Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Thẩm quyền dân sự của tòa án theo loại việc về tranh chấp kinh doanh, thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.93 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU......................................................................................................2
A. NỘI DUNG..................................................................................................3
I. Cơ sở lí luận.............................................................................................3
1........Định nghĩa thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc về tranh
chấp kinh doanh thương mại......................................................................3
2.....Đặc điểm thẩm quyền dân sự của Tòa án theo vụ việc về tranh chấp
kinh doanh thương mại...............................................................................3
II. Những quy định của pháp luật tố tụng dân sự về thẩm quyền của
Tòa án trong việc giải quyết các vụ việc về kinh doanh thương mại........4
1....Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa
cá nhân tổ chức có đăng kí kinh doanh với nhau.....................................4
2.....Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá
nhân, tổ chức với nhau nhằm mục dích lợi nhuận...................................5
3.Tranh chấp giữa công ty với các thành viên trong công ty, giữa các
thành viên công ty với nhau liên quan đến hoạt động thành lập, giải thể,
sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức của công ty...........7
III. Thực trạng và một số kiến nghị.............................................................9
1....Thực trạng pháp luật tố tụng dân sự về thẩm quyền của Tòa án theo
loại việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại.....................9
2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật............................................................11
C. KẾT LUẬN.................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................14

1


A. MỞ ĐẦU
Nền kinh tế của nước ta đang trong đà phát triển, đặc biệt là trong lĩnh
vực hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với sự phát triển đó thì cũng xuất hiện
không ít những tranh chấp trong kinh doanh thương mại. Khi những tranh chấp


đó phát sinh, các bên tranh chấp được quyền tự thương lượng và hòa giải, nếu
không hòa giải thành và có yêu cầu thì tranh chấp kinh doanh thương mại được
giải quyết tại trọng tài hoặc Tòa án theo thủ tục Tố tụng quy định tại Bộ luật tố
tụng Dân sự . Sau đây, nhóm em xin đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Thẩm
quyền dân sự của Tòa án theo loại việc về tranh chấp kinh doanh, thương
mại”.

2


A.
I.
1.

NỘI DUNG

Cơ sở lí luận
Định nghĩa thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc về tranh

chấp kinh doanh thương mại
Theo giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam- Trường đại học Luật Hà
Nội năm 2005 có định nghĩa: Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc là
thẩm quyền của Tòa án trong việc thụ lí giải quyết các vụ việc theo thủ tục tố
tụng dân sự.
Theo điều 126 Hiến pháp năm 1992 quy định nhiệm vụ của Tòa án
nhân dân; Theo Điều 1, Luật tổ chức Tòa án Nhân dân;Theo điều 1 Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2004.
Có thể rút ra một số khái niệm cơ bản:
Thẩm quyền dân sự của Tòa án là quyền xem xét, giải quyết các vụ
việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét, giải quyeetsc các vụ việc đó

theo thủ tục tố tụng dân sự của Tòa án.
Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc là thẩm quyềncuả Tòa án
trong việc thụ lí, giải quyết các vụ việc theo thủ tục tó tụng dân sự.
Tranh chấp kinh doanh, thương mại là sự bất đồng, mâu thuẫn, xung
đột về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể kinh doanh liên quan đến quyền lợi
kinh tế trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại- các quan hệ có tính
tài sản với mục đích kinh doanh kiếm lời.
2.

Đặc điểm thẩm quyền dân sự của Tòa án theo vụ việc về tranh

chấp kinh doanh thương mại.
Thẩm quyền dân sự của Tòa án trong tranh chấp kinh doanh thương
mại có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất: Tranh chấp phải phát sinh từ hoạt động kinh doanh
thương mại thì Tòa án mới có thẩm quyền giải quyết. Những tranh chấp dân sự
khác cũng thuộc thẩm quyền của Tòa án nhưng không có đặc điểm này.

