Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Quan niệm của immanuel kant về cái đẹp trong tác phẩmphê phán năng lực phán đoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.81 KB, 84 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ VIẾT NGHỊ

QUAN NIỆM CỦA IMMANUEL KANT VỀ CÁI ĐẸP
TRONG TÁC PHẨM “PHÊ PHÁN NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN”

Ngành: Triết học
Mã số: 8 22 90 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thu Nghĩa

Hà Nội, năm 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1 .............................................................................................................. 8
IMMANUEL KANT VỚI TÁC PHẨM “PHÊ PHÁN NĂNG LỰC PHÁN
ĐOÁN” ................................................................................................................. 8
1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa và những tiền đề cho sự
hình thành triết học I. Kant ............................................................................... 8
1.1.1. Điều kiện kinh tế .................................................................................... 8
1.1.2. Điều kiện chính trị - xã hội.................................................................. 10
1.1.3. Điều kiện văn hóa ................................................................................ 12
1.1.4. Tiền đề lý luận, tư tưởng...................................................................... 16
1.2. Khái quát chung về tác giả, tác phẩm ...................................................... 19


1.2.1. Khái quát chung về tác giả .................................................................. 19
1.2.2.

Khái quát chung về tác phẩm Phê phán năng lực phán đoán...... 29

Kết luận chương 1 ......................................................................................... 33
Chương 2 ............................................................................................................ 36
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN, GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ VỀ CÁI ĐẸP
TRONG TÁC PHẨM “PHÊ PHÁN NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN” .............. 36
CỦA I. KANT .................................................................................................... 36
2.1. Những nội dung cơ bản về cái đẹp trong tác phẩm “Phê phán năng lực
phán đoán” ......................................................................................................... 36
2.1.1. Cái đẹp ở phương diện chất ............................................................... 38
2.1.2. Cái đẹp ở phương diện lượng ............................................................. 43
2.1.3. Cái đẹp ở phương diện tương quan ................................................... 49
2.1.4. Cái đẹp ở phương diện hình thái ....................................................... 62
2.2. Giá trị và hạn chế về cái đẹp trong tác phẩm “Phê phán năng lực phán
đoán” của Kant .................................................................................................. 69


Kết luận chương 2 ......................................................................................... 75
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 79


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỹ học - với tư cách là một bộ phận của triết học, trong đó cái đẹp vừa là
phạm trù mỹ học cơ bản, vừa là phạm trù mỹ học trung tâm; những cuộc thảo
luận về cái đẹp đã có gốc rễ xa xưa trong lịch sử tư tưởng phương Tây, nhưng

tất cả các quan niệm đều chưa đi đến một quan điểm thống nhất do xuất phát từ
những cơ sở triết học khác nhau về cái đẹp. Việc tìm ra bản chất của cái đẹp có
một ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu các quy luật khác của đời sống
thẩm mỹ. Cái đẹp như là một thước đo hoạt động của con người và cũng là cái
chuẩn để chỉ ra phẩm giá của con người. C.Mác đã viết: “Súc vật chỉ nhào nặn
vật chất theo thước đo và nhu cầu giống loài của nó, còn con người thì có thể áp
dụng thước đo thích dụng cho mọi đối tượng, do đó con người cũng nhào nặn
vật chất theo quy luật của cái đẹp. Nhờ quá trình lao động cải tạo tự nhiên và cải
tạo bản thân, con người dần dần phát triển và nhận thức ra quy luật phổ biến cái
đẹp” [26, 17]. Cái đẹp xuất hiện ở mọi quan hệ thẩm mỹ của con người: quan hệ
với tự nhiên, với xã hội và đặc biệt là trong nghệ thuật. Cái đẹp làm cho cuộc
sống của con người thêm sinh động, đa dạng và phong phú. Chính vì vậy, chúng
ta cần xây dựng một hệ thống lý luận các giá trị về thẩm mỹ mà đặc biệt về cái
đẹp nhằm định hướng cái đẹp, sáng tạo ra cái đẹp mới nhằm phục vụ đời sống
tinh thần nhân dân, hướng tới cái chân, thiện, mỹ trong sáng.
Immanuel Kant - người mở đầu nền triết học cổ điển Đức với quan điểm
duy tâm chủ quan đã đưa ra một góc nhìn mới về mỹ học. Nghiên cứu quan
niệm của Kant về cái đẹp chúng ta mới thực sự bừng tỉnh trước sự đa dạng,
phong phú của nó. Cái đẹp không thể bị gò ép, rập khuôn máy móc như quan
niệm trước đây mà hơn hết cần phải giải thoát cho cái đẹp, vì chính sự tự do của
cái đẹp mới giúp con người giải thoát lối tư duy khuôn mẫu và tự do sáng tạo
nghệ thuật, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của con người.

1


Với những đóng góp của mình, Kant được đánh giá là một trong những
nhà triết học vĩ đại nhất của lịch sử triết học trước Mác. Quá trình nghiên cứu
của Kant có thể chia ra hai thời kỳ: thời kỳ tiền phê phán và thời kỳ phê phán.
Trong thời kỳ tiền phê phán, vấn đề được Kant nghiên cứu nhiều là tự nhiên, còn

thời kỳ phê phán, Kant cố gắng xây dựng một hệ thống triết học để tìm lời giải
đáp cho ba câu hỏi lớn: Tôi có thể tri thức được gì? Tôi cần phải làm gì? Và tôi
có thể hy vọng gì? Câu hỏi đầu tiên được ông giải đáp trong tác phẩm Phê phán
lý tính thuần tuý năm 1781. Câu hỏi thứ hai được ông diễn giải trong Phê phán
lý tính thực tiễn năm 1788. Với câu hỏi thứ ba liên quan đến các quan điểm mỹ
học của ông được đề cập đến trong Phê phán năng lực phán đoán năm 1790.
Tác phẩm “Phê phán năng lực phán đoán” của I. Kant nghiên cứu mỹ
học và cái đẹp từ học thuyết tự nhận thức, mở ra một cách tiếp cận mới trong
lịch sử mỹ học. Các tư tưởng mỹ học và cái đẹp trong tác phẩm này đã được
nhiều nhà mỹ học trên thế giới phân tích sâu sắc. Ở Việt Nam, các tư tưởng mỹ
học và cái đẹp trong tác phẩm này đã được biên soạn trong nhiều giáo trình mỹ
học trình độ đại học và sau đại học, cũng như có rất nhiều các công trình khoa
học nghiên cứu. Các tác giả khi nghiên cứu về tác phẩm này đã có những kiến
giải, nhận thức khác nhau về các quan điểm, giá trị và các đánh giá của Kant về
cái đẹp tự nhận thức. Song, tất cả những nghiên cứu đó đều khẳng định được
những đóng góp to lớn của mỹ học nói chung, tư tưởng về cái đẹp nói riêng của
Kant đối với lịch sử mỹ học nhân loại. Với mong muốn góp một cách tiếp cận và
nhận thức mới về cái đẹp của Kant trong tác phẩm Phê phán năng lực phán
đoán, tôi đã chọn vấn đề này làm đối tượng nghiên cứu của mình trong luận văn
này.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Triết học Kant nói chung và mỹ học Kant nói riêng đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu này có nhiều đóng góp to lớn trong
việc nghiên cứu tư tưởng triết học và mỹ học của I. Kant.
2


