Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN NINH PHƯỚC, CHI NHÁNH NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.83 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


ĐỖ THỊ THANH NHÀN

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN NINH PHƯỚC, CHI NHÁNH
NINH THUẬN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


ĐỖ THỊ THANH NHÀN

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN NINH PHƯỚC, CHI NHÁNH
NINH THUẬN

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯƠNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Đánh Giá Hoạt Động Tín
Dụng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Ninh Phước,
Chi Nhánh Ninh Thuận” do Đỗ Thị Thanh Nhàn, sinh viên khóa 33, ngành Quản Trị
Kinh Doanh Thương Mại, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

ThS. Nguyễn Thị Bích Phương
Người hướng dẫn
(Ký tên)

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Ngày

tháng

năm

tháng


năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin cám ơn bố mẹ, người đã sinh con ra, nuôi dưỡng, dạy dỗ
con nên người để có được thành tích như ngày hôm nay.
Chân thành cám ơn quý thầy cô đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt bốn năm Đại
học tại trường Đại học Nông Lâm TPHCM. Đặc biệt, tôi vô cùng biết ơn cô Nguyễn
Thị Bích Phương đã hướng dẫn, tận tình chỉ dạy giúp tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Huyện Ninh Phước – chi nhánh Ninh Thuận đã tạo điều kiện cho tôi thực
tập trong môi trường hiện đại, nhiều năng động. Từ đó giúp tôi có cơ hội trao dồi kiến
thức đã học ở nhà trường, được tiếp cận, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghiệp
vụ Ngân hàng.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú và anh chị phòng khách hàng và phòng
kế hoạch kinh doanh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Ninh
Phước – chi nhánh Ninh Thuận đã nhiệt tình giúp đỡ, giúp tôi tiếp cận và nắm bắt rất
nhiều nghiệp vụ trong Ngân hàng, tạo điều kiện cho tôi được khảo sát thực tế khi thẩm
định một dự án cho vay, hay đi thu lãi lưu động tại các xã vùng sâu vùng xa.

Cám ơn các bạn sinh viên đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn này.
Vì thời gian thực tập không nhiều, kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh
sai sót, kính mong có sự đóng góp để luận văn ngày càng hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin gửi lời chúc sức khoẻ đến quí thầy cô và chân thành cám ơn
những người đã giúp đỡ em khi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Chân thành cám ơn!
Đỗ Thị Thanh Nhàn


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐỖ THỊ THANH NHÀN. Tháng 7 năm 2011. Đề tài: “Đánh Giá Hoạt Động
Tín Dụng Tại NHNo & PTNT Huyện Ninh Phước, Chi Nhánh Ninh Thuận.
DO THI THANH NHAN. June 2011. “Estimating The Credit Business In
Agriculture And Rural Development Bank Ninh Phuoc, Ninh Thuan Branch”.
Để đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Ninh
Phước, chi nhánh Ninh Thuận, khóa luận đã tiến hành nghiên cứu kết quả kinh doanh,
nghiên cứu hoạt động huy động và cho vay vốn, phân tích tình hình rủi ro tín dụng của
Chi nhánh trong các năm 2008, 2009 và 2010. Từ kết quả nghiên cứu được, khóa luận
đưa ra các nhận xét phản ánh được những thành quả mà Chi nhánh đạt được và những
tồn tại qua 3 năm, những thuận lợi và khó khăn mà Chi nhánh gặp phải. Cuối cùng
khóa luận đưa ra kết luận và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tín
dụng và nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Ninh Phước, chi
nhánh Ninh Thuận.
Khóa luận sử dụng nguồn số liệu tại các Phòng ban của Chi nhánh Ninh Thuận
và sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp mô tả, phương pháp so
sánh, phân tích tổng hợp......


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................ x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.4. Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 4
2.1. Tổng quan về huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận ............................................. 4
2.1.1. Điều kiện tự nhiên - Tài nguyên thiên nhiên.................................................. 4
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 5
2.2. Tổng quan về NHNo & PTNT VN ....................................................................... 6
2.2.1. Giới thiệu sơ lược ........................................................................................... 6
2.3. Tổng quan về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ninh
Phước, chi nhánh Ninh Thuận ..................................................................................... 8
2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển.................................................................. 8
2.3.2. Bộ máy tổ chức của NHNo & PTNT huyện Ninh Phước, chi nhánh Ninh
Thuận ...................................................................................................................... 10
2.3.3. Quy định chung về cấp TD tại NHNo & PTNT huyện Ninh Phước, chi
nhánh Ninh Thuận .................................................................................................. 11
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................ 18
3.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 18
3.1.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng ................................................................ 18
3.1.2. Các hình thức tín dụng ................................................................................. 21
3.1.4. Rủi ro tín dụng ............................................................................................. 23
v



