Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI BUÔN TUL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953.74 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

NGUYỄN THỊ DUYÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỪNG CỘNG
ĐỒNG TẠI BUÔN TUL

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

NGUYỄN THỊ DUYÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỪNG CỘNG
ĐỒNG TẠI BUÔN TUL

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI BUÔN TUL” do NGUYỄN THỊ
DUYÊN, sinh viên khóa 33, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo
vệ thành công trước hội đồng vào ngày _______________________.

TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG
Giáo viên hướng dẫn

Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày


tháng

năm


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho con xin gởi lời tri ân sâu sắc nhất của mình đến cha mẹ, người
đã tạo mọi điều kiện cho con được học tập suốt 4 năm học vừa qua, tình cảm ấy suốt
đời con luôn ghi nhớ.
Bên cạnh đó, em còn được sự dìu dắt chân thành, tận tâm của các thầy cô trong
bộ môn khoa Kinh Tế, các thầy cô bộ môn Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, và đặc
biệt em xin gởi đến thầy Đặng Minh Phương lòng biết ơn chân thành nhất, cảm ơn
thầy đã truyền đạt những kiến thức bổ ích và kinh nghiệm quý báu giúp cho em hoàn
thành khóa luận này.
Xin cảm ơn UBND xã Yang Mao, Phòng NN&PTNT huyện Krông Bông, và
đặc biệt xin gởi tới anh Thiếp – trưởng ban quản lý rừng cộng đồng buôn Tul cùng tất
cả những hộ đồng bào trong buôn lời cảm ơn chân thành vì đã nhiệt tình giúp đỡ và hỗ
trợ tôi rất nhiều trong quá trình điều tra và thu thập số liệu, giúp tôi hoàn thành khóa
luận này.
Và cuối cùng xin kính chúc trường Đại học Nông lâm Tp.HCM phát triển hơn
nữa; kính chúc thầy cô nhiều sức khoẻ, hạnh phúc tiếp tục sự nghiệp “Trồng
người”cao cả. Chúc tất cả các bạn thành công./.
Sinh viên
Nguyễn Thị Duyên


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ DUYÊN. Tháng 7 năm 2011. “Đánh giá hiệu quả mô hình
quản lý rừng cồng đồng tại buôn Tul”


NGUYEN THI DUYEN. July 2011. “Accessing effective of management
community forest model in Tul village”
Buôn Tul là 1 trong 2 buôn thực hiện thí điểm mô hình quản lý rừng dựa vào
cộng đồng đầu tiên của tỉnh Đắc Lắc, vì vậy đề tài tiến hành nghiên cứu, thu thập số
liệu nhằm tìm hiểu thực trạng áp dụng mô hình cũng như đánh giá được hiệu quả của
mô hình. Trong giới hạn nội dung nghiên cứu, đề tài đạt được những kết quả như sau:
Mô hình quản lý rừng cộng đồng đã được thực hiện thí điểm tại buôn Tul từ năm
2008 và cho tới nay đã mang lại nhiều tín hiệu tốt cho quản lý rừng và cải thiện cuộc
sống của đồng bào nơi đây.
Về khía cạnh kinh tế: mô hình nâng cao thu nhập cho người dân thông qua việc
hưởng lợi từ khai thác gỗ, LSNG, và các hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
Ngoài ra nghiên cứu còn xác định lợi ích tiềm năng do mô hình mang lại cho cộng
đồng buôn Tul trên cơ sở hấp thụ các bon từ khu rừng cộng đồng.
Về khía cạnh môi trường: mô hình đã ngăn chặn được việc lấn chiếm, phá rừng
làm nương rẫy và đặc biệt từ khi có mô hình đã không xảy ra một vụ cháy rừng nào do
vậy góp phần bảo vệ tốt vùng đệm vườn quốc gia Chư Yang Sin.
Về khía cạnh xã hội: mô hình đã góp phần tiết kiệm ngân sách quốc gia, tạo thêm
công ăn việc làm cho người dân và nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan
trọng của rừng, cũng như lợi ích mà mô hình quản lý rừng cộng đồng mang lại.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix
DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung...............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................3
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu ........................................................................................3
1.3.3. Thời gian nghiên cứu .....................................................................................3
1.3.4. Phạm vi nội dung thực hiện ...........................................................................3
1.4. Cấu trúc của đề tài ................................................................................................3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................5
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .........................................................................5
2.1.1. Tổng quan về đặc điểm tình hình buôn Tul ...................................................5
2.1.2. Văn hóa giữ rừng của người đồng bào M’nông .............................................6
2.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .........................................................................7
2.2.1. Thực trạng quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam ...........................................7
2.2.2. Các chính sách quản lý, BV&PTR.................................................................8
2.2.3. Kết quả quản lý bảo vệ rừng cộng đồng ở buôn TaLy – huyện Ea H’leo.... 11
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................13
3.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................13
3.1.1. Khái niệm và phân loại rừng ........................................................................13
3.1.2. Công tác quản lý bảo vệ rừng ......................................................................14
v


3.1.3. Quản lý rừng cộng đồng ...............................................................................15
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................18
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................18
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................18
3.2.3. Phương pháp xác định lợi ích kinh tế đối với người dân. ............................18
3.2.4. Phương pháp chuyển giao lợi ích ................................................................ 19

