Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRẠNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT VÀ THƯƠNG MẠI NAM VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.35 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********************
LÊ NGỌC ẢNH

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRẠNH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN KỸ THUẬT VÀ THƯƠNG MẠI
NAM VIỆT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********************
LÊ NGỌC ẢNH

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRẠNH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN KỸ THUẬT VÀ THƯƠNG MẠI
NAM VIỆT

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Th.S LÊ VĂN LẠNG


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT VÀ THƯƠNG
MẠI NAM VIỆT” do LÊ NGỌC ẢNH, sinh viên khóa 33, ngành QUẢN TRỊ KINH
DOANH, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

tháng năm 2011.

Th.S LÊ VĂN LẠNG
Giáo viên hướng dẫn
(Chữ ký)

__________________
Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(chữ ký, họ tên)

(chữ ký, họ tên)

___________________________

Ngày

tháng

năm 2011

________________________

năm 2011

Ngày

1

tháng

năm 2011


LỜI CẢM TẠ
Tôi vẫn còn nhớ cái ngày đầu tiên mà tôi đặt chân vào Trường Đại Học Nông
Lâm tp.HCM, Khi đó, với tôi, trường là một cài gì đó lạ lẫm và đầy bí ẩn. Thấm thoát
đã gần bốn năm, điều đó nhắc tôi là đã tới lúc tôi làm khóa luận để tốt nghiệp ra
trường. Khoảng thời gian bốn năm không ngắn cũng không dài, nó đủ cho tôi có đầy
những kỷ niêm vui buồn không thể nào quên được và có cả lượng kiến thức quý báu
làm hành trang cho tôi bước vào một sứ vụ khác của cuộc đời nữa. Tôi hiểu được rằng,
để có được tôi ngày hôm nay đã phải đánh đổi bằng biết bao công lao của những người
tôi quen biết.
Đầu tiên con xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Ba, Mẹ. Không
riêng gì trong bốn năm đại học hay khoảng thời gian con còn là học sinh mà cả đường

đời của con nữa, Ba Mẹ vẫn luôn dìu dắt, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất
để con nên người. Xin cảm ơn đến anh trai và cả em trai nữa.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Văn Lạng đã tận tình hướng dẫn để em hoàn
thành tốt khoá luận này. Cảm ơn Quý thầy cô Khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông
Lâm tp.HCM đã truyền đạt kiến thức cũng như những kinh nghiệm sống trong suốt
quá trình em con trên ghế nhà trường.
Bên cạnh đó tôi cũng xin cảm ơn Ban Lãnh Đạo Công ty Cổ Phần Kỹ Thuật và
Thương Mại Nam Việt, cảm ơn anh Trần Nguyễn Anh Tuấn và các anh chị trong
Công Ty. Nhờ có sự hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ của tất cả mọi người mà việc thực
tập của tôi trở nên thuận lợi hơn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người bạn, trong quá trình học tập nói chung
và trong khoảng thời gian làm bài luận nói riêng đã không ngừng an ủi, khích lệ và
động viên tôi tiếp bước. Thật hạnh phúc khi được quen biết tất cả các bạn.
Xin cảm ơn tất cả!
TP. Hồ Chí Minh, Tháng 07 năm 2011
Lê Ngọc Ảnh


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ NGỌC ẢNH. Tháng 07 năm 2011. “Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh
của Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật và Thương Mại Nam Việt”.
LE NGOC ANH. July 2011. “Analyze The Ability of Competition of Nam
Viet Technology and Trading Corporation”.
Khóa luận tìm hiểu về năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật và
Thương Mại Nam Việt dựa trên việc thu thập các số liệu, thông tin về công ty về đối
thủ cạnh tranh từ các phòng ban, khách hàng và còn thu thập các số liệu, thông tin về
các yếu tố môi trường bên ngoài có liên quan đến đề tài nghiên cứu từ internet, báo
chí…. Thông qua các phương pháp phân tích, so sánh các số liệu về hoạt động kinh
doanh của công ty, khóa luận đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và kết quả công
ty đạt được trong năm vừa rồi. Và bằng việc phân tích các yếu tố bên trong lẫn các yêu

