Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

KHẢO SÁT TỶ LỆ LỢI DỤNG GỖ TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG Á CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TỶ LỆ LỢI DỤNG GỖ TẠI CÔNG TY
XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG Á CHÂU

Họ và tên sinh viên: ĐỖ BÁ TOÀN
Ngành: CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Niên khóa: 2004 – 2008

Tháng 06/2008


KHẢO SÁT TỶ LỆ LỢI DỤNG GỖ TẠI CÔNG TY
XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG Á CHÂU

Tác giả

ĐỖ BÁ TOÀN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Chế biến lâm sản

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Hoàng Thị Thanh Hương

Tháng 06 năm 2008



LỜI CẢM ƠN
Xin chân chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu và toàn thể quý thầy cô trường đại học Lâm TP.Hồ Chí Minh đã tận tình dậy dỗ tôi trong
trong suốt khóa học.
Cô TS. Hoàng Thị Thanh Hương giảng viên trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, người
trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài.
Ban giám đốc, quản đốc, và toàn thể anh chị trong Công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng Á Châu đã tạo
điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại Công ty.
Anh Nguyễn Bảo Quốc trợ lý giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng Á Châu đã nhiệt tình giúp
đỡ tôi.
Các bạn đồng nghiệp và người thân. Đặt biệt tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sác đến ba mẹ, người đã sinh
thành ra tôi, nuôi dưỡng và luôn mong tôi nên người.
Tp. Hồ Chí Minh 15-06-2008
Đỗ Bá Toàn


TÓM TẮT
Đề tài “ Khảo sát tỷ lệ lợi dụng gỗ tại công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng Á Châu”. Công ty có trụ sở
tại số 135A đường Paster, Phường 6, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh – đây cũng là cửa hàng trưng bày sản
phẩm của Công ty. Nhà máy sản xuất của Công ty đặt tại xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Thời gian thực hiện đề tài từ 26/03/2008 đến 10/06/2008. Trong quá trình khảo sát đề tài đã thực hiện được
một số nội dung cụ thể như:
Nguồn nguyên liệu tại công ty luôn bảo đảm cho quá trình sản xuất. Nguyên liệu gỗ công ty nhập về đáp
ứng được kích thước cũng như độ ẩm theo yêu cầu. Tuy nhiên còn có nhiều khuyết tật (bị mắt gỗ, nứt, mục,
cong vênh) vì hầu hết các sản phẩm tại công ty sử dụng hai nguyên liệu gỗ chính là gỗ Thông và gỗ Keo lá
tràm. Ngoài ra còn có một số gỗ khác ( Bạch Dương, Xoan Đào…) và các loại ván nhân tạo (ván MDF, ván
dăm, ván dán), nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Dây chuyền công nghệ tại công ty ngoài những thuận lợi, còn nhiều bất cập cần phải giải quyết. Nội
dung của đề tài đã trình bày được các vấn đề về công nghệ sản xuất tại nhà máy của công ty.
Mục đích chính của đề tài là tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ tại công ty. Trong thời gian thực hiện, chúng tôi

khảo sát hai sản phẩm là GOT47 và CARACAS15. Qua hai sản phẩm khảo sát, cùng với việc tính toán,
chúng tôi nhận thấy tỷ lệ lợi dụng gỗ tại công ty là thấp. Kết quả tỷ lệ lợi dụng gỗ hai sản phẩm khảo sát như
sau:
KGOT47 = 44,56 (%)
KCAR15 = 55,73 (%)
Đề tài cũng đã trình bày các nguyên nhân làm cho tỷ lệ lợi dụng gỗ thấp. Từ đó, đưa ra một số phương
hướng nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ. Việc sử dụng tiết kiệm nguyên liệu, nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ là vấn đề
mà ngành chế biến gỗ quan tâm lớn.


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .............................................................................................................. i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Tóm tắt ................................................................................................................. iii
Mục lục................................................................................................................. iv
Danh sách các chữ viết tắt.................................................................................... vi
Danh sách các hình............................................................................................... vii
Danh sách các bảng .............................................................................................. viii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết đề tài ...................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu, mục đích khảo sát .......................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ....................................................................... 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN................................................................................ 5
2.1. Tổng quan về Công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Á Châu...................... 5
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ........................................ 5
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty ................................................................ 5
2.1.3. Tình hình nhân sự...................................................................................... 7
2.1.4. Tình hình nguyên liệu ............................................................................... 7

2.1.5. Tình hình máy móc thiết bị ....................................................................... 7
2.1.6. Một số sản phẩm của công ty .................................................................... 9
2.2...Tổng quan ngành công nghiệp gỗ Việt Nam............................................... 11
2.2.1. Thuận lợi ................................................................................................... 11
2.2.2. Khó khăn ................................................................................................... 11
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG KHẢO SÁT............................................................... 15
3.1. Khảo sát nguyên liệu ................................................................................... 15
3.2. Giới thiệu sản phẩm khảo sát ...................................................................... 17
3.3. Các dạng liên kết tại công ty ....................................................................... 19
3.4. Quy trình công nghệ sản xuất hàng mộc tại công ty ................................... 20
3.4.1. Dây chuyền công nghệ .............................................................................. 20
3.4.2. Dây chuyền công nghệ trong quá trình sản xuất ....................................... 21
3.4.2.1. Gia công tạo phôi .................................................................................... 21
3.4.2.2. Gia công sơ chế ....................................................................................... 23


