Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN VẬT LIỆU PHỤ CHO SẢN PHẨM LUNA 004A TẠI CÔNG TY Á CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.37 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN VẬT LIỆU PHỤ CHO SẢN
PHẨM LUNA - 004A TẠI CÔNG TY Á CHÂU

Họ và tên sinh viên: Trần Thị Thương
Ngành: CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Niên khóa: 2004 - 2008

Tháng 7 / 2008


XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN VẬT LIỆU PHỤ CHO
SẢN PHẨM LUNA - 004A TẠI CÔNG TY Á CHÂU

Tác giả

Trần Thị Thương

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng
yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Giáo viên hướng dẫn
LÊ ÁNH TUYẾT

Tháng 7 /2008

i




MỤC LỤC
Trang
BÌA PHỤ...............................................................................................................................................i
MỤC LỤC ...........................................................................................................................................ii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG................................................................................................................. v
DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................................................vi
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài. ...........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................................................. 1
1.3. Giới hạn của đề tài. ................................................................................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN.................................................................................................................... 3
2.1.Tình hình sản xuất của ngành chế biến gỗ ................................................................................. 3
2.1.1.Tình hình của ngành trên thế giới ....................................................................................... 3
2.1.2.Tình hình sản xuất sản phẩm gỗ ở Việt Nam...................................................................... 3
2.2. Khái quát về công ty Á Châu .................................................................................................... 4
2.2.1. Vị trí ................................................................................................................................... 4
2.2.2.Tình hình chung .................................................................................................................. 4
2.3. Sơ lược về nguyên vật liệu sản xuất của công ty ...................................................................... 6
2.3.1. Nguyên liệu chính .............................................................................................................. 6
2.3.1. Nguyên vật liệu phụ ........................................................................................................... 7
2.3.1.1. Keo dán ....................................................................................................................... 7
2.3.1.2. Sơn .............................................................................................................................. 9
2.3.1.3. Giấy nhám ................................................................................................................... 9
2.3.2. Tình hình máy móc thiết bị tại công ty .............................................................................. 9
2.4. Cơ sở lý luận ........................................................................................................................... 11
2.4.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................................. 11
2.4.2. Cơ sở lý luận. ................................................................................................................... 11

2.4.2.1. Cơ sở lý luận về dán dính.......................................................................................... 11
2.5.2.2. Cơ sở lý luận về chất phủ.......................................................................................... 13
1. Mục đích và ý nghĩa....................................................................................................... 13
2. Cơ sở lý luận của công nghệ chất phủ tạo màng............................................................13
2.5.3. Lý thuyết về giấy nhám.................................................................................................... 14
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 16
3.1. Nội dung nghiên cứu............................................................................................................... 16
3.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................... 16
3.2.1. Cách lấy mẫu.................................................................................................................... 17
3.2.2. Dung lượng mẫu .............................................................................................................. 17
3.2.3. Phương pháp chính lý số liệu........................................................................................... 18
3.2.4. Các công thức tính toán ...................................................................................................18
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................................... 21
4.1. Sản phẩm................................................................................................................................. 21
4.1.1. Giới thiệu về sản phẩm khảo sát ...................................................................................... 22
4.1.2. Qui trình công nghệ.......................................................................................................... 25
4.1.3. Định mức trên thực tế tính toán được. ............................................................................. 28
4.1.3.1.Công đoạn chà nhám.................................................................................................. 28

ii


4.1.3.2.Khâu tráng keo ........................................................................................................... 30
4.1.3.3.Khâu sơn .................................................................................................................... 30
4.1.4. Định mức của công ty ......................................................................................................31
4.1.5: Định mức theo lý thuyết .................................................................................................. 32
4.2. Lượng tiêu hao nguyên vật liệu phụ theo lý thuyết ................................................................ 32
4.2.1. Lượng tiêu hao về nhám: ................................................................................................. 32
4.2.2. lượng tiêu hao về keo....................................................................................................... 32
4.2.3. Lượng tiêu hao sơn .......................................................................................................... 33

4.3. Phân tích tình trạng hao phí nguyên vật liệu phụ.................................................................... 33
4.3.1. So sánh hao phí nguyên vật liệu phụ giữa lý thuyết và thực tế........................................ 33
4.3.1.1. Keo ............................................................................................................................ 33
4.3.1.2. Nhám......................................................................................................................... 34
4.3.1.3. Sơn ............................................................................................................................ 36
4.3.2. So sánh hao phí nguyên vật liệu phụ giữa định mức của công ty và thực tế ................... 37
4.3.2.1. Keo ............................................................................................................................ 37
4.3.2.2. Sơn ............................................................................................................................ 37
4.3.2.3. Nhám......................................................................................................................... 38
4.3.2. Số tiền hao phí.................................................................................................................. 38
4.3.2.1. Công đoạn chà nhám................................................................................................. 38
4.3.2.2. Khâu tráng keo .......................................................................................................... 39
4.3.2.2. Khâu sơn ................................................................................................................... 39
4.4. Lượng nguyên vật liệu phụ sử dụng cho sản phẩm LuNa 04 ................................................. 40
4.4.1. Lượng keo sử dụng cho sản phẩm tủ LuNa 04 ................................................................ 40
4.4.2. Lượng giấy nhám sử dụng cho sản phẩm tủ LuNa 04 ..................................................... 40
4.4.3. Lượng sơn sử dụng cho sản phẩm tủ LuNa 04 ................................................................ 41
Chương 542KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................................ 42
5.1. Kết luận. .................................................................................................................................. 42
5.2. Đề nghị.................................................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................. 45

iii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Xdnn VÀ ptnt: Xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn
XNK và XD: Xuất nhập khẩu và xây dựng
WTO: Word Trace Organization.