3




Thứ hai: Các tranh chấp đều phải có mục dích lợi nhuận: Đây là

căn cứ quan trọng để Tòa có căn cứ giải quyết tranh chấp này hay không.
II.
Những quy định của pháp luật tố tụng dân sự về thẩm quyền của
Tòa án trong việc giải quyết các vụ việc về kinh doanh thương mại

1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá
nhân tổ chức có đăng kí kinh doanh với nhau
Để thụ lý, giải quyết vụ án dân sự nói chung, kinh doanh thương mại
nói riêng, Tòa án phải dựa vào yêu cầu cụ thể của người khởi kiện để xác định
quan hệ pháp luật mà đương sự tranh chấp. Từ đó, đối chiếu với các quy định
về thẩm quyền của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) để xác định yêu cầu khởi
kiện của đương sự có thuộc thẩm quyền của Tòa án hay không. Việc xác định
quan hệ pháp luật tranh chấp còn có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng
pháp luật nội dung (điều chỉnh quyền và nghĩa vụ giữa các bên) trong việc giải
quyết yêu cầu của đương sự.
Điểm b khoản 1 Điều 33 BLTTDS quy định tranh chấp về kinh doanh
thương mại quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Tại khoản 1 Điều 29 BLTTDS quy định về các loại tranh chấp phát
sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng kí
kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
Ngoài ra, các tranh chấp liên quan đến mua bán cổ phiếu, trái phiếu mà
chủ thể không phải là tổ chức, cá nhân có đăng kí kinh doanh nhưng đều có
mục đích lợi nhuận không được coi là tranh chấp về kinh doanh, thương mại vì
khoản 1 Điều 29 chỉ áp dụng đối với các chủ thể là cá nhân, tổ chức có đăng kí
kinh doanh. Trong khi đó, việc giải quyết các tranh chấp này có liên quan đến
luật nội dung là Luật Doanh nghiệp và đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về các loại
hình công ty. Hơn nữa, đây là tranh chấp mới xuất hiện cùng với sự phát triển
của nền kinh tế nên đòi hỏi phải có những thẩm phán chuyên sâu trong lĩnh
vực này.
Hơn nữa, hoạt động xây dựng là hoạt động phức tạp, có thể có sự tham
gia của nhiều chủ thể khác nhau, giá trị tranh chấp lớn. Vì vậy, tranh chấp
4



trong hoạt động xây dựng thường phức tạp mà thẩm quyền giải quyết loại
tranh chấp này lại thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện là chưa hợp lý.
Như vậy, có thể thấy quy định về tranh chấp kinh doanh thương mại
giữa các cá nhân, tổ chức có đăng kí kinh doanh tại khoản 1 Điều 29 BLTTDS
còn nhiều điểm bất hợp lý về thẩm quyền giải quyết theo cấp của Tòa án.
2.  Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá
nhân, tổ chức với nhau nhằm mục dích lợi nhuận
Các vụ việc phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại rất đa dạng
và phức tạp, các bên có thể lựa chọn phương thức giải quyết bằng con đường
trọng tài hoặc khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự các tranh
chấp về kinh doang thương mại là các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ,
chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi
nhuận.
Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập, công nghiệp hóa- hiện đại
hóa, cùng với nó khoa học công nghệ cũng ngày càng phát triển hơn, kéo theo
đó, hành vi xâm phạm quyền sở hữu ngày một gia tăng. Số lượng các vụ xâm
phạm quyền sở hữu ngày càng nhiều và hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn.
Quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ được xác định là một
dạng của tài sản nhưng nó là một loại tài sản đặc biệt bởi nó mang tính phi vật
chất và cũng không dễ dàng trong việc xác định giá trị của loại tài sản này
thông thường thì nó có giá trị rất cao. Quyền sở hữu trí tuệ được đánh giá là
một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế hiện đại chính vì vậy pháp luật ở tất
cả các quốc gia trên thế giới đều đã có những quy định pháp luật được đưa ra
để bảo hộ loại tài sản này. Để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, các điều ước quốc
tế cũng đã ghi nhận nhiều biện pháp thực thi như biện pháp dân sự, biện pháp
hành chính, kiểm soát biên giới… Theo đó, thực thi bằng biện pháp dân sự có