3.4.2.3. Gia công tinh chế .................................................................................... 24
3.4.2.4. Giai đoạn lắp ráp ..................................................................................... 26
3.4.3. Khảo sát dây chuyền sơn........................................................................... 26
3.4.4. Kiểm tra sản phẩm, đóng gói, nhập kho.................................................... 27
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................... 29
4.1. Nguyên liệu khảo sát ................................................................................... 29
4.2. Kết quả khảo sát dây chuyền công nghệ ..................................................... 30
4.3. Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn gia công ............................................ 31
4.3.1. Sản phẩm GOT 47..................................................................................... 32
4.3.2. Sản phẩm CARACAS 15 .......................................................................... 35
4.4. Đánh giá tỷ lệ lợi dụng gỗ ........................................................................... 44
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 46
5.1. Kết luận ......................................................................................................... 46
5.2. Đề nghị .......................................................................................................... 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 48
PHỤ LỤC


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BLK

Bọ liên kết

CT

Chi tiết

KS

Khảo sát

NK

Ngăn kéo

SL


Số lượng

SC

Sơ chế

TC

Tinh chế

TT

Thanh trược

TLK

Thanh liên kết

TL

Tỷ lệ

XNK

Xuất nhập khẩu

XD

Xây dựng



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 : Cơ cấu bộ máy quản lý........................................................................ 6
Hình 2.2 : Các sản phẩm tủ .................................................................................. 9
Hình 2.3 : Các sản phẩm ghế ............................................................................... 9
Hình 2.4: Sản phẩm tủ, kệ ti vi............................................................................. 10
Hình 2.5: Sản phẩm giường ngủ .......................................................................... 10
Hình 2.6: Sản phẩm gương trang điểm ................................................................ 10
Hình 3.1 : Khuyết tật mắt gỗ ................................................................................ 16
Hình 3.2 : Khuyết tật nứt toắt, mục...................................................................... 16
Hình 3.3: Hình dáng hai sản phẩm khảo sát......................................................... 17
Hình 3.4 : Liên kết mộng cánh én ........................................................................ 19
Hình 3.5 : Liên kết mộng .................................................................................... 19
Hình 3.6 : Liên kết chốt........................................................................................ 19
Hình 3.7 : Liên kết vít .......................................................................................... 20
Hình 3.8: Liên kết ốc rút ...................................................................................... 20
Hình 3.9: Liên kết bản lề...................................................................................... 20
Hình 4.1 : Biểu đồ tỷ lệ lợi dụng gỗ của sản phẩm GOT47................................. 43
Hình 4.2 : Biểu đồ tỷ lệ lợi dụng gỗ của sản phẩm CARACAS15 ...................... 43


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Bảng thống kê các loại máy móc thiết bị............................................. 8
Bảng 3.1: Sản phẩm GOT47 ................................................................................ 17
Bảng 3.2: Sản phẩm CARACAS 15 .................................................................... 18
Bảng 4.1: Kết quả gỗ Thông và gỗ Keo lá tràm khảo sát .................................... 29
Bảng 4.2: Kích thước và thể tích công đoạn tạo phôi .......................................... 32

Bảng 4.3: Kích thước và thể tích công đoạn sơ chế............................................. 33
Bảng 4.4: Kích thước và thể tích công đoạn tinh chế .......................................... 33
Bảng 4.5: Thể tích chi tiết sản phẩm qua các công đoạn ..................................... 34
Bảng 4.6: Kích thước và thể tích công đoạn tạo phôi .......................................... 36
Bảng 4.7: Kích thước và thể tích công đoạn sơ chế............................................ 37
Bảng 4.8: Kích thước và thể tích công đoạn tinh chế ......................................... 38
Bảng 4.9: Thể tích chi tiết sản phẩm qua các công đoạn .................................... 39
Bảng 4.10: Kết quả theo dõi chiều dày chân sau ................................................. 40
Bảng 4.11: Kết quả theo dõi chiều rộng chân sau................................................ 41
Bảng 4.12: Kết quả theo dõi chiều dài chân sau .................................................. 42


