Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Những bất cập và đề xuất trong pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.2 KB, 5 trang )

NHÓM 3
Đề tài:Những

bất cập và đề xuất trong pháp luật về giải quyết
tranh chấp đất đai

NHỮNG BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
ĐẤT ĐAI HIỆN NAY.
Khái niệm tranh chấp đất đai:
Khái niệm tranh chấp đất đai có sự khác biệt giữa hai điều luật trong cùng bộ
Luật Đất đai 2013. Nếu Khoản 24 Điều 3 quy định với phạm vi rộng “tranh chấp
đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc
nhiều bên trong quan hệ đất đai” thì Điều 203 thu hẹp tranh chấp đất đai xảy ra
trong một số trường hợp cụ thể là tranh chấp đất đai giữa những chủ thể có giấy tờ
và tranh chấp giữa những chủ thể không có giấy tờ theo quy định tại Điều 100. Sự
khác nhau đó dẫn đến tình trạng phân loại tranh chấp để xác định cơ quan có thẩm
quyền giải quyết tương đối khó khăn và gây nhầm lẫn.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp:
Tại Khoản 2 Điều 203 Luật Đất Đai 2013 quy định đương sự không có giấy
chứng nhận hoặc không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 thì lại được có hai sự
lựa chọn giải quyết tranh chấp là khiếu kiện lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hoặc khởi kiện ra Tòa án. Trong khi đó tại Khoản 1 điều này lại quy định đương sự
có giấy chứng nhận đầy đủ lại chỉ có quyền khởi kiện ra Tòa án. Như vậy, liệu rằng
lợi ích của những đương sự có giấy chứng nhận và các giấy tờ theo Điều 100 có bị
hạn chế không?Và liệu điều này phải chăng đang ngầm khuyến khích đương sự
không hoàn tất các loại giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất?
Việc quy định UBND các cấp vừa là cơ quan quản lý, vừa thực hiện giải
quyết tranh chấp dễ nảy sinh xu hướng vi phạm nguyên tắc khách quan, công bằng,
đặc biệt trong trường hợp tranh chấp có liên quan từ các quyết định hành chính.
Vậy lợi ích của người sử dụng đất sẽ như thế nào?
Thủ tục hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai.


Việc tranh chấp của các chủ thể được hòa giải ở UBND cấp xã giải quyết
như vậy đảm bảo chưa? Liệu rằng cán bộ cấp xã có đủ kỹ năng, trình độ để giải


quyết chưa? Hiện nay, công tác hòa giải ở địa phương, ở các cấp chính quyền và ở
các cấp tòa án chưa thực sự được coi trọng và áp dụng triệt để còn mang tính hình
thức.
Theo Điều 203 Luật Đất đai thì các tranh chấp của đương sự phải được hòa
giải qua UBND. Nếu UBND không tiến hành hòa giải hay tiến hành hòa giải
nhưng không đúng yêu cầu của người yêu cầu. Vậy nếu không được hòa giải thì
làm sao đương sự có thể khởi kiện lên Tòa án hay khiếu nại đến cơ quan có thẩm
quyền cấp trên được?
Tranh chấp đất đai xảy ra rất nhiều dạng, vậy loại tranh chấp nào phải qua
hòa giải tại cơ sở, cấp xã, phường, thị trấn và những tranh chấp nào được thụ lý tại
tòa án mà không qua hòa giải ở cơ sở. Luật Đất Đai 2013 chưa có văn bản nào
hướng dẫn cụ thể dạng tranh chấp đất đai nào phải qua hòa giải ở địa phương nên
mỗi địa phương, tòa án áp dụng rất khác nhau.
Thời gian giải quyết hòa giải ở cấp xã
Luật Đất đai 2013 giao nhiều thẩm quyền cho cấp xã hơn nhưng quy định
thời hạn giải quyết 45 ngày, dù là dài hơn Luật Đất đai 2003 (30 ngày) nhưng liệu
có khả thi? Thực tiễn cho thấy chỉ riêng việc xác minh nguồn gốc đất trong thời
hạn 45 ngày là rất khó hoàn tất, đặc biệt là những vụ tranh chấp phức tạp, trong khi
hội đồng hòa giải còn phải thực hiện nhiều thủ tục khác.
Thủ tục giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo.
Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai còn mang nặng
về mệnh lệnh hành chính, nhiều quyết định giải quyết chưa thấu tình đạt lý.Việc tổ
chức thực hiện quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật còn thiếu kiên quyết,
dẫn đến vụ việc không được giải quyết dứt điểm, khiếu kiện kéo dài
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI:
Thứ nhất, nên sửa lại khái niệm tranh chấp đất đai tại Khoản 24 Điều 3 Luật

