Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU LỘC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.09 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THỦY TIÊN

NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH
MTV CAO SU LỘC NINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THỦY TIÊN

NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH MTV CAO SU LỘC NINH

Ngành:Kinh tế nông lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Lê Quang Thông


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nghiên cứu chiến lược
kinh doanh của công ty cao su TNHH MTV Lộc Ninh” do Nguyễn Thị Thủy Tiên,
sinh viên khóa 33, chuyên ngành Kinh Tế Nông Lâm, khoa Kinh Tế đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày ___________________

Giáo viên hướng dẫn
Lê Quang Thông

Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm


tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quãng thời gian học tập của mình, em luôn nhận được rất nhiều sự
quan tâm giúp đỡ của quí thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Kinh Tế. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô,
những người đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt cho em những kiến thức, những kinh
nghiệm sống làm hành trang bước vào đời.
Em xin tỏ lòng biết ơn vô cùng sâu sắc đến quý thầy cô trường Đại Học Nông
Lâm TP.HCM đã tận tình trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập. Đặc
biệt là thầy Lê Quang Thông đã hướng dẫn và chỉ dạy em rất tận tình và chu đáo để em
có thể hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể Ban lãnh đạo Công ty cao su Lộc Ninh nói
chung và các phòng ban nói riêng, đã tận tình cung cấp số liệu và hướng dẫn em rất
nhiều trong qua trình thực tập tại Công ty.
Em xin cảm ơn những người bạn đã luôn sát cánh bên em trong quá trình học
tập cũng như trong khoảng thời gian tôi thực hiện luận văn.
Và trên tất cả, con xin tỏ lòng biết ơn vô cùng sâu sắc đến gia đình, nhất là ba
mẹ người đã sinh ra con, nuôi dưỡng, dạy dỗ và tạo điều kiện cho con được học hành.
Vì thời gian và kiến thức có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô.
Cuối cùng em xin kính chúc tập thể các thầy cô trường Đại Học Nông Lâm
cùng tập thể cán bộ công nhân viên các phòng ban của công ty cao su Lộc Ninh lời
chúc sức khỏe và thành đạt.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 07 năm 2011
Tỏ lòng biết ơn

Nguyễn Thị Thủy Tiên


NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN THỊ THỦY TIÊN, Khoa kinh tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh. Tháng 7 năm 2010. “Nghiên Cứu Chiến Lược Kinh Doanh tại Công Ty
TNHH MTV Cao Su Lộc Ninh”.
NGUYỄN THỊ THỦY TIÊN, Facutly of Economics, Agriculture and Forestry
University-Hồ Chí Minh City. 7/2010. “Researching Business Strategy At Lộc Ninh
Ruber Limited Liability Company”.
Việt nam đang trên đà phát triển, nghành cao su nói chung và công ty cao su
Lộc Ninh nói riêng muốn phát triển ổn định và bền vững phải hoạch định cho mình
những chiến lược kinh doanh đúng đắn và phù hợp. Để có thể đề xuất chiến lược kinh
doanh cho Công ty, tôi tiến hành phân tích môi trường bên ngoài, môi trường bên
trong tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, đồng thời nhìn nhận những cơ hội và nguy
cơ mà Công Ty phải đối mặt. Phân tích kết quả hoàn thành mục tiêu chiến lược công
ty đề ra và so sánh việc thực hiện mục tiêu kế hoạch này giữa 2 năm 2009 và 2010, để
thấy được khả năng cạnh tranh của công ty so với công ty cao su khác. Từ đó tổng hợp
đề suất mục tiêu cho công ty, xây dựng chiến lược cho công ty bằng ma trận Swot rồi
dùng ma trận lựa chọn chiến lược (ma trận QSPM) để chọn lựa ra những chiến lược
khả thi cho công ty, có được những chiến lược sau: Chiến lược phát triển quy mô, mở
rộng thị trường xuất khẩu, Chiến lược nghiên cứu, cải tiến và phát triển sản phẩm,
Chiến lược phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, Chiến lược hoàn thiện cơ cấu tổ chức
để tăng hiệu quả hoạt động của các phòng ban.
Để thực hiện chiến lược trên, Công ty mở rộng sản xuất,nâng cao hiệu quả hoạt
động marketing, phát triễn nguồn nhân lực, nghiên cứu cải tiến phát triễn sản phẩm,
hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân bổ nguồn lực hợp lý.