iv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Các loại máy chủ yếu của công ty........................................................................ 10
Bảng 3.1 Bảng chiết tính tủ LuNa - 04 A ............................................................................ 23
Bảng4.1.:bảng chiết tính của sản phẩm tủ LuNa – 04A ...................................................... 29
Bảng 4.2 Định mức nhám đã sử dụng ................................................................................. 29
Bảng 4.3 Định mức nhám rung........................................................................................... 29
Bảng 4.4 Định mức nhám tay .............................................................................................. 30
Bảng 4.5 Định mức keo ...................................................................................................... 31
Bảng 4.6 Định mức sơn ...................................................................................................... 31
Bảng 4.7 Định mức sơn của công ty................................................................................... 31
Bảng 4.8Định mức keo của công ty..................................................................................... 32
Bảng 4.9 Lượng tiêu hao nhám............................................................................................ 32
Bảng 4.10 Lượng tiêu hao keo............................................................................................. 33
Bảng 4.11 Lượng tiêu haosơn.............................................................................................. 33
Bảng 4.12 So sánh lượng tiêu hao keo giữa lý thuyết và thực tế ........................................ 34
Bảng 4.13 So sánh lượng tiêu hao nhám giữa lý thuyết và thực tế ..................................... 36
Bảng 4.14 So sánh lượng tiêu hao sơngiữa lý thuyết và thực tế.......................................... 37
Bảng 4.15 So sánh lượng tiêu hao keo giữa công ty và thực tế.......................................... 37
Bảng 4.16 So sánh lượng tiêu hao sơn giữa công ty và thực tế.......................................... 38
Bảng 4.17 So sánh lượng tiêu hao nhám giữa công ty và thực tế....................................... 38
Bảng 4.18 Số tiền hao phí khâu chà nhám rung .................................................................. 39
Bảng 4.19 Số tiền hao phí khâu chà nhám tay..................................................................... 39
Bảng 4.20 Số tiền hao phí khâu chà tráng keo .................................................................... 39
Bảng 4.21 Số tiền hao phí khâu chà sơn.............................................................................. 40
Bảng 4.22 Số tiền hao phí qua các khâu công nghệ ............................................................ 40
Bảng 4.23Lượng keo sử dụng cho sản phẩm tủ LuNa 004 A ............................................. 40
Bảng 4.24 Lượng nhám thùng sử dụng cho sản phẩm tủ LuNa 004 A ............................... 41

Bảng 4.25 Lượng nhám rung sử dụng cho sản phẩm tủ LuNa 004 A ................................. 41
Bảng 4.26 Lượng nhám chà tay sử dụng cho sản phẩm tủ LuNa 004 A............................. 41
Bảng 4.27Lượng sơn sử dụng cho sản phẩm tủ LuNa 004 A.............................................. 41

v


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Tổng doanh thu qua các năm.................................................................................. 5
Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty XNK và XD Á Châu ............................................... 6
Hình 4.1 Sản phẩm tủ LUNA 004B .................................................................................... 21
Hình 4.2 Sản phẩm tủ LUNA 16 ......................................................................................... 22
Hình 4.3 Sản phẩm tủ LUNA 004 ....................................................................................... 23

vi


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Ngành chế biến gỗ Việt Nam ngày càng phát triển, đứng thứ năm trong tổng
sáu ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước. Trong bối cảnh nền kinh tế phát
triển toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế, muốn đứng vững trong môi trường cạnh
tranh gay gắt, các sản phẩm của doanh nghiệp phải luôn đa dạng cả về mẫu mã và chất
lượng.
Để tạo ra một sản phẩm ngoài nguyên liệu chính là gỗ thì các nguyên vật liệu phụ khác
đóng một vai trò quan trọng trong kết cấu giá thành của sản phẩm.
Hiện nay, hầu như các công ty sản xuất hàng mộc vẫn chưa có một định mức cụ
thể về vật liệu phụ. Các công ty xây dựng định mức dựa trên sản phẩm cần sử dụng
bao nhiêu nhưng lại chưa quan tâm đến việc nó sử dụng như thế nào. Trong quá trình

sử dụng các nguyên vật liệu phụ đã sử dụng một cách lãng phí không thể kiểm soát
được.
Mặt khác trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều sự biến đổi, không những nguyên liệu
giá cao mà các nguyên vật liệu phụ giá cũng rất cao, làm lợi nhuận của công ty giảm
sút. Việc sử dụng các loại nguyên vật liệu phụ một cách hợp lý sẽ tiết kiệm được chi
phí giảm được giá thành.
Đây là vấn đề mà nhà sản xuất, cũng như Công ty Á Châu đang rất quan tâm
nhằm xây dựng một định mức chung tiêu hao nguyên vật liệu phụ cho công ty mình
đối với từng sản phẩm.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đưa ra một định lượng cụ thể về sự tiêu hao nguyên vật liệu phụ trên sản
phẩm khảo sát.
- Tìm hiểu được nguyên nhân gây hao phí nguyên vật liệu phụ trong sản xuất
sản phẩm khảo sát.
1


- Khảo sát lượng nguyên liệu phụ sử dụng trên thực tế và tính toán trên lý
thuyết của sản phẩm sử dụng, qui về m2 bề mặt chi tiết sản phẩm cần thực hiện tại nhà
máy.
- Đề xuất sử dụng nguyên vật liệu phụ phù hợp cho sản phẩm khảo sát.
Ý nghĩa của việc xậy dựng định mức:Giúp cho công ty biết được mức hao phí
hiện tại, thứ hai giúp mọi người biết cách xác định được định mức.
1.3. Giới hạn của đề tài.
Do thời gian có hạn, đề tài chỉ tiến hành xây dựng định mức cho 3 mức vật liệu
phụ sau:


