Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Hoạt động kinh doanh và quản trị của công ty xuất nhập khẩu thủy sản hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.42 KB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn
Họ và tên sinh viên

: Th.S NGUYỄN THỊ
PHƯƠNG LAN
:

Lớp

: D10QK03

Hà Nội, Năm 2018


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
SEAPRODEX

: SEA PRODUCT IMPORT AND EXPORT COMPANY

XNK

: Xuất nhập khẩu

TS



: THỦY SẢN



: QUYẾT ĐỊNH

HS

: Hải sản

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

2


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn tài chính của công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Hà Nội…..13
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo giới tính tại công ty xnk thủy sản Hà Nội giai
đoạn 2014-2016………………………………………………………….…...15
Bảng 2.3 : Phân loại lao động theo trình độ tại công ty XNK thủy sản Hà Nội
giai đoạn 2014- 2016……………………………………………..…………16
Bảng 2.4: Doanh thu các thị trường hoạt động của công ty giai đoạn 20142016…………………………………………………………………………..24
Bảng 2.5: Báo cáo tài chính các năm 2014, 2015, 2016

3



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 :Cơ cấu bộ máy của công ty xuất nhập khẩu thủy sản Hà
Nội…………………………………………………………………………….8
Sơ đồ 2.2: Hệ thống nguồn cung của SEAPRODEX……………………..…28

4


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Số lượng lao động qua các năm 2011-2016……………………14
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty năm 2016……………19
Biểu đồ 2.3 Khối lượng sản xuất của xí nghiệp Nhân Chính và Hải Phòng năm
2015, 2016……………………………………………………………….….31

5


6


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh
doanh lại không muốn gắn kinh doanh của mình với thị trường. Do đó, để
nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh trong quá trình
hội nhập vào hệ thống kinh doanh quốc tế và khu vực, các doanh nghiệp phải
tìm mọi cách để quảng bá được sản phẩm của mình tới tay khách hàng hay nói
cách khác các nhà kinh doanh phải làm thế nào để có thể đưa sản phẩm của
mình tiếp cận được với thị trường một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Một
trong các giải pháp hữu hiệu là khi doanh nghiệp áp dụng các chiến lược

Marketing vào hoạt động của doanh nghiệp. Trong rất nhiều đơn vị kinh
doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản của khu vực Miền Bắc, Công ty xuất nhập
khẩu thuỷ sản Hà Nội (SEAPRODEX Hà Nội) được đánh giá là một trong
những đơn vị hàng đầu, một doanh nghiệp chủ lực về sản xuất , chế biến, kinh
doanh xuất nhập khẩu thuỷ hải sản và các sản phẩm nông lâm sản, thực phẩm
của nghành thuỷ sản.
Với các tiêu chí đó thì em đã tìm hiểu một số công ty có môi trường làm
việc năng động và đầy cuốn hút. Sau sự tìm hiểu kỹ càng, em thấy rằng Công
ty xuất nhập khẩu Thủy Sản Hà Nội là một trong những đơn vị phù hợp với
chuyên ngành cũng như những định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường.
Qua một thời gian học tập chăm chỉ, em thấy đây là một môi trường giúp em
rèn luyện tác phong chững trạc, phương pháp làm việc khoa học và ý thức tổ
chức kỷ luật chặt chẽ nơi công sở, doanh nghiệp.
Sau thời gian học tập tại trường Đại học Lao Động Xã Hội, em đã được
trang bị tương đối đầy đủ những kiến thức kinh tế nói chung, đặc biệt là kiến
thức chuyên ngành quản trị kinh doanh. Và để gắn kết lý thuyết với thực tế,
kết hợp học tập ở nhà trường với xã hội, Nhà trường đã tạo điều kiện cho em
có dịp tiếp xúc với thực tế, qua đó củng cố, nâng cao kiến thức mà em đã tích
lũy và có thể bước đầu vận dụng tổng hợp các kiến thức đó vào việc giải quyết
một vấn đề thực tế, chuẩn bị tốt kiến thức lý luận và thực tiễn cho công tác sau
này.
Được sự đồng ý của trường Đại Học Lao Động Xã Hội và sự cho phép
của công ty xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội, em đã được thực tập tại công ty.
7


Sau 2 tháng thực tập tại công ty em đã nắm được những vấn đề cơ bản về quá
trình hình thành, phát triển về các lĩnh vực hoạt động và cơ cấu bộ máy quản
lý. Em đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân phục vụ cho công
việc và cuộc sống sau khi rời ghế nhà trường.

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung báo cáo thực tập được chia
làm 3 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu về công ty xuất nhập khẩu Thủy Sản Hà Nội.
Chương 2: Hoạt động kinh doanh và quản trị của công ty xuất nhập khẩu
Thủy Sản Hà Nội.
Chương 3: Đánh giá chung công ty xuất nhập khẩu Thủy Sản Hà Nội.

