Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁCH HÓA MIỀN NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.19 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
*************

ĐẶNG HOÀNG NAM

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN BÁCH HÓA MIỀN NAM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
*************

ĐẶNG HOÀNG NAM

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN BÁCH HÓA MIỀN NAM

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS.LÊ QUANG THÔNG


Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁCH HÓA MIỀN
NAM” do ĐẶNG HOÀNG NAM, sinh viên khóa 33, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

TS. LÊ QUANG THÔNG
Người hướng dẫn

Ngày…….tháng……năm 2011

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày…….tháng……năm 2011

Ngày…….tháng……năm 2011


LỜI CẢM ƠN
Kính thưa Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm cùng Quý thầy cô Khoa
Kinh Tế, sau hơn 4 năm học tập, với sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô, em đã có
được những kiến thức quý giá. Với kiến thức này em hy vọng đó là một căn bản nền
tảng cho em vươn lên trong tương lai cuộc sống, và ước mong đó sẽ là phương tiện
mà em có thể giúp ích cho mình cũng như cho mọi người. Giờ đây, trước khi giã từ

mái trường thân yêu, quý thầy cô, em xin gửi lại lòng biết ơn chân thành.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi giúp em học tập và sinh hoạt tốt trong suốt thời gian học ở
trường.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty Cổ Phần Bách Hóa Miền
Nam đã giúp em hoàn thành được đề tài này. Đặc biệt là các anh chị, các cô chú
phòng tài chính kế toán đã cung cấp đầy đủ số liệu và chỉ dẫn cho em trong quá trình
làm bài giúp em có được những kiến thức thực tế về tài chính.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Thầy Lê Quang Thông – giảng viên hướng
dẫn em trong thời gian thực tập, thầy đã tận tình giúp đỡ em, cung cấp cho em những
kiến thức quý giá và giải thích mọi thắc mắc của em trong suốt thời gian thực tập.
Em xin cảm ơn bố, các chú bác, các anh chị đã động viên giúp đỡ em trong
suốt quá trình em thực hiện đề tài này.
Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô, các cô chú ở Công ty Cổ Phần Bách Hóa
Miền Nam được nhiều sức khỏe và luôn thành công trong công việc cũng như trong
cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn
Sinh viên thực hiện
Đặng Hoàng Nam


 


NỘI DUNG TÓM TẮT
Đặng Hoàng Nam. Tháng 06 năm 2011. “Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của Công ty Cổ Phần Bách Hóa Miền Nam”.
Dang Hoang Nam. June 2011. “Determination of effectiveness for using the
business capital at Southern Stationery joint stock Company”.
Đề tài được thực hiện thông qua việc nghiên cứu và phân tích tình hình sử dụng

vốn kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Bách Hóa Miền Nam gồm tình hình hoạt động
kinh doanh của công ty, huy động vốn, sử dụng vốn và khả năng hoàn vốn của Công
ty. Qua phân tích, em nhận thấy hiện tại Công ty đang hoạt động tốt nhưng khả năng
sử dụng vốn hiệu quả vẫn còn thấp. Trong hoàn cảnh hiện nay, Công ty muốn phát
triển lâu dài và bền vững thì nhất thiết phải có biện pháp sử dụng vốn sao cho thích
hợp để tăng cường lợi nhuận cho Công ty. Do đó, em xin đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho Công ty trong thời gian tới. Từ
đó đem lại lợi nhuận cao và duy trì tính ổn định trong hoạt động kinh doanh của Công
ty nâng cao uy tín của Công ty trên thương trường

ii 
 


Mục lục
Trang
Danh mục các bảng .................................................................................................. vi
Danh mục các biểu đồ............................................................................................. vii
Danh mục các chữ viết tắt ..................................................................................... viii
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1.1.Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 1
1.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2
1.4. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................... 2
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................. 3

TỔNG QUAN .......................................................................................................... 3
2.1.Khái quát về Công ty CP Bách Hóa Miền Nam ............................................... 3
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Bách Hóa Miền Nam. 3
2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn............................................................ 5
2.1.2.1.Chức năng............................................................................................. 5
2.1.2.2.Nhiệm vụ .............................................................................................. 5
2.1.2.3.Quyền hạn............................................................................................. 6
2.2.Tổ chức bộ máy quản lý .................................................................................... 7
2.2.1.Sơ đồ bộ máy quản lý ................................................................................. 7
2.2.2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban .................................................... 8
2.3.Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty ................................. 9
2.3.1.Mô hình tổ chức bộ máy kế toán ................................................................ 9
2.3.2.Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán................................................................... 10
iii 
 