đất đai theo hướng phù hợp với Điều 203 để dễ dàng trong việc giải quyết những
vụ tranh chấp đất đai.
Thứ hai, nên đổi ngược lại thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa
Khoản 1 và Khoản 2 Điều 203 Luật đất đai để khuyến khích người dân hoàn thành
thủ tục giấy tờ cần thiết, đảm bảo đúng luật nhằm giảm khó khăn trong quá trình
giải quyết.


Thứ ba, sửa đổi, bổ sung các quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời
hạn, thời hiệu giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai, bảo đảm thống nhất,
đồng bộ giữa Luật đất đai, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật tố tụng hành chính, Bộ
luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan. Cần khẩn trương hướng dẫn Luật
đất đai bảo đảm cụ thể, khả thi.
Thứ tư, cần khẩn trương kiện toàn về tổ chức và nâng cao trách nhiệm của
các cơ quan tiếp dân từ Trung ương đến địa phương. Tăng cường trách nhiệm, tính
chủ động của người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong việc tiếp công dân và
giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai để giải quyết kịp thời, dứt điểm, công bố
công khai kết quả giải quyết, không để khiếu kiện vượt cấp, diễn biến phức tạp,
khiếu kiện đông người; chịu trách nhiệm về việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố
cáo.
Thứ năm, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ của các cấp,
các ngành trong giải quyết khiếu nại tố cáo, khắc phục tình trạng chuyển đơn thư
của công dân lòng vòng hoặc chậm giải quyết, né tránh trách nhiệm. Thường xuyên
kiểm tra, thanh tra, phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, vi phạm trong thực hiện
các quy định về giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu
hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, trong giải quyết
các thủ tục hành chính về đất đai.
Thứ sáu, chúng ta khuyến khích các bên hòa giải, nhưng không nên quy
định đây là thủ tục bắt buộc phải thực hiện trước khi khởi kiện ra tòa án (như quy
định tại Đ 203). Tranh chấp đất đai là việc dân sự, vì vậy, nên tôn trọng quyền tự

quyết trong việc lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp.
Thứ bảy, quy định cụ thể hơn nữa các dạng tranh chấp đất đai nào phải qua
hòa giải ở địa phương để từ đó các địa phương có thể giải quyết tranh chấp một
cách đồng bộ và hiệu quả.
Thứ tám, pháp luật cần có quy định cụ thể về cơ quan công nhận sự hoà giải
giữa các bên kèm theo đó là một cơ chế để đảm bảo kết quả hoà giải được thực thi
trên thực tế.
Thứ chín, cần có chính sách và đội ngũ hoà giải viên chuyên nghiệp. Nhà
nước khuyến khích người dân khi xảy ra tranh chấp về đất đai nên tiến hành hoà
giải trước khi khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền hoặc khởi kiện lên toà án.


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM THAM GIA:
Nguyễn Đình Nghĩa
Phan Mai Ái Nhi
Nguyễn Bích Như
Nguyễn Văn Phúc
Nguyễn Thị Hoài Phương
Phạm Thu Phương
Vi Thị Phường
Trần Bích Quy
Hoàng Thị Quyên
Lê Sáu
Nguyễn Đăng Sơn
Mai Thị Thu Sương
Nguyễn Thị Thanh Tâm
Võ Đặng Thanh Thảo





×