Ở nước ta, đã có nhiều tác giả đi vào nghiên cứu triết học I. Kant. Về
phương diện lịch sử, người đề cập đến triết học I. Kant sớm nhất là GS. Trần
Đức Thảo trong tác phẩm: “Lịch sử tư tưởng trước Marx”. Trong đó, GS. Trần

Đức Thảo đã trình bày các luận điểm của phép biện chứng theo cấu trúc tác phẩm
“Phê phán lý tính thuần túy”. Đây là những đánh giá đúng đắn và khách quan
đối với triết học I. Kant. Tuy nhiên, những đánh giá của ông còn sơ lược, chưa
đi sâu vào một vấn đề cụ thể.
Năm 1962, Nhà xuất bản Sự thật (Hà Nội) đã cho dịch cuốn “Giáo trình
lịch sử triết học - Giai đoạn triết học cổ điển Đức” do Viện Triết học thuộc Viện
Hàn lâm khoa học Liên Xô biên soạn. Bản dịch đã đem đến cho độc giả những
nét khái lược về triết học cổ điển Đức, trong đó triết học I. Kant chiếm một vị trí
quan trọng.
Trần Thái Đỉnh trong cuốn “Triết học I. Kant” đã nêu lên một cách khá
toàn diện các vấn đề triết học I. Kant. Riêng đối với triết học lý luận, tác giả
cũng đưa ra những luận giải khá sâu sắc. Ông cho rằng khi phê phán lý tính
thuần túy, I. Kant không nhằm phá hủy siêu hình học mà trái lại cố gắng xây
dựng một siêu hình học mới. Tác giả dành khá nhiều tâm huyết trình bày các
nhận thức triết học I. Kant. Đây là một công trình khá đầy đủ và phong phú về
triết học I. Kant.
Trong cuốn “Triết học Immanuen Kant” của tác giả Nguyễn Văn Huyên
Nxb Khoa học xã hội xuất bản năm 1996, , tác giả đã trình bày những nét tổng
quát về triết học nhận thức và triết học thực tiễn của I. Kant.
Năm 1997, Viện Triết học đã biên soạn và xuất bản cuốn sách: “I. Kant người sáng lập nền triết học cổ điển Đức”. Cuốn sách tập hợp bài viết của các
tác giả nghiên cứu về lĩnh vực khác nhau của triết học I. Kant. Công trình này đề
cập đến toàn bộ triết học I. Kant cả thời tiền phê phán và phê phán, nhưng đi sâu
vào phần phê phán hơn. Trong triết học phê phán của I. Kant, các tác giả nghiên
cứu trên cả ba mảng nhận thức, đạo đức và thẩm mỹ.
3


Trong cuốn “Triết học cổ điển Đức”, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2006, tác giả
Lê Công Sự trên cơ sở phân tích những quan niệm về các phạm trù mỹ học của
Kant đã đi đến kết luận: Mỹ học Kant chứa đựng nội dung nhân bản sâu sắc và

chủ nghĩa nhân đạo cao cả. Kant không nghiên cứu cái đẹp một cách độc lập
tách khỏi chủ thể nhận thức mà gắn cái đẹp với hoạt động đạo đức của con
người. Ông đã khẳng định sức mạnh tinh thần của con người như một cái cao cả
nhất trong những cái cao cả hiện có. Con người đồng thời là những giá trị đẹp
nhất trong những giá trị hiện có. Thông qua phép phân tích các phạm trù cơ bản
của mỹ học, Kant đã tiến gần tới phép biện chứng về mối quan hệ giữa yếu tố
khách quan và nhân tố chủ quan trong những khái niệm thẩm mỹ. Lý luận về
hoạt động nghệ thuật của Kant là phần đóng góp đáng kể trong mỹ học của ông.
Bằng lý luận đó, ông đã đề cao năng lực sáng tạo đặc biệt của con người nói
chung, văn nghệ sĩ nói riêng. Nghệ thuật là lĩnh vực sáng tạo của sáng tạo, khả
năng sáng tạo nghệ thuật chỉ có ở con người có lý tính…
Trong cuốn “Lịch sử triết học”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998 do
Nguyễn Hữu Vui chủ biên có viết: Hoạt động nghệ thuật là một trong những
lĩnh vực cơ bản để con người gắn liền lý luận và thực tiễn. Ở đây, con người chủ
yếu sử dụng khả năng cảm thụ và đánh giá sự vật. Nghệ thuật là hoạt động tự do
của con người theo chuẩn mực của cái đẹp. Vì vậy, phạm trù trung tâm của thẩm
mỹ học là cái đẹp. Kant không quan tâm xem xét vấn đề có tồn tại cái 5 đẹp
khách quan trong tự nhiên hay không, mà chỉ nghiên cứu vấn đề quan hệ giữa
con người với tư cách chủ thể hoạt động với các sự vật tự nhiên, nhất là với
những thành quả hoạt động của con người.
Từ điển Triết học I. Kant (A I. Kant Dictionary) của Howard Caygill.
Không chỉ những khái niệm đơn thuần như cái Đẹp, cái Cao cả, cái Đức... mà cả
những khái niệm khó hiểu của I. Kant như: tiên nghiệm, hậu nghiệm, siêu
nghiệm, võng luận,... đều được tác giả Howard Caygill lý giải một cách công

4


phu và đặt trong lịch sử hình thành phát triển của nó. Chính điều này giúp những
người nghiên cứu về triết học I. Kant tiếp cận với tư tưởng của ông dễ dàng hơn.

Đặc biệt là bộ ba tác phẩm phê phán của I. Kant, đó là “Phê phán lý tính
thuần túy” (1781), “Phê phán lý tính thực tiễn” (1788) và “Phê phán năng lực
phán đoán” (1790), nhưng tập trung chủ yếu vào tác phẩm “Phê phán năng lực
phán đoán” đã được dịch giả Bùi Văn Nam Sơn dịch ra tiếng Việt, do Nhà xuất
bản Văn học xuất bản năm 2007.
Như vậy, việc nghiên cứu về triết học I. Kant luôn thu hút sự chú ý của
nhiều học giả. Các công trình nghiên cứu trên đã có nhiều đóng góp to lớn trong
việc nghiên cứu tư tưởng mỹ học của I. Kant. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó
phần lớn chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, nghiên cứu những nội dung cơ bản
của mỹ học và được trình bày trong các giáo trình triết học lịch sử, lịch sử mỹ
học nói chung hoặc trong các tập bài giảng dùng cho sinh viên chuyên ngành mỹ
học nói riêng mà chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về mỹ học.
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tác giả đã có những tiếp thu, kế thừa
những thành tựu của những công trình nghiên cứu trên. Trên cơ sở đó, tác giả
muốn tìm hiểu sâu hơn vấn đề những giá trị tư tưởng mỹ học cơ bản của I. Kant,
đặc biệt là tư tưởng của ông về phạm trù phán đoán thẩm mỹ, cái đẹp và bản
chất của nghệ thuật.. được trình bày trong tác phẩm “Phê phán năng lực phán
đoán”
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích những tư tưởng về cái đẹp của I. Kant trong tác
phẩm "Phê phán năng lực phán đoán", luận văn khẳng định những giá trị tư
tưởng về cái đẹp trong tác phẩm nhằm kế thừa, phát huy những yếu tố hợp lý
góp phần xây dựng cơ sở lý luận cũng như phát huy khả năng sáng tạo ra cái đẹp
của con người.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
5