2.3.3.Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán ................. 10
2.3.4.Hình thức kế toán ...................................................................................... 12
2.3.5.Các chính sách kế toán khác ..................................................................... 13
2.4.Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty
............................................................................................................................... 13
2.4.1.Thuận lợi ................................................................................................... 13
2.4.2.Khó khăn ................................................................................................... 13
CHƯƠNG 3 .......................................................................................................... 15
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 15
3.1.Khái niệm vốn kinh doanh .............................................................................. 15
3.1.1.Khái niệm ................................................................................................. 15
3.1.2.Đặc điểm ................................................................................................... 16
3.2.Phân loại vốn kinh doanh ................................................................................ 17

3.2.1.Vốn cố định .............................................................................................. 17
3.2.2.Vốn lưu động ............................................................................................ 18
3.2.3.Vốn đầu tư tài chính ................................................................................. 20
3.3. Vai trò và ý nghĩa của vốn đối với hoạt động kinh doanh ............................. 20
3.4.Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh ........................................................ 21
3.5.Chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh...................................... 22
3.6.Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 24
CHƯƠNG 4 ........................................................................................................... 25
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................................. 25
4.1.Tình hình tài chính của công ty ....................................................................... 25
4.2.Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ Phần Bách
Hóa Miền Nam ...................................................................................................... 30
4.2.1. Tổ chức, quản lý nguồn vốn của công ty ................................................. 30
4.2.1.1.Nợ phải trả: ......................................................................................... 32
4.2.1.2.Vốn chủ sở hữu .................................................................................. 34
4.2.3.Sử dụng các chỉ tiêu để phân tích hiệu quả sử dụng vốn.......................... 36
4.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định trong vốn kinh doanh............... 43
4.2.5.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong vốn kinh doanh ............. 45
4.3.Đánh giá tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty CP
Bách Hóa Miền Nam ............................................................................................. 48
4.3.1.Những kết quả đạt được ............................................................................ 48
iv 
 


4.3.2.Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân tồn tại ............................................... 48
4.4.Phương hướng phát triển và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công
ty CP Bách Hóa Miền Nam ................................................................................... 49
4.4.1.Phương hướng phát triển .......................................................................... 49
4.4.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ................................................ 50

4.4.2.1.Giải pháp huy động vốn ..................................................................... 50
4.4.2.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đề xuất những chính sách đầu
tư và phân bổ vốn kinh doanh một cách hợp lý ............................................. 52
CHƯƠNG 5 ........................................................................................................... 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 55
5.1.Kết luận ........................................................................................................... 55
5.2.Kiến nghị ......................................................................................................... 55
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 57


 


Danh mục các bảng
Trang
Bảng 4.1: Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2008,2009,2010 ......................... 25
Bảng 4.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008,2009,2010 ................. 26
Bảng 4.3: Cơ cấu vốn của công ty ............................................................................ 30
Bảng 4.4: Biến động nguồn vốn trong 3 năm 2008,2009,2010................................ 32
Bảng 4.5: Nợ phải trả................................................................................................ 32
Bảng 4.6: Các khoản chiếm dụng vốn ...................................................................... 33
Bảng 4.7: Các khoản bị chiếm dụng ......................................................................... 34
Bảng 4.8: Vốn chủ sở hữu ........................................................................................ 35
Bảng 4.9: Chỉ tiêu đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh ......................... 36
Bảng 4.10: Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu............................................................... 36
Bảng 4.11: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ............................................................ 37
Bảng 4.12:Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ....................................................... 38
Bảng 4.13: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty CP Bách
Hóa Miền Nam ......................................................................................................... 39
Bảng 4.14: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định ............................................ 43

Bảng 4.15: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ........................... 46

vi 
 


Danh mục các biểu đồ
Trang
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu vốn của công ty ........................................................................ 31
Biểu đồ 4.2: Biến động nguồn vốn trong 3 năm 2008,2009,2010 ........................... 32
Biểu đồ 4.3: Nợ phải trả ........................................................................................... 33
Biểu đồ 4.4: Vốn chủ sở hữu .................................................................................... 35
Biểu đồ 4.5: Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu ............................................................ 37
Biểu đồ 4.6: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản .......................................................... 38
Biểu đồ 4.7: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu .................................................... 38
Biểu đồ 4.8: Hiệu suất sản xuất của vốn kinh doanh ............................................... 40
Biểu đồ 4.9: Hiệu suất sinh lời của đồng vốn kinh doanh theo LNTT..................... 41
Biểu đồ 4.10: Hiệu suất sinh lời của đồng vốn kinh doanh theo LNST ................... 42
Biểu đồ 4.11: Hệ số hoàn vốn .................................................................................. 43
Biểu đồ 4.12: Hiệu suất sản xuất vốn cố định theo doanh thu ................................. 44
Biểu đồ 4.13: Hiệu suất sinh lời của vốn cố định theo LNTT.................................. 45
Biểu đồ 4.14: Hệ số hoàn vốn của vốn cố định ........................................................ 45
Biểu đồ 4.15: Vòng quay vốn lưu động ................................................................... 46
Biểu đồ 4.16: Hiệu suất sinh lợi của vốn lưu động theo LNST ............................... 47
Biểu đồ 4.17: Hệ số đảm nhiệm ............................................................................... 47