5



mục đích chủ yếu là nhằm khôi phục, khắc phục các thiệt hại để bảo vệ các
quyền và lợi ích chính đáng của người có quyền bị xâm phạm.
Trước yêu cầu hội nhập với thế giới, pháp luật TTDS Việt Nam cũng đã
thể hiện sự quan tâm của mình đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bằng việc
Việt Nam đã xây dựng và ban hành Luật sở hữu trí tuệ, ghi nhận thẩm quyền
dân sự cho tòa án để giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ (bao gồm
quyền tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu công nghiệp), chuyển giao
công nghệ giữa cá nhân, tổ chức.. Cụ thể pháp luật tố tụng dân sự đã xây dựng
một qui định với nội dung xác định việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở
hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có
mục đích lợi nhuận sẽ thuộc thẩm quyền dân sự theo loại việc của Tòa ánkhoản 2 điều 29 BL TTDS1.
Theo quy định của Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TAND-VKSNDBVHTT&DL ngày 03/04/20082, các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển
giao công nghệ bao gồm các tranh chấp như:


Tranh chấp giữa chủ đầu tư và người biểu diễn về quyền nhân

thân, quyền tài sản;

Tranh chấp về quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi
âm, ghi hình, chương trình phát sóng;

Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công
nghiệp…
Tuy nhiên, không phải tất cả các tranh chấp về sở hữu trí tuệ, chuyển
giao công nghệ là loại vụ việc về kinh doanh thương mại. Một tranh chấp liên
quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ còn có thể xác định là một
tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo quy định của
Khoản 4 Điều 25 BLTTDS.

1 Xem
2 Xem

thêm: Khoản 2 điều 29 BLTTDS
thêm: />6


Vì vậy để phân biệt hai loại tranh chấp này pháp luật đã đưa ra dấu hiệu
“mục đích lợi nhuận”.
Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP3 ngày 31/3/2005 đã giải thích rõ:
“Đối với các tranh chấp quy định tại khoản 2 điều 29 BLTTDS thì không nhất
thiết đòi hỏi cá nhân, tổ chức phải có đăng ký kinh doanh mà chỉ đòi hỏi cá
nhân, tổ chức đều có mục đích lợi nhuận, còn bên kia không có mục đích lợi
nhuận thì đó là tranh chấp về dân sự quy định tại khoản 4 điều 25 BLTTDS”.
Như vậy: Với qui định này có thể thấy điều kiện để tranh chấp về
quyền sở hữu, chuyển giao cộng nghệ giữa các tổ chức cá nhân với nhau thuộc
thẩm quyền dân sự theo loại việc của Tòa án là khi các tranh chấp này có mục
đích lợi nhuận. Như vậy, với dạng tranh chấp này pháp luật không yêu cầu các
bên chủ thể phải có đăng ký kinh doanh mà chỉ cần tranh chấp trong lĩnh lĩnh
vực này có mục đích lợi nhuận là sẽ thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án.
3.Tranh chấp giữa công ty với các thành viên trong công ty, giữa các thành
viên công ty với nhau liên quan đến hoạt động thành lập, giải thể, sáp nhập,
hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức của công ty
Trong thực tế hiện này các vụ việc phát sinh từ kinh doanh, thương mại
rất đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên hệ thống pháp luật cũng đang dần hoàn
thiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cũng như bảo đảm quyền lợi cho các bên có
thể lựa chọn phương thức giải quyết bằng con đường trọng tài hoặc khởi kiện
yêu cầu tòa án giải quyết. Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa
công ty với các thành viên trong công ty, giữa các thành viên trong công ty với
nhau liên quan đến hoạt động thành lập, giải thể, sáp nhập , hợp nhất, chia

tách, chuyển đổi hình thức của công ty.Vấn đề này được quy định cụ thể ở
Khoản 3 Điều 29 BLTTDS.
Cụ thể hóa quy định tại điều 29, Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP quy
định về hướng dẫn thi hành phần chung của BLTTDS. Theo đó, về các tranh
Xem thêm: />ItemID=16132
3