Để đạt được mục đích trên nhiệm vụ của luận văn sẽ là:

Thứ nhất, khái quát quá trình hình thành tác phẩm “Phê phán năng lực
phán đoán”.
Thứ hai, phân tích những nội dung cơ bản về cái đẹp trong tác phẩm “Phê
phán năng lực phán đoán” của Kant.
Thứ ba, đưa ra những nhận xét, đánh giá quan niệm về cái đẹp trong tác
phẩm “Phê phán năng lực phán đoán”.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan niệm của Kant về cái đẹp
được trình bày trong tác phẩm “Phê phán năng lực phán đoán”.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả đi sâu nghiên cứu về cái đẹp theo quan niệm của Kant. Để hoàn
thành luận văn tác giả tiến hành nghiên cứu bộ ba tác phẩm phê phán của I.
Kant, đó là “Phê phán lý tính thuần túy” (1781), “Phê phán lý tính thực tiễn”
(1788) và “Phê phán năng lực phán đoán” (1790), nhưng tập trung chủ yếu vào
tác phẩm “Phê phán năng lực phán đoán” (1790), đã được dịch giả Bùi Văn
Nam Sơn dịch ra tiếng Việt, do Nhà xuất bản Văn học xuất bản vào năm 2007.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời, luận văn dựa
trên những nghiên cứu của các nhà kinh điển Mác – Lênin về lịch sử triết học
nói chung, về triết học I. Kant nói riêng; các sách, bài nghiên cứu của các tác giả
về triết học cổ điển Đức, triết học I. Kant như những chỉ dẫn quý báu về mặt
phương pháp luận.
Luận văn sử dụng các phương pháp: phân tích, so sánh, phân tích tổng
hợp, kết hợp giữa lôgic và lịch sử, diễn dịch, quy nạp…

6



6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài
Luận văn góp phần làm rõ quan điểm về cái đẹp trong mỹ học I. Kant.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên,
học viên, người nghiên cứu về mỹ học, nghệ thuật, triết học I. Kant. Luận văn
cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy và nghiên cứu
mỹ học nói chung.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm có 2 chương 4 tiết.

7


Chương 1
IMMANUEL KANT VỚI TÁC PHẨM “PHÊ PHÁN NĂNG LỰC PHÁN
ĐOÁN”
1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa và những tiền đề cho sự
hình thành triết học I. Kant
1.1.1. Điều kiện kinh tế
Vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, nước Đức vẫn còn là một quốc
gia phong kiến điển hình, lạc hậu cả về kinh tế và chính trị. Việc tiếp tục tăng
cường quyền lực duy trì chế độ quân chủ của triều đình vua Phổ Phriđrich Vin
Hem đã cản trở đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, khiến cho
công nghiệp, thủ công nghiệp, nông nghiệp bị hạn chế, khiến người dân Đức
cảm thấy bất bình trước tình cảnh đất nước thời bấy giờ. Nhiều sử gia đánh giá,
nước Đức thế kỷ XVIII là một trong những nước lạc hậu bậc nhất châu Âu, cuộc
chiến tranh Ba mươi năm (1618 - 1648) với nước láng giềng đã làm tiêu hao
sinh lực của nó. Suốt thời gian dài nước Đức nằm trong tình trạng trì trệ, bảo

thủ, bị chia năm xẻ bảy bởi nạn cát cứ. Bộ máy nhà nước của chế độ quân chủ tỏ
ra hà khắc, nhưng kém năng động và hết sức quan liêu, đàn áp tư tưởng tự do và
dân chủ. Xét theo mức độ cách mạng thì Đức lạc hậu hơn so với Anh 200 năm,
so với Pháp 50 năm. Đó là sự cách biệt quá lớn. Song quy luật phát triển của tri
thức triết học cho thấy rằng chính khi trong đời sống xã hội và sinh hoạt tinh
thần nảy sinh những tình huống có vấn đề, đòi hỏi phải giải quyết, thì khi ấy, tùy
thuộc vào điều kiện cụ thể, vào khả năng chủ quan của tư duy con người, truyền
thống văn hóa, mà xuất hiện hàng loạt phương án khác nhau nhằm giải quyết
chúng. Nước Đức nửa sau thế lỷ XVIII hội đủ các đặc điểm ấy. Hơn nữa giai
cấp tư sản Đức sinh sau đẻ muộn đã biết tiếp thu kinh nghiệm của các dân tộc đi
trước, kết thừa có chọn lọc và phát triển chúng trong điều kiện của mình, bất
chấp tình trạng trì trệ của hiện thực vật chất. Tính vượt trước của tri thức, tư
8


tưởng chính là ở đây. Vậy là trên bản đồ Tây Âu lúc đó xuất hiện ba cường quốc
với ba thế mạnh khác nhau: nước Anh với ưu thế vượt trội về kinh tế, nước Pháp
được xem là diễn đàn các tư tưởng và phong trào chính trị, nước Đức với cuộc
cách mạng trong lĩnh vực lý trí.
Nói về thời kì lịch sử đó, Ăngghen đã nói như sau: không một ai cảm thấy
mình dễ chịu. Thủ công nghiệp, thương nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp trong
nước đều bị giảm đến mức thấp nhất. Nông dân, người làm nghề thủ công, chủ
xưởng chịu hai tầng đau khổ vì chính sách ăn bám và vì tình hình làm ăn khó
khăn. Giai cấp quý tộc và các ông hoàng thấy rằng mặc dù chúng đã bóp nặn
đến cùng những thần dân của chúng nhưng số thu của chúng khó mà đua kịp số
chi ngày càng tăng lên. Mọi việc đều bi đát và cả nước đều công phẫn. Không có
giáo dục, không có những phương tiện tác động đến ý thức quần chúng, không
có tự do báo chí, không có dư luận xã hội, không có cả đến sự buôn bán nhỏ nào
tới các nước khác. Không có gì cả ngoài sự đê tiện và ích kỉ. Tinh thần ham lợi
thấp kém, hèn hạ thảm hại thấm nhuần trong toàn dân. Tất cả đều hư nát, lung