vii 
 



Danh mục các chữ viết tắt
BHLĐ: bảo hộ lao động
BHXH: bảo hiểm xã hội
BHYT: bảo hiểm y tế
BHTN: bảo hiểm tai nạn
CP: cổ phần
DT: doanh thu
HĐQT: hội đồng quản trị
LN: lợi nhuận
LNTT: lợi nhuận trước thuế
LNST: lợi nhuận sau thuế
TGNH: tiền gửi ngân hang
TTS: tổng tài sản
TSCĐ: tài sản cố định
TSLĐ: tài sản lưu động
ROA: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
ROE: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
ROS: Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu
USD: đô la Mỹ
VNĐ: Việt Nam Đồng

viii 
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước nói chung và

Công ty cổ phần Bách Hóa Miền Nam nói riêng đang đứng trước các vấn đề khó khăn
trong đó có vấn đề về vốn. Huy động vốn kinh doanh và sử dụng hiệu quả vốn kinh
doanh là vấn đề rất quan trọng của công tác quản trị doanh nghiệp.
Vốn rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Vốn là điều kiện “cần” cho quá
trình sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hóa. Để doanh nghiệp được hình thành và
có thể tiến hành sản xuất kinh doanh được thì bắt buộc doanh nghiệp đó phải có vốn
để hoạt động. Từ việc hình thành và sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ đi đến một
định hướng đó là: sự tồn tại lâu dài, sự phát triển bền vững trong môi trường cạnh
tranh khốc liệt. Muốn làm được điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng sử
dụng nguồn vốn của mình đạt hiệu quả cao nhất. Để từ đó, không những doanh nghiệp
có thể tồn tại được, có chỗ đứng trên thương trường mà còn có thể sử dụng những
phần lợi nhuận từ việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đem lại để tiến hành đầu tư, tái
sản xuất mở rộng quy mô đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh hơn. Trên cơ
sở đó, đề tài: “ Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh của Công ty Cổ
Phần Bách Hóa Miền Nam” được chọn để nghiêu cứu. Qua việc tìm hiểu tình hình
biến động vốn, hiệu quả sử dụng các nguồn tài trợ để tìm ra được những điểm yếu,
mặt hạn chế để khắc phục, đồng thời phát huy những mặt mạnh, tích cực từ việc sử
dụng nguồn vốn. Từ đó giúp công ty đạt được hiệu quả cao hơn từ việc sử dụng nguồn
vốn của mình. Và hơn thế nữa là để đạt tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và tăng khả
năng cạnh tranh của công ty trên thương trường.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung


 


Tìm hiểu thực trạng huy động và sử dụng vốn của Công ty Cổ Phần Bách Hóa
Miền Nam. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn của công ty.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu cơ sở lý luận thực tiễn về vốn và hiệu quả sử dụng vốn.
- Phản ánh thực trạng về vốn, sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong Công
ty Cổ phần Bách Hóa Miền Nam.
- Đề xuất phương hướng và một số biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn tại công ty.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu công tác quản lý và sử dụng vốn tại Công ty Cổ Phần Bách Hóa
Miền Nam
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại Công ty Cổ Phần Bách Hóa Miền
Nam
- Phạm vi thời gian: do thời gian có hạn nên tôi chỉ đi sâu nghiên cứu hiệu quả
sử dụng vốn trong các năm 2008, 2009, 2010.
- Phạm vi về nội dung: tập trung nghiên cứu vào vấn đề vốn của công ty như
tình hình vốn, vấn đề phân bổ, tài trợ, huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Bao gồm có 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


 