3.1.5. Các chỉ tiêu để đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng ........................ 24
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 24
3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ...................................................................... 24
3.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu..................................................................... 25
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................... 26
4.1. Tình hình huy động vốn tại NHNo & PTNT huyện Ninh Phước, chi nhánh Ninh
Thuận ......................................................................................................................... 26
4.1.1. Lãi suất huy động ......................................................................................... 26
4.2. Tình hình sử dụng vốn vay tại NHNo & PTNT huyện Ninh Phước, chi nhánh
Ninh Thuận ................................................................................................................ 32
4.2.1. Doanh số cho vay tại chi nhánh ................................................................... 32
4.2.2. Lãi suất cho vay ........................................................................................... 35
4.2.3. Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu vay từ vốn tự huy động ...................... 36
4.2.4. Tình hình dư nợ và thu nợ tại chi nhánh ...................................................... 37
4.2.5. Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh ...................................................... 40
4.2.6. Quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Ninh Phước, chi nhánh
Ninh Thuận............................................................................................................. 41
4.3. Đánh giá hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Ninh Phước, chi nhánh
Ninh Thuận ................................................................................................................ 42
4.3.1. Thành quả và hạn chế của chi nhánh ........................................................... 42
4.3.2. Hiệu quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh ................................................ 44
4.4. Thuận lợi và khó khăn của NHNo & PTNT huyện Ninh Phước, chi nhánh Ninh
Thuận ......................................................................................................................... 46
4.4.1. Thuận lợi ...................................................................................................... 46
4.4.2. Khó khăn ...................................................................................................... 47
4.5. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh49
4.5.1. Phương hướng phát triển của NHNo & PTNT huyện Ninh Phước, chi nhánh
Ninh Thuận............................................................................................................. 49
4.5.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh ............. 49

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 56
5.1. Kết luận ............................................................................................................... 56
vi


5.2. Kiến nghị............................................................................................................. 57
5.2.1. Kiến nghị đối với ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam ........................... 57
5.2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ...................................................... 59
5.2.3. Kiến nghị đối với Nhà nước ........................................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 60
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHTM

Ngân hàng thương mại.

NHNo & PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

NHNo & PTNT VN

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

NHNN


Ngân hàng nhà nước

NHNN VN

Ngân hàng nhà nước Việt Nam

NHNoTW

Ngân hàng Nông nghiệp Trung ương

TD

Tín dụng

NQH

Nợ quá hạn.

TPKT

Thành phần kinh tế.

SXKD

Sản xuất kinh doanh

DAĐT

Dự án đầu tư


CTCP

Công ty cổ phần.

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn.

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước.

CBTD

Cán bộ tín dụng

DSCV

Doanh số cho vay

DSCVNH

Doanh số cho vay ngắn hạn

DSCVTH

Doanh số cho vay trung hạn

HTX


Hợp tác xã

TCTD

Tổ chức tín dụng

NVHĐ

Nguồn vốn huy động

HĐTD

Hợp đồng tín dụng

UBND

Ủy ban nhân dân

TCKT

Tổ chức kinh tế

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Trình Độ Nhân Sự Của NHNo & PTNT Huyện Ninh Phước ....................... 9 
Bảng 2.2. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Hai Năm 2009-2010 ......................16 
Bảng 4.1. Nguồn Vốn Huy Động Trong Hai Năm 2009 – 2010..................................27 
Bảng 4.2. Nguồn Vốn Huy Động Tại Địa Phương Từ 2008 - 2010 ...........................28 

Bảng 4.3. Nguồn Vốn Huy Động Theo Thành Phần Kinh Tế .....................................29 
Bảng 4.4. Nguồn Vốn Huy Động Theo Thời Hạn Huy Động......................................30 
Bảng 4.5. Doanh Số Cho Vay Theo Thời Hạn .............................................................32 
Bảng 4.6. Doanh Số Cho Vay Hộ Sản Xuất và Cá Nhân Trong Hai Năm 2009 -2010 ...
......................................................................................................................................33 
Bảng 4.7. Doanh Số Cho Vay Theo Nghị Quyết Liên Tịch Năm 2009 và 2010 .........34 
Bảng 4.8. So Sánh Vốn Tự Huy Động Và Vốn Cho Vay ............................................36 
Bảng 4.9. Dư Nợ Trong Hai Năm 2009 – 2010 Của Chi Nhánh .................................37 
Bảng 4.10. Tình Hình Thu Nợ ......................................................................................39 
Bảng 4.11. Tình Hình Phân Loại Nợ Trong Hai Năm 2009-2010 ..............................40 
Bảng 4.12. Các Chỉ Tiêu Của Hoạt Động Tín Dụng ....................................................44 

