Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC, TP. HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC, TP. HỒ CHÍ MINH
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NAY

SVTH

: ĐOÀN THỤY KIỀU PHƯƠNG

MSSV

: 04124061

LỚP

: DH04QL

KHÓA : 30
NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

- TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2008 -


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN


BỘ MÔN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT

ĐOÀN THỤY KIỀU PHƯƠNG

CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC, TP. HỒ CHÍ MINH
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NAY

GVHD: TS. Đào Thị Gọn
( Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh)

- Tháng 9 năm 2008 -


LỜI CẢM ƠN


Để có thể hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp được báo cáo hôm nay, tôi xin được gửi
lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến:
- Ban giám hiệu và toàn thể quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh đặc biệt là các thầy cô khoa Quản lý đất đai - Quản lý thị trường bất động sản đã
dạy dỗ, giúp đỡ, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu.
- Cô Tiến sĩ Đào Thị Gọn đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, sửa chữa nhiều sai sót
của tôi trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
- Ban lãnh đạo và toàn thể các cô chú, anh chị Phòng Tài nguyên và Môi trường
quận Thủ Đức đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập, đặc biệt là các
anh chị trong Tổ Pháp chế đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, truyền dạy cho tôi nhiều bài học
kinh nghiệm quý giá trong thực tiễn công việc.
- Gia đình và tất cả bạn bè lớp Quản lý đất đai khóa 30 đã luôn ủng hộ, động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.

Dù đã hết sức cố gắng để hoàn thành bài luận văn này nhưng do nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan nên có thể vẫn còn nhiều sai sót, tôi kính mong nhận được nhiều ý
kiến nhận xét, góp ý chân thành từ quý thầy cô, anh chị đi trước và bạn bè.

Thủ Đức, ngày 15 tháng 7 năm 2008
Sinh viên

Đoàn Thụy Kiều Phương


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN XÁC NHẬN THỰC TẬP
Kính gửi: Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường quận Thủ Đức.
Tôi tên là Đoàn Thụy Kiều Phương, sinh viên lớp Quản lý đất đai khóa 30 của
Khoa Quản lý đất đai và bất động sản, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh.
Từ ngày 01/4/2008 đến ngày 30/6/2008, tôi đã được nhận vào thực tập tại Tổ
Pháp chế của Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Thủ Đức thực hiện đề tài tốt
nghiệp “Công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn quận Thủ Đức, Thành phố
Hồ Chí Minh từ năm 1997 cho đến nay”.
Đến nay sau khi đã hoàn thành thời gian thực tập, tôi làm đơn này kính mong
Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường quận Thủ Đức xác nhận quá trình thực tập
của tôi tại đơn vị trong thời gian trên.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người viết đơn

Đoàn Thụy Kiều Phương
Ý kiến nhận xét của đơn vị thực tập:

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỞNG PHÒNG

Đặng Văn Thành


TÓM TẮT
Sinh viên Đoàn Thụy Kiều Phương, lớp Quản lý đất đai khóa 2004-2008, Khoa
Quản lý đất đai và quản lý thị trường bất động sản, trường Đại học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh thực hiện đề tài “Công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa
bàn quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến nay”.
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sĩ Đào Thị Gọn.
Đất đai thuộc sở hữu Toàn dân do Nhà nước đại diện quản lý và công tác giải
quyết tranh chấp đất đai là một trong mười ba nội dung quản lý của Nhà nước về đất
đai, có vai trò rất quan trọng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng
đất cũng như của Nhà nước, giúp cho hiệu quả quản lý, sử dụng đất đạt hiệu quả cao
nhất.
Tranh chấp đất đai là một hiện tượng rất phổ biến nhất là trong thời kỳ phát triển
kinh tế, xã hội như hiện nay và đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người dân, tình
hình an ninh trật tự của xã hội, mối quan hệ tình cảm giữa các đối tượng sử dụng đất
với nhau.
Quận Thủ Đức là quận có tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ, tốc độ phát triển kinh tế
hàng năm trên 17%, trong đó ngành thương mại dịch vụ đã và đang được ưu tiên đầu
tư phát triển nên diện tích đất nông nghiệp được chuyển mục đích sử dụng sang làm
đất chuyên dùng, đất ở đô thị rất nhiều làm cho giá đất tăng lên rất cao. Vì vậy hiện
tượng tranh chấp đất đai trên địa bàn quận trở nên gay gắt hơn là một nhiệm vụ nặng

nề, khó khăn đối với UBND quận mà cơ quan tham mưu giải quyết là Phòng Tài
nguyên và Môi trường.
Đề tài về tranh chấp và giải quyết TCĐĐ có mục đích đánh giá thực trạng TCĐĐ
và giải quyết TCĐĐ của quận từ năm 1997 đến năm 2007, tìm hiểu một số vụ việc cụ
thể trong ba tháng đầu năm 2008 từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác
này.
Để có thể đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài đã sử dụng các phương
pháp điều tra thu thập số liệu, thống kê xử lý số liệu, phân tích tổng hợp và phương
pháp so sánh để đánh giá thực trạng và kết quả giải quyết tranh chấp cũng như đánh
giá, nhận xét hiệu quả giải quyết TCĐĐ của quận. Nội dung nghiên cứu về điều kiện
tự nhiên, kinh tế xã hội, công tác quản lý đất đai của Thành phố, tình hình quản lý đất
đai của quận Thủ Đức, hiện trạng sử dụng đất năm 2007 có vai trò quan trọng, có liên
quan đến tình hình tranh chấp và giải quyết TCĐĐ của quận, giúp tìm ra nguyên
nhân, các dạng tranh chấp, cách giải quyết và những hạn chế cần được khắc phục
trong công tác này.
Từ năm 2007 cho đến tháng 3 năm 2008 quận Thủ Đức đã thụ lý tổng cộng 915 hồ
sơ TCĐĐ, đã giải quyết 858 hồ sơ, hiệu quả giải quyết TCĐĐ năm 2007 là 61,5 %
trên tổng hồ sơ thụ lý của năm. Phần lớn hồ sơ được giải quyết không đảm bảo thời
gian theo luật định do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau khi tìm hiểu những nguyên
nhân này, đề tài đã rút ra những điều kiện thuận lợi, những khó khăn, vướng mắc
trong công tác giải quyết TCĐĐ và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
của công tác giải quyết TCĐĐ cũng như góp phần hoàn thiện công tác quản lý Nhà
nước về đất đai trên địa bàn quận Thủ Đức.


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn .................................................................................................................. i
Tóm tắt ....................................................................................................................... ii
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................ iii

Danh sách các bảng số liệu ....................................................................................... iv
Danh sách các biểu đồ ............................................................................................... v
Mục lục ..................................................................................................................... vi
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Đặt vấn đề................................................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 1
Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 1
Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 1
Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................... 1
PHẦN I: TỔNG QUAN ........................................................................................... 2
I.1. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh năm 2007........................................................................................................... 2
I.2. Cơ sở của đề tài nghiên cứu ................................................................................ 4
I.2.1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu .................................................................. 4
I.2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài nghiên cứu ................................................................. 9
I.2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu ............................................................... 9
I.3. Khái quát địa bàn nghiên cứu............................................................................ 10
I.3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên của quận Thủ Đức ...................................... 10
I.3.2. Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội của quận Thủ Đức .................................. 13
I.3.3. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn quận Thủ Đức năm 2007 ....................... 18
I.4. Nội dung, phương pháp, quy trình thực hiện đề tài ........................................... 21
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 22
II.1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn quận Thủ Đức ............... 22
II.1.1. Ban hành văn bản pháp luật .......................................................................... 22
II.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính ................................... 22
II.1.3. Đo đạc khảo sát, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính ................... 22
II.1.4. Quản lý QHSDĐ-KHSDĐ............................................................................. 23
II.1.5. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất ............... 25
II.1.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ .............. 25
II.1.7. Thống kê, kiểm kê đất đai ............................................................................. 25

II.1.8. Quản lý tài chính về đất đai .......................................................................... 25
II.1.9. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về đất đai ............................ 26
II.1.10. Quản lý việc thực hiện quyền của người sử dụng đất.................................. 26
II.2. Đánh giá công tác giải quyết TCĐĐ trên địa bàn quận Thủ Đức ................... 26