MỤC LỤC
Trang
NỘI DUNG TÓM TẮT ..................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... x
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................xi
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................2
1.3.1.Nội dung nghiên cứu.............................................................................. 2
1.3.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 2
1.3.3. Địa bàn, đối tượng nghiên cứu ............................................................ 2
1.4. Cấu trúc của khóa luận ..................................................................................3
CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................... 5
TỔNG QUAN.................................................................................................................. 5
2.1. Tổng quan về Công ty ...................................................................................5
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty ................................................................ 5
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty................................. 5
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty .................................................. 5
2.1.4. Bộ máy quản lý Công ty ....................................................................... 6
2.3. Đầu tư ............................................................................................................9
2.4. Tình hình tài sản cố định công ty năm 2009-2010 ......................................10
2.5. Vốn ..............................................................................................................11
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................12
v



NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................12
3.1. Cơ sở lý luận................................................................................................12
3.1.1. Khái niệm về chiến lược và quản trị chiến lược .............................. 12
3.1.2. Các loại chiến lược .............................................................................. 13
c) Chiến lược cấp chức năng .........................................................................................13
3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng chiến lược ............................. 13
3.1.4. Công cụ xây dựng chiến lược ............................................................ 14
e) Ma trận QSPM...........................................................................................................16
3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................17
3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................ 17
3.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu ................................................................ 17
CHƯƠNG 4 ...................................................................................................................18
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................................18
4.1. Phân tích môi trường kinh doanh của công ty.............................................18
4.1.1. Môi trường vĩ mô ................................................................................ 18
4.1.2. Môi trường vi mô ................................................................................ 21
4.1.3. Môi trường bên trong .......................................................................... 26
4.1.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính .......................................................... 30
4.2. Kết quả hoàn thành mục tiêu chiến lược năm 2009-2010 ...........................36
4.3. Thị trường ....................................................................................................37
4.3.1. Tình hình và nhu cầu tiêu thụ cao su trên thế giới: ......................... 37
4.3.2. Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam ....................................... 38
4.4. Định hướng chiến lược kinh doanh cho Công ty ........................................40
4.4.1. Mục tiêu ................................................................................................ 40
4.4.2. Xây dựng chiến lược ........................................................................... 41
4.4.3. Lựa chọn chiến lược (dùng ma trận QSPM) .................................... 47
4.5. Một số giải pháp hỗ trợ thực thi chiến lược ................................................54
4.5.1. Chiến lược phát triển quy mô, mở rộng thị trường xuất khẩu ....... 54

4.5.3. Chiến lược hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân bổ nguồn lực hợp lý
.................................................................................................................66
CHƯƠNG 5 ...................................................................................................................69
vi


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................69
5.1. Kết luận .......................................................................................................69
5.2. Kiến nghị .....................................................................................................70
5.2.1. Đối với Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam ............................ 70
5.2.2. Về phía Công ty ................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................68
PHỤ LỤC ......................................................................................................................68

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQ

Bình quân

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CLKD

Chiến lược kinh doanh


DHMT

Duyên hải miền trung

ĐNB

Đông Nam Bộ

KHKT

Khoa học kĩ thuật

NT

Nông trường

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TRĐ

Triệu đồng

TS

Tài sản

SXKD


Sản xuất kinh doanh

UBND

Uỷ ban nhân dân

VN

Việt Nam

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thống Kê Sản Lượng Xuất Khẩu Năm 2009 – 2010 ..................................... 8
Bảng 2.2.Trang Thiết Bị, Tài Sản Cố Định của Công Ty Năm 2009-2010 ..................10
Bảng 2.3. Tình Hình Cơ Cấu Nguồn Vốn của Công Ty Năm 2009 – 20010 ...............11
Bảng 4.2. Thống Kê Diện Tích, Sản Lượng, Năng Suất Vườn Cây, Giá Bán Một Số
Công Ty Cao Su Vùng Đông Nam Bộ Năm 2010 ........................................................22
Bảng 4.3. Thị Trường và Tỷ Lệ Tiêu Thụ .....................................................................24
Bảng 4.4. Trình Độ Của Cán Bộ Công Nhân Viên Công Ty Năm 2009-2010 .............26
Bảng 4.5. Cơ Cấu Diện Tích Cao Su qua 2 Năm 2008-2009 của Công Ty ..................28
Bảng 4.6. Các Tỷ Số Về Khả Năng Thanh Toán (Liquidity Ratio) ..............................30
Bảng 4.7. Các Tỷ Số Về Đòn Cân Nợ ...........................................................................31

Bảng 4.8. Các Tỷ Số Về Hoạt Động .............................................................................33
Bảng 4.9. Các Tỷ Số Về Doanh Lợi ..............................................................................34
Bảng 4.10. Kết Quả Thực Hiện Chỉ Tiêu Chủ Yếu......................................................36
Bảng 4.11. Dự Báo Tiêu Thụ Cao Su Trên Thế Giới 2011-2012 .................................38
Bảng 4.12. Diện Tích, Sản Lượng Xuất Khẩu và Tiêu Thụ Cao Su Việt Nam ............39
Bảng 4.13. Thị Trường Xuất Khẩu Cao Su Chính của VN năm 2011 ..........................39
Bảng 4.14. Dự Báo Khối Lượng và Giá Trị Cao Su Xuất Khẩu Năm 2011 .................40
Bảng 4.15: Mục Tiêu Cụ Thể Của Công Ty Cao Cu Lộc Ninh Năm 2011 ..................40
Bảng 4.16. Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Ngoài Của Công Ty .........................42
Bảng 4.17. Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Trong Của Công Ty .........................43
Bảng 4.18. Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty .........................................44
Bảng 4.19: Ma Trận SWOT ..........................................................................................45
Bảng 4.20. Ma Trận QSPM (Nhóm SO) .......................................................................48
Bảng 4.21. Ma Trận QSPM (Nhóm ST) .......................................................................49
Bảng 4.22. Ma Trận QSPM (Nhóm WO) .....................................................................51
Bảng 4.23. Ma Trận QSPM (Nhóm WT) ......................................................................53