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................20
4.1. Mô tả tiến trình và phương pháp thực hiện QLRCĐ tại buôn Tul .....................20
4.1.1 Lập kế hoạch quản lý rừng 5 năm .................................................................21
4.1.2 Xây dựng và thực hiện Quy ước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ............30
4.1.3. Phê duyệt kế hoạch 5 năm, quy ước bảo vệ và phát triển rừng của Buôn ...34
4.1.4. Khai thác gỗ .................................................................................................34
4.1.5. Giám sát, đóng búa.......................................................................................36
4.1.6. Bán đấu giá gỗ..............................................................................................36
4.2. Phân tích thực trạng QLRCĐ tại buôn Tul .........................................................36
4.3. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ..................................................................................39
4.3.1. Độ tuổi của chủ hộ .......................................................................................39
4.3.2. Giới tính .......................................................................................................40
4.3.3. Trình độ học vấn của chủ hộ ........................................................................41
4.4. Đánh giá mô hình QLRCĐ .................................................................................42
4.4.1. Đánh giá mô hình về khía cạnh kinh tế ........................................................42
4.4.2. Đánh giá về khía cạnh môi trường sinh thái ................................................51
4.4.3. Đánh giá mô hình về khía cạnh xã hội .........................................................52
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................60
5.1. Kết luận ...............................................................................................................60
5.2. Kiến nghị.............................................................................................................61
5.2.1. Đối với các cơ quan có thẩm quyền .............................................................61
5.2.2. Đối với ban quản lý rừng cộng đồng ...........................................................61
5.2.3. Đối với người dân trong buôn ......................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................62
PHỤ LỤC ......................................................................................................................63
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
QLRCĐ


Quản lý rừng cộng đồng



Cộng đồng

MH

Mô hình

Sở NN&PTNT

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PTNT

Phát triển nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

BV&PTR

Bảo vệ và Phát triển rừng


QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

BVR

Bảo vệ rừng

BQL

Ban quản lý

LNCĐ

Lâm nghiệp cộng đồng

GĐGR

Giao đất giao rừng

CPRs

Common property resources (Tài nguyên sở hữu cộng đồng)

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

SX


Sản xuất

TTTH

Thu thập tổng hợp

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Diện Tích và Trạng Thái Rừng Cộng Đồng Buôn Tul

23

Bảng 4.2. Đặc Điểm và Mục Tiêu Quản Lý các Lô Rừng Cộng Đồng Buôn Tul

24

Bảng 4.3. Cấp Kính Màu

25

Bảng 4.4. Kết Quả Tổng Hợp Số Cây Theo Cấp Kính Màu

25

Bảng 4.5. Số Lượng Cây có thể Cung Cấp của 3 Lô Rừng trong 5 Năm và
Giải Pháp Đề Xuất cho Mỗi Lô


26

Bảng 4.6. Nhu Cầu Gỗ của CĐ Buôn Tul trong 5 năm tới

27

Bảng 4.7. Cân Đối Cung Cầu Gỗ buôn Tul trong 5 năm

27

Bảng 4.8. Độ Tuổi của Chủ Hộ

40

Bảng 4.9. Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ

41

Bảng 4.10. Sự Chuyển Đổi Cơ Cấu Nghề Nghiệp

43

Bảng 4.11. So Sánh Thu Nhập của Người Dân Khi Có và Không Có Mô Hình

44

Bảng 4.12. Hưởng Lợi trong Khai Thác Gỗ Thương Mại (2009)

45


Bảng 4.13. Quyền Lợi trong Sử Dụng Gỗ Gia Dụng

45

Bảng 4.14. Tổng Hợp Khai Thác Gỗ và LSNG

48

Bảng 4.15. Dự Báo Hiệu Quả Kinh Tế trên Cơ Sở Tích Lũy Lượng CO2 Hấp Thụ
của Các Trạng Thái Rừng Tự Nhiên Thường Xanh Lá Rộng

50

Bảng 4.16. Dự Báo Hiệu Quả Kinh Tế trên Cơ Sở Hấp Thụ Carbon
của Rừng Cộng Đồng Buôn Tul

51

Bảng 4.17. Số Vụ Cháy Rừng, Lấn Chiếm Đất Rừng Khi Không Có và Có MH

51

Bảng 4.18. Nhận Thức của Người Dân về Những Lợi Ích của Rừng

54

Bảng 4.19. Nhận Thức của Người Dân về Những Lợi Ích của Mô Hình QLRCĐ 56

viii



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Bản Đồ Rừng Cộng Đồng Buôn Tul

20

Hình 4.2. Tiến Trình và Phương pháp Lập Kế Hoạch QLRCĐ

23

Hình 4.3. Sơ Đồ Mô Hình Rừng Ổn Định Khu Vực Chư Yang Sin

26

Hình 4.4. Sơ Đồ Quyền Hưởng Lợi, Phân Chia Lợi Ích trong
Khai Thác Gỗ Thương Mại

29

Hình 4.5. Tỷ Lệ Phân Chia Lợi Ích Gỗ Thương Mại

37

Hình 4.6. Biểu Đồ Thể Hiện Tỷ Lệ Người Quan Tâm Đến Môi Trường

38

Hình 4.7. Biểu Đồ Thể Hiện Tỷ Lệ Người Quan Tâm Đến Môi Trường


53

Hình 4.8. Tỷ Lệ Người Dân Biết Mình Đang Tham Gia Mô Hình QLRCĐ

55

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1: Mẫu Điều Tra Tại Buôn Tul
Phụ lục 2: Bảng Câu Hỏi Phóng Vấn
Phụ lục 3: Các hình ảnh về cộng đồng Buôn Tul