II.2.1. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp và cách giải quyết từng dạng ................ 26
II.2.2. Đánh giá công tác giải quyết TCĐĐ giai đoạn 1997-2003 ........................... 31
II.2.3.Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai từ 2004 - 2007 .................... 38
II.2.4. Công tác giải quyết TCĐĐ từ đầu năm 2008 đến tháng 3/2008 .................. 44
II.3. Một số vấn đề rút ra từ công tác giải quyết TCĐĐ trên địa bàn quận Thủ Đức và
một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác ............................................................ 53
II.3.1. Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai từ năm 1997 đến nay ....................... 53
II.3.2. Những tồn tại trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai .......................... 55
II.3.3. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác giải quyết TCĐĐ .............. 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 60
Kết luận .................................................................................................................... 60
Kiến nghị ................................................................................................................ 60
Tài liệu tham khảo


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ II.1: Tỷ lệ đơn nhận mới của từng phường giai đoạn 1997-2003
Biểu đồ II.2: Tỷ lệ đơn nhận mới từ năm 1997 cho đến năm 2003
Biểu đồ II.3: Lượng đơn thụ lý từng năm của quận Thủ Đức
Biểu đồ II.4: Giải quyết hồ sơ TCĐĐ theo từng năm
Biểu đồ II.5: Hình thức giải quyết hồ sơ TCĐĐ nhận mới giai đoạn 1997- 2003
Biểu đồ II.6: Tiến độ giải quyết TCĐĐ giai đoạn 1997- 2003
Biểu đồ II.7: Các dạng TCĐĐ của quận năm 2005
Biểu đồ II.8: Các dạng TCĐĐ của quận năm 2006

Biểu đồ II.9: Số hồ sơ nhận mới và được giải quyết đến tháng 3/2008


DANH SÁCH CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng I.1: Diện tích tự nhiên của quận phân theo đơn vị hành chính
Bảng I.2: Cơ cấu kinh tế của quận Thủ Đức năm 2007
Bảng I.3: Dân số và mật độ dân số của quận Thủ Đức năm 2007
Bảng I.4: Các chỉ tiêu về dân số của quận Thủ Đức năm 2007
Bảng I.5: Diện tích các loại đất do các đối tượng quản lý và sử dụng năm 2007
Bảng I.6: Diện tích các loại đất năm 2007
Bảng II.1: Tình hình bản đồ địa chính dạng của quận
Bảng II.2: Các dự án tỷ lệ 1:2000 đã được phê duyệt năm 2007
Bảng II.3: Lượng đơn TCĐĐ nhận mới từ năm 1997 đến năm 2003
Bảng II.4: Phân loại hồ sơ TCĐĐ từ năm 1997 đến năm 2003 theo từng dạng
Bảng II.5: Tình hình giải quyết TCĐĐ từ năm 1997 đến năm 2003.
Bảng II.6: Kết quả giải quyết TCĐĐ theo hình thức văn bản được ban hành
Bảng II.7: Thời gian giải quyết hồ sơ TCĐĐ nhận mới giai đoạn 1997-2003
Bảng II.8: Tình hình tranh chấp và giải quyết TCĐĐ năm 2004
Bảng II.9: Tiến độ giải quyết hồ sơ nhận mới năm 2004
Bảng II.10: Tình hình tranh chấp và giải quyết TCĐĐ năm 2005
Bảng II.11: Tình hình tranh chấp và giải quyết TCĐĐ năm 2006
Bảng II.12: Tình hình tranh chấp và giải quyết TCĐĐ năm 2007
Bảng II.13: Số đơn TCĐĐ nhận mới và giải quyết đến tháng 3/2008
Bảng II.14: Tình hình TCĐĐ và giải quyết TCĐĐ từ năm 1997 đến tháng 3/2008
Bảng II.15: Hiệu quả giải quyết TCĐĐ từ năm 1997cho đến nay


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND


: Ủy ban nhân dân

TCĐĐ

: Tranh chấp đất đai

QHSDĐ

: Quy hoạch sử dụng đất

KHSDĐ

: Kế hoạch sử dụng đất

HS

: Hồ sơ

TN&MT

: Tài nguyên và Môi trường

GCNQSĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GCNQSHNƠ&QSDĐƠ: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở


Ngành: Quản lý đất đai


Đoàn Thụy Kiều Phương

PHẦN MỞ ĐẦU
Từ xưa đến nay đất đai luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống
kinh tế - xã hội của loài người và là thành phần không thể thay thế của môi trường tự
nhiên.
Hiện nay với chính sách đổi mới đất nước phát triển nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa và việc gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới, nước ta đang
thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài, đòi hỏi phải cung cấp một quỹ đất cho
các dự án đầu tư rất lớn. Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ cùng với nhu cầu sử dụng đất
không ngừng tăng cao của các đối tượng sử dụng đất đã tạo nhiều áp lực lên quỹ đất
vốn có giới hạn về diện tích. Vì đất đai ngày càng có giá trị cao nên người dân càng
chú ý bảo vệ tài sản quý giá này cũng như muốn có nhiều đất hơn.
Tình trạng cạnh tranh các quyền lợi từ đất đai và sự mất cân bằng cung cầu trên
thị trường nhà đất, nhất là ở các khu vực đô thị dẫn đến phát sinh nhiều mâu thuẫn
giữa các đối tượng sử dụng đất, lượng đơn tranh chấp đất đai ngày càng tăng cao, phức
tạp, khó giải quyết hơn. Tình trạng tranh chấp đất đai trở nên phổ biến, nổi bật hơn và
trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của người dân và cơ quan Nhà nước các cấp.
Quận Thủ Đức tuy mới được thành lập vào năm 1997 do tách ra từ huyện Thủ
Đức nhưng với diện tích khá lớn, dân số đông nên việc quản lý của Nhà nước về đất
đai, đặc biệt là công tác giải quyết tranh chấp đất đai là một nhiệm vụ khá nặng nề, có
ý nghĩa quan trọng và luôn được các cấp lãnh đạo đặc biệt quan tâm.
Đề tài “Công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn quận Thủ Đức từ
năm 1997 cho đến nay” được thực hiện nhằm mục đích đánh giá tổng quan về công tác
giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn quận Thủ Đức đồng thời đề xuất một số ý
kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai đồng thời tìm hiểu nguyên
nhân tranh chấp đất đai và cách giải quyết chúng trên một địa bàn cụ thể là quận Thủ

Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng nghiên cứu
Tình hình tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn quận
Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn quận Thủ
Đức từ ngày thành lập quận đến năm 2007 và tiến hành tham gia giải quyết một số hồ
sơ tranh chấp đất đai mà UBND quận Thủ Đức nhận thụ lý từ đầu năm 2008 đến nay.
Do khuôn khổ của một luận văn, đề tài xin đánh giá tổng quát thành hai giai đoạn: giai
đoạn từ năm 1997 đến năm 2003 và giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2007.
Ý nghĩa của đề tài
Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn, giúp tìm hiểu rõ
hơn nguyên nhân tranh chấp, những vướng mắc trong công tác giải quyết tranh chấp,
từ đó kiến nghị những biện pháp để khắc phục những hạn chế trên, góp phần nâng cao
hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn quận Thủ Đức.