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN

2.1. Khái quát về Công ty CP Bách Hóa Miền Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Bách Hóa Miền Nam
Công ty Cổ Phần Bách Hóa Miền Nam trước đây là một doanh nghiệp Nhà
nước với tên gọi là Công ty Bách Hóa II.
Tiền thân của Công ty Bách Hóa II là Công ty Bách Hóa Cấp I Miền Nam được
thành lập vào ngày 17/09/1975 theo quyết định số 137 NT_QĐ của Tổng Nha Nội
Thương. Đó là sự kết hợp của bốn Công ty: Công ty Bán Buôn Hàng Da Cao Su Và
Bảo Hộ Lao Động II, chi nhánh Bách Hóa Tp.Hồ Chí Minh, chi nhánh Văn Phòng
Phẩm Tp.Hồ Chí Minh và Công ty Dụng Cụ Gia Đình II.
Giai đoạn 1976-1978, để phát triển và quản lý sát ngành hàng, Bộ Nội Thương
đã quyết định tách ba đơn vị trực thuộc là: chi nhánh Văn Phòng Phẩm Tp.Hồ Chí
Minh, Công ty Bán Buôn Hàng Da Cao Su và Bảo Hộ Lao Động, Công ty Dụng Cụ
Gia Đình ra khỏi Công ty Bách Hóa Cấp I Miền Nam.
Ngày 01/01/1986, theo quyết định của Bộ Nội Thương về việc sắp xếp các tổ
chức, các mạng lưới thương nghiệp, bốn Công ty trên đã hợp nhất lại thành Công ty
Bách Hóa Miền Nam.
Năm 1991, Tổng Công ty tồn tại ba đơn vị, gồm: Công ty Bách Hóa Miền
Nam, Công ty Thuốc Lá Miền Nam và Công ty Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Miền
Nam.
Tháng 03/1993, Công ty Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Miền Nam sát nhập vào
Công ty Thuốc Lá Miền Nam.
Ngày 25/07/1994, Công ty Bách Hóa Miền Nam lấy tên là Công ty Bách Hóa
IV.
Để đứng vững trong cơ chế thị trường, ngày 10/03/1995 theo quyết định số
154/TM_TCCB của Bộ Thương Mại hai Công ty: Công ty Bách Hóa IV và Công ty
Thuốc Lá Miền Nam hợp nhất thành Công ty Bách Hóa II với số vốn ban đầu tương
đương 5.000.000.000 đồng.
Vào cuối năm 2004, theo chủ trương của Nhà nước Công ty Bách Hóa II đã cổ

phần hóa chuyển thành Công ty Cổ Phần Bách Hóa Miền Nam căn cứ vào Quyết định
số 1276/QĐ-BTM của Bộ Thương Mại ngày 08/09/2004. Công ty Cổ Phần Bách Hóa
Miền Nam chính thức hoạt động từ ngày 01/02/2005.

 


* Tình hình chung của công ty hiện nay:
Tên công ty: Công ty Cổ Phần Bách Hóa Miền Nam
Tên giao dịch nước ngoài: DEPARMENT STORE JOINT STOCK COMPANY
(DESEXIM CO).
Trụ sở chính: 241 Cách Mạng Tháng 8, F4,Q3, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 083.9292575
Fax: (84-8)8211751-8293293
Mã số thuế: 0300559007
Email: bachhoa2co@.hcm.vnn.vn
Số tài khoản ngân hàng:
1. Sở giao dịch II Ngân hàng Công Thương Việt Nam
o Tài khoản tiền gửi: 710A.00235
o Tài khoản ký quỹ dự phòng: 861Z.00235
2. Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn – TPHCM
o Tài khoản tiền gửi VNĐ: 17003.1100.100677
o Tài khoản tiền gửi USD: 17003.2137.000215
3. Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – TPHCM
o Tài khoản tiền gửi VNĐ: 1000.148510.44852
o Tài khoản tiền gửi USD: 1000.148510.21474
Hình thức cổ phần: bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp
+ Tỷ lệ Cổ phần Nhà nước: 35% vốn điều lệ
+ Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp: 58,86% vốn điều lệ
+ Tỷ lệ cổ phần ngoài doanh nghiệp: 6,14% vốn điều lệ

* Các đơn vị trực thuộc Công ty Cổ Phần Bách Hóa Miền Nam:
- Chi nhánh Công ty Cổ Phần Bách Hóa Miền Nam tại Hà Nội: 30 Đoàn Thị
Điểm – Hà Nội.
- Chi nhánh Công ty Cổ Phần Bách Hóa Miền Nam tại Bình Phước: 294 Phú
Riềng Đỏ, thị xã Đồng Xoài – Bình Phước
- Trung tâm kinh doanh Hàng Bảo Hộ Lao Động: 134 Cao Thắng, Quận 3,
TPHCM.
- Trạm sản xuất kinh doanh Hàng Bảo Hộ Lao Động: 81 Nguyễn Thái Học,
Quận 1, TPHCM.
- Cửa hàng Bách Hóa 122: 122 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TPHCM
- Cửa hàng Bách Hóa 241: 241 Cách Mạng Tháng Tám, Quận 3, TPHCM
- Kho Bách Hóa 1: 1 Hoàng Diệu, Quận 4, TPHCM
- Kho Bách Hóa 45: 45 Ngô Nhân Tịnh, Quận 6, TPHCM
- Kho Bách Hóa 510: 510 Kinh Dương Vương, Phường An Lạc, Quận Bình
Tân

 