lay sắp sửa đổ và cũng không thể hy vọng được một sự thay đổi tốt, vì rằng
trong dân tộc không có một lực lượng nào đủ sức để có thể dọn đi được cái tử thi
đã rữa của cái chế độ đã lỗi thời ấy [20, 561 - 562].
Về kinh tế, giai cấp tư sản Đức chủ trương ưu tiên phát triển ngành
thương mại, thủ công nghiệp và trong sản xuất theo lối công trường thủ công
(những xí nghiệp lớn tư bản chủ nghĩa) ở Đức hầu như chưa có vào nửa cuối thế
kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX) bắt buộc phải phục vụ cho bọn phong kiến đang thống
trị ở Đức lúc bấy giờ. Trong khi thị trường bên trong phát triển còn rất yếu, và
việc buôn bán trên thị trường còn rất hạn chế thì khách hàng chủ yếu là tầng lớp
thống trị và số đông quan lại, giai cấp tư sản trong mỗi nhà nước Đức nhỏ ấy đã
bị ràng buộc vào những khách hàng ấy. Nền kinh tế chủ yếu ở trình độ thủ công
lạc hậu, những di tích của chế độ nông nô, phường hội, chuyên chế phản động
đều là những lực cản kìm hãm sự phát triển lên tư bản chủ nghĩa của Đức. Ngoài
9


ra, nước Đức còn chịu sự tác động của những mối liên hệ từ bên ngoài làm cho
nước Đức không có điều kiện để phát triển thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa
trong lòng chế độ phong kiến và làm cho nước Đức rơi vào tình trạng cực kỳ bi
đát về kinh tế chính trị - xã hội.
1.1.2. Điều kiện chính trị - xã hội
Những chuyển biến về kinh tế dẫn đến sự thay đổi về phân bố lực lượng
giai cấp trong xã hội. Giai cấp quý tộc phong kiến vẫn giữ địa vị thống trị trong
bộ máy nhà nước và ngoan cố tăng cường quyền lực của chế độ quân chủ
chuyên chế phong kiến. Do đó, tình trạng đất nước bị chia cắt với quyền lực vô
hạn của các tiểu vương quốc là một trở ngại lớn đối với sự phát triển kinh tế tư
bản chủ nghĩa.
Do sự chuyển biến về kinh tế và chính trị, những mâu thuẫn cơ bản của xã
hội Đức ngày càng bộc lộ rõ. Bước vào giai đoạn cuối của chế độ phong kiến,
mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chế độ quân chủ chuyên chế và mâu thuẫn

giữa giai cấp công nhân cùng đông đảo quần chúng nhân dân lao động với giai
cấp quý tộc phong kiến càng trở nên sâu sắc. Điều đó phản ánh mâu thuẫn giữa
lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển với quan hệ sản xuất
phong kiến lạc hậu đang kìm hãm sức sản xuất.
Rõ ràng khi phân tích xã hội tư bản có thể thấy rằng trong thực tiễn lẫn
nhận thức phương pháp biện chứng thâm nhập khắp nơi, thể hiện tính chất của
thời đại mới năng động và phát triển. Phép biện chứng của triết học cổ điển Đức,
theo nghĩa này, là sự kế thừa, hệ thống hóa, cụ thể hóa, làm sâu sắc thêm tinh
thần biện chứng của thời đại. Nó là tinh thần của thời đại được trình bày bởi
phong cách Đức. Vì thế, bên cạnh những nét tiêu biểu, độc đáo, sáng tạo, phụ
thuộc vào năng lực chủ quan của những người sáng tạo ra tri thức, vào điều kiện
của gia đình, xã hội ở những chặng đường nhất định, sự hình thành phong cách
tư duy Đức không thoát khỏi quy luật phổ biến, chi phối diện mạo sinh hoạt tinh
thần chung.
10


Hiện thực của nước Đức và bối cảnh của thời đại in đậm dấu ấn của mình
trong cuộc hành trình tư tưởng của các nhà triết học, làm nổi bật mâu thuẫn giữa
hệ thống và phương pháp, thậm chí giữa các thời kỳ khác nhau ở cùng một nhà
triết học. Có thể lấy Kant, Fichte, Schelling và Hegel làm sáng tỏ mâu thuẫn khó
vượt qua này : phương pháp biện chứng tồn tại trong hệ thống duy tâm, tư tưởng
tiến bộ, cách mạng đan xen với các yếu tố bảo thủ; hoặc sự xung đột giữa hai
thời kỳ (thời kỳ “tiền phê phán” và thời kỳ “phê phán” ở Kant, thời kỳ Jena và
thời kỳ Berlin ở Fichte, thời trẻ và thời đứng tuổi ở Schelling…).
Điểm qua những nét chính về bối cảnh lịch sử của sự ra đời triết học cổ
điển Đức có thể xác định tiền đề thực tiễn của nó là cách mạng Pháp và hiện
thực nước Đức nửa sau thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XIX. Cách mạng Pháp, sự
hiện thực hóa lý tưởng của các nhà khai sáng, tác động tích cực đến định hướng
dân chủ, nhân văn trong triết học cổ điển Đức, khơi dậy tinh thần hoài nghi và

phê phán đối với chủ nghĩa giáo điều và bảo thủ cả trong khoa học lẫn trong
chính trị. C. Mác xem triết học Kant là lý luận Đức của cách mạng Pháp
[17,131] Hiện thực nước Đức được thể hiện ở hệ thống triết học Kant, Fichte,
Schelling, Hegel, Feuerbach bằng tính hai mặt của nó. Một mặt triết học cổ điển
Đức phản ánh khát vọng chiến thắng của lý trí trước cái phi lý, nỗ lực vượt qua
sự ngưng đọng của đời sống hiện thực; mặt khác, các nhà triết học Đức, từ Kant
đến Hegel, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Đức, chịu sự quy định của hiện thực
đó, buộc phải chấp nhận những giới hạn của tự do; sự tuân phục các chuẩn mực
phổ biến đã trở thành “mệnh lệnh tuyệt đối”, sức mạnh cưỡng chế mang ý nghĩa
của tính tất yếu không cưỡng được; những câu hỏi được nêu ra chưa hẳn tìm
thấy lời giải đáp thỏa đáng, mặc dù, nói như Kant, đó chỉ là lời giải đáp hình
thức. Mâu thuẫn của triết học cổ điển Đức cũng chình là mâu thuẫn của thực tại
được tái hiện lại trong các hệ thống lý luận.
Những va chạm mang tính chất giai cấp gay gắt ở đêm trước cách mạng
đã thể hiện trong triết học dưới dạng mâu thuẫn giữa lý tưởng và hiện thực, giữa
11


“cái hợp lý” và “cái phi lý”. Sau khi hoàn thành cách mạng, giai cấp tư sản lại
giảng hòa với thực tiễn, bởi vì bây giờ thực tiễn đã trở thành “cái hợp lý”. Mâu
thuẫn giữa lý tưởng và hiện thực đều mạnh như nhau cả ở Đức lẫn ở Pháp. Ở
Đức tính chất lạc hậu về kinh tế và chính trị khiến cho mâu thuẫn này khó được
giải quyết triệt để. Cách mạng ở Đức chỉ diễn ra thành công trong lĩnh vực lý trí,
vì bản thân thực tiễn chưa đủ chín muồi để làm bùng nổ cách mạng như đã từng
thấy tại Anh và Pháp. Xuất phát từ tình trạng xã hội ngưng đọng, triết học và
nghệ thuật Đức hướng về hoặc nước Pháp cách mạng, hoặc quá khứ để làm sống
lại các giá trị thời vàng son. Kant, Fichte, Hegel, Goethe, Schiller… đã từng
ngợi ca cách mạng Pháp, xem nó như sự trỗi dậy của bình minh, biểu tượng của
tự do, đánh dấu sự khởi sắc của thời đại mới. Voltaire và Rousseau được tôn
vinh thành những hiệp sỹ của công lý. Tuy nhiên, nước Pháp giai đoạn chuyên