Trang 1


Ngành: Quản lý đất đai

Đoàn Thụy Kiều Phương

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh năm 2007
I.1.1. Ban hành văn bản pháp luật
Thành phố đã ban hành 8 văn bản pháp luật về lĩnh vực quản lý tài nguyên đất gồm:
Chỉ thị về chấn chỉnh, tăng cường quản lý, sử dụng quỹ nhà đất do Nhà nước
trực tiếp quản lý, văn bản này Sở TN&MT đã trình cho UBND Thành phố ký ngày

11/5/2007.
Dự thảo quy định về hạn mức giao đất, cho thuê đất bãi bồi ven sông, đất có
mặt nước ven biển cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức.
Quy định về trình tự, thủ tục đăng lý, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính cho
hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đang sử dụng đất.
Quy định về điều kiện phân chiết thửa đất khi người sử dụng đất thực hiện các
quyền và thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở sửa đổi nội dung của Quyết định
138/2004/QĐ-UBND ngày 18/5/2004.
Văn bản sửa đổi Quyết định 107/2006/QĐ-UBND ngày 17/7/2006 của UBND
Thành phố về đơn giá thuê đất mới.
Nghị định bổ sung về công tác cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, trình tự thủ tục bồi
thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Quy định về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai - bất
động sản.
I.1.2. Đo đạc thành lập bản đồ địa chính
Thành phố đã hoàn thành công tác đo lập bản đồ địa chính dạng số và đã đưa
vào sử dụng. Sở Tài nguyên và môi trường đã pháp lý hóa 315 bản đồ địa chính dạng
số của 315 xã, phường, thị trấn. Còn lại bản đồ địa chính của phường 15 (quận Phú
Nhuận) và thị trấn Tân Túc (huyện Bình Chánh) đang được nghiệm thu.
Đo bổ sung cao độ hạng III, IV lưới địa chính cấp 1 tại khu vực 12 quận nội
thành, ngoại thành và đã tính chuyển hệ tọa độ VN-2000 đối với mạng lưới địa chính
do Thành phố quản lý đồng thời kiểm tra, khôi phục mốc tọa độ địa chính cấp I, II ở
các quận 12, Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn. Hoàn thành việc đo bổ sung cao độ và đã
biên tập, in ấn đối với 43 mảnh bản đồ địa hình. Khảo sát, khôi phục mốc địa giới hành
chính của Thành phố Hồ Chí Minh và các quận có liên quan theo Nghị định số
143/2006/ NQ-CP. Xây dựng bản đồ Atlas tổng hợp, bản đồ nền chuẩn.
Sở TN&MT đã chỉnh lý biến động, chia mảnh bản đồ địa chính cấp phường của
quận 12, Gò Vấp theo địa giới hành chính mới mà Nghị định 143/2006/NĐ-CP đã quy
định, tách bản đồ địa chính quận Tân Bình cũ thành bản đồ địa chính của quận Tân

Bình mới và quận Tân Phú. Thực hiện việc cập nhật biến động về thửa đất lên bản đồ
địa chính quận Hóc Môn, quận 2, quận 12 và trình Bộ TN&MT cấp giấy phép hoạt
động đo đạc bản đồ cho 17 đơn vị và thông báo danh sách 128 đơn vị đo đạc đang hoạt
động tại Thành phố.
I.1.3.Quản lý quy hoạch kế hoạch sử dụng đất
Sở TN&MT đã điều chỉnh QHSDĐ của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm
2010, KHSDĐ 5 năm (2006-2010) và được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 10/

Trang 2


Ngành: Quản lý đất đai

Đoàn Thụy Kiều Phương

2007/NQ-CP ngày 13/02/2007. Sở TN&MT cũng đã phối hợp với Sở Quy hoạch-Kiến
trúc, Sở Kế hoạch-Đầu tư tiến hành rà soát, lập danh mục các khu đất kêu gọi đầu tư
đến năm 2010.
Thành phố đã thẩm định 17 phương án QHSDĐ-KHSDĐ của quận, huyện
1,2,3,6,7,8,9, Thủ Đức, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Bình Tân, Bình Chánh, Gò Vấp, Nhà
Bè, Củ Chi, Hóc Môn, Cần Giờ. Thẩm định 91 phương án QHSDĐ-KHSDĐ chi tiết
cấp xã, phường, thị trấn thuộc các quận, huyện 1,2,3,6,8, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Củ
Chi.
I.1.4. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Sở TN&MT đã tiếp nhận 415 đơn xin giao đất, trình UBND Thành phố ký 146
quyết định giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất với diện tích 1271 ha, trong
đó có 472 ha đất dành cho 28 dự án nhà ở, 659 ha cho 69 dự án sản xuất kinh doanh,
139 ha cho 49 dự án công trình công cộng phúc lợi xã hội, an ninh quốc phòng, tôn
giáo.Tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đã được Nhà
nước giao đất, giải phóng mặt bằng. Hủy bỏ 24 quyết định giao đất do dự án chậm

triển khai thực hiện với diện tích 196 ha.
I.1.5. Đăng ký quyền sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất
Thành phố đã cơ bản hoàn thành công tác lập sổ địa chính để quản lý đất của tổ
chức và chuyển giao cho các quận huyện, Cục thuế để quản lý kiểm tra, thu tiền sử
dụng đất, cấp GCNQSDĐ cho tổ chức đang sử dụng đất. Năm 2007, UBND Thành
phố đã cấp 6649 GCNQSDĐ cho các tổ chức, giải quyết 90 hồ sơ cho thuê đất ngắn
hạn, đăng ký giao dịch bảo đảm cho 39829 hồ sơ, UBND các quận huyện đã cấp
41213 GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân.
I.1.6. Thống kê, kiểm kê đất đai
Thành phố đã triển khai công tác thống kê đất đai năm 2007 cấp Thành phố,
quận, huyện, phường, xã, thị trấn theo hướng dẫn của Bộ TN&MT. Chuyển giao thẩm
quyền đăng ký biến động nhà đất đối với hộ gia đình, cá nhân cho UBND quận, huyện.
Đăng ký biến động đối với 12.626 hồ sơ xin cấp đổi, cấp mới, chuyển mục đích
sử dụng đất của các đối tượng sử dụng đất.
I.1.7. Quản lý, phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản
Thị trường bất động sản của Thành phố năm 2007 hoạt động rất sôi nổi do thu
hút được nhiều dự án đầu tư lớn. Cơn sốt giá đất ngày càng nóng hơn trên địa bàn các
quận 2,7,9, Tân Bình do nhu cầu căn hộ chung cư cao cấp, văn phòng cho thuê, khách
sạn ngày càng tăng. Nhằm tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh, Sở TN&MT đã
tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo về bất động sản nhằm cung cấp, trao đổi kinh nghiệm
giữa các nhà đầu tư.
I.1.8. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về đất đai
UBND Thành phố đã lập 24 đoàn thanh tra về tài nguyên môi trường, trong đó
có 6 đoàn thanh tra về lĩnh vực đất đai. Kết quả thu được của 17 đoàn thanh tra trong
năm 2007 là đã thu hồi 2520m2 đất ở của Công ty cấp nước phường 15, Công ty công
ích (quận 11); 42,6 ha đất của Công ty bò sữa (huyện Củ Chi); 1 ha đất của Công ty
dược phẩm Trung ương; 1 ha đất của trường Trung học kỹ thuật Tân Phú (quận 9) do
được sử dụng sai mục đích; thu hồi 17515 m2 của Công ty Sơn Tùng do chuyển


Trang 3


Ngành: Quản lý đất đai

Đoàn Thụy Kiều Phương

nhượng trái phép. Kiểm tra việc sử dụng 465.254 m2 đất của 103 tổ chức không sử
dụng đất, sử dụng không đúng mục đích hoặc chuyển nhượng, cho thuê đất trái phép.
I.1.9. Giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp về đất đai
Năm 2007 Sở TN&MT đã tiếp 340 lượt công dân, giải đáp những thắc mắc về
khiếu nại tố cáo, TCĐĐ và hướng dẫn, giải thích quy trình thủ tục thực hiện cho người
dân được rõ.
Sở TN&MT đã tiếp nhận 1157 đơn thư khiếu nại tố cáo, TCĐĐ của các tổ
chức, cá nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND Thành phố. Trong đó có 283
đơn trùng lặp, 874 đơn mới và 347 đơn khiếu nại, 20 đơn tố cáo, 188 đơn TCĐĐ.
UBND Thành phố đã ban hành 142 quyết định xử phạt vi phạm hành chính về đất đai
với số tiền thu được là 1.336 triệu đồng và 10 quyết định tịch thu phương tiện khai
thác cát trái phép trên sông Đồng Nai.
Nhìn chung công tác quản lý Nhà nước về đất đai của UBND Thành phố trong
năm 2007 với sự tham mưu của Sở Tài nguyên và Môi trường đã đạt được nhiều kết
quả tốt đẹp giúp cho việc quản lý, sử dụng đất ngày càng hợp lý, hiệu quả, khoa học
hơn. Nhưng vẫn còn có một số hạn chế cần phải được khắc phục:
Công tác lập QHSDĐ-KHSDĐ của các quận, huyện, phường, xã còn chậm,
chưa gắn kết chặt chẽ QHSDĐ-KHSDĐ chi tiết với quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ
1:2000 nên chưa đạt tính khả thi cao trong thực tế.
Việc cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình cá nhân chưa đảm bảo tiến độ thời gian
như quy định của quy trình ISO vì các quận huyện chưa phân công rõ ràng nhiệm vụ
cho các phòng ban cũng như thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng có liên