7


chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công
ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp
nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty quy định tại khoản 3
Điều 29 của BLTTDS cần phân biệt như sau:
a) Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty là các
tranh chấp về phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty (thông thường
phần vốn góp đó được tính bằng tiền, nhưng cũng có thể bằng hiện vật hoặc
bằng giá trị quyền sở hữu công nghiệp); về mệnh giá cổ phiếu và số cổ phiếu
phát hành đối với mỗi công ty cổ phần; về quyền sở hữu một phần tài sản của
công ty tương ứng với phần vốn góp vào công ty; về quyền được chia lợi
nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty; về
yêu cầu công ty đổi các khoản nợ hoặc thanh toán các khoản nợ của công ty,
thanh lý tài sản và thanh lý các hợp đồng mà công ty đã ký kết khi giải thể
công ty; về các vấn để khác liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể,
sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
b) Các tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau là các tranh
chấp giữa các thành viên của công ty về việc trị giá phần vốn góp vào công ty
giữa các thành viên của công ty; về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào
công ty giữa các thành viên của công ty hoặc về việc chuyển nhượng phần vốn
góp vào công ty của thành viên công ty đó cho người khác không phải là thành

viên của công ty; về việc chuyển nhượng cổ phiếu không ghi tên và cổ phiếu
có ghi tên; về mệnh giá cổ phiếu, số cổ phiếu phát hành và trái phiếu của công
ty cổ phần hoặc về quyền sở hữu tài sản tương ứng với số cổ phiếu của thành
viên công ty; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ, thanh
toán nợ của công ty; về việc thanh lý tài sản, phân chia nợ giữa các thành viên
của công ty trong trường hợp công ty bị giải thể, về các vấn đề khác giữa các
thành viên của công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp
nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
8


c) Khi thực hiện hướng dẫn tại điểm a và điểm b tiểu Mục 3.5 này, nếu
giữa công ty với các thành viên của công ty hoặc giữa các thành viên của công
ty có tranh chấp với nhau, nhưng tranh chấp đó không liên quan đến việc thành
lập, hoạt động. giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ
chức của công ty mà chỉ liên quan đến các quan hệ khác như quan hệ lao động,
quan hệ dân sự (ví dụ: Tranh chấp về bảo hiểm xã hội, về trợ cấp cho người lao
động, về hợp đồng lao động, về hợp đồng vay, mượn tài sản...) thì tranh chấp
đó không phải là tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 3
Điều 29 của BLTTDS. Tùy từng trường hợp cụ thể để xác định đó là tranh
chấp về dân sự hay tranh chấp về lao động.
III. Thực trạng và một số kiến nghị
1.

Thực trạng pháp luật tố tụng dân sự về thẩm quyền của Tòa án theo

loại việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại
Bộ luật tố tụng dân sự 2004 ra đời đã khắc phục được rất nhiều hạn chế
của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, nó góp phần giải
quyết các vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự một cách hiểu quả hơn. Tuy

nhiên, thực tiễn triển khai thi hành Bộ luật tố tụng dân sự ( BLTTDS) cho thấy
một số quy định của BLTTDS về thẩm quyền dân sự của toà án về tranh chấp
kinh doanh, thương mại chưa đáp ứng được các yêu cầu thực tế, có những quy
định mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác; chưa đầy đủ, thiếu
rõ ràng và còn có những cách hiểu khác nhau như sau…
+ Tại khoản 1 Điều 29 BLTTDS đã liệt kê những tranh chấp kinh
doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án. Hạn chế của phương pháp
liệt kê này là sẽ không thể liệt kê đầy đủ những tranh chấp kinh doanh, thương
mại nhất là trong nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và có sự tham gia của
nhiều chủ thể và nhiều hành vi thương mại như ở Việt Nam hiện nay. Điều đó
dẫn đến việc, nếu có những tranh chấp thuộc loại nằm ngoài các tranh chấp
được liệt kê này thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết hay không? Ví dụ: tranh
9


