BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGUYỄN THANH THẢO
PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
TÂN DƯỢC BẢO HIỂM Y TẾ CHI TRẢ
CHO CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TẠI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2016
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
HÀ NỘI, NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGUYỄN THANH THẢO
PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
TÂN DƯỢC BẢO HIỂM Y TẾ CHI TRẢ
CHO CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TẠI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2016
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 8720212
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trương Quốc Cường
TS. Trần Thị Lan Anh
HÀ NỘI, NĂM 2018
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng
dẫn, giúp đỡ và sự góp ý tận tình của quý thầy cô Trường Đại học Dược Hà Nội.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến TS.
Trương Quốc Cường – Thứ trưởng Bộ Y tế và TS. Trần Thị Lan Anh, người
thầy người cô đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn chân thành các thầy cô trong Ban Giám hiệu,
Phòng Sau đại học, Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược – Trường Đại học Dược Hà
Nội đã giúp đỡ, dạy bảo, tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu của các thầy
cô đã tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành chương trình học tập.
Cảm ơn Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cho tôi cơ hội tham gia phân tích cơ
cấu sử dụng thuốc tân dược do Bảo hiểm y tế chi trả trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, các phòng ban, các đồng nghiệp
khoa Dược - Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng đã động viên, hỗ trợ và
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình công tác, học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã
luôn sát cánh và động viên để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này.
Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2018
Học viên
Nguyễn Thanh Thảo
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN .............................................................................. 3
1.1. Bảo hiểm y tế và Danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toán ................... 3
1.1.1. Bảo hiểm y tế và phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế .................... 3
1.1.2. Danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế ................. 4
1.1.3. Nguyên tắc chi trả và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế ............................. 6
1.1.4. Các văn bản quy phạm pháp luật về chi trả tiền thuốc bảo hiểm y tế ....... 7
1.2. Thực trạng chi trả thuốc bảo hiểm y tế được sử dụng tại các bệnh viện
công lập ở Việt Nam ........................................................................................... 7
1.2.1. Mô hình bệnh tật ở Việt Nam................................................................... 7
1.2.2. Tình hình chi trả thuốc bảo hiểm y tế ...................................................... 8
1.2.3. Tình hình chi trả bảo hiểm y tế đối với thuốc sản xuất trong nước và
thuốc nhập khẩu................................................................................................ 9
1.2.4. Tình hình chi trả bảo hiểm y tế đối với biệt dược gốc và thuốc generic . 11
1.2.5. Tình hình chi trả bảo hiểm y tế đối với thuốc kháng sinh ....................... 12
1.2.6. Tình hình chi trả bảo hiểm y tế đối với thuốc thuộc danh mục Thông tư
10/2016/TT-BYT ............................................................................................. 13
1.3. Vài nét về hệ thống y tế ở thành phố Đà Nẵng ......................................... 14
1.3.1. Các bệnh viện công lập ở thành phố Đà Nẵng ...................................... 14
1.3.2. Tình hình người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn Đà Nẵng ....... 15
1.4. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 18
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................... 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 18
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 18
2.2.2. Biến số nghiên cứu ................................................................................ 18
2.2.3. Mẫu nghiên cứu .................................................................................... 21
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu: .............................................................. 21
2.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: ............................................... 21
2.2.6. Trình bày kết quả nghiên cứu ................................................................ 23
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 24
3.1. Phân tích cơ cấu thuốc sử dụng ................................................................ 24
3.1.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý ............................... 24
3.1.2. Cơ cấu sử dụng theo nguồn gốc phát minh ............................................ 26
3.1.3. Cơ cấu sử dụng theo thành phần thuốc ................................................. 27
3.1.4. Cơ cấu sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ ................................................ 28
3.2. Phân tích giá trị sử dụng thuốc ................................................................. 34
3.2.1. Các nhóm thuốc có giá trị sử dụng nhiều nhất ...................................... 34
3.2.2. Thuốc biệt dược gốc có giá trị sử dụng nhiều nhất ................................ 46
3.2.3. Các thuốc nhập khẩu có hoạt chất, hàm lượng và đường dùng tương ứng
với danh mục TT10 có giá trị nhiều nhất......................................................... 49
3.2.4. Phân tích gía trị chênh lệch giữa thuốc nhập khẩu và thuốc sản xuất
trong nước có thể thay thế được của các thuốc thuộc danh mục TT 10 ........... 53
Chương 4. BÀN LUẬN ............................................................................... 58
4.1. Cơ cấu thuốc sử dụng ................................................................................ 58
4.2. Giá trị sử dụng thuốc................................................................................. 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
BYT
Bộ Y tế
DMT
Danh mục thuốc
DM TT10
Danh mục Thông tư 10/2016/TT-BYT “Ban hành danh mục thuốc sản
xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng
cung cấp”
ĐG
Đơn giá
GTTT
Giá trị tiền thuốc
HL, NĐ
Hàm lượng, nồng độ
SĐK
Số đăng ký
SKM
Số khoản mục
TDDL
Tác dụng dược lý
TL
Tỷ lệ
TNK
Thuốc nhập khẩu
TP
Thành phố
TSXTN
Thuốc sản xuất trong nước
TW
Trung ương
VN
Việt Nam
WHO
World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
STT
TÊN BẢNG
TRANG
Bảng 1.1.
Chi phí thuốc BHYT tại Việt Nam qua các năm 2009 –
9
2017
Bảng 1.2.
Phân bố về số người tham gia BHYT từ năm 2012 – 2015
16
Bảng 2.3.
Các biến số phân tích DMT được BHYT chi trả
19
Bảng 3.4.
Cơ cấu danh mục thuốc phân loại thuốc theo nhóm TDDL
24
Bảng 3.5.
Cơ cấu danh mục thuốc phân loại theo nguồn gốc phát
26
minh tại Đà Nẵng
Bảng 3.6.
Cơ cấu thuốc sử dụng theo thành phần tại các bệnh viện
27
công lập tại TP. Đà Nẵng năm 2016
Bảng 3.7.
Cơ cấu danh mục thuốc phân loại theo nguồn gốc xuất xứ
28
tại Đà Nẵng
Bảng 3.8.
Nguồn gốc xuất xứ của thuốc điều trị ký sinh trùng chống
29
nhiễm khuẩn tại Đà Nẵng
Bảng 3.9.
