Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA CÁC NHÓM GIỐNG HEO NÁI TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC LONG HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.94 KB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA BỘT LĂN
SỬ DỤNG TRÊN HEO SƠ SINH

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Hiệp Giang
Ngành

: Chăn nuôi

Khóa

: 2004 – 2008

Lớp

: Chăn nuôi 30

Tháng 09/ 2008


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA BỘT LĂN
SỬ DỤNG TRÊN HEO SƠ SINH

Tác giả

TRẦN THỊ HIỆP GIANG


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Chăn Nuôi

Giáo viên hướng dẫn
TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG

Tháng 09/ 2008


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Trần Thị Hiệp Giang.
Tên luận văn: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA BỘT LĂN SỬ DỤNG TRÊN HEO
SƠ SINH”
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận
xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày 26/09/2008.
Giáo viên hướng dẫn

TS. Dương Duy Đồng

i


LỜI CẢM TẠ
Kính tỏ lòng biết ơn đến gia đình đã nuôi dưỡng và dạy dỗ tôi để có được ngày hôm
nay.
Tôi xin chân thành cảm tạ:
-

Trại heo thực nghiệm khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh.


-

Quản lý trại thầy Nguyễn Văn Hiệp, cô Nguyễn Thị Đoan Trang.

-

Chị Thơm, chị Thảo, chú Hưởng, em Vỹ và các bạn sinh viên đang thực tập
trong trại.

Đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập
tốt nghiệp.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Dương Duy Đồng đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập.
Xin chân thành cảm ơn Thầy, Cô khoa Chăn nuôi Thú y đã tận tình dìu dắt, dạy dỗ,
giúp đỡ tôi trong những năm Đại học.
Cảm ơn tập thể lớp Chăn nuôi 30 đã cùng chung sức và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện đề tài.

Tp. HCM, ngày 22/09/2008

Trần Thị Hiệp Giang

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài được thực hiện ở trại heo thực nghiệm khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại
học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 20/07/2007 đến ngày 11/04/2008, với
mục đích khảo sát các chỉ tiêu về thân nhiệt, tăng trọng, thời gian biết bú sữa đầu để

đánh giá hiệu quả của bột lăn sử dụng trên heo con sơ sinh. Thí nghiệm được đánh giá
trên 22 lứa heo nái với 200 heo con sơ sinh.
Toàn bộ heo sơ sinh thí nghiệm được áp dụng chế độ chăm sóc bình thường theo
qui trình của trại, riêng heo con ở lô thí nghiệm (TN) được xoa đều một lớp bột lăn
ngay sau khi đo nhiệt độ lúc mới sinh.
Kết quả cho thấy:
-

Thân nhiệt trung bình của heo con lúc mới sinh ở hai lô tương đương nhau

(39,07 oC), không có sự khác biệt về mặt thống kê với P > 0,05.
-

Vào lúc 1 giờ và 2 giờ sau khi sinh, thân nhiệt ở cả hai lô đều giảm khoảng 0,2

- 0,5 oC so với thân nhiệt lúc mới sinh. Nhiệt độ trung bình của heo con ở lô ĐC lần
luợt là 38,58 và 38,83 oC, lô TN là 38,56 và 38,74 oC. Thân nhiệt cả hai lô không
có sự khác biệt (P > 0,05).
-

Đến thời điểm 3 giờ, 4 giờ, 24 giờ sau khi sinh, nhiệt độ trung bình heo con ở

lô ĐC có thấp hơn một chút so với nhiệt độ trung bình ở lô TN nhưng sự khác biệt
này vẫn chưa đủ để có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).
-

Heo sơ sinh ở lô TN biết bú sớm hơn heo sơ sinh ở lô ĐC, trung bình là 11,48

(phút) so với lô ĐC là 12,80 (phút), chỉ tiêu này không có ý nghĩa về mặt thống kê
với P > 0,05.

-

Về chỉ tiêu tăng trọng: tăng trọng sau một ngày ở lô TN hơn lô ĐC 10 gam ,

tăng trọng tuyệt đối của heo con ở lô TN tuy thấp hơn lô ĐC (lô I là 209 gam/ngày,
lô II là 204 gam/ngày) nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (P >
0,05)
-

Tỷ lệ nuôi sống đến ngày cai sữa ở lô TN thấp hơn lô ĐC (84,04 % so với

93,39 %), heo con bị chết chủ yếu do mẹ đè (lô ĐC: 2 con, lô TN: 9 con) và bị tiêu
chảy (lô ĐC: 5 con, lô TN: 6 con).

iii


MỤC LỤC
Trang
Phần I: MỞ ĐẦU.................................................................................................... 01
1.1. Đặt vấn đề.......................................................................................................... 01
1.2. Mục đích ............................................................................................................ 01
1.3. Yêu cầu .............................................................................................................. 01
Phần II: TỔNG QUAN .......................................................................................... 02
2.1. Sơ lược trại heo thực nghệm.............................................................................. 02
2.2. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng ........................................................................ 03
2.2.1. Chuồng trại .................................................................................................. 03
2.2.2. Các giống heo .............................................................................................. 03
2.2.3. Quy trình chăm sóc – nuôi dưỡng ............................................................... 04
2.2.4. Quy trình vệ sinh thú y và phong bệnh cho heo.......................................... 04

