Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CAO SU PHÚ RIỀNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.58 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

LÊ DUY CHUNG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG
TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CAO SU
PHÚ RIỀNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 /2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

LÊ DUY CHUNG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG
TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CAO SU PHÚ RIỀNG, TỈNH
BÌNH PHƯỚC

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: TS. THÁI ANH HÒA


Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Phân tích tình
hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su Phú Riềng, tỉnh Bình Phước” do Lê
Duy Chung sinh viên khoá 33, ngành kinh tế Nông Lâm tổng hợp thực hiện, đã bảo
vệ thành công trước hội đồng vào ngày ______________.

TS. THÁI ANH HÒA
Giáo viên hướng dẫn
(Chữ ký)

Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

năm 2011

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký)

(Chữ ký)

______________________
Ngày


tháng

_______________________

năm 2011

Ngày

i

tháng

năm 2011


LỜI CẢM ƠN
Con xin thành kính khắc ghi công ơn dưỡng dục – sinh thành của Ba mẹ để
cho con có được ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm cùng quý Thầy cô
khoa Kinh Tế - Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã giảng dạy và
truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin gửi lời biết ơn tới thầy TS. Thái Anh Hòa người đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khoá luận tốt
nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám đốc công ty TNHH MTV cao su Phú
Riềng, trưởng phòng Xuất Nhập Khẩu: Chú Trần Thanh Phụng đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ. Các cô chú phòng Xuất Nhập Khẩu và Phòng Tổ Chức Lao Động
Tiền Lương, Phòng Kế Hoạch Vật Tư đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập.

Xin cám ơn các bạn cùng lớp kinh tế nông lâm 33 động viên giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành cuốn luận văn tốt nghiệp này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 07 năm 2011
Sinh viên

LÊ DUY CHUNG

ii


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ DUY CHUNG, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh, tháng 6 năm 2011, “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH
MTV cao su Phú Riềng, tỉnh Bình Phước”.
LE DUY CHUNG, faculty of Economic, Nong Lam University – Ho Chi
Minh City, Juty 2011, “Analysis of Marketing of rubber products at Phu Rieng
rubber company, Binh Phuoc province”.
“Vàng trắng” là tiềm năng kinh tế rất lớn của khi vực Đông Nam Bộ nói
riêng và của cả nước nói chung. Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng là một
trong những công ty chuyên khai thác, chế biến và xuất khẩu cao su. Tuy nhiên, do
ảnh hưởng của nền kinh tế, cụ thể là ảnh hưởng của giá nên hoạt dộng sản xuất kinh
doanh của công ty gặp nhiều trở ngại. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh
doanh của công ty, đề tài đã nghiên cứu đánh giá khả năng mở rộng tiêu thụ sản
phẩm và sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng, đồng thời
đưa ra một số giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ tại công ty thông qua phương
pháp so sánh và phần mềm Excel.
Đề tài cho thấy rằng khối lượng tiêu thụ hằng năm ngày càng tăng nhưng sự
gia tăng của doanh thu nhiều khi không tương xứng với sự gia tăng của lợi nhuận,
giá cả còn thiếu ổn định. Công tác nghiên cứu thị trường còn ít. Vì vậy đề tài đã
đưa ra những giải pháp như: dự báo thị trường, nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ

công nhân viên, đa dạng hóa sản phẩm… để khắc phục công tác tiêu thụ của công
ty.

iii


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu


2

1.2.1 Mục tiêu chung

2

1.1.2 Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Sơ lược cấu trúc luận văn

2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1 Khái quát về cây cao su và những sản phẩm từ cao su.

4

2.1.1 Khái quát về cây cao su.

4


2.1.2 Những sản phẩm từ cây cao su.

4

2.2 Quá trình phát triển, chức năng nhiệm vụ của công ty

4

2.2.1 Tên gọi và trụ sở.

4

2.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.

5

2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ.