Nguồn gốc xuất xứ của thuốc generic tại Đà Nẵng
Bảng 3.10. Tỷ lệ thuốc thuộc danh mục TT 10 trong danh mục thuốc
30
32
BHYT chi trả cho các bệnh viện công lập tại Đà Nẵng năm
2016
Bảng 3.11. Tỷ lệ thuốc nhập khẩu có hoạt chất, hàm lượng và đường
34
dùng tương ứng với danh mục TT 10 tại Đà Nẵng năm
2016
Bảng 3.12. Các nhóm thuốc có giá trị sử dụng nhiều nhất theo nhóm
36
TDDL tại Đà Nẵng
Bảng 3.13. Nhóm tác dụng dược lý của thuốc generic sản xuất trong
38
nước có giá trị sử dụng nhiều nhất tại Đà Nẵng
Bảng 3.14. Nhóm tác dụng dược lý của thuốc generic nhập khẩu có giá
40
trị sử dụng nhiều nhất tại Đà Nẵng
Bảng 3.15. Các thuốc thuộc nhóm thuốc chống ký sinh trùng, chống
42
nhiễm khuẩn có giá trị sử dụng nhiều nhất
Bảng 3.16. Các thuốc thuộc nhóm beta lactam có giá trị sử dụng nhiều
44
nhất tại Đà Nẵng
Bảng 3.17. Các thuốc biệt dược gốc có giá trị sử dụng nhiều nhất tại Đà
47
Nẵng
Bảng 3.18. Tỷ lệ thuốc nhập khẩu có hoạt chất, hàm lượng, đường
50
dùng tương ứng với danh mục TT 10 theo nhóm TDDL tại
Đà Nẵng năm 2016
Bảng 3.19. 10 thuốc nhập khẩu thuộc danh mục TT 10 có giá trị tiền
51
thuốc nhiều nhất tại Đà Nẵng năm 2016
Bảng 3.20. 10 biệt dược nhập khẩu có hoạt chất, hàm lượng và đường
52
dùng tương ứng với danh mục TT 10 có giá trị nhiều nhất
tại Đà Nẵng năm 2016
Bảng 3.21. Các thuốc nhập khẩu thuộc danh mục TT 10 có khả năng
54
thay thế bằng thuốc sản xuất trong nước tại Đà Nẵng năm
2016
Bảng 3.22.
Gía trị chênh lệch giữa thuốc nhập khẩu và thuốc sản xuất
trong nước có thể thay thế được của thuốc thuộc danh mục TT
10 tại Đà Nẵng năm 2016
57
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT
TÊN HÌNH
TRANG
Hình 3.1.
Nguồn gốc xuất xứ của thuốc đa thành phần
31
Hình 3.2.
Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước thuộc danh mục TT 10
33
được sử dụng ở 3 tuyến tại Đà Nẵng năm 2016
Hình 3.3.
Kháng sinh thuộc nhóm beta lactam được chi trả ở tuyến
45
TW và tuyến tỉnh tại Đà Nẵng
Hình 3.4.
Các thuốc biệt dược gốc được chi trả nhiều ở tuyến TW và
tuyến tỉnh tại Đà Nẵng
49
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam, bệnh viện là cơ sở khám
chữa bệnh chủ yếu. Tại các bệnh viện, việc xây dựng danh mục thuốc hợp lý, đáp
ứng nhu cầu điều trị là hết sức quan trọng. Với mô hình bệnh tật ngày càng tăng,
nhu cầu chi trả cũng ngày càng tăng theo nhưng quỹ bảo hiểm y tế chỉ có hạn, rất
cần thiết phải có chính sách lựa chọn danh mục thuốc hợp lý, hướng nguồn tiền vào
thuốc thật hiệu quả. Bảo hiểm y tế là một chính sách an sinh xã hội quan trọng trong
xã hội hiện đại, là sự quan tâm chia sẻ của toàn thể cộng đồng tới mỗi một bệnh
nhân. Việc lựa chọn thuốc do bảo hiểm y tế chi trả phải thể hiện được chính sách
nhân đạo, hướng tới cộng đồng rộng lớn. Nguồn kinh phí chi trả tiền thuốc cho bảo
hiểm y tế phải được quản lý chặt chẽ từ trung ương đến địa phương nói chung và
trong mỗi cơ sở khám chữa bệnh nói riêng với mục tiêu vì quyền lợi của người
tham gia bảo hiểm. Lựa chọn thuốc bảo hiểm y tế lấy tiêu chí đảm bảo chất lượng
điều trị, an toàn cho sử dụng. Công tác cung ứng thuốc cho bảo hiểm y tế tại các cơ
sở khám chữa bệnh phải được cụ thể hóa bằng những quy định rõ ràng, minh bạch
và áp dụng thống nhất cho hệ thống khám bệnh, chữa bệnh công lập trên toàn quốc
[13]. Theo kết quả khảo sát của Cục Quản lý Khám chữa bệnh trên 1018 bệnh viện
trong cả nước năm 2010, các thuốc kháng sinh chiếm 37,70% [27]. Nghiên cứu về
thực trạng thanh toán thuốc bảo hiểm y tế trong cả nước năm 2010 cho thấy trong
tổng số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán nhiều nhất có đến 10 hoạt chất thuộc nhóm
kháng sinh, chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm tỷ lệ 21,92% tổng số tiền thuốc bảo hiểm y
tế) [18]. Đó là một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí cho người bệnh.
Trong nhiều năm, chất lượng khám chữa bệnh tại các bệnh viện trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng ngày một nâng cao. Bên cạnh đó với đặc thù là trung tâm kinh
tế của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, ngành y tế của thành phố ngày càng
được củng cố và hoàn thiện. Trong thời gian qua, Sở Y tế đã phối hợp với Bảo hiểm
xã hội thành phố Đà Nẵng thực hiện tốt kế hoạch triển khai bảo hiểm y tế toàn dân
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và đã đạt được kết quả như mục tiêu đề ra. Trong
1
năm 2016, Sở Y tế đã triển khai thực hiện tốt công tác phân bổ đầu thẻ bảo hiểm y
tế, công tác giám định hồ sơ theo tỉ lệ tại các bệnh viện, tăng cường công tác kiểm
tra giám sát thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các
sai sót trong tổ chức khám chữa bệnh bảo hiểm y tế nhằm đảm bảo việc quản lý, sử
dụng quỹ bảo hiểm y tế đúng mục đích, đúng quy định. Tính đến tháng 7/2016,
thành phố Đà Nẵng đã đạt được 96,2% người dân tham gia bảo hiểm y tế [43].