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Rừng là một nguồn tài nguyên quý giá, rừng không chỉ là cơ sở để phát triển
kinh tế - xã hội, mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng như: rừng tham gia
vào quá trình điều hòa khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cở bản khác
trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn
chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn
nước mặt và nước ngầm, làm giảm ô nhiễm không khí và nước.
Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao, với địa hình rất đa

dạng. Hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam,
đến á nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và
sự phong phú về các loài sinh vật. Tuy nhiên trong khoảng ba thập kỷ qua, do tập
trung phát triển kinh tế mà không chú trọng đến yếu tố bền vững cộng với áp lực về
dân số dẫn đến độ che phủ của rừng ở nước ta đã giảm sút tới mức báo động. Chất
lượng của rừng tự nhiên còn lại đã bị hạ thấp quá mức. Sự mất mát và suy giảm rừng
là không thể bù đắp được và đã gây ra nhiều tổn thất lớn về kinh tế, về công ăn việc
làm, về phát triển xã hội một cách lâu dài, và ảnh hưởng đến các vấn đề môi trường
toàn cầu. Một trong những thách thức đối với việc bảo tồn rừng ở các nước đang phát
triển trong đó có nước ta là phát triển các hệ thống quản lý mang lại tính bền vững về
mặt môi trường và bảo đảm sinh kế lâu dài cho cư dân địa phương.
Đắc Lắc là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn nhất cả nước với hơn
500.000ha (độ che phủ rừng khoảng 46%). Rừng Đắc Lắc được phân bố đều khắp ở
các huyện trong tỉnh, đặc biệt là hành lang biên giới của tỉnh giáp với Campuchia. Do
vậy việc bảo vệ rừng ở đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tuy
nhiên trong những năm gần đây rừng Đắc Lắc đang ngày càng suy giảm về diện tích


và chất lượng, đặc biệt là các khu rừng có người dân sinh sống, các khu rừng ở vùng
đệm của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. Bình quân mỗi năm diện
tích rừng mất khoảng 3000ha do khai thác gỗ trái phép, phá rừng, chăn thả gia súc bừa
bãi… và chuyển đổi mục đích sử dụng. Điều khó khăn là công tác quản lý rừng không
thể hiệu quả nếu chỉ đơn thuần dựa vào Nhà nước, mà phải có sự tham gia của cộng
đồng.
Nhận thức được sự tham gia của người dân là yếu tố quyết định đến sự thành
công trong công tác quản lý tài nguyên rừng. Tuy nhiên muốn cộng đồng địa phương
tham gia thì phải tạo ra những động lực vật chất hoặc tinh thần để họ cảm thấy quyền
lợi khi tự giác tham gia. Ở Đắc Lắc hầu hết những hộ dân sống gần rừng và phụ thuộc
vào rừng là các hộ người đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện đói nghèo. Họ thường
tập trung cư trú tại vùng đệm của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn lấy sản phẩm

từ rừng để sinh sống. Vì vậy để họ có thể tham gia vào công tác bảo vệ rừng thì những
động lực về vật chất là trước hết. Nhận định được điều này tỉnh Đắc Lắc đã tiến hành
xây dựng thí điểm mô hình quản lý rừng mới – mô hình quản lý rừng dựa vào cộng
đồng. Mô hình này nếu xây dựng đạt hiệu quả sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống cho
đồng bào dân tộc thiểu số - những người sống phụ thuộc vào rừng, và góp phần bảo vệ
rừng bền vững.
Để tìm hiều về mô hình, đánh giá được hiệu quả của nó và đưa ra được những
đề xuất cho công tác bảo vệ rừng, đề tài “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH QUẢN
LÝ TÀI NGUYÊN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở BUÔN TUL” được thực hiện.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý rừng cồng đồng tại buôn Tul.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
 Mô tả tiến trình và phương pháp thực hiện QLRCĐ tại buôn Tul
 Phân tích thực trạng quản lý rừng cộng đồng tại buôn Tul.
 Đánh giá hiệu quả của mô hình QLRCĐ
 Xác định những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng mô hình.

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các hộ dân tham gia mô hình quản lý
rừng cộng đồng.
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại buôn Tul – xã Yang Mao – huyện Krông
Bông – tỉnh Đắc Lắc.
1.3.3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ ngày 25-02-2011 đến ngày 25-06-2011.