- Xí nghiệp bao bì: 510 Kinh Dương Vương, Phường An Lạc, Quận Bình Tân
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
2.1.2.1. Chức năng
Công ty Cổ Phần Bách Hóa Miền Nam là đơn vị kinh tế quốc doanh, có đầy đủ
tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, hạch toán kế toán độc lập và có con dấu riêng
theo Luật Doanh Nghiệp.
Theo quy định của Bộ Thương Mại thì công ty được phép kinh doanh các
ngành nghề, mặt hàng như sau:
+ Kinh doanh các mặt hàng bách hóa tổng hợp: thuốc lá điếu (Du lịch, Hòa
Bình, Melia, Đà Lạt, Sourvenir...), nguyên vật liệu và phụ liệu sản xuât thuốc lá, hàng
tiêu dùng, hàng bảo hộ lao động ( quần áo, giày dép, nón nhựa, dây an toàn...), vật tư

bảo hộ lao động, các mặt hàng bằng vải giả da, cao su, văn hóa phẩm, văn phòng
phẩm, mỹ phẩm, vải sợi, may mặc, hàng điện tử, điện máy, máy móc, xe máy, dụng
cụ và thiết bị điện, dụng cụ y khoa, dụng vụ phòng cháy chữa cháy, vật liệu xây dựng
trang trí nội thất, phương tiện vận tải, hàng công nghệ thực phẩm(rượu, bia..), nông
sản, hải sản, gốm sứ, đồ gỗ, phân bón, hóa chất, thức ăn gia súc, bao bì các loại, in
nhãn mác bao bì.
Từ năm 2003, Công ty không còn tổ chức sản xuất thuốc lá và kinh doanh dịch
vụ nhà hàng, karaoke
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng trong phạm vi hoạt động của
Công ty theo quy định của Nhà nước
+ Kinh doanh nhà, kho bãi, văn phòng làm việc cho các Công ty khách trong
và ngoài nước, các hoạt động dịch vụ mà luật pháp không cấm
+ Liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong, ngoài
nước để tạo ra hàng hóa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, làm tổng đại lý cho các
ngàng hàng cho các hãng.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
- Nhận vốn, bảo toàn vốn và phát triển nguồn vốn của Công ty
- Kinh doanh các ngàng nghề đã đăng ký


 


- Tổ chức hoạt động kinh doanh và đầu tư phát triển theo kế hoạch nhằm đạt
được mục tiêu chiến lược của Công ty
- Thực hiện phương án đầu tư theo chiều sâu tại các cơ sở kinh doanh của Công
ty nhằm đem lại hiệu quả kinh tế trong kinh doanh
- Xây dựng chiến lược phát triển ngành hàng, lập kế hoạch phát triển dài hạn,
trung hạn, ngắn hạn để trình Bộ Thương Mại
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo tài chính, chế độ hạch toán kế

toán theo quy định của Chính phủ, nộp ngân sách theo đúng luật quy định
- Công ty chịu trách nhiệm về kinh tế, dân sự, các hoạt động kinh doanh của
mình đối với pháp luật của Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và theo
điều lệ đã được Bộ Thương Mại duyệt.
2.1.2.3. Quyền hạn
- Được vay vốn trong và ngoài nước theo đúng chế độ
- Chủ động trong việc sử dụng vốn, các quỹ của Công ty để phục vụ cho quá
trình hoạt động kinh doanh
- Được hưởng chế độ trợ cấp, trợ giá khi bị thiên tai, thiệt hại do không đủ bù
đắp chi phí
- Được tổ chức bộ máy quản lý, mạng lưới sản xuất kinh doanh, được quy định
chức năng, quyền hạn của các đơn vị trực thuộc
- Chủ động sản xuất kinh doanh, ký hợp đồng kinh tế với các đối tác trong và
ngoài nước về mua bán, liên doanh, hợp tác đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản xuất
kinh doanh theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước.
- Được quyền chủ động trong việc lựa chọn thị trường
- Được quyền đặt văn phòng đại diện chi nhánh kinh doanh trong và ngoài
nước khi cần thiết
- Được quyền sử dụng và đề ra chỉ tiêu sử dụng vốn cho các đơn vị trực thuộc,
chủ động, tập trung, huy động các nguồn để thực hiện các chỉ tiêu chiến lược
- Có quyền tố tụng, khiếu nại trước cơ quan chức năng có thẩm quyền đối với
các tổ chức, cá nhân vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết, vi phạm cơ chế quản lý tài
chính của Nhà nước.

