Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh” ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 83 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Mai Thị Thu Dung

NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Mai Thị Thu Dung

NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 8.38.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN THANH DƢƠNG



HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu thống kê, kết quả đề cập trong luận văn là trung thực, chính xác và có nguồn
gốc trích dẫn rõ ràng.
Tác giả luận văn

Mai Thị Thu Dung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM
TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU .....................................................................................7
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân ngƣời phạm tội xâm phạm
sở hữu ..........................................................................................................................7
1.2. Các đặc điểm của nhân thân ngƣời phạm tội xâm phạm sở hữu .......................12
1.3. Các yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân ngƣời phạm tội xâm phạm sở
hữu .............................................................................................................................19
Chương 2: THỰC TRẠNG NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI XÂM PHẠM
SỞ HỮU TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH........................................................................................................................29
2.1. Khái quát tình hình tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Phú Nhuận, Thành
phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................29
2.2. Cơ cấu của tình hình tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Phú Nhuận ........31
2.3. Thực trạng các đặc điểm nhân thân ngƣời phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa
bàn quận Phú Nhuận .................................................................................................33

2.4. Thực trạng những yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân ngƣời phạm tội
xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Phú Nhuận ......................................................43
Chương 3: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM
SỞ HỮU TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN TỪ KHÍA CẠNH NHÂN
THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI ...................................................................................57
3.1. Dự báo tình hình tội xâm phạm sở hữu và đặc điểm nhân thân ngƣời phạm tội
xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Phú Nhuận ......................................................57
3.2. Các giải pháp phòng ngừa tình hình tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Phú
Nhuận từ khía cạnh nhân thân ngƣời phạm tội .........................................................60
KẾT LUẬN ..............................................................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS

: Bộ luật hình sự

CQTHTT

: Cơ quan tiến hành tố tụng

HSST

: Hình sự sơ thẩm

TAND

: Tòa án nhân dân


VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân

TP. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

XPSH

: Xâm phạm sở hữu


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thống kê so sánh tình hình các tội XPSH với tình hình tội phạm
nói chung trên địa bàn quận Phú Nhuận giai đoạn 2013-2017
Bảng 2.2. Thống kê so sánh tình hình các tội XPSH trên địa bàn quận Phú
Nhuận với địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2017
Bảng 2.3. Cơ cấu theo tội danh của tình hình tội XPSH trên địa bàn quận
Phú Nhuận, giai đoạn 2013-2017
Bảng 2.4. Thực trạng theo giới tính của nhân thân người phạm tội XPSH
trên địa bàn quận Phú Nhuận giai đoạn 2013-2017
Bảng 2.5. Thực trạng theo độ tuổi của nhân thân người phạm tội XPSH trên
địa bàn quận Phú Nhuận giai đoạn 2013-2017
Bảng 2.6. Thực trạng về trình độ học vấn của nhân thân người phạm tội
XPSH trên địa bàn quận Phú Nhuận 2013-2017
Bảng 2.7. Thực trạng về nghề nghiệp của nhân thân người phạm tội XPSH
trên địa bàn quận Phú Nhuận 2013-2017
Bảng 2.8. Thực trạng về nơi cư trú của nhân thân người phạm tội XPSH trên
địa bàn quận Phú Nhuận 2013-2017



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quận Phú Nhuận đƣợc thành lập theo Nghị quyết ngày 09/5/1975 của Ban
chấp hành Đảng bộ Đảng lao động Việt Nam thành phố Sài Gòn - Gia Định. Xã Phú
Nhuận cũ đƣợc tách ra khỏi quận Tân Bình để thành lập quận Phú Nhuận trực thuộc
thành phố Sài Gòn - Gia Định. Ngày 02/7/1976, Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam khóa VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên Thành phố Sài GònGia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận Phú Nhuận trở thành quận trực
thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Quận Phú Nhuận là một quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Phía
Đông giáp với quận Bình Thạnh, phía Tây giáp với quận Tân Bình, phía Nam giáp
với Quận 1 và Quận 3, phía Bắc giáp với quận Gò Vấp.
Toàn quận có 15 phƣờng trực thuộc: từ phƣờng 1 đến phƣờng 17 (ngoại trừ
không có phƣờng 6 và 16). Diện tích toàn quận khoảng 4,88 km2, với dân số khoảng
182.477 nhân khẩu, bao gồm nhiều dân tộc khác nhau nhƣng chủ yếu là dân tộc
Kinh, Hoa, Khơ me… Tôn giáo có Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao đài….
Quận Phú Nhuận nằm ở hƣớng Tây Bắc của thành phố, là nơi có vị trí giao
thông đƣờng bộ, đƣờng sắt quan trọng. Đƣờng Nguyễn Văn Trỗi và đƣờng Hoàng
Văn Thụ là những trục đƣờng chính, là cửa ngõ ra vào sân bay quốc tế Tân Sơn
Nhất. Vì là quận trung tâm, nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù diện
tích nhỏ nhƣng mật độ dân số rất cao (37.393 ngƣời/km2), cƣ dân tập trung làm ăn
sinh sống ở đây nhiều. Cơ cấu kinh tế của quận Phú Nhuận phát triển theo xu hƣớng
dịch vụ thƣơng mại, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Các loại hình dịch vụ cao
cấp nhƣ tài chính, tín dụng, dịch vụ du lịch… phát triển mạnh. Hầu hết, đời sống vật
chất và tinh thần của ngƣời dân trên địa bàn quận ngày càng đƣợc nâng cao. Bên
cạnh những yếu tố tích cực, những thành tựu đạt đƣợc thì mặt trái của nền kinh tế
thị trƣờng cũng gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nƣớc về an ninh trật tự,
tình hình tội phạm trên địa bàn dân cƣ diễn biến hết sức phức tạp nhƣ: trộm cắp tài
sản, cƣớp giật tài sản… vẫn còn xảy ra nhiều, tính chất và mức độ ngày càng nguy