1.3.4. Phạm vi nội dung thực hiện
Đề tài nghiên cứu tiến hành mô tả và phân tích thực trạng mô hình quản lý rừng
cộng đồng ở buôn Tul ; đồng thời đánh giá mô hình về khía cạnh kinh tế, xã hội, môi
trường ; những thuận lợi và khó khăn người dân gặp phải khi tham gia mô hình, từ đó
đưa ra những đề xuất cho chính quyền địa phương và người dân. Đề tài không tiến
hành nghiên cứu những đóng góp của người dân tại buôn Tul cho xã hội từ việc quản
lý rừng bền vững của họ.
1.4. Cấu trúc của đề tài
Luận văn bao gồm 5 chương
Chương 1. Mở đầu – Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu, phạm vi
nghiên cứu và cấu trúc của luận văn.
Chương 2. Tổng quan – Mô tả tổng quan về vấn đề nghiên cứu, và đặc điểm
kinh tế xã hội buôn Tul.
Chương 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Các khái niệm có liên quan: như khái niệm tài nguyên rừng, chính sách quản lý
rừng các công cụ chính sách trong quản lý rừng….
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Mô tả tiến trình và phương pháp xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng.
Phân tích thực trạng quản lý rừng cộng đồng tại buôn Tul, nêu ra những tồn tại
và đề xuất ý kiến.
3


Xác định những lợi ích của người dân khi tham gia quản lý rừng cộng đồng và
so sánh với lợi ích trước khi tham gia.
Tổng kết lại những thuận lợi và khó khăn khi người dân khi tham gia mô hình.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt những kết quả đã đạt được trong quá trình nghiên cứu từ đó đưa ra một
số kiến nghị cho quản lý rừng cộng đồng tại buôn Tul.


4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Tổng quan về đặc điểm tình hình buôn Tul
Buôn Tul, thuộc xã Yang Mao, huyện Krông Bông, tỉnh Đắc Lắc. Khu dân cư
của buôn nằm gần trung tâm xã. Xã Yang Mao nằm cách trung tâm huyện Krông Bông
37 km về phía Đông Nam. Tổng diện tích của xã là 40.172 ha gồm có 3 thôn và 8
buôn.
Buôn Tul hiện tại có 74 hộ gia đình, trong đó dân tộc thiểu số tại chỗ là người
M’nông có 67 hộ, dân tộc kinh có 7 hộ. Toàn buôn có 455 nhân khẩu, trong đó nam
282 người, nữ 173 người số lao động chính là 227 người.
Canh tác của người dân trong buôn chủ yếu làm lúa nước 2 vụ/năm, và các loại
cây nông nghiệp ngắn ngày khác, ruộng lúa phân bố dọc theo các con suối gần buôn và
một số ít hộ dân canh tác trên các nương rẫy cũ. Đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn,
sống phụ thuộc nhiều vào rừng. Trình độ văn hóa nhìn chung còn hạn chế.
Kết quả phân loại kinh tế hộ của buôn có 48 hộ nghèo chiếm đến 65%. Đa số
hộ nghèo đói có diện tích đất canh tác ít, do vậy việc phá rừng làm nương rẫy là không
thể tránh khỏi.
Trong buôn có 56 hộ đã sử dụng điện lưới quốc gia, song chủ yếu là để sinh
hoạt, chưa sử dụng điện phục vụ cho sản xuất. Hệ thống kênh mương thủy lợi trong
sản xuất của buôn đã được bê tông hóa. Tuy nhiên nước sinh hoạt rất khó khăn đối với
nhiều hộ, đặc biệt là vào mùa khô.
Rừng cộng đồng buôn Tul là khu rừng thuộc vùng đệm của vườn quốc gia Chư
Yang Sin nằm ở tiểu khu 1204. Đây là khu rừng thường xanh có diện tích 964 ha. Với
trạng thái rừng trung bình và nghèo đòi hỏi người dân nơi đây phải có một kế hoạch

khai thác hợp lý đi đôi với nuôi dưỡng, tái sinh rừng nhằm mang lại lợi ích cho người
dân đồng thời góp phần bảo vệ tốt vùng đệm của vườn quốc gia Chư Yang Sin.


2.1.2. Văn hóa giữ rừng của người đồng bào M’nông
Văn hóa giữ rừng là một nét nổi bật trong truyền thống văn hóa của người
M’nông. Từ ngàn đời nay đối với người M’nông, rừng có vai trò rất quan trọng trong
cuộc sống, cả về vật chất lẫn tinh thần. Ngoài gỗ, củi và các vật liệu khác, rừng còn
cung cấp thực phẩm cho đồng bào. Ngoài ra rừng còn bao bọc, che chở cho con người.
Theo thông lệ, khi vào rừng săn bắn, hái lượm đồng bào chỉ được lấy những thứ cần
thiết và không chặt cây cỏ, không hái măng nhỏ hay bắn những con thú còn bé… Do
vậy sẽ tránh được nguy cơ cạn kiệt. Đặc biệt, có một loại rừng mà đồng bào khai thác
rất hạn chế và luôn luôn được bảo vệ cẩn thận, đó là rừng thiêng ở các buôn làng.
Rừng thiêng là những khoảnh rừng đầu buôn hoặc xung quanh buôn làng. Theo
quan niệm của người M’nông thì rừng thiêng là nơi trú ngụ của thần linh, các vị thần
này sẽ che chở cho buôn làng, giúp con người, súc vật luôn luôn mạnh khỏe, mùa
màng bội thu. Tuy nhiên rừng thiêng không phải là rừng cấm, vì tất cả thành viên
trong buôn ai cũng có thể vào rừng (trừ những người ngoài buôn) để kiếm củi, hái rau,
bẻ măng hay đặt bẫy, săn bắn. Thế nhưng, không ai được phép tự tiện chặt những cây
to hay săn bắn những con thú lớn, khi đi kiếm củi hoặc bẻ măng không được làm ngã
đổ cây trong rừng, ngoài ra khi đốt rẫy phải tuyệt đối cẩn thận không để đám cháy lan
vào khu rừng, hoặc nếu phát hiện cháy thì phải báo kịp thời cho buôn làng biết để cùng
nhau dập lửa.... Nếu vi phạm thì sẽ bị phạt theo luật tục của buôn làng, già làng sẽ là
người đại diện để xử phạt. Theo luật tục của người M’nông bị phạt nhẹ thì phải cúng
gà để tạ lỗi, nặng hơn thì phải cúng trâu, bò, dê,….nặng nhất thì có thể bị trục xuất ra
khỏi buôn làng. Vì vậy người dân trong buôn rất sợ khi xâm phạm đến rừng.
Hiện nay, nhiều buôn làng của đồng bào M’nông vẫn còn những khu rừng
thiêng, mặc dù diện tích không nhiều. Đơn cử như: rừng thiêng của buôn Pi Nao, xã
Nhân Đạo, huyện Đắk R’lấp, khu rừng này do được bảo vệ tốt nên vẫn còn nhiều loài
động thực vật quý, hiếm.