Lượng tiêu hao sơn




Lượng tiêu hao keo



Lượng tiêu hao giấy nhám
Tại công ty có rất nhiều loại mẫu sản phẩm như tủ, ghế, bàn… Nhưng tôi chọn

sản phẩm LuNa 004 A bởi vì: Mã hàng LuNa được sản xuất nhiều trong khoảng thời
gian thực hiện đề tài, mặt khác sản phẩm này có khoảng thời gian sản xuất dài vì vậy
nếu như chúng ta xây dựng được định mức sẽ giúp ích cho việc sử dụng các loại
nguyên vật liệu phụ sản xuất lô hàng tiếp theo.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.Tình hình sản xuất của ngành chế biến gỗ
2.1.1.Tình hình của ngành trên thế giới
Hiện nay, các nước trên thế giới rất ưa chuộng các sản phẩm mộc. Nhu cầu sử
dụng quá lớn trong khi khả năng cung ứng của mỗi quốc gia lại không đủ. Một số thị
trường lớn như EU,Mỹ nhu cầu nhập khẩu rất lớn:
Đối Với EU đây là thị trường nội thất lớn nhất thế giới, theo thống kê năm
2000, thị trường EU đạt 66 tỷ USD trong đó Đức là thị trường lớn nhất, chiểm khoảng
27%. EU cũng là thị trường nhập khẩu lớn nhất các sản phẩm nội thất, chiếm khoảng
50% nhập khẩu toàn thế giới tương đương với 19,5 tỷ USD (năm 2000), trong đó 45%
nhập khẩu từ các nước nằm ngoài EU. Trong số các nước đang phát triển, Trung Quốc
xuất khẩu lớn nhất, Việt Nam đang tham gia mạnh mẽ vào xuất khẩu vào thị trường

này.
Đối với thị trường Mỹ, theo bộ thương mại mỹ, nhập khẩu đồ nội thất Mỹ đã
tăng trưởng 200%, trong khoảng thời gian từ năm 1996 – 2001. Khoảng 40% sản
phẩm nội thất đang bán trên thị trường Mỹ được nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó
Trung Quốc xuất khẩu hàng đầu. Việt Nam đang gia tăng xuất khẩu mạnh mẽ, đạt 110
triệu USD năm 2003 so với 10 triệu năm 2001.
2.1.2.Tình hình sản xuất sản phẩm gỗ ở Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng mạnh, kim ngạch xuất khẩu đồ
gỗ nội thất năm 2007 đạt trị giá 2,4 tỷ USD, hiện Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu
đứng thứ năm về sản phẩm đồ gỗ trên thế giới. Ước tính năm 2008 ngành công nghiệp
gỗ đạt 3 tỷ USD, tăng 25% so với năm trước.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia nước ngoài, Việt Nam đang nổi lên là một
trong những quốc gia có thế mạnh trong xuất khẩu các sản phẩm gỗ chế biến và nội
thất. nhờ hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới một cách chủ động và hợp lý ngành
3


chế biến gỗ và nội thất Việt Nam đã được hưởng rất nhiều lợi ích. Đặc biệt, với việc
ký kết Hiệp Định thương mại Việt – Mỹ, và ra nhập WTO các doanh nghiệp Việt Nam
có nhiều cơ hội tiếp cận với nền kinh tế thế giới.
Sản phẩm đồ gỗ trong nước đã có chỗ đứng trên thị trường của 20 nước. Nhật
Bản, EU, Mỹ là những thị trường dẫn đầu mức tiêu thụ sản phẩm gỗ Việt Nam. Ba thị
trường này chiếm hơn 70% tổng sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam, trong đó EU
chiếm xấp xỉ 28%, Nhật Bản chiếm 24%, Mỹ tuy chỉ chiếm 20% nhưng lại giữ ngôi vị
đứng đầu về mức tăng trưởng nhập khẩu đồ gỗ Việt Nam trong những năm gần đây.
Công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu ở Việt Nam đang phát triển mạnh, với trên
1250 doanh nghiệp, trong đó có 60 doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài.Hiện
nay Mỹ đang đánh thuế cao với hàng của Trung Quốc cho nên các doanh nghiệp
Trung Quốc đang ồ ạt đầu tư vào Việt Nam để tránh việc đánh thuế này, điều này đã
gây cho các doanh nghjệp Việt Nam có thêm những đối thủ cạnh tranh mới.

Tuy Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều, đối thủ mạnh đối với Trung Quốc và
Thái Lan nhưng các mặt hàng của ta đa số là gia công, sản phẩm giá rẻ.
Việt Nam mạnh về các mặt hàng ngoài trời, vòng đời sản phẩm ngắn, số liệu
tiêu thụ nhiều nhưng giá rẻ.
Mặt khác nguyên liệu dùng để sản xuất của Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu
chiểm 80% cho nên cũng ảnh hưởng tới quá trình sản xuất.
2.2. Khái quát về công ty Á Châu
2.2.1. Vị trí
Địa chỉ Công ty: Km 1881, quốc lộ 1, xã Đông Hòa, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình
Dương.
2.2.2.Tình hình chung
- Công Ty xuất nhập khẩu và xây dựng Á Châu là doanh nghiệp nhà nước trực
thuộc công ty XDNN và PTNT. Được thành lập theo quyết định số 14/QĐ – TCT,
ngày 12/02/2001 của hội đồng quản trị tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát
triển nông thôn .
- Tên công ty: Công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Á Châu