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Quản Lý Của Công Ty ............................................................ 6
Hình 2.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Các Loại Sản Phẩm Xuất Khẩu (2009 – 2010) ................... 9
Hình 4.1: Giá Thành và Giá Bán Cao Su Sơ Chế Của Một Số Công Ty trong Khu Vực
Năm 2009 ......................................................................................................................23

x



DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ Lục 1: Bảng Phụ Lục Thực Hiện Các Chỉ Tiêu 10 Năm (2000-2009)
Phụ Lục 2: Kết Qủa Thực Hiện Chỉ Tiêu Chủ Yếu
Phụ Lục 3: Phiếu Điều Tra

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Công ty Cao su Lộc Ninh thuộc tỉnh Bình Phước là một thành viên của Tổng
công ty Cao su Việt Nam, trước đây công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà
nước với 100% vốn kinh doanh là vốn nhà nước, từ năm 6/2010 dưới sự chỉ thị của
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và để nâng cao năng lực canh tranh công ty
đã chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty TNHH MTV hoạt động theo luật
doanh nghiệp. Việc chuyển đổi mô hình kinh doanh đã mang đến nhiều thuận lợi cũng
như thách thức cho Công ty Cao su Lộc Ninh. Công ty sẽ chủ động hơn trong việc
hoạch định mục tiêu kinh doanh, phát triển và mở rộng thị trường, liên doanh, liên kết
với các doanh nghiệp, tổ chức khác để nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, Công
ty sẽ gặp khó khăn khi tái thiết lại cơ cấu tổ chức, không có sự hỗ trợ nhiều mặt của
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam về vốn, kỹ thuật công nghệ, nhân lực… Vì
vậy, Công ty Cao su Lộc Ninh cần xây dựng các chiến lược kinh doanh hợp lý để phát
huy điểm mạnh, định rõ đường lối phát triển, từng bước thực hiện các mục tiêu cụ thể
trong từng giai đoạn thích hợp.
Trong xu thế hội nhập về kinh tế, sự cạnh tranh đang diễn ra ngày một gay gắt
trên thị trường, mỗi doanh nghiệp nên có sự chuẩn bị sẵn sàng với những chiến lược
hiệu quả để có thể tồn tại và phát triển vững chắc. Một doanh nghiệp nếu có được

những chiến lược kinh doanh đúng đắn và thích hợp, có thể dựa vào nội lực để tận
dụng được các cơ hội đến từ môi trường bên ngoài, tránh né được những rủi ro, hạn
chế những điểm yếu thì chắc chắn sẽ đủ sức cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.
Từ những lý do trên, được sự hướng dẫn tận tình của thầy Lê Quang Thông
cũng như sự giúp đỡ của các cô chú cán bộ Công ty Cao su Lộc Ninh, em đã chọn đề
tài luận văn tốt nghiệp là “Nghiên cứu chiến lược kinh doanh của công ty TNHH


MTV Cao su Lộc Ninh”. Thông qua những vần đề trình bày trong luận văn trên tinh
thần học hỏi, trau dồi kiến thức đã học vào thực tế, từ đó góp phần đề ra các giải pháp,
chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh cho Công ty hiện nay.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình hoạt động KD nhằm phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu,
cũng như những cơ hội và thách thức của Công ty, từ đó đề ra và lựa chọn các CLKD
thích hợp, các giải pháp để thực hiện CLKD cho Công ty. Giúp Công ty đạt được vị
thế cạnh tranh thuận lợi và thích ứng tốt với những biến động ngày càng phức tạp của
môi trường KD.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 2 năm 2009-2010.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty (môi
trường bên ngoài và môi trường bên trong ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty).
- Định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty.
- Lựa chọn những chiến lược phù hợp, khả thi với Công ty. Đề ra giải pháp để
thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1.Nội dung nghiên cứu.
Tìm hiểu về tình hình SXKD của Công ty, phân tích kết quả thực hiện nhiệm vụ
kế hoạch của công ty trong 2 năm 2009-2010, phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu,

cũng như những cơ hội và thách thức. Từ đó, đề ra các mục tiêu CLKD thích hợp và
các giải pháp để thực hiện CLKD cho Công ty.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 15/03/2010 đến 23/6/2010.
1.3.3. Địa bàn, đối tượng nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh Thị trấn Lộc Ninh - Huyện Lộc Ninh - Tỉnh
Bình Phước cũng như những thuận lợi, khó khăn và những tồn tại trong quá trình hoạt
2