Nhìn chung đặc điểm tình hình buôn Tul có nhiều thuận lợi để áp dụng mô hình
QLRCĐ. Hầu hết dân cư sống phụ thuộc vào rừng, đồng thời văn hóa giữ rừng là một
nét truyền thống của người đồng bào M’nông ở đây. Do vậy, chỉ cần giúp đỡ người
dân có cuộc sống tốt hơn, giúp họ thoát nghèo bằng chính những sản phẩm từ rừng
một cách hợp pháp, hướng dẫn canh tác nông lâm kết hợp để tăng thêm thu nhập đồng
6


thời tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ, phát triển rừng cho người dân, thì mô hình
QLRCĐ kỳ vọng sẽ mang lại kết quả tốt.
2.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, quản lý rừng cộng đồng là thực tiễn có từ lâu đời và đạng trở
thành một phương thức quản lý rừng có hiệu quả được nhà nước quan tâm, khuyến
khích phát triển. Phương thức quản lý rừng này rất sinh động, phong phú mang lại hiệu
quả trong quản lý rừng và phát triển cộng đồng vùng cao (Nguyễn Bá Ngãi, 2008)
Tính đến 31 tháng 12 năm 2007 cả nước có 10.006 cộng đồng dân cư thôn, chủ
yếu là các cộng đồng đồng bào dân tộc ít người, đang quản lý và sử dụng 2.792.946,3
ha rừng và đất trống, đồi trọc (gọi chung là đất lâm nghiệp) để xây dựng và phát triển
rừng, trong đó: 1.916.169,2 ha đất có rừng (chiếm 68,6%) và 876.777,1 ha đất trống,
đồi trọc (chiếm 31,4%). Diện tích đất lâm nghiệp do cộng đồng quản lý nêu trên chiếm
17,20 % diện tích đất quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp trên toàn quốc (16,24 triệu
ha); Diện tích đất lâm nghiệp có rừng do cộng đồng quản lý chiếm 15% tổng diện tích
rừng của cả nước (12.873.815 ha). Trong diện tích đất lâm nghiệp có rừng do cộng
đồng quản lý và sử dụng thì rừng tự nhiên chiếm tới 96%, rừng trồng chỉ chiếm có 4%.
Cộng đồng quản lý chủ yếu rừng phòng hộ, đặc dụng (71%), rừng sản xuất chỉ chiếm
29%. Cộng đồng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp nêu trên với ba hình thức sau
(Nguyễn Bá Ngãi, 2008):
Thứ nhất, rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng ổn định lâu dài (có quyết

định hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và rừng, sau đây gọi tắt là giao) với diện
tích 1.643.251,2 ha tương đương 58,8% diện tích đất lâm nghiệp do cộng đồng quản lý
và sử dụng
Thứ hai, rừng và đất rừng do cộng đồng tự công nhận và quản lý từ lâu đời
nhưng chưa được nhà nước giao (chưa có bất kỳ một loại giấy tờ hợp pháp nào, gọi tắt
là chưa giao với diện tích 247.029,5 ha tương đương 8,9%. Đó là các khu rừng thiêng,
rừng ma, rừng mó nước, những khu rừng cung cấp lâm sản truyền thống cho cộng
đồng.
7


Thứ ba, rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp của các tổ chức nhà
nước (Lâm trường, Ban quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ…) được các cộng
đồng nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi và trồng mới theo hợp đồng khoán rừng lâu
năm, 50 năm, gọi tắt là nhận khoán với diện tích 902.662,7 ha tương đương 32,3%.
Nếu xét về mặt địa lý, vùng tây bắc có tỷ lệ rừng cộng đồng cao nhất với
1.893.300,9 ha chiếm 67,8% so với diện tích đất lâm nghiệp do cộng đồng quản lý trên
cả nước. Tiếp đến là các vùng Đông Bắc 760.131,1 ha, vùng Tây Nguyên 62.422,3 ha
và Bắc Trung Bộ 58.541,7 ha. Các vùng còn lại diện tích đất lâm nghiệp giao cho cộng
đồng quản lý chiếm một tỷ lệ nhỏ. Một số tỉnh không có rừng và đất rừng giao cho
cộng đồng quản lý và bảo vệ (Nguyễn Bá Ngãi, 2008).
Các loại rừng cộng đồng được hình thành từ các nguồn gốc khác nhau nhưng
đều được ba chủ thể chính quản lý là cộng đồng dân cư thôn (buôn), dòng tộc, nhóm
hộ hoặc nhóm sở thích. Đối với rừng do cộng đồng thôn và dòng tộc quản lý thường ở
các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với tập quán truyền
thống, điều kiện sản xuất và thị trường kém phát triển, trình độ quản lý còn thấp. Rừng
do nhóm hộ hoặc nhóm sở thích tự cùng nhau liên kết để quản lý thường ở các vùng
sản xuất và thị trường phát triển, đang dần tiếp cận đến phương thức sản xuất hàng
hóa, trình độ sản xuất của các hộ nông dân cao, khả năng đầu tư lớn. Chính từ cơ sở
này mà QLRCĐ ở Việt Nam đang dần hình thành theo hai xu hướng phù hợp với điều