8


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU THỦY SẢN HÀ NỘI
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ
sản Hà Nội
1.1.1 Thông tin chung về công ty
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN XNK THỦY SẢN HÀ NỘI
Tên thương mại: SEAPRODEX HA NOI
Địa chỉ: Số 20, đường Láng Hạ, Quận Đống Đa
Tỉnh (TP): HÀ NỘI
Lĩnh vực hoạt động: Gia công sản xuất, chế biến, XNK, thương mại, dịch vụ
Email:
Website: www.seaprodexhanoi.com.vn
Sản phẩm: Tôm, cá biển, mực, ngao và các sản phẩm thủy hải sản khác
Vốn điều lệ: 100.000.000.000 VNĐ
1.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội tên giao dịch quốc tế là:
SEAPRODEX Hà Nội ( viết tắt của SEA PRODUCT IMPORT AND
EXPORT COMPANY ) là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty
thuỷ sản Việt Nam do Bộ thuỷ sản quản lý. Trụ sở của Công ty đặt tại 20Láng Hạ - Quận Đống Đa- Thành phố Hà Nội. Tiền thân của Công ty là chi
nhánh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội, được thành lập vào ngay 5 tháng 7

năm 1980 theo quyết định số 544 TS/QĐ của Bộ trưởng Bộ Hải Sản ( nay là
Bộ Thuỷ sản ). Đến ngày 31 tháng 3 năm 1993, chi nhánh xuất nhập khẩu thuỷ
sản Hà Nội được mở rộng thành Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội theo
quyết định 251/TS về việc tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước theo nghị định
số 388 NĐ/CP. Đến tháng 11 năm 1995, Công ty trở thành thành viên của
Tổng Công ty thuỷ sản Việt Nam . Cùng với sự thay đổi của nền kinh tế đất
nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà
Nội cũng trải qua nhiều bước thăng trầm. Công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội
được thành lập lần đầu theo Quyết định số 544HS/QĐ của Bộ trưởng Bộ Hải
sản ngày 05/7/1980 với tên gọi là Chi nhánh Xuất nhập khẩu Hải sản Hà Nội
thuộc Công ty XNK Hải sản Việt Nam (Seaprodex Vietnam), sau đó được đổi
9


tên thành Công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội (Seaprodex Hanoi) bằng Quyết định
số 126 TS/QĐ ngày 16 tháng 4 năm 1992 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản và được
thành lập lại theo Quyết định số 251/QĐ-TC ngày 31/3/1993 của Bộ trưởng
Bộ Thuỷ sản, là đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Thuỷ
sản Việt Nam - Bộ Thuỷ sản. Tuy nhiên, có thể tóm tắt quá trình hình thành và
phát triển của công ty thông qua 2 giai đoạn chủ yếu sau:
a. Giai đoạn 1 : Từ năm 1980 đến năm 1988
Đây là giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Công ty lúc bấy giờ mới
chỉ là chi nhánh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội. Chi nhánh ra đời trong thời
kỳ Nhà nước quản lý điều hành nền kinh tế theo cơ chế hành chính bao cấp,kế
hoạch hoá tập trung, thị trường bị chia cắt theo địa giới hành chính
+ Cơ chế chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước có nhiều thay đổi, lạm
phát cao, đồng tiền Việt Nam bị mất giá.
+ Chi nhánh (lúc bấy giờ) được thử nghiệm theo cơ chế “ tự cân đối, tự
trang trải và làm đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước “ theo quyết định số
2311/QĐ- HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng ( nay là Chính Phủ )

+ Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội khi mới ra đời chưa có cơ sở sản
xuất , chế biến, xuất khẩu thuỷ sản ở các tỉnh ( trừ Xí nghiệp liên hợp thuỷ sản
Hạ Long ), còn thiếu cán bộ am hiểu nghiệp vụ. Tuy nhiên, có một đặc điểm
thuận lợi: là chi nhánh đầu tiên được thành lập nên thời gian này Công ty được
độc quyền kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản ở Miền Bắc. Như vậy, có thể
nói Công ty ra đời trong điều kiện vừa thuận lợi vừa khó khăn. Điều này đã
tạo cho Công ty tuy ra đời với nguồn vốn ít ỏi nhưng lại có quyền tự chủ linh
hoạt trong kinh doanh.
b. Giai đoạn 2 : Từ năm 1988 đến 2002
Đây là giai đoạn mà nền kinh tế chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập
trung,
quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Chính sách quản lý xuất nhập khẩu
của Nhà nước thay đổi, kinh doanh xuất nhập khẩu phân tán, Nhà nước cho
phép các đơn vị kinh tế địa phương trực tiếp xuất nhập khẩu chứ không tập
trung về Công ty như một đầu mối trung tâm như trước đây nữa. Thị trường
10


cạnh tranh gay gắt không chỉ đối với thị trường nội địa mà còn đối với cả thị
trường nước ngoài: giá cả các yếu tố đầu vào và đầu ra biến động đều gây bất
lợi cho Công ty.
Đối với thị trường trong nước: Quyền quyết định chuyển từ tay người
mua (Công ty) sang tay người bán ( các Xí nghiệp sản xuất chế biến hàng thuỷ
sản xuất khẩu ). Trong nước các doanh nghiệp tăng nhanh giá mua nguyên liệu
và sản phẩm của nhau.
Đối với thị trường nước ngoài: Các doanh nghiệp trong nước tranh bán
( xuất khẩu ) và quyền quyết định lúc này chuyển từ tay người bán (các Công
ty ở Việt Nam ) sang tay người mua ( các thương nhân nước ngoài ). Hơn nữa
sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ này bị cạnh tranh
gay gắt với các nước khác ở cùng khu vực Châu á như: Ấn độ, Thái Lan,