chấp về vận chuyển hàng hóa bằng đường ống…Ngược lại, nhiều loại tranh
chấp cụ thể này đều có thể quy về loại tranh chấp “cung ứng dịch vụ” quy định
tại điểm b khoản 1 Điều 29 BLTTDS. Có ý kiến cho rằng cần nghiên cứu để bỏ
phần liệt kê này và chỉ cần quy định “Các tranh chấp kinh doanh, thương mại
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là các tranh chấp kinh doanh, thương
mại giữa các thương nhân với nhau” là đủ. Nhóm chúng tôi đồng ý với ý kiến
này, tuy nhiên, để quy định như vậy, pháp luật cần làm rõ khái niệm tranh chấp
kinh doanh, thương mại.
+ Về khoản 2 Điều 29 BLTTDS:
Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá
nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận Có ý kiến cho rằng
không nên tách loại tranh chấp về sở hữu trí tuệ ra làm hai loại căn cứ vào việc
xác định có hay không có mục đích lợi nhuận. Vì việc xác định có hay không
mục đích lợi nhuận lại không phải khi nào cũng rõ ràng nên dường như ranh
giới để phân biệt hai dạng tranh chấp này là rất mong manh. Vậy đâu là cơ sở

giúp ta xác định được hai dạng tranh chấp nêu trên trong lĩnh vực sở hữu trí
tuệ, chuyển giao công nghệ. Theo quy định tại điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự
thì tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án rất đa dạng, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, trong đó có
tranh chấp vừa được điều chỉnh bởi quy định của Bộ luật Dân sự, vừa được
điều chỉnh bởi Luật chuyên ngành.
+ Về khoản 3 Điều 29 BLTTDS:
Thực tiễn xét xử trong thời gian qua cho thấy loại án này ngày càng
nhiều và rất phức tạp. Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công
ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt
động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của
Công ty theo quy định tại khoản 3 Điều 29 BLTTDS đã được Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP
10


ngày 31-3-2005 khá cụ thể nên giúp cho Tòa án phân định rõ các loại tranh
chấp kinh doanh thương mại khá mới mẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn một
số vấn đề cần làm rõ hơn như:


Cụm từ “liên quan đến việc thành lập, hoạt động…” có nghĩa rất

rộng, nên các Tòa án địa phương gặp lúng túng và nhầm lẫn trong việc xác
định các loại tranh chấp dân sự, tranh chấp lao động nói ở điểm c tiểu mục 3.5
Nghị quyết số 01/2005 nêu trên là tranh chấp thương mại (như các trường hợp:
Công ty khởi kiện đòi lại con dấu của Công ty do thành viên của Công ty lãnh đạo của Công ty nhiệm kỳ trước - không chịu giao con dấu cho lãnh đạo
mới của Công ty; thành viên Công ty cho Công ty vay tiền nay khởi kiện đòi
nợ; Công ty khởi kiện đòi thành viên của Công ty thực hiện nghĩa vụ khoán
trong kinh doanh. . .). Vì vậy, cần nghiên cứu để sửa lại quy định này cho rõ

ràng hơn.


Trong trường hợp cá nhân đã nộp tiền mua phần vốn góp của

thành viên Công ty nhưng chưa được đăng ký để trở thành thành viên Công ty
TNHH, nay có tranh chấp thì có là tranh chấp giữa thành viên Công ty với
Công ty hoặc giữa thành viên Công ty với nhau không hay tranh chấp giữa cá
nhân với công ty? Có quan điểm cho rằng đây là tranh chấp về mua bán phần
vốn góp giữa cá nhân người mua với Công ty hoặc giữa cá nhân người mua với
cá nhân khác là thành viên của Công ty chứ không phải là tranh chấp giữa
thành viên Công ty với Công ty hoặc giữa các thành viên của Công ty với
nhau, vì cá nhân người mua trên chưa là thành viên của Công ty. Vấn đề này
chiếu theo quy định của BLTTDS thì có được coi là tranh chấp kinh doanh,
thương mại hay không

Về tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty, việc áp
dụng trên thực tế còn nhiều lúng túng khi các tòa án xác định có phải là tranh
chấp kinh doanh thương mại giữa các thành viên công ty không.