chế cách mạng, tức giai đoạn Jacobin, đã làm cho các nhà triết học và các nhà
thơ Đức hoảng sợ. Họ liên tưởng đến nước Đức tương lai tắm trong máu và
nước mắt qua những cuộc tàn sát và bạo loạn. Bây giờ, trong suy tư của họ hình
ảnh quá khứ thay thế cho tương lai, đóng vai trò của sức mạnh an ủi và dẫn dắt.
Mâu thuẫn là ở chỗ một mặt các triết gia Đức thừa nhận tiến trình lịch sử là
không thể đảo ngược, mặt khác họ không thể chấp nhận cái giá quá đắt cho tự
do và dân chủ. Sự yếu đuối và dao động là đặc trưng chính trị của những người
thị dân Đức, nó thể hiện khá rõ nét trong hệ thống duy tâm Đức, điển hình là
Hegel, phần nào trong yếu tố bất khả tri của triết học Kant, trong “tồn tại tuyệt
đối” của Fichte thời kỳ Berlin….
1.1.3. Điều kiện văn hóa
Về mặt văn hóa, có thể nói các cuộc cách mạng xã hội thế kỉ XVII XVIII mở đường cho sự phát triển các tư tưởng xã hội tiến bộ. Hầu hết các đại
biểu của nó như I. Kant, Hegel … đều xuất thân từ những tầng lớp thượng lưu
trong xã hội.

12


Đức vốn là quốc gia có truyền thống văn hóa phát triển cao. Đất nước này
đã sản sinh ra nhiều nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học nổi tiếng thế
giới. Chính trong thời kì này đã xuất hiện những thiên tài lỗi lạc. Nền văn hóa
Đức một mặt đã tiếp thu đầy đủ các di sản quý báu của nền văn hóa Đức truyền
thống. Mặt khác, nền văn hóa ấy còn chịu sự tác động của văn hóa thời kì Phục
hưng và tư tưởng Khai sáng ở Châu Âu thế kỉ XVIII.
Những nhà khai sáng đánh giá cao tiếng nói mỗi dân tộc Đức và chỉ trích
tập quán thời Trung cổ, bắt buộc rằng những tư tưởng khoa học và triết học phải
được trình bày bằng tiếng Latinh. Làm cho số đông nhân dân không hiểu được.
Họ công kích thần học, chống lại triết học kinh viện và bênh vực cho sự suy
nghĩ độc lập như các nhà khai sáng Pháp. Dù không đứng vững trên lập trường
của chủ nghĩa vô thần, nhưng trong hoàn cảnh của nước Đức lạc hậu như thế thì

sự phê phán của họ đối với tôn giáo đã đóng vai trò tiến bộ và góp phần làm sụp
đổ hệ tư tưởng và những đặc quyền của đẳng cấp phong kiến. Họ chống lại một
cách kiên quyết những đại biểu phản động của chủ nghĩa lãng mạn, những người
đã tâng bốc thời trung cổ, tuyên truyền chủ nghĩa thần bí và thần học. Những
nhà Ánh sáng Đức đã gắn liền nghệ thuật với đời sống và cho nghệ thuật là sự
thể hiện thế giới quan nhân đạo chủ nghĩa.
J.G. Hécde (1744 - 1803) là nhà tư tưởng, nhà nghệ thuật vĩ đại của Đức.
Những tư tưởng của ông đã góp phần quan trọng trong việc chuẩn bị tư tưởng
cho trào lưu khai sáng Đức. Ông là một trong những người đầu tiên đã đấu tranh
cho sự hình thành và phát triển ý thức dân tộc của nhân dân Đức, chống lại
khuynh hướng tôn giáo chủ nghĩa “chỉ ưa sùng ngoại” của giai cấp quý tộc.
Chính Hécde đã nêu lên tư tưởng rất quan trọng coi thi ca dân gian có ý nghĩa
lớn lao đối với sáng tác văn học. Nguyện vong của Hécde khi nghiên cứu lý luận
nghệ thuật theo quan điểm hiện thực là nhìn thấy mối liên hệ giữa nghệ thuật và
đời sống.

13


Bên cạnh Hécde, những nhà đại diện cho các ngành văn nghệ, soạn kịch
và sân khấu như Lessing, Schiller và Goethe là niềm kiêu hãnh cho nhân dân
Đức nói riêng và nhân loại tiến bộ nói chung. Là những nhà bách khoa, các ông
không chỉ thành công trong những lĩnh vực như khoa học và triết học Đức.
Gotthold Ephraim Lessing (1729 - 1781) là nhà văn hóa lớn của dân tộc
Đức. Ông đã có công lao to lớn trong việc đấu tranh chống hệ tư tưởng phong
kiến và phát triển nền văn hóa nhân đạo nửa cuối thế kỷ XVIII. Không những
vậy, ông còn công kích những đặc quyền đẳng cấp, đã kêu gọi đấu tranh chống
lại chế độ nông nô và đã phát triển những quan điểm mỹ học tiên tiến. Cũng như
mọi nhà khai sáng khác, Lessing tuyên bố rằng quyền của con người là được
hưởng đời sống vui sướng và hạnh phúc trên trái đất. Tuy chưa đạt tới chủ nghĩa

vô thần triệt để nhưng ông đã bác bỏ uy quyền của “thánh kinh”, mạt sát giới
tăng lữ, coi những cái đó là thành trì của sự dốt nát và của chủ nghĩa ngu dân.
Những tư tưởng tiến bộ ngày càng được phát triển xa hơn nữa trong các tác
phẩm của Schiller và Goethe. Theo Sécnưsepxki thì hai ông đã hoàn thành sự
nghiệp của Lessing, là những đại biểu ưu tú nhất của dân tộc Đức và của nền
văn hóa nhân loại.
Schiller (1759 - 1805) là nhà thơ, nhà soạn kịch lỗi lạc không chỉ với
nước Đức mà còn với văn học thế giới. Ông đã kiên quyết vạch mặt chế độ
chuyên chế phong kiến, những đặc quyền đẳng cấp. Bằng ngòi bút sắc sảo của
mình, Schiller đã tấn công vào những quan niệm lạc hậu của chế độ phong kiến,
đóng vai trò tiến bộ trong sự nghiệp văn hóa nhân đạo chủ nghĩa Đức và góp
phần thúc đẩy tinh thần chống phong kiến trong các tầng lớp tiên tiến của giới tri
thức Đức. Cũng như những nhà khai sáng tư sản khác, Schiller tin tưởng sâu sắc
rằng có thể hủy bỏ chế độ phong kiến nông nổ bằng sức mạnh của lý trí và giáo
dục. Trong mỹ học của ông những quan điểm siêu hình trà trộn với những yếu tố
biện chứng duy tâm.