Trung Quốc, Nhật Bản, Singapor,… Việc Nhà nước tăng cường điều tiết thông
qua chính sách quản lý kinh doanh theo nghành , chính sách thuế( thuế xuất
khẩu, thuế sản xuất, thuế khai thác tài nguyên, thuế doanh thu...) không có
khuyến khích được việc chế biến hàng xuất khẩu do đó ảnh hưởng đến lượng
thu mua, giá đầu vào và tỷ suất lợi nhuận của Công ty. Trước sự đòi hỏi cấp
bách của cơ chế thị trường,ngoài những khó khăn vốn có của nền kinh tế đang
phát triển, lại trong giai đoạn chuyển từ cơ chế hành chính sang nền kinh tế thị
trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước , SEAPRODEX Hà Nội đã phải tìm
tòi, thử nghiệm một hướng đi riêng, tìm hướng chiến lược kinh doanh đúng
đắn, một mặt phù hợp với đặc thù riêng mình, mặt khác phải tuân thủ theo
đường lối chính sách luật pháp của Nhà nước và Công ty đã có những thành
tựu đáng kể:Qua đó phải đảm bảo kinh doanh có lãi, tăng nguồn tích luỹ cho
ngân sách, cho Công ty và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Mặt khác
tạo các tiền đề về vốn, phương thức quản lý, năng lực cán bộ để đáp ứng yêu
cầu phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty theo cơ chế thị trường . Sau 12
năm hoạt động và phát triển, do yêu cầu cấp bách của nền kinh tế thị trường và
khả năng của chi nhánh. Ngày 16 tháng 4 năm 1992 Bộ Thuỷ sản ra quyết
định số 126/TS/QĐ về việc đổi tên chi nhánh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội
thành Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội với tên giao dịch quốc tế là:
SEAPRODEX Hà Nội . Hiện nay, SEAPRODEX Hà Nội là Công ty kinh
doanh độc lập trực thuộc tổng Công ty thuỷ sản Việt Nam và có rất nhiều mối
quan hệ trực tiếp về kinh doanh buôn bán với các bạn hàng ở ngoài nước trên
11


thế giới. Sau 10 năm ( 1992-2002 ) Công ty đã có những đóng góp đáng kể
cho Nhà nước, sản lượng thuỷ sản xuất khẩu của Công ty tiếp tục tăng do có
chính sách của Nhà nước khuyến khích xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Giai đoạn từ 1993 đến 2002 là thời kỳ Công ty phát triển mạnh mẽ và đã trở
thành Doanh nghiệp XNK Thuỷ sản có uy tín và vị thế cao trên thị trường

trong và ngoài nước. Công ty đã không ngừng phát triển cả về quy mô và
nguồn lực Tài chính. Từ ban đầu Công ty chỉ có 2 xí nghiệp trực thuộc đến
năm 2000 thì công ty đã có 12 đơn vị trực thuộc. Các nhà máy được trang bị
các thiết bị hiện đại. Số vốn của Công ty không ngừng tăng trưởng, từ 34,705
tỷ đồng năm 1993 thì đến năm 2002 đã lên tới 70 tỷ đồng.
c. Giai đoạn 2002 – NAY: Tái cơ cấu mạnh mẽ và tiếp tục phát triển bền
vững
Kể từ ngày đầu mới thành lập 5/7/1980 đến năm 2017, Seaprodex Hà
Nội không ngừng phát triển và lớn mạnh, từ một chi nhánh XNK Thuỷ sản với
số vốn và quy mô nhỏ hoạt động theo cơ chế tự kinh doanh, tự trang trải (Giai
đoạn 1980 đến 1992) đã phát triển thành một công ty XNK thuỷ sản hàng đầu
khu vực phía Bắc với số vốn là 113,705 tỷ đồng (Theo quyết định số 251/QĐTC ngày 31/3/2013). Năm 2003, công ty chuyển đổi mô hình tổ chức và hoạt
động sát nhập Tổng công ty Xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam theo Quyết
định số 243/2003/QĐ-TTg ngày 17/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Công
ty Cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội (SEAPRODEX HANOI) tiền thân là Công
ty XNK Thuỷ sản Hà Nội, được thực hiện cổ phần hóa và chuyển sang hoạt
động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 theo giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103012492 do sở Kế hoạch và Đầu tư TP
Hà Nội cấp ngày 22/12/2006, với vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Ngày 01/01/2007,
Công ty tiến hành cổ phần hóa chuyển đổi tên thành Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu thủy sản Hà Nội theo Quyết định 1880/QĐ-TTg ngày 17/10/2003
của Thủ Tướng chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa. Năm 2010, mô
hình tổ chức và hoạt động chính thức được đổi tên thành Tổng Công Ty Thủy
Sản Việt Nam – Công ty TNHH MTV (SEAPRODEX) theo Quyết định số
1592/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 14/6/2010 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT
Đối với nước ngoài: Công ty tự tìm kiếm bạn hàng và mở rộng thị
trường chiến lược, liên doanh, liên kết với các Công ty nước ngoài:
12