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý................................................................11 
Hình 2.2. Quy Trình Phê Duyệt Tín Dụng ...................................................................15 
Hình 4.1. Nguồn Vốn Huy Động Tại Địa Phương Từ 2008 - 2010 ............................28 
Hình 4.2. Nguồn Vốn Huy Động Theo Thành Phần Kinh Tế ......................................29 
Hình 4.3. Nguồn Vốn Huy Động Theo Thời Hạn Huy Động ......................................31 
Hình 4.4. Doanh Số Cho Vay Theo Thời Hạn Năm 2009 và 2010.............................33 
Hình 4.5. Doanh Số Cho Vay Theo Nghị Quyết Liên Tịch Năm 2009 và 2010 ........35 
Hình 4.6. Dư Nợ Theo Thời Hạn Cho Vay Trong Hai Năm 2009- 2010 ....................38 
Hình 4.7. Dư Nợ Theo Thành Phần Kinh Tế Trong Hai Năm 2009- 2010.................39 

x


DANH MỤC PHỤ LỤC


Phụ lục 1: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất
Phụ lục 2: Hợp đồng thế chấp tài sản
Phụ lục 3: Hợp đồng tín dụng
Phụ lục 4: Giấy kiến nghị vay vốn
Phụ lục 5: Báo cáo thẩm định, tái thẩm định
Phụ lục 6: Biên bản xác nhận giá trị tài sản bảo đảm
Phụ lục 7: Theo dõi cho vay

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Ngân hàng ngày càng trở nên quan trọng
và cần thiết đối với chính phủ, doanh nghiệp cũng như đối với người dân. Ngân hàng
có vai trò to lớn trong việc ổn định và thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh
tế. Khi nói đến ngân hàng chúng ta nhắc ngay tới tín dụng bởi vì đây là chức năng đặc
trưng và cơ bản nhất của ngân hàng. Tín dụng giúp thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng
hóa phát triển; tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định
trật tự xã hội. Ngoài ra tín dụng còn có vai trò quan trọng để mở rộng và phát triển các
mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế. Ngân hàng không những là
cầu nối về nhu cầu tín dụng giữa nơi cần vốn và nơi có vốn, là trung gian thanh toán
các hoạt động kinh doanh của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước mà còn là
chuyên gia tư vấn cho các hoạt động tín dụng của khách hàng.
Gia nhập WTO đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hội nhập vào thế
giới. Bạn bè tin cậy vào một Việt Nam như một điểm đến an toàn, tiếp tục đổi mới, ổn
định về chính trị xã hội, kinh tế. Tuy nhiên, những thách thức vẫn còn tồn tại. Trong

lĩnh vực tín dụng, các NHTM Việt Nam cũng đang phải đối mặt với sức ép cạnh tranh
toàn diện không chỉ ở trong nước mà còn từ bên ngoài. NHNo & PTNT cũng không là
trường hợp ngoại lệ. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt đó, NHNo & PTNT chi nhánh
Ninh Thuận cũng đang tìm mọi cách để thu hút nguồn vốn dài hạn và cũng xem xét
các biện pháp để cân đối giữa giải ngân và huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu của
khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Đồng thời ngân hàng từng bước
đổi mới với nhiều sản phẩm, dịch vụ ra đời từng bước đáp ứng các nhu cầu của các cá
nhân và các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

1


Để có thể đánh giá hoạt động tín dụng đang diễn ra tại NHNo & PTNT huyện
Ninh Phước, chi nhánh Ninh Thuận như thế nào, được sự đồng ý của Ngân hàng, của
giáo viên hướng dẫn, nên tôi đã thực hiện đề tài “ Đánh giá hoạt động tín dụng tại
NHNo & PTNT huyện Ninh Phước, chi nhánh Ninh Thuận” với mong muốn có
thể hiểu rõ về thực trạng tín dụng tại ngân hàng và có các đóng góp, góp phần vào sự
phát triển của Ngân hàng trong xu thế cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Ninh Phước, chi nhánh
Ninh Thuận và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác tín dụng tại đây.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tình hình kết quả kinh doanh tại chi nhánh.
- Nghiên cứu hoạt động huy động và cho vay vốn, tình hình dư nợ và nợ xấu
của chi nhánh.
- Đánh giá công tác hoạt động tín dụng tại ngân hàng.
- Xem xét các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tại ngân hàng.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác tín dụng và nâng cao chất lượng
tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Ninh Phước, chi nhánh Ninh Thuận.