Thị trường thuốc ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú cả về số lượng và
chất lượng. Hiện nay, thuốc sản xuất trong nước có thể đã đáp ứng yêu cầu điều trị
về số lượng, chất lượng, giá cho nhu cầu sử dụng. Và vấn đề đặt ra cho các cơ sở
khám chữa bệnh là xây dựng một danh mục thuốc phù hợp với nhu cầu điều trị đảm
bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả, đồng thời phù hợp với khả năng thanh toán của
người bệnh. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào tiến hành nghiên cứu danh
mục thuốc bảo hiểm y tế chi trả cho các bệnh viện ở thành phố Đà Nẵng. Do đó, đề
tài “Phân tích danh mục thuốc tân dược Bảo hiểm y tế chi trả cho các bệnh
viện công lập tại thành phố Đà Nẵng năm 2016” được thực hiện với mục tiêu
sau:
Phân tích cơ cấu danh mục thuốc tân dược sử dụng được bảo hiểm y tế chi
trả cho các bệnh viện công lập tại thành phố Đà Nẵng năm 2016 theo tuyến.
Từ đó chỉ ra một số bất cập trong sử dụng thuốc của bảo hiểm y tế tại các
bệnh viện công lập, góp phần đưa ra một số kiến nghị hướng tới hợp lý danh mục
thuốc cho những năm tiếp theo.
2
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Bảo hiểm y tế và Danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toán của BHYT
1.1.1. Bảo hiểm y tế và phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế
a. Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là một chính sách an sinh xã hội quan trọng trong xã hội hiện
đại, là sự quan tâm chia sẻ của toàn thể cộng đồng tới mỗi một bệnh nhân. Luật
BHYT bắt buộc đầu tiên được ban hành tại Đức vào năm 1883 dưới thời Thủ tướng
Bismark, mở đầu cho sự phát triển của một trong những loại hình bảo hiểm thuộc
hệ thống các chính sách an sinh xã hội lớn trên toàn thế giới. Ở Châu Á, Nhật Bản
là quốc gia ban hành luật BHYT sớm nhất vào năm 1922 [17]. Chính sách BHYT
toàn dân cũng đã được nhiều nước trong khu vực này thực hiện thành công như:
Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore. Tính đến nay đã có trên 50% các nước phát triển
chọn BHYT xã hội làm cơ chế tài chính cho y tế và hầu hết các nước này đã đạt
được mục tiêu bao phủ toàn dân [32].
Một trong những mục tiêu của Nghị quyết của Bộ chính trị số 21 – NQ/TW
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế giai đoạn 2012 – 2020 là thực hiện BHYT toàn dân [1]. Tại Việt Nam, Quốc hội
thông qua Luật BHYT vào năm 2008. Sau nhiều năm ra đời, Luật BHYT có nhiều
sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Theo Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm
2014 đã định nghĩa BHYT như sau:
“Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng
theo quy định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ
chức thực hiện” [30].
Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về tình hình ký hợp đồng khám
chữa bệnh BHYT thì tính đến hết quý II/2017, cơ quan BHXH trực tiếp ký hợp
đồng khám, chữa bệnh BHYT với 2.169 cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó:
3
- Xếp theo loại hình: công lập là 1.069 cơ sở (966 bệnh viện, 53 phòng khám
đa khoa, 590 trung tâm y tế, bệnh xá, Y tế cơ quan đơn vị…), ngoài công lập là 560
đơn vị.
- Xếp theo tuyến khám chữa bệnh: tuyến TW là 43 cơ sở, tuyến tỉnh 644 cơ
sở, tuyến huyện là 1.242 cơ sở [3].
b. Phạm vi thanh toán bảo hiểm y tế
Người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh sẽ được quỹ BHYT chi trả
các chi phí của dịch vụ y tế đã sử dụng khi khám chữa bệnh. Tuy nhiên, để phù hợp
với khả năng chi trả của quỹ BHYT, phù hợp với hệ thống khám chữa bệnh và công
tác quản lý, đồng thời đảm bảo tính trách nhiệm, chia sẻ cộng đồng và thực hiện
chính sách xã hội, mỗi nhóm đối tượng sẽ có một số khác biệt nhất định về phạm vi
được hưởng và mức hưởng BHYT đối với một số loại dịch vụ. Sự khác nhau cũng
liên quan đến việc lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh của người có thẻ BHYT.
Theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT số 46/2014/QH13
ngày 13 tháng 6 năm 2014 thì người tham gia BHYT được quỹ BHYT chi trả các
chi phí sau đây:
- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con.
- Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng
quy định trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến
chuyên môn kỹ thuật [30].
1.1.2. Danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế
Danh mục thuốc là một danh sách các thuốc được sử dụng trong hệ thống
chăm sóc sức khỏe và bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc trong danh mục này. Danh mục
thuốc bệnh viện là danh mục những loại thuốc cần thiết thỏa mãn nhu cầu khám
bệnh, chữa bệnh và thực hiện y học dự phòng của bệnh viện, phù hợp với mô hình
bệnh tật, kỹ thuật điều trị và bảo quản, khả năng tài chính của từng bệnh viện và khả
năng chi trả của người bệnh và được lựa chọn, phê duyệt để sử dụng trong bệnh
viện. Những thuốc này trong một phạm vi thời gian, không gian, trình độ xã hội,
khoa học kỹ thuật nhất định luôn sẵn có bất cứ lúc nào với số lượng cần thiết, chất
lượng tốt, dạng bào chế thích hợp, giá cả phải chăng [39]. Danh mục thuốc có nhiều
4
ý nghĩa, phụ thuộc vào quan điểm của mỗi người. Với Dược sĩ, danh mục thuốc
được xem như một danh sách các sản phẩm dược phẩm đã được chứng minh về tác
dụng dược lý và liên tục thay đổi, là một bản công cụ mang tính hành chính giúp
xác định loại thuốc cần mua. Với Bác sĩ, danh mục thuốc được xem như một công
cụ của các nhà quản lý, dược sĩ và Hội đồng thuốc & điều trị đối với việc kê đơn
thuốc. Với Điều dưỡng, danh mục thuốc được xem như danh sách các thuốc đang
có sẵn trong kho và với các nhà quản lý xây dựng danh mục thuốc là một phương
pháp giúp hạn chế chi phí và sử dụng thuốc đạt mục tiêu về kinh tế. Với các công ty
dược phẩm, danh mục thuốc được xem như là một cách hạn chế và có khả năng vô
hiệu hóa các hoạt động xúc tiến kinh doanh thuốc tại các bệnh viện [36]. Mỗi bệnh
viện có một danh mục thuốc khác nhau, được xây dựng hàng năm theo nhu cầu điều
trị hợp lý của các khoa lâm sàng. Xây dựng danh mục phù hợp sẽ góp phần rất lớn
trong công tác điều trị, quản lý của bệnh viện. Chính vì thế, để xây dựng một danh
mục thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý và đạt được thống nhất giữa các bên liên quan
là một bước quan trọng hướng tới chăm sóc sức khỏe một cách tối ưu [37].