2.3. Cơ sở lý luận...................................................................................................... 05
2.3.1. Đặc điểm sinh lý của heo con sơ sinh ......................................................... 05
2.3.2. Đặc điểm tiêu hóa của heo con.................................................................... 06
2.3.3. Heo con cai sữa............................................................................................ 07
2.3.4. Sinh lý heo nái nuôi con .............................................................................. 08
2.4. Đặc điểm của bột lăn đang sử dụng................................................................... 09
Phần III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM............................. 11
3.1. Thời gian và địa điểm........................................................................................ 11
3.1.1. Thời gian...................................................................................................... 11
3.1.2. Địa điểm ...................................................................................................... 11
3.2. Bố trí thí nghiệm................................................................................................ 11
3.3. Các chỉ tiêu theo dõi .......................................................................................... 13
3.3.1. Thân nhiệt .................................................................................................... 13
3.3.2. Thời gian biết bú của heo con ..................................................................... 13
3.3.3. Trọng lượng heo con ................................................................................... 14
3.4. Trọng lượng heo con cai sữa hiệu chỉnh về 21 ngày......................................... 14
v


3.5. TTTĐ và TTTL ................................................................................................. 14
3.6. Tỷ lệ heo con còn sống đến ngày cai sữa .......................................................... 15
3.7. Xử lý số liệu ...................................................................................................... 15
Phần IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 16
4.1. Thân nhiệt .......................................................................................................... 16
4.2. Thời gian biết bú sữa đầu .................................................................................. 18
4.3. Tăng trọng của heo con ..................................................................................... 19
4.3.1. Trọng lượng heo sơ sinh............................................................................... 19
4.3.2. Trọng lượng heo con CSHC 21 ngày ........................................................... 21
4.3.3. TTTĐ và TTTL ............................................................................................ 22
4.4. Tỷ lệ heo con còn sống đến ngày cai sữa .......................................................... 22

4.5. Hiệu quả kinh tế................................................................................................. 23
Phần V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 24
5.1. Kết luận.............................................................................................................. 24
5.2. Đề nghị .............................................................................................................. 24

vi


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1. Thân nhiệt heo sơ sinh qua các mốc thời gian (oC) ............................. 16
Biểu đồ 4.2. Thời gian biết bú sữa đầu của heo sơ sinh (phút) ................................ 18
Biểu đồ 4.3. Tăng trọng trung bình của heo lúc sơ sinh (kg/con) ............................ 19
Biểu đồ 4.4. Trọng lượng TB heo con cai sữa hiệu chỉnh 21 ngày (kg/con) ........... 21
Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ heo con còn sống đến cai sữa (%) .............................................. 24

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Sản lượng và thành phần sữa heo trong các tuần cho sữa ....................... 09
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm............................................................................. 11
Bảng 3.2. Thức ăn hỗn hợp nái nuôi con.................................................................. 12
Bảng 3.3. Thức ăn hỗn hợp dạng viên dùng cho heo con tập ăn.............................. 13
Bảng 3.4. Hệ số nhân để hiệu chỉnh TLCS toàn ổ về chuẩn 21 ngày tuổi............... 14
Bảng 4.1. Thân nhiệt trung bình của heo sơ sinh qua các mốc thời gian (oC) ......... 16
Bảng 4.2. Thời gian biết bú sữa đầu của heo sơ sinh (phút) .................................... 18
Bảng 4.3. Tăng trọng trung bình của heo sơ sinh (kg/con) ..................................... 19
Bảng 4.4. Trọng lượng TB heo con cai sữa hiệu chỉnh 21 ngày tuổi (kg/con) ........ 21

Bảng 4.5. Tỷ lệ heo con còn sống đến cai sữa (%) .................................................. 23

viii


Chương I
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn nuôi nước ta đang ngày càng phát triển. Đặc biệt chăn nuôi heo
công nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp một lượng lớn
thực phẩm cho con người. Dù nuôi với mục đích nào (làm giống, lấy thịt, ...) thì việc
chăm sóc tốt heo con sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của heo ở những giai
đoạn sau này.
Trong giai đoạn sơ sinh, do sức đề kháng của heo con thấp, thân nhiệt của heo
con chưa ổn định nên heo con rất dễ bị nhiễm lạnh, đặc biệt heo công nghiệp sức đề
kháng rất kém, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển. Việc giữ ấm
cho heo con trong giai đoạn này cũng giúp cho heo con sớm có được sức đề kháng đối
với những điều kiện bất lợi của môi trường. Ngoài những cách thông thường đã sử
dụng từ lâu như lót rơm trong chuồng đẻ, cho heo con bú sớm, dùng đèn giữ ấm, …,
thì liệu có thể áp dụng những biện pháp khác để đem lại hiệu quả cao mà không tốn
nhiều công sức không? Xuất phát từ vấn đề trên, được sự chấp thuận của Bộ môn
Dinh Dưỡng, khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM cùng với sự
hướng dẫn của Ts. Dương Duy Đồng và sự giúp đỡ của ban quản lý trại heo thực
nghiệm khoa Chăn nuôi Thú y, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ CỦA BỘT LĂN SỬ DỤNG TRÊN HEO SƠ SINH”.
1.2. MỤC ĐÍCH
Đánh giá hiệu quả thí nghiệm của bột lăn sử dụng trên heo con sơ sinh do một
công ty thương mại đưa ra. Kết quả thử nghiệm sẽ giúp công ty có được những quyết
định phù hợp trước khi đưa loại bột lăn này ra thị trường.
1.3. YÊU CẦU

Khảo sát các chỉ tiêu về thân nhiệt heo qua các mốc thời gian sau khi sinh, tăng
trọng và thời gian bú sữa đầu của heo con sơ sinh.
1