5

2.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức và tình hình lao động của công ty

6

2.3.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức

6

2.3.2 Chức năng, và nhiệm vụ của các phòng ban


7

2.3.3 Tình hình lao động của công ty

9

2.4 Quy trình sản xuất của công ty

10

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

13
13

3.1.1. Khái niệm và vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong hoạt động sản xuất
kinh doanh

13

3.1.2. Khái niệm và vai trò của thị trường.

14

iv


3.1.3. Đặc điểm chủ yếu của thị trường hàng tư liệu sản xuất


14

3.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ sản phẩm cao su.

15

3.2. Phương pháp nghiên cứu

19

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.

19

3.2.2. phương pháp phân tích và xữ lý số liệu

19

3.2.3 Mô thức nghiên cứu

20

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

22

4.1 Một số thị trường xuất khẩu sản phẩm cao su Việt Nam.

22


4.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty

24

4.3. Tình hình sản xuất, khai thác, chế biến của công ty

25

4.3.1. Diện tích, sản lượng và năng suất của công ty

25

4.3.2 Công nghệ trang thiết bị chế biến, cơ cấu mặt hàng của công ty

26

4.4.1 Những tác động ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ của sản phẩm của công
ty

31

4.4.2. Sản lượng tiêu thụ của công ty

32

4.4.3. Giá bán của công ty qua 5 năm

33

4.4.4. Doanh thu của công ty


34

4.5.1. Tình hình xuất khẩu theo thị trường của công ty

38

4.5.2. Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng của công ty.

40

4.5.3. Tình hình xuất khẩu theo khách hàng của công ty

41

4.5.4. Phương pháp tiến hành tiêu thụ sản phẩm của công ty

41

4.6. Một số đánh giá về công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty

43

4.6.1. Thành công

43

4.6.2. Những mặt tồn tại

44


4.7. Giải pháp để nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty.

45

4.7.1 Thành lập bộ phận Marketing, chuyên nghiệp vào hoạt động phân tích,
nghiên cứu thị trường

45

4.7.2 Đa dạng hóa sản phẩm

45

4.7.3 Nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ công nhân viên

47

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận

48
48

v


5.2. Kiến nghị.

49


TÀI LIỆU THAM KHẢO

52

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐSX

Đội sản xuất

ĐTTT

Điều tra tính toán

ĐVT

Đơn vị tính

GT

Khách hàng

LN

Lợi nhuận

NVKD


Nguồn vốn kinh doanh

NMCB

Nhà máy chế biến

NT 1 NT9

Nông trường 1đến nông trường 9

NT.PRĐ

Nông trường Phú Riềng Đỏ

SL

Sản lượng

SX

Sản xuất

SXKD

Sản xuất kinh doanh

P.TCLĐ

Phòng tổ chức lao động


P.TCKT

Phòng tài chính kế toán

P.KHVT

Phòng kế hoạch vật tư

P.KTNN

Phòng kỹ thuật nông nghiệp

P.XDCB

Phòng xây dựng cơ bản

P.XNK

Phòng xuất nhập khẩu

P.KCS

Phòng kiểm tra chất lượng

P.TTBVQS

Phòng trung tâm bảo vệ quân sự

TN


Thanh niên

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cơ Cấu Nhân Sự của Công Ty Cao Su Phú Riềng từ năm 2008 đến 20109
Bảng 4.1. Kết Quả và Hiệu Quả Hoạt Động SXKD của Công Ty Qua Ba năm (2006
đến 2008)

24

Bảng 4.2. Diện Tích, Sản Lượng, Năng Suất Bình Quân của Công Ty Qua năm năm
(2006 đến 2010)

25

Bảng 4.3. Tỉ Lệ Cơ Cấu Sản Phẩm của Công Ty năm 2008 đến 2010

28

Bảng 4.4. Các Chỉ Tiêu Hóa Lý của Cao Su SVR theo TCVN

30

Bảng 4.5. Chất lượng sản phẩm Cao Su Thực Hiện Được năm 2010

30


Bảng 4.6. Giá Bán Bình Quân và Sản Lượng Tiêu Thụ các Sản Phẩm của Công Ty
Qua Năm Năm (2006 đến 2010)