 


2.2. Tổ chức bộ máy quản lý
2.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Cổ Phần Bách Hóa Miền Nam
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của Công ty Cổ Phần Bách Hóa Miền Nam

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC 

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC 

PHÒNG
KẾ
HOẠCH
KINH
DOANH

PHÒNG
KINH
DOANH
TỔNG
HỢP

PHÒNG
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH


PHÒNG
KINH
DOANH
XNK

PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ
TOÁN

Chi 
nhánh 
Hà Nội 

Chi 
nhánh 
Bình 
Phước 

Xí 
nghiệp 
bao bì 

Trạm 
kinh 
doanh 
hàng 


Trạm 
kinh 
doanh 
BHTH 

Kho 
bách hóa 
45 

Kho 
bách hóa 


Kho 
bách hóa 
510 

Cửa 
hàng 
bách hóa 

Cửa 
hàng 
bách hóa 


 


Chú thích:

Điều hành:
Phối hợp:
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công
ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty
Ban Giám Đốc gồm có ba người gồm một Tổng Giám Đốc và hai Phó Tổng
Giám đốc
+ Tổng Giám Đốc Công ty: do HĐQT bổ nhiệm và bãi nhiệm, là người điều
hành hoạt động hằng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm về việc tổ chức thực hiện kế
hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty.
+ Phó Tổng Giám Đốc: do Tổng Giám Đốc đề xuất với HĐQT, Phó Tổng
Giám Đốc là người trợ thủ đắc lực cho Tổng Giám Đốc, thay mặt cho Tổng Giám Đốc
giải quyết mọi vấn đề được phân công, hoàn thành mọi công việc do Tổng Giám Đốc
giao.
Các phòng chức năng và các đơn vị trực thuộc có các chức năng và nhiệm vụ
riêng phù hợp
Để trợ lý cho ban giám đốc có năm phòng ban chức năng làm công tác chuyên
môn:
 Phòng kế hoạch kinh doanh:
- Giúp ban lãnh đạo công ty xây dựng chiến lược phát triển ngành hàng, lập
kế hoạch phát triển của công ty và trình lên Đại Hội Cổ Đông, báo cáo Bộ
Thương Mại. Luôn nắm bắt mọi thông tin kinh tế, tình hình trên thị trường kinh
doanh.
- Ngoài ra phòng còn tổ chức mạng lưới kinh doanh, tiếp thị các mặt hàng
mà Công ty đang kinh doanh. Đồng thời, phải báo cáo kịp thời, chính xác, đầy
đủ các thông tin kinh tế, tình hình thị trường về cung cầu, giá cả cho Ban Giám
Đốc để kịp thời xử lý và có biện pháp đối phó với những biến động trên thị
trường
 Phòng kinh doanh tổng hợp:
- Là phòng quản lý trực tiếp kinh doanh các mặt hàng: bách hóa, bảo hộ lao

động, thực phẩm, vải sợi may mặc, tổ chức cung ứng các nguyên vật liệu cho
các cơ sở sản xuất bán buôn, bán lẻ cho các cửa hàng, đơn vị có nhu cầu làm
đại lý, các thành phần kinh tế khác...
 Phòng tổ chức hành chính:
- Là phòng chức năng có nhiệm vụ hỗ trợ cho Ban Giám Đốc quản lý toàn
bộ công việc có liên quan đến tổ chức công tác nhân sự, thực hiện công tác
tuyển dụng và bố trí lao động theo đúng công việc, bồi dưỡng và đào tạo thêm
kiến thức chuyên môn cho cán bộ lao động trong xí nghiệp

 


- Xây dựng kế hoạch tiền lương, thanh tra, bảo vệ, bảo hiểm xã hội và công
tác hành chính quản trị
 Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu:
- Thực hiện cộng tác xuất nhập khẩu với các phòng ban, tư vấn tham mưu
cho Tổng Giám Đốc. Trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu. Tổ chức liên doanh
liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước, nhận ủy thác xuất nhập khẩu.
Nghiên cứu và khảo sát thị trường. Phòng này cũng có kế toán để theo dõi và
ghi chép tình hình kinh doanh thực tế phát sinh để chuyển sang phòng kế toán
ghi sổ
 Phòng tài chính kế toán:
- Có nhiệm vụ thực hiện chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước, quản lý vốn,
tài sản và toàn bộ công tác quản lý tài chính kế toán của Công ty.
- Tổ chức hướng dẫn hạch toán kế toán, thu chim thanh toán trong quá trình
kinh doanh của Công ty
- Tổ chức hệ thống sổ sách, chứng từ phản ánh chính xác, đầy đủ và kịp thời
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác tài chính đối với các chi
nhánh, cửa hàng, đơn vị trực thuộc

- Trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản phải nộp, thanh toán, quyết toán theo
đúng quy định của Nhà nước
- Phân phối thu nhập và tích lũy tiền tệ để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất
hoặc các khoản chi phí bất thường
- Có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ đầy đủ, định kỳ phải kiểm tra, cấp phát mẫu
biểu, tờ kê và các sổ sách liên quan cho các phòng ban và các đơn vị trực thuộc
* Các phòng ban này đều có một nhân viên kế toán phụ trách công tác chuyên môn kế
toán tại phòng, cuối tháng các kế toán viên này phải báo cáo sổ về phòng Tài chính kế
toán.
2.3. Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty
2.3.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Do công ty có mạng lưới chi nhánh, cửa hàng, các trạm kinh doanh nằm rải rác
nhiều nơi và mặt hàng kinh doanh phong phú, để thường xuyên kiểm tra việc kinh
doanh của các chi nhánh, cửa hàng, các trạm và để phát huy tính sáng tạo trong công
tác kinh doanh nên Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức vừa tập trung vừa
phân tán.
Các đơn vị trực thuộc Công ty đều có sổ sách kế toán, tổ chức kế toán tại từng
đơn vị một các riêng biệt. Cuối mỗi tháng, các đơn vị này phải gửi toàn bộ sổ sách,
chứng từ kèm theo Báo cáo tài chính và Báo cáo thuế của từng đơn vị về công ty. Sau
đó, Kế toán trưởng và các kế toán phó sẽ kiểm tra, xem xét tính hợp lệ của các hóa
đơn, chứng từ cũng như quá trình hạch toán và ghi vào các bảng kê, nhật ký chứng từ

 


liên quan tại các đơn vị. Cuối cùng, bộ phận kế toán tại Công ty sẽ tổng hợp số liệu từ
các đơn vị gửi về, sau đó ghi vào các bảng kê và nhật ký chứng từ tổng hợp của toàn
Công ty từ đó làm căn cứ ghi vào sổ cái.
2.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán


KẾ TOÁN TRƯỞNG 

KẾ TOÁN PHÓ 

Kế 
toán 
tiền 
mặt 

Kế 
toán 
TGNH 

Kế 
toán 
Công 
Nợ 

Kế 
toán 
TSCĐ 

Kế 
toán 
hàng 
hóa 

Kế 
toán 

tổng 
hợp 

Kế toán các đơn vị phụ 
thuộc 

2.3.3. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán
 Kế toán trưởng:
- Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm chung ở phòng kế toán, lập kế
hoạch làm việc cho phòng dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám Đốc Công ty.
- Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp trong công việc điều hành bộ máy
kế toán của Công ty, chỉ đạo, điều hành mọi phần kế toán, các vấn đề luân chuyển
chứng từ, những vấn đề liên quan đến việc thực hiện quy định của các đơn vị trực
thuộc
10 
 


- Kế toán trưởng cùng với cấp trên thảo luận phương hướng, kế hoạch, kinh
doanh, vận dụng các chế độ tài chính cho phù hợp với tình hình của Công ty
 Phó phòng kế toán:
- Là người hỗ trợ cho kế toán trưởng trong việc quản lý tại phòng, ký thay kế
toán trưởng một số giấy tờ, cùng với kế toán trưởng lập ra những kế hoạch tài chính
cho Công ty.
- Chịu trách nhiệm tổng hợp các sổ sách, báo cáo tài chính, phổ biến các quy
định, cách thức hạch toán cho nhân viên kế toán. Ngoài ra, còn một số tài khoản
không có nhân viên quản lý thì phó phòng sẽ chịu trách nhiệm.
 Kế toán quỹ (vốn bằng tiền):
- Kế toán tiền mặt do một người theo dõi, quản lý việc thu, chi tiền mặt theo
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan.

- Kế toán tiền gửi ngân hàng (kế toán thanh toán qua ngân hàng) do một người
theo dõi quản lý các loại tiền vay, tiền gửi quỹ ở ngân hàng, ghi chép các sổ sách có
liên quan đến việc thu chi tiền thông qua ngân hàng
- Thủ quỹ cũng do một người theo dõi, quản lý tiền mặt, theo dõi việc thu chi
tiền theo đúng chế độ căn cứ vào chứng từ, ghi vào sổ và trả lại chứng từ cho kế toán
quỹ lưu
 Kế toán tài sản cố định:
- Quản lý việc tăng giảm của tài sản trong Công ty. Theo dõi chi tiết trên sổ các
nghiệp vụ làm biến động tài sản như: thanh lý, sửa chữa....
 Kế toán công nợ
- Kế toán công nợ theo dõi và phản ánh tình hình thanh toán với khách hàng
- Một người theo dõi việc thanh toán với người bán (331). Một người theo dõi
khoản phải thực hiện, phải trả, và các khoản tạm ứng (138, 338, 141). Một người theo
dõi tình hình thanh toán nội bộ (136, 336). Còn các khoản phải thu người khác mua do
kế toán lưu chuyển hàng hóa theo dõi.
 Kế toán hàng hóa:
- Do một người theo dõi, phản ánh tình hình xuất nhập tồn của các loại hàng
hóa. Theo dõi tình hình thanh toán của người mua.
 Kế toán tổng hợp:
- Do phó phòng tài chính - kế toán đảm nhiệm. Kiểm ra và tổng hợp số liệu sẵn
có để lập Báo cáo tài chình nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho bộ phận kế
hoạch để lập kế hoạch cho kỳ tiếp theo, đồng thời theo dõi nguồn vốn và các quỹ khác
của Công ty.
 Kế toán các đơn vị phụ thuộc:
- Mỗi đơn vị phụ thuộc đều có một kế toán riêng. Kế toán tại các đơn vị này có
nhiệm vụ theo dõi và hạch toán toàn bộ nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị mình.
Trên cơ sở đó Công ty sẽ dễ dàng quản lý và kiểm tra, đôn đốc tình hình hoạt động
11 
 