14


Johann Wolfgang von Goethe (1749 -1832) được biết đến là một tên tuổi
lỗi lạc của lịch sử triết học và lịch sử văn hóa Đức. Ông là lãnh tụ của thi ca Đức
và là nhà bách khoa xuất chúng. Goethe đã đưa ra nhiều tư tưởng tiến bộ như
kêu gọi mọi người nên sống một cách tự nhiên, giản dị và nên từ bỏ những tập
quán phong kiến lỗi thời. Những quan điểm về mỹ học của ông thể hiện sự cố
gắng của mình để xây dựng chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật. Goethe cũng
nêu lên nhiều dự đoán có tính biện chứng trong lĩnh vực mỹ học.
Ngoài ra những tác phẩm của Goethe về mặt khoa học tự nhiên cũng rất
đặc sắc. Những nghiên cứu của ông về thực vật học chứa đựng những dự đoán
xuất sắc đối với sự phát triển của giới thực vật. Trong khoa học giải phấu so

sánh, ông đã có một phát minh xuất sắc. Goethe khám phá ra xương giữa hai
xương hàm của người. cái đó chứng minh sự liên hệ giữa người với động vật…
Goethe chống lại những nhà kinh viện và đưa ra đề xuất phải nghiên cứu hiện
thực bằng cách xuất phát từ những quy luật sẵn có của nó. Điều này chứng tỏ
ông đã đứng trên lập trường duy vật.
Bên cạnh những thành tựu về văn hóa, Tây Âu thời kì này còn đạt nhiều
thành tựu về khoa học tự nhiên. Việc phát minh ra điện, bản chất về sự sống sau
sự sụp đổ của học thuyết Phlogiston khoa học tự nhiên mặc dù vẫn chưa bác bỏ
được những “vật chất không có trọng lượng” khác như là nhiệt, ánh sáng, tiếng
động nhưng đã bắt đầu tiến tới chỗ khám phá ra được rằng: nhiệt, ánh sáng, điện
nói chung là tính muôn vẻ về chất của tự nhiên, đều là những hình thức độc đáo
của sự vận động của vật chất.
Quan niệm về sự phát triển ngày càng thâm nhập vào khoa học tự nhiên.
Năm 1755, I. Kant đã nêu ra giả thuyết nổi tiếng về sự phát sinh ra vũ trụ.
Ăngghen cho rằng, theo giả thuyết đó thì trái đất và hệ thống mặt trời được coi
như đã xuất hiện trong thời gian, phát minh của Kant đã khởi điểm cho sự tiến
bộ sau này. Nếu trái đất đã là kết quả của một quá trình phát triển, thì trạng thái
địa chất, địa lý và khí hậu ngày nay của nó, giới thực vật và động vật của nó
15


cũng phải như thế và trái đất phải có lịch sử không chỉ trong không gian dưới
hình thức cái này xếp cạnh cái kia - mà còn cả trong thời gian - dưới hình thức
cái này sau cái khác.
1.1.4. Tiền đề lý luận, tư tưởng
Cuộc cách mạng Pháp năm 1789 có ảnh hưởng lớn đến nước Đức, những
người Đức tiên tiến đã rất phấn khởi chào đón. Sinh viên đại học Tubingơ (trong
số này có cả Hegel) đã trồng cây Tự do. Schiller đã dịch bài Mácxâye ra tiếng
Đức. Đến khi cách mạng tư sản Pháp đưa Lui XVI lên đoạn đầu đài, dựng lên
chính quyền của những người Giacôbanh, thì những người tư sản Đức lúc đầu là

những người bạn đầy nhiệt tình của cách mạng, bây giờ lại trở thành kẻ thù tàn
nhẫn của nó. Một bộ phận quan trọng của giai cấp tư sản Đức cùng với giai cấp
quý tộc rất tức giận về những sự “khủng khiếp” của cách mạng, nghĩa là sự
chuyên chính của Giacôbanh, mặc dù họ vẫn tha thiết đến những cải cách ở
trong nước họ.
Giai cấp tư sản Đức không thống nhất do nước Đức bị chia rẽ ra làm
nhiều mảnh, bản thân giai cấp tư sản là một giai cấp yếu hèn và nhút nhát. Nó
muốn nước Đức cũng áp dụng những cải cách tư sản đã được thực hiện ở bên bờ
sông Ranh nhưng lại sẵn sàng thỏa mãn ngay với những cải cách nửa vời mà
những đại gia sáng suốt nhất của tầng lớp quý tộc đã bắt đầu thi hành trong nước
Đức.
Những nhà lý luận của giai cấp tư sản Đức vẫn đặt hy vọng của họ vào sự
tiến triển tự phát của các biến cố và sáng kiến của “những tầng lớp trên” trong
xã hội. Điều đó đẩy tới sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự thống nhất nước
Đức một cách khách quan. Nhưng lý luận Đức của cách mạng Pháp lại khác
quan điểm của những nhà khai sáng Pháp bởi vì: Những triết gia Đức khi phản
ánh quá trình phát triển của cách mạng Pháp trong quan điểm của họ, lại coi
rằng những kết quả chính trị thực tiễn và luật pháp mà cuộc cách mạng 1789 1794 đã giành được, về căn bản không thực hiện được ở Đức. Ví dụ như trong
16


triết học Kant thì nền cộng hòa chỉ là một định đề của lí tính thực tiễn, chỉ là một
nghĩa vụ mà những người có thiện chí phải noi theo, nhưng trên thực tế thì nền
cộng hòa lại là lý tưởng không thể đạt được. Cách giải thích cuộc cách mạng tư
sản Pháp như vậy đã phản ánh một sự yếu ớt thực sự về kinh tế và chính trị của
nước Đức, đã phản ánh sự phát triển độc đáo của giai cấp đó.
Không chỉ những quan điểm chính trị xã hội mà cả những quan điểm triết
học của các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản Đức cuối thế kỷ XVIII cũng đã
khác về căn bản với những quan điểm xã hội chính trị và về căn bản với những
nhà lý luận của giai cấp tư sản cách mạng Pháp. Nếu như những quan điểm của

những nhà khai sáng Pháp hồi thế kỷ XVIII thường dẫn tới sự hủy bỏ chế độ cũ
bằng con đường cách mạng thì những nhà lý luận tư sản Đức hồi cuối thế kỉ
XVIII đầu thế kỉ XIX lại đặt lí tưởng của họ vào chỗ hòa giải giữa chế độ cũ với
chế độ mới bằng con đường cải lương.
Các nhà khai sáng Pháp và triết học duy tâm Đức về căn bản thừa nhận
phải có những cải cách xã hội nhưng phương pháp thực hiện của họ lại hoàn
toàn khác nhau. Những nhà duy vật Pháp tin tưởng sâu sắc rằng, nếu không có
sự can thiệp một cách có ý thức vào quá trình lịch sử thì trật tự xã hội mới không
thể thắng lợi được. Tất cả hi vọng của họ đều đặt vào sự cải tổ lại xã hội về mặt
chính trị cho phù hợp với những “yêu cầu của lí trí và của bản chất con người”.
Còn những nhà tư tưởng khai sáng Đức thế kỉ XVIII thì lại đặt hi vọng của họ
vào sự phát triển “tự nhiên” của đời sống xã hội bằng cách mạng. Thái độ phản
đối dùng con đường cách mạng để cải cách nước Đức theo lối tư sản là một
trong những đặc điểm chủ yếu của những quan điểm xã hội và cách mạng thủ
cựu của những nhà triết học tư sản Đức.
Vào thời kì hoạt động cuối cùng của những nhà tư tưởng Đức (Schelling,
Hegel) khi mà họ trở thành kẻ thù của lí tưởng cách mạng Pháp thì trong những
quan điểm xã hội chính trị phản động của họ, đã bộc lộ rõ rệt rằng: những nhà tư
tưởng bảo thủ của giai cấp tư sản hèn nhát Đức đã phục tùng lợi ích và tâm trạng
17