tố bên ngoài, khóa luận đánh giá được những khó khăn hay thuận lợi cũng như điểm
mạnh hay điểm yếu của nội bộ công ty và xem xét được những tác động, ảnh hưởng
của các nhân tố bên ngoài đối với công ty. Bên cạnh đó, luận văn cũng đặc biệt chú
trọng vận dụng các ma trận để phân tích năng lực cạnh tranh của công ty như: sử dụng
ma trận các yếu tố bên trong (IFE) và ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) để đánh giá
khả năng phản ứng của công ty đến với các yêu tố nội bộ lẫn các yếu tố bên ngoài, sử
dụng ma trận đánh giá hoạt động và vị trí chiến lươc – ma trận SPACE và ma trận
SWOT để giúp công ty lựa chọn chiến lược phù hợp với năng lực hiện tại của công
ty…. Qua đó khóa luận đề xuất một số giải pháp như giải pháp về thâm nhập thị
trường, giải pháp về thông tin, hoạt động marketing… nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của công ty.
Ngoài những nội dung chủ yếu đó, khóa luận cũng đưa ra những kết luận của
quá trình nghiên cứu, đồng thời đưa ra những kiến nghị với mong muốn có thể cải
thiện được những mặt còn hạn chế trong chiến lược cạnh tranh của công ty Cổ Phần
Kỹ Thuật và Thương Mại Nam Việt.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi
CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................2
1.3 . Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3
1.3.1. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................3
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu .........................................................................................3

1.4. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................3
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN ..........................................................................................4
2.1. Sơ lược về công ty ................................................................................................4
2.1.1. Giới thiệu chung..............................................................................................4
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ...............................................4
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm chủ yếu ....................................................5
2.2. Tầm nhìn, Sứ mệnh, Giá trị lợi ích mang lại và văn hóa cốt lõi ..........................5
2.2.1. Tầm nhìn: ........................................................................................................5
2.2.2. Sứ mệnh: .........................................................................................................5
2.2.3. Giá trị lợi ích mang lại: ...................................................................................5
2.2.4. Văn hóa cốt lõi: ...............................................................................................5
2.3. Cơ cấu tổ chức ......................................................................................................6
2.3.1. Sơ đồ tổ chức công ty .....................................................................................6
2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban....................................................6
2.4. Các đối tác và lịch sử hình thành của các đối tác .................................................7
2.5. Nguồn nhân lực ....................................................................................................7
2.6. Khái quát tình hình trang thiết bị và tài sản cố định của công ty ........................9
v


2.6.1. Hiện trạng cơ sở vật chất và kỹ thuật..............................................................9
2.6.2. Tình hình tài sản cố định của công ty .............................................................9
2.7. Những thành tựu đạt được của công ty ..............................................................10
2.7.1. Công trình tiêu biểu ......................................................................................10
2.7.2. Một số khách hàng tiêu biểu .........................................................................11
2.8. Định hướng phát triển của công ty .....................................................................12
CHƯƠNG 3 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................13
3.1. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................13
3.1.1. Khái miện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ........................................13
3.1.2. Các mô hình để phân tích năng lực canh tranh của doanh nghiệp ...............14

3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực canh tranh của doanh nghiệp...............17
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................25
3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .......................................................................25
3.2.2. Phương Pháp phân tích .................................................................................25
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................28
4.1. Tình hình chung ngành chiếu sáng ở Việt Nam .................................................28
4.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ......................................31
4.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2010 ..................................................31
4.2.2. Tình hình nguồn hàng nhập ..........................................................................33
4.2.3. Tình hình tiêu thụ ..........................................................................................34
4.2.4. Tình hình dữ trữ tồn kho ...............................................................................37
4.2.5. Tình hình tài trợ và đầu tư tài chính .............................................................38
4.3. Phân tích môi trương bên trong ..........................................................................40
4.3.1. Chất lượng sản phẩm ....................................................................................40
4.3.2. Công tác quản trị nguồn nhân lực .................................................................42
4.3.3. Khả năng nhập khẩu hàng. ............................................................................42
4.3.4. Tình hình tài chính ........................................................................................43
4.3.5. Hoạt đông marketing và chiến lược phát triển..............................................43
4.3.6. Hệ thống thông tin ........................................................................................45
4.4. Phân tích môi trường bên ngoài .........................................................................46
4.4.1. Mồi truờng vĩ mô ..........................................................................................46
vi