Chương II
TỔNG QUAN
2.1. SƠ LƯỢC TRẠI HEO THỰC NGHIỆM
 Vị trí địa lý
Trại thực nghiệm khoa Chăn nuôi thú y trường Đại học Nông Lâm nằm trong
khuôn viên của trường, cách quốc lộ 1A khoảng 1 km về hướng Tây Bắc và cách
đường Kha Vạn Cân khoảng 2 km theo hướng Tây Nam.
Trại có tổng diện tích 15.052 m2, diện tích chuồng nuôi heo thịt là 385 m2,
chuồng nái và heo con cai sữa là 412 m2, diện tích dãy chuồng nuôi gà là 444 m2.
Hiện nay dãy chuồng gà mới được sử dụng để sinh viên của khoa nuôi thực hành.
 Quá trình hình thành
Đây là trại thí nghiệm có qui mô nhỏ. Trại bắt đầu xây dựng vào ngày
18/04/2005 và được đưa vào sử dụng từ ngày 22/04/2006.
 Nhiệm vụ của trại
Với cơ sở vật chất hiện có, trại heo thực nghiệm nhằm giúp cho sinh viên của
trường thực tập các môn chuyên ngành, đồng thời hiểu thêm về cách xây dựng và
quản lí trại.
Bên cạnh đó trại thực nghiệm còn tạo điều kiện để sinh viên của khoa Chăn
nuôi Thú y thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học.
 Cơ cấu tổ chức của trại
Trại hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, trại
có hai cán bộ quản lý và hai công nhân trực tiếp chăm sóc đàn heo.
 Cơ cấu đàn
Tính đến ngày 11/04/2008 tổng đàn heo của trại heo thực nghiệm khoa Chăn
nuôi Thú y là 304 con gồm:


2


Nái sinh sản

: 20 con

Đực làm việc

: 2 con

Heo thịt

: 227 con

Heo con cai sữa

: 19 con

Heo con theo mẹ

: 36 con

2.2. QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG
2.2.1. Chuồng trại
 Dãy nhà nuôi heo thịt, heo đực giống và heo nái khô
Khu heo thịt: gồm 2 dãy, mỗi dãy có 3 ô chuồng, kích thước một ô là 5 x 6 m2.
Mỗi ô chuồng có gắn một máng ăn bán tự động và 2 núm uống tự động.
Khu heo đực giống: có 2 dãy được bố trí ở giữa gồm 10 ô chuồng, dãy bên trái

có 6 ô chuồng, dãy bên phải có 4 ô, kích thước mỗi ô là 2,2 x 2,4 m2, mỗi ô đều có
gắn một máng ăn bằng nhựa và một núm uống tự động.
Khu nái khô: gồm 20 ô chuồng cá thể, kích thước mổi ô là 2,2 x 0,65 m2, mỗi ô
chuồng có gắn một máng ăn bằng thép và một máng uống tự động.
 Dãy nhà nuôi heo nái mang thai, nái nuôi con và heo con cai sữa
Khu nái mang thai: bố trí ở đầu dãy nhà, chia làm 4 dãy, mỗi dãy có 12 ô
chuồng cá thể. Diện tích một ô là 2,2 x 0,5 m2. Mỗi chuồng gắn một máng ăn bằng
thép và một máng uống tự động.
Khu nái nuôi con: gồm 12 ô chuồng, bố trí ở giữa dãy nhà, kích thước mỗi ô là
2,4 x 1,8 m2. Một ô chuồng có 3 ngăn, ngăn giữa dành cho heo nái đẻ, hai bên là chỗ
cho heo con. Sàn được làm bằng nhựa, có một máng ăn bằng nhựa dành cho heo mẹ,
một máng ăn nhỏ bằng sắt dành cho heo con tập ăn, có núm uống tự động dành cho
heo mẹ và heo con, trong chuồng còn bố trí hệ thống đèn úm để sưởi ấm cho heo con.
Khu dành cho heo con cai sữa: gồm 8 ô chuồng được bố trí ở cuối dãy, diện
tích mỗi ô là 2 x 1,2 m2. Chuồng được bố trí hai ô đối nhau để gắn một máng ăn và
hai núm uống tự động.
2.2.2. Các giống heo
Các heo nái ở trại là heo lai hai máu giữa Yorkshire và Landrace được mua từ
trại Kim Long, tỉnh Bình Dương.
Heo đực giống của trại là giống Yorkshire và Duroc thuần.
3


Các heo thịt đang nuôi trong trại là heo lai giữa các nhóm giống Yorkshire,
Landrace, Pietrain và Duroc được mua từ trại Đông Á.
2.2.3. Quy trình chăm sóc – nuôi dưỡng
 Cho ăn
+ Đực làm việc, nái khô, nái mang thai: cho ăn 2 lần/ngày, định mức 2,5 – 3 kg/con.
+ Nái nuôi con, heo con cai sữa, heo thịt cho ăn tự do.
+ Ngày cai sữa cho nái nhịn ăn, chỉ cho uống, ngày thứ hai cho ăn 2 lần/ngày.

+ Heo con theo mẹ tập ăn từ 7 – 10 ngày tuổi.
 Thức ăn
Thức ăn cho heo nái và heo thịt, cho heo con theo mẹ và heo cai sữa là thức ăn
hỗn hợp dạng bột hoặc dạng viên được mua từ các công ty sản xuất thức ăn phổ biến
trên thị trường.
 Nước uống
Nước uống được bơm lên từ giếng và dự trữ ở bể lớn. Từ bể này nước được
phân bố đến các chuồng bằng hệ thống ống dẫn, heo được uống tự do bằng núm uống
tự động. Trường hợp máy bơm bị hỏng thì dùng nước máy của thuỷ cục.
2.2.4. Quy trình vệ sinh thú y và phòng bệnh cho heo
 Vệ sinh thú y
-

Trong đầu cổng của mỗi trại đều có máng sát trùng, hai ngày thay thuốc sát
trùng một lần.

-

Mỗi tuần trại tổ chức sát trùng một lần. Lúc nào có heo nái sắp đẻ chuyển lên
chuồng đẻ, hoặc heo con chuyển qua nuôi thịt thì phải chà rửa chuồng thật kỹ,
sát trùng bằng Virkon và để trống chuồng một tuần rồi mới đưa lên.