34

Bảng 4.7. Doanh Thu Theo Sản Phẩm của Công Ty Qua năm năm

35

Bảng 4.8 Lợi nhuận theo Tổng Sản Phẩm của công ty trong Năm năm (2006 đến
2010)

35

Bảng 4.9. Doanh Thu Theo Thị Trường Tiêu Thụ Qua ba năm (2006 đến 2008)

36

Bảng 4.10. Doanh Thu Theo Thị Trường Tiêu Thụ Qua ba năm (2008 đến 2010) 37
Bảng 4.11. Thị Trường Xuất Khẩu Chính của Công Ty Qua năm năm (2006 đến
2010)

38

Bảng 4.12. Tổng Hợp Xuất Khẩu Theo Sản Phẩm của Công Ty.

40

Bảng 4.13. Tình Hình Xuất Khẩu Cho Một Số Khách Hàng Chủ Yếu Của Công Ty

41

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty Cao Su Phú Riềng

7

Hình 2.2. Quy Trình Chế Biến từ Mủ Nước

11

Hình 3.1 Mô Thức Nghiên Cứu Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm của Công Ty

20

Hình 4.1. Thị Trường Cao Su Thiên Nhiên Việt Nam Xuất Khẩu trong Năm 2010 22
Hình 4.2. Sản Lượng Tiêu Thụ Qua Năm Năm (2006 đến 2010)

32

Hình 4.3 Giá Bán của Công Ty Qua 5 năm

33

Hình 4.4. Kim Ngạch Xuất Khẩu của Công Ty từ Năm (2006 đến 2010)


39

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay khi nói đến “vàng trắng” thì ai cũng biết là nói đến giá trị của mủ
cao su thiên nhiên.
Việt Nam là 1 nước có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho việc trồng và
khai thác cây cao su. Hiện nay Việt Nam đang mở rộng diện tích cây cao su, đưa
vào trồng nhiều giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt. Chính sách nhà nước
tạo điều kiện thuận lợi cho ngành cao su phát triển. 5 năm trở lại đây khi giá cao su
tăng mạnh đã làm thay đổi đời sống của người dân ở những vùng trồng cây cao su ở
Việt Nam, đem lại nguồn lợi nhuận cao cho các công ty cao su.
Trong 5 năm trở lại đây tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, giá cao
su tăng giảm bất thường đã ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ cao su ở Việt nam.
Riêng với sản phẩm cao su thì có sự khác biệt với những sản phẩm hàng hóa khác.
Sản phẩm cao su có ít thị trường tiêu thụ, và ít nguồn cung (nguồn cung chủ yếu là
các nước Đông Nam Á), chỉ có những nước sản xuất xăm lốp, bộ phận máy bay, xe
ô tô, găng tay, dụng cụ y tế thì mới có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này. Tuy ít thị
trường nhưng số lượng tiêu thụ ở mỗi thị trường là rất lớn.
Đối với ngành sản xuất kinh doanh nào cũng vậy, tiêu thụ sản phẩm là 1
công tác quan trọng tác động lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công Ty
TNHH MTV cao su Phú Riềng là một thành viên của Tập Đoàn Công Nghiệp Cao
Su. Là một doanh nghiệp sản xuất mủ cao su thiên nhiên với đội ngũ cán bộ giỏi,
giàu kinh nghiệm, tập thể công nhân viên đoàn kết gắn bó, có tinh thần làm việc
cao. Nhờ đó công ty đã đạt được nhiều thành công trong sản xuất kinh doanh. Tuy

nhiên, công tác tiêu thụ vẫn còn nhiều tồn tại.
Xuất phát từ những vấn đề trên, dưới sự hướng dẫn của Thầy Thái Anh Hòa
tôi xin chọn “Phân tích tình hình Tiêu Thụ Sản Phẩm của Công Ty TNHH