4.4.2. Môi trường cạnh tranh ..................................................................................52
4.5 Ma trận năng lực cạnh tranh ..............................................................................57
4.5.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong ..........................................................58
4.5.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài .........................................................59
4.5.2. Ma trận SPACE.............................................................................................60
4.5.3. Ma trận SWOT ..............................................................................................62

4.6. Đánh giá chung năng lực cạnh tranh ..................................................................64
4.7. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh .......................................64
4.7.1. Giải pháp về thâm nhập thị trường và phát triển thị trường .........................64
4.7.2. Giải pháp về hoạt động marketing ................................................................65
4.7.3. Giải pháp về hệ thống thông tin ....................................................................66
4.7.4. Giải pháp về tài chính ...................................................................................68
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................69
5.1. Kết luận ..............................................................................................................69
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................70
5.2.1. Đối với Công Ty ...........................................................................................70
5.2.2. Đối với Nhà Nước ........................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................72

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BH

: Bán hàng

CBNV

: Cán bộ nhân viên

CCDV

: Cung cấp dich vụ

C.E.O


: Giám đốc điều hành

DTT

: Doanh thu thuần

GDP

: Tổng thu nhập quốc nội

HĐQT

: Hội đồng quản trị

HĐTC

: Hoạt động tài chính

HTK

: Hàng tồn kho

IEC

: Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế

IESNA

: Hiệp hội cơ khí Soi Bắc Mỹ


ISO

: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

KD

: kinh doanh

NV

: Nguồn Vốn

NV CSH

: Nguồn vốn chủ sở hữu

P.E.C

: Performance Efficiency Comfort (công suất, hiệu quả, sự hài lòng)

QLDN

: Quản lý doanh nghiệp

SWOT

: Điểm Mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội, Đe Dọa

TCVN5744 : Tiêu chuẩn Việt Nam

TNDN

: Thu nhập Doanh Nghiệp

TP

: Thành Phố

TP. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

TS

: Tài sản

TSDH

: Tài sản dài hạn

TSNH

: Tài sản ngắn hạn

TUV

: Hiệp Hội kiểm định kỹ thuật

UNESCO


: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới
viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình Hình Tài Sản của Công Ty Năm 2010 ........................................9
Bảng 2.2. Tình Hình Vốn của Công Ty ............................................................10
Bảng 4.1. Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Quý III – Quý IV/2010.31
Bảng 4.2. Danh Sách Các Đối Tác Cung Cấp Hàng cho Công Ty ....................33
Bảng 4.3. Tổng Hợp Tình Hình Nhập Hàng Công Ty Năm 2010 .....................34
Bảng 4.4. Doanh Thu Theo Thị Trường Năm 2010 ...........................................34
Bảng 4.5. Cơ Cấu Thị Trường Tiêu Thụ trong Nước của Công Ty Năm 2010 .36
Bảng 4.6. Tình Hình Nhập Xuất Tồn Kho Quý III/2010-Quý IV/2010 ............37
Bảng 4.7. Các Chỉ Tiêu Tài Chính Năm 2010 ...................................................38
Bảng 4.8. Cơ Cấu Lao Động Của công ty .........................................................42
Bảng 4.9. Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên trong ........................................58
Bảng 4.10. Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Ngoài.....................................59
Bảng 4.11. Ma Trận Vị Trí Chiến Lược và Đánh Giá Hoạt Đông – Ma Trận
SPACE ................................................................................................................60
Bảng 4.12. Ma Trận SWOT ...............................................................................62

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty .............................................6

Hình 3.1. Mô Hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh của Michael E. Porter .................22
Hình 3.2. Những Yếu Tố Trong Phân Tích Đối Tượng Cạnh Tranh .............24
Hình 4.1. Tỉ Phần Tiêu Thụ Điện cho Chiếu Sáng Toàn Cầu ........................28
Hình 4.2. Tỉ Phần Tiêu Thụ Điện cho Chiếu Sáng ở Việt Nam .....................29
Hình 4.3. Doanh Thu và Sản Lượng theo Thị Trường ...................................35
Hình 4.4. Biểu Đồ Cơ Cấu Thị Trường Theo Giá Trị ....................................36
Hình 4.5. Thiết Kế P.E.C của Công Ty ..........................................................41
Hình 4.6. Các Kênh Phân Phối của Công Ty .................................................44
Hình 4.7. Hình Ảnh Ma Trận SPACE ............................................................61