1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: đề tài được nghiên cứu tại NHNo & PTNT huyện Ninh
Phước, chi nhánh Ninh Thuận. Địa chỉ: Khu phố 4, Thị trấn Phước Dân, Huyện Ninh
Phước, Tỉnh Ninh Thuận.
Thời gian nghiên cứu: từ 1/3/2011 đến 1/6/2011.
1.4. Cấu trúc luận văn
Khóa luận được trình bày trong 5 chương
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài, ý nghĩa của việc chọn vấn đề tín dụng để nghiên cứu. Đồng
thời, đưa ra các mục tiêu mà khóa luận nhằm đạt đến. Nêu phạm vi nghiên cứu, cấu
trúc luận văn.

2


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
Giới thiệu tổng quan về NHNo & PTNT huyện Ninh Phước, chi nhánh Ninh
Thuận gồm quá trình hình thành và phát triển, chức năng và nhiệm vụ cũng như những
vấn đề liên quan đến bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành của Ngân hàng, kết quả kinh
doanh và lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng cũng được đề cập đến.
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các khái niệm cụ thể có tính chuyên biệt về lĩnh vực tín dụng và những chỉ tiêu
đánh giá hoạt động của ngân hàng. Giới thiệu các hình thức tín dụng, các nghiệp vụ
huy động và cho vay vốn của ngân hàng; trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Phần này nêu lên kết quả hoạt động kinh doanh; tình hình huy động, cho vay,
dư nợ, nợ xấu, thể hiện các loại lãi suất hiện hành tại ngân hàng và các hoạt động tín
dụng khác. Từ đó, đánh giá tình hình tín dụng và đưa ra đề xuất hoàn thiện hoạt động
tín dụng, hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trình bày ngắn gọn lại những kết quả chính mà khóa luận đã nghiên cứu được,
trên cơ sở đó đề ra kiến nghị có liên quan đối với nội bộ ngân hàng và đối với ngân
hàng Nhà nước cấp trên.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
2.1.1. Điều kiện tự nhiên - Tài nguyên thiên nhiên
a. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Huyện Ninh Phước có vị trí giao thương quan trọng không chỉ riêng với huyện
mà còn là một trong những vùng thuộc tỉnh Ninh Thuận có nhiều tiềm năng phát triển
kinh tế, xã hội. Thị trấn Phước Dân là trung tâm huyện lỵ cách thị xã Phan Rang- Tháp
Chàm 10km. Trục đường quốc lộ IA và tuyến đường sắt thống nhất Bắc Nam chạy
xuyên suốt trên địa bàn huyện theo hướng từ Đông - Bắc đến Tây - Nam, cùng với các
tuyến đường tỉnh và đường huyện được phân bố hợp lý, gắn kết vùng đồi núi với đồng
bằng ven biển. Với hệ thống giao thông liên vùng, liên khu vực hiện hữu đã tạo cho
huyện các điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội và giữ
vững an ninh quốc phòng.
b. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên là 90,687 ha (theo số liệu tổng kiểm kê đất đai đến
ngày 01/01/2005). Tài nguyên đất đai của huyện xét về mặt phân loại là khá đa dạng.
Phần lớn các nhóm đất có độ màu mỡ không cao (trừ nhóm đất phù sa, diện tích 5,700
ha có hàm lượng dinh dưỡng khá).
Tài nguyên rừng

Hầu hết diện tích rừng của huyện đều thuộc loại rừng có trữ lượng thấp, diện
tích đất trống có khả năng trồng rừng còn khá lớn, huyện đang triển khai thực hiện dự
án phát triển theo hướng nông- lâm kết hợp.