quan với nhau.
Công tác kiểm tra, rà soát tình hình quản lý, sử dụng quỹ đất do Nhà nước trực
tiếp quản lý đối với các tổ chức, cơ quan, đơn vị chưa đúng tiến độ. Khi phát hiện tổ
chức, cơ quan vi phạm hành chính về đất đai thì gặp nhiều khó khăn trong xử lý do sự
việc có liên quan đến nhiều ban ngành cũng như trình tự thủ tục xử lý khá phức tạp,
mất nhiều thời gian.
Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai chưa đúng thời hạn quy
định vì địa phương xác minh nguồn gốc, quá trình sử dụng đất quá chậm và các ban
ngành chưa phối hợp tốt với nhau trong công tác.
Quỹ đất phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư do vị trí
không thuận tiện, chưa được giải phóng mặt bằng, thiếu sự đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ
thuật.
I.2. Cơ sở của vấn đề nghiên cứu
I.2.1.Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
a) Khái niệm về tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là hiện tượng vô cùng phổ biến, xảy ra trong mọi giai đoạn
lịch sử, mọi xã hội. TCĐĐ hiện nay là tranh chấp về quyền quản lý và sử dụng đất
giữa các đối tượng sử dụng đất với nhau vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
thống nhất quản lý. Tuy mỗi vụ tranh chấp có tính chất, mức độ, phạm vi tranh chấp
khác nhau nhưng đều có ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội, hoạt động sản
xuất và đời sống của những người có liên quan trong mối quan hệ tranh chấp đó. Vì
vậy việc giải quyết tranh chấp có hiệu quả sẽ đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm
minh, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người đi kiện và khôi phục lại hệ thống quản
lý, sử dụng đất hợp lý của xã hội.

Trang 4


Ngành: Quản lý đất đai


Đoàn Thụy Kiều Phương

Theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 132/2006/QĐ-UBND của UBND
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 05/9/2006, tranh chấp đất đai là việc hai cá nhân hoặc
giữa cá nhân với tổ chức hoặc giữa tổ chức với tổ chức có mâu thuẫn về quyền lợi và
nghĩa vụ trong quản lý, sử dụng nhà đất mà một trong hai bên hoặc cả hai có đơn yêu
cầu cơ quan hành chính Nhà nước thụ lý giải quyết.
Nói cách khác tranh chấp đất đai là sự tranh giành quyền quản lý, sử dụng đất
đối với một thửa đất cụ thể mà bên nào cũng cho rằng mình đúng pháp luật, hai bên
không tự giải quyết được mà yêu cầu cơ quan nhà nước phân xử. Những trường hợp
tranh chấp về lợi ích kinh tế gián tiếp liên quan đến quyền sử dụng đất như đòi bồi
thường tổn thất khi bị người khác gây thiệt hại đến việc sử dụng đất của mình, hoặc
tranh chấp về tiền bồi thường đất khi Nhà nước thực hiện dự án quy hoạch … cũng
được xem là tranh chấp đất đai.
b) Các dạng tranh chấp đất đai
- Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất: xảy ra do một bên
đương sự không thực hiện đúng theo những thỏa thuận trong hợp đồng hoặc không
thừa nhận đã chuyển đổi quyền sử dụng đất cho bên kia dẫn đến tranh chấp.
- Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: xảy ra khi một
trong hai bên không trả tiền, không giao đất, rút lại hợp đồng, không làm đúng hợp
đồng vì trong hợp đồng không ghi rõ diện tích, nghĩa vụ đóng thuế thuộc trách nhiệm
của bên nào, bên nào làm thủ tục hoặc hợp đồng chỉ bằng miệng, giấy tay nên đến nay
một bên không nhận là đã ký hợp đồng đó.
- Tranh chấp hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất: phát sinh khi hết thời hạn
thuê mà bên thuê không trả đất, không trả tiền thuê đất, sử dụng không đúng mục đích,
đòi lại đất trước thời hạn, không thừa nhận việc thuê mướn đất vì hai bên chỉ làm hợp
đồng miệng.
- Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất: do người có quyền quản lý sử
dụng đất hợp pháp chết không để lại di chúc hoặc phân chia di sản không đều hoặc di
chúc trái pháp luật nên con cháu tranh chấp phần thừa kế quyền sử dụng đất với nhau.

- Tranh chấp do lấn chiếm đất: xảy ra khi hai bên lấn chiếm đất của nhau hoặc
đất đã được chính quyền địa phương giao cho người khác sử dụng theo chính sách,
chủ trương về đất đai mà hiện nay chủ đất cũ tự ý chiếm lại.
- Tranh chấp do bị cản trở thực hiện quyền sử dụng đất: là các trường hợp đất
nằm cách xa mặt tiền đường, nguồn nước nên bị người khác cản trở không cho đi lại,
hoặc không cho sử dụng đường mương chung để tưới tiêu nữa nên dẫn đến tranh chấp.
- Tranh chấp về việc làm thiệt hại đến quyền sử dụng đất của người khác: là
những trường hợp một bên làm đổ dầu lên đất, sạt lở đất, hủy hoại đất hoặc làm giảm
hiệu quả sử dụng đất của người khác dẫn đến tranh chấp với nhau.
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất: xảy ra khi hai bên đều nói là mình có
quyền sử dụng đất hợp pháp và đưa ra bằng chứng về việc sử dụng đất hợp pháp của
mình.
- Tranh chấp tài sản gắn với liền với đất (như là nhà, cây lâu năm, công trình
khác) và tranh chấp về quyền thừa kế, chuyển nhượng quyền sử dụng đất để yêu cầu
được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.
- Tranh chấp đất trong vụ án ly hôn: cụ thể là tranh chấp để yêu cầu cơ quan
Nhà nước phân chia tài sản là quyền sử dụng đất sau khi vợ chồng ly hôn.

Trang 5


Ngành: Quản lý đất đai

Đoàn Thụy Kiều Phương

- Tranh chấp đòi tiền mua đất: là dạng tranh chấp có nội dung gần giống như
tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
c) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
Luật đất đai đã khẳng định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
thống nhất quản lý”. Với chế độ sở hữu toàn dân về đất đai nên tranh chấp đất đai chỉ