của bọn địa chủ quý tộc phản động. Do giai cấp tư sản Đức yếu hèn, không đủ
năng lực nắm chính quyền, nên những nhà lý luận của giai cấp này không những
nhà duy vật Pháp mà là những nhà duy tâm sáng tạo ra hệ thống triết học rất
trừu tượng, thuần túy, tách khỏi đời sống hiện thực, phủ nhận con đường cách
mạng cải tạo hiện thực. địa vị hèn kém về kinh tế và chính trị của giai cấp tư
sản, sự sợ hãi của họ trước những cuộc đấu tranh cách mạng kiên quyết chống
chế độ phong kiến… tất cả những biểu hiện trên được phản ánh trong hệ thống
triết học duy tâm của Kant, Fichte, Schelling, Hegel

Vậy đâu là tiền đề lý luận của tư tưởng Triết học Đức nửa cuối thế kỉ
XVIII đầu thế kỉ XIX. Một lần nữa có thể nhận thấy dấu ấn của triết học Khai
sáng và chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII, những gợi mở khoa học ngay
trong phương pháp tư duy siêu hình thế kỷ XVII - XVIII ở Anh, Pháp, Đức. Nói
như thế có mâu thuẫn không? Hoàn toàn không. Phương pháp tư duy của Siêu
hình học thời trước có ý nghĩa cách mạng to lớn trong cuộc đấu tranh chống triết
học kinh viện, mở rộng hơn nữa con đường hướng tới chân lý, khẳng định quyền
lực của con người. Nếu không có phương pháp tư duy siêu hình như điều kiện
cho sự hình thành phương pháp mới, thay thế nó, thì cũng không thể nói đến quy
luật kế thừa, phát triển tri thức, cũng như những bài học do quá khứ để lại cho
các thế hệ nhân loại. Sự kết thúc phương pháp tư duy siêu hình cũng là sự bắt
đầu của phương pháp biện chứng. Triết học cổ điển Đức thực hiện sự tổng kết
lịch sử về triết học thời trước, và, trên nền chung của những chuyển biến tất yếu
trong đời sống xã hội và lĩnh vực nhận thức, nó đưa ra phương pháp tư duy mới
phù hợp hơn. Tương tự như vậy đối với chủ nghĩa duy vật, mà Feuerbach là hiện
tượng điển hình. Chủ nghĩa duy tâm Đức thì kế thừa, cải biến, phát triển những
tư tưởng nền tảng của chủ nghĩa duy tâm thế kỷ XVII - nửa đầu thế kỷ XVIII,
mà Hume, Leibniz và Wolff xứng đáng được gọi là những bậc tiền bối trực tiếp.
Nếu ở các nhà duy tâm Đức có đủ hai biểu hiện phổ biến của nó là duy tâm chủ
quan và duy tâm khách quan, thì chủ nghĩa duy vật Feuerbach lại kết hợp với
18


thuyết nhân bản, lấy con người làm điểm xuất phát và nền tảng, nhằm khắc phục
phần nào tính chất phiến diện trong lý luận về con người của thế kỷ trước. Hegel
đưa chủ nghĩa duy tâm lên trình độ chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối, còn Feuerbach
lại lấy tự nhiên và con người - sản phẩm hoàn thiện nhất của nó - làm đối tượng
chủ yếu, loại bỏ Thượng đế ra khỏi sự quan tâm triết học.
Có thể nói, tư tưởng Triết học Đức nửa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX
là sự kế tục và phát triển tất yếu của những trào lưu tư tưởng triết học tiên tiến

của thế kỉ XVII - XVIII. Những nhà tiền bối về mặt lịch sử của triết học Đức là
những nhà tư tưởng lỗi lạc như nhà triết học toán học Pháp, Decartes, nhà duy
vật Hà Lan Spinoza, nhà triết học và khoa học Đức Leibniz, những nhà khai
sáng Đức cuối thế kỉ XVIII như Fichte, Schelling, Goethe…
1.2. Khái quát chung về tác giả, tác phẩm
1.2.1. Khái quát chung về tác giả
Tất cả những yếu tố khách quan nêu trên đều tác động đến mọi người như
nhau, nhưng tại sao chỉ có I. Kant mới hình thành tư tưởng về chủ thể nhận thức
theo một cách riêng của ông. Chúng ta cần phải xét đến nhân tố chủ quan ở đây,
đó chính là: trí tuệ uyên bác của I. Kant và cuộc đời bình lặng nhưng ẩn chứa
nhiều khác biệt của ông.
Immanuel Kant sinh ngày 22 tháng 4 năm 1724 trong một gia đình trung
lưu gốc Scottland tại Königsberg - một thành phố nhỏ thuộc vùng đông bắc
nước Phổ (nay là Kaleningrad thuộc Nga), là con trưởng của gia đình 11 người
con. Thành phố bến cảng Königsberg thời kỳ này khá phát triển về thương mại,
buôn bán, thông thương cho nên Kant có cơ hội tiếp xúc với nhiều nền văn hóa
trên thế giới. Thành phố hẻo lánh này không chỉ là kinh đô của Đông Phổ mà
còn là trung tâm của trí thức và khu vực nói tiếng Đức (lớn hơn cả Béclin). Một
thành phố như vậy, có thể được xem là một nơi thuận tiện để mở rộng kiến thức
về con người cũng như về thế giới mà không cần phải viễn du. Điều này lý giải

19


vì sao I. Kant suốt đời không rời khỏi thành phố quê hương nhưng ông lại có
hiểu biết sâu sắc về thế giới và con người.
Immanuel Kant chịu ảnh hưởng lớn từ người mẹ giàu tình cảm. Mẹ của
ông đã ảnh hưởng sâu đậm trên sự phát triển thời niên thiếu của ông, Mẹ của
Kant là một người Thanh giáo Đức, những người theo giáo phái này có sự
nghiêm ngặt, kỷ luật chặt chẽ trong đức tin và sự hành đạo. I. Kant có tuổi thơ