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết đề tài
Gỗ là một loại nguyên liệu tốt mà tự nhiên đã mang lại cho chúng ta. Con người đã biết đến và sử dụng
nó từ rất lâu. Lơi ích từ gỗ cho con người là vô cùng lớn. Hiện tại nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm
do thiên tai, cháy rừng và nhất là do bàn tay con người. Vì thế mà những sản phẩm được làm ra từ gỗ rất
được ưa chuộng. Cùng với chính sách của nhà nước, ngành chế biến gỗ đã phát triển nhanh chóng.
Ngành gỗ đang dần khẳng định vị trí quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân và đem lại nguồn
thu nhập lớn cho quốc gia. Trong tháng đầu năm 2008 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt
Nam tới hầu hết các thị trường chính đều tăng, đạt 208,9 triệu USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2007.
Trước khả năng xuất khẩu ngày càng phát triển nhanh chóng, thì nguồn nguyên liệu gỗ cũng đang là một
vấn đề cần giải quyết hiện nay. Năm 1976, sản lượng gỗ tròn khai thác và chế biến khoảng 1,6356 triệu
m3/năm, đến năm 1986 khoảng 1,462 triệu m3/năm và giảm dần, từ năm 1996 trở đi lượng gỗ khai thác từ
rừng tụ nhiên giảm mạnh chỉ còn trên dưới 300.000 m3/năm, so với trước đây chỉ còn khoảng 20%. Từ năm
1990 đến nay, hàng năm chúng ta nhập từ Lào, Campuchia, Malaysia… một lượng gỗ nhất định để đưa vào
chế biến (300.00 – 400.000 m3). Bên cạnh đó, gỗ rừng trồng hiện nay cũng là nguồn cung cấp tương đối lớn
cho ngành công nghiệp chế biến gỗ nói riêng và nhu cầu về sản xuất, dời sống đất nước nói chung. Hiên nay
chúng ta có khoảng 1.049.000 hecta rừng trồng trong đó có 60% đã đến tuổi tỉa thưa, khả năng chỉ có thể lấy

ra từ 5 – 7 m3/ha. Trong khi đó, khả năng chế biến bình quân hàng năm của ngành chế biến gỗ khoảng 1,5 –
1,6 triệu m3 gỗ tròn kể cả gỗ rừng trồng.
Như vậy, giữa cung và cầu, giữa khả năng chế biến và khối lượng nguyên liệu có từ rừng chênh lệch quá
lớn. Từ những nhận định và con số thống kê nêu trên, vấn đề đặt ra là: giải quyết nội dung hoạt động của các
cơ sở chế biến gỗ như thế nào để tăng khối lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đất nước và nhân dân về
tiêu dùng và xuất khẩu hiện nay trong thời gian tới.
Một trong những điểm khó cho ngành chế biến và sản xuất gỗ tại Việt Nam là không đủ nguyên liệu, bởi
lẽ phải nhập khẩu tới 80% nguyên liệu đầu vào. Trong khi nhu cầu sử dụng gỗ của con người ngày càng cao.
Vì thế, việc tìm kiếm nguyên liệu trong nước đang trở nên cấp bách nhưng theo nhận định của các chuyên
gia công tác quy hoạch còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, trong nước cũng chưa xây dựng được những khu
rừng cấp chứng chỉ, trong khi nhiều thị trường lớn hiện nay đều đòi hỏi gỗ phải có chứng chỉ, nên tình trạng
nhập khẩu gỗ để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu là không thể tránh khỏi. Vì thế làm sao để sử dụng nguồn
nguyên liệu một cách hợp lý nhất và tiết kiệm nhất đang là vấn đề cần phải giải quyết. Do đó đòi hỏi các cơ
sở và doanh nghiệp chế biến gỗ phải làm thế nào nhằm đạt tới việc sử dụng tiết kiệm và tận dụng được
nguyên liệu cao nhất, làm tăng năng suất lao động cũng như hiệu quả kinh tế.


Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự phân công của khoa Lâm Nghiệp và sự đồng ý của ban giám
đốc công ty chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát tỷ lệ lợi dụng gỗ tại công ty xuất nhập khẩu
và xây dựng Á Châu” nhằm tìm hiểu và đánh giá tỷ lệ lợi dụng gỗ hiện nay của công ty, từ đó đưa ra một
số giải pháp nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ.
1.2. Mục tiêu, mục đích khảo sát
Mục tiêu cần đạt được:
 Tìm hiểu đặt điểm nguyên liệu tại công ty về chủng loại, tiêu chuẩn kích thước, độ ẩm và các
khuyết tật của nguyên liệu.
 Tìm hiểu các ưu, khuyết điểm của dây chuyền công nghệ sản xuất hiện tại, thông qua đó đề xuất
một số biện pháp khắc phục, phát huy hơn nữa những ưu điểm giúp cho công ty đánh giá toàn diện hơn về
quy trình công nghệ sản xuất.
 Phải tính toán được tỷ lệ lợi dụng gỗ, tìm hiểu việc sử dụng nguyên liệu tại đây, và đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ.