kiện cụ thể ở từng vùng, đó là QLRCĐ đáp ứng nhu cầu sinh kế và QLRCĐ cho sản
xuất hàng hóa (Nguyễn Bá Ngãi,2008).
2.2.2. Các chính sách quản lý, BV&PTR
Cho tới nay ngoài Luật Đất đai năm 2003 và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
năm 2004 Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định để tăng cường công tác quản lý,
bảo vệ và phát triển rừng, trong đó có một số quyết định gắn liền với việc cải thiện đời
sống của người nhận rừng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Đó là Quyết định
178/2001/QĐ-TTg (QĐ 178), Quyết định 304/2005/QĐ-TTg (QĐ 304) của Thủ tướng
Chính phủ.
a) Quyết định 178 – Những quy định chung
Quyết định này quy định về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân
được Nhà nước giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp để bảo vệ, khoanh nuôi
8


tái sinh và trồng rừng, nhằm tạo động lực kinh tế khuyến khích nhân dân tích cực tham
gia bảo vệ và phát triển rừng; làm cho thu nhập từ rừng trở thành một nguồn thu đáng
kể, góp phần bảo đảm cuộc sống của người làm nghề rừng; đồng thời làm rõ trách
nhiệm của người được giao, được thuê, nhận khoán rừng đối với việc bảo vệ rừng.
Quyết định này được áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
Được Nhà nước giao rừng và đất lâm nghiệp theo nghị định số 02/CP ngày 15
tháng 1 năm 1994 của Chính phủ; được giao, được thuê đất lâm nghiệp theo nghị định
số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê
đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích
lâm nghiệp.
Được các tổ chức Nhà nước khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng
theo nghị định số 01/CP ngày 04 tháng 1 năm 1995 của chính phủ về việc giao khoán
đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các
doanh nghiệp Nhà nước.

Nguyên tắc xác định quyền hưởng lợi và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân
được Nhà nước giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp:
Đảm bảo lợi ích hài hòa giữa Nhà nước với người trực tiếp bảo vệ, khoanh nuôi
tái sinh và trồng rừng; giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi
trường sinh thái và bảo tồn thiên nhiên; giữa lợi ích trước mắt và lâu dài.
Quyền hưởng lợi trên đất lâm nghiệp bao gồm: gỗ, các lâm sản ngoài gỗ, sản
phẩm trồng xen, tiền công tương xứng với tiền của, công sức của hộ gia đình, cá nhân
đã đầu tư vào rừng.
Quyền hưởng lợi và nghĩa vụ chỉ được thực hiện trong thời hạn được giao, được
thuê hoặc nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
b) Quyết định 304
Quyết định này quy định về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ
gia đình và cộng đồng buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây
Nguyên.
Mục tiêu của quyết định này bao gồm:
9


Tạo điều kiện ổn định và cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại
chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên, trong đó tập trung ưu tiên giải quyết cho đồng bào dân tộc
thiểu số thuộc đối tượng quy định tại Quyết định số 132/2002/QĐ-TTg ngày 08 tháng
10 năm 2002 và số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng
Chính phủ (gọi tắt là Quyết định 132 và 134) về việc giải quyết đất ở, đất sản xuất cho
đồng bào dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên và một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở,
nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.
Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng ở các tỉnh Tây Nguyên một cách bền
vững. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện xã hội hóa nghề rừng để rừng và đất rừng phải có
chủ thực sự.
Nguyên tắc chỉ đạo:
Giao rừng, khoán bảo vệ rừng phải đảm bảo yêu cầu tạo điều kiện ổn định và

cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, trước hết là các hộ thuộc đối
tượng quy định tại Quyết định 132 và 134 ở các tỉnh Tây Nguyên; các khu rừng được
giao, được khoán bảo vệ phải bảo đảm ổn định và phát triển.
Giao rừng, khoán bảo vệ rừng phải được bàn bạc dân chủ, tôn trọng phong tục,
tập quán của đồng bào dân tộc và thủ tục phải đơn giản, phù hợp với thực tế của đồng
bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
Lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn, gắn với việc giao rừng, khoán
bảo vệ rừng để sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí hỗ trợ trong các chương trình của
Nhà nước.
Ngoài ra Quyết định 304 còn quy định về đối tượng và hạn mức giao rừng,
khoán bảo vệ rừng; quyền lợi của người được giao rừng và đất trồng rừng sản xuất;
quyền lợi của người nhận khoán bảo vệ rừng; nghĩa vụ của hộ gia đình, cộng đồng khi
được giao rừng, khoán bảo vệ rừng; và nhiệm vụ của các cấp cơ quan, ban ngành trong
việc giúp đỡ hộ gia đình, cộng đồng được giao rừng, khoán bảo vệ rừng thực hiện
quyết định này.
Nhìn chung:
So với Quyết định 178 thì Quyết đinh 304 có nhiều ưu đãi, mang lại nguồn lợi
cho dân nhiều hơn cụ thể là ngoài được hưởng phần lâm sản theo quy định, người
nhận rừng theo Quyết định 304 còn được hỗ trợ tiền công nhận khoán, hỗ trợ gạo thời
10