SEAPRODEX Hà Nội là Công ty đầu tiên đầu tư vốn ra nước ngoài để thành
lập liên doanh. Đó là liên doanh SEASAFICO ( giữa SEAPRODEX Hà Nội
với Liên Hiệp các ngư trang Sakhalin- Cộng hoà Liên Bang Nga ) từ tháng 4
năm 1989. Việc SEAPRODEX Hà Nội đầu tư sang Cộng hoà Liên bang Nga
trong hoàn cảnh nước ta chưa có luật đầu tư ra nước ngoài và các văn bản
dưới luật khác là một khó khăn rất lớn tưởng chõng không thể vượt qua được
vì tất cả đều phải xin Nhà nước giải quyết theo trường hợp ngoại lệ.Tuy nhiên,
SEAPRODEX Hà Nội đã vượt qua được khó khăn đó và đưa liên doanh đi
vào hoạt động trên cơ sở sử dụng nguồn lợi phong phú, kỹ thuật chế biến và
kinh nghiệm của nước bạn kết hợp với công nghệ của Nhật Bản và khả năng
buôn bán linh hoạt của ta để sản xuất hàng xuất khẩu và xuất khẩu một số mặt
hàng khác của Việt Nam sang nước bạn.
Đối với trong nước: SEAPRODEX Hà Nội dùng chính sách gắn bó với
bạn hàng với quan điểm chủ đạo là bảo đảm sự hài hoà về lợi ích giữa các
bên; Chính sách dùng vốn và giá cả để thu hót các bạn hàng, đầu tư đổi mới
thiết bị công nghệ mới, phát triển các mặt hàng có giá trị cao để duy trì và tăng
nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu và dịch vụ.
Đối với nội bộ Công ty: Công ty đã mạnh dạn xây dựng quy chế khoán
quản tại khối văn phòng Công ty nhằm:
+ Tăng cường khai thác tối đa mọi tiềm năng về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật
và các thế mạnh khác nhắm phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ.
+ Phát huy tính năng động sáng tạo của công nhân viên.
+ Gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm, quyền lợi và hiệu quả kinh doanh của
từng bộ phận, của từng cá nhân.
+ Chống bình quân trong phân phối thu nhập, chống vô chủ và vô trách
nhiệm trong công việc.
Ngày 20/05/2014, Công ty lần đầu giao dịch tại sàn UPCoM lấy tên mã giao
dịch là SPH. Thương hiệu SEAPRODEX được công nhận và bảo hộ bởi Tổ
chức thế giới về Quyền sở hữu trí tuệ OMPI – Geneve (Thụy Sĩ), EU, Mỹ và
khu vực Châu Á.


13


1.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý hoạt động của công ty
1.2.1 Mô hình tổ chức của bộ máy doanh nghiệp
Văn phòng Công ty có trụ sở đặt tại 20 đường Láng Hạ - Hà Nội. Khối
văn phòng Công ty vừa chịu trách nhiệm trước Nhà nước về tổ chức quản lý
hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty , vừa chịu trách nhiệm quản
lý vốn Nhà nước giao, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh không chỉ riêng
phần vốn của văn phòng mà còn cả các đơn vị thành viên.
Cơ cấu tổ chức tại văn phòng Công ty như sau:
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu bộ máy của công ty xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội
BAN
KIỂM
SOÁ
T

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

CÁC ĐƠN VỊ
TRỰC THUỘC


NGHIỆP
GIAO

NHẬN
THUỶ
SẢN
XUẤT
KHẨU
HẢI
PHÒNG


NGHIỆP
CHẾ
BIẾN
THUỶ
ĐẶC SẢN
XUẤT
KHẨU
HÀ NỘI


NGHIỆP
CHẾ
BIẾN

XUẤT
KHẨU
THUỶ
SẢN
XUÂN
THUỶ


CÁC PHÒNG
KINH DOANH

CHI
NHÁNH
ĐẠI
DIỆN
CÔNG
TY
XUẤT
NHẬP
KHẨU
THUỶ
SẢN HÀ
NỘI

CÁC PHÒNG
QUẢN LÝ

PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
– TỔ
CHỨC

PHÒNG
KINH
DOANH
XUẤT
KHẨU


(Nguồn

:

PHÒNG
KINH
TẾ TÀI
CHÍNH

Phòng hành

chính nhân sự )

14


Công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội sử dụng cơ cấu tổ chứng
theo hình thức trực tuyến từ trên xuống dưới phân bậc theo các cấp lãnh đạo
rồi xuống các đơn vị, phòng ban nhỏ hơn. Ban lãnh đạo công ty bao gồm :
đứng đầu tổ chức là Đại hội đồng cổ đông, tiếp đến là Hội đồng quản trị và
cuối cùng là ban tổng giám đốc. Phòng ban có chức vụ ngang hàng với các
cấp lãnh đạo công ty là ban kiểm soát
Phòng ban chịu sự quản lý của các cấp lãnh đạo gồm: Đơn vị trực thuộc,
phòng kinh doanh, phòng quản lý
Các đơn vị, nhà máy nhỏ lẻ hơn thuộc cơ cấu bộ máy công ty bao gồm: xí
nghiệp giao nhận thuỷ sản xuất khẩu hải phòng, xí nghiệp chế biến thuỷ đặc
sản xuất khẩu hà nội, xí nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản xuân thuỷ, chi
nhánh đại diện công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản hà nội.
Phòng kinh doanh xuất khẩu, phòng hành chính – tổ chức, phòng kinh tế tài

chính
Ưu điểm của cơ cấu bộ máy quản lý của công ty:
Đây là cơ cấu tổ chức trực tuyến nên ban giám đốc trực tiếp quản lý, giám sát
được tình hình sản xuất của xí nghiệp. Các quyết định, chỉ đạo của ban lãnh
đạo nhanh chóng được chuyển tới phòng ban, đơn vị nhỏ lẻ hơn có trách
nhiệm sản xuất theo đúng thông qua người quản lý các phòng ban. Nhờ có hệ
thống các phòng ban chức năng nên công tác quản lý và chỉ đạo được diễn ra
suôn sẻ và đạt được hiệu quả cao.
Nhược điểm của cơ cấu bộ máy quản lý của công ty:
Bên cạnh những ưu điểm về cơ cấu bộ máy quản lý theo phương pháp trực
tuyến như của công ty XNK thủy sản Hà Nội còn những nhược điểm kéo theo
khi sử dụng phương pháp này. Do các quyết định, chỉ đạo chỉ được nắm quyền
ở các phòng ban lãnh đạo nên doanh thu và lợi nhuận chính của công ty phụ
thuộc vào các ban lãnh đạo. Và do có quá nhiều các phòng ban quản lý nên
các ban lãnh đạo có thể xảy ra tình trạng quá tải công việc. Tất cả thành công
hay thất bại của công ty đều phụ thuộc vào ban lãnh đạo và các ban quản trị
phòng ban, đơn vị.