4


Tài nguyên biển
Vùng ven biển có nhiều đầm vịnh phù hợp phát triển du lịch và phát triển nuôi
trồng thủy sản và sản xuất tôm giống là một thế mạnh của ngành thủy sản. Vùng bãi
bồi ven biển từ Hòa Thạnh đến Sơn Hải, Cà Ná với diện tích trên 3,000 ha, có tiềm
năng lớn về sản xuất muối và các sản phẩm từ muối cho công nghiệp hóa chất. Diện
tích muối hiện có 473 ha.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Huyện Ninh Phước là một huyện nằm ở vị trí phía Nam tỉnh Ninh Thuận, có địa
hình của vùng biển, vùng đồng bằng và vùng núi. Toàn huyện có 15 xã, thị trấn. Từ
trung tâm huyện đến xã xa nhất là 30 km. Với tổng diện tích là 341,033 ha, trong đó
đất nông nghiệp 25,984 ha, đất lâm nghiệp 11,326.8 ha, đất nuôi trồng thủy sản 960 ha
và còn lại là đất ở và đất phi nông nghiệp. Dân số 135,146 người, gồm 4 dân tộc cùng
chung sống là Kinh – Chăm – Rắc lây và người Hoa.
Tổng giá trị các ngành sản xuất đến cuối năm 2009 tăng gấp 2.23 lần so với năm
2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16.46%, nông-ngư-lâm nghiệp tăng
13.42%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng 15.8%, thương mại - dịch
vụ tăng 24.64%. So với giai đoạn trước, kinh tế có bước phát triển nhanh hơn, thu hút
nhiều dự án đầu tư trên các lĩnh vực, nhất là các ngành nông nghiệp, công nghiệp khai
thác, xây dựng cơ bản, thương mại dịch vụ. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo
hướng: tỷ trọng giá trị sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp giảm từ 43.18% xuống còn
42.30%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng giảm từ 37.5% xuống còn 35.39%
và thương mại- dịch vụ tăng từ 19.5% lên 22.31%. Thu nhập bình quân đầu người đạt
12.6 triệu đồng (huyện Ninh Phước cũ), gấp 2.42 lần so với năm 2005.

Không chỉ có vậy, Ninh Phước cũng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch.
Bờ biển và cảnh quan thiên nhiên của huyện có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch
đặc biệt là khu vực Cà Ná, Mũi Dinh. Từ bãi biển Cà Ná là điểm trung tâm có thể hình
thành quần thể du lịch và các tua du lịch gắn với các điểm: Cồn cát trắng Tuấn Tú,
Cồn cát đỏ Nam Cương, Hồ Tân Giang, suối nước nóng Nhị Hà, tháp Porome và đền
Ponugar thuộc xã Phước Hữu, dệt thổ cẩm ở làng Mỹ Nghiệp và làng gốm Bầu
Trúc…..
5


Nhìn chung tình hình kinh tế xã hội của huyện trong những năm qua phát triển
tương đối toàn diện, nền kinh tế tiếp tục phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật
nuôi, ngành nghề chuyển dịch đúng hướng, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có chất
lượng và sản xuất giống đáp ứng nhu cầu thị trường. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
nông thôn được quan tâm thực hiện tốt hơn, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và dân sinh,
mở ra nhiều triển vọng mới để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế- xã hội. .
Nói chung, với thế mạnh của một huyện có tiềm năng kinh tế khá vững chắc
trên mọi mặt và được ví như một tỉnh Ninh Thuận thu nhỏ nên NHNo & PTNT huyện
Ninh Phước đã và đang đầu tư tín dụng, đặc biệt là tín dụng nông thôn ngày càng mở
rộng và phát triển.
Hiện nay, tại địa bàn chi nhánh hoạt động có 3 ngân hàng: Ngân hàng chính
sách xã hội với chức năng hoạt động đặc thù theo quy định của Nhà nước nên không
có sự cạnh tranh với chi nhánh về hoạt động ngân hàng nói chung và nghiệp vụ cho
vay nói riêng, Ngân hàng đầu tư và phát triển là ngân hàng thương mại hoạt động tại
địa bàn chi nhánh đóng trụ sở nhưng chỉ hoạt động đơn lẻ, đơn thuần trên diện hẹp
không có chi nhánh riêng nên cũng không chiếm thị phần lớn. Do đó, hiện nay chi
nhánh chiếm 95% thị trường tại địa bàn chi nhánh.
2.2. Tổng quan về NHNo & PTNT VN
2.2.1. Giới thiệu sơ lược
Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam được thành lập theo nghị định

số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) về việc
thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp
Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngân hàng phát triển nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ NHNN:
Từ các chi nhánh ngân hàng huyện, phòng tín dụng nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các
chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố. Ngân hàng phát triển nông nghiệp Trung ương được
hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ tín dụng nông nghiệp NHNN và một số cán bộ của
Vụ tín dụng thương nghiệp, Ngân hàng đầu tư và xây dựng, Vụ kế toán và một số đơn
vị.
NHNo & PTNT là ngân hàng đầu tiên hoàn thành giai đoạn I dự án hiện đại hóa
hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng ( IPCAS) do ngân hàng Thế giới tài trợ và
6