-

Phân và nước thải được dẫn xuống hầm phân ngay dưới nền chuồng, mỗi tuần
hút nước hầm phân một lần.

-

Sinh viên rèn nghề khi vào trại được mặc đồ, mang ủng do trại quy định. Xe

chở thức ăn cho trại được phun thuốc sát trùng kỹ trước khi vào trại.

-

Heo bệnh chết đều tiêu huỷ.
 Quy trình tiêm phòng

-

Heo đực làm việc: được chích vaccine FMD, dịch tả, Aujeszky, Parvovirus,
chích định kỳ 6 tháng/lần.
4


-

Heo con theo mẹ đến cai sữa
Tiêm sắt: 2 lần lúc 3 ngày tuổi và 7 ngày tuổi, mỗi lần 2 cc/con.
Ngừa dịch tả: lần 1 lúc 21 ngày tuổi, lần 2 lúc 49 ngày tuổi, mỗi lần 1 liều/con.
Ngừa FMD: lúc heo con được 35 ngày tuổi, 1 liều/con.

-

Heo nái mang thai
Tiêm ngừa dịch tả 3 tuần trước khi sinh.
Tiêm E.coli trước khi sinh 2 tuần.
Tiêm vitamin ADE trước khi sinh 1 tuần.

-


Heo nái nuôi con
Tiêm ngừa FMD sau khi sinh 21 ngày.

2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.3.1. Đặc điểm sinh lý của heo con sơ sinh
Trong chăn nuôi heo phần lớn hao hụt thường xảy ra trong giai đoạn heo con
theo mẹ. Tỷ lệ chết trong thời kì 1 – 21 ngày tuổi có thể từ 15 – 30 %, trong đó có một
nửa số chết thường xảy ra trong vòng vài ngày sau khi sinh (Trần Thị Dân, 2004).
Heo sơ sinh trao đổi năng lượng và trao đổi vật chất rất cao, trong khi đó nhiệt
độ cơ thể lại giảm rất nhanh, có khi giảm đến 5 oC. Do bị mất nhiệt nhanh nên heo
con dễ bị nhiễm lạnh, hoạt động chức năng của các bộ máy trong cơ thể bị rối loạn,
sức đề kháng giảm, heo con ốm yếu dễ chết. Vì vậy heo con sơ sinh cần được giữ ấm
bằng nhiều cách như lót thêm rơm rạ trong chuồng hoặc sử dụng đèn úm, đồng thời
cho heo con bú mẹ sớm để có được nguồn năng lượng dự trữ từ sữa đầu. Nhiệt độ
trong chuồng nái đẻ trong tuần đầu phải đạt 32 – 34 oC, sau 10 ngày tuổi heo con mới
tự cân bằng được thân nhiệt (Phạm Hữu Danh và Lưu Kỷ, 1994).
Heo con sơ sinh có một lớp mỡ bọc thân khá dày, trong quá trình bú mẹ tháng
đầu tiên lớp mỡ này phát triển thật nhanh chiếm bề dày từ 1 – 2 cm. Lớp mỡ bọc thân
làm cho ngoại hình heo con trở nên mập ú, mông vai nở, đường sống lưng lõm xuống,
toàn thân tròn trịa (Võ Văn Ninh, 2001). Lớp mỡ dày giúp heo con chống lạnh đồng
thời dự trữ chất béo cần thiết để cơ thể phát triển khi lượng sữa mẹ bắt đầu giảm lúc
heo con được 21 ngày tuổi. Tuy nhiên ở những nái tốt sữa, lớp mỡ bọc thân dày đã
cản trở sự thải nhiệt khiến heo con giảm sức đề kháng với thời tiết nóng.

5


Thân nhiệt của heo con sơ sinh cao hơn so với mức bình thường là 39 – 39,5
o


C, nhưng nếu gặp môi trường lạnh, ẩm ướt thì thân nhiệt của heo con sẽ giảm rất

nhanh khoảng 5 oC. Sau 3 tuần thân nhiệt của heo con sẽ ổn định hơn (Phùng Thị
Văn, 2004).
Trong 24 giờ đầu sau khi sinh, sữa đầu của heo mẹ chứa nhiều kháng thể cần
thiết cho sự miễn dịch của heo con, heo con bú sớm sẽ tạo được sự miễn dịch sớm
hơn.
Heo con sinh ra sau một thời gian sẽ tự đi tìm vú mẹ để bú theo quy luật tự
nhiên. Nếu heo con khỏe mạnh thì sẽ tìm đến vú mẹ sớm hơn. Sự hấp thu kháng thể
của heo con xảy ra tối đa ở giai đoạn 4 – 12 giờ sau khi bú. Nếu heo con bú đủ sữa và
hấp thu kháng thể tốt, hiệu giá kháng thể trong máu heo con gần bằng hiệu giá kháng
thể trong máu heo mẹ ở 24 giờ sau khi sinh. Giai đoạn đầu sau khi sinh rất ngắn
nhưng rất quan trọng, heo con cần bú sữa mẹ để sống sót ở giai đoạn sau (Trần Thị
Dân, 2004).
Năng lượng của heo con sơ sinh có được từ nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể
và năng lượng từ sữa đầu. Lần bú đầu tiên của heo con thường xảy ra lúc 20 – 30 phút
sau khi sinh (Trần Thị Dân, 2004). Heo con sinh ra được lau khô, cân trọng lượng, đo
thân nhiệt, cắt rốn, vì vậy nhanh nhất là 3 phút sau khi sinh ra heo con mới bú được
sữa mẹ. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất khi heo con được giữ ấm tốt thì sẽ tìm đến
vú mẹ sớm hơn, như vậy thì những heo con sau khi sinh ra có thân nhiệt ổn định sẽ rút
ngắn được thời gian biết bú mẹ, giúp heo con hấp thu kháng thể từ heo mẹ nhanh hơn
chống lại những điều kiện bất lợi của môi trường.
2.3.2. Đặc điểm tiêu hóa của heo con
Ở heo con bộ máy tiêu hóa phát triển chậm và chưa hoàn chỉnh trong khi đó
tốc độ sinh trưởng rất cao. Dịch tiêu hóa trong dạ dày của heo con cũng khác với heo
trưởng thành. Ở heo lớn dịch vị tiết nhiều vào ban ngày tới 62 %, ban đêm chỉ 38 %.
Ở heo bú sữa thì ngược lại, ban ngày chỉ tiết 31 %, đêm tiết 69 %. Heo con bú nhiều
về đêm nhờ sự yên tĩnh, do đó cần giữ yên tĩnh cho heo con trong thời kỳ bú sữa
(Phạm Hữu Danh và Lưu Kỷ, 1994).
Dịch vị trong dạ dày heo con sơ sinh đến 20 ngày tuổi chưa có acid clohydric