có thể là tranh chấp về quyền quản lý và sử dụng đất. Vì vậy để giải quyết tranh chấp
đất đai, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những quan điểm, nguyên tắc và thẩm quyền
giải quyết tranh chấp đất đai nhằm hạn chế tối đa đơn thư khiếu nại tố cáo, tranh chấp
về đất đai. Việc giải quyết TCĐĐ phải quán triệt các nguyên tắc sau:
- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý nên kiên
quyết bảo vệ thành quả cách mạng về ruộng đất đồng thời sửa chữa, khắc phục những
trường hợp xử lý sai quy định pháp luật.
- Lấy nhân dân làm gốc, phải dựa vào dân, bàn bạc dân chủ, công khai quỹ đất
với nhân dân, phát huy tình đoàn kết để tìm ra giải pháp, tránh tình trạng áp buộc,
mệnh lệnh, quan liêu. Đề cao vai trò của tổ chức, đoàn thể để hòa giải có hiệu quả cao.
- Mục đích cuối cùng của việc giải quyết tranh chấp đất đai là ổn định, phát
triển sản xuất, cải thiện đời sống cho nhân dân nên phải kết hợp việc giải quyết TCĐĐ
với việc tổ chức tái sản xuất, bố trí cơ cấu lao động cho phù hợp.
- Kết hợp giữa căn cứ pháp luật với thực tiễn, chính sách đất đai với các chính
sách xã hội khác.
- Mọi cá nhân, tổ chức sử dụng đất đều bình đẳng trước pháp luật.
- Trong quá trình phát triển của đất nước, tùy theo tình hình cụ thể mà Đảng và
Nhà nước có chủ trương, chính sách đất đai phù hợp.Vì vậy giải quyết tranh chấp đất
đai, khiếu nại, tố cáo phải căn cứ vào thời điểm phát sinh của vụ việc và chính sách
tương ứng của từng thời kỳ.
- Giải quyết các khiếu nại tranh chấp đất đai trên cơ sở tôn trọng quá trình sử
dụng ổn định lâu dài của các chủ sử dụng đất, bảo vệ lợi ích của người sử dụng đất
đồng thời phải tôn trọng quy hoạch sử dụng đất của chính quyền địa phương và của
Chính phủ. Khi giải quyết nếu phát sinh các vấn đề về kinh tế, lợi ích vật chất thì phải
đảm bảo lợi ích của cả người sử dụng đất và Nhà nước.
d) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Theo Điều 136 Luật đất đai 2003, thẩm quyền giải quyết TCĐĐ như sau:
* Tranh chấp tài sản gắn liền với đất hoặc tranh chấp về quyền sử dụng đất mà
đương sự có GCNQSDĐ hoặc có một trong các loại giấy tờ sau thì thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án nhân dân.

- Giấy tờ về quyền sử dụng đất trước 15/10/1993 do cơ quan Nhà nước cấp
theo chính sách đất đai của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (miền Bắc), Chính Phủ
Cách mạng lâm thời (miền Nam), nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với
đất; giấy tờ giao nhà tình thương gắn liền với đất.
- Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở
trước 15/10/1993 nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận đã sử dụng trước
15/10/1993.
- Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp
luật.

Trang 6


Ngành: Quản lý đất đai

Đoàn Thụy Kiều Phương

- Giấy tờ do cơ quan chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất ghi tên người khác và giấy tờ chuyển nhượng
có chữ ký của các bên (chưa chuyển quyền sử dụng đất theo LĐĐ 2003) và được
UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp.
- Bản án, quyết định của TAND, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành
án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước đã được thi hành.
* Tranh chấp đất đai mà đương sự không có GCNQSDĐ hoặc giấy tờ nhà đất
hợp lệ thì:
- Trường hợp TCĐĐ giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì
Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết
lần đầu và ban hành Quyết định giải quyết TCĐĐ lần thứ nhất. Nếu một hoặc hai bên
không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc

trung ương và Quyết định giải quyết TCĐĐ lần thứ hai của Chủ tịch UBND tỉnh là
quyết định cuối cùng, bắt buộc hai bên phải thi hành.
- Trường hợp TCĐĐ giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc với cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng
dân cư thì Chủ tịch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu và ban
hành Quyết định giải quyết TCĐĐ lần thứ nhất. Nếu một hoặc hai bên không đồng ý
thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ TN&MT và Quyết định giải quyết TCĐĐ lần
thứ hai của Bộ TN&MT là quyết định cuối cùng.
e) Trình tự, thủ tục giải quyết TCĐĐ
Theo quy định của Luật đất đai 2003 tại Điều 135 thì bước đầu tiên không thể
thiếu trong giải quyết TCĐĐ là bước hòa giải ở cấp cơ sở. “Nhà nước khuyến khích
các bên tự hoà giải, giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ sở. Các bên không
hòa giải được thì UBND xã, phường, thị trấn nơi có tranh chấp nhận đơn và phối hợp
với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, tổ chức xã hội khác tiến hành hoà giải TCĐĐ trong thời hạn 30 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đơn. Kết quả hòa giải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên, có
xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Nếu kết quả hoà giải
khác với hiện trạng sử dụng đất thì UBND xã, phường, thị trấn chuyển kết quả lên cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai”. Nếu
hòa giải không thành thì đương sự có quyền nộp hồ sơ đến UBND quận hoặc UBND
tỉnh để yêu cầu được giải quyết lần thứ nhất. Sau khi Phòng Tiếp công dân quận hoặc
tỉnh thụ lý đơn sẽ chuyển cho Phòng TN&MT hoặc Sở TN&MT tham mưu giải quyết.
Phòng hoặc Sở TN&MT sau khi xác minh, thu thập chứng cứ, tiếp xúc với các bên sẽ
lập tờ trình đề xuất cách giải quyết để trình Chủ tịch UBND quận hoặc tỉnh ký duyệt.
Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì đương sự có quyền nộp hồ sơ
đến UBND tỉnh(đối với vụ việc do UBND quận giải quyết lần đầu) hoặc Bộ TN&MT
(đối với vụ việc do UBND tỉnh giải quyết lần đầu) để được giải quyết lần hai. Quyết
định giải quyết lần thứ hai là quyết định có hiệu lực cuối cùng, bắt buộc hai bên phải
thi hành.
f) Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai

Thời gian giải quyết TCĐĐ được tính bằng đơn vị là ngày làm việc, tức là
ngày làm việc hành chính không tính ngày nghỉ cuối tuần và ngày lễ tết.

Trang 7


Ngành: Quản lý đất đai

Đoàn Thụy Kiều Phương

Khi UBND phường nhận được đơn đề nghị giải quyết tranh chấp của bên
tranh chấp thì phải ra thông báo cho hai bên tranh chấp biết trong thời hạn 10 ngày.
Giấy mời hai bên đến UBND phường để tiến hành hòa giải phải được gửi
trước ít nhất là 03 ngày. Thời gian tối đa để hoàn tất việc hòa giải là 30 ngày kể từ
ngày UBND phường nhận đơn, nếu phải đo vẽ trưng cầu giám định thì được thêm thời
gian không quá 20 ngày.
Nếu hòa giải 2 lần mà không thành hoặc UBND phường đã mời 3 lần mà một
bên hay hai bên cố tình không đến thì UBND phường sẽ hướng dẫn để họ trực tiếp nộp
đơn tranh chấp lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Cán bộ tiếp công dân của UBND quận sẽ tiếp nhận đơn, ghi vào sổ theo dõi,
làm đề xuất chuyển đơn đến Phòng TN&MT nếu đúng thẩm quyền giải quyết của
Phòng TN&MT và thông báo việc thụ lý đơn cho người dân biết. Toàn bộ công việc
trên phải hoàn tất trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đơn. Nếu cán bộ tiếp công dân
thấy đơn nộp không đúng cơ quan giải quyết thì trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận
được đơn, phải hướng dẫn họ gửi đơn đến đúng nơi sẽ giải quyết. Nếu đơn gửi qua
đường bưu điện mà nội dung chưa đầy đủ thì trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận
được đơn, cán bộ phải yêu cầu người nộp đơn bổ túc hồ sơ cho đầy đủ để chuyển cho
Phòng TN&MT thụ lý.
Cán bộ trực tiếp thụ lý hồ sơ TCĐĐ của Phòng TN&MT sẽ nghiên cứu, tìm
hướng giải quyết, lập tờ trình, đề xuất Quyết định giải quyết chuyển cho UBND quận

ký duyệt. Công việc này được hoàn thành trong 25 ngày kể từ ngày nhận đơn do
Phòng tiếp dân chuyển sang. Nếu phải đo vẽ, trưng cầu giám định thì được tính thêm
không quá 20 ngày.
Chủ tịch UBND quận trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được bản dự thảo
Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Phòng TN&MT tham mưu sẽ ký tên, ban
hành Quyết định chính thức. Nếu Chủ tịch UBND quận thấy hồ sơ còn điểm vướng
mắc chưa được giải quyết hợp lý thì sẽ yêu cầu họp bàn giữa các phòng ban để giải
quyết. Trong vòng 10 ngày, Văn phòng Hội đồng nhân dân-UBND quận sẽ bố trí cuộc
họp. Trong vòng 5 ngày kể từ ngày họp, báo cáo về kết quả họp bàn phải được thông
báo đến cho các cơ quan, ban, ngành có liên quan biết. Nếu Chủ tịch UBND quận yêu
cầu xác minh bổ sung tài liệu để có thể ban hành quyết định thì việc này không được
quá 15 ngày.
Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND Thành phố thì quy trình
làm việc cũng giống như của UBND quận nhưng thời gian từ lúc Sở TN&MT thụ lý
đến lúc lập tờ trình, báo cáo đề xuất giải quyết là 30 ngày, nếu có đo vẽ trưng cầu giám
định thì tính thêm không quá 20 ngày. Thời gian để Giám đốc Sở TN&MT ký quyết
định và trình UBND Thành phố, Văn phòng HĐND, Văn phòng tiếp công dân Thành
phố là 10 ngày.
g) Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai
Theo Điều 161 Luật đất đai thì căn cứ để giải quyết TCĐĐ (trường hợp không
có giấy tờ về quyền sử dụng đất) gồm:
- Nguồn gốc, quá trình sử dụng đất do các bên đưa ra (chứng cứ)
- Ý kiến của Hội đồng tư vấn giải quyết TCĐĐ của xã, phường, thị trấn do
UBND xã, phường thành lập (gồm có Chủ tịch, phó chủ tịch UBND phường, xã; Đại
diện của MTTQVN xã, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc;