đang tích cực triển khai giai đoạn II của dự án này. Hiện NHNo & PTNT đã vi tính
hóa hoạt động kinh doanh từ Trụ sở chính đến hầu hết các chi nhánh trong toàn quốc
và hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ thanh
toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ATM.
Ngày 14/11/1990, chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là thủ tướng chính phủ) ký
quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng
phát triển nông nghiệp Việt Nam.
Ngày 15/11/1996, được thủ tướng chính phủ ủy quyền, thống đốc NHNN VN kí
quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên NHNo VN thành NHNo & PTNT VN.
NHNo & PTNT VN là NHTM lớn nhất Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng
công ty chính, là DNNN dạng đặc biệt, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và
chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN VN với tên gọi mới ngoài chức năng của NHTM,
NHNo & PTNT được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông
thôn thông qua việc mở rộng vốn trung dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp
công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, có mạng lưới phục vụ rộng lớn

trên toàn quốc, ứng dụng công nghệ hiện đại, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng ngày càng hoàn hảo.
Không chỉ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn, NHNo & PTNT
VN còn phát triển mạng lưới chi nhánh ở các thành phố, các khu công nghiệp vừa
phục vụ nhu cầu giao dịch ngày càng lớn của mọi khách hàng, vừa tạo cho nguồn lực
thêm lớn mạnh về mọi mặt để tăng cường đầu tư cho khu vực nông nghiệp – nông
thôn.
NHNo & PTNT VN có tên giao dịch quốc tế là VIET NAM BANK FOR
AGRICULTURE AND RURAL DEVELOMENT viết tắt là Agribank.
Hiện nay NHNo & PTNT VN đã có quan hệ đại lý với trên 979 ngân hàng tại
113 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên của nhiều tổ chức, hiệp hội tín dụng có uy
tín lớn.

7


2.3. Tổng quan về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ninh
Phước, chi nhánh Ninh Thuận
2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển
a. Quá trình hình thành
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ninh Phước, chi nhánh
Ninh Thuận viết tắt là NHNo & PTNT huyện Ninh Phước, thành lập từ năm 1983
được tách ra từ Ngân hàng huyện An Sơn, tỉnh Thuận Hải cũ theo quyết định của
Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Trụ sở chính đặt tại Thị trấn Phước Dân –
trung tâm huyện Ninh Phước, đến tháng 04 năm 1992 sau khi tỉnh Ninh Thuận được
tách ra từ tỉnh Thuận Hải cũ. NHNo & PTNT huyện Ninh Phước có quyết định thành
lập lại số 17/QĐ-NH9 ngày 19/01/1992 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, là một
chi nhánh trực thuộc NHNo & PTNT Tỉnh Ninh Thuận.
Nguồn vốn ban đầu của NHNo & PTNT huyện Ninh Phước rất nhỏ bé:
- Nguồn vốn huy động: 489 triệu đồng

- Dư nợ cho vay

: 972 triệu đồng

Đến những năm chuyển sang cơ chế kinh doanh và đặc biệt sau khi tách Tỉnh
năm 1992, với các biện pháp đổi mới hoạt động trong toàn ngành Ngân hàng Nông
nghiệp như: tinh giảm biên chế, đổi mới trong đầu tư tín dụng, xác định hướng đi, coi
đầu tư vào nông nghiệp là thị trường chính. Tăng cường hoạt động hợp tác giữa các
Ngân hàng với các cấp ủy Đảng, chính quyền đoàn thể như Hội nông dân, Hội phụ nữ,
thực hiện khoán tài chính đến các Ngân hàng cơ sở và người lao động. Đến nay nguồn
vốn huy động tại địa phương và dư nợ cho vay trên địa bàn huyện tăng lên một cách rõ
rệt (đến năm 2010):
- Nguồn vốn huy động: 122.649.000.000 đồng
- Dư nợ cho vay

: 370.411.000.000 đồng

Mạng lưới giao dịch được phân bổ rộng khắp các địa phương trên toàn huyện.
Cung ứng vốn tín dụng cho các hộ sản xuất – chăn nuôi cá thể, phát triển ngành nghề
thủy hải sản, các loại hình doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực. Trong đó đầu tư chủ yếu
cho phát triển nông nghiệp. Cho đến nay Ngân hàng đã đầu tư đưa công nghệ thông tin
vào quản lý Ngân hàng, hầu hết các phòng ban đều có máy vi tính.
8