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤC LỤC 1: Bảng phỏng vấn để xây dựng ma trận IFE và EFE ..................74
PHỤC LỤC 2: Bảng phỏng vấn để xây dụng ma trận SPACE .................76

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Hiện nay các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều xem việc thành bại trên

thương trường mang tính quyết liệt. Đặc biệt với nền kinh tế như nước ta hiện nay vận
hành theo cơ chế thị trường đã làm cho các doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh vô

cùng khốc liệt. Như người xưa đã từng nói: Thương trường như chiến trường, chính là
nơi các nhà doanh nghiệp khẳng định bản lĩnh của mình. Nhiều doanh nghiệp đã thành
công và điều hành công việc của mình một cách hiệu quả, nhưng các doanh nghiệp này
phải đối diện trực tiếp với môi trường kinh doanh đầy biến động, phức tạp và có nhiều
rủi ro. Vì thế khả năng thích ứng của doanh nghiệp vào môi trường là rất quan trọng.
Hơn nữa hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với toàn cục của nền kinh tế trong nước,
với sự hòa hợp khu vực và quốc tế. Vì vậy, sự tìm kiếm và phát huy năng lực cạnh
tranh trong môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt và dữ dội là một yếu tố vô cùng
quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp.
Trong quá trình hội nhập, bên cạnh những cơ hội để phát triển về mọi mặt thì
cũng luôn tồn tại song song những nguy cơ thách thức đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải
có năng lực cạnh tranh để đối phó và vượt qua những nguy cơ, thách thức đó đồng thời
tận dụng tối đa những cơ hội và điểm mạnh của mình để thiết lập một vị thế vững chắc
cho doanh nghiệp.
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh, nhu cầu cở sở hạ tầng
ngày càng tăng, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng trở nên gay gắt để chiếm lĩnh
thị trường nội địa. Mặc khác xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng đặt các doanh
nghiệp Việt Nam đứng trước những sức ép cạnh tranh từ phía công ty nước ngoài. Đặc
biệt trong lĩnh vực thiết bị điện, trong đó bao gồm cả ngành công nghiệp chiếu sáng.
Hiện nay, ở Việt Nam lĩnh vực này được xem là một trong những lĩnh vực hấp dẫn đầu


tư nhất ở khu vực, thu hút rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy sẽ có những
thách thức mới được đặt ra với lĩnh vực này.
Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật và Thương Mại Nam Việt là công ty được sự tin
cậy của các hãng sản xuất thiết bị chiếu sáng uy tín trên thế giới ủy quyền là đại diện nhập
khẩu, phân phối và phát triển thị trường ở Việt Nam. Là một trong những công ty mới
tham gia vào lĩnh vực này, mặc dù vậy công ty đã được nhiều khách hàng biết đến với
những sản phẩm có thương hiệu như Thorn, Philips, Osram… và cung cấp dịch vụ tư
vấn , thiết kế cho các giải pháp chiếu sáng phù hợp, tiết kiệm điện năng, nâng cao hiệu

quả và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại, công ty đang không ngừng đầu tư
nghiên cứu mở rộng thị trường Miền Nam và tìm kiến khai thác mở rộng ra thị trường
ở miền Trung, miền Bắc. Tuy nhiên với những thách thức mới trong lĩnh vực này đòi
hỏi công ty có một cách nhìn rõ hơn, cụ thể hơn về khả năng cạnh tranh của mình.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, được sự đồng ý của khoa Kinh tế trường Đại
Học Nông Lâm TP.HCM, sự hướng dẫn của thầy Lê Văn Lạng cùng với sự cho phép của
ban giám đốc, Phòng kinh doanh, Phòng kế toán, Phòng nhân sự Công Ty Cổ Phần Kỹ
Thuật và Thương Mại Nam Việt, tôi đã chọn đề tài “Đánh Giá Năng Lực Cạnh
Tranh của Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật và Thương Mại Nam Việt”. Thông qua
những vấn đề trình bày trong luận văn, tôi mong muốn sẽ có thể đưa ra được những nhận
xét, kết luận và những giải pháp phát triển phù hợp không chỉ riêng đối với ngành công
nghiệp chiếu sáng mà còn các ngành khác, nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh
trong các hoạt động kinh tế.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty và đồng thời tìm ra những yếu tố ảnh
hướng đến năng lực cạnh tranh của công ty, từ đó đề xuất ra giải pháp để nâng cao khả
năng cạnh tranh của công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài tiến hành nhằm đạt các mục tiêu chủ yếu sau:
1. Khảo sát thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty.
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty.
3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty.
2


4. Để xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

1.3 .

Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện : từ tháng 3/2011 đến tháng 6/2011.
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được tiến hành tại Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Và Thương
Mại Nam Việt. Địa chỉ: Lầu 12 Cao Ốc TENIMEX, 111-121 Ngô Gia Tự, P.2, Q.10,
TP.HCM.
1.4.

Cấu trúc luận văn
Đúng như quy định của Khoa kinh tế trường Đại Học Nông Lâm tp.HCM về

kết cấu của khóa luân tốt nghiệp, bài luận văn này bao gồm năm chương. Mở đầu là
chương 1 với việc đặt vấn đề nhằm đưa ra lý do chọn đề tài cũng như việc xác định
những mục tiêu nghiên cứu mà luận văn muốn đạt được. Bên cạnh đó, giới hạn về mặt
thời gian và địa bàn nghiên cứu cũng được đề cập trong chương này. Thứ hai, từ
những mục tiêu nghiên cứu cần đạt được, chương 2 có tên: Tổng Quan sẽ trình bày
một cách tổng quan về tài liệu liên quan đến năng lực cạnh tranh trong một Công Ty.
Đồng thời đưa đến cho người đọc cái nhìn tổng quát hơn về nơi nghiên cứu là Công
Ty Cổ Phần Kỹ Thuật và Thương Mại Nam Việt. Bao gồm lịch sử hình thành và phát
triển, cơ cấu tổ chức, tình hình nhân sự hiện nay, v.v… Thứ ba là chương Nội Dung
Và Phương Pháp Nghiên Cứu, chương này sẽ trình bày các khái niệm là cơ sở lý luận
của đề tài nghiên cứu. Việc trình bày đó sẽ giúp người đọc hiểu kỹ hơn khi đi đến
chương tiếp theo. Từ đó, chương này nêu ra phương pháp thu thập, phân tích và xử lý
số liệu được sử dụng trong khóa luận. Tiếp theo là dựa vào số liệu thu thập được,
chương 4 là chương kết quả nghiên cứu và thảo luận, chương này sẽ tiến hành phân
tích các yếu tố, lập các ma trận và tính toán các chỉ số cần thiết gắn với mục tiêu

nghiên cứu theo các phương pháp trình bày ở trước và đưa ra kết quả đạt được. Sau
cùng, chương 5 sẽ trình bày kết luận qua việc phân tích đã thực hiện. Phần cuối của
chương là kiến nghị đối với Công Ty và với nhà nước để nâng cao năng lực cạnh tranh
của Công Ty.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.

Sơ lược về công ty

2.1.1. Giới thiệu chung
Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT VÀ THƯƠNG MẠI NAM
VIỆT
Tên tiếng Anh: NAM VIET TECHNOLOGY & TRADING CORPORATION
Trụ sở chính: 282/46 Thoại Ngọc Hầu, Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú, TP.
Hồ Chí Minh
Văn phòng giao dịch: Lầu 12 Cao Ốc TENIMEX, 111-121 Ngô Gia Tự, P.2,
Q.10, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8) 39381468 - 39381458
Fax: (84-8) 39381467 – 39381457
Email:
Website: www.navitek.com.vn
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tháng 6 - 2003: Thành lập Công Ty TNHH Viên Phú ở TP.HCM kinh doanh
bóng đèn hiệu OSRAM.

Tháng 5 - 2005: Mở rộng ra thị trường Hà Nội dưới tên chi nhánh Công Ty
TNHH Tín Trực.
Tháng 4 - 2007: Thành lập Công Ty TNHH Nam Việt kinh doanh linh kiện
điện tử.
Tháng 7 - 2007: Sáp nhập Công Ty Viên Phú với Công Ty TNHH Tín Trực
hình thành Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Chiếu Sáng Ánh Sao. Chính thức phân phối sản
phẩm VS (Vossloh-Schwabe).
.