Trang 8


Ngành: Quản lý đất đai


Đoàn Thụy Kiều Phương

Đại diện của một số hộ gia đình sống lâu đời ở xã biết rõ nguồn gốc, quá trình sử dụng
của thửa đất đang tranh chấp; Cán bộ địa chính; Cán bộ tư pháp xã).
- Thực tế diện tích đất các bên đang sử dụng không tính phần diện tích đang
tranh chấp, bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu ở địa phương.
- Đất đang tranh chấp có phù hợp với quy hoạch chi tiết đã được xét duyệt.
- Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước.
- Quy định của pháp luật về giao, cho thuê đất.
I.2.2.Cơ sở pháp lý của đề tài nghiên cứu
- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992
- Luật đất đai năm 1993 và Luật đất đai năm 2003
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật đất đai
2003
- Luật khiếu nại tố cáo năm 1998 đã được sửa đổi bổ sung vào năm 2004 và
năm 2005
- Quyết định 132/2006/QĐ-UBND ngày 05/9/2006 của UBND Thành phố Hồ
Chí Minh về tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- Quyết định số 63/2007/QĐ-UBND ngày 20/4/2007 của UBND Thành phố Hồ
Chí Minh về việc ban hành biểu mẫu nghiệp vụ tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Một số bộ luật khác có liên quan như Luật dân sự, Luật hôn nhân gia đình
I.2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
- Công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn.
- Tình hình tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai từ năm 1997 cho đến
tháng 3/2008.

Trang 9



Ngành: Quản lý đất đai

Đoàn Thụy Kiều Phương

I.3. Khái quát địa bàn nghiên cứu

Bản đồ quận Thủ Đức
I.3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên của quận Thủ Đức
a) Vị trí địa lý
Quận Thủ Đức được thành lập vào tháng 4/1997 theo Nghị định 03/CP của Thủ
tướng Chính phủ ngày 06/01/1997 chia huyện Thủ Đức thành quận Thủ Đức, quận 2,
quận 9. Quận Thủ Đức trải dài từ 100 49’ đến 10054’ vĩ độ Bắc, kéo dài từ 106047’86”
đến 106047’98” kinh độ Đông và có diện tích tự nhiên hơn 4765 ha. Quận chia thành
12 phường, gồm 73 khu phố.
Với vị trí nằm ở hướng Bắc- Đông Bắc của TP.HCM, tiếp giáp nhiều khu vực
đang phát triển mạnh mẽ nên quận Thủ Đức có điều kiện thuận lợi để vươn lên một
tầm cao mới. Phía Bắc giáp huyện Thuận An và huyện Dĩ An của Bình Dương giúp dễ
dàng lưu thông hàng hóa giữa các khu công nghiệp, khu chế xuất và tận dụng cơ sở hạ
tầng khá hoàn chỉnh của nhau. Phía Nam giáp với quận 2, quận Bình Thạnh. Khu đô
thị mới Thủ Thiêm quận 2 đang được hình thành, sẽ là trung tâm hành chính-thương
mại của Thành phố và cả nước, là động lực thúc đẩy sự phát triển của Thủ Đức với vai
trò là nơi tập trung nhiều khu dân cư hiện đại, là khu đô thị vùng ven để mở rộng quy
mô Thành phố trong tương lai. Phía Đông giáp với quận 9 nên có lợi thế trong cung
cấp nguồn lao động trình độ cao cho Khu Công nghệ cao quận 9 và tiếp cận những
Trang 10


Ngành: Quản lý đất đai


Đoàn Thụy Kiều Phương

thành tựu khoa học công nghệ tiến bộ vào đời sống, lao động sản xuất. Phía Tây quận
Thủ Đức giáp với quận 12. Vị trí tự nhiên thuận lợi và cơ sở vật chất kỹ thuật khá hoàn
thiện cùng với nguồn lao động trí thức đông đảo sẽ là nền tảng vững chắc để phát triển
kinh tế-xã hội của quận trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bảng I.1: Diện tích tự nhiên của quận phân theo đơn vị hành chính
STT

Phường

Diện tích
(ha)

Tỷ lệ (%)

01

Linh Đông

249,25

5,23

02

Hiệp Bình Chánh

646,95


13,58

03

Hiệp Bình Phước

765,34

16,06

04

Tam Phú

308,56

6,47

05

Linh Xuân

387,07

8,12

06

Linh Chiểu


141,19

2,96

07

Trường Thọ

499,31

10,48

08

Bình Chiểu

541,20

11,36

09

Linh Tây

136,22

2,86

10


Bình Thọ

121,17

2,54

11

Tam Bình

217,46

4,56

12

Linh Trung

706,11

14,82

13

Toàn quận

4.764,90

100


(Nguồn: Phòng Thống kê quận Thủ Đức)
b) Địa hình
Địa hình của quận Thủ Đức tương đối đồng nhất và bằng phẳng với độ dốc nhỏ
0
hơn 3 , gồm hai dạng địa hình chính là dạng gò và dạng địa hình thấp.
- Địa hình dạng gò có độ cao từ 1,5m đến 30m chiếm 46% tổng diện tích tự
nhiên của quận, có cường độ chịu lực lớn hơn 1,5 kg/cm2, cấu tạo địa chất tốt, thuận
lợi cho việc xây dựng. Địa hình gò tập trung ở các phường Linh Trung, Linh Chiểu,
Linh Xuân, Linh Tây, Bình Thọ, Bình Chiểu và một phần ở các phường Tam Bình,
Tam Phú, Trường Thọ.
- Địa hình dạng thấp: tập trung ở phía Nam của quận, cấu tạo chủ yếu gồm bùn
và sét nên dễ sụt lún, cường độ chịu lực nhỏ hơn 1,5 kg/cm2. Địa hình này thích hợp
cho việc sản xuất nông nghiệp, trồng cây cảnh, xây dựng nhà vườn. Các phường có
dạng địa hình thấp gồm Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, Linh Đông, Tam Bình,
Tam Phú, Trường Thọ.
c) Khí hậu
Khí hậu của quận mang nét đặc trưng của khí hậu miền Nam bởi hai mùa mưa
nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 khá
đều đặn, thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên do địa hình ở một số phường
khá thấp nên khi mưa lớn, triều cường, hồ Trị An xả lũ thường bị ngập úng, vỡ nhiều
Trang 11