(HCl), sau đó nồng độ acid sẽ tăng dần. Một trong những tác dụng của HCl tự do là để
6


sát trùng. Do trong dạ dày heo con không có hoặc rất ít HCl nên heo con rất dễ bị
nhiễm các bệnh về đường ruột (Nghiêm Khánh, 1972).
Nhiều nghiên cứu cho thấy acid clohydric tự do chỉ có sau 25 ngày tuổi và tính
kháng khuẩn chỉ thể hiện sau 40 – 45 ngày tuổi. Ở heo con 25 – 30 ngày tuổi chưa
thủy phân được protein động vật nên khi cai sữa sớm heo con phải có giai đoạn tập ăn
để thúc đẩy việc tiết dịch vị tiêu hóa ở dạ dày sớm hơn.
Tiêu hóa ở ruột chủ yếu nhờ tuyến tụy. Enzyme tripxin trong dịch tụy có tác
dụng thủy phân protein, tuy nhiên mức tiêu hoá protein không phụ thuộc vào enzyme
trypxin. Độ kiềm của dịch tụy tăng theo tuổi và cường độ tiết.
Trong dịch ruột của heo con chứa hầu hết các enzyme tiêu hóa như ở heo
trưởng thành: amino peptidase, dipeptidase, enterokinase, lipase, amilase,…Lượng
dịch tiêu hóa của heo con không những phụ thuộc vào tuổi mà còn phụ thuộc vào tính
chất của khẩu phần. Ở heo con 1,5 – 2 tháng tuổi, lượng dịch tiêu hóa một ngày đêm
tăng đáng kể nếu tăng thêm thức ăn thô và xanh vào khẩu phần (Trần Cừ - Nguyễn
Khắc Khôi, 1985).
2.3.3. Heo con cai sữa
Heo con sau cai sữa, khẩu phần thay đổi đột ngột, từ thức ăn ngon, bổ dưỡng,
dễ tiêu hoá là sữa của heo mẹ lại được thay bằng loại thức ăn khô và khó tiêu hơn. Sự
thay đổi thức ăn đột ngột làm cho khả năng tiêu hóa thức ăn và sức đề kháng trên heo
con giảm đi rất nhiều, vi sinh vật đường ruột dễ lên men nên giảm hấp thu nước ở
đường ruột, heo con dễ bị tiêu chảy, tăng trọng giảm. Trong quá trình chăm sóc cần
cung cấp nhiều nước cho heo cai sữa (Trần Thị Dân, 2004).
Từ những hậu quả của sự thay đổi đột ngột đó, người chăn nuôi cần phải tập
cho heo con thay đổi từ từ khẩu phần ăn. Khi cai sữa phải đảm bảo heo con khỏe
mạnh, lớn lên bình thường, bầu vú của heo mẹ không bị hư. Kết hợp từ từ cho heo
con ăn từ lúc 7 – 10 ngày tuổi đồng thời giảm khẩu phần của mẹ. Như vậy heo con sẽ

quen dần với thức ăn cai sữa, và khi heo con không bú nữa, sữa mẹ không bị ứ đọng ở
tuyến vú gây các bệnh trên vú, dễ hư hỏng các tuyến vú (Nghiêm Khánh, 1972).

7


2.3.4. Sinh lý heo nái nuôi con
Heo nái thường có 6 – 8 đôi vú. Số vú thể hiện khả năng nuôi được nhiều con.
Hai hàng vú phải đều nhau, khi nái nằm cho con bú hai hàng vú lộ rõ. Trong chọn
giống ưu tiên chọn những nái có 14 vú trở lên để nâng cao khả năng sinh sản.
Quá trình tiết sữa là quá trình điều tiết của thần kinh và thể dịch. Hoạt động
của túi tuyến trong quá trình tạo sữa do prolactin quyết định. Prolactin không tác động
riêng lẻ mà nó kết hợp với một số hormon thành một phức hệ hormon lactogen.
Thành phần của sữa không khác nhau nhiều giữa các bầu vú nếu các bầu được
bú như nhau. Hàm lượng lactose trong sữa gia tăng nhanh vào lúc gần sinh, sự tổng
hợp lipid xảy ra trước khi tổng hợp lactose và protein. Tỷ lệ mỡ, protein và lactose lần
lượt chiếm 60 %, 22 % và 10 % của tổng năng lượng trong sữa (Trần Thị Dân, 2004).
Heo nái cho sữa cao trong 21 – 22 ngày đầu sau đó giảm dần. Lượng sữa nhiều
hay ít phụ thuộc vào khả năng di truyền của giống và nuôi dưỡng chăm sóc nái, ít phụ
thuộc vào số con đẻ ra. Do lượng tiết sữa ổn định nên số con đẻ ra nhiều thì khối
lượng heo con nhỏ, đẻ ít thì con sẽ lớn hơn.
Trong 24 giờ đầu, vú nái lúc nào cũng có sữa sẵn sàng để cho con bú, sau đó
vú chỉ có sữa theo quãng cách 1 – 2 giờ/1 lần khi dược heo con mút vú mẹ. Do đặc
điểm ngày đầu tiên lúc nào cũng có sữa nên tạo điều kiện để nái cho con bú thật no
căng đầy bụng sữa đầu, hấp thu tối đa lượng kháng thể và dưỡng chất của mẹ truyền
cho con để dự trữ trong những tháng tuổi sơ sinh heo con còn yếu ớt. Bên cạnh đó
việc heo con mút cạn sữa đầu của mẹ nhằm tránh chứng viêm vú tiềm ẩn trên những
nái nhiều sữa, dư sữa.
Biện pháp “đánh thức con” để mút cho hết sữa đầu của nái trong 24 giờ đầu là
cách tốt nhất để tăng sức miễn dịch tự nhiên cho heo con và làm cho nhũ bộ của nái

