Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong ca từ của nhạc sĩ nguyễn văn chung ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.24 KB, 110 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THANH HÀ

ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ TÌNH YÊU TRONG CA TỪ
CỦA NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN CHUNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THANH HÀ

ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ TÌNH YÊU TRONG CA TỪ
CỦA NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN CHUNG
Ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 8 22 90 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH

HÀ NỘI - 2018




LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sĩ này do tôi nghiên cứu và thực hiện dƣới sự hƣớng
dẫn của tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh. Để hoàn thành luận văn này, ngoài các
tài liệu tham khảo đã liệt kê, tôi cam đoan không sao chép các công trình
nghiên cứu của ngƣời khác.
Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Thanh Hà


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trƣớc hết tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc
đến tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh – ngƣời đã dành nhiều thời gian, tâm huyết
hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện, Khoa Ngôn ngữ
học – Học viện Khoa học xã hội, Phòng Tổ chức cán bộ, Quản lý khoa học và
Hợp tác quốc tế, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình tôi
thực hiện luận văn.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến ngƣời thân, bạn bè đồng
nghiệp, những ngƣời luôn cổ vũ động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn bằng sự nỗ lực và khả năng của
mình, tuy nhiên, không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vậy, tôi rất mong nhận
đƣợc sự đóng góp quý báu của Quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.


MỤC LỤC


Trang
MỞ ĐẦU……………………………………………………………..

1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN……………………………………

13

1.1. Ẩn dụ và ẩn dụ ý niệm…………………………………………...

13

1.1.1. Ẩn dụ theo quan điểm truyền thống……………………………

13

1.1.2. Ẩn dụ ý niệm…………………………………………………...

16

1.1.3. Sơ đồ hình ảnh………………………………………………….

19

1.1.4. Ánh xạ ẩn dụ…………………………………………………...

20


1.1.5. Tính nghiệm thân………………………………………………

21

1.2. Âm nhạc………………………………………………………….

22

1.2.1. Nhạc trẻ Việt Nam……………………………………………...

22

1.2.2. Ca từ và vai trò của ca từ……………………………………….

24

1.3. Tình yêu……………………………………….………………….

26

1.3.1. Tình yêu là gì …………………………………………………

26

1.3.2. Ẩn dụ ý niệm về tình yêu……………………………………....

28

1.4. Tiểu kết…………………………………………...……………….


30

CHƢƠNG 2: ẨN DỤ CẤU TRÚC VỀ TÌNH YÊU TRONG CA
TỪ CỦA NGUYỄN VĂN CHUNG………………………………...

32

2.1. Ẩn dụ ý niệm tình yêu là một cuộc hành trình………………......

32

2.2. Ẩn dụ ý niệm tình yêu là một giấc mơ…………………………..

43

2.3. Ẩn dụ ý niệm tình yêu là sự say mê……………………………..

45

2.4. Ẩn dụ ý niệm tình yêu là ánh sáng……………………..………..

48

2.5. Tiểu kết…………………………………………………………...

49


CHƢƠNG 3: ẨN DỤ BẢN THỂ VỀ TÌNH YÊU TRONG CA TỪ
CỦA NGUYỄN VĂN CHUNG………………………………...........


51

3.1. Ẩn dụ ý niệm tình yêu là một đồ vật……………………………...

52

3.2. Ẩn dụ ý niệm tình yêu là dƣỡng chất………………….………….

54

3.3. Ẩn dụ ý niệm tình yêu là nguồn hơi ấm………………………….

57

3.4. Ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CHẤT LỎNG TRONG BÌNH
CHỨA………………………………………………………………….

62

3.5. Tiểu kết……………………………………………………………

67

KẾT LUẬN …………………………………………………………..

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………..


70

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ …...