4


- Tên giao dịch: ASIA IMPORT EXPORT AND CONTRUCTION
COMPANY (ASC).
- Sản phẩm chính: Công ty XNK và XD Á Châu là công ty chuyên xuất khẩu
hàng nội thất. Các sản phẩm của công ty sản xuất do đơn đặt hàng của khách hàng.
Công ty chỉ sản xuất những mặt hàng phục vụ xuất khẩu. Sản phẩm của công ty rất đa
dạng gồm nhiều chủng loại như: bàn, ghế, tủ, giường. Sản phẩm chính của công ty là
các loại tủ, các sản mặt hàng tủ chiếm khoảng 65% tổng doanh thu của công ty.
Khách hàng chính: Đức, Pháp, Phần Lan… Hiện nay công ty đang tiến hành
xâm nhập mạnh vào thị trường Mỹ, Úc.
- Kim ngạch xuất khẩu: Vì công ty chỉ sản xuất mặt hàng xuất khẩu nên doanh

thu của công ty cũng chính là kim ngạch xuất khẩu.
158,426

159,317
160,000
140,000

139,437
124,343

Tỷ đồng

120,000
100,000
80,000
60,000
40,000
20,000
0
2004

2005

2006

2007

Năm

Hình 2.1 Tổng doanh thu qua các năm

Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty Á Châu
Công ty gồm 2 xưởng: Xưởng 1 nhiệm vụ sản xuất mộc, với số lượng công nhân 174
người. xưởng 2 nhiệm vụ Sơn, đóng gói, với số lượng công nhân khoảng 75 người.

5


Hình 2.2 Sơ đố cơ cấu tổ chức của Công ty:
BAN GIÁM ĐỐC

P. kế toán – tài

P. kinh doanh và xuất

chính

nhập khẩu

P.tổ chức nhân sự

Nhà máy

và tiền lương

P. vật tư

P. kế hoạch

P. kỹ thuật


P. kiểm tra

kho

sản xuất

thiết kế

chất lượng

Xưởng 1

Xưởng 2

Tổ
Tổ
mẫu
mẫu

Tổ
Tổcơ

điện
điện

2.3. Sơ lược về nguyên vật liệu sản xuất của công ty
2.3.1. Nguyên liệu chính
Công ty đang sử dụng các loại nguyên liệu chính là gỗ Tràm bông vàng, gỗ
Thông New zealand.
Đối với sản phẩm hàng LuNa 04 sử dụng nguyên liệu chính là gỗ Tràm bông

vàng.
6


Gỗ tràm bông vàng (keo lá tràm).
Tên khoa học: acacia auriculiformis.
Họ thực vật: Legumi nosae (đậu).
Đặc điểm sinh thái: là cây gỗ nhỡ thường xanh, cao từ 10 – 25m, lá kép lông
chim.
Vùng phân bố: Được trồng nhiều ở Miền Nam như Đồng Nai, Bình Dương.
Cấu tạo thô đại: Giác lõi phân biệt, khi mới chặt hạ gỗ có màu hồng nhạt, khi
khô có màu vàng nhạt, lõi có màu nâu đỏ sau chuyển sang màu nâu vàng. Có phản
quang mạnh. Vòng sinh trưởng phân biệt rõ ràng nhưng không dứt khoát, thường rộng
từ 2 – 3mm. Mắt gỗ trung bình, gỗ khá thẳng thớ, nặng trung bình.
Cấu tạo hiển vi: Lỗ mạch khá lớn, phân bố theo kiểu phân tán. Mô mềm hình
cánh và cánh nối liền các lỗ mạch thành từng giải băng hẹp. Tia gỗ hình con thoi, đồng
hình, tia nhỏ hẹp có xu hưởng tạo thành tầng so le chủ yếu là tia có 2 dãy tế bào. Sợi
gỗ hình kim, chiều dài sợi gỗ ngắn 685,7µm, đường kính sợi hẹp 17,1µm và có độ
mảnh tương đối lớn.
Tính chất vật lý: Nặng trung bình, có khối lượng riêng cơ bản từ: 500 – 650
kg/m3.Độ co rút thể tích từ tình trạng tươi đến kho kiệt là 8% và co rút theo phương
tiếp tuyến là 5%.Điểm bảo hòa thứ gỗ là 28%, độ cứng trung bình.
Tính chất cơ học:Gỗ chịu nén dọc thớ khá, cường độ phá vỡ là:390kg/cm2.Gỗ
chịu uốn tĩnh trung bình, cường độ phá vỡ là 430 kg/cm2.
Khả năng ứng dụng: Gỗ dễ gia công, có thể đánh nhẵn khi khô nhưng lưu ý gỗ
cành ngọn hay bị đổ lông khi đánh nhẵn.
2.3.1. Nguyên vật liệu phụ
2.3.1.1. Keo dán
Keo được nhập từ công ty Cao Lực và keo của công ty national.
Đặc điểm keo của công ty Cao Lực:

Đặc trưng chung: CALLUX CL 239 EP Là loại keo hai thành phần gốc nước
được sản xuất theo tiêu chuẩn keo D4, sử dụng tốt cho loại gỗ mềm. CL 239 EP với tỷ
lệ pha 10% xúc tác CL 680 là thành phần bắt buộc nhằm phát huy tối đa khả năng
kháng nước, độ bám dính tốt.
Đặc tính kỹ thuật: Keo hai thành phần.
7