hoạt động được điều hoà. Khi nái đẻ xong nếu thời tiết mát mẻ thuận lợi, nái thường
nằm ngủ say ít khi lăn trở. Nếu gặp thời tiết nóng, nái bị say nóng thường lăn trở, đi
lại vụng về trong chuồng, nái thở mệt, không nghe tiếng con kêu thét khi bị đè nên dễ
đè hàng loạt heo con. Cần tạo điều kiện mát mẻ trong chuồng để nái thương con,
chăm sóc con tốt hơn (Võ Văn Ninh, 2001).

8


Bảng 2.1: Sản lượng và thành phần sữa heo trong các tuần cho sữa
Tuần

1

2

3

4

Năng suất sữa (kg/ngày)

5,10

6,25

7,12

7,18


Mỡ sữa (g/kg)

82,6

83,2

88,4

Chất khô không mỡ (g/kg)

115,2

113,2

Protein (g/kg)

57,6

Lactose (g/kg)
Khoáng (g/kg)

Thành phần

5

6

7

8


6,95

6,95

5,70

4,89

85,8

83,3

75,2

73,6

73,1

111,8

114,1

117,3

120,5

126,1

129,9


54,0

53,1

55,0

59,2

62,3

68,3

73,4

49,9

51,5

50,8

50,8

49,0

48,6

47,5

45,6


7,7

7,7

7,9

8,3

9,1

9,6

10,3

10,9

Elsley (1971), trích dẫn bởi Trần Đức Huy, 2002.
2.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỘ LĂN ĐANG SỬ DỤNG
Do loại bột lăn dùng trong thí nghiệm là sản phẩm của công ty chưa được công
bố trên thị trường nên chúng tôi không nêu rõ tên thương mại của sản phẩm.
Sản phẩm được đóng thành gói dạng bột màu trắng với trọng lượng 100 gam.
 Thành phần chính gồm:
+ Tảo biển.
+ Montmorillonite.
+ Chất làm lành vết thương.
+ Tinh dầu.
 Công dụng của bột lăn:
-


Làm khô, làm ấm heo sơ sinh, rải vào tổ úm.

-

Rải lên mình heo cai sữa, chống cắn lộn.

-

Dùng trong chuồng nái chửa, chuồng nái giống.

-

Phòng ngừa tiêu chảy, cầu trùng.

-

Phòng bệnh báng nước gà, mụn nước chân vịt.

-

Trị bệnh hà chân, nứt móng.

-

Dùng khi chuồng có nhiều mùi khai, nhiều ruồi, ẩm.

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, việc sử dụng bột lăn trên heo sơ sinh sẽ làm
giảm được công lao động, giảm chi phí thuốc thú y, tăng tỷ lệ heo con cai sữa, tăng
thu nhập cho người chăn nuôi. Như vậy việc bổ sung bột lăn trên heo sơ sinh sẽ đem
lại rất nhiều lợi ích trong chăn nuôi mà giá của bột lăn cũng không quá cao (18.000

đồng/kg sản phẩm).
9


Chương III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
3.1.1. Thời gian
Thí nghiệm tiến hành từ ngày 20/07/2007 đến ngày 11/04/2008.
3.1.2. Địa điểm
Thí nghiệm được tiến hành tại trại thực nghiệm khoa Chăn nuôi – Thú y trường
Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
 Thí nghiệm được tiến hành trên 22 lứa heo nái với 200 heo con. Thí nghiệm được
bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố, mỗi nái là một lần lặp lại.
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm


Diễn giải

Số lượng heo con

Đối chứng

Không sử dụng bột lăn

106

Thí nghiệm


Có sử dụng bột lăn

94

Tổng

200

Heo con sinh ra được bấm tai theo quy định của trại để dễ dàng cho việc ghi
nhận số liệu về sau. Chuồng nuôi đảm bảo độ đồng đều giữa các lô, số heo con sinh ra
trên cùng một nái được chia làm 2 lô, heo con lô ĐC xen kẽ với heo con ở lô TN để
đảm bảo độ đồng đều.
Ở lô đối chứng (ĐC): heo con sinh ra được lau chùi sạch sẽ, cân trọng lượng,
đo thân nhiệt, bấm tai, cắt rốn, sát trùng bằng cồn Iod.
Ở lô thí nghiệm (TN): heo con cũng được lau sạch, cân trọng lượng, đo thân
nhiệt lúc mới sinh, sau đó xoa đều một lớp bột lăn rồi mới bấm tai, cắt rốn, sát trùng.
10