 Đặc thù của huyện Ninh Phước đã và đang hiện diện những nguồn nguyên liệu
phong phú đa dạng và có khả năng sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến
hàng tiêu dùng và xuất khẩu (như nho, hạt điều).
 Cùng với sự phát triển của địa phương, NHNo & PTNT huyện Ninh Phước đã
có nhiều đóng góp với hoạt động kinh tế địa phương thông qua nghiệp vụ Ngân hàng,

trước đòi hỏi của xu thế cạnh tranh và hội nhập để giữ vững vai trò chủ đạo và chủ lực
của mình trong thị trường tài chính. NHNo & PTNT huyện Ninh Phước đã quan tâm,
chăm lo xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thông qua các chương trình đào
tạo lại cán bộ. Nếu như năm 1992 toàn chi nhánh NHNo & PTNT huyện Ninh Phước
chỉ có 7 người có trình độ đại học và tương đương thì đến nay số cán bộ đại học và
tương đương của NHNo & PTNT huyện Ninh Phước là 36 người gấp 5 lần năm 1992.
Cùng với việc nâng cao trình độ chuyên môn, NHNo & PTNT huyện Ninh Phước còn
nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, để nắm bắt kịp thời các công nghệ hiện đại, hầu
hết các cán bộ nghiệp vụ đều có công nghệ hiện đại, hầu hết các cán bộ nghiệp vụ đều
có trình độ và thành thạo kỹ thuật thao tác, vận hành máy vi tính trong giao dịch và
thực hiện quy trình nghiệp vụ.
Bảng 2.1. Trình Độ Nhân Sự Của NHNo & PTNT Huyện Ninh Phước
Trình độ

Số nhân viên

Tỷ lệ %

Đại học

30

83.33

Trung cấp

5

13.89


Sơ cấp

1

2.28

Tổng cộng

36

100
Nguồn: Phòng Hành chính

b. Chức năng, nhiệm vụ của NHNo & PTNT huyện Ninh Phước, chi nhánh
Ninh Thuận
Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Ninh Phước là một NHTM quốc doanh trực
thuộc NHNo & PTNT Tỉnh Ninh Thuận có các chức năng và nhiệm vụ sau:
 Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn trong nước và ngoài nước dưới nhiều
hình thức bằng VNĐ và ngoại tệ.
9


- Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán có kỳ hạn, không kỳ hạn.
- Phát hành các giấy tờ có giá với nhiều kỳ hạn, lãi suất hấp dẫn.
 Cho vay đối với mọi thành phần kinh tế.
- Cho vay ngắn hạn (chủ yếu kỹ thuật cho vay ứng trước) đối với các doanh
nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, HTX, hộ sản xuất kinh doanh cá thể.
- Cho vay vốn tài trợ, nhận vốn của chính phủ để cho vay trung, dài hạn. Nhận
vốn ADB để hỗ trợ phát triển nông thôn.
 Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng một

cách tốt nhất có thể: mở tài khoản, chi trả kiều hối, kinh doanh mua bán ngoại tệ, dịch
vụ ngân quỹ (chuyển tiền nhanh trong nước), dịch vụ cầm đồ (cầm các giấy tờ có
giá)…
2.3.2. Bộ máy tổ chức của NHNo & PTNT huyện Ninh Phước, chi nhánh Ninh
Thuận
NHNo & PTNT huyện Ninh Phước hiện nay gồm có một chi nhánh trung tâm
Huyện (gồm 12 xã và Thị Trấn) và một chi nhánh cấp IV (đảm nhiệm 3 xã phía Bắc
địa bàn Huyện), với tổng số cán bộ công nhân viên là 36 người. Với mục tiêu: “Tiện
lợi, gần gũi, sâu sát khách hàng đặc biệt là phải thâm nhập sâu và bền vào thị trường
tiền tệ trong nông nghiệp và nông thôn. Do đó ngoài hai chi nhánh đang hoạt động,
chi nhánh còn tổ chức các tổ cho vay – thu nợ lưu động theo mùa đến tận thôn xã.
Ngoài ra, NHNo & PTNT huyện Ninh Phước còn tổ chức nhiều kênh chuyển tải vốn
tín dụng tới các vùng nông thôn thông qua các tổ vay vốn của các hội đoàn thể.