đắm chìm trong tôn giáo từ sáng đến tối, bởi thế suốt cuộc đời ông giữ đến cùng
ấn tượng u buồn của người Thanh giáo Đức; mặt khác ánh sáng của thời đại đã
mách bảo ông cần rũ bỏ những điều cuồng tín mê muội của tôn giáo. Có lẽ vì
vậy trong I. Kant có sự mâu thuẫn, ông suốt đời đã ghi tạc đức tin do mẹ truyền
dạy nhưng lại tránh xa giáo đường suốt cuộc đời trai trẻ của mình. Sau này trong
học thuyết của ông cũng chứa đựng nhiều yếu tố rất đặc biệt, thậm chí là mâu
thuẫn. Ông khẳng định lý tính thuần túy không thể chứng minh được chúa tồn
tại hay không tồn tại, nên chúa không thể can dự vào những kết luận khoa học.
Song I. Kant lại đưa thượng đế vào các quan hệ đạo đức, thượng đế trở thành
một tiên đề đạo đức, khẳng định chính đức tin chứ không phải trí tuệ mới chứng
minh được chúa tồn tại hay không. Có thể nói tính cách và cuộc đời đặc biệt của
ông đã tạo nên những nét đặc thù độc đáo trong triết học của ông nói chung và
quan niệm về chủ thể nhận thức của ông nói riêng. Ban đầu bố mẹ muốn ông trở
thành mục sư nên đã gửi I. Kant vào trường trung học Latinh. Song như một
định mệnh, lòng say mê khoa học tự nhiên và triết học đã làm cho I. Kant quyết
định chuyển hướng sang các môn học.
Sau khi tốt nghiệp trung học vào mùa thu năm 1740, I. Kant vào khoa triết
học trường Đại học Tổng hợp Königsberg. Tại đây, Kant có cơ hội được làm
quen với cơ học, thiên văn học, toán học của các nhà khoa học nổi tiếng đương
thời như Newton, Descartes, Leibniz, Wolf và tư tưởng chính trị xã hội của các
nhà khai sáng Pháp như Voltaire, Montesquieu, Rousseau. Năm 1745, I. Kant tốt
nghiệp đại học vào loại xuất sắc với luận văn “Những suy nghĩ về sự đánh giá
20


đúng đắn của lực sống”. Trong luận văn này, lần đầu tiên tinh thần phê bình của
Kant được bộc lộ vì nhiệm vụ của ông đặt ra trong luận văn là phản bác lại hai
nhà tư tưởng nổi tiếng lúc bấy giờ là Leibniz và Descartes. Với tư tưởng tự do,
không bị phụ thuộc vào quyền uy, xem lý trí của mình là năng lực phán đoán
chắc chắn nhất, Kant đã trình bày nguyên tắc sống của mình: Đối với chúng ta,

điều đáng quý nhất không phải là đi theo lối mòn đã có, mà phải biết đi theo con
đường mà loài người cần đi[31,24]. Quả thực cả cuộc đời ông đã hành động theo
nguyên tắc đó. Sau khi tốt nghiệp đại học, I. Kant đã làm gia sư trong các gia
đình quý tộc gần 10 năm. Đây cũng là thời gian quý báu để Kant tích lũy tri thức
cho sự nghiệp khoa học sau này. Năm 1755, sau 10 năm chuẩn bị, I. Kant bảo vệ
thành công luận án tiến sĩ với đề tài “Cách nhìn mới về các nguyên tắc của tri
thức siêu hình”, nhờ đó ông nhận được danh hiệu phó giáo sư của trường đại
học tổng hợp Königsberg. Trong 10 năm, hai lần ông xin làm giáo sư thực thụ
đều bị từ chối. Vị phó giáo sư vẫn phải kiếm sống bằng cách làm phụ việc cho
thư viện Hoàng gia Königsberg trong vòng 15 năm với số lương ít ỏi. Mãi tới
năm 1770 khi đã 46 tuổi I. Kant mới được bổ nhiệm làm giáo sư lôgic siêu hình
học của trường Đại học Tổng hợp Königsberg. Ở đây trong gần 30 năm, với
lòng hăng say, đức tính cần mẫn và tư chất thông minh của mình, ông đã giảng
dạy nhiều môn khoa học khác nhau và viết nhiều tác phẩm triết học cơ bản. Ông
luôn cố gắng tìm hiểu những điểm yếu của đối thủ để có thể phản bác lại trong
quá trình tranh luận, đồng thời phát triển các quan điểm riêng của mình. Trong
giảng dạy, ông cũng hướng dẫn sinh viên theo lối tư duy tự do, chính vì vậy, các
bài giảng của ông thường rất hấp dẫn đối với sinh viên, gợi mở cho họ nhiều ý
tưởng mới. Thời bấy giờ, các giảng viên tại các trường đại học vẫn thường lấy
các kiến thức trong sách giáo khoa để giảng cho sinh viên. Còn Kant chỉ coi
sách giáo khoa như là sự gợi mở. Trong các bài giảng của mình, Kant tìm cách
khơi gợi để sinh viên thấy rõ được tư tưởng của ông qua những khái niệm ấy và
tự rút ra kết luận.
21


Năm 1789, ở Pháp diễn ra cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Là người chịu
ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng khai sáng Pháp, I. Kant tỏ ý đồng tình với cuộc
cách mạng này. Để tránh đụng chạm đến chính quyền nhà nước Phổ, trong các
bài viết I. Kant giữ thái độ ôn hòa, song sự bất đồng là không thể tránh khỏi.

Trong sự nghiệp khoa học, I. Kant là người gặt hái được nhiều thành công: năm
1786 ông được bầu làm viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Phổ tại
Béclin; năm 1794 ông trở thành viện sỹ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Sanh
Pêtécbua; năm 1798 hai Viện Hàn lâm Italia và Pari đều bầu ông làm viện sỹ
của viện mình. Sự nghiệp vẻ vang như vậy nhưng trong đời sống hàng ngày ông
là người bình dị, trầm lặng, có lối sống ngăn nắp, điều độ, suốt đời không ra
khỏi thành phố quê hương. Đặc biệt với nữ giới ông hết sức e dè, không dám
quyết đoán vì thế để lỡ nhiều cơ hội lập gia đình để cuối cùng phải sống độc
thân. Ông qua đời trong tư thế đang làm việc ở tuổi 80, vào ngày 12/2/1804.
Cuộc đời ấy tự lập, nhiều vinh quang đến muộn và sống một mình đã ít nhiều
ảnh hưởng đến quan niệm của ông về chủ thể nhận thức.
Sự nghiệp của I.Kant
Immanuel Kant là người sáng lập triết học cổ điển Đức. Cùng với
Lessing, ông cũng đồng thời là người xác lập phương pháp tư duy mới trong văn
hóa châu Âu. Các nhà nghiên cứu phân biệt hai thời kỳ trong hành trình tư tưởng
của Kant thành thời kỳ “tiền phê phán” và thời kỳ “phê phán”. Tên gọi hai thời
kỳ này xuất hiện khi Kant thực hiện cuộc cải tổ triết học của mình vào những
năm 70 của thế kỷ XVIII. Cuộc cải tổ này được tiến hành với mục đích xem xét
khả năng tri thức của con người, chống lại chủ nghĩa giáo điều lẫn chủ nghĩa
hoài nghi vô căn cứ, mở rộng có tập trung các vấn đề triết học trên cơ sở phát
huy ưu thế của “lý trí thực tiễn”. Do vậy, thời kỳ trước cải tổ triết học được gọi
là “trước phê phán”, “tiền phê phán” bắt đầu từ năm 1746 đến năm 1769. Thời
kỳ phê phán bắt đầu từ những năm 70 đến khi Kant mất.
Thời kỳ tiền phê phán
22


×