Việc cắt rốn cho heo con cũng được làm theo nguyên tắc: mối cột cách rốn 4
cm, cắt dây rốn cách mối cột 1 cm, sát trùng bằng cồn Iod (Võ Văn Ninh, 2001). Sau
1 ngày bấm răng, cắt đuôi.
Thiến heo đực vào ngày thứ 3 sau khi được sinh ra.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến heo con
Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng cũng được thực hiện như nhau trên cả 2 lô
thí nghiệm:
Nái nuôi con được cho ăn tự do bằng thức ăn hỗn hợp mua ngoài thị trường.
Sau khi nái đẻ xong chích Oxytocin để nái tống hết sản dịch ra ngoài, chích
thuốc bổ Catosal, Canxi và chuyền nước biển cho nái.
Nái bị thiếu sữa sau 3 ngày heo con sẽ bị tiêu chảy, cho heo con uống Baytril

và uống thêm sữa bột, từ 7 - 10 ngày tập cho heo con ăn thêm thức ăn tập ăn mua
ngoài thị trường.
Đèn giữ ấm cho heo con được đặt 2 bên hông của chuồng nái, đặt đèn sao cho
nhiệt độ trong chuồng giữ ở mức 32 oC – 34 oC (Phạm Hữu Danh và Lưu Kỷ, 1994).
Chúng tôi đánh số thứ tự con heo đầu tiên luôn là con không dùng bột lăn và
quy trình này được giữ nguyên trong suốt thời gian tiến hành thí nghiệm.
 Bảng thành phần thức ăn của nái và heo con trong các tháng thí nghiệm
Bảng 3.2: Thức ăn hỗn hợp nái nuôi con
Thành phần dinh dưỡng

Số lượng

Năng lượng trao đổi (Kcal/kg)
3000
Đạm (%)
15
Xơ (%)
6
Ca (%)
0,8 – 1,5
P (%)
0,7
Muối (%)
0,2 – 0,7
Ẩm độ (%)
14
Chlotetracycline (mg/kg)
200
(Theo công bố của nhà sản xuất)


11


Bảng 3.3: Thức ăn hỗn hợp dạng viên dùng cho heo con tập ăn
Thành phần dinh dưỡng

số lượng

Năng lượng trao đổi (Kcal/kg)

3100

Đạm (%)

19

Xơ (%)

5

Ca (%)

0,8 – 1,25

P (%)

0,65

Muối (%)


0,8

Ẩm độ (%)

14

(Theo công bố của nhà sản xuất)
3.3. Các chỉ tiêu theo dõi
3.3.1 Thân nhiệt
Thân nhiệt của heo con được đo ở các mốc thời gian: lúc mới sinh ra, sau 1 giờ, 2
giờ, 3 giờ, 4 giờ, 12 giờ, và sau 24 giờ.
Thân nhiệt được đo ở trực tràng của heo con bằng nhiệt kế điện tử (hiệu Trung
Quốc). Đưa nhiệt kế vào hậu môn của heo con sao cho nhiệt kế tạo thành một góc
khoảng 30 – 35o so với đường sống lưng của heo con, giữ yên nhiệt kế đến khi nhiệt
kế phát tín hiệu đo xong, đọc và ghi kết quả cho từng con.
Sát trùng nhiệt kế bằng cồn xanh hoặc bằng cồn Iod rồi mới đo tiếp cho con heo
khác. Tuy nhiên số lượng heo con nhiều và được đo ở nhiều mốc thời gian, nên việc
sát trùng nhiệt kế thường xuyên cũng gây nhiều khó khăn cho chúng tôi trong quá
trình thí nghiệm, vì vậy khoảng 2 – 3 con chúng tôi sát trùng nhiệt kế một lần.
3.3.2 Thời gian biết bú của heo con
Ghi lại thời gian sinh ra và thời gian heo con bú sữa đầu để tính thời gian biết bú
của heo con.
Thời gian biết bú (phút) = Thời gian heo con bú được - Thời gian heo con sinh ra
Heo sơ sinh được để bú tự nhiên, trừ những con nào quá yếu không nằm trong lô
thí nghiệm, chúng tôi mới đem đến vú mẹ để được bú sớm.
Thời gian biết bú của heo con được đo bằng đồng hồ điện tử đeo tay.

12



3.3.3 Trọng lượng heo con
Trọng lượng của heo con được đo ở các mốc thời gian:
+ lúc sơ sinh
+ lúc 1 ngày tuổi
+ lúc cai sữa
Trọng lượng được đo bằng cân đồng hồ loại 5 kg, sai số cho phép là 0,02 kg.
Ngày cai sữa của heo con tùy theo trọng lượng của chúng, sau đó số liệu được
hiệu chỉnh ở ngày cai sữa thứ 21, theo trại khi trọng lượng của heo con đạt khoảng 6 –
7 kg thì cai sữa để heo nái sớm sang chu kỳ sinh sản kế tiếp.
3.4. Trọng lượng heo con cai sữa hiệu chỉnh về 21 ngày
Trọng lượng CSHC 21 ngày theo tuổi (kg) = trọng lượng cai sữa heo con (kg) /
hệ số của ngày cai sữa (Phạm Trọng Nghĩa, 2006).
Bảng 3.4: Hệ số nhân để hiệu chỉnh TLCS toàn ổ về chuẩn 21 ngày tuổi
Tuổi thực tế khi cân

Hệ số

Tuổi thực tế khi cân

Hệ số

10

1,50

20

1,03

11


1,46

21

1,00

12

1,40

22

0,97

13

1,35

23

0,94

14

1,30

24

0,91


15

1,25

25

0,88

16

1,20

26

0,86

17

1,15

27

0,84

18

1,11

28


0,82

19

1,07

3.5. Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ)
TTTĐ (kg/ngày) = (trọng lượng CSHC 21 ngày (kg) - trọng lượng sơ sinh (kg)) /
21 ngày
TTTL (kg) = trọng lượng cai sữa thực tế (kg) - trọng lượng sơ sinh (kg)
3.6. Tỷ lệ heo con còn sống đến ngày cai sữa
Theo dõi số heo con chết trong quá trình thí nghiệm.
13


Tỷ lệ nuôi sống (%) = (số heo con cai sữa (con) / số heo sơ sinh (con)) x 100
3.7. Xử lý số liệu
Số liệu được thu thập cho từng heo con và xử lý theo lô thí nghiệm.
Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel 2003 và Minitab 14 for
Window.