kinh doanh của mỗi đơn vị. Kế toán tại các đơn vị này đều phải tuân thủ mọi quy định,
nghĩa vụ và chịu sự giám sát, kiểm tra của kế toán trưởng và kế toán phó của Công ty.
2.3.4. Hình thức kế toán
Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức kế toán: nhật ký chứng từ. Hàng
ngày căn cứ vào các chứng từ gốc, số liệu trên các chứng từ gốc trước hết được ghi
vào tờ kê chi tiết, sau đó lấy số liệu tổng hợp ghi vào các nhật ký chứng từ hoặc bảng
kê có liên quan. Trường hợp ghi hàng ngày vào bảng kê thì cuối tháng phải chuyển
đổi số liệu tổng cộng của bảng kê vào nhật ký chứng từ.
Đối với các loại chi phí (sản xuất hoặc lưu thông) phát sinh nhiều lân hoặc
mang tính chất phân bổ thì các chứng từ gốc trước hết được tập hợp, phân loại và ghi
vào bảng phân bổ sau đó lấy số liệu của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và nhật ký
chứng từ có liên quan.
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi chép theo hình thức sổ nhật ký chứng từ

Sổ quỹ 

Bảng kê 

Chứng từ gốc và các bảng phân bổ 

Nhật ký chứng từ

Tờ kê chi tiết 

Sổ cái

Bảng tổng hợp chi tiết 

Báo cáo tài chính


Chú thích:
                                       : Ghi hàng ngày
      : Ghi cuối tháng 
      : Đối chiếu kiểm tra 

12 
 


Cuối tháng khóa sổ các nhật ký chứng từ, kiểm tra đối chiếu lấy số liệu tổng
cộng của các nhật ký chứng từ, trực tiếp vào sổ cái một lần, không cần lập chứng từ kế
toán chi tiết để ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết của các tài khoản có liên quan.
Riêng đối với các tài khoản mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ gốc
sau khi ghi vào nhật ký chứng từ hoặc thẻ kế toán chi tiết để ghi vào sổ hoặc thẻ kế
toán chi tiết của các tài khoản có liên quan.
Cuối tháng cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào đó để lập bảng
tổng hợp chi tiết theo tài khoản để đối chiếu với sổ cái. Số liệu tổng cộng ở sổ cái và
một số chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết
dùng để lập bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính.
2.3.5. Các chính sách kế toán khác
- Hệ thống tài khoản Công ty đang áp dụng: theo Quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính.
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng tiền Việt Nam. Các đồng
tiền khác phát sinh được quy đổi thành đồng Việt Nam theo tỷ giá do Ngân Hàng Nhà
Nước công bố.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tác đánh giá hàng tồn kho: theo giá thực tế
+ Phương pháp xác định hàng tồn kho: đánh giá thực tế
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên

- Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ
2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của
Công ty
2.4.1. Thuận lợi
- Thị trường TPHCM là một thị trường rộng lớn, năng động và đa dạng.
- Công ty có uy tín và thế mạnh trên thương trường.
- Công ty có một lực lượng cán bộ nhân viên có kinh nghiệm, có tinh thần đoàn
kết với nhau trong từng bộ phận của Công ty, giữa giám đốc với nhân viên và giữa các
phòng ban với nhau.
2.4.2. Khó khăn
- Khó khăn về vốn đầu tư
- Khó khăn trong vấn đề cạnh tranh
- Khó khăn về giá cả
* Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trên:
- Vốn của Công ty hiện nay tương đối hạn hẹp nhưng lại phân bổ cho các đơn
vị trực thuộc, vì vậy khó khăn cho việc thực hiện những hợp đồng kinh tế lớn. Vì vậy
13 
 


Công ty phải đi vay vốn từ các ngân hàng để tăng cường vốn cho hoạt động kinh
doanh của đơn vị mình, do đó Công ty phải trả một khoản chi phí khá cao, điều đó
làm giảm lợi nhuận của Công ty.
- Vì nước ta là nước đang phát triển nên việc cạnh tranh giữa các Công ty với
nhau là khó tránh khỏi.
- Hàng nhập lậu ngày càng nhiều làm cho giá cả một số mặt hàng của Công ty
bị giảm sút.

14 
 



×