Như vậy, hoàn thành các mục tiêu trên nhằm mục đích cuối cùng của việc khảo sát là phải giúp cho công
ty nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ, cũng như nâng cao hiệu quả trong kinh doanh sản xuất.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Tiết kiệm nguyên vật liệu và các chi phí trong sản xuất hiên nay đang là vấn đề bức bách đối với các nhà
sản xuất.
Đề tài đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ lợi dụng gỗ và áp dụng những công thức tính toán
nhằm tìm ra những giải pháp tiết kiệm nguyên liệu gỗ, giảm giá thành sản phẩm. Kết quả nghiên cứu là tài
liệu tham khảo có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ.
Doanh nghiệp chế biến gỗ muốn giảm chi phí nguyên liệu cho một đơn vị sản phẩm. Đòi hỏi phải sử
dụng hợp lý nguồn nguyên liệu, tính toán sao cho tỷ lệ lợi dụng gỗ đạt được là cao nhất. Đây cũng chính là
vấn đề mà ngành công nghiệp chế biến gỗ đang phải hướng tới. Đạt được tỷ lệ lợi dụng gỗ cũng nhằm tăng
cường hiệu quả và tính bền vững trong quản lý, sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ từ nguồn khai thác rừng bền
vững trong nước.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Theo dõi trực tiếp tình hình sản xuất trên từng khâu công nghệ tại công ty. Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ
như máy chụp hình, thước kẹp, thước dây, để tiến hành đo đếm kích thước thu thập số liệu cho quá trình tính
toán.
 Các công thức tính:
+ Thể tích chi tiết sản phẩm:
V = Dày * Rộng * Dài

(1.1)

+ Tỷ lệ lợi dụng gỗ:
K = (Vs / Vt) * 100
Trong đó:
K là tỷ lệ lợi dụng gỗ,

(1.2)



Vs là thể tích gỗ sau gia công,
Vt là thể tích gỗ trước gia công.
Vs, Vt được tính theo giá trị trung bình

+ Xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn gia công:
K = K1 * K2 * …* Ki

(1.3)

Trong đó:
Ki là tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn,
i là số công đoạn.
 Kích thước trung bình của chi tiết:
X = (xi * xj) / n

(1.4)

Trong đó:
X là kích thước trung bình của chi tiết
xi là kích thước chi tiết thứ i
ni là số chi tiết có kích thước xi
n là tổng số chi tiết theo dõi (n = 40)
+ Kiểm tra số lượng mẫu khảo sát cần thiết:
nct ≥ (ta2 * S2) / e2

(1.5)

Trong đó:
nct là số chi tiết cần kiểm tra

ta

là giá trị tra bảng, với độ tin cậy  = 95%, t = 1,96

S

là phương sai mẫu, được tính theo công thức:
S = 1/(n-1) * ni * (x-xi)2

(1.6)

e : Sai số tương đối, với độ chính xác 97%, e = e’ * x (e’=0,03).
Đồng thời những số liệu thu thập được thực tế và từ nguồn do công ty cung cấp, tiến hành xử lý số liệu
bằng phương pháp thống kê và tiến hành xử lý trên máy vi tính với phần mềm Excel. Từ đó xác định được tỷ
lệ lợi dụng gỗ qua từng khâu công nghệ.


Chương 2
TỔNG QUAN
2.3. Tổng quan về Công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Á Châu
2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Á Châu là doanh nghiệp nhà nước được thành lập vào năm 2001.
Tên giao dịch thương mại quốc tế là ASC, có trụ sở tại số 135A đường Paster, Phường 6, Quận 3, thành phố
Hồ Chí Minh – đây cũng là cửa hàng trưng bày sản phẩm của Công ty. Nhà máy sản xuất của Công ty đặt tại
xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Công ty sản xuất chủ yếu các mặt hàng trang trí nội thất phục vụ cho xuất khẩu và một số ít cung cấp
cho nội địa. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là các nước Mỹ, Pháp, Mêxicô, Braxin…Bên cạnh
đó, hệ thống phân phối sản phẩm nội địa được đặt tại nhiều phòng trưng bày trên toàn quốc.Tình hình sản
xuất của Công ty hiện nay đạt năng suất 30 container/tháng. Năm 2006 Công ty xây thêm một nhà xưởng
mới tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai nhằm tăng năng xuất của Công ty lên 40 container/tháng.

2.3.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty
Công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng Á Châu thực hiện loại hình tổ chức theo cơ cấu trực tuyến với một
giám đốc quản lý và chịu trách nhiệm trực tiếp, đồng thời ra quyết định quản lý về quản trị, bên cạnh đó có
các phòng ban tham mưu cho giám đốc thực hiện các công việc mang tính nghiệp vụ, đề xuất các vấn đề cần
thiết chẳng hạn như phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm về bản vẽ, máy móc, kiểm tra sản phẩm, còn phòng
nhân sự chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất, sắp xếp tổ nhóm, thời gian làm việc…

Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý


Quy trình sản xuất sản phẩm
Kho nguyên liệu (RAW MATERIAL)
Bộ phận bị liệu (BM)
Bộ phận hàng trắng (SM)
Bộ phận lắp ráp (ASS)
Bộ phận phun sơn (Finishing)
Bộ phận đóng gói (Packing)