14


Chương IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thân nhiệt
Thân nhiệt được biểu hiện qua bảng 4.1 và biểu đồ 4.1.
Bảng 4.1. Thân nhiệt heo sơ sinh qua các mốc thời gian (oC)

ĐC (n = 106)

TN (n = 94)

Mốc thời gian

X ± SD

X ± SD

Lúc mới sinh

39,07 ± 0,89

39,07± 0,97

Sau 1 giờ

38,58 ± 1,07

38,56 ± 1,17

Sau 2 giờ

38,83 ± 1,01

38,74 ± 0,94

Sau 3 giờ


38,79 ± 0,88

38,83 ± 0,90

Sau 4 giờ

38,67 ± 0,92

38,66 ± 0,87

Sau 12 giờ

38,72 ± 0,77

38,63 ± 0,98

Sau 24 giờ

38,92 ± 0,74

39,00 ± 0,67



P

> 0,05

Ở mốc thời gian lúc mới sinh: thân nhiệt trung bình của heo sơ sinh ở cả hai lô
tương đương nhau (39,07 oC), không có sự khác biệt về mặt thống kê với P > 0,05.

Thân nhiệt của heo con ở hai lô đo ngay sau khi được lau khô, cân trọng lượng, heo
con ở lô TN vẫn chưa sử dụng bột lăn. Khoảng nhiệt độ trung bình của heo con ở hai
lô lúc mới sinh nằm trong khoảng thân nhiệt trung bình theo Phùng Thị Văn (năm
2004) là 39,0 – 39,5oC.
Mốc thời gian sau khi sinh 1 giờ, thân nhiệt trung bình của heo con ở lô ĐC là
38,58 oC, lô TN là 38,56 oC, sự chênh lệch này là không nhiều và không có ý nghĩa về
mặt thống kê với P > 0,05. Lúc này heo con đã bú sữa mẹ, lô TN được sử dụng bột
lăn, nhưng thân nhiệt heo con ở cả hai lô đều giảm 0,5 oC, có thể đó là phản ứng ban

15


đầu của cơ thể heo con với môi trường bên ngoài nên thân nhiệt giảm hơn so với lúc
mới sinh ra.
Sau khi sinh 2 giờ, thân nhiệt trung bình của heo ở lô ĐC và lô TN lần lượt là
38,83 oC và 38,74 oC đều tăng lên so với thân nhiệt sau khi sinh lúc 1 giờ (38,56 oC).
Khoảng biến động của thân nhiệt ở lô ĐC là 35,4 – 40,7 oC, ở lô TN là 35,8 – 40,8 oC.
Thân nhiệt heo con không giảm mà dần tăng lên, điều này rất có lợi trong việc giảm tỷ
lệ chết do nhiễm lạnh trên heo con.
Sau khi sinh 3 giờ tuy mức thân nhiệt trung bình của heo con ở lô ĐC (38,79
o

C) giảm hơn một chút so với lô TN (38,83 oC), nhưng kết quả xử lý cho thấy không

có sự khác biệt (P > 0,05). Khoảng biến động thân nhiệt ở lô ĐC là 36,0 – 40,9 oC, ở
lô TN là 36,6 – 40,9 oC. Có thể đề cập đến vai trò của bột lăn trong việc giữ ấm trên
heo sơ sinh nhưng sự khác biệt đó là không có ý nghĩa.
Sau 4 giờ thân nhiệt trung bình cả hai lô gần như tương đương nhau (38,67 và
o


38,66 C), và sau 12 giờ thân nhiệt ở lô ĐC là 38,72 oC và lô TN là 38,63 oC. Tuy
thân nhiệt ở lô TN có thấp hơn một chút so với lô ĐC nhưng sự khác biệt không có ý
nghĩa về thống kê (P > 0,05).
Sau 24 giờ thân nhiệt ở lô ĐC có thấp hơn so với lô TN, nhưng sự khác biệt
này chưa đem lại ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Điều này có thể là do điều kiện nhiệt độ
trong chuồng úm được đảm bảo giữ ấm cho heo con nên vai trò của bột lăn chưa phát
huy do đó chưa có sự khác biệt giữa hai lô thí nghiệm.
Đến thời điểm là lúc 24 giờ sau khi sinh thân nhiệt trung bình của heo con đã
tăng lên so với thân nhiệt sau khi sinh 1 giờ. Nhiệt độ của heo con dần ổn định điều
này sẽ giúp giảm tỷ lệ chết do bị nhiễm lạnh trên heo con.
Việc phủ thêm một lớp áo ở bên ngoài sẽ giúp heo sơ sinh ở lô TN sử dụng ít
năng lượng hơn trong việc giữ ấm so với heo sơ sinh ở lô ĐC, năng lượng sẽ được
dùng nhiều hơn vào việc tiêu hoá các chất dinh dưỡng. Có thể điều đó đã giúp cho
heo con ở lô TN bú sữa đầu sớm hơn và tăng trọng hơn (sau một ngày) so với lô ĐC
(bảng 4.2 và 4.3).
Như vậy thân nhiệt của heo con sơ sinh và vài giờ sau khi sinh giữa có hay
không sử dụng bột lăn khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).

16


×