Đặc trưng màu sắc: màu trắng hơi vàng.
Hàm lượng rắn: ± 39%.
Độ đặc: ± 22 (theo tiêu chuẩn Brookfleld 4/20, 250C, cps).
Độ pH: 7,0 ± 1.
Không gây cháy, không độc hại, không chứa chất formaldehyde theo tiêu chuẩn
JÁ, Nhật.
Ứng dụng: Thích hợp cho việc ghép dọc, ghép ngang các loại gỗ mềm.
Điều kiện sử dụng: Trộn thành phần keo CL 239 EP với xúc tác CL 680 theo tỷ
lệ bắt buộc từ 10 – 15%.
Khuấy đều hỗn hợp cho đến khi keo có màu trắng ngả vàng.
Sử dụng hỗn hợp vừa pha trong thời gian một giờ (Nếu để hỗn hợp quá một giờ
thì keo sẽ mất khả năng kết dính).
Bề mặt vật dán phải được làm khô, sạch trước khi phết keo.
Trải keo bằng con lăn hoặc máy.
Lượng keo dùng thích hợp khoảng 150 – 250 gram/ m2.
Ghép hai vật dán khi keo còn ướt và dùng một lực ép tối thiểu 90 psi để ép lên
vật dán.
Thời gian keo khô kết dính tùy thuộc vào vật liệu dán (mức độ hấp thụ và độ
ẩm của vật dán), lượng keo phết lên bề mặt, nhiệt độ môi trường xung quanh.
Tránh để keo tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng.
Không được pha keo với một loại keo khác hoặc với một loại hóa chất mà
không được sự tư vấn từ nhà cung cấp.

Sử dụng tốt trong thời gian 6 tháng kể từ ngày nhà cung cấp giao hàng.
Đặc điểm keo của công ty national: là loại keo sữa màu trắng đục.
-

Producer 4604 dùng cho ghép dọc

-

Korlak 472 dùng cho lắp ráp

-

Superlok 2014 dùng cho ghép ngang.

Nhưng nói chung các loại keo này thuộc nhóm keo hai thành phần cho ghép ngang
và keo một thành phần cho ghép dọc và lắp ráp.

8


2.3.1.2. Sơn
Hiện tại công ty sử dụng sơn của hai công ty: TONGJU VÀ INCHEM chủ yếu
sử dụng sơn thuộc loại sơn NC, PU là chính.
Đối với mặt hàng LuNa sử dụng sơn NC vì các ưu điểm sau: Là sơn một thành
phần, có khả năng hòa tan dễ dàng trong dung môi hữu cơ, khô nhanh, chịu ánh sáng,
chống ẩm ướt và ăn mòn hóa học, ít độc hại, thuận lợi trong quá trình sử
dụng…Nhưng quan trọng nhất đó là sơn NC giá rẻ hơn so với các loại sơn khác do đó
tiết kiệm được chi phí sản xuất làm tăng lợi nhuận.



Thành phần của sơn NC:
-

Nitrocelluloz 10 – 12%

-

Nhựa tổng hợp

-

Chất làm dẻo

-

Dung môi

-

Chất pha loãng

-

Chất màu

- Dung môi để pha sơn là: Dầu chuối 0606, thành phần chính: Nhựa tổng hợp, dung
môi hữu cơ gồm: BAC, EAC, BCS, CAC,toluenexylene...
2.3.1.3. Giấy nhám
Công ty sử dụng giấy nhám của Trung Quốc sản xuất, Nhật Bản sản xuất.Sử
dụng nhám có mật độ hạt từ P80  P400/cm2.

Đối với mặt hàng LuNa sử dụng nhám như sau: nhám thùng sử dụng chà thô là
nhám P120, nhám chà láng P150.Trong khâu làm nguội sử dụng nhám P150  P180
đối với nhám vải và P240 đối với nhám giấy.Trong khâu sơn sở dụng nhám giấy
AA240 - AA400

2.3.2. Tình hình máy móc thiết bị tại công ty
Hiện tại công ty sử dụng các loại máy chủ yếu sau đây

9


Bảng 2.1 Các loại máy chủ yếu của công ty
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36

Tên máy
Máy bào 4 mặt
Máy bào cuốn
Máy cắt 2 đầu
Máy bào thẩm
Máy chà nhám cạnh
Máy chà nhám phẳng
Máy ghép dọc
Máy ghép ngang (cảo quay)
Máy ghép ngang (thủ công)

Máy bào 2 mặt
Máy chà nhám băng
Máy cắt nghiêng
Máy router
Máy rong
Máy nén khí trục vis 15 HP
Máy nén khí cơ
Máy nén khí
Máy khoan đa đầu
Máy chà nhám thùng
Máy tupy 2 trục
Máy tupy 1 trục
Máy tuốt chốt
Máy đục mộng vuông
máy khoan đa đầu (4 đầu)
Máy cưa lọng
Máy cưa mâm
Máy khoan ngang đa đầu
Máy khoan đứng
Máy khoan nằm
Máy cắt treo
Máy chà nhám trục
Máy cắt phôi
Máy cắt chốt
máy cắt và đánh mộng dọc Joint
Máy cắt bàn
Máy phun sơn
10