gian đầu, giống cây trồng và nếu hộ thuộc diện được quy định tại Quyết định 132 và
134 còn được hỗ trợ tiền khai hoang, làm nhà ở. Vì vậy việc triển khai Quyết định 178
và 304 đã mang lại hiệu quả cho người nhận rừng như: có nguồn thu nhập từ nhận
rừng, có thêm công ăn việc làm, có đất để sản xuất nông nghiệp….góp phần xóa đói,
giảm nghèo, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng cho người dân; từ đó diện tích rừng được
bảo vệ ngày càng được mở rộng.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai còn không ít bất cập như: còn rất nhiều hộ
sau khi nhận rừng vẫn chưa nhận được nguồn kinh phí để thực hiện việc bảo vệ phát

triển rừng cũng như để duy trì cuộc sống; những hộ đã nhận được kinh phí hỗ trợ thì
lại thiếu về kỹ thuật, nhân lực dẫn đến sử dụng nguồn kinh phí không hiệu quả…dẫn
đến việc giao khoán rừng chỉ mang tính hình thức, không mang lại kết quả gì.
Vì vậy để giải quyết được những bất cập và thực hiện Quyết định có hiệu quả
Chính phủ cần hỗ trợ kịp thời về kinh phí cũng như phổ biến các kỹ thuật canh tác
nông- lâm nghiệp cho người dân sau khi được nhận rừng; bên cạnh đó các chính sách,
cơ chế hưởng lợi trong giao, khoán rừng cần được quy định rõ ràng và có những quy
trình, thủ tục hành chính và kỹ thuật để thực hiện cơ chế đó.
Mô hình quản lý rừng cộng đồng mà đề tài nghiên cứu tiến hành đánh giá là mô
hình mới được xây dựng và triển khai thí điểm trong những năm gần đây mô hình này
nếu được triển khai hiệu quả có thể khắc phục được những bất cập trong việc triển
khai các Quyết định 132 và 304 vì có cơ chế hưởng lợi rõ ràng, cụ thể và lâu dài, điều
này sẽ giúp người dân gắn bó với nghề rừng.
2.2.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Người nghiên cứu đã tham khảo một số tài liệu để làm cơ sở cho nghiên cứu
của mình. Sau đây trình bày sơ lược về nội dung của những tài liệu đó:
Kết quả GĐGR tại huyện Krông Bông từ năm 2001 đến nay (Phòng
NN&PTNT): huyện đã giao được 11.111,3 ha cho 45 nhóm hộ và 15 cộng đồng. Tuy
nhiên việc GĐGR chỉ dừng lại ở việc cấp bìa đỏ cho các nhóm hộ và cộng đồng để
quản lý và bảo vệ mà chưa triển khai các chính sách, cơ chế hưởng lợi cho họ (do thiếu
phương pháp tiếp cận, cơ chế hưởng lợi theo QĐ 178 không rõ ràng, thiếu quy trình và
thủ tục hành chính cũng như kỹ thuật để thực hiện cơ chế đó). Vậy nên công tác quản
11


lý bảo vệ rừng vẫn chưa được thực hiện tốt, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng,
cháy rừng và nhiều vụ vi phạm vẫn xảy ra.
Đánh giá kết quả thử nghiệm quản lý rừng cộng đồng và cơ chế hưởng lợi
tại buôn Taly (Bảo Huy, 2009)
Buôn Ta Ly thuộc xã Ea Sol huyện EaH’leo. Buôn được giao đất, giao rừng