động của Công ty. Đề tài được tiến hành thông qua việc sử dụng số liệu nghiên cứu
chủ yếu trong 2 năm (2009-2010).
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Chương 1: Mở đầu
Chương này nêu lên các vấn đề: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu của đề
tài (bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể) , phạm vi nghiên cứu (thời gian, địa
bàn và đối tượng nghiên cứu) , cấu trúc của khóa luận.
Chuơng 2: Tổng quan
Chương này cũng nêu lên tổng quan về Công ty nghiên cứu bao gồm việc giới
thiệu chung về Công ty, lịch sử hình thành và phát triển của Công ty, sản phẩm kinh
doanh, tình hình vốn và tài sản cố định của Công ty, tóm tắt kết quả SXKD của Công
ty trong 10 năm 2001-2010.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương này nêu lên nội dung nghiên cứu bao gồm cở sở lý thuyết, trình bày
những lý thuyết có liên quan đến đề tài, nêu lên các khái niệm cơ bản về chiến lược,
quản trị chiến lược, các loại chiến lược, các công cụ cần thiết để phân tích và lựa chọn
chiến lược nhằm giúp người đọc dễ theo dõi và hiểu rõ hơn nội dung của đề tài, nhất là
ở phần chương Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Đây là chương trình bày kết quả nghiên cứu được từ quá trình nghiên cứu bao
gồm: phân tích môi trường bên trong để phát hiện các điểm mạnh và điểm yếu, phân
tích môi trường bên ngoài để phát hiện ra các cơ hội và đe dọa, từ đó làm căn cứ để
xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) , xây dựng ma trận đánh giá các
yếu tố bên ngoài (EFE) , đồng thời phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh,
tình hình thực hiện kế hoạch đã đề ra trong 2 năm 2009-2010. Từ đó sẽ đề ra các mục
tiêu chiến lược, sử dụng Ma trận SWOT hoạch định chiến lược và lựa chọn chiến lược
bằng ma trận QSPM. Trong chương này cũng sẽ đề xuất các giải pháp để thực hiện các
chiến lược được lựa chọn.

3


Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương này trình bày những kết quả chính mà khóa luận đã đạt được trong quá
trình thực hiện khóa luận là những nội dung đã thực hiện và phân tích trong chương 4,
được từ các kết quả này rút ra ý nghĩa và đề ra các kiến nghị có liên quan.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về Công ty
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty
Công ty cao su Lộc Ninh: Tên giao dịch quốc tế: Lộc Ninh Rubber Company,
viết tắt là LORUCO. Trụ sở: Thị trấn Lộc Ninh - Huyện Lộc Ninh - Tỉnh Bình Phước.
Tel: 0651568915. Fax: 0651568939. Hoạt động theo giấy kinh doanh số 100834, ngày
02/04/1993, giấy phép đăng ký thay đổi kinh doanh ngày 18/07/2005.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cao su Lộc Ninh là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tập đoàn
Công nghiệp Cao su Việt Nam, thành lập từ năm 1973 đến nay. Trên địa bàn biên giới
hai huyện Lộc Ninh và Bù Đốp, tỉnh Bình Phước. Năm 1909 Pháp chiếm đất lập đồn
điền cao su thì vùng đất này thuộc Đồn điền cao su Công ty CEXO của Pháp. Ngày
25/3/1973, đồn điền cao su Lộc Ninh được Ban cao su Nam bộ tiếp quản, vườn cây
được đưa vào khai thác nhưng cơ sở hạ tầng hầu như không có gì, cán bộ chủ chốt
chưa am hiểu nhiều về cao su, tay nghề công nhân còn yếu,… Nhưng Công ty đã kiên
trì khôi phục lại nhà máy và sản xuất làm ra 4.562 tấn mủ thành phẩm. Năm 1978,
Nông trường Quốc doanh cao su Lộc Ninh được thành lập và đổi tên thành Công ty
cao su Lộc Ninh, hoạt động cho đến nay theo quyết định số 233/TCCB - QĐ ngày
25/5/1981 của Tổng cục trưởng Tổng cục cao su về việc chuyển các nông trường thành
các Công ty cao su. Tổ chức của Công ty được phê chuẩn theo quyết định số 17/QĐ HĐQT ngày 10/1/1996 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty cao su Việt Nam.
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Chức năng của Công ty:
Chức năng chính của Công ty là: trồng mới, chăm sóc, khai thác, chế biến và
tiêu thụ cao su. Ngoài ra Công ty còn thực hiện các dự án do nhà nước giao cho, kinh


doanh thương mại theo khả năng của mình và nhu cầu của thị trường theo đúng quy
định của pháp luật.
Nhiệm vụ của Công ty
Tổ chức khai hoang trồng mới, chăm sóc, khai thác, chế biến và tiêu thụ sản
phẩm cao su. Quản lý rừng được giao, trồng chăm sóc và khai thác lâm sản trên rừng
khoanh nuôi. Ngoài ra còn chăn nuôi gia súc, kinh doanh các sản phẩm từ chăn nuôi và
thức ăn gia súc. Đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và dân cư. Tư vấn
chuyển giao công nghệ, làm dịch vụ phát triển cao su tiểu điền, ca cao…. Ổn định và
từng bước nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho người dân lao động. Chấp hành
tốt các chế độ chính sách.
2.1.4. Bộ máy quản lý Công ty