Tháng 10 - 2008: Chính thức phân phối sản phẩm PHILIPS tại thị trường phía
Bắc.
Tháng 3 - 2010: Tái cấu trúc Công Ty TNHH Nam Việt thành Công Ty Cổ
Phần Kỹ Thuật và Thương Mại Nam Việt.
Tháng 10 - 2010: Sáp nhập bộ phận Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Chiếu Sáng
Ánh Sao ở TP.HCM vào Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Thương Mại Nam Việt và chính
thức đại diện cho THORN tại Việt Nam.
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm chủ yếu
Chuyên cung cấp:
 Giải pháp chiếu sáng cho nhà xưởng, công nghiệp, khối văn phòng, dân
dụng…
 Cung cấp các sản phẩn:
1.Bộ điện: chấn lưu, kích, tụ, đui đèn... nhãn hiệu VS (Vossloh-Schwabe).
2.Bộ đèn nhãn hiệu Osram, Philips.
3.Bộ điện Công Nghiệp và dân dụng nhãn hiệu Philips.
4.Bộ đèn huỳnh quang cho khối văn phòng nhãn hiệu RGE, Thorn, Philips.
2.2.

Tầm nhìn, Sứ mệnh, Giá trị lợi ích mang lại và văn hóa cốt lõi


2.2.1. Tầm nhìn:
Trở thành nhà tư vấn “ giải pháp thiết bị chiếu sáng”.
Trở thành nơi cung cấp các thiếu bị chiếu sáng chất lượng phù hợp.
2.2.2. Sứ mệnh:
Nâng cao kiến thức sử dụng thiết bị chiếu sáng cho phù hợp.
2.2.3. Giá trị lợi ích mang lại:
Cho nhân viên : Thu nhập - phát triển năng lực - nhân cách.
Cho khách hàng: An toàn - chất lượng - thẩm mỹ - phù hợp.
Cho xã hội

: Tiết kiệm chi phí.

2.2.4. Văn hóa cốt lõi:
Công ty là ngôi nhà thứ hai.
Nhân sự là những tập thể cá nhân có đức tính:
1.Đam mê công việc
2.Tích cực
5


3.Thân thiện
4.Có trách nhiệm
5.Ý thức tự rèn luyện nâng cao năng lực bản thân.
Xây dựng tính chia sẻ với xã hội(gia đình, bạn bè...)
2.3.

Cơ cấu tổ chức

2.3.1. Sơ đồ tổ chức công ty
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty

Nguồn: Phòng nhân sự
2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Hội Đồng Quản Trị
Là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định các vấn đề
liên quan đến mục đích , quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại
hội đồng cổ đông. Quyết định chiến lược phát triển của công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức giám đốc, phó giám đốc và kế toán trưởng, quyết định mức lương và lợi ích khác của
các cán bộ quản lý đó. Tổ chức thanh tra và xử lý những vi phạm nội quy, quy chế và điều lệ.

Chủ Tịch HĐQT
Là người đại diện theo pháp luật của công ty và do HĐQT bầu ra.
Tổng Giám Đốc
Là người trực tiếp giám sát hoạt động các phòng ban của công ty.
Phòng Kỹ Thuật
Thực hiện công tác tư vấn, kiểm tra và xem xét mẫu mã đơn đặt hàng.
Phòng Kinh Doanh
Có chức năng tham mưu và giúp việc cho Tổng Giám Đốc công ty trong tổ
chức và triển khai thực hiện các hoạt động kinh doanh mua bán, dự án; đề xuất xây
dựng chiến lược, chính sách kinh doanh của công ty theo từng giai đoạn và từng dự án.
Báo cáo chính xác, kịp thời tình hình kinh doanh và có nhận xét, đề xuất các biện pháp
ứng phó phù hợp
Phòng Marketing:
Tổ chức và triển khai thực hiện kế hoạch marketing của công ty. Phòng
marketing có các chức năng chính sau: Thứ nhất là định hướng hoạt động marketing
và phát triển thương hiệu. Thứ hai là xây dựng, thực hiện các chương trình hoạt động
6


liên quan đến sản phẩm, giá cả, phân phối và khuyến mãi trong kinh doanh. Thứ ba là
tham gia hoạt động đào tạo, tập huấn liên quan đến marketing cho nhân viên công ty.