75

PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, việc nghiên cứu ngôn ngữ không chỉ tập trung vào việc khảo
sát ngữ liệu hay quan sát trực tiếp ngôn từ mà còn bao gồm nhiều vấn đề liên
quan đến ngôn ngữ nhƣ văn hóa, ý thức, niềm tin, tín ngƣỡng… Nghiên cứu
ngôn ngữ từ bình diện ẩn dụ ý niệm là một trong những khuynh hƣớng nghiên
cứu ngôn ngữ đƣợc nhiều nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nƣớc quan tâm
trong thời gian gần đây.
Có thể thấy rằng nhiều nghiên cứu cũng nhƣ nhận định về ẩn dụ ý niệm
của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam ít nhiều cũng gắn kết hay đồng quan
điểm với các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới nhƣ Lakoff & Johnson
(1980, 2003) [43], Tissari (2001) [46], Montgomery (2002) [44], Kovecses
(2002, 2010) [41],… Trần Văn cơ (2011) [5, tr. 293] cho rằng “ Ẩn dụ tri
nhận (hay còn gọi là ẩn dụ ý niệm) – đó là một trong những hình thức ý niệm
hóa, một quá trình tri nhận có chức năng biểu hiện và hình thành những ý
niệm mới và không có nó thì không thể nhận đƣợc tri thức mới. Về nguồn
gốc, ẩn dụ tri nhận đáp ứng năng lực của con ngƣời nắm bắt và tạo ra sự
giống nhau giữa những cá thể và những lớp đối tƣợng khác nhau”. Nói cách
khác, ẩn dụ ý niệm là vấn đề không thể quan sát trực tiếp: con ngƣời giải thích
các hiện tƣợng ngôn ngữ dựa trên sự nhận thức của mình.
Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi con ngƣời.

Các ca khúc nhạc trẻ thƣờng là sản phẩm của những con ngƣời “trẻ”, đối
tƣợng phục vụ của chúng cũng thƣờng là những ngƣời “trẻ” hoặc có tâm hồn
“trẻ” và chúng chắc chắn có những điểm riêng. Với vị trí, tầm quan trọng nhƣ
vậy, cùng với những nét riêng biệt mà chúng có, các ca khúc nhạc trẻ hiện
nay xứng đáng trở thành đối tƣợng để nghiên cứu, tìm hiểu.
Cho đến nay các công trình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong lĩnh vực
1


âm nhạc tuy đã có nhƣng chƣa nhiều, đặc biệt là còn thiếu các nghiên cứu về
những sáng tác của các nhạc sĩ trẻ nhƣng có những đóng góp lớn trong nền
âm nhạc nƣớc nhà. Nguyễn Văn Chung là một nhạc sĩ trẻ có vị trí trong đời
sống âm nhạc Việt Nam hiện nay, sở hữu trong tay rất nhiều ca khúc nổi
tiếng, trong đó có những ca khúc đã đƣa tên tuổi của nhạc sĩ ra tầm thế giới
…Với cảm hứng sáng tác bắt nguồn từ những cảm xúc thật, những rung động
trong cuộc sống và những mối tình của chính tác giả. Chính vì thế, những
sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung luôn rất chân thật, tình yêu trong ca
khúc của Nguyễn Văn Chung luôn đẹp và trong sáng, dù buồn nhƣng không
bi lụy, trách móc nhƣ những ca khúc thị trƣờng. Đây có lẽ cũng là lý do
những sáng tác của Nguyễn Văn Chung rất đƣợc công chúng đón nhận và yêu
thích, nhất là với những khán giả trẻ. Việc tìm hiểu giá trị ca từ của Nguyễn
Văn Chung cũng là vấn đề đáng đƣợc quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là soi
chiếu ca từ dƣới góc độ ngôn ngữ.
Nhƣ vậy, cho đến nay, với sự hiểu biết tốt nhất của tác giả, chƣa có
một công trình nào nghiên cứu ca từ của nhạc sĩ trẻ theo hƣớng ngôn ngữ
học tri nhận. Vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Ẩn dụ
ý niệm về tình yêu trong ca từ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm và ẩn dụ ý niệm về tình yêu
2.1.1. Các nghiên cứu ở ngoài nƣớc