11


Các vấn đề trên cần phải quy định rõ hơn trong BLTTDS và trước mắt
là cần có các văn bản hướng dẫn để thống nhất quy trình áp dụng luật, hướng
dẫn để thống nhất xử lý giữa các tòa.
2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật.
- Các nhà làm luật không nên sử dụng phương pháp liệt kê để qui định
các tranh chấp kinh doanh, thương mại mà nên xây dựng một khái niệm thống
nhất mang tính khái quát và phải nêu bật được các dấu hiệu cụ thể của dạng

tranh chấp này khi nó thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án. Sở dĩ ta phải nêu
ra được các dấu hiệu là nhằm tạo cơ sở để phân biệt tranh chấp kinh doanh,
thương mại với các tranh chấp khác đặc biệt là với tranh chấp kinh tế và tranh
chấp dân sự. Ví dụ: có thể đưa ra một khái niệm tranh chấp kinh doanh, thương
mại với hai dấu hiệu :


Tranh chấp kinh doanh, thương mại là tranh chấp phát sinh từ

quan hệ kinh doanh, tranh chấp này phát sinh từ các hoạt động phục vụ một
cách trực tiếp hay gián tiếp cho quá trình kinh doanh.
 Một trong các bên chủ thể tranh chấp phải là chủ thể kinh doanh.
Đây là những chủ thể thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình kinh doanh từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩn hoặc cung ứng dịch
vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
- Vấn đề tranh chấp phát sinh từ việc thành lập, tổ chức quản lý và tổ
chức hoạt động của doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng là tranh chấp
về kinh doanh, thương mại để tranh chấp này thuộc thẩm quyền dân sự của
Tòa án thì không nên qui định điều kiện bắt buộc là các bên tranh chấp phải là
thành viên của doanh nghiệp hoặc công ty.
- Việc xác định tranh chấp phát sinh có vì mục đích sinh lợi nhuận hay
không thường phụ thuộc vào cách nhìn nhận của Tòa án nói cách khác thì việc
xác định này mang màu sắc chủ quan. Chính điều này đã đặt ra một vấn đề cần
phải phải nâng cao kỹ năng phân tích đối với các cá nhân có thẩm quyền trong
việc xác định bản chất của tranh chấp tại Tòa án. Sửa đổi, bổ sung điểm b tiểu
12


mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP thành nội dung như
sau: “Toà kinh tế có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp và các yêu

cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 29 và Điều 30 của BLTTDS”
bỏ nội dung “các tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà một hoặc các bên
không có đăng ký kinh doanh, nhưng đều có mục đích lợi nhuận”.
- Bổ sung vào khoản 3 Điều 29 BLTTDS hoặc bổ sung vào tiểu mục
3.5. mục 3 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP nội dung khái quát về
“việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi
hình thức tổ chức của công ty” rồi liệt kê các tranh chấp giữa công ty với thành
viên công ty để có cơ sở xác định tranh chấp mới phát sinh khi chúng không
thuộc các trường hợp được liệt kê, tránh vướng mắc như hiện nay.

13


C. KẾT LUẬN
Hiện nay, những tranh chấp kinh doanh thương mại ngày càng nhiều và
phức tạp. Vì vậy mà thẩm quyền dân sự của tòa án trong giải quyết tranh chấp
về kinh doanh thương mại là vô cùng to lớn. Các tranh chấp về kinh doanh
thương mại hiện nay khá đa dạng, nó sẽ ảnh hưởng không ít đến đời sống và
sản xuất. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung, tiếp tục hoàn thiện Bộ luật tố tụng dân
sự là rất cần thiết để đảm bảo lợi ích của mỗi cá nhân, bảo vệ lợi ích quốc gia
trong quá trình hội nhập.

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam- Trường đại học Luật Hà Nội
năm 2005.
2. Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2005
3. Bài viết: “Một số kiến nghị liên quan đến quy định về thẩm quyền giải

quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo quy định tại Điều 29
BLTTDS” của ThS. Nguyễn Thị Vân Anh- Giảng viên Khoa đào tạo
4.

Thẩm phán Học viện tư pháp.
/>p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item_id=26779894&article_d

5.
6.

etails=1
/>%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=16132
/>
15



×