Hiện nay Công ty có 08 phòng chức năng, 08 nông trường, 02 xí nghiệp, 01 nhà máy
chế biến và 01 trung tâm y tế.
a) Sơ đồ cơ cấu quản lý của Công ty
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Quản Lý Của Công Ty
BAN GIÁM ĐỐC

Phòng
QLKT

Phòng
QLCL

Phòng
XNK

Phòng
KH-ĐT

Phòng
TC-KT

Phòng
TC-LĐTL

Phòng
TT-BV

Phòng
HCQT


Xí nghiệp
CKCB

NMCB
Lộc Hiệp

08 Nông
Trường

Trung
Tâm

Xí Nghiệp
Xây Lắp

b) Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Phòng Quản lý kỹ thuật (9 người): Quy hoạch và xây dựng phương án sử
dụng đất đai hiệu quả tối ưu. Tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra qui phạm kỹ
6


thuật chuyên ngành tới các nông trường, xí nghiệp. Áp dụng có hiệu quả các tiến bộ
KHKT vào thực tiễn sản xuất kinh doanh của Công ty. Lập và dự trữ hồ sơ dự toán,
thiết kế khai hoang, trồng mới, chăm sóc và các công trình xây dựng cơ bản khác.
Giám sát việc thi công các công trình xây dựng cơ bản khác. Kiểm kê, đánh giá vườn
cây hàng năm nhằm giúp cho lãnh đạo các cấp chỉ đạo sản xuất đề ra các biện pháp
thâm canh tăng năng suất.
Phòng Quản lý chất lượng cao su (19 người): Kiểm tra xác định hàm lượng,
chất lượng, chủng loại mủ. Cùng với các phòng chức năng tổ chức nghiệm thu, giám
định chất lượng mủ. Kiểm tra, theo dõi chất lượng sản phẩm mủ cao su tồn kho, phân

loại đóng dấu cao su thành phẩm, triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng mủ cao
su. Đồng thực hiện các biện pháp nâng cao trình độ đội ngũ làm công tác kỹ thuật.
Quản lý sử dụng tốt các thiết bị kiểm tra chất lượng mủ cao su.
Phòng Xuất Nhập khẩu (7 người): Quản lý toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu
cao su. Theo dõi hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Lập hồ sơ, chứng từ xuất khẩu cao su
theo qui định, đúng điều kiện theo thương mại quốc tế. Đàm phán giao dịch với khách
hàng trong và ngoài nước về mua bán mủ cao su. Quản lý kho sản phẩm mủ cao su,
theo dõi xuất nhập và lượng sản phẩm mủ tồn kho. Kiểm tra thường xuyên số lượng,
chất lượng sản phẩm mủ tồn kho.
Phòng Kế hoạch đầu tư (28 người): Tham mưu cho giám đốc các kế hoạch
ngắn hạn và dài hạn, xây dựng các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật. Giúp giám đốc giao kế
hoạch tháng , quí, năm… cho các nông trường, xí nghiệp và cùng với cơ sở giải quyết
các khó khăn trong quá trình thực hiện kế hoạch. Kiểm tra sản phẩm, cung ứng vật tư
cho sản xuất, nghiệm thu quyết toán các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, thực
hiện công tác tiếp thị, tìm đối tác liên doanh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Phòng Tài chính kế toán (9 người): Tham mưu cho giám đốc công tác kế toán
tài vụ, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt pháp lệnh kế toán, thống kê và điều lệ tổ chức kế
toán nhà nước trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Lập kế hoạch
vốn theo từng quí, tháng, năm. Hạch toán giá thành sản phẩm và hiệu quả sử dụng
đồng vốn, theo dõi thanh quyết toán công nợ kịp thời. Kiểm kê, đánh giá khấu hao tài
sản cố định hàng năm. Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước và chi trả lương
kịp thời cho người lao động.
7