Trong những năm qua, lý thuyết của phép ẩn dụ đã phát triển và mở
rộng. Ban đầu, xu hƣớng của các nghiên cứu đều cho rằng phép ẩn dụ ý niệm
chủ yếu đƣợc căn cứ vào kinh nghiệm thân thể, đặc biệt là trong các ý niệm về
cảm xúc của con ngƣời. Sau đó, các nghiên cứu tiếp tục chứng minh rằng ẩn dụ
ý niệm không chỉ nằm ở lĩnh vực thời gian, mà còn ở trong các lĩnh vực nhƣ sự
kiện, nhân quả, đạo đức, pháp luật… Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm tiếp tục phát

2


triển gắn với các lý thuyết thần kinh, các nghiên cứu chỉ ra rằng kinh nghiệm
hàng ngày, kinh nghiệm cảm giác của con ngƣời là cơ sở đƣa ra các đánh giá
chủ quan của nhận thức ngôn ngữ (Kovecses (1990) [39]). Năm 2002,
Fauconnier và Turner [34] đã phát triển một lý thuyết về không gian pha trộn,
là một kiểu không gian tinh thần tƣởng tƣợng kết hợp với lý thuyết thần kinh
của ngôn ngữ, trong đó, các ánh xạ ẩn dụ đƣợc thực hiện trên cơ sở vật lý
giống nhƣ một bản đồ thần kinh, và nhƣ thế chúng tạo thành các cơ chế thần
kinh tự nhiên trong các suy luận ẩn dụ.
Tiếp đó, cùng với một số nhà nghiên cứu khác, Lakoff (1980) [43] đã
phát triển tƣ tƣởng về vai trò của ẩn dụ trong việc hình thành hệ thống ý niệm
của con ngƣời và cấu trúc của ngôn ngữ tự nhiên. Tƣ tƣởng này đã đƣợc
Lakoff phát triển thành học thuyết “Trí tuệ nhập thân”, chủ trƣơng nghiên cứu
sự phụ thuộc của những năng lực tƣ duy của con ngƣời và những quan niệm
về thế giới, kể cả những hệ thống triết học vào những đặc điểm cấu tạo của cơ
thể con ngƣời và bộ não con ngƣời.
Kể từ lần đầu tiên phát hiện ra ẩn dụ ý niệm, các nhà nghiên cứu trong
các lĩnh vực khoa học nhƣ lý thuyết văn học, nghiên cứu pháp luật, ngôn ngữ
học và triết học đã thực hiện một cách thú vị ứng dụng của lý thuyết này. Họ
đã xác định đƣợc ẩn dụ ý niệm nằm ở trung tâm của pháp luật, thơ ca, chính
trị, tâm lý học, vật lý, khoa học máy tính, toán học và triết học. Nghiên cứu

của họ cho thấy cấu trúc ẩn dụ đã góp phần làm sáng tỏ cách con ngƣời suy
nghĩ nhƣ thế nào trong một số lĩnh vực trí tuệ. Nhƣ vậy, có thể thấy lý thuyết
ẩn dụ ý niệm ngày càng đƣợc xây dựng tỉ mỉ và cụ thể, mở rộng không chỉ
trong lĩnh vực ngôn ngữ học mà còn giúp tìm hiểu các lĩnh vực nghiên cứu đa
ngành khác.
Akuno và các cộng sự (2018) [33] đã nghiên cứu biện pháp ẩn dụ trong
nhạc Dholuo Benga đƣợc lựa chọn vào thập niên 1970 và 2000 của hai nghệ