MTV Cao Su Phú Riềng, Tỉnh Bình Phước” làm đề tài của mình để từ đó
đưa ra những giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ cho công ty.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty TNHH MTV Cao Su
Phú Riềng, Tỉnh Bình Phước.
1.1.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 5 năm qua.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty và tìm ra những nhân tố
ảnh hưởng đến tiêu thụ.
Đưa ra một số giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm tại công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty cao su phú riềng, tỉnh
Bình Phước.
Phạm vi thời gian: từ ngày 25/03/2011 đến ngày 25/05/2011
Phạm vi tài liệu nghiên cứu: giới hạn nghiên cứu trong phạm vi hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty, tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong 5
năm qua.
1.4. Sơ lược cấu trúc luận văn
Chương 1: Mở đầu
Khái quát lý do chọn đề tài nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu trong
phạm vi giới hạn về không gian và thời gian định sẳn.
Chương 2: Tổng quan
Mô tả những đặc trưng cơ bản của công ty ở một số mặt như: Quá
trình hình thành và phát triển, cơ cấu bộ máy tổ chức, tình hình lao động,

chức năng và nhiệm vụ của công ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày khái niệm tiêu thụ, khái niệm thị trường, đặc điểm của thị
trường cao su. Những chiến lược ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ và những
phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng để phân tích, diễn giải
nhằm tìm kết quả nghiên cứu đề tài.

2


Chương 4: Kết quả và thảo luận
Tiềm hiểu tình hình sản xuất, chế biến sản phẩm, kết quả sản xuất
kinh doanh tại công ty qua 5 năm 2006 đến 2010.
Phân tích tình hình tiêu thụ,xuất khẩu cao su tại công ty. Và qua đó đánh giá
những mặt thành công, mặt tồn tại trong công tác tiêu thụ của công ty.Sau đó
đưa ra giải pháp để khắc phục những tồn tại trên.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Nêu những kết quả của quá trình nghiên cứu, những vấn đề chưa được
giải quyết. Từ đó có những đề xuất kiến nghị và đóng góp ý kiến đối với địa
phương và công ty.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Khái quát về cây cao su và những sản phẩm từ cao su.
2.1.1 Khái quát về cây cao su.
Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, có khả năng thích ứng rộng, có tính

chống chịu cao với điều kiện bất lợi cao, là cây trồng bảo vệ môi trường nên nhiều
nước có điều kiện tự nhiên thích hợp trồng trên quy mô lớn.
Thời gian khai thác của cây cao su kéo dài khoảng 30 năm, thời gian kiến
thiết của lô cao su tính từ năm bắt đầu trồng là 6-8 năm.
Vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và một số khu vực tại Nam
Trung Bộ thích hợp trồng loại cây này. Trong đó vùng Đông Nam Bộ có diện tích
lớn nhất.
2.1.2 Những sản phẩm từ cây cao su.
Sản phẩm từ mủ cao su: Làm nguyên liệu sản xuất vỏ ruột xe của các
phương tiện như: xe đạp, xe máy, xe hơi, đến các vở xe cao cấp như máy bay.
Ngành công nghiệp chế biến vỏ xe chiếm 80% sản lượng cao su thế giới. Ngoài ra
mủ cao su còn dùng làm các sản phẩm thông thường như: ống nước, giày dép, dụng
cụ gia đình, y tế, thể thao, đồ chơi trẻ em.
Sản phẩm từ gỗ cao su: Dùng làm đồ nội thất trong gia đình, ván ép, bao bì
thành phẩm, nguyên liệu củi để nấu ở các vùng nông thôn.
Sản phẩm từ hạt cao su: Dầu ép từ hạt cao su, dùng làm sơn và phân bón.
2.2 Quá trình phát triển, chức năng nhiệm vụ của công ty
2.2.1 Tên gọi và trụ sở.
Thông tin cơ bản về doanh nghiệp:
Tên doanh nghiệp (tiếng việt): Công Ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng
Tên doanh nghiệp (tiếng anh): Phu Rieng Rubber Company Ltd.