Danh mục thuốc BHYT được Bộ Y tế xây dựng và ban hành. Cơ quan
BHXH có trách nhiệm giám định danh mục thuốc của các cơ sở khám chữa bệnh
dựa trên danh mục thuốc do Bộ Y tế ban hành. Ngày 17 tháng 11 năm 2014, Bộ
trưởng Bộ Y tế ban hành thông tư số 40/2014/TT-BYT hướng dẫn thực hiện danh
mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT gồm 845 hoạt chất,
1064 thuốc tân dược.
Trong danh mục thuốc tân dược ban hành kèm theo Thông tư số
40/2014/TT-BYT, các thuốc hay hoạt chất được sắp xếp theo 27 nhóm lớn, theo mã
ATC (giải phẫu, điều trị, hóa học). Một số thuốc hay hoạt chất có nhiều mã ATC,
nhiều chỉ định khác nhau được xếp vào một nhóm phù hợp nhất để hạn chế sự trùng
lặp. Tên thuốc hay hoạt chất được ghi theo tên chung quốc tế và theo quy định của
Dược thư quốc gia VN, chỉ ghi đường dùng, dạng dùng, không ghi hàm lượng [8].
5
1.1.3. Nguyên tắc chi trả và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế
1.1.3.1. Nguyên tắc chi trả tiền thuốc bảo hiểm y tế
- Thanh toán thuốc theo danh mục do Bộ Y tế quy định: theo nguyên tắc này,
quỹ BHYT thanh toán chi phí các lọai thuốc có trong danh mục do Bộ Y tế quy
định. Mỗi cơ sở khám chữa bệnh căn cứ theo mô hình bệnh tật, nhu cầu sử dụng
thuốc, khả năng tài chính tại cơ sở khám chữa bệnh (bao gồm viện phí và BHYT)
và danh mục theo tên generic của BYT để xây dựng danh mục thuốc cụ thể theo tên
thành phẩm sử dụng tại cơ sở khám, chữa bệnh đó.
- Thanh toán chi phí thuốc theo kết quả đấu thầu của cơ sở khám chữa bệnh:
Quy định này xác định tính phi lợi nhuận trong tổ chức thực hiện chính sách BHYT.
Theo đó, cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm nhập và nhượng nguyên giá thuốc
cho người bệnh nói chung và người bệnh có thẻ BHYT nói riêng, đồng thời đảm
bảo cho các cơ sở không phải bù lỗ do quá trình nhập thuốc sử dụng tại bệnh viện,
phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội mỗi địa phương.
Mọi chi phí khám, chữa bệnh nói chung, chi phí thuốc chữa bệnh nói riêng
đều phải được cơ quan BHXH giám định theo nguyên tắc: đúng người - đúng bệnh đúng thuốc - đúng chi phí trước khi thanh toán [32].
1.1.3.2. Quy định thanh toán đối với một số loại thuốc
- Các dạng đồng phân hóa học khác hoặc các dạng muối khác của hoạt chất
có trong danh mục thuốc đều được quỹ BHYT thanh toán nếu có cùng tác dụng điều
trị với dạng hóa học hay tên thuốc ghi trong danh mục thuốc.
- Thuốc được xếp nhóm này dùng điều trị bệnh thuộc nhóm khác được quỹ
BHYT thanh toán nếu có chỉ định như đăng ký trong hồ sơ đăng ký đã phê duyệt.
- Thuốc có phối hợp nhiều hoạt chất mà sự phối hợp này chưa được quy định
trong danh mục thì được quỹ BHYT thanh toán nếu các hoạt chất đều có trong danh
mục ở dạng đơn chất (trừ vitamin và khoáng chất) và có cùng đường dùng như quy
định tại khoản 2 điều 2 Thông tư 40/2014/TT-BYT. Thuốc phối hợp được lựa chọn
đảm bảo nguyên tắc sử dụng an toàn, hiệu quả và phù hợp với khả năng chi trả của
quỹ BHYT. Trường hợp thuốc phối hợp nhiều hoạt chất mà các hoạt chất có hạng
bệnh viện sử dụng khác nhau thì thanh toán theo hoạt chất được sử dụng ở hạng
6
bệnh viện cao nhất. Trường hợp thuốc phối hợp nhiều hoạt chất có tỷ lệ thanh toán
khác nhau thì thanh toán theo tỷ lệ của hoạt chất có tỷ lệ thanh toán thấp nhất [8].
1.1.4. Các văn bản quy phạm pháp luật về chi trả tiền thuốc bảo hiểm y tế
- Thuốc thuộc danh mục thuốc BHYT do Bộ Y tế ban hành:
Theo quy định của Luật BHYT, không phải mọi loại thuốc đã được cấp phép
lưu hành hợp pháp trên thị trường Việt Nam đều thuộc phạm vi thanh toán của quỹ
BHYT. Bộ Y tế là cơ quan có thẩm quyền ban hành danh mục thuốc thuộc phạm vi
thanh toán của quỹ BHYT.
+ Điểm 14 Khoản 1 Luật số 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
BHYT: Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 21 Luật BHYT: Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì,
phối hợp với các ban ngành liên quan ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh
toán đối với thuốc, hóa chất thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT.
Hiện tại, Thông tư số 40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 của Bộ Y tế về ban hành
và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ
BHYT: quy định phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT đối với thuốc tân
dược, thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu.