Ngành: Quản lý đất đai

Đoàn Thụy Kiều Phương

khúc bờ đê bảo vệ ven sông. Nhiệt độ trung bình là 270C, thấp nhất là 130C, cao nhất
là 400C, độ ẩm không khí là 80%, lượng mưa trung bình khá cao 1800-2000 mm/năm,

số giờ nắng trung bình mỗi ngày là 6,3 giờ, tổng lượng bức xạ 348 Kcal/cm2. Gió thổi
theo hai hướng chính là gió Đông Bắc từ tháng 2 đến tháng 11 và gió Tây Nam thổi
vào những tháng còn lại với tốc độ trung bình 2,5- 4,7 m/s. Với xu hướng đô thị hóa
mạnh mẽ của quận trong tương lai, việc phát triển các ngành kinh tế hầu như không
còn phụ thuộc vào thời tiết khí hậu mà chủ yếu là dựa vào yếu tố con người.
d) Hệ thống thủy văn
Hệ thống sông rạch của quận khá đa dạng, dày đặc, chủ yếu là sông Sài Gòn
chảy qua địa bàn với chiều dài hơn 20 km. Đây là một thế mạnh giúp phát triển các
lĩnh vực kinh tế cho thu nhập cao như kinh doanh nhà hàng, khu ẩm thực giải trí ven
sông, các khu công viên nước. Dòng chảy ổn định theo chế độ bán nhật triều, mực
nước trung bình là 0,8 m. Sông ngòi len lỏi mọi ngõ ngách giúp cung cấp nguồn nước
ngọt cho tưới tiêu, nuôi cá và vận chuyển phân bón, nông phẩm bằng ghe thuyền rất
đắc lực. Nhưng hiện nay nguồn nước thải độc hại từ các khu công nghiệp, nhà máy xí
nghiệp chế biến thực phẩm, dệt nhuộm đã làm ô nhiễm nặng nhiều sông rạch như kênh
tiêu Ba Bò, rạch Bình Thọ, Suối Cái, rạch Cầu Trắng, … ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe của người dân và việc phát triển nông nghiệp của quận.
Nguồn nước ngầm có trữ lượng lớn, chất lượng tốt, phân bố ở vùng đất gò, độ
cao mực nước ngầm vào mùa mưa là từ 2-4 m, vào mùa khô là 5-9 m. Tuy nhiên do
phần lớn đất thuộc dạng phèn tiềm tàng nên mùa khô nước ngầm một số nơi bị nhiễm
phèn khá nặng, phải qua xử lý mới sử dụng được. Hiện nay do tình trạng ô nhiễm
nguồn nước và khai thác nước ngầm quá mức nên các hộ dân đang dần chuyển sang sử
dụng nước máy từ hệ thống cấp nước Đồng Nai thay cho nước giếng khoan.
e) Tài nguyên đất
Quận có diện tích đất tự nhiên hơn 4764 ha chiếm 2% diện tích đất của
TP.HCM, gồm ba loại đất chính là đất phèn, đất xám, đất vàng xám.
Đất phèn có diện tích 2063 ha, chiếm 43,31% diện tích tư nhiên, phân bố ở các
phường Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Đông và một phần phường Tam
Phú, Tam Bình, Trường Thọ. Đất này không thích hợp cho nông nghiệp nhưng vẫn
được cải tạo để trồng một số cây giá trị trung bình như mãng cầu xiêm, thơm, điều,
mít, mận, dừa, cau, sen, rau muống.

Đất xám có diện tích 1180 ha, chiếm 24,76% tổng diện tích, phân bố ở phường
Linh Trung, Linh Tây, Linh Chiểu, Bình Thọ, một phần phường Tam Phú, Tam Bình,
Linh Đông. Do có cấu tạo địa chất tốt nên loại đất này được dùng chủ yếu để phát triển
khu dân cư, khu công nghiệp, làm đường giao thông.
Đất vàng xám có diện tích 1123 ha, chiếm 24% tổng diện tích, phân bố ở Linh
Xuân, Bình Chiểu, một phần phường Linh Trung, thích hợp cho trồng lúa, bắp, bưởi,
cam sành, ... nhưng hiện nay do sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, thu nhập
thấp nên chuyển sang sản xuất phi nông nghiệp.
f) Động thực vật
Hầu hết đất tự nhiên đã được dùng vào mục đích công nghiệp, thương mại, dịch
vụ nên nguồn động thực vật bản địa đã bị hủy hoại gần hết. Những loài cá đồng đặc
sản như cá lóc, cá trê, cá rô, cá bống dừa ngày càng hiếm gặp trong tự nhiên. Thực vật
khá phong phú gồm các loài cây sống ven sông, cây mọc trên đất phèn như mù u, vẹt,
dừa nước, rau mướp, ... ngoài ra còn nhiều loại cây gỗ to trên đất gò như bằng lăng, sọ

Trang 12


Ngành: Quản lý đất đai

Đoàn Thụy Kiều Phương

khỉ, me tây, phượng vỹ, cây keo, thầu dầu, ... trước đây còn có đồn điền cao su nay đã
bị bỏ hoang và được dùng làm trường học, bệnh viện.
Với tốc độ đô thị hóa cao, hệ động thực vật tự nhiên đang mất dần tính đa dạng
phong phú. Để phát triển bền vững cần chú trọng bảo vệ môi trường sống tự nhiên, đặc
biệt như loại hình khu du lịch ẩm thực sinh thái ven sông vừa cho thu nhập cao vừa
bảo vệ môi trường.
I.3.2. Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội của quận Thủ Đức
a) Cơ cấu kinh tế và thực trạng phát triển của các ngành kinh tế

* Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của quận chủ yếu là dịch vụ và công nghiệp với tốc độ tăng
trưởng kinh tế trung bình là 21,4% và GDP năm 2007 là 6220 tỷ đồng, thu nhập bình
quân mỗi năm là 16,7 triệu đồng /người. Định hướng phát triển kinh tế của quận là đẩy
mạnh phát triển thương mại-dịch vụ, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển,
đặc biệt là kinh tế tư nhân và kinh tế hợp tác xã.
Bảng I.2 : Cơ cấu kinh tế của quận Thủ Đức năm 2007
Ngành

Năm

2006

2007

2010

Nông nghiệp (%)

0,57

0,48

Công nghiệp (%)

37,37

36,82

0,29

35,2

Thương mại - Dịch vụ (%)
62,06
62,7
64,51
(Nguồn: Phòng Thống kê quận Thủ Đức)
* Nông nghiệp
Ngành nông nghiệp của quận có xu hướng giảm dần về diện tích, tỷ trọng đóng
góp vào tổng giá trị kinh tế, nhưng vẫn duy trì giá trị sản xuất nông nghiệp mỗi năm từ
30-35 tỷ đồng. Diện tích đất nông nghiệp năm 2007 là 1231,82 ha, chiếm 24,85% tổng
diện tích đất tự nhiên của quận, cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiện nay chủ yếu gồm
những giống có giá trị cao, cần phải đầu tư vốn và kỹ thuật sản xuất tiến bộ như cá
giống, bò sữa, trồng lan, cây cảnh, ... Do môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm, giá
phân bón, thức ăn gia súc tăng quá cao nên số hộ sản xuất nông nghiệp ngày càng
giảm. Lao động nông nghiệp năm 2006 gồm 4826 người, giảm 13% so với năm 2003.
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2006 là 29,3 tỷ đồng trong đó trồng trọt đóng
góp 19,6 tỷ đồng, bình quân lương thực còn quá thấp so với cả nước do tỷ trọng của
ngành nông nghiệp chỉ chiếm chưa đến 1% tổng GDP của quận.
* Công nghiệp
Công nghiệp chiếm tỷ lệ 36,8% trong cơ cấu kinh tế, đóng góp 2864 tỷ đồng
vào tổng thu nhập chung của quận. Số cơ sở sản xuất ngày càng nhiều chủ yếu là các
cơ sở sản xuất cá thể có quy mô trung bình, được đầu tư trang thiết bị khá hiện đại.
Diện tích đất dành cho phát triển công nghiệp là 1954 ha, chiếm 41,02% tổng diện tích
tự nhiên với nguồn vốn đầu tư là 69,12 tỷ đồng vào năm 2006. Tốc độ phát triển của
ngành công nghiệp năm 2006 là 17%, phát triển nhất là công nghiệp chế biến lương
thực, thực phẩm và may mặc. Trung ương và Thành phố quản lý chiếm 91% số cơ sở,
xí nghiệp sản xuất, còn lại do quận quản lý, chỉ có 224 cơ sở doanh nghiệp ngoài Quốc
doanh. Các khu công nghiệp lớn như KCN Trường Thọ-Linh Trung 139 ha, KCN Linh