Số lượng

1
2
3
1
2
1
2
1
1
2
1
1
3
4
1
1
1
1
2
5
1
1
1
2
3
2
1
5
4
1

4
2
1
1
2
7


2.4. Cơ sở lý luận
2.4.1. Cơ sở lý thuyết
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, muốn sản xuất ra sản phẩm đều phải tốn một lượng
hao phí nhất định về nguyên liệu. Sản xuất càng phát triển, kỹ thuật càng cao, thì
lượng hao phí càng ít. Lượng tiêu hao nguyên liệu gồm lượng nguyên liệu có ích
(được thuyên chuyển vào sản phẩm) và lượng hao phí không tránh khỏi trong quá trình
sản xuất. Điều đó có nghĩa là:
M = P + H (2.1)
Trong đó:
M: Lượng tiêu hao nguyên liệu.
P: Lượng nguyên liệu kết chuyển vào sản phẩm.
H: Lượng nguyên liệu hao phí trong quá trình sản xuất.
 Những yếu tố ảnh hưởng tới mức tiêu hao nguyên liệu:
- Đặc thù sản phẩm
- Trình độ kỹ thuật
- Trình độ tổ chức quản lý
- Các điều kiện tự nhiên khác.
2.4.2. Cơ sở lý luận.
2.4.2.1. Cơ sở lý luận về dán dính

Các khái niệm cơ bản:
- Chất kết dính: Quá trình dán dính là chỉ sự kết dính giữa hai vật chất trong

những điều kiện nhất định dưới tác dụng của chất kết dính hay còn gọi là keo.
- Nhựa hóa học: Là một hợp chất cao phân tử do các nguyên tố có phân tử thấp
thông qua phản ứng hóa học tạo thành, nhựa hóa học cao phân tử gọi là polime.
- Keo hóa học: có nguồn gốc từ nhựa hóa học được pha chế ở nồng độ và độ pH
nhất định.


Lực dán dính
Hai loại vật thể rắn hoặc lỏng liên hệ với nhau bằng các lực tương hỗ giữa các

phân tử hoặc nguyên tử ion, nhóm chức năng khác loại, những lực này gọi là lực dán
dính
11


Sự dán dính liên hệ với nhau bởi các phân tử, nguyên tử ion với nhau trong một chất
dán dính, những lực dán dính này có các bản chất khác nhau như lực Vandecvan, lực
liên kết hóa học…
Lực dán dính Vandecvan được đặc trưng bằng các hiện tượng hút dẫn và hấp
dẫn nội tại. Lực hấp dẫn nội tại được giải thích qua mối liên kết hóa học giữa keo và
gỗ và được giải thích qua hiện tượng hút dẫn lưỡng cực của mối liên kết cầu Hydro.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dán dính nhiều nhất của nhựa là trọng
lượng phân tử của nó. Những polime có trọng lượng phân tử thấp thì tính bám dính
cao nhưng khả năng dán dính thì lại thấp. Và ngược lại những polime có trọng lượng
phân tử cao thì tính bám dính thấp nhưng khả năng dán dính cao. Ngoài ra, tính chất
dán dính của nhựa còn phụ thuộc vào chế độ đóng rắn của nó. Vì chế đọ đóng rắn có
ảnh hưởng đến liên kết hóa học, sự tách nước và ứng suất của mối dán…


Những điều kiện cần thiết trong dán dính

- Độ ẩm gỗ ảnh hưởng đến sự dán dính: Trong quá trình dán dính gỗ, việc rút

nước từ dung dịch keo được tiến hành qua quá trình khuyếch tán vào những phần gỗ
xung quanh keo vì vậy độ ẩm gỗ sẽ tăng. Còn lượng nước bay hơi trong quá trình dán
dính không đáng kể ở phần xung quanh nó, còn phần nước ở giữa ván thì việc bay hơi
thực chất không xảy ra.
Độ ẩm quả cao thì sau khi ép ván sẽ bị tách lớp.
Độ ẩm của gỗ cho phép từ 6 – 8%, ở keo lá 10%.
- Chiều dày màng keo: Độ bền mối dán phụ thuộc vào quá trình tạo màng keo.
Lượng keo cần thiết để tạo màng keo thích hợp nó phụ thuộc vào bề mặt gỗ. Bề
mặt gỗ trơn láng cần ít keo hơn là bề mặt xù xì.
Ngoài ra khuyết tật ở màng keo dày lớn hơn nhiều so với khuyết tật màng keo
mỏng.
- Độ nhớt của keo dán: Keo dán gỗ phải có khả năng thấm ướt được trên bề mặt
gỗ. Độ nhớt của keo lớn đến một mức nào đó thì không có được khả năng thấm
ướt trên bề mặt gỗ.
- Độ axit – bazơ (pH) của keo dán: Ảnh hưởng trực tiếp tới cường độ dán dính.
Tính axit hay tính bazơ mạnh đều làm giảm đến cường độ dán dính của keo.

12


Đối với keo Ure formaldehyd nếu tính axit mạnh thì keo dễ bị lão hóa, tức là
keo sẽ bị dồn nhanh và tách ra khỏi bề mặt gỗ.
Còn keo phenolformaldehyd và keo sữa thì tính bazơ ảnh hưởng lớn đến cường
độ dán dính.
2.5.2.2. Cơ sở lý luận về chất phủ.
1. Mục đích và ý nghĩa
Mục đích việc phủ lên trên bề mặt gỗ một loại vật liệu là tạo một lớp màng phủ
lên bề mặt gỗ để ngăn cản sự phá hoại của môi trường, các tác nhân gây hại và làm

đẹp cho sản phẩm đó.
Ý nghĩa của nó là làm tăng vẽ đẹp, phù hợp với yêu cầu của mỗi người, đồng
thời làm tăng tuổi thọ của sản phẩm cũng như làm tăng giá trị kinh tế cho sản phẩm.
2. Cơ sở lý luận của công nghệ chất phủ tạo màng
Để đáp ứng được nhu cầu người sử dụng sản phẩm mộc thì các sản phẩm đồ
mộc cần phải gia công bề mặt bằng công nghệ trang sức bề mặt, đó là công nghệ phủ
lên bề mặt gỗ một loại vật liệu phủ như: sơn, vernis, dầu…Các chất phủ lên bề mặt gỗ
phải có tính chất lý hóa nhất định để đáp ứng được yêu cầu tạo màng, phủ mặt và bám
dính.