Phòng Nhân Sự
Tham mưu cho Tổng giám đốc quản lý và tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực
lao động, tiền lương, đào tạo, chê độ chính sách đối với người lao động, hành chính
văn thư, quản lý tài sản văn phòng, hệ thống thông tin liên lạc và tổ chức dịch vụ đưa
rước.
Phòng Kế Toán
Tổ chức ghi chép, tính toán các số liệu của công ty, tình hình sử dụng và luân
chuyển tài sản, nguyên vật liệu.
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tái
chính, kiểm tra việc sử dụng các loại vật tư, tiền vốn kinh phí của các đơn vị.
Kiểm tra và lập kế hoạch báo cáo quyết toán, phân tích hoạt động kinh tế tài
chính phục vụ cho việc lập kế hoạch và theo dõi thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
doanh.
Tổ chức huy động các nguồn vốn, cân đối thu chi tài chính hợp lý có hiệu quả.
2.4.

Các đối tác và lịch sử hình thành của các đối tác

2.5.

Nguồn nhân lực
7


Tổng số lao động là 31 người ( đã ký hợp đồng lao động 31/31 người)
Trong đó:
 Tốt nghiệp đại học : 24 người
 Tốt nghiệp cao đẳng :6 người
 Tốt nghiệp Trung cấp: 1 người
Hiện tại công ty đang tuyển dụng thêm nhân sự để củng cố đội ngũ cán bộ thêm

vững mạnh.
Chính sách đối với người lao động
Thời gian làm việc: Công ty tổ chức làm việc 8 giờ/ngày, 7 ngày/ tuần, trưa
nghỉ 1 giờ.
Nghỉ phép, nghỉ lễ, Tết: nhân viên được nghỉ lễ và Tết 9 ngày theo quy định
của Bộ Luật Lao Động.
Chế độ nghỉ phép hưởng lương: Nhân viên có việc riêng của bản thân, nghỉ sinh
con...

8


Khái quát tình hình trang thiết bị và tài sản cố định của công ty

2.6.

2.6.1. Hiện trạng cơ sở vật chất và kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty dùng để phục vụ cho công tác làm việc và
hoạt động kinh doanh của công ty. Hiện tại cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty bao
gồm:
- Văn phòng làm việc
- Nhà kho
- Công cụ và trang thiết bị phù hợp (phần cứng và phần mềm)
- Các dịch vụ hỗ trợ như các phương tiện vận chuyển và thông tin liên lạc.
Trong quá trình mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh thì công ty có kế hoạch
bổ sung thêm hoặc thay thế cơ sở vật chất kỹ thuật cho phù hợp để có thể kinh doanh
đạt hiệu quả cao.
2.6.2. Tình hình tài sản cố định của công ty
Bảng 2.1. Tình Hình Tài Sản của Công Ty Năm 2010
ĐVT: Ngàn đồng

Khoản Mục
Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn
Tổng tài sản

Quý
Qúy III/2010

So sánh
Quý IV/2010

±∆

%

17.660.670

17.565.342

(95.328)

(0,54)

2.146.299

2.951.784

805.485

37,53


19.806.969

20.517.126

710.157

3,59

Nguồn: phòng Kế Toán
Nhìn vào Bảng 2.1, TSNH quý IV giảm 0,54% so với quý III và TSDH tăng
tương đối cao 37,53% so với Quý. Nhìn chung, Tổng TS quý IV của công ty có tăng
và tương đương với mức tăng thêm 3,59%. Đây là một tín hiệu tốt cho quá trình mở
rộng quy mô của công ty hiện nay.

9


Bảng 2.2. Tình Hình Vốn của Công Ty
ĐVT: Ngàn đồng
Năm

Khoản Mục

Quý III/2010
Nguồn vốn CSH

So sánh

Quý IV/2010


±∆

%

4.558.778

4.438.336

(120.442)

(2,71)

Nợ phải trả

15.248.190

16.078.789

830.599

5,17

Tổng nguồn vốn

19.806.969

20.517.126

710.157


3,46

Nguồn: phòng Kế Toán
Trong Bảng Cân Đối Kế Toán của bất kỳ một doanh nghiệp nào thì Tổng TS
luôn luôn bằng Tổng NV, do đó, Tổng NV cũng tăng tương tự như Tổng TS. Trong
đó, NV CSH quý IV giảm 2,71 so với Quý III nhưng nợ phải trả của công ty tăng lên
5,17% so với quý III. Điều này thể hiện khả năng huy động vốn của công ty không gặp
trở ngại.
2.7.