15


1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của phòng ban, bộ phận của công ty
a.Chức năng
* Giám đốc Công ty: Do Bộ trưởng Bộ thuỷ sản bổ nhiệm, chịu trách nhiệm
về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như chịu trách nhiệm
với Tổng Công ty thuỷ sản Việt Nam và Bộ thuỷ sản về kết quả hoạt động
kinh doanh của Công ty. Đồng thời Giám đốc là người xác định phương
hướng và bước đi chiến lược của đơn vị trong từng thời kỳ, trên cơ sở tham
khảo ý kiến tham mưu của các bộ phận. Giám đốc trực tiếp quản lý chỉ đạo
các phòng: Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Kinh tế - Kế hoạch, Phòng tổ

chức bảo vệ và thanh tra, Chi nhánh Móng Cái và liên doanh SEASAFICO.
* Trách nhiệm các công việc cùng cho Giám đốc Công ty là 3 Phó giám đốc
và Kế toán trưởng.
Trong đó:
Một phó Giám đốc trực tiếp chỉ đạo phòng kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản
Một phó Giám đốc phụ trách phòng kinh doanh vật tư và một đơn vị trực
thuộc
Một phó Giám đốc phụ trách kinh doanh nhập khẩu và hoạt động nội
chính ở văn phòng
Kế toán trưởng : là người trợ giúp cho Giám đốc khi ra các quyết định
còng nh tham gia công tác quản lý về tài chính. Nhiệm vụ của Kế toán trưởng
không chỉ giới hạn trong phạm vi khối văn phòng mà là quản lý toàn bộ hoạt
động về kinh tế tài chính của toàn Công ty.
b. Nhiệm vụ phòng ban
- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản : Nhiệm vụ chính thức là thực
hiện kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản và có thể nhập khẩu các
mặt hàng khác nếu nh có lợi nhuận
- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp: Nhiệm vụ là kinh doanh xuất
nhập khẩu tổng hợp tất cả các mặt hàng phục vụ cho nghành và cho các
ngành kinh tế khác.
- Phòng kinh doanh vật tư: Kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho nghành
thuỷ sản : xuất nhập khẩu các máy móc, thiết bị chuyên dùng, chế biến hàng
thuỷ đặc sản và thực phẩm, tủ đông, kho lạnh…
16


- Cửa hàng thuỷ đặc sản: Bán và giới thiệu sản phẩm thuỷ sản chế biến nội
địa và một số thực phẩm khác.
Các phòng này tự chủ về kinh doanh, sử dụng lao động và chi trả lương cho
các bộ phận công nhân viên theo quy định của Công ty trên cơ sở kết quả kinh

doanh của phòng
c. Các phòng chức năng
- Phòng Tài chính- Kế toán: Tổ chức, quản lý tài chính, hệ thống sổ sách,
chứng từ kế toán và chế độ báo cáo tài khoản kế toán theo các văn bản pháp
quy hiện hành của Nhà nước. Phản ánh kịp thời, chính xác tình hình sử
dụng vốn và bảo toàn vốn kinh doanh. Ngoài ra, phòng còn có chức năng
giúp Giám đốc thanh tra, quản lý về tài chính kế toán, tiến hành phân tích
các hoạt động kinh tế của bộ phận và của toàn Công ty, đề xuất các biện
pháp giải quyết phù hợp với đặc thù kinh doanh của nghành theo đúng chế
độ pháp quy của Nhà nước.
- Phòng Kinh tế- Kế hoạch : Lập kế hoạch kinh doanh của Công ty và xây
dùng đề án nâng cấp các Xí nghiệp.
- Phòng hành chính pháp chế: Phu trách công việc hành chính phát sinh, quản
lý con dấu, hồ sơ, giấy tờ. Nghiên cứu và tham mưu cho Giám đốc về mặt
pháp chế, theo dõi tổng hợp và báo cáo các kết quả hoạt động kinh doanh sản
xuất của toàn Công ty.
- Phòng tổ chức bảo vệ và thanh tra: Có nhiệm vụ quản lý, giám sát, kiểm tra
việc thực hiện các quy chế kỷ luật lao động theo quy định của Nhà nước,
thường xuyên nắm bắt, thông báo và giải quyết kịp thời các chế độ quy định
của Nhà nước về tiền lương, bảo hiểm xã hội, đề xuất phương án sắp xếp, tổ
chức lao động hợp lý giữa các phòng ban bộ phận.
d. Các đơn vị trực thuộc
Công ty có 4 đơn vị trực thuộc
- Xí nghiệp giao nhận thuỷ sản xuất khẩu Hải Phòng: Đặt tại 43-Lê Lai- Ngô
Quyền - Hải Phòng. Được thành lập theo quyết định 637/TS-QĐ ngày 19
Tháng 12 năm 1986 của Bộ Thuỷ sản . Chuyên kinh doanh các dịch vụ xuất
nhập khẩu thuộc chuyên nghành thuỷ sản, các dịch vụ giao nhận hàng hoá
17