Tên giao dịch (Viết tắt): PRC
Địa chỉ: Xã phú riềng, Huyện Phước Long, Tỉnh Bình Phước.
Điện thoại: 06513.777.970

Fax: 06513.7777.58

Email:


Wedsite: www.PhuRiengrubber.vn
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 100835, ngày cấp: 28/11/2006
Cơ quan cấp: Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước
Tên người đại diện pháp lý: NGUYỄN HỒNG PHÚ, chức vụ: Giám đốc
Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước
Chi nhánh văn phòng đại diện: 96 B Võ Thị Sáu – Quận 1 – Thành Phố Hồ
Chí Minh.
2.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Công ty TNHH Một Thành Viên Cao Su Phú Riềng được thành lập ngày
06/09/1978 theo quyết định 318/QĐ-NN của Bộ Nông Nghiệp, công ty chính thức
được thành lập để thực hiện hiệp định giữa Chính Phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam và Chính Phủ Liên Bang Sô Viết về hợp tác sản xuất và chế tạo
cao su thiên nhiên với quy mô 50.000 ha.
Hiện nay công ty đầu tư mở rộng quy mô sản xuất: đầu tư trồng mới 10.000
ha tại Lào, thành lập các công ty trồng mới cao su tại Đăknông, lập trại chăn nuôi
bò sữa và đà điểu, thành lập công ty cổ phần Phú Thịnh sản xuất và chế biến gỗ cao
su…Công ty cao su Phú Riềng có tiềm năng rất lớn và có nhiều cơ hội phát triển
trong tương lai.
Tổng diện tích cao su tại địa bàn là 18.065 ha, sản lượng bình quân hằng
năm là 29.000 tấn.
2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ.
Công Ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng có chức năng và nhiệm vụ sau:
Trồng chăm sóc,khai thác, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu cao su.
Xây dụng công trình, cơ sở hạ tầng , khu công nghiệp, khu dân cư và kinh
doanh địa ốc.

5



Chăn nuôi đàn gia súc gia cầm và chế biến gỗ nguyên liệu.
2.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức và tình hình lao động của công ty
2.3.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức
Công tác quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình tham mưu trực
tuyến theo chức năng, thủ trưởng các phòng ban chức năng , thủ trưởng các đơn vị
sản xuất được Giám đốc công ty ủy quyền thực hiện nhiệm vụ theo chức năng và
chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc công ty về kết quả thực hiện nhiệm vụ của
đơn vị mình.
Mô hình này đã phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp quản lý và thực
tiễn áp dụng trong nhiều năm qua đã đem lại những hiệu quả đáng kể trong công
tác điều hành quản lý của công ty.
Mô hình quản lý theo ba cấp:
Công ty → Nông trường xí nghiệp→ Đội tổ sản xuất
Công ty bao gồm: 1 giám đốc, 3 phó giám đốc, 9 Phòng, ban tham mưu giúp
việc cho ban giám đốc.
Một ban thi tuyên truyền văn thể
Văn phòng đảng ủy.
Văn phòng công đoàn.
Văn phòng đoàn thanh niên.
Các đơn vị trực thuộc gồm:
12 nông trường trồng và khai thác cao su.
2 Nhà máy chế biến, 1 xí nghiệp sản xuất mủ tờ và 1 trung tâm y tế.
Dưới nông trường là các đội tổ sản xuất.

6


Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty Cao Su Phú Riềng

TỔNG GIÁM ĐỐC

CÔNG TY

Phó Tổng GĐ Sản xuất

Phòng
Phòng
KCSNT1->NT9
Xuất
nhập
khẩu

Phòng
Kế
hoạch
vật tư

Phó Tổng GĐ phụ trách Kỹ
thuật, XDCB

Phòng
Tổ
chức
lao
động

Phòng
Xây
dựng
cơ bản


Phó Tổng GĐ đoàn thể

Phòng
Kỹ
thuật
nông
nghiệp

Phòng
Tài
chính
kế
toán

Phòng
hành
chính

Phòng
bảo vệ
quân
sự

Các đơn vị trực thuộc

Phòng : Phòng Hành Chánh
2.3.2 Chức năng, và nhiệm vụ của các phòng ban
a) Tổng giám đốc công ty
Là người lảnh đạo cao nhất trong công ty, quản lý, điều hành chung mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội trong toàn công ty. Giám đốc là người

trực tiếp quản lý, điều hành công tác kế hoạch vật tư, tài chính kế toán, tổ chức tiền
lương, xuất nhập khẩu, chịu trách nhiệm trước tổng công ty và pháp luật.
b) Phó Tổng Giám Đốc sản xuất
Giúp giám đốc quản lý, điều hành công tác quy hoạch, sản xuất, kỹ thuật
nông nghiệp, cơ khí, chế biến và chất lượng sản phẩm.

7


Đại diện ban lảnh đạo trong hệ thống quản lý chất lượng ISO:9001:2000
c) Phó Tổng Giám Đốc trách kỹ thuật và xây dựng cơ bản
Giúp giám đốc quản lý, điều hành công tác xây dựng cơ bản, các dự án đầu
tư trong và ngoài công ty, công nghệ thông tin và cao su tiểu điền.
d) Phó Tổng giám Đốc đoàn thể
Giúp giám đốc quản lý, điều hành công tác hành chính quản trị, thanh trabảo vệ-quân sự, thi đua khen thưởng và công tác đới sống – Y tế - xã hội trong toàn
thể công ty.
đ) Phòng KCS
Thuộc cơ quan công ty, là cơ quan tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty
trong lĩnh vựu kinh tế, đánh giá, xếp loại chất lượng sản phẩm cao su và các sản
phẩm khác.
e) Phòng xuất nhập khẩu
Có chức năng ký kết và theo giỏi các hợp đông kinh tế với khách hàng, xuất
bán và thu mua các sản phẩm của nghành.
f) Phòng Kế Hoạch và Vật Tư
Có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch sản xuất hàng tháng và cả năm của công
ty.
g) Phòng Tổ Chức Lao Động
Cân đối lao động trong công ty. Đào tạo và tuyển dụng lao động xây dựng và
đề xuất các hình thức trả lương phù hợp với từng điều kiện của đơn vị.
h) Phòng Xây Dựng Cơ Bản.

Phụ trách và chỉ đạo điều tra việc thực hiện quy trình kiểm ta của nghành
triển khai và áp dụng các tiến bộ khoa học và kỹ thuật.
i) Phòng tài chính kế toán
Hoạch toán trong toàn công ty. Xây dựng kế hoạch thu, chi tài chính hàng
tháng, quý, năm, chịu trách nhiệm trong việc phân phối, kiểm tra và xét duyệt các
nguồn vốn cho các đơn vị trực thuộc.
k) Phòng Kỹ Thuật Nông Nghiệp

8


Quản lý toàn bộ diện tích vườn cây, quản lý kỷ thuật cạo mủ, trồng mới và
chăm sóc vườn cây.
l) Phòng Hành Chánh
Quản lý phân phối ban hành và lưu giữ văn thư trong công ty và hướng dẫn khách
đến quan hệ giao dịch.
m) Phòng Bảo Vệ Quân Sự
Tổ chức lực lượng bảo vệ trong toàn công ty để giữ mủ không cho công nhân
bán mủ ra ngoài xây dựng các phương án phòng cháy chửa cháy, kiểm tra, giải
pháp các vụ việc liên quan đến cán bộ nhân viên.
2.3.3 Tình hình lao động của công ty
Bảng 2.1. Cơ Cấu Nhân Sự của Công Ty Cao Su Phú Riềng từ năm 2008 đến
2010
ĐVT: Người
2008
Lao Động