năm 2001 để quản lý và sử dụng lâu dài, theo hình thức cộng đồng. Tổng diện tích:
1.127,7 ha thuộc tiểu khu 32, chủ yếu là rừng khộp – rừng thưa lá rộng, cây họ dầu,
rụng lá mùa khô. Trạng thái phổ biến là rừng nghèo đến trung bình.
Năm 2006 – 2007, được sự nhất trí của Sở NN&PTNT Đắc Lắc. Dự án PTNT
và huyện Ea H’leo hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật cho cộng đồng để thực hiện việc khai thác
gỗ sử dụng và thương mại: tổng sản lượng gỗ khai thác được là 368,5m3 gỗ, số tiền
bán được là 616 triệu.
Nhờ có chi phí để gây quỹ cộng đồng và tăng thu nhập cho người dân (tiền công
từ các hoạt động tuần ta rừng, trồng rừng, vay vốn để phát triển sản xuất…) rừng đồng
buôn đã được bảo vệ khá tốt. Kết quả bắt được 11 vụ vi phạm và trồng được 5 ha rừng
trên diện tích rẫy cũ đã bỏ hoang hóa.
Tuy nhiên kế hoạch 5 năm không được tiếp tục, chỉ mang tính tự phát; tài khoản
để giữ quỹ phát triển rừng cộng đồng là ở xã nên cộng đồng khó tiếp cận; vẫn còn 6 hộ
trong buôn vi pham như: chặt 10 ha rừng làm lúa nước, 5 ha làm rẫy gây mất 1,3%
diện tích rừng; buôn gặp khó khăn trong vấn đề xử lý lâm tặc… Vì vậy có một số đề
xuất cho buôn Ta Ly: thu hút sự tham gia nhiều hơn của các hộ để chấm dứt tình trạng
lấn chiếm đất rừng; các cấp có thẩm quyền cần thừa nhận và giúp đỡ buôn thực hiện
kế hoạch QLRCĐ đồng thời giúp đỡ trong việc giải quyết các vụ vi phạm…
Đây là mô hình QLRCĐ đầu tiên được thí điểm tại Đắc Lắc, mô hình này đã
mang lại những tín hiệu tốt cho quản lý rừng cộng đồng bền vững tuy nhiên vẫn còn
tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết. Vì vậy, lần thí điểm thứ hai tại buôn Tul được thực
hiện nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại ở lần thí điểm thứ nhất để tìm ra một chính
sách quản lý bảo vệ và phát triển rừng toàn diện hơn.

12


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Cơ sở lí luận
3.1.1. Khái niệm và phân loại rừng
a. Khái niệm rừng
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi
sinh vật rừng, đât rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ
thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên (Điều
3, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.).
Rừng là loại tài nguyên có thể tái tạo được. Tuy nhiên nếu khai thác quá mức,
thì sẽ không còn khả năng tái sinh nữa vì sản lượng khai thác quá lớn so với lượng bổ
sung trong một thời gian nhất định. Rừng đã không ngừng bị con người khai thác từ
thời cổ đại tới giờ, càng ngày xã hội càng phát triển, vai trò của rừng đối với con người
chỉ có thể tăng thêm chứ không hề giảm bớt.
Các vai trò của rừng: có vai trò quan trọng trong việc hình thành và bảo vệ đất,
điều hòa lượng nước trên mặt đất, góp phần điều hòa khí hậu, là ngân hàng gen lớn,
ngoài ra rừng còn là nơi cung cấp lâm sản, lương thực thực phẩm… cho con người.
Đặc điểm của rừng: các loại tài nguyên có thể tái tạo có một đặc điểm khá quan
trọng là trữ lượng và sự cung cấp liên tục của tài nguyên phụ thuộc chủ yếu vào những
hoạt động của con người tác động vào tài nguyên đó. Tài nguyên rừng cũng vậy, trữ
lượng cũng như chất lượng của rừng phụ thuộc rất lớn vào những hoạt động khai thác,
bảo vệ…của con người đặc biệt là những người dân sống xung quanh rừng.
b. Phân loại rừng: Có rất nhiều cách để phân loại rừng, có thể phân loại rừng
theo chức năng sử dụng, theo trữ lượng, hoặc phân loại dựa vào nguồn gốc, tác động
của con người…Tại nước ta để thuận tiện cho việc quản lý và quy hoạch cho công tác
lâm nghiệp, chính phủ đã sử dụng hệ thống phân loại rừng theo chức năng sử dụng và


đặc điểm sinh thái, hệ sinh thái rừng bao gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, và rừng
sản xuất.
Rừng đặc dụng: là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn
thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng;nghiên

cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ
ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. Rừng đặc dụng bao
gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên
cứu thực nghiệm khoa học.
Rừng phòng hộ: là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo vệ
nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa
khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường. Rừng phòng hộ được phân thành các loại: rừng
phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn song,
lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.
Rừng sản xuất: là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để kinh doanh
gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. Căn cứ vào
nguồn gốc hình thành, rừng sản xuất được phân ra các loại sau: rừng tự nhiên; rừng
trồng, rừng giống.
3.1.2. Công tác quản lý bảo vệ rừng
Quản lý bảo vệ rừng là một hệ thống những biện pháp tổng hợp nhằm duy trì
mối quan hệ qua lại hợp lý giữa con người và rừng.
Phương hướng cơ bản của quản lý bảo vệ rừng là tăng cường tổ chức hướng
dẫn chỉ đạo, tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra việc thi hành luật bảo vệ và phát triển
rừng, xây dựng và củng cố lực lượng bảo vệ rừng, xây dựng tốt chính sách quản lý bảo
vệ, hướng dẫn và giúp đỡ người dân có được một phương thức sản xuất và bảo vệ rừng
hợp lý.
Nội dung cơ bản của quản lý bảo vệ rừng là quản lý bảo vệ các loại rừng, phòng
cháy chữa cháy cho rừng, có những biện pháp hiệu quả để rừng không bị suy giảm về
số lượng, trữ lượng cũng như về diện tích từ đó có thể phát triển thêm vốn rừng làm
cho diện tích rừng ngày càng được mở rộng hơn.
Nhiệm vụ chủ yếu của yếu của bảo vệ rừng là xây dựng và phát triển các loại
rừng. Tổ chức công tác dự đoán, dự báo phòng cháy rừng… Qua đó đánh giá được
14



×