xuất nhập khẩu, cung cấp nhà kho và các phương tiện giao nhận cho
SEAPRODEX Hà Nội .
- Xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà Nội ( Nhân Chính-Hà Nội) :
Thành lập theo quyết định 545/TS-QĐ ngày 24 tháng 9 năm 1987 của Bộ
Thuỷ sản. Chuyên chế biến thuỷ sản, nông sản thực phẩm xuất khẩu, kinh
doanh vật tư hàng hoá, thực phẩm nội địa.
- Xí nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Xuân Thuỷ : Đặt tại Xuân Trường
Nam Định. Chuyên môn hoá và chế biến thuỷ sản cho xuất khẩu .
- Chi nhánh đại diện Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội tại Móng Cái
Quảng Ninh : Là một bộ phận của Công ty, thực hiện toàn bộ nhiệm vụ, quyền
hạn và các mối quan hệ được giao. Mở rộng quan hệ tìm bạn hàng, nguồn
hàng .Các đơn vị trực thuộc này hạch toán độc lập và báo cáo kết quả
kinhdoanh cho lãnh đạo Công ty. Mỗi Xí nghiệp trực thuộc đều có ban lãnh
đạo bao gồm: Giám đốc, phó Giám đốc , kế toán trưởng, các phòng ban chức
năng.
* Các đơn vị liên doanh
Có Công ty liên doanh SEASAFICO được thành lập vào tháng 4 năm 1989
(liên doanh giữa SEAPRODEX Hà Nội và Liên hợp các ngư trang Sakhalin
Nga). Có nhiệm vụ khai thác, chế biến, kinh doanh thuỷ đặc sản xuất khẩu
sang thị trường nước thứ 3. Đến nay, Liên doanh đã trở thành doanh nghiệp
xuất khẩu thuỷ sản có uy tín trong và ngoài nước.

18


CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN HÀ NỘI
2.1 Nguồn lực kinh doanh của công ty
2.1.1 Nguồn tài chính của công ty
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn tài chính của công ty xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội

(Đơn vị tính: nghìn đồng)
Mức tăng giảm
Chỉ Tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

2016/2015

2017/2016

Tuyệt

Tỷ

Tuyệt

Tỷ

đối

lệ % đối

%

Vốn cố định


51.650.687

51.273.330

56.643.180

-377.357

-0.73

5.369.850

10.47

Vốn lưu động

51.646.668

51.100.177

52.046.430

-546.491

-1.06

946.253

1.852


102.373.507

108.689.610

-923.848

-0.89

6.316.103

6.17

Tổng

nguồn 103.297.355

vốn

(Nguồn :Phòng kế toán)

Nhận xét: Về nguồn vốn cố định, năm 2015 đến 2016 không có quá
nhiều biến động, tỷ lệ chênh lệch năm sau với năm trước chỉ giảm 0,73%. Tuy
nhiên tới năm 2017, nguồn vốn cố định có chiều hướng tăng mạnh đạt hơn
5,369 tỷ đồng, cụ thể tăng tới 10,47% so với năm trước do có chuyển biến về
mặt nhân lực và một số chính sách khiến nguồn vốn này tăng cao.
Về nguồn vốn lưu động, các năm 2015 và 2016 tương tự như nguồn vốn
cố định, cụ thể đến 2016, vốn lưu động giảm -546,5 triệu chiếm 1,06% tỷ lệ so
với 2015. Nguồn vốn lưu động năm 2017 có điều chỉnh tăng 946,25 triệu cụ
thể chiếm 1,85% so với 2016. Nhìn chung vốn cố định tăng mạnh do có điểu
chỉnh về mặt nhân sự và chính sách trong công ty khiến nguồn vốn cố định

tăng mạnh nhưng tuy nhiên vốn lưu động lại có sự tăng nhưng tuy nhiên
không nhiều và chênh lệch như nguồn vốn cố định.
19

lệ


2.1.2 Nguồn lực nhân lực
a. Phân loại theo số lượng
Nhân lực là một tiềm năng khá mạnh trong Công ty. Tuy ở giai đoạn
mới thành lập có những yếu kém, song trải qua hơn 37 năm xây dựng và phát
triển, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty có những bước phát triển
đáng kể đặc biệt là theo chiều sâu. Tình hình lao động qua các năm
Tổng số lao động của Công ty XNK Thủy Sản Hà Nội đến 31/12/2016 là 249
người, trong đó:
+ Nhân viên quản lý: 20 người
+ Lao động gián tiếp: 96 người
+ Lao động trực tiếp: 113 người
+ Phụ trợ sản xuất: 20 người
Biểu đồ 2.1: số lượng lao động qua các năm 2011-2016
(Đơn vị: Người)

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Với số liệu như trên, ta có thể tính được 1 cán bộ quản lý trung bình
quản lý 5 nhân viên. Biên độ quản lý như vậy là khá thấp so với doanh nghiệp
khác. Tuy nhiên đây cũng chỉ là cách tính trung bình, chưa thể hiện rõ được
trách nhiệm của người quản lý với những người dưới quyền.
Nhận xét: Tình hình lao động tại công ty có xu hướng tăng trong các năm
2011, 2013, 2014, 2015 và trong năm 2013 tăng chậm hơn. Năm 2014 và 2015

có số lượng lao động tăng cao là do để chuẩn bị cho các cấp cao nội bộ ngành
thủy sản, công ty đã tiến hành tuyển dụng lực lượng công nhân kỹ thuật cho
dự án trên từ cuối năm 2013 để tiến hành đào tạo trước, sau đó phân bổ về làm
việc cho các dự án này. Tuy nhiên tới 2016 lại giảm do không kiểm soát được
nguồn tài sản ngắn hạn và liên quan đến tài chính. Dự đoán các năm tới sẽ ổn
định hơn về mặt nhân lực
b. Phân loại loại động theo giới tính
Phân loại lao động theo giới tính tại Công ty XNK Thủy Sản Hà Nội.
20