2009

2010


Số

Tỷ trọng

Số

Tỷ trọng

Số

Tỷ trọng

lượng

%

lượng

%

lượng

%

Tổng lao động

6320

100


6039

100

6060

100

Lao động trực tiếp

5760

92,5

5492

90,9

5500

90,8

Lao động gián tiếp

560

7,5

547


9,1

500

9,2

TCCN,Cao đẳng, đại học

451

7,2

463

7,7

468

8,0

Lao động phổ thông

365

5,8

360

5,8


300

5,0

Công nhân kỹ thuật

5504

87,0

5216

86,5

5200

87,0

Nguồn: Phòng Tổ Chức Lao Động
Theo bảng 2.1 cơ cấu lao động tại công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng
không ngừng được cải thiện, tăng dần tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng,
giảm dần tỷ lệ lao động phổ thông. Năm 2010, toàn Công ty có 6060 lao động, tăng
21 lao động (0,4%) so với năm 2009. Nhìn chung, lao động ở công ty có trình độ
không cao, lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp trở lên chỉ chiếm 7,2%
(năm 2008), 7,7 %(năm 2009), 8% (năm 2010) nhưng tỷ lệ này có xu hướng tăng
lên qua thời gian. Điều này thể hiện chính sách đào tạo của công ty chủ yếu là tập

9



trung đào tạo lực lượng lao động làm việc trong các bộ phận quản lý hành chính và
các cấp lãnh đạo của công ty. Vì chức năng chính của công ty là khai thác, chế biến
và trồng trọt nên đa phần lao động của công ty là công nhân kỹ thuật, chính vì vậy
công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng tương đối lớn so với toàn thể lao động trong
công ty (chiếm trên 85%).
Cũng chính vì chức năng chính là khai thác và chế biến mủ nên lao động
trong công ty chủ yếu là lao động trực tiếp, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao
động (chiếm hơn 90%). Cụ thể năm 2008 là 92,5%, năm 2009 là 90,9% và năm
2010 là 90,8%. Đây cũng là định hướng nâng cao chất lượng và gọn bộ máy quản
lý ở các bộ phận phòng ban chức năng, bộ máy quản lý tại các NT-XN-Đơn vị trực
thuộc.
Sự phân bổ này là tương đối phù hợp, thúc đẩy sự phát triển trong tương lai
và thể hiện rõ đường lối phát triển của công ty, không ngừng nâng cao chất lượng
đội ngũ lao động, tập trung ở các bộ phận nòng cốt nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh.
2.4 Quy trình sản xuất của công ty
Từ mủ nước chế biến ra được các loại sản phẩm như: SVRCV 50, SVRVC
60, SVR L, SVR 3L, SVR 5.

10


Hình 2.2. Quy Trình Chế Biến từ Mủ Nước
Tiếp nhận nguyên liệu
Xử lý nguyên liệu
Đánh đông
Cán tờ
Băm cốm xếp hộc
Xông sấy

Cân ép bánh
Phân lô cắt mẫu
Bao gói đóng pallet
Bán ra thì trường (hoạc lưu kho)
Nguôn: Phòng Xuất Nhập Khẩu
Chế biến mủ tạp là quy trình chế biến từ mủ dây, mủ chén, mủ đông tạo ra
các sản phẩm SVR 10, SVR 20. Quy trình chế biến mủ tạp cũng giống quy trình
chế biến mủ nước chỉ khác ở chổ chế biến mủ tạp không có qua trình đánh đông.
Chế biến mủ ly tâm tạo ra sản phẩm Latex (LA, HA). Quy trình chế biến mủ
ly tâm như sau:
Công đoạn 1: Xe nhập mủ về nhà máy được diệt khuẩn và sử dụng hóa chất
chống đông.
Công đoạn 2: Tiếp nhận mủ nước và kiểm tra chất lượng mủ.
Công đoạn 3: Lưu trữ 12h sau đó kiểm tra lại.
Công đoạn 4: Ly tâm mủ nước.

11


Công đoạn 5: Trung chuyển.
Công đoạn 6: Lưu trữ.
Công đoạn 7: Xuất hàng.
Nhận xét chung về tổng quan công ty: Lợi thế về quy mô kinh nghiệm sảm
xuất, đa dạng nghành nghề kinh doanh công ty Phú Riềng đã khẳng định vị trí của
mình ở khu vực đông nam bộ và trong toàn ngành cao su Việt Nam, hòa mình cùng
với tốc độ phát triển của đất nước. Để vượt qua được giai đoạn khó khăn về giá trị
hiện nay cần có sự chỉ đạo đúng đắn và kiệp thời của ban lảnh đạo công ty cùng sự
đoàn kết của toàn thể công nhân viên cùng đưa công ty phát triển vững mạnh, đạt
hiệu quả cao.