- Thuốc được cơ sở khám chữa bệnh mua thuốc theo quy định của pháp luật
về đấu thầu:
Trên cơ sở danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT, các cơ
sở khám chữa bệnh thực hiện mua thuốc theo quy định của pháp luật về đấu thầu để
làm cơ sở thanh toán với cơ quan BHXH khi chỉ định, sử dụng cho bệnh nhân
BHYT [8].
- Thuốc được cơ sở khám chữa bệnh chỉ định, cấp phát cho người bệnh theo
đúng chỉ định đã đăng ký của thuốc và các giới hạn, điều kiện thanh toán do Bộ Y tế
quy định [8].
1.2. Thực trạng chi trả thuốc bảo hiểm y tế được sử dụng tại các bệnh viện
công lập ở Việt Nam
1.2.1. Mô hình bệnh tật ở Việt Nam
Hiện nay, các số liệu thống kê, nghiên cứu cho thấy cơ cấu giữa 3 nhóm
bệnh lây nhiễm, không lây nhiễm, và tai nạn, thương tích đã có sự thay đổi nhanh
7
chóng trong vòng hơn 30 năm trở lại đây với sự gia tăng nhanh tỷ trọng của các
bệnh không lây nhiễm. Gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm gây ra bởi bốn
nhóm bệnh chính là bệnh tim mạch, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và đái
tháo đường. Bốn nhóm bệnh này chiếm 60,4% các trường hợp tử vong và 33% tổng
gánh nặng bệnh tật tính theo DALY năm 2012. Bên cạnh đó, gánh nặng do các bệnh
lây nhiễm vẫn ở mức cao, ngày càng khó kiểm soát và vẫn tiếp tục là một thách
thức đối với hệ thống y tế. Năm 2012, các bệnh lây nhiễm gây ra 86 100 trường hợp
tử vong (so với 97,7 ngàn trường hợp năm 2000) và gây ra 5,6 triệu DALY (so với
6,7 triệu năm 2000). Bên cạnh đó, các bệnh lây nhiễm hiện nay thường khó kiểm
soát hơn và gây ra gánh nặng kinh tế lớn hơn trước đây vì chi phí điều trị cao hơn
do tình trạng biến đổi khí hậu, thay đổi môi trường, tình trạng đề kháng với các loại
thuốc, hoá chất, một số bệnh mới chưa có phương pháp điều trị, phòng ngừa đặc
hiệu [10].
Số liệu về gánh nặng bệnh tật tính theo DALY năm 2014 cho thấy có sự biến
đổi nhanh về mô hình bệnh tật và tử vong ở Việt Nam. Gánh nặng bệnh tật do các
bệnh truyền nhiễm, các vấn đề sức khỏe của bà mẹ, giai đoạn chu sinh và rối loạn
dinh dưỡng giảm từ 45,6% xuống 20,8%. Đồng thời gánh nặng bệnh tật do các
bệnh, chứng bệnh không lây nhiễm tăng từ 42% lên 66% tổng số DALY. Tỷ trọng
gánh nặng bệnh tật do chấn thương tương đối ổn định, chiếm khoảng 13%. 2 nhóm
bệnh thuộc các bệnh không lây nhiễm gây gánh nặng bệnh tật lớn nhất là bệnh ung
thư và tim mạch, tiếp theo sau đó là bệnh tâm thần và xương khớp. 10 bệnh không
lây nhiễm gây gánh nặng bệnh tật cao nhất chiếm 45% tổng số DALY của nhóm và
chiếm 30% tổng số DALY chung [42].
1.2.2. Tình hình chi trả thuốc bảo hiểm y tế
Đối với bệnh nhân có thẻ BHYT, chi phí thuốc chiếm một tỷ trọng lớn trong
tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT, khoảng trên 60%. Năm 2010, quỹ BHYT chi
trả 12.722 tỷ đồng tiền thuốc, tăng 25% so với năm 2009 và năm 2011 lên tới gần
15.000 tỷ đồng. Theo thống kê của cơ quan BHXH, chi phí thuốc tại tuyến huyện
thường chiếm khoảng 70% chi phí khám chữa bệnh BHYT [2].
8
Theo báo cáo về Thực trạng thanh toán chi phí thuốc BHYT năm 2018, chi
phí thuốc BHYT tăng qua các năm, từ 9,37 nghìn tỷ đồng năm 2009 đến 34,98
nghìn tỷ đồng năm 2017 [12].
Bảng 1.1. Chi phí thuốc BHYT tại Việt Nam qua các năm 2009 – 2017
(ĐVT: nghìn tỷ đồng)
Năm
Chi phí thuốc BHYT
Năm
Chi phí thuốc BHYT
2009
9,37
2013
20,73
2010
11,50
2015
25,00
2011
15,29
2016
31,30
2012
18,99
2017
34,98
Trong đó, theo báo cáo về Thực trạng thanh toán chi phí thuốc BHYT, trong 20
nhóm tác dụng dược lý được BHYT chi trả nhiều trong năm 2016 thì nhóm thuốc
chống nhiễm khuẩn nhóm beta lactam là được chi trả nhiều nhất với 5.774,12 tỷ
đồng. Nhóm thứ hai là thuốc điều trị ung thư với 3.076,98 tỷ đồng và nhóm thứ ba
là thuốc kháng acid với 2.843,12 tỷ đồng [12].
1.2.3. Tình hình chi trả bảo hiểm y tế đối với thuốc sản xuất trong nước và thuốc
nhập khẩu
Trong năm 2012, Cục Quản lý dược đã tổ chức thành công diễn đàn “Người
Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Đây là một trong những giải pháp quan
trọng hỗ trợ cho ngành Dược VN phát triển bền vững, bảo đảm nguồn cung ứng
thuốc phòng, chữa bệnh cho nhân dân và không lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ
nước ngoài. Tổng giá trị tiền thuốc ước sử dụng năm 2012 là 2.600 triệu USD, tăng
9,1% so với năm 2011. Giá trị thuốc sản xuất trong nước năm 2012 ước tính đạt
khoảng 1.200 triệu USD, tăng 5,26% so với năm 2011 [33]. Theo số liệu thống kê
tại Đề án Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam năm 2012 cho thấy [10]:
- Tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam và thuốc ngoại nhập của bệnh
viện các tuyến: Tổng số tiền mua thuốc năm 2010 của 1018 bệnh viện là 15 nghìn tỷ
9
đồng, tăng 22,4% so với năm 2009, trong đó tỷ lệ tiền thuốc sản xuất tại Việt Nam
chiếm 38,7% tăng nhẹ so với năm 2009 (38,2%).
- Tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam tại bệnh viện TW: Tổng trị giá
tiền mua thuốc sản xuất tại VN của 34 bệnh viện TW năm 2010 là hơn 378 tỷ đồng
(11,9%), giảm nhẹ so với năm 2009 (12,3%).
- Tỷ lệ dùng thuốc sản xuất tại Việt Nam tại bệnh viện tỉnh/thành phố: Tổng
trị giá tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam của 307 bệnh viện tỉnh/thành phố năm
2010 là hơn 2.232 tỷ đồng (33,9%), tăng nhẹ so với năm 2009 (33,2%).
Theo báo cáo của BHXH Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2017, thuốc sản
xuất trong nước có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 38% so với tổng chi
[3]. Các kết quả khảo sát và phân tích cơ cấu thuốc sản xuất trong nước và thuốc
nhập khẩu trong danh mục thuốc bệnh viện của các tuyến bệnh viện cho thấy có sự
khác biệt về tỷ lệ số lượng và tỷ trọng thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập
khẩu của các tuyến bệnh viện. Tỷ lệ trung bình của thuốc sản xuất trong nước
khoảng 35% cả về số khoản mục và giá trị. Tuy nhiên tỷ lệ này tại các tuyến bệnh
viện khác nhau. Tại các bệnh viện tuyến TW, số thuốc sản xuất trong nước chiếm tỷ
lệ từ 25,5% đến 36,8%, thấp nhất là tại bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên
(25,5%) và cao nhất là tại bệnh viện Chợ Rẫy (36,8%). Tuy nhiên giá trị sử dụng
thuốc sản xuất trong nước tại bệnh viện Chợ Rẫy chỉ chiếm tỷ lệ 12,1%. Số thuốc
nhập khẩu chiếm tỷ lệ từ 63,2% đến 74,5%, cao nhất tại bệnh viện đa khoa TW
Thái Nguyên (74,5%), thấp nhất tại bệnh viện Chợ Rẫy (63,2%). Giá trị sử dụng
thuốc nhập khẩu tại bệnh viện Chợ Rẫy chiếm tỷ lệ tới 87,9%, cao nhất trong các
bệnh viện tuyến TW. Đối với các bệnh viện tuyến tỉnh, số thuốc sản xuất trong
nước chiếm tỷ lệ cao nhất là 41,1% (bệnh viện đa khoa Hải Dương) và thấp nhất là
22,6% (bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phòng). Mặc dù vậy giá trị thuốc sản xuất trong
nước tại bệnh viện đa khoa Hải Dương chỉ chiếm tỷ lệ 13,3%. Tỷ lệ số khoản mục
thuốc nhập khẩu nằm trong khoảng từ 59,9% đến 77,4%. Giá trị sử dụng thuốc nhập
khẩu tại tuyến bệnh viện này chiếm tỷ lệ từ 42,9% đến 86,7%, cao nhất tại bệnh
viện đa khoa Hải Dương (86,7%) [20]. Tại bệnh viện Đà Nẵng năm 2013, kết quả
nghiên cứu cho thấy các thuốc sản xuất trong nước chiếm 247/867 khoản mục thuốc
10
(chiếm tỷ lệ 28,49%) nhưng giá trị sử dụng thuốc chỉ đạt 33,51 tỷ (chiếm tỷ lệ
18,80% tổng kinh phí sử dụng thuốc). Các thuốc nhập khẩu chiếm 620/867 khoản
mục thuốc (chiếm tỷ lệ 71,51%), giá trị sử dụng thuốc đạt 144,74 tỷ (chiếm tỷ lệ
81,20% tổng kinh phí sử dụng thuốc). Như vậy các thuốc nhập khẩu có số lượng
thuốc và giá trị sử dụng lớn hơn rất nhiều so với các thuốc sản xuất trong nước, xét
về số lượng thì các thuốc nhập khẩu nhiều gấp 2,51 lần, xét về giá trị sử dụng các
thuốc nhập khẩu nhiều gấp 4,32 lần các thuốc sản xuất trong nước [16]. Theo kết
quả phân tích giá trị tiền thuốc BHYT tại thành phố Hải Phòng năm 2013, cơ cấu
thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu về số loại thuốc và giá trị tiền thuốc
cho thấy tỉ lệ thuốc nhập khẩu sử dụng tại các bệnh viện tuyến thành phố lớn hơn tại
các bệnh viện tuyến quận huyện cả về số lượng (52,6% và 32,5%) và giá trị tiền
thuốc (81,7% và 45,2%). Ở 22 bệnh viện tuyến quận huyện, về số lượng thuốc sản
xuất trong nước, trung bình các bệnh viện đạt 67.5% nhưng mới đạt được 54.8%
tổng giá trị tiền thuốc [34]. Nhóm thuốc nhập khẩu tập trung vào các thuốc điều trị
ung thư, thuốc tác dụng đối với máu, đạm truyền, thuốc kháng sinh tiêm thế hệ mới,
thuốc điều trị tim mạch. Các thuốc này chưa được sản xuất nhiều ở Việt Nam.
Nhóm thuốc sản xuất trong nước chủ yếu là một số nhóm kháng sinh như beta
lactam, quinolone, macrolid…, vitamin và khoáng chất, thuốc hạ sốt giảm đau
không steroid [35].
1.2.4. Tình hình chi trả bảo hiểm y tế đối với biệt dược gốc và thuốc generic
Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2017, tỷ lệ sử
dụng biệt dược gốc tại một số địa phương so với tổng chi thuốc còn cao [3]. Tại một
số bệnh viện năm 2009, các thuốc biệt dược thường chiếm tỷ lệ cao trong DMTBV.