3


sĩ Ochieng Kabaselleh và Atomi Sifa, với hi vọng giải thích việc dụng ngôn
trong các ca khúc viết về tình yêu trong nhạc Dholuo Bengan theo thời gian.
Mƣời ba ẩn dụ tình yêu đã đƣợc tìm ra từ 10 ca khúc tình yêu của Ochieng
Kabaselleh và Atomi Sifa. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt trong
việc ý niệm hóa ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ THỰC PHẨM ở hai khung thời gian
1970 và 2000 trong nhạc Dholuo Bengan. Các ẩn dụ về thực phẩm trong ca từ
của hai nghệ sĩ dòng nhạc Dholuo Bengan đều là các loại thực phẩm có sẵn
tại địa phƣơng nhƣ mật ong, đƣờng, kẹo, sữa, lạc và rau củ truyền thống.
Chính điều này giải thích sự lựa chọn những đặc trƣng miền nguồn của hai
nghệ sĩ khi cấu trúc hóa ý niệm TÌNH YÊU LÀ THỰC PHẨM. Nghiên cứu
này cho rằng các phép ẩn dụ ý niệm cụ thể có nguồn gốc từ ẩn dụ tổng quát
MỤC TIÊU CỦA TÌNH YÊU LÀ THỰC PHẨM, trong đó, các ẩn dụ bậc
dƣới bao gồm: PHỤ NỮ LÀ TIỀN BẠC, PHỤ NỮ LÀ CÀ PHÊ, PHỤ NỮ
LÀ RAU QUẢ. Điều này cũng tƣơng đồng với Kovecses (1990) [39] khi cho
rằng đàn ông gọi phụ nữ là thức ăn ngon nhƣ mật ong, bánh ngọt, bánh kẹo,
bánh quy… Nghiên cứu này đã khẳng định rằng có những điểm tƣơng đồng
và khác biệt trong việc ý niệm hóa giữa Ochieng Kabaselleh (1970) và Atomi
Sifa (những năm 2000) trong các sáng tác của mình. Cả hai nghệ sĩ đều coi
những ngƣời yêu nhau là những món ăn mà họ cho là ngon. Hai nghệ sĩ đều

có nhận thức chung về các loại thực phẩm ngon bao gồm kẹo, mật ong,
đƣờng, sữa và sử dụng nó nhƣ một miền nguồn để nói về phụ nữ và tình yêu.
Johansson (2016) [38] nghiên cứu ẩn dụ ý niệm trong lời bài hát A
Thousand Kissed Deep, Here it is và Boogie Street từ album Ten New Songs
(2001) của Leonard Cohen. Các ẩn dụ ý niệm đƣợc khai thác và phân tích
thuộc về miền đích TÌNH YÊU, SỰ SỐNG, và CÁI CHẾT. Lý do để tác giả
lựa chọn ca từ trong 3 ca khúc này để nghiên cứu là bởi giữa chúng có sự kết
nối với nhau và cùng nằm trong hệ thống ý niệm của con ngƣời về tình yêu,

4


sự sống và cái chết. Thời điểm năm 2001 Leonard Cohen đã nhiều năm không
cho ra mắt album và bƣớc vào thiền viện, núi Baldy ở ngoại ô Los Angeles ở
California. Trong thời gian này, ông sống trong sự cô đơn cùng cực và dƣờng
nhƣ chỉ giao tiếp với chính bản thân mình. Nhiều ngữ cảnh đƣợc sử dụng
trong lời bài hát của Leonard Cohen xuất phát từ Kinh thánh với Ki tô giáo và
Do thái giáo, đƣợc lồng trong chủ đề cuộc sống, tình yêu và cái chết. Cái chết
trong ca khúc phản ánh sự trỗi dậy và sụp đổ của con ngƣời. Thiên đƣờng của
cuộc sống đƣợc phản ánh trong chính cuộc sống trần trụi hàng ngày, và cái
chết thƣờng đƣợc thể hiện bởi miền nguồn bóng đêm.
Harpela (2015) [36] đã lựa chọn khảo sát từ 33/200 ca khúc của
Minogue và tiến hành khảo sát các ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong ca từ nhƣ
TÌNH YÊU LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH, TÌNH YÊU LÀ ÂM NHẠC,
TÌNH YÊU LÀ SỰ VẬN ĐỘNG... Nhạc sĩ Minogue đã sử dụng các phép ẩn
dụ mở rộng và hình thành các chuỗi ẩn dụ trong các ca khúc của mình, kết
hợp với việc sử dụng ngôn ngữ tƣợng trƣng, tạo nên một phong cách nhạc
Pop mới lạ. Với ẩn dụ bản thể về tình yêu liên quan đến miền nguồn vật chứa,
tác giả mong muốn sẽ là một ý tƣởng hấp dẫn để tiếp cận dữ liệu từ quan
điểm của các nghiên cứu về giới hay kỳ thị.

