công nghệ thông tin tại Bộ Khoa học và Công nghệ" làm luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Việc ứng dụng CNTT trong QLNN đã trở nên phổ biến, được nhiều cơ quan,
tổ chức quan tâm nên thời gian qua đã có một số tác giả có công trình nghiên cứu
trong lĩnh vực này.
Dưới đây là một số công trình có liên quan đến đề tài:

- Ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, của
tác giả Đặng Hữu, Nhà xuất bản (NXB) Chính trị Quốc gia, năm 2001.


- Đề án tin học hóa hoạt động các cơ quan Đảng giai đoạn 2001-2005 (Đề
án 47), Đề án tin học hóa hoạt động các cơ quan Đảng giai đoạn 2006-2010 (Đề án
06) của Đảng.

- Đề án tin học hoá QLHCNN giai đoạn 2001 – 2005 (Đề án 112), của
Chính Phủ.

- Đổi mới công tác thông tin phục vụ quản lý kinh tế của Chính phủ trong giai
đoạn hiện nay, của tác giả Nguyễn Văn Hòa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, năm 2001.
- Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lí của chính quyền tỉnh An

6


Giang, của tác giả Lê Quốc Cường, Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh, năm 2008.
Luận văn của tác giả Lê Quốc Cường đã đề cập tương đối đầy đủ các nội
dung của ứng dụng CNTT nhưng phạm vi lại tương đối rộng (toàn Bộ các cơ quan
chính quyền của tỉnh An Giang). Tác giả đã đề cập chi tiết các đặc điểm của CNTT;
vai trò của CNTT, đi sâu vào nghiên cứu CPĐT vì tác giả cho rằng cốt lõi của ứng
dụng CNTT trong hoạt động của các CQNN chính là CPĐT. Ngoài ra, trong thời
gian qua cũng có nhiều bài báo, bài viết đăng trên tạp chí như tạp chí Bưu chính
Viễn thông, tạp chí thông tin Khoa học kỹ thuật và Kinh tế Bưu Điện cũng như các
buổi hội thảo khoa học bàn về vấn đề này.
Nhìn chung, phần lớn các nghiên cứu trên chỉ mang tính chất khái quát
chung, chủ yếu đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong việc ứng dụng CNTT (quản lý
kinh tế, QLNN,...), chưa đề cập đến việc giải quyết các bài toán cụ thể của việc ứng
dụng CNTT trong các cơ quan QLHCNN. Đề án Tin học hoá QLHCNN giai đoạn
2001 - 2005 có đề cập đến việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan QLHCNN

nhưng phạm vi triển khai lại quá rộng (mục tiêu đặt ra triển khai đến tận cấp xã);
nội dung triển khai tương đối nhiều (số lượng phần mềm dùng chung và cơ sở dữ
liệu (CSDL); mô hình triển khai phần mềm dùng chung được thống nhất từ Chính
Phủ tới các địa phương nên còn mang tính “áp đặt”, chưa phù hợp với đặc thù của
các ngành, địa phương…, do đó Đề án không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Trong khi việc triển khai Đề án 112 về tin học hoá quản lý nhà nước đã góp
phần nhất định tới việc hình thành và phát triển chính phủ điện tử (eGovernment)
thì nhiều ý kiến cho rằng hiệu quả triển khai chưa cao. Việc triển khai kế hoạch
tổng thể ứng dụng và phát triển CNTT tới 2005 theo Quyết định số 95/2002/QĐTTg hầu như không tiến triển.
Cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách bài bản
ứng dụng CNTT riêng tại Bộ.

7


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu tổng quát
Mục tiêu chung của đề tài luận văn là xây dựng hệ thống giải pháp nhằm đẩy
nhanh việc thực hiện chính sách ứng dụng CNTT gắn liền với quá trình cải cách
hành chính góp phần xây dựng Chính phủ kiến tạo; triển khai hiệu quả, đồng bộ và
thống nhất các hệ thống thông tin từng bước hiện đại hóa nền hành chính để nâng
năng lực xử lý công việc của cán bộ, công chức, viên chức và hiệu quả lãnh đạo, chỉ
đạo, điều hành trong ngành KH&CN
3.2. Mục đích cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chính sách ứng dụng CNTT mới ở Bộ
Khoa học và Công nghệ.
- Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ứng dụng CNTT ở Bộ Khoa học
và Công nghệ.
- Đề xuất giải pháp thúc đẩy thực hiện chính sách Ứng dụng CNTT tại Bộ
Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2020-2025.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại Bộ Khoa học và Công nghệ
theo tinh thần các chính sách của Trung ương và Bộ Khoa học và Công nghệ liên
quan đến hoạt động ứng dụng CNTT.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu các chính sách liên quan đến hoạt động ứng dụng
CNTT và hoạt động ứng dụng CNTT và tại Bộ Khoa học và Công nghệ.
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát và đánh giá phân tích các
giải pháp hoàn thiện chính sách ứng dụng CNTT tại Bộ Khoa học và Công nghệ
thời gian gần đây và giai đoạn 2020-2025.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận

8


Phương pháp luận nghiên cứu của luận văn này là chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập và hệ thống hóa thông tin: hệ thống hóa các văn bản
thể hiện quan điểm đường lối của Đảng ta, các công trình khoa học đi trước.
- Phương pháp kế thừa: Nghiên cứu tài liệu, bài viết, báo cáo của các công
trình khoa học có liên quan của những người đi trước để tham khảo, học tập, rút ra
được những vấn đề cần thiết cho Luận văn cả về lý luận và thực tiễn, những phương
hướng tiếp theo cho việc UDCNTT sau này.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp:
- Phương pháp phân tích: từ các nguồn thông tin thu được, tiến hành chọn
lọc, hệ thống hóa và phát triển các tài liệu và/hoặc dữ liệu có liên quan phân tích từ

những quan điểm khác nhau, tìm ra được những hướng chung cần giải quyết, phân
biệt được bản chất của vấn đề cần nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp: từ kết quả phân tích cụ thể các vấn đề, xây dựng
mối quan hệ tổng thể và có quan hệ biện chứng với nhau để làm sáng tỏ vấn đề cần
phân tích, nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về ứng dụng CNTT; chính sách
ứng dụng CNTT tại Bộ Khoa học và Công nghệ. Đánh giá thực trạng thực hiện từ
đó đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện chính sách ứng dụng CNTT tại Bộ
Khoa học và Công nghệ
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan QLNN trực thuộc Bộ
Khoa học và Công nghệ xây dựng kế hoạch và triển khai ứng dụng CNTT có hiệu quả.
Giúp cho các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, nghiên cứu, tham mưu cho
Bộ hoạch định chiến lược phát triển và ứng dụng CNTT trong thời gian tới.

9


7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của
luận văn kết cấu thành 3 chương

8 tiết.

10


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1.1. Một số vấn đề lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin

1.1.1. Khái niệm công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin (CNTT) (Information Technology) được hình thành từ
Khoa học Máy tính (Computer Science). Đây là một khái niệm khá rộng, nó bao
hàm bên trong nhiều khái niệm khác nhau.
Để hiểu rõ hơn về CNTT, ta tìm hiểu một số khái niệm CNTT phổ biến hiện
nay:
- CNTT bao gồm các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ
thuật và các giải pháp công nghệ… nhằm giúp con người nhận thức đúng đắn về
thông tin và các hệ thống thông tin (HTTT), tổ chức và khai thác các HTTT trong
mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Theo một nghĩa trực tiếp hơn, CNTT là
ngành công nghệ về xử lí thông tin bằng các phương tiện điện tử, trong đó nội dung
“xử lý” thông tin bao gồm các khâu cơ bản như thu thập, lưu trữ, chế biến và nhận
thông tin [1].
- Theo GS, Phan Đình Diệu, CNTT là ngành công nghệ về xử lý thông tin
bằng các phương tiện điện tử, trong đó nội dung xử lý thông tin bao gồm các
khâu cơ bản như thu thập, lưu trữ, chế biến và truyền nhận thông tin [4, tr.17].

- Theo Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị, CNTT là thuật ngữ dùng để chỉ
các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử 1ý
thông tin. Theo quan niệm này thì CNTT là hệ thống các phương pháp khoa học,
công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền
thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử
dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động KT-XH, văn
hoá... của con người [3].

- Theo Luật CNTT (2007), CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học,
công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu


11


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×