10


Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý
Giám Đốc

P. Giám Đốc phụ
trách kế toán

P.Kiểm soát

P. Kế toán và
Ngân quỹ

P. Giám Đốc phụ
trách tín dụng


P.Tín dụng

P. Hành chính
nhân sự

Chi Nhánh Cấp IV
(Bắc Ninh Phước)

Tổ Tín dụng

Tổ Kế toán và
Ngân quỹ

Nguồn: Phòng Hành chính
 Tổ chức:
- Giám đốc là người chịu trách nhiệm chung thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch
của cấp trên giao, đề ra các mục tiêu, các giải pháp thực hiện và chịu trách nhiệm về
kết quả hoạt động kinh doanh và các vấn đề pháp lý của đơn vị.
- Hai phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc, điều hành các hoạt động theo sự
phân công và chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc được giao.
- Các phòng ban gồm có: Phòng Tín dụng trung tâm, phòng Kế toán- ngân quỹ,
phòng Hành chính.
Phòng giao dịch Bắc Ninh Phước: gồm có Giám đốc, tổ Tín dụng và tổ Kế toán
hoạt động có con dấu riêng nhưng hạch toán báo sổ.
2.3.3. Quy định chung về cấp TD tại NHNo & PTNT huyện Ninh Phước, chi
nhánh Ninh Thuận
a. Mục đích – ý nghĩa
- Từ khi có chính sách vay vốn đối với các hộ sản xuất đến nay đã tạo khả năng
thuận lợi để kinh tế hộ có điều kiện sản xuất kinh doanh, khai thác hết tiềm năng vật tư

sẵn có. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn cũng ngày
11


càng tăng cao. Đồng vốn của Ngân hàng đã thật sự phát huy tác dụng thúc đẩy sản
xuất phát triển góp phần nâng cao đời sống của người dân.
- Vốn tín dụng đã tập trung đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông
dân, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, bảo đảm an sinh xã
hội.
- Về cơ cấu đầu tư vào các ngành kinh tế ở địa phương đã phù hợp với tốc độ
tăng trưởng kinh tế ở địa phương.
- Ngoài những việc làm mang tính xã hội nói trên, mục đích chủ yếu của ngân
hàng là đạt được lợi nhuận. Hoạt động này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Đối với
ngân hàng đơn thuần sẽ thu được một khoản lợi nhuận, còn đối với các TPKT sẽ góp
phần cải thiện được đời sống cũng như giúp bổ sung kịp thời cho các hoạt động SXKD
được tiến hành liên tục và phát triển ổn định. Mặt khác thỏa mãn nhu cầu chi tiêu trong
các tầng lớp dân cư, đối với nền kinh tế, thúc đẩy phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần ổn định tiền tệ xã hội.
b. Điều kiện vay vốn
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật về việc sử dụng vốn vay, không quá tuổi 60 ở thời
điểm kết thúc thời hạn cho vay.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Có DAĐT, phương án SXKD, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có DAĐT,
phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
- Có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú dài hạn (KT3) trên địa bàn tỉnh
Ninh Thuận.
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ và
hướng dẫn của NHNN.

- Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu là 10% trên tổng nhu cầu vốn của dự
án nếu vay vốn ngắn hạn và tối thiểu 15% trên tổng nhu cầu vốn của dự án nếu vay
vốn trung dài hạn.

12


c. Đối tượng vay vốn
Các pháp nhân và cá nhân Việt Nam gồm:
- Các pháp nhân là DNNN, HTX, công ty TNHH, CTCP, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại điều 94 bộ luật
dân sự, có 4 yêu cầu sau:
+ Được thành lập hợp pháp.
+ Cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài
sản đó.
+ Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật độc lập.
- Cá nhân: đã 18 tuổi, có chuyên môn, có sức khỏe, kinh doanh không bị cấm.
- Hộ gia đình: Tài sản chung, một người đại diện nhưng quyền lợi phát sinh thì
toàn bộ thành viên chịu trách nhiệm.
d. Thủ tục và quy trình cho vay

- Thủ tục vay vốn gồm có:
+ Các hồ sơ (hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ vay vốn).
+ Tờ trình thẩm định, đề nghị giải quyết cho vay hoặc tờ trình thẩm định cho
vay DAĐT.
+ HĐTD và các giấy tờ liên quan đến xử lí nợ, điều chỉnh kì hạn nợ, gia hạn
nợ.
+ Giấy nhận nợ.
+ Hợp đồng bảo đảm tiền vay (đối với khoản vay phải thực hiện các biện

pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản).
Khi đã đầy đủ các quy định trên ngân hàng sẽ có những quyết định cho vay như
sau:
- Mức cho vay: Ngân hàng sẽ quyết định mức cho vay khác nhau tùy theo từng
hoạt động SXKD của khách hàng, thời hạn cho vay cũng khác nhau. Ngoài ra, mức
cho vay còn phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng dựa trên nguồn vốn tự có hoặc tài
sản thế chấp.
- Lãi suất cho vay:
13


×