2.3.3. Tình hình nhân sự
Tính đến năm 2007, tổng số công nhân viên trong toàn Công ty là 235 người.
Trong đó:
o Nhân viên văn phòng: 15
o Nhân viên văn phòng xưởng: 18
o Chuyên gia nước ngoài: 2
o Công nhân: 200
Tình hình nhân sự của Công ty qua những năm gần đây rất ổn định. Lực lượng công nhân viên đông đảo,
bảo đảm ổn định sản xuất. Đội ngũ quản lý cũng như công nhân viên có độ tuổi trung bình trẻ, năng động,
sáng tạo, tay nghề cao là những lợi thế lớn của công ty.
2.3.4. Tình hình nguyên liệu
Công ty không lo thiếu nguồn nguyên liệu, công ty nhận rất nhiều đơn đạt hàng với hàng trăm mẫu

mã sản phẩm. Do đó nguồn nguyên liệu nhập về đảm bảo cho quá trình sản xuất.
Các sản phẩm làm tại công ty chủ yếu là sử dụng gỗ thông và gỗ tràm. Nên nguồn nguyên liệu chủ
yếu tại nhà máy là gỗ Thông, gỗ Keo lá tràm. Ngoài ra còn có một số loại gỗ khác nhằm đáp ứng yêu cầu
của khách hàng như gỗ Bạch Dương, gỗ Sồi, gỗ Xoan Đào và các loại ván nhân tạo như MDF, ván dăm, ván
dán, ván ghép thanh. Ván sợi (MDF) nhập chủ yếu ở Gia Lai, ván dăm và ván dán nhập từ nhà máy Tân Mai
ở Đồng Nai. Đối với gỗ tự nhiên, nguyên liệu khi nhập về nhà máy là gỗ đã sấy và theo quy cách cho trước.
Gỗ nhập đạt yêu cầu về độ ẩm cũng như kích thước. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà sản phẩm được sử
dụng 100% gỗ tự nhiên hoặc theo một tỷ lệ nào đó của khách hàng.
2.3.5. Tình hình máy móc thiết bị


Tình trạng máy móc thiết bị của nhà máy khá ổn định và đầy đủ đáp ứng được nhu cầu sản xuất của nhà
máy. Máy móc chủ yếu của Việt Nam và Đài Loan. Thống kê các loại máy móc thiết bị của nhà máy được
trình bày qua bảng 2.1.

Bảng 2.1: Bảng thống kê các loại máy móc thiết bị
STT

Tên thiết bị

SL

Xuất xứ

Tình trạng máy %

1

Bào cuốn


2

Việt Nam

70

2

Bào thẩm

2

Việt Nam

70

3

Bào 2 mặt

2

Đài Loan

75

4

Bào 4 mặt


1

Đài Loan

75

5

Cắt 1 đầu

6

Việt Nam

65

6

Cắt 2 đầu

4

Đài Loan

70

7

Cưa bàn trượt


2

Đài Loan

70

8

Cưa lọng

3

Việt Nam

60

9

Chà nhám băng

2

Việt Nam

60

10

Chà nhám chổi


3

Việt Nam

55

11

Chà nhám thùng

2

Đài Loan

65

12

Líp sô

1

Nhật

65

13

Líp sô


2

Đài Loan

65

14

Máy phay mộng

1

Đài Loan

70

15

Máy tráng keo

1

Việt Nam

65

16

Máy ghép thanh


2

Đài Loan

60

17

Máy ghép tấm

1

Đài Loan

70

18

Router bàn

3

Đức

70

19

Router tay


1

Đài Loan

80

20

Tubi 1 trục

1

Việt Nam

70

21

Tubi 2 trục

4

Việt Nam

70

22

Khoan đứng


5

Việt Nam

60

23

Khoan nằm

4

Việt Nam

60

24

Khoan 16 lỗ

1

Việt Nam

85

25

Khoan 2 đầu


3

Việt Nam

70

2.3.6. Một số sản phẩm của công ty


Công ty sản xuất nhiều mặt hàng với đủ chuẩn loại (bàn, ghế, tủ, kệ…) các mặt hàng chủ yếu là xuất
khẩu theo các đơn đặt hàng ở nước ngoài. Các mặt hàng của công ty cũng được các đối tác ưa thích.

Hình 2.2: Các sản phẩm tủ

Hình 2.3: Các sản phẩm ghế


Hình 2.4: Sản phẩm tủ, kệ ti vi

Hình 2.5: Sản phẩm giường ngủ

Hình 2.6: Sản phẩm gương trang điểm

2.4. Tổng quan ngành công nghiệp gỗ Việt Nam
2.4.1. Thuận lợi
 Thuận lợi thứ nhất của Việt Nam là các chính sách về đầu tư ngành gỗ của Đảng và Nhà Nước rất rõ
ràng, công minh, phù hợp đối với nền kinh tế nói chung và nói riêng là đối với các doanh nghiệp đầu tư vào
ngành công nghiệp chế biến gỗ, luôn kêu gọi và luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu
tư vào ngành này.