Trang 13


Ngành: Quản lý đất đai

Đoàn Thụy Kiều Phương

Xuân 80 ha, KCN quận 1 có diện tích 27 ha, Khu chế xuất Linh Trung 60 ha, ... hầu
hết đều có vị trí thuận tiện dọc theo các tuyến đường lớn. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
công nghiệp ổn định và xuất khẩu 33% tổng sản phẩm công nghiệp cho các tỉnh thành
khác, chủ yếu là sản phẩm may mặc, chế biến. Bên cạnh việc kêu gọi đầu tư, khuyến
khích phát triển công nghiệp, việc xử lý nước thải, rác thải công nghiệp để bảo vệ môi
trường, bảo vệ sức khỏe người dân ngày càng được các cơ quan chức năng quan tâm
hơn. Một số xí nghiệp, nhà máy sản xuất then chốt có quy mô lớn, sản xuất hiệu quả
cao là nhà máy nhiệt điện Thủ Đức, nhà máy nước Thủ Đức, Ximăng Hà Tiên, Công
ty dệt Việt Thắng, sữa Vinamilk, mì ăn liền Colusa, bánh kẹo Kinh Đô.
* Dịch vụ
Năm 2006 ngành thượng mại dịch vụ đã chiếm 62,7% cơ cấu kinh tế, đạt giá trị
1009 tỷ đồng thu hút 25000 lao động với vốn đầu tư 133 tỷ đồng cho 14800 cơ sở.
Gần đây hoạt động kinh doanh nhà trọ trở nên phổ biến nhằm phục vụ nguồn lao động
nhập cư đông đảo từ các nơi khác đến. Đa số là công nhân trong các khu công nghiệp ,
khu chế xuất, sinh viên ... Năm 2006 quận có 5860 nhà trọ, khách sạn đạt doanh thu
118 tỷ đồng. Dịch vụ thương mại là ngành kinh tế chủ yếu, được ưu tiên đầu tư phát
triển nên hàng năm có tốc độ phát triển trên 20%. Các trung tâm thương mại lớn gồm
chợ Thủ Đức, chợ Bình Triệu, chợ đầu mối Tam Bình, ... Dịch vụ tín dụng - ngân hàng
ngày càng hoạt động hiệu quả, trang bị máy móc thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu
của người dân và các nhà đầu tư, đặc biệt hiện nay hệ thống rút tiền bằng thẻ ATM đã
đưa vào hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong thời kỳ hội nhập. Các
loại hình kinh doanh dịch vụ khác như bưu chính viễn thông, công nghệ phần mềm,
giao thông vận tải cũng ngày càng được nâng cao chất lượng phục vụ, có đóng góp

quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của quận.
b) Hiện trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
* Giao thông
Hệ thống giao thông khá hoàn thiện, kết nối thông suốt giữa các nhà máy, xí
nghiệp với thị trường tiêu thụ. Đường bộ có chiều dài 251,26 km, gồm các đường lớn
như Xa lộ Trường Sơn, Xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 13, Tỉnh lộ 43, ... Trong đó Trung ương
quản lý 9,2 km đường Xa lộ Hà Nội, Thành phố quản lý 36 km đường bêtông nhựa
khác, quận quản lý 61 km đường bêtông nhựa, đường nhựa thường, đường cấp phối
sỏi đỏ. Đường hẻm dài 145 km nối liền 316 hẻm, 73 khu phố, hiện nay theo Quyết
định 88/2007/QĐ-UB ngày 04/7/2007 đến năm 2010 các đường liên phường, liên khu
phố sẽ được bêtông hóa hoàn toàn để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, giảm tình
trạng kẹt xe, tai nạn giao thông. Bên cạnh đó hệ thống cầu vượt của quận cũng khá tốt
như cầu vượt Linh Trung, Linh Xuân, Gò Dưa, Sóng Thần, Bình Phước.
Đường thủy: các sông rạch lớn như sông Sài Gòn, Rạch Chiếc, rạch ximăng Hà
Tiên, rạch Gò Dưa, Rạch Ông Dầu, rạch Vĩnh Bình, … thuận tiện cho việc lưu thông
bằng ghe. Công tác giữ gìn vệ sinh môi trường, nạo vét lòng sông, đắp sửa bờ bao đề
phòng ngập lụt mùa mưa được thực hiện thường xuyên. Trên địa bàn quận có tất cả 23
cây cầu tải trọng từ 2-3 tấn với chiều dài 339,2 m trong đó 6 cầu do Trung ương Thành phố quản lý, 17 cầu do quận quản lý. Hầu hết các cây cầu trên hiện đã cũ kỹ
nhưng vẫn còn sử dụng được như cầu Bình Triệu, cầu Gò Dưa, cầu Bình Lợi, … đồng
thời quận đã đầu tư xây dựng một số cây cầu mới nhằm tạm thời giảm áp lực lưu thông
ngày càng cao.

Trang 14


Ngành: Quản lý đất đai

Đoàn Thụy Kiều Phương

Đường sắt đi qua địa bàn quận gồm đường sắt Bắc Nam với chiều dài 6,7 km và

hai nhà ga lớn là ga Sóng Thần, ga Bình Triệu. Tuy giao thông bằng đường sắt vẫn
phục vụ khá tốt nhưng cơ sở vật chất kỹ thuật đã cũ, thiếu đường bộ dọc theo hai bên
đường sắt, các đường ray xe lửa thường cắt ngang đường bộ ở các khu vực đông dân
cư nên dễ gây tai nạn và kẹt xe vào giờ cao điểm.
* Hệ thống thông tin liên lạc
Quận có hệ thống bưu điện khá hoàn chỉnh gồm một bưu điện trung tâm quận
và 12 bưu cục phân bố trên 12 phường. Ngoài ra hệ thống điện thoại công cộng được
lắp đặt khắp nơi sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc không chỉ cho người dân
trong quận mà các quận xung quanh. Hầu hết các hộ gia đình đều có truyền hình và
rađio để giải trí, trao đổi, nắm bắt tin tức hằng ngày, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày
càng tăng. Mỗi phường đều được trang bị một hệ thống phát thanh riêng để phổ biến,
tuyên truyền tin tức nội bộ, quy định pháp luật của nhà nước đến từng hộ dân.
* Hệ thống điện
Tất cả các hộ gia đình đều được cung cấp điện đến tận nhà, nhu cầu sử dụng
điện cho sản xuất cũng được đáp ứng đầy đủ, ổn định vì nguồn điện khá dồi dào được
cung cấp bởi các nhà máy thủy điện Đa Nhim, Trị An, quận cũng có nhà máy nhiệt
điện có công suất khá lớn. Đường dây cao thế đi qua địa bàn quận có chiều dài 33 km,
đường dây hạ thế dài 200 km với 04 trạm điện trung gian là trạm Sài Gòn, Bà Triệu,
Vikimcô, trạm Thủ Đức Bắc.
* Hệ thống cấp thoát nước
Nguồn nước ngầm của quận có chất lượng tốt nên có 51.632 hộ sử dụng nước
giếng khoan, chiếm tỷ lệ 54% tổng số hộ. Những hộ còn lại sử dụng nước máy Đồng
Nai,Thủ Đức. Nguồn nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ
được cung cấp đầy đủ nhưng nước thải chưa được xử lý tốt nên nguồn nước mặt và
nước ngầm của quận hiện đang bị ô nhiễm nặng nề, gây ảnh hưởng lâu dài và nghiêm
trọng đến sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế, xã hội. Quận cũng đã đầu tư lắp
đặt, xây dựng hệ thống đường ống cấp thoát nước, cống rãnh rộng khắp nhằm tránh
tình trạng ngập nước mùa mưa trong khu đô thị.
c) Hiện trạng phát triển xã hội
* Dân số và lao động

Dân số của quận năm 2007 gồm có 370078 người, tập trung đông nhất ở
phường Bình Chiểu, tiếp theo là Hiệp Bình Chánh, Linh Xuân, Linh Trung do những
phường này có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ sở vật chất kinh tế xã hội
hoàn chỉnh. Mật độ dân số của quận khá cao, cao nhất là tại phường Linh Chiểu, thấp
nhất là ở Hiệp Bình Phước.

Trang 15


×