2.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc
Ở trong nƣớc, nghiên cứu đƣợc xem là sớm nhất về khuynh hƣớng tri
nhận có thể kể đến Nguyễn Lai (1990) [18] trong công trình Từ ch h

ng v n

ộng ti ng Việt. Tuy trong công trình này tác giả không dùng đến thuật ngữ
“tri nhận” nhƣng các nghiên cứu về quá trình phát triển ngữ nghĩa của các từ
chỉ hƣớng RA VÀO, LÊN XUỐNG, ĐẾN TỚI, LẠI QUA, SANG VỀ hoàn
toàn đƣợc xem xét và triển khai theo đƣờng hƣớng của ngôn ngữ học tri nhận
với giả thuyết nghiệm thân.

5


Các nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong Việt ngữ học trong mấy thập kỷ
qua là khá nhiều, với nhiều mảng thành tựu nhƣ nghiên cứu về các ẩn dụ
không gian và thời gian (với các tên tuổi: Lý Toàn Thắng (2005) [24],
Nguyễn Đức Dân (2009) [6], Nguyễn Văn Hiệp (2012) [15], Nguyễn Hữu Đạt
(2013) [9], Nguyễn Văn Hán (2011) [10],…), nghiên cứu về các ẩn dụ ý niệm
cảm xúc, các ẩn dụ chỉ tình cảm của con ngƣời (Phan Thế Hƣng (2009) [17],
Ly Lan (2012) [19], Trần Bá Tiến (2012) [29], Vi Trƣờng Phúc (2014) [23],
…). Các nghiên cứu đã khẳng định và chứng minh rằng yếu tố cơ thể hóa ngôn
ngữ, kinh nghiệm nghiệm thân và sự tác động của thế giới bên ngoài, mà cụ thể
là văn hóa của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đã tạo ra những ẩn dụ ý niệm vừa
mang tính phổ quát, vừa mang đặc trƣng tƣ duy dân tộc. Các cộng đồng dân tộc
khác nhau, do sự khác nhau về các nhân tố văn hóa, xã hội… sẽ tỏ ra sự khác
biệt về các phƣơng thức tƣ duy và mô hình tri nhận trong các biểu thức ngôn
ngữ. Ngay cả những cá thể khác nhau trong cùng một cộng đồng ngôn ngữ, do
không đồng nhất về vốn tri thức nền, không đồng nhất trong những hiểu biết về

quy ƣớc xã hội và trải nghiệm sống sẽ dẫn đến việc sử dụng và lý giải các ẩn
dụ ý niệm khác nhau. Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về thực vật (Trần Thị Phƣơng
Lý (2008) [21]; Lý Toàn Thắng (2005) [24]; Nguyễn Thị Bích Hạnh (2015)
[13],…) là các nghiên cứu tìm hiểu phƣơng thức chuyển di ý niệm từ miền
nguồn thực vật (cây cỏ) sang miền đích con ngƣời, dựa trên các nền tảng kinh
nghiệm phổ quát cho phép thực hiện sự nhận thức thông qua con đƣờng chuyển
di này, từ đó chỉ ra cách thức tri nhận của ngƣời Việt thông qua mô hình chuyển
di ý niệm về thực vật, phản ánh “thế giới quan” và “cách nhìn thế giới” của
ngƣời Việt. Ngoài ra, còn các hƣớng nghiên cứu vai trò của ẩn dụ ý niệm trong
sự hành chức cụ thể qua các tác phẩm văn, thơ (Lê Thị Ánh Hiền (2009) [14],
Nguyễn Thị Bích Hạnh (2009) [11], Võ Thị Dung (2003) [7], Nguyễn Thị
Thùy (2013) [28]…)

6


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×