Phòng Tổ chức lao động tiền lương (6 người): Tham mưu cho giám đốc về tổ
chức sản xuất, bố trí sắp xếp, tuyển dụng và đào tạo lao động. Giải quyết chính sách
cho người lao động đúng luật định. Nghiên cứu, đề xuất các phương án sản xuất tối ưu
và tổ chức thực hiện tốt các qui trình, qui phạm và định mức khoáng tới từng hộ công
nhân, đơn vị sản phẩm trên cơ sở đơn giá tiền lương hợp lí, phù hợp với khối lượng và

chất lượng sản phẩm làm được. Đề xuất các phương án thi đua khen thưởng.
Phòng Thanh tra bảo vệ (23 người): Bảo vệ cơ sở vật chất của toàn Công ty.
Xây dựng phương án phòng chống cháy nổ. Thực hiện pháp lệnh quân sự, thanh tra,
kiểm tra theo pháp luật, giải quyết các khiếu nại tố cáo theo qui định của nhà nước.
Phòng Hành chính quản trị (17 người): Điều hành công tác hành chánh, văn
thư và quản lý cơ sở vật chất của Công ty. Tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh và
chăm lo đời sống CBCNV toàn Công ty. Kiểm tra xử lý các nghị quyết, chỉ thị, văn
bản, công văn chuyển đến và chuyển đi.
2.2. Sản phẩm kinh doanh
Sản phẩm của Công ty khá đa dạng, được khách hành ưu chuộng và đánh giá
cao. Các loại mủ đã đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 từ cao su khối (SVR 3L, SVR 5,
SVR 10, SVR 20…..) đến cao su tờ (RSS 3, RSS 4, RSS 5) và mủ latex (H.A, L.A) .
Trong đó cao su khối được đánh giá là loại dễ chế biến nhất, không đòi hỏi khắt khe về
nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu được sản xuất từ mủ cao su sắp thanh lý chính vì vậy
giá thành có phần rẻ hơn so với các loại mủ khác với giá khoảng 51 triệu/tấn. Mủ latex
(mủ nước) rất kén chọn trong nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như quy trình sản xuất
và quy trình bảo quản nên chất lượng được đánh giá cao và giá cả chênh lệch hơn các
loại mủ khác giá khoảng 70 triệu/tấn.
Bảng 2.1. Thống Kê Sản Lượng Xuất Khẩu Năm 2009 – 2010

Tên
loại Năm 2009
mủ
Sản lượng(tấn)
SVR
463
RSS
1200
LATER
2000


Tổng cộng

3663

Tỷ trọng
12,64%
32,76%
54,60%

100%

Năm 2010
Sản lượng(tấn)
120
700
4700

5520

Tỷ trọng
2,17%
12,68%
85,15%

100%

Nguồn tin: Phòng Xuất Nhập Khẩu
8



Hình 2.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Các Loại Sản Phẩm Xuất Khẩu (2009 – 2010)

Nguồn tin: Phòng Xuất Nhập Khẩu
Mủ laxtex không những có ưu thế về chất lượng mà còn có ưu thế hơn hẳn
những mủ khác về hạn chế lượng thất thoát mủ. Chính vì vậy được các khách hàng lớn
ngoài nước ưa chuộng, lượng xuất khẩu khá lớn và tăng vượt bậc trong năm 2010 với
4700 tấn.
2.3. Đầu tư
Công tác đầu tư xây dựng cơ bản: Tập trung đầu tư cơ sở phục vụ sản xuất,
quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty, cùng địa phương phát triển nhiều
cơ sở vật chất phục vụ sinh hoạt, đời sống CNVC và nhân dân trên địa bàn. Tổng vốn
đầu tư đạt 661 tỷ đồng (từ 2001-2010) .
Một số dự án đầu tư chủ yếu hoàn thành trong 10 năm qua: trồng mới tái canh
3.611 ha cao su. Xây dựng nhà máy chế biến cao su ly tâm Lộc Hiệp công suất 5.000
tấn/năm. Phục hồi phân xưởng mủ tờ 3.000 tấn/năm. Xây dựng nâng cấp 32 km đường
nhựa tuyến biên giới tại các xã trên địa bàn 2 huyện Lộc Ninh – Bù Đốp nâng tổng số
đường láng nhựa thực hiện trên 70km. Nâng cấp bệnh viện công ty với đầy đủ trang
thiết bị hiện đại với tổng vốn 12 tỷ đồng. Từng bước di dời xưởng chế biến cao su ra
ngoài thị trấn, năm 2005 di dời và nâng cấp phân xưởng mủ tạp 4.500 tấn/năm tại Lộc
Hiệp. Cơ bản đầu tư đổi mới nâng cao năng lực thiết bị vận chuyển, cơ giới và phục vụ
quản lý. Xây dựng hòan thành cơ sở vật chất cấp Nông trường như: nhà làm việc NT –
Đội, hệ thống giao nhận mủ. Thường xuyên tích cực hỗ trợ, phối hợp địa phương cùng
xây dựng giao thông nông thôn, nhà tình nghĩa, tình thương cho gia đình thương binh
liệt sĩ, đồng bào dân tộc…
9


Về đầu tư dài hạn: Từ năm 2010 theo chủ trương của Tập đoàn Cao su Việt
Nam, Công ty đã tiến hành trồng dự kiến thêm 500 ha cao su tại Campuchia với dự án

tới năm 2015 sẽ hoàn thành dự án 5000 ha cao su tại Carache Campuchia, đây còn
được coi là nhiệm vụ kinh tế chính trị của Công ty.
2.4. Tình hình tài sản cố định công ty năm 2009-2010
Bảng 2.2.Trang Thiết Bị, Tài Sản Cố Định của Công Ty Năm 2009-2010
Tài sản cố định

1.Nhà cửa

Năm 2009
NG
Tỷ đồng
25,031.566.116

TT
(%)
5,87

Năm 2010
NG
Tỷ đồng
25,031.566.116

TT
(%)
5,66

Chênh lệch
±∆

%


0

0

2.Vật kiến trúc

85,534.490.984

20,05 85,534.490.984

19,33 0

0

3.MáyMóc Thiết Bị

62,479.431.596

14,55 69,657.587.974

15,74 7,178.156.378

11

4. Thiết bị công Cụ 4,897.661.615

1,15

5,452.875.975


1,23

555,214.360

11,3

6,173.847.300

3,3

Quản lý
5.Vườn cây cao su 188,814.143.351 44,2

194,987.990.657 44

kinh doanh
6. TSCĐ khác
Tổng

59,682.756.890
426,440.050.555

14,18 61,768.404.000 14,04 2,085.647.110 3,5
100 442,432.915.600 100 15,992.965.150 3,75

Nguồn tin: Phòng Xây Dựng Cơ Bản
Trong cơ cấu trang thiết bị và tài sản cố định của Công Ty, vườn cây cao su
kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất với 44,2% năm 2009 và 44% năm 2010. Năm 2010
với việc mở rộng sản xuất kinh doanh Công Ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị,

phương tiện vận tải và công cụ quản lý phục vụ cho quá trình khai thác và chế biến
của Công Ty, lượng máy móc thiết bị công cụ quản lý tăng cao hơn vào năm 2010.
Máy móc thiết bị công ty chủ yếu mua thêm máy móc phương tiện vận tải (xe
tải) để phục vụ vận chuyển nguyên vật liệu, mủ về kho và giao hàng cho khách hàng.
Thiết bị dụng cụ quản lý tăng do Công ty đầu tư mua thêm công cụ, dụng cụ chuyên
dụng (dao cạo, kiềng sắt, kềm bấm,.. ), máy kiểm tra đo lường thiết bị để nâng cao chất
lượng mủ cao su của Công ty và đầu tư trang bị thêm máy móc văn phòng hiện đại. Cụ
thể: năm 2010, máy móc thiết bị của Công Ty tăng 555,214,360 đồng, tăng 11% so với
năm 2009. Thiết bị công Cụ Quản lý tăng 555,214,360 đồng, tăng 11.3% với năm
2009. Điều này chứng tỏ Công Ty rất chú trọng đến việc cải tiến kỹ thuật, đầu tư trang
10


thiết bị mới, phương tiện vận tải (vận chuyển mủ nước) phục vụ cho công tác chế biến
nên sản xuất của Công Ty tăng cao, chất lượng sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn.
Vườn cây cao su kinh doanh của Công ty tăng nhưng với số lượng không lớn do
ngoài việc Công ty được giao thêm vườn cây ở Tà Thiết – Lộc Thành và tiểu khu 100
thuộc xã Lộc Tấn làm cho diện tích cao su tăng lên vào năm 2010 thì sản lượng cao su
thanh lý của công ty năm nay lại nhiều hơn năm trước.
2.5. Vốn
Những năm trước cơ cấu nguồn vốn của Công ty là 100% vốn nhà nước nhưng
từ những năm gần đây dưới chỉ thị từ phía nhà nước cũng như của Tổng công ty Cao
su Việt Nam, Công ty Cao su Lộc Ninh muốn mở rộng đầu tư sản xuất phải đi vay ở
ngân hàng bên ngoài (Ngân hàng Đầu Tư Phát Triển Bình Phước) để nâng cao khả
năng cạnh tranh cho Công ty.
Bảng 2.3. Tình Hình Cơ Cấu Nguồn Vốn của Công Ty Năm 2009 – 20010

Khoản mục

Năm 2009

GT

TT

Tỷ

Năm 2010

Chênh lệch

GT

±∆

%

TT

Tỷ

đồng

%

đồng

%

Tổng số vốn


345

100,00

483

100,00

138

40

Vốn chủ sở hữu

325

94,2

443

91,7

118

36,3

Vốn Vay ngân hàng

20


5,8

40

8.3

20

100

Nguồn tin: Phòng Kế Toán - Tài Chính
Vốn của Công Ty chủ yếu là vốn chủ sở hữu do nhà nước cấp chiếm 94,2% vào
năm 2009 và chiếm 91,7%, nhưng tỷ lệ vốn nhà nước đã giảm đi nhiều hơn vào năm
2010 do ngày nay áp dụng bắt buộc doanh nghiệp phải vay vốn thêm từ ngân hàng để
mở rộng sản xuất, lượng vốn vay ngân hàng đã tăng lên 100% vào năm 2010 so với
năm 2009, thể hiện sự hội nhập của Công ty với xu thế thị trường tăng cường vay vốn
ngân hàng mở rộng sản xuất tăng khả năng cạnh tranh.