12


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Khái niệm và vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong hoạt động sản xuất
kinh doanh
Khái niệm và nhiệm vụ của tiêu thụ: Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa , dịch vụ là
quá trình đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng thông qua hình thức mua bán.
Đối với mặt hàng là mủ cao su thì nó là quá trình thu mua của những cá
nhân, tổ chức để bán lại cho những cá nhân hay tổ chức khác để kiếm lời hoặc sử
dụng để sản xuất ra những thứ hàng khác hay dịch vụ khác để bán, cho thuê hay
cung ứng cho những người tiêu dùng khác. Mặt hàng mủ cao su còn là đầu vào
nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác.
Tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng của một vòng chu chuyển vốn, là quá
trình chuyển đổi tài sản từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ. Là yếu tố quyết
định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Doanh ngiệp càng tiêu thụ được
hàng hóa sẽ tăng khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh.
Mục đích cuối cùng của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh là giá trị
thặng dư sau quá trình tiêu thụ. Tuy nhiên không phải hàng hóa, sản phẩm nào cũng
tiêu thụ được mặc dù sản phẩm đó có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý mà
còn tùy thuộc vào các yếu tố thị trường khác. Do đó đòi hỏi các nhà quản lý, doanh
nghiệp phải có những giải pháp đúng đắn và hợp lý đối với từng loại sản phẩm để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Vai trò và ý nghĩa của tiêu thụ: Tiêu thụ sản phẩm nhanh tạo ra sức mạnh
cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, có điều kiện kinh doanh, liên kết mở rộng hoạt
động sản xuất của doanh nghiệp.



Nhờ tiêu thụ sản phẩm mới bù đắp được chi phí sản xuất kinh doanh như: chi
phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí máy móc, tài sản cố định, nghĩa vụ
đóng thuế với nhà nước.
3.1.2. Khái niệm và vai trò của thị trường.
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ
nhằm thỏa mãn nhu cầu của tất cả mọi người tham gia thị trường.
Chức năng của thị trường: có 4 chức năng.
- Chức năng trung gian: là cầu nối trung gian giữa người sản xuất và người tiêu
dùng.
- Chức năng kích thích: Thị trường là chất xúc tác đòn bẩy để kích thích giữa
cung và cầu.
- Chức năng thông tin: Thị trường chứa đựng những thông tin cần thiết và quan
trọng giúp cho người sản xuất nắm bắt được nhiều biến động của thị trường.
- Chức năng sàng lọc: Khi sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng về nhu cầu và thị hiếu, thì sẽ bị thị trường gạt bỏ.
Nghiên cứu thị trường là để xác định, tiềm kiếm nhiều cơ hội trong kinh doanh,
xác định thị phần có triển vọng nhất đối với sản phẩm của doanh nghiệp nhằm phát
huy lợi thế và có những chiến lược kinh doanh hợp lý để thúc đẩy quá trình tiêu thụ
sản phẩm, làm tăng khả năng cạnh tranh.
3.1.3. Đặc điểm chủ yếu của thị trường hàng tư liệu sản xuất
Hàng tư liệu sản xuất là đầu vào để sản xuất ra những thứ hàng hay dịch vụ
khác để bán, cho thuê hay cung ứng cho những người tiêu dùng khác.
Thị trường hàng tư liệu sản xuất thường có những đặc điểm nhất định khác
với thị trường hàng tiêu dùng. Đó là những đặc điểm sau:
- Nhu cầu về hàng tư liệu sản xuất do nhu cầu về hàng quyết định.
- Nhu cầu về hàng tư liệu sản xuất không co giãn.
- Nhu cầu về hàng tư liệu sản xuất biến động mạnh.
- Thị trường hàng tư liệu sản xuất ít người mua hơn: Người bán tư liệu sản
xuất thường phải làm việc với một số người mua, ít hơn so với người bán hàng tiêu

dùng.

14


×