Các kết quả khảo sát và phân tích cho thấy cơ cấu thuốc generic và thuốc biệt dược
gốc của các bệnh viện không có sự khác biệt cả về tỷ lệ số lượng và tỷ lệ giá trị sử
dụng các thuốc này giữa các tuyến bệnh viện. Số khoản mục thuốc generic tại các
bệnh viện tuyến TW chiếm tỷ lệ từ 32,6% - 35,1%. Giá trị sử dụng nhóm thuốc này
chiếm tỷ lệ nằm trong khoảng từ 21,1% -31,2%. Tại các bệnh viện tuyến tỉnh, thuốc
generic chiếm tỷ lệ từ 22,4% - 46,0%. Giá trị sử dụng nhóm thuốc này chiếm tỷ lệ
từ 12,1 % - 38,1 [20]. Tại bệnh viện đa khoa Quảng Nam năm 2013 cho thấy thuốc
11
generic được sử dụng với số lượng 847 khoản mục chiếm 82,9%, nguồn kinh phí sử
dụng là 62.356 triệu đồng chiếm tỷ lệ 94,8% so với tổng kinh phí sử dụng thuốc;
trong khi đó thuốc biệt dược gốc với 175 khoản mục chiếm tỷ lệ 17,1%, nguồn kinh
phí sử dụng cho thuốc biệt dược gốc thấp với 3.407 triệu đồng chiếm tỷ lệ 52%
[25]. Theo một kết quả nghiên cứu năm 2016, bệnh viện đa khoa Nghi Lộc đã sử
dụng 88,6% tổng số khoản mục thuốc là các thuốc generic, tương ứng gần 90% tổng
giá trị sử dụng. Các thuốc biệt dược gốc chỉ chiếm 11,4% tổng số khoản mục thuốc
và 10,1% tổng giá trị sử dụng, thấp hơn nhiều so với các bệnh viện khác [21].
Theo công văn số 3794/BHXH – DVT về việc thống nhất tỷ lệ sử dụng biệt
dược gốc tại các tuyến điều trị theo chỉ đạo của Chính Phủ ngày 28/8/2017, BHXH
Việt Nam phân tích, tổng hợp tình hình sử dụng biệt dược gốc như sau: chi phí sử
dụng thuốc biệt dược gốc trong khám chữa bệnh BHYT năm 2016 là 8.225,9 tỷ
đồng; bằng 26% tổng chi phí thuốc. Trong đó tỷ lệ sử dụng biệt dược gốc tại bệnh
viện tuyến TW bằng 47% số chi thuốc tại bệnh viện tuyến TW, tại tuyến tỉnh bằng
24% số chi thuốc tại bệnh viện tuyến tỉnh và tại tuyến huyện bằng 7% số chi thuốc
tại bệnh viện tuyến huyện. Chi phí các thuốc biệt dược gốc hết hạn bản quyền có từ
1-3 số đăng ký nhóm I thay thế trở lên theo Công văn số 2713/BYT-QLD là 2.982
tỷ đồng. Như vậy chi phí thuốc biệt dược gốc năm 2016 sau khi đã tách chi phí của
các thuốc biệt dược gốc hết hạn bản quyền còn lại là 5.243,9 tỷ đồng; bằng 16%
tổng chi thuốc. Tỷ lệ sử dụng biệt dược gốc tương ứng tại tuyến TW, tuyến tỉnh,
tuyến huyện là 32%, 15% và 4% số chi thuốc. Trong thời gian tới danh mục thuốc
biệt dược gốc hết hạn bản quyền tiếp tục tăng lên, đồng thời một số biệt dược gốc
hiệu quả sử dụng không vượt trội so với thuốc nhóm I sẽ loại khỏi danh mục thì chi
phí biệt dược gốc tiếp tục giảm thêm [4].
Sử dụng các thuốc generic được xem là một trong những cách làm giảm chi
phí điều trị và đây cũng là một trong những tiêu chí Bộ Y tế đưa ra trong việc lựa
chọn thuốc sử dụng tại bệnh viện [6].
1.2.5. Tình hình chi trả bảo hiểm y tế đối với thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại
bệnh viện, một phần cho thấy mô hình bệnh tật tại VN có tỷ lệ nhiễm khuẩn cao,
12
mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng kháng sinh vẫn còn phổ biến [15].
Năm 2009, theo một thống kê của Bộ Y tế về tình hình sử dụng thuốc của một số
bệnh viện, tỷ lệ kinh phí sử dụng thuốc kháng sinh trung bình tại các bệnh viện đa
khoa tuyến TW (21 bệnh viện) là 28%, tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh (15
bệnh viện) là 34%, tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện (52 bệnh viện) là cao nhất
43% [26]. Nghiên cứu tại 38 bệnh viện đa khoa năm 2009 (7 bệnh viện đa khoa
tuyến TW và 14 bệnh viện tuyến tỉnh, 17 bệnh viện huyện, quận) đại diện cho 6
vùng trên cả nước cũng cho kết quả tương tự với tỷ lệ giá trị kháng sinh ở 3 tuyến
bệnh viện trung bình là 32,5%; trong đó cao nhất là ở các bệnh viện tuyến huyện
(43,1%) và thấp nhất tại bệnh viện tuyến TW (25,6%) [20]. Nghiên cứu tại bệnh
viện Đà Nẵng năm 2013 cho thấy danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện gồm 25
nhóm điều trị với 451 hoạt chất và 867 thuốc. Trong đó nhóm điều trị ký sinh trùng
và chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số kinh phí sử dụng thuốc
(chiếm khoảng 39,62%) đồng thời cũng là nhóm thuốc có số lượng thuốc nhiều nhất
với 140 thuốc (chiếm 16,51%) [16].
1.2.6. Tình hình chi trả bảo hiểm y tế đối với thuốc thuộc danh mục Thông tư
10/2016/TT-BYT
Ngày 05/05/2016, Bộ Y tế ban hành Thông tư 10 với nội dung ban hành
danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả
năng cung cấp và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2016. Danh mục
Thong tư 10 bao gồm 146 thuốc được xây dựng trên cơ sở các thuốc sản xuất tại các
cơ sở sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu điều trị của các cơ sở khám chữa bệnh
theo tiêu chí kỹ thuật của thuốc, có giá thuốc hợp lý và có khả năng đảm bảo cung
cấp cho các cơ sở điều trị trên cả nước. Các mặt hàng thuốc đưa vào danh mục phải
đáp ứng tất cả các tiêu chí sau: Thuốc thuộc danh mục thuốc đấu thầu, đã có tối
thiểu từ ba số đăng ký của ba nhà sản xuất trong nước theo nhóm tiêu chí kỹ thuật,
giá của thuốc sản xuất trong nước không cao hơn so với thuốc nhập khẩu có tiêu chí
kỹ thuật tương đương, đảm bảo khả năng cung ứng thuốc cho các cơ sở y tế khi
không mua thuốc nhập khẩu sản xuất tại cơ sở có tiêu chí kỹ thuật tương đương với
thuốc sản xuất trong nước [9].