11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm về chiến lược và quản trị chiến lược
a) Khái niệm về chiến lược
Thuật ngữ chiến lược xuất phát từ lĩnh vực quân sự với ý nghĩa để chỉ ra các kế
hoạch lớn và dài hạn trên cơ sở chắc chắn rằng cái gì đối phương có thể làm được, cái
gì đối phương không thể làm được. Từ đó thuật ngữ chiến lược kinh doanh ra đời, theo

quan điểm truyền thống chiến lược là việc xác định những mục tiêu cơ bản dài hạn của
một tổ chức để từ đó đưa ra các chương trình hành động cụ thể cùng với việc sử dụng
các nguồn lực một cách hợp lý để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
b) Khái niệm về quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược là một tiến trình nghiên cứu, phân tích môi trường bên
trong, bên ngoài của một tổ chức, hiện tại cũng như tương lai, xác lập nhiệm vụ, chức
năng và xây dựng hệ thống các mục tiêu cần theo đuổi. Hoạch định, thực hiện và kiểm
tra chiến lược nhẳm giúp tổ chức vận dụng hữu hiệu các nguồn lực và tiềm năng của tổ
chức để đạt được các mục tiêu kinh doanh.
c) Lợi ích của quản trị chiến lược
Giúp cho doanh nghiệp thấy được mục đích, hướng đi của mình để lựa chọn
phương hướng nhằm đạt được mục tiêu của mình và cho biết vị trí của doanh nghiệp
trong quá trình thực hiện mục tiêu đó. Giúp doanh nghiệp nhận diện được cơ hội và
nguy cơ từ môi trường bên ngoài, các điểm mạnh, điểm yếu của nội bộ doanh nghiệp
hiện tại để từ đó phát huy điểm mạnh, giảm thiểu điểm yếu, nắm bắt lấy cơ hội và có
các biện pháp đề phòng các đe dọa từ bên ngoài. Giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết
định kinh doanh phù hợp với môi trường kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và năng
suất trong sản xuất kinh doanh. Giúp doanh nghiệp lựa chọn lợi thế cạnh tranh thích
12


hợp trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi, tìm ra cách tồn tại và tăng trưởng để
nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
3.1.2. Các loại chiến lược
a) Chiến lược cấp Công ty
Chiến lược cấp Công ty xác định những định hướng của tổ chức trong dài hạn
nhằm hoàn thành nhiệm vụ, đạt được các mục tiêu tăng trưởng. Trên cơ sở chiến lược
cấp công ty triển khai các chiến lược riêng của mình.
b) Chiến lược cấp kinh doanh (SBU)
Chiến lược cấp kinh doanh (SBU _ Strategic Business Unit) trong một Công ty

có thể là một ngành kinh doanh hay một chủng loại sản phẩm v.v...Chiến lược này
nhằm định hướng phát triển từng ngành hay từng chủng loại sản phẩm góp phần hoàn
thành chiến lược cấp Công ty, phải xác định rõ lợi thế của từng ngành so với đối thủ
cạnh tranh để đưa ra chiến lược phù hợp với chiến lược cấp Công ty. Trong nền kinh tế
thị trường có sự cạnh tranh gay gắt thì chiến lược Marketing được xem là chiến lược
cốt lõi của cấp đơn vị kinh doanh, đóng vai trò liên kết với các chiến lược của các bộ
phận chức năng khác.
c) Chiến lược cấp chức năng
Các Công ty đều có các bộ phận chức năng như: marketing, nhân sự, tài chính,
sản xuất, nghiên cứu và phát triển v.v... Các bộ phận này cần có chiến lược để hỗ trợ
thực hiện chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và cấp Công ty. Chiến lược cấp chức năng
thường có giá trị trong từng thời đoạn của quá trình thực hiện chiến lược cấp đơn vị
kinh doanh và cấp Công ty.
Như vậy các chiến lược của 3 cấp cơ bản này không độc lập mà có mối quan hệ
chặc chẽ với nhau, chiến lược cấp trên là tiền đề cho chiến lược cấp dưới, đồng thời
chiến lược cấp dưới phải thích nghi với chiến lược cấp trên thì tiến trình thực hiện
chiến lược mới có khả năng thành công và đạt hiệu quả.
3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng chiến lược
a) Đánh giá các yếu tố bên ngoài của tổ chức
Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố về kinh tế, văn hoá xã hội, địa lý và nhân
khẩu, công nghệ, tự nhiên, ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động doanh nghiệp. Khả năng
13


×