Những thành tựu đạt được của công ty

2.7.1. Công trình tiêu biểu

Dự án đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương

10


Nhà máy Unilever

Phòng kiểm tra trước sơn – Nhà máy lắp ráp xe Mercedes

Trương cao đẳng Việt Mỹ - khu vực tiền sảnh
2.7.2. Một số khách hàng tiêu biểu

EQUATORIAL HCM

NAM HẢI RESORT


11

FURAMA RESORT


SHERATON HCM
2.8.

PARK HYATT HCM

SAIGON CENTER

Định hướng phát triển của công ty
Mục tiêu năm 2011
1.Đạt doanh thu 91 tỷ.
2.Thỏa mãn 98% nhu cầu khách hàng và đảm bảo giao hàng đúng thời hạn.
3.Không có khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ của công ty trong

năm.
4.Đảm bảo 100% nhân viện tuyển dụng trong năm được đào tạo nâng cao kiến
thức về thiết bị chiếu sáng.
5.Phát triển thêm đại lý: 20 đại lý.
Mục tiêu dài hạn
Mở rộng hoạt động kinh doanh lĩnh vực phân phối và tư vấn, hướng đến mục
tiêu : Thứ nhất là trở thành sự lựa chọn đáng tin cậy cho những thương hiệu nổi tiếng
trong và ngoài nước muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam, thứ hai là trở thành
một thương hiệu quen thuộc và đáng tin cậy trong lòng khách hàng. Với sự thông hiểu
văn hóa địa phương, Nam Việt sẽ tiếp tục phát triển tăng tốc thông qua liên doanh liên
kiết, các đại lý và hiệp hội kinh doanh.

Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lương sản phẩm và dịch vụ cho thương hiệu
Nam Việt – thương hiệu của giá trị, sự tin cậy và phát triển bền vững.
Tập trung huy động tất cả nguồn lực một cách cao nhất nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh trên thi trường để trở thành nhà phân phối thiết bị chiếu sáng, nhà tư vấn
“giải pháp thiết bị chiếu sáng” hàng đầu tại Việt Nam với “kênh phân phối gắn kết”
rộng khắp cả nước và chất lượng dich vụ đồng bộ.

12


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.

Nội dung nghiên cứu

3.1.1. Khái miện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Khái niệm cạnh tranh
Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường việt nam hiện nay, các khái niệm
liên quan đến cạnh tranh còn rất khác nhau. Theo Mác “cạnh tranh là sự phấn đấu ganh
đua gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản
xuất và tiêu thụ để đạt được những lợi nhuận siêu ngạch”, có các quạn niệm khác lại
cho rằng “cạnh trạnh là sự phấn đấu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp mình sao cho tốt hơn các doanh nghiệp khác”( Theo nhóm tác giả cuốn “cạnh
tranh và bảo hộ sản xuất trong nước”). Theo kinh tế chịnh trị học “cạnh tranh là sự
thôn tính lẫn nhau giữa các đối thủ nhằm giành lấy thị trường, khách hàng cho doanh
nghiệp mình”.
Có thể nói, cạnh tranh được hiểu và được khái quát một cách chung nhất đó là
cuộc ganh đua gay gắt giữa các chủ thể đang hoạt động trên thị trường với nhau, kinh

doanh cùng một loại sản phẩm hoặc những sản phẩm tương tự thay thế lẫn nhau nhằm
chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh số và lợi nhuận. Các doanh nghiệp thương mại cần
nhận thức đúng đắn về cạnh tranh theo khía cạnh tích cực để từ đó phát huy yếu tố nội
lực nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, mặt khác tình trạng cạnh trạnh bất hợp lý
dẫn đến làm tổn hại đến lợi ích cộng đồng cũng như làm suy yếu chính mình. Doanh
nghiệp thương mại mang tính đặc thù phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt hơn so với các
loại hình doanh nghiệp khác.
Khái niệm Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Theo Fafchamps “sức cạnh trạnh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp
đó có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên


×