Yêu cầu đối với chất phủ tạo màng
- Tạo màng mỏng: Khả năng tạo màng mỏng tốt, trải đều lên trên bề mặt, độ

phủ kín cao và đặc biệt là không có hiện tượng “loang”.
- Độ băm dính: Khả năng bám dính trên bề mặt càng caotì tuổi thọ màng sơn
vécni càng bền (tróc sơn).
- Độ cứng: Yêu cầu màng sơn có độ cứng cao, chịu mài mòn.
- Độ bền uốn và co giãn: Độ co giãn thích hợp nhưng vẫn đăm bảo độ cứng.
- Màu sức của sơn: Đồng đều, đúng sắc màu qui định, bền màu, chống được ẩm
và hóa chất.
- Độ trong suốt: Yêu cầu trong suốt, không tạp chất.
- Độ nhới của sơn: Để băm dính tốt, dễ phun và dễ quét. Yêu cầu độ nhớt
khoảng
13 – 50 giây.
13


- Thời gian khô: phụ thuộc vào chiều dày màng sơn, dung môi pha sơn, chất
đóng rắn,…Với yêu cầu không khô nhanh quá và chậm quá.

- Sức chịu va đập tốt, không bị rạn nứt, móp, tróc do bị va đập.


Cơ sở lý luận về khả năng bám dính của màng chất phủ.
Sự bám dính của màng chất phủ lên bề mặt gỗ là cốt lõi của công nghệ trang

sức. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng bám dính, những cơ chế gây nên sự bám
dính đã được các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, sở dĩ có sự bám dính là do chất phủ chui
vào các kẽ hở tế vi của bề mặt gỗ để trở thành “đinh lỏng” – “đinh rắn” bằng chất phủ.
Do chất phủ và gỗ có thành phần cấu tạo phức tạp, các hiện tượng lý, hóa xuất hiện
trong quá trình bám dính cũng phức tạp nên có nhiều giả thuyết giải thích sự bám dính.
Mặt khác sự tiếp xúc chặt chẽ giữa chúng phát huy lực hút phân tử tương hỗ.
Đồng thời với quá trình này xuất hiện lực hút tĩnh điện trên bề mặt tiếp xúc. Vì vậy để
đảm bảo cho sự liên kết (bám dính) giữa màng chất phủ và bề mặt gỗ, chất phủ cần
được hòa tan đến nồng độ (độ nhớt) thích hợp tạo điều kiện cho sự hình thành màng
liên tục.
2.5.3. Lý thuyết về giấy nhám
Bề mặt gốc trước khi đưa chất phủ tạo màng cần phải kiểm tra xử lý chúng để
đảm bảo đúng kích thước, loại bỏ khuyết tật, làm nhẵn bề mặt…Vật liệu để làm nhẵn
bề mặt gỗ là giấy nhám.
Chia làm hai nhóm: giấy nhám để làm nhẵn bề mặt gỗ và giấy nhám tinh cho
việc hoàn tất bề mặt đẵ có lớp phủ tạo màng.
Hạt mài trong các loại giấy nhám có thể có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo.
Các vật liệu nhân tạo có cỡ hạt, độ cứng và tính chất xác định đang có xu hướng thay
cho hạt thủy tinh và hạt đá. Theo bản chất của vật liệu mài và mật độ hạt mài có thể
chia giấy nhám ra làm bốn loại:
- Giấy nhám thủy tinh: cỡ hạt lớn, mật độ hạt nhỏ, là loại giấy nhám thô sử
dụng chà nhám bề mặt gỗ, mật độ hạt < 80 hạt/ cm2.
- Giấy nhám đá lửa: Mật độ hạt mài 80, 100, 120, 150, 180, 200, 220, 240, 320.
Giấy nhám mịn, thích hợp cho hoàn tất bề mặt gỗ.

- Giấy nhám oxit nhôm: Mật độ hạt mài 40, 50, 60, 80, 100, 120, 150 thích hợp
cho việc hoàn tất bề mặt gỗ cứng như gỗ dẻ, gỗ sồi.
14


- Giấy nhám carbua silic: Mật độ hạt 80, 100, 120, 150, 180, 220, 240, 280,
320, 400, 600, 1200 sử dụng cho các lớp sơn bóng tổng hợp hay vernis, không sử dụng
cho nền gỗ. Với loại giấy nhám này có loại giấy nhám khô, ướt và tự bôi trơn.
Khi lựa chọn giấy nhám chú ý đến bản thân bề mặt gốc gỗ cứng hay gỗ mềm.
Bề mặt sơn phủ hoặc bề mặt ván nhân tạo, chú ý đến yêu cầu độ nhẵn bề mặt.