13
Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An
năm 2016, trong tổng số 341 khoản mục thuốc tương ứng với 18,2 tỷ đồng thì thuốc
thuộc danh mục Thông tư 10 được bệnh viện sử dụng có 76 khoản mục thuốc
(chiếm tỷ lệ 22,3%) tương ứng với giá trị là 6,9 tỷ đồng (tỷ lệ 37,9%) [21]. Kết quả
phân tích tại bệnh viện đa khoa Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, năm 2015 cho thấy tỷ lệ
thuốc nhập khẩu có hoạt chất, hàm lượng, đường dùng tương ứng với danh mục TT
10 chiếm 56% số khoản mục và 72,25% giá trị trong tổng số tiền thuốc nhập khẩu
[22].
1.3. Vài nét về hệ thống y tế ở thành phố Đà Nẵng
1.3.1. Các bệnh viện công lập ở thành phố Đà Nẵng
Theo điều 41 của Luật khám, chữa bệnh năm 2009 thì các hình thức tổ chức
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm [29]:
- Bệnh viện
- Cơ sở giám định y khoa
- Phòng khám đa khoa
- Phòng khám chuyên khoa, bác sỹ gia đình
- Phòng chẩn trị y học cổ truyền
- Nhà hộ sinh
- Cơ sở chẩn đoán
- Cơ sở dịch vụ y tế
- Trạm y tế cấp xã và tương đương
Theo điều 81 của Luật khám, chữa bệnh năm 2009 hệ thống cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh của nhà nước gồm 4 tuyến như sau [29]:
+ Tuyến TW
+ Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc TW
+ Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
+ Tuyến xã, phường, thị trấn
Thông tư 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế quy định chi tiết
phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cụ
thể như sau [7]:
14
- Tuyến TW bao gồm:
+ Bệnh viện hạng đặc biệt.
+ Bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế
+ Bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TW hoặc
thuộc các Bộ, ngành khác được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là tuyến cuối về chuyên môn
kỹ thuật.
- Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc TW bao gồm:
+ Bệnh viện xếp hạng II trở xuống trực thuộc Bộ Y tế.
+ Bệnh viện hạng I, hạng II trực thuộc Sở Y tế hoặc các bộ, ngành khác.
- Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh bao gồm các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
+ Bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng, trung tâm y tế
huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh ở những địa phương chưa có bệnh viện
huyện, bệnh xá công an tỉnh.
+ Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, nhà hộ sinh.
- Tuyến xã, phường, thị trấn bao gồm:
+ Trạm y tế xã, phường, thị trấn
+ Trạm xá, trạm y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức.
+ Phòng khám bác sĩ gia đình.
Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có tất cả 84 cơ sở khám chữa bệnh
công lập và ngoài công lập hoạt động với tổng số giường bệnh thực hiện năm 2013
là 6.278 giường bệnh; gồm có: bệnh viện của TW, quân đội với 1.390 giường bệnh;
01 bệnh viện đa khoa và 07 bệnh viện chuyên khoa thành phố với 2.260 giường
bệnh; 20 phòng khám đa khoa và 600 phòng mạch tư nhân, 07 trung tâm y tế (bệnh
viện) quận, huyện với tổng số 1.060 giường bệnh; 56 trạm y tế xã, phường với 392
giường bệnh và 08 bệnh viện tư nhân với 1.176 giường bệnh [14].
1.3.2. Tình hình người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn Đà Nẵng
Hiện nay, mạng lưới khám chữa bệnh tại thành phố Đà Nẵng ngày càng được
củng cố, hoàn thiện. Những năm qua, các cơ sở khám chữa bệnh tiếp tục đẩy mạnh
15
công tác xã hội hóa, nhằm hiện đại hóa về trang thiết bị, từng bước nâng cao trình
độ, chuyên môn, chất lượng điều trị cho người bệnh.
Vấn đề bao phủ BHYT toàn dân phải được tiếp cận đầy đủ trên ba phương
diện về chăm sóc sức khỏe toàn dân của Tổ chức y tế thế giới bao gồm: i) Bao phủ
về dân số, tức là tỷ lệ dân số tham gia BHYT; ii) Bao phủ gói quyền lợi về BHYT,
tức là phạm vi dịch vụ y tế được đảm bảo; iii) Bao phủ về chi phí hay mức độ được
bảo hiểm để giảm mức chi trả từ tiền túi của người bệnh. Tuy nhiên, xuất phát từ
thực tế điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói
riêng, vấn đề thực hiện BHYT toàn dân hướng tới việc gia tăng tỉ lệ dân số tham gia
BHYT được xác định là mục tiêu ưu tiên hàng đầu, trước khi cân nhắc mở rộng
phạm vi quyền lợi và mức độ được bảo hiểm [41]. Từ năm 2012 đến nay, tỷ lệ bao
phủ về dân số của BHYT tại thành phố Đà Nẵng đã đạt được cụ thể như sau:
Bảng 1.2. Phân bố về số người tham gia BHYT từ năm 2012 – 2015
STT
Năm
Số người tham gia
Tỷ lệ dân số
1
2012
887.089
91,66%
2
2013
929.192
93,90%
3
2014
925.270
92,50%
4
2015
1.000.849
94,00%
[Nguồn: Sở Y tế TP. Đà Nẵng]
Trong năm 2016, Sở Y tế đã triển khai thực hiện tốt công tác phân bổ đầu thẻ
BHYT, công tác giám định hồ sơ theo tỉ lệ tại các bệnh viện, tăng cường công tác
kiểm tra giám sát thực hiện chính sách BHYT, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các
sai sót trong việc tổ chức khám chữa bệnh BHYT nhằm đảm bảo việc quản lý, sử
dụng quỹ BHYT đúng mục đích, đúng quy định. Trong thời gian qua, Sở Y tế đã
phối hợp với BHXH thành phố Đà Nẵng thực hiện tốt kế hoạch triển khai bảo hiểm
y tế toàn dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và đã đạt được nhiều kết quả như mục
tiêu đề ra. Tính đến tháng 7/2016, thành phố Đà Nẵng đã đạt được 96,2% người dân
tham gia BHYT [43].
Để tiếp tục đẩy nhanh diện bao phủ BHYT nhằm phấn đấu rút ngắn lộ trình
tiến tới BHYT toàn dân đạt mục tiêu thuộc Đề án “Xây dựng thành phố 4 an”, với
16