Bảng 2.2: cơ cấu lao động theo giới tính tại công ty xnk thủy sản Hà Nội giai
đoạn 2014 - 2016
(Đơn vị: Người)
Mức tăng giảm
Chỉ Tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

2015/2014

2016/2015

Chênh

Tỷ lệ


Chên

Tỷ lệ

lệch

%

h lệch

%

Nam

144

142

143

-2

-1.39

1

0.704

Nữ


144

135

106

-9

-6.25

-29

-21.5

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Từ bảng cơ cấu lao động trên ta thấy trong công ty, số lượng nam qua
các năm không có quá nhiều thay đổi, chỉ tăng giảm một vài nhân lực do luân
chuyển về các chức vụ lãnh đạo của công ty do nam giới đảm nhận.
Số lượng nữ có nhiều thay đổi, cụ thể giảm từ 2014 chênh lệnh tới 9
người so với 2015, giảm 6,25% so với năm trước. Tới năm 2016, số lượng nữ
có nhiều thay đổi hơn so với năm trước, cụ thể giảm tới 29 người, gây mất cân
đối về giới tính trong công ty, trong khi số lượng nam không có nhiều thay đổi
qua nhiều năm, có thể nói số lượng nam chiếm số lượng lớn công ty.
c. Phân loại lao động theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Bảng 2.3 : Phân loại lao động theo trình độ chuyên môn tại công ty XNK thủy
sản Hà Nội giai đoạn 2014 - 2016
(Đơn vị: người)
Năm 2014

Chỉ Tiêu

Số lượng

Tỷ

Năm 2015
lệ

(%)

Số lượng

Tỷ
(%)

Năm 2016
lệ

Số lượng

Tỷ

lệ

(%)

Trên đại học

145


50,3

145

50,3

140

48,6

Đại học

75

26

80

27,8

84

29,2

Cao đẳng

35

12,2


20

6,94

20

6,94

Trung cấp

25

8,68

30

10,4

0

0
21


Lao động
phổ thông

8


2,78

2

0,69

5

1,71

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Nhìn chung, qua các năm không có nhiều thay đổi nhiều về mặt nhân
sự, tuy nhiên về trình độ trung cấp và cao đẳng có nhiều biến đổi về mặt nhân
sự hơn cả so với toàn diện chỉ tiêu trình độ bằng cấp trong công ty. Cụ thể
nhân lực có trình độ cao đẳng từ 2014 đến 2015 giảm từ 35 xuống còn 20
người, giảm 42,9% và giữ nguyên ở năm tiếp theo. Trình độ trung cấp có sự
thay đổi rõ rệt hơn so với nhân sự có trình độ cao đẳng, cụ thể năm 2015 tăng
từ 25 lên người, tăng tỷ lệ 20%. Về trình độ đại học và trên đại học, số lượng
chiếm phần lớn lao động công ty, thấy rõ tiềm năng phát triển công ty đảm
nhận nhờ những học vị có trình độ cao như thế. Về số lượng các năm không
quá nhiều thay đổi như số lượng người có trình độ thấp, cơ bản công ty được
nhiều người tài nắm quyền kiểm soát rất tốt, mong rằng số lượng nhân lực này
không có nhiều thay đổi mạnh, giữ vững tình hình công ty.
2.1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ
Trong suốt hơn 37 năm xây dựng và phát triển, cùng với việc đẩy mạnh
các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Công ty đã vay vốn đầu tư chiều sâu
cho các nhà may, sử dụng nguồn vốn tự có bổ sung để mở rộng đầu tư các
công trình sản xuất kinh doanh trực thuộc Công ty. Hiện nay, Công ty có 3 cơ
sở sản xuất đó là: Xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà Nội ( F37),
Liên doanh SEASAFICO tại Hải Phòng, Xí nghiệp chế biến thuỷ sản Xuân

Thu- Nam Định, Xí nghiệp quản lý thủy sản đông lạnh tại Hà Nội. Ngoài ra
Công ty có quan hệ trực tiếp với một số nhà máy chế biến xuất khẩu thuỷ sản
và đóng tàu từ Quảng Ninh đến Quảng Bình. Hầu hết các nhà máy này đều
được xây dựng từ những năm 80 nên đã gần hết thời gian sử dụng mà chưa
được nâng cấp, do đó không đáp ứng được yêu cầu đa dạng về sản phẩm, mẫu
mã, kiểu dáng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng mà thị
trường đòi hỏi ngày càng cao.

22


2.2 Hoạt động kinh doanh của công ty
2.2.1 Hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại dịch vụ
a. Hoạt động sản xuất
Từ năm 2008 cho tới nay, do Nhà nước có chính sách khuyến khích mở
rộng, tạo điều kiện xuất khẩu trực tiếp nên một số nhà máy sau khi được nâng
cấp như: F49, F38, F37 đã được một số khách hàng đến ký hợp đồng. Năm
2008, Công ty đã nâng cấp F37 trở thành một trung tâm chế biến thuỷ sản xuất
khẩu, chuyển giao công nghệ ở Miền Bắc. Trụ sở Công ty đặt tại 20 Láng HạHà Nội đạt tiêu chuẩn là trung tâm giao dịch quốc tế với đầy đủ trang thiết bị
văn phòng, phương tiện giao dịch ( điện thoại, fax, internet ) đủ tiêu chuẩn.
Ngoài ra các trang thiết bị hoạt động phục vụ cho công việc như: máy móc chế
biến, kiểm tra, bảo quản sản phẩm thuỷ sản ...
Xí nghiệp kho vận Hải Phòng gồm có:
+ Mét kho lạnh 700 tấn
+ Mét kho vật tư với diện tích 500m2
+ Bèn xe nâng hàng
+ Đội xe dùng để bảo quản lạnh và vận chuyển
Xí nghiệp chế biến thuỷ sản đặc sản Hà Nội và Xí nghiệp chế biến Xuân
Thủy, mỗi Xí nghiệp gồm có:
+ Một phân xưởng lạnh công suất cấp đông 2,5 tấn/ mẻ

+ Một phân xưởng chế biến
+ Một phân xưởng hàng khô
+ Hệ thống kho lạnh bảo quản hàng và xe vận tải lạnh chuyên dụng
b.

Hoạt động kinh doanh

Các mặt hàng xuất khẩu chính của công ty bao gồm:
+ Khai thác đánh bắt, nuôi trồng, thu mua, chế biến, kinh doanh các mặt hàng
may mặc, tiêu dùng khác
23


+ Sản xuất, mua bán các loại: vật liệu xây dựng, kim khí hóa chất, ngư lưới
cụ, máy móc thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải, bao bì đóng gói
+ Kinh doanh kho lạnh, giao nhận, bốc xếp, vận chuyển hàng hóa đường bộ,
đường biển và đường hàng không
+ Kinh doanh dịch vụ nhà ở, cơ sở hạ tầng, văn phòng làm việc, nhà xưởng,
kho bãi, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, du lịch, bệnh viện và các loại hình bất
động sản khác
+ Đào tạo và cung ứng nguồn lao động…
SEAPRODEX Hà Nội kinh doanh đa dạng các mặt hàng thuỷ sản, trong đó
có 3 sản phẩm chủ yếu, chiếm phần lớn tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu là: tôm,
mực và cá.
+Chế biển Thủy sản xuất khẩu Tỷ lệ: 49,75%
+Kinh doanh thương mại Tỷ lệ:6,87%
+Cơ khí đóng tàu Tỷ lệ: 5,79%
+Nuôi trồng thủy sản Tỷ lệ: 35,21%
+Sản xuất công nghiệp khác (thức ăn thủy sản, …) Tỷ lệ: 1,47%
+Dịch vụ tỷ lệ: 0,91%


Biểu đồ 2.2: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty năm 2016

(Nguồn: Phòng kinh doanh)
-

Cơ khí đóng tàu

Đóng sửa tàu: Đóng sửa tàu hàng, tàu đánh bắt xa bờ tàu kiểm ngư, tàu tuần
tra, tàu khách composite…
24


+ Thiết bị phụ trợ: sản xuất, chế tạo tiết bị phụ trợ: hệ trục chân vịt, máy lái
thủy lực, thiết bị câu cá ngừ, thiết bị neo…
Chế biến nuôi trồng thủy sản xuất khẩu

-

+ Sản phẩm tôm:
Tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ chốt cuả SEAPRODEX Hà Nội, là mặt hàng
xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao. Tôm có thể được chế biến dưới nhiều hình
thức khác nhau: đông lạnh nhanh cá thể, đông lạnh cả khối hoặc ướp lạnh.
SEAPRODEX Hà Nội xuất khẩu rất nhiếu loại tôm,
+ Sản phẩm mực :
Đây là sản phẩm xuất khẩu lớn thứ 2 cuả SEAPRODEX Hà Nội. Phương
pháp chế biến mực khác nhau tuỳ theo đơn đặt hàng và yêu cầu cuả khách
hàng. Vị thế cuả mặt hàng mực ngày càng được khẳng định trong xuất khẩu và
là mặt hàng cũng phải được bảo quản và chế biến tốt.
+ Sản phẩm cá:

Cá là mặt hàng chiếm tỷ trọng thấp so với tôm và mực. Theo số liệu năm2016,
cá chiếm khoảng 7% doanh số xuất khẩu. Hiện nay, cá là mặt hàng cóxu
hướng gia tăng dần về mặt tỷ trọng trong 3 loại mặt hàng xuất khẩu chính cuả
Công ty. Trong đó có cá nhông, cá thu, cá thu file, cá chèm, cá chim, cá tra, cá
basa...là mặt hàng có chủng loại khá đa dạng và phong phú nhưng chưa phát
huy được hết thế mạnh cuả nó.
Ngoài 4 sản phẩm trên, SEAPRODEX Hà Nội cũng kinh doanh cua, sứa, sò,
ghẹ, ốc gai và các sản phẩm khác như : cá khô, tôm khô, mực khô.
-

Dịch vụ xuất khẩu lao động, du học

Đây là một hoạt động khá nhỏ tại công ty chiếm tỷ trọng chưa đầy 1% doanh
thu của công ty. Chủ yếu hoạt động kinh doanh này bao gồm việc nhận, cung
cấp, vận chuyển, hỗ trợ các lao động trong nước sang nước ngoài có mục đích
làm việc và học tập.
c. Thương mại dịch vụ
Vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận nên hiện nay Công ty đang áp dụng một
cách đa dạng các loại hình xuất khẩu nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu trên
25


×