 Thuận lợi thứ hai là nước chúng ta rất ổn định về chính trị, an ninh quốc phòng: đây là điểm rất thuận
lợi, các doanh nghiệp an tâm đầu tư và mở rộng đầu tư các ngành kinh tế tại nước nhà.
 Từ xưa, tay nghề của từng nhóm thợ mộc và chạm khắc tự truyền dạy cho nhau đã đạt tới mức rất
điêu luyện thể hiện qua những tác phẩm mộc, điêu khắc trong các đình chùa. Ngày nay những sản phẩm chế
biến gỗ của chúng ta cũng ngày càng tinh xảo, tinh tế, hồn Việt trong những sản phẩm đồ gỗ chất lượng cao
sản xuất tại Việt Nam đã thuyết phục cả những thị trường khóa tính trên thế giới.
 Ngày nay những thị trường đồ gỗ chính trên thế giới như châu Âu, Mỹ, Úc có xu hướng chuyển dịch
dần đầu tư và mua hàng ở Việt Nam. Tốc độ phát triển ngành chế biến gỗ phát triển mạnh, đặc biệt là cuối
năm 2002 đã nói lên điều đó.
 Đang có xu hướng hình thành các doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô trên turng bình với trình độ
quản lý, thiết bbị, tay nghề công nhân, được khách hàng đặc biệt chú ý.
 Nguồn nhân lực Việt Nam ta dồi dào, phong phú. Nguồn tri thức của người lao động Việt Nam đủ sức
và thừa sức để tiếp nhận và ứng dụng các công nghệ cao cấp, quy trình kỹ thuật tiên tiến của sự phát triển tri
thức tòan cầu.
2.4.2. Khó khăn
 Việt Nam chưa có tiếng nói chung về sự phát triển của thị trường, hầu như việc phát triển thị trường
là tự phát từ hướng các doanh nghiệp, doanh nghiệp tự lực, tự cường trong việc tìm kiếm khách hàng, tìm
kiếm thị trường và tự dò tìm các phương hướng phát triển kinh tế, đầu tư sản xuất mà không có bất kỳ sự tập
trung chỉ đạo, hướng dẫn những đường lối sáng suốt và kịp thời từ phía Chính Phủ, từ Hiệp hội ngành gỗ.
 Ngành chế biến gỗ của Việt Nam còn mang tính đầu tư và sản xuất nhỏ, sản xuất mang tính thủ công,
tính cách gia đình, việc tích lũy vốn, để đầu tư thiết bị máy móc hiện đại của các nước tiên tiến không được
chú trọng. Các nhà sản xuất nhỏ là tác nhân gây nên sự mất cân đối về giá cả xuất khẩu. Do sản xuất nhỏ, chi
phí sản xuất chủ yếu là chi phí công lao động thấp, không phải chịu những khoản thuế, các chi phí đóng
BHXH, BHYT và các chế độ khác cho người lao động, giá thành cấu thành cho sản phẩm xuất khẩu thấp, vì
vậy họ đưa ra giá chào bán sản phẩm xuất khẩu thấp, tạo nên sự mất cân đối về hệ thống giá cả xuất khẩu
trong nước và từ giá cả này mà khách hàng áp đặt giá và gây áp lực đối với các doanh nghiệp đầu tư sản xuất
lớn. Và đẩ có thể nhận được đơn hàng từ khách hàng, các doanh nghiệp buộc phải chấp nhận sản xuất với
giá thấp, ít lợi nhuận và có lúc không có lợi nhuận, và điều này kéo theo hàng loạt doanh nghiệp lớn phá sản
, đóng cửa.

 Đối với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất chế biến gỗ, họ không có bất kỳ sự tư vấn, tham mưu
nào của các công ty tư vấn, các Hiệp hội ngành gỗ, hoặc các cơ quan hữu quan, dẫn đến việc mất phương
hướng mở rộng đầu tư, đi sau các nước bạn về đầu tư công nghệ, máy móc, và hiển nhiên thua kém nước bạn
về chiếm thị phần trên thương trường quốc tế.
 Các doanh nghiệp mới muốn xâm nhập, đầu tư vào ngành sản xuất gỗ, cũng không có bất kỳ sự tư
vấn, hướng dẫn nào về các kế hoạch, dự án đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ mới của thế giới, họ bị động
và dẫn đến nhiều doanh nghiệp tự đầu tư và đầu tư sai, không mang lại hiệu quả trong sản xuất, vì thực tế do
các thiết bị, máy móc, công nghệ đầu tư không phù hợp với sự phát triển ngành chế biến gỗ toàn cầu.


 Ngành chế biến gỗ của nước ta phát triển mạnh trong những năm gần đây, nhưng mang tính phát triển
đơn lẻ, không có sự kết hợp, phát triển đồng bộ của các ngành cơ khí, chế tạo các vật tư, Hardware đi kèm
với sản phẩm gỗ, thường chiếm 5-10% giá trị sản phẩm. Chúng ta thắng lợi về công nghệ chế biến gỗ, đảm
bảo chất lượng sản phẩm gỗ, mẫu mã sản phẩm phong phú, nhưng ngược lại các Hardware, vật tư lại không
đảm bảo, giá thành cao, phần nào làm chậm bước tiến phát triển ngành chế biến và xấut khẩu các sản phẩm
gỗ của chúng ta. Ngoài ra, còn các lĩnh vực, ngành nghề khác hỗ trợ cho ngành gỗ nhưng ngành chế biến và
sản xuất hóa chất chẳng hạn, cho đến nay hòan tòan bế tắc. Việt nam không có bất kỳ nhà chế biến, sản xuất
hóa chất tầm cỡ, đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý nào cả, giá thành cung cấp quá cao nhưng chất lượg lại
quá yếu kém, không cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp.
 Một điểm khó khăn nữa cho ngành chế biến gỗ chúng ta là sự bất ổn về nguồn nhập khẩu nguyên liệu
gỗ, phục vụ cho sản xuất do ảnh hưởng đến cách chính sách của các nước xuất khẩu cho chúng ta.. Hơn 80%
nguyên liệu gỗ phục vụ cho ngành xản xuất chế biến gỗ đều phải nhập khẩu, và đa số nhập khẩu từ
Malaysia, Indonesia, đây là những nước thường xuyên thay đổi về chính sách xuất khẩu gỗ, lúc cho xuất
khẩu, lúc lại cấm không cho xuất khẩu gỗ, yếu tố này hết sức khó khăn, bị động cho các doanh nghiệp, gây
sự bị động trầm trọng trong sự phát triển ngành chế biến gỗ.
 Một điểm khó khăn khác nữa là Việt Nam chư có các chính sách bảo hộ về thương hiệu, mẫu mã sản
phẩm Việt nam trên thương trường quốc tế
Tuy nhiên, để đạt mục tiêu đầy tham vọng, các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước đang đối mặt với
không ít khó khăn, trong đó bài toán về nguyên liệu cho sản xuất và thương hiệu cho xuất khẩu là hai vấn đề
không chỉ mang tính trước mắt, mà còn có ý nghĩa về lâu về dài.

Hiện nay lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên hàng năm của Việt Nam chỉ khoảng 50.000m3 trong khi
nhu cầu cho các doanh nghiệp chế biến gỗ từ vài trăm ngàn lên đến cả triệu m3 mỗi năm.Thời gian gần đây,
giá nguyên liệu gỗ nhập khẩu đã tăng từ 10 đến 30% nhưng giá xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ lại không thể
tăng. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu đồ gỗ, khiến các
doanh nghiệp luôn bị động trong sản xuất, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, vốn ít thường phải mua gỗ nguyên
liệu nhập khẩu qua nhiều khâu trung gian.
Mặc dù Hiệp hội mỹ nghệ và chế biến gỗ đã có chủ trương phấn đấu đến năm 2010 sẽ đưa nguồn gỗ
nguyên liệu trong nước đáp ứng 20% nhu cầu nguyên liệu gỗ cho các doanh nghiệp chế biến, nhưng tỷ lệ
trên cũng khó thành hiện thực vì mỗi năm có hàng trăm doanh nghiệp chế biến gỗ mới được thành lập. Vì
vậy việc xây dựng một vùng nguyên liệu từ trồng rừng lâu dài có khả năng giúp các doanh nghiệp chủ động
được gỗ nguyên liệu cho sản xuất khi thị trường nguyên liệu gỗ nhập khẩu có biến động là một yêu cầu cấp
bách cho ngành gỗ hiện nay cũng như lâu dài.
Bên cạnh đó, việc thiếu các thương hiệu có uy tín cũng là một cản trở lớn của ngành xuất khẩu đồ gỗ.
Nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ Việt Nam phải "nhờ" những thương hiệu của nước ngoài mới đưa
được sản phẩm của mình thâm nhập vào thị trường quốc tế.
Do các doanh nghiệp đồ gỗ hiện nay vừa nhỏ lại vừa phân tán, phát triển tự phát thiếu sự liên kết nên dù
các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế là có nguồn nhân công rẻ, tay nghề khéo léo, kỹ thuật tinh xảo và sản


phẩm đạt chất lượng tương đương hàng nước ngoài, giá bán thấp hơn 20% so với hàng hóa cùng loại của
nước ngoài vẫn khó cạnh tranh. Khách hàng quốc tế thường đặt yêu cầu cao về sự "an toàn" của các hợp
đồng trong khi các doanh nghiệp Việt Nam không liên kết nhau được trong sản xuất.
Các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam do ít vốn nên khó có đủ chi phí để tiếp thị sản phẩm, quảng bá
thương hiệu của mình ra thị trường nước ngoài. Vì vậy việc nắm bắt cơ cấu sản phẩm và nhu cầu, sở thích về
đồ gỗ của thị trường nước ngoài bị hạn chế nhiều nên khả năng cạnh tranh thấp.


Chương 3
NỘI DUNG KHẢO SÁT
3.5. Khảo sát nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu tại công ty luôn đảm bảo cho quá trình sản xuất. Hiện tại nhà máy sử dụng hai nguồn
nguyên liệu chính là nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên và nguồn nguyên liệu nhân tạo. Nguyên liệu gỗ tự nhiên
được nhập về là gỗ xẻ, đã qua tẩm sấy, các quy cách kích thước cũng như độ ẩm đảm bảo theo yêu cầu của
công ty.
Các sản phẩm làm tại công ty chủ yếu là sử dụng gỗ thông và gỗ tràm. Nên nguồn nguyên liệu chủ yếu
tại nhà máy là gỗ Thông, gỗ Keo lá tràm. Ngoài ra còn có một số loại gỗ khác nhằm đáp ứng yêu cầu của
khách hàng như gỗ Bạch Dương, gỗ Sồi, gỗ Xoan Đào. Nguồn nguyên liệu nhân tạo tại công ty bao gồm các
loại ván sợi (MDF), ván dăm, ván dán, ván ghép thanh. Ván sợi (MDF) nhập chủ yếu ở Gia Lai, có khối
lượng thể tích từ ρMDF= 500 ÷ 800 kg/cm3. Ván dăm được mua từ Nhà máy chế biến gỗ Tân Mai, có khối
lượng thể tích ρvándăm= 600 kg/cm3, có ứng suất uốn tĩnh σvándăm= 170 ÷ 250 kG/cm2. Tùy theo yêu cầu của
khách hàng mà sản phẩm được sử dụng 100% gỗ tự nhiên hoặc theo một tỷ lệ nào đó của khách hàng.
Nguyên liệu gỗ tự nhiên được nhập về mặc dù đảm bảo về độ ẩm và kích thước, nhưng công ty chủ yếu
là sử dụng gỗ Thông và gỗ Keo lá tràm nên cũng không tránh khỏi một số khuyết tật như:
+ Mắt sống, mắt chết
 Ruột gỗ
+ Nứt đầu gỗ, mục
+ Cong mo, vênh


Một số hình ảnh khuyết tật gỗ:

Hình 3.1: Khuyết tật mắt gỗ

Hình 3.2: Khuyết tật nứt toắt, mục
3.6. Giới thiệu sản phẩm khảo sát
Sản phẩm công ty với đủ chủng loại ( tủ, bàn, ghế, giường…). Để thuận lợi cho việc khảo sát tỷ lệ lợi
dụng gỗ, tôi tiến hành khảo sát với hai sản phẩm ghế GOT 47 và tủ CARACAS 15. Đây là hai sản phẩm mà
trong thời gian tôi thực hiện đề tại tại đây công ty đang sản xuất. Đối với GOT47 được sản xuất bằng gỗ
thông, còn CARACAS 15 làm bằng gỗ tràm.
 Hình dáng và kích thước bao sản phẩm



Hình 3.3: Hình dáng hai sản phẩm khảo sát
 Số lượng chi tiết và kích thước tinh chế của hai sản phẩm khảo sát được thể hiện trong bảng 3.1; 3.2.
Bảng 3.1: Sản phẩm GOT 47
STT

TÊN CHI TIẾT

1
2
3
4

Vai hậu
Chân trước
Kiềng hông
Tựa dưới

5
6
7
8
9
10

Vai hông
Nang tựa
Vai trước
Bọ gỗ

Chân sau
Tựa trên

11

Mặt ghế

QUY CÁCH TINH CHẾ
(mm)
DÀY
RỘNG
DÀI
20
50
311
50
50
430
20
22
381
20
40
321
20
40
310
20
50
376,5

20
20
258
20
50
346
22
50
107
32
117,5
890
55
103,5
359
35
55
359
34,5
68,5
359
20
450
458

SL
1
2
2
1

1
2
2
1
4
2
1
1
1
1


Bảng 3.2: Sản phẩm CARACAS 15
STT

TÊN CHI TIẾT

1
2

Nóc tủ
Mê hông
Ván
TT

3

TLK
BLK
Khung mặt

Đố ngang
Đố dọc

4
5

7

Hậu tủ
Ngăn kéo lớn
Mặt nk
Hông nk
Đáy nk
Ngăn kéo nhỏ
Mặt nk
Hông nk
Đáy nk
TLK

8

TT

6

QUY CÁCH TINH CHẾ
(mm)
DÀY
RỘNG
DÀI

15
380
928
80
380
850
20
380
690
35
100
380
30
60
350
30
45
350
20
20
350
20
20
60
40
1000
850
20
80
1000

15
50
960
20
80
770
15
34
198
5
805
982
220
836
350
20
220
836
15
190
330
5
327
797
220
399
350
20
220
399

15
190
330
5
327
360
20
50
960
20
50
930
30
34
340

SL
1
2
2
4
4
2
2
6
1
1
3
2
1

1
2
2
4
2
2
2
4
1
1
2
1

3.7. Các dạng liên kết tại công ty
Trong sản phẩm mộc có nhiều loại liên kết. Có thể phân chia các dạng liên kết thành các nhóm sau:
-

Liên kết mộng

-

Liên kết bằng đinh, vít và bu lông

-

Liên kết bản lề

-

Liên kết bằng keo dán


-

Các dạng liên kết khác (như liên kết gân và rãnh…)

Ngoài ra có thể phân loại các liên kết theo khả năng tháo rời hay cố định. Liên kết mộng và đinh hay keo
dán là những liên kết cố định. Liên kết bằng bu lông, vít, hay bản lề thường được coi là liên kết tháo rời.


Hình ảnh một số liên kết:

Hình 3.4: Liên kết mộng cánh én

Hình 3.5: Liên kết mộng

Hình 3.6: Liên kết chốt

Hình 3.7: Liên kết vít

Hình 3.8: Liên kết ốc rút

Hình 3.9: Liên kết bản lề

Ngoài ra còn một số liên kết khác như: patt, bọ liên kết, bulông….


×