15


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
Để giải quyết được các mục tiêu trên ta cần tiến hành những nội dung sau:
+ Xác định sản phẩm khảo sát
+ Thứ tự các bước gia công chi tiết
+ Thao tác trên từng công đoạn.
+ Xác định lượng sơn sử dụng trên thực tế cho từng chi tiết của sản phẩm.
+ Xác định lượng keo sử dụng trên thực tế cho từng chi tiết của sản phẩm.
+ Xác định lượng nhám sử dụng trên thực tế cho từng chi tiết của sản phẩm.
+ Tính toán lượng keo, nhám, Sơn sử dụng trên lý thuyết cho sản phẩm.
+ Tính toán lượng keo, sơn, nhám theo định mức của công ty cho sản phẩm
khảo sát.
+ Qui về m2 bề mặt chi tiết sản phẩm kháo sát.
+ So sánh lượng sơn, keo, nhám trên thực tế và lý thuyết đã xác định.
+ So sánh lượng tiêu hao nhám, keo, sơn trên thực tế khảo sát và theo thực tế

công ty.
+ Xác định những nguyên nhân gây ra sự hao hụt đó.
+ Đưa ra những biện pháp xử lý.
+ Đưa ra định mức sơn, keo, nhám sử dụng cho sản phẩm.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử để thu thập thông tin về tình hình sản xuất
đồ gỗ của Việt Nam và thế giới, tình hình sản xuất của công ty.
Sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các phòng ban của công ty.
Sử dụng phương pháp điều tra ngẫu nhiên có chọn lựa để thu thập và tính toán
mức tiêu hao nguyên vật liệu phụ:
- Keo
- Nhám
16


- Sơn
3.2.1. Cách lấy mẫu.
- Đối với vật liệu keo chúng tôi tiến hành lấy như sau:
Trong mỗi công đoạn chúng tôi lại có một cách lấy mẫu keo khác nhau. Với
keo ghép dọc và ghép ngang lấy 1 kg keo sau đó đếm số lượng nguyên liệu đã
ghép được. Còn với keo ghép vì số lượng keo sử dụng cho một sản phẩm không
nhiều nên lấy 30 chi tiết sản phẩm cần ghép sau đó tính lượng keo đã sử dụng.
-

Vật liệu giấy nhám: Đối với nhám thùng do thời gian có hạn cho nên chúng tôi
chỉ khảo sát mỗi loại giấy nhám một lần, khảo sát một tờ nhám sau đó đếm số
lượng chi tiết được chà cho tới khi bỏ tờ nhám đó. Đối với nhám rung và nhám
chà tay gồm nhiều công đoạn khó kiểm soát cho nên tôi thu thập số liệu của
công ty.


-

Đối với vật liệu sơn: Lấy 30 chi tiết đã được ráp từng cụm sau đó tính lượng
sơn đã sử dụng.

3.2.2. Dung lượng mẫu
Khi điều tra mẫu, tức là tiến hành quan sát và đo đạc dấu hiệu cần quan tâm ở
các cá thể có trong mẫu, việc thực thi trên các đơn vị lấy mẫu. Dấu hiệu quan sát có
thể biểu thị bằng số đo và số đếm.
Từ một mẫu nhỏ suy ra kết luận cho toàn bộ tổng thể nên mẫu phải đại diện cho
tổng thể và được chọn một cách khách quan. Do đó, những kết luận cho tổng thể đúng
hay sai, sai nhiều hay ít hoàn toàn phụ thuộc vào tính đại diện và tính khách quan của
mẫu điều tra.
Để mẫu mang tính đại diện cho tổng thể thì số cá thể trong mẫu – tức là dung lượng
mẫu và kích thước mẫu (n) phải đủ lớn. Về mặt lý thuyết dung lượng mẫu càng lớn thì
tính đại diện càng cao vì vậy mà việc ước lượng càng chính xác, nhưng dung lượng
mẫu quá lớn lại là sự lãng phí không cần thiết cho công việc điều tra.
Trên thực tế dung lượng mẫu cần thiết cho phân tích thống kê phải lớn hơn
hoặc bằng 30.
Ở đây tôi chọn dung lượng mẫu là 30 đối với các loại vật tư như keo, sơn.

17


Đối với nhám thùng thì chúng ta không thể tiến hành như vậy được. Bởi theo
dõi một tờ nhám mất rất nhiều thời gian, trong khi đó thời gian làm đề tài có hạn tôi
chỉ tiến hành khảo sát một tờ nhám đối với các loại nhám khác nhau.
3.2.3. Phương pháp chính lý số liệu
Theo Bùi Việt Hải (2003), thống kê trong lâm nghiệp. Chỉnh lý số liệu là việc
tập trung các số liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu sắp xếp chúng theo

một qui tắc nhất định thành các bảng và biểu đồ, sau đó tóm tắt chúng thành những
con số để dễ nhận biết và so sánh. Theo đó, việc chỉnh lý số liệu được sử dụng nhiều
hơn từ kết quả điều tra.
Ở trong đề tài này tôi dùng phần mềm Excel để chỉnh lý số liệu bởi tính nhanh
gọn và không mất nhiều thời gian.
3.2.4. Các công thức tính toán
Muốn tính diện tích sản phẩm khảo sát ta tiến hành tính diện tích của từng chi tiết
một.Diện tích chung của một sản phẩm bằng tổng diện tích của các chi tiết ghép lại:
S SP   S CT (Công thức ) (3.1)

Đối với những chi tiết thẳng ta tính bình thường theo diện tích hình chữ nhật, hình
vuông…Đối với những chi tiết cong ta dùng thước đo theo biên dạng cong của chi tiết.
Sản phẩm khảo sát của tôi toàn sử dụng chi tiết thẳng nên tôi tính theo diện tích hình
chữ nhật.
 Công thức tính diện tích hình chữ nhật
S = a.b. 106 (3.2)
Trong đó:
S: Diện tích hình chữ nhật (m2).
a: Chiều dài hình chữ nhật (mm).
b: Chiều rộng hình chữ nhật (mm).
106: hệ số qui đổi về m2.
 Công thức tính diện tích nguyên vật liệu phụ cho sản phẩm khảo sát
Diện tích một mối ghép cần tráng keo:
Đối với keo ghép dọc : Sfi = Sfmi* K (m2) (3.3)
Trong đó:
18


×