1


hiểm, phƣơng thức thủ đoạn tinh vi. Hậu quả mà tội phạm gây ra đã ảnh hƣởng
nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, đến cuộc sống bình yên của quần
chúng nhân dân, đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn quận.
Trong 05 năm qua (2013-2017) trên địa bàn quận Phú Nhuận, các cơ quan
tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án) đã khởi tố, điều tra,
truy tố và xét xử 585 vụ án với 854 bị cáo. Trong đó, các tội phạm về xâm phạm sở
hữu có 353 vụ chiếm tỷ lệ lớn (60,34% trong tổng số tội phạm trên địa bàn quận)
với 455 bị cáo (chiếm 53,28%). Hằng năm, các tội xâm phạm sở hữu vẫn chiếm tỷ
lệ cao trong tổng số các vụ án, các bị cáo mà Tòa án đƣa ra xét xử.
Để cụ thể hóa các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, những quy định của pháp
luật, các chiến lƣợc, kế hoạch của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm,
trong thời gian qua các cấp chính quyền ở quận Phú Nhuận đã tích cực, chủ động
triển khai thực hiện nhiều giải pháp để đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung
và tình hình tội xâm phạm sở hữu nói riêng. Tuy nhiên, các giải pháp này vẫn chƣa
đạt hiệu quả cao nhƣ mong muốn. Tình hình tội xâm phạm sở hữu vẫn có diễn biến
phức tạp, các đối tƣợng thực hiện hành vi phạm tội ngày càng thể hiện sự manh
động, táo bạo, liều lĩnh.
Để công tác phòng ngừa tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu trên địa bàn
quận Phú Nhuận đạt hiệu quả cao nhất, thì một trong những vấn đề cấp thiết và có ý
nghĩa quan trọng đó là nghiên cứu chuyên sâu về nhân thân ngƣời phạm tội xâm
phạm sở hữu. Bởi lẽ, việc nghiên cứu này có vai trò quan trọng trong cơ chế hành vi
phạm tội, lý giải đƣợc các nguyên nhân làm phát sinh tội phạm, các yếu tố tác động
hình thành nhân thân ngƣời phạm tội, trên cơ sở đó giúp cho việc đề ra các giải
pháp phòng ngừa tội phạm xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Phú Nhuận đạt hiệu
quả, khoa học và có tính thực thi cao. Xuất phát từ lý do trên, tác giả quyết định
chọn đề tài Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Phú
Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu đƣợc thực
hiện liên quan đến nhân thân ngƣời phạm tội đã công bố, tiêu biểu nhƣ:
2


- Luận án Tiến sĩ Luật học: Nhân thân người phạm tội trong trong luật hình
sự Việt Nam của Nguyễn Thị Thanh Thủy, năm 2005;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang của Hồ Thanh Lam (2016), Học viện khoa học xã hội;
- Luận văn thạc sĩ Luật học: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu từ
thực tiễn quận Bình Tân của Lê Thành Công (2016), Học viện khoa học xã hội.
- Luận văn Thạc sĩ luật học: "Nhân thân người phạm tội theo pháp luật hình
sự Việt Nam từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” của Lƣu Thị Hằng
(2017), Học viện Khoa học xã hội;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên
địa bàn tỉnh Bình Phước của Nguyễn Thanh Tuấn (2017), Học viện khoa học xã
hội;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của Lê Ngô Phƣơng Thanh (2017), Học viện khoa
học xã hội;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản trên
địa bàn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh của Phan Thị Phƣơng Thảo (2017),
Học viện khoa học xã hội;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội cướp tài sản trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh của Lê Đình Toàn (2017), Học viện khoa học xã hội;
Ngoài ra còn có các bài viết đƣợc đăng trên các tạp chí nhƣ: Tạp chí Nghề
luật, Tạp chí Luật học, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, Tạp chí Tòa án… có nội
dung liên quan đến nhân thân ngƣời phạm tội trong tội phạm học.
Các công trình nghiên cứu trên đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ

bản về nhân thân ngƣời phạm tội, bao gồm khái niệm nhân thân ngƣời phạm tội,
phân biệt khái niệm nhân thân ngƣời phạm tội với một số khái niệm khác có liên
quan, các đặc điểm của nhân thân ngƣời phạm tội, vai trò của nhân thân ngƣời phạm
tội trong cơ chế hành vi phạm. Trong đó, có những luận văn đã làm rõ các đặc điểm
nhân thân ngƣời phạm tội trên một số địa bàn nhƣ địa bàn quận Bình Tân, Quận 7,
3


Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu… Tuy nhiên,
chƣa có đề tài nào nghiên cứu về nhân thân ngƣời phạm tội xâm phạm sở hữu trên
địa bàn quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, đề tài Nhân thân ngƣời
phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh”
mà tác giả đã chọn làm luận văn không trùng với bất kỳ công trình khoa học nào đã
đƣợc công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm nhân thân của ngƣời phạm tội xâm
phạm sở hữu trên địa bàn quận Phú Nhuận, làm sáng tỏ các yếu tố tác động đến sự
hình thành các đặc điểm nhân thân ở ngƣời phạm tội, luận văn hƣớng đến mục đích
đƣa ra các giải pháp phòng ngừa đối với các tội xâm phạm sở hữu trong thời gian
tới ở địa bàn quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục đích nêu trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ cơ
bản sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về nhân thân ngƣời phạm
tội xâm phạm sở hữu;
Thứ hai: Phân tích làm rõ thực trạng nhân thân ngƣời phạm tội xâm phạm sở
hữu và các yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân ngƣời phạm tội xâm phạm
sở hữu trên địa bàn quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 2017;
Thứ ba: Dự báo và đề xuất các giải pháp phòng ngừa các tội xâm phạm sở

hữu từ khía cạnh nhân thân ngƣời phạm tội trên địa bàn quận Phú Nhuận, Thành
phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn nhân
thân ngƣời phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ
Chí Minh.
4


4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu nhân thân ngƣời phạm tội xâm
phạm sở hữu dƣới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm.
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu nhân thân ngƣời phạm tội xâm
phạm sở hữu trên địa bàn quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2017.
Để nghiên cứu về nhân thân ngƣời phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn
quận Phú Nhuận, tác giả dựa trên các số liệu thống kê xét xử hình sự sơ thẩm của
Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận giai đoạn 2013 - 2017, cũng nhƣ trên cơ sở kết
quả nghiên cứu 120 bản án xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận
giai đoạn 2013 - 2017 đƣợc thu thập đầy đủ.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về đấu tranh phòng, chống tội phạm nói
chung và tội phạm xâm phạm sở hữu nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để hoàn thành việc nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu đặc thù của tội phạm học, cụ thể nhƣ:

- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả sƣu tầm, hệ thống các văn bản
pháp lý, các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến nhân thân ngƣời phạm tội
xâm phạm sở hữu. Trên cơ sở đó phân tích làm rõ các vấn đề lý luận về nhân thân
ngƣời phạm tội xâm phạm sở hữu.
- Phƣơng pháp thống kê hình sự: Qua việc thu thập các tài liệu, số liệu liên
quan đến vấn đề nghiên cứu, tác giả xây dựng các bảng theo các tiêu chí và điền,
sắp xếp các số liệu một cách khoa học phục vụ việc phân tích, so sánh, tổng hợp rút
ra từ các nhận xét, đánh giá, các vấn đề có tính quy luật nhân thân ngƣời phạm tội
xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Phú Nhuận.
- Phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Thông qua nghiên cứu các hồ
sơ, tài liệu, số liệu, tác giả phân tích, so sánh, tổng hợp tìm các quy luật, các hạn
5


chế, khó khăn... đƣa ra các dự báo để làm cơ sở đề xuất các giải pháp phòng ngừa
tình hình tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Phú Nuận từ khía cạnh nhân thân
ngƣời phạm tội.
- Phƣơng pháp nghiên cứu điển hình: Tác giả phân tích một số vụ án xâm
phạm sở hữu điển hình, từ đó đƣa ra những đánh giá chính xác và giải pháp phòng
ngừa thiết thực đối với tình hình tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Phú Nhuận
từ khía cạnh nhân thân ngƣời phạm tội.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1.Ý nghĩa lý luận
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về nhân thân ngƣời phạm tội
xâm phạm sở hữu, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện
lý luận về nhân thân ngƣời phạm tội xâm phạm sở hữu.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những biện pháp phòng ngừa đƣa ra trong đề tài rút ra đƣợc từ đặc điểm
nhân thân ngƣời phạm tội xâm phạm sở hữu có thể đƣợc sử dụng trong thực tiễn
công tác phòng, chống tội phạm xâm phạm sở hữu nói riêng và tội phạm nói chung

trên địa bàn quận Phú Nhuận trong thời gian tới. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của
luận văn cũng có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo trong học tập nghiên cứu tội
phạm học và các vấn đề liên quan.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung
của luận văn có kết cấu gồm 3 chƣơng. Cụ thể nhƣ sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về nhân thân ngƣời phạm tội xâm phạm sở
hữu.
Chương 2: Thực trạng nhân thân ngƣời phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa
bàn quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Dự báo và giải pháp phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu trên
địa bàn quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh từ khía cạnh nhân thân ngƣời
phạm tội.
6


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×