Tải bản đầy đủ (.docx) (139 trang)

Văn hóa quản lý tại tập đoàn viễn thông quân đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.02 KB, 139 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THỊ BIÊN THÙY

VĂN HÓA QUẢN LÝ
TẠI TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THỊ BIÊN THÙY

VĂN HÓA QUẢN LÝ
TẠI TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VIẾT LỘC
XÁC NHẬN CỦA



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết bản luận văn: “Văn hóa quản lý tại Tập đoàn Viễn thông
Quân đội” là công trình nghiên cứu tự lực của cá nhân tôi, không sao chép một
phần hoặc toàn bộ luận văn nào khác.
Tôi xin lƣu ý rằng các thông tin trong luận văn cần đƣợc giữ bí mật và tiết
lộ cho bất cứ bên thứ ba nào khác.
Kính trình hội đồng Khoa học xem xét và đánh giá bản kết quả học tập và
luận văn Thạc sỹ để cấp bằng cho tôi. Bản thân tôi cũng thƣờng xuyên nghiên cứu,
cập nhật kiến thức mới để xứng đáng là một Thạc sỹ Quản lý kinh tế.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Biên Thùy


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến TS. Nguyễn Viết Lộc là ngƣời
trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn
này. Nếu không có sự chỉ bảo và hƣớng dẫn nhiệt tình, những tài liệu phục vụ

nghiên cứu và những lời động viên khích lệ của thầy thì luận văn này không thể
hoàn thành.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến nhà trƣờng, khoa và các ban ngành đoàn thể của
trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho học viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Xin trâng trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, các cán bộ, nhân viên Tập đoàn Viễn
thông Viettel đã sẵn sàng giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện, cung cấp các tài liệu,
số liệu liên quan đến đề tài.
Cuối cùng, tôi muốn dành lời cảm ơn đến gia đình, cơ quan, bạn bè và ngƣời
thân đã hết lòng ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu, động viên tôi vƣợt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống để tôi có
thể yên tâm thực hiện ƣớc mơ của mình.
Xin trâng trọng cảm ơn.

Nguyễn Thị Biên Thùy


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
MỤC LỤC...............................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................i
DANH MỤC BẢNG................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ...............................................................................iii
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA QUẢN LÝ
DOANH NGHIỆP.....................................................................................................5
1.1 Tổng quan các nghiên cứu về văn hóa quản lý................................................ 5
1.1.1 Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài..................................................... 5
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc.................................................... 7
1.2. Cơ sở lý luận về văn hóa quản lý.................................................................. 10

1.2.1. Một số khái niệm................................................................................... 10
1.2.2. Nội dung, biểu hiện đặc trƣng của văn hóa quản lý trong quá trình quản
lý doanh nghiệp............................................................................................... 16
1.2.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến văn hóa quản lý doanh nghiệp................33
1.2.4. Bài học kinh nghiệm về văn hóa quản lý doanh nghiệp trong thời hội nhập.. 43

CHƢƠNG 2PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.................47
2.1. Quy trình nghiên cứu.................................................................................... 47
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................. 48
2.2.1. Thu nhập thông tin................................................................................. 48
2.2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu................................................................. 50
CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG VĂN HÓA QUẢN LÝ TẠI TẬP ĐOÀN VIỄN
THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTET............................................................................. 52
3.1. Khái quát về Tập đoàn Viễn thông Quân đội - Viettel..................................52
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển......................................................... 52
3.1.2. Cơ cấu bộ máy và tổ chức..................................................................... 56


3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Viettel.......................................... 59
3.2. Thực trạng về năng lực văn hóa quản lý Tập đoàn Viettel............................63
3.2.1. Văn hóa quản lý trong lý tƣởng quản lý................................................ 63
3.2.2. Văn hóa quản lý trong phƣơng thức quản lý......................................... 67
3.2.3. Văn hóa quản lý trong nhân cách ngƣời quản lý................................... 69
3.3. Một số nhận xét và đánh giá......................................................................... 86
3.3.1. Điểm mạnh và nguyên nhân.................................................................. 86
3.3.2. Điểm hạn chế và nguyên nhân............................................................... 90
CHƢƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỊNH HƢỚNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
QUẢN LÝ TẠI VIETTEL...................................................................................... 94
4.1. Quan điểm định hƣớng................................................................................. 94
4.1.1. Chính sách phát triển của Tập đoàn....................................................... 94

4.1.2. Định hƣớng và xây dựng Văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn............96
4.2. Một số giải pháp định hƣớng và phát triển văn hoá quản lý tại Tập đoàn Viễn
Thông Quân đội - Viettel..................................................................................... 98
4.2.1. Phát triển những yếu tố biểu hiện của văn hoá quản lý doanh nghiệp...........98
4.2.2. Hoàn thiện khuân mẫu hành vi, đạo đức, văn hoá của các nhà quản lý Tập
đoàn....................................................................................................................... 100
4.2.3. Xây dựng phong cách lãnh đạo, quản lý chuẩn mực....................................101
4.2.4. Xây dựng chuẩn mực chung về ngƣời quản lý............................................103
4.2.5. Nâng cao năng lực, phẩm chất của ngƣời quản lý doanh nghiệp................104
4.2.6. Kiểm soát, điều chỉnh văn hóa quản lý của doanh nghiệp cho phù hợp.......107
4.3. Một số kiến nghị......................................................................................... 109
4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ..................................................................... 109
4.3.2. Kiến nghị với Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel..........................109
KẾT LUẬN...........................................................................................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................113
PHỤ LỤC


Stt

Ký hiệu

1

BTS

2

CNTT


3

ILO

4

TNHH

5

UNESCO

6

VHDN

7

VNPT

8

VoIP

i


DANH MỤC BẢNG
Stt
1


B

2

B

3

B

4

B

5

B

6

B

7

B


ii



DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình
Stt

H

1

Hìn

2

Hìn

Stt

Biể

Biểu đồ

1

iii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra
và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với

môi trƣờng tự nhiên, xã hội. Có thể thấy văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực
để xây dựng và phát triển một quốc gia. Do đó, khai thác các yếu tố văn hóa vào sản
xuất kinh doanh để xây dựng nên văn hóa kinh doanh đặc trƣng của một quốc gia là
một vấn đề đang đƣợc các quốc gia quan tâm. Trong khi các nguồn lực hữu hình có
hạn hay phải trả giá, đánh đổi tƣơng xứng thì khai thác các khía cạnh văn hóa trở
thành xu thế và tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh hơn.
Toàn cầu hóa tạo cho các cá nhân sự đa dạng về văn hóa do đƣợc tiếp xúc
với các nền văn hóa khác nhau và cũng tạo ra sự đồng nhất giữa các dân tộc qua ảnh
hƣởng của các dòng chảy thƣơng mại và văn hóa mạnh. Tuy nhiên, mặt trái của
toàn cầu hóa khi bƣớc vào thời kỳ hội nhập, đặc biệt là kinh tế thị trƣờng đã gây ra
những tác động tiêu cực trên các mặt của đời sống kinh tế, xã hội trong đó có lĩnh
vực sản xuất kinh doanh. Thực tiễn, việc lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc
của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập là một yếu tố quan trọng đòi hỏi các nhà lãnh
đạo phải tỉnh táo, sáng suốt để đƣa ra các quyết sách mang tính chiến lƣợc nhƣng
cũng phải có nghệ thuật và văn hóa.. Những việc làm trong kinh doanh phi văn hóa
(nhƣ: trốn lậu thuế, lừa đảo, gây ô nhiễm môi trƣờng, tham nhũng, hối lộ...) đang
diễn ra phổ biến, gây bức xúc xã hội, tạo bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, làm
phƣơng hại đến thuần phong mỹ tục - những giá trị văn hóa truyền thống của dân
tộc, đây cũng là những khó khăn, là bài toán đặt ra cho các nhà lãnh đạo của Việt
Nam trong quá trình hội nhập quốc tế với môi trƣờng cạnh tranh toàn cầu rất khốc
liệt và đa văn hóa. Nền kinh tế Việt Nam đƣợc phát triển theo cơ chế thị trƣờng có
sự quản lý của nhà nƣớc - có nhiều đặc thù cả về loại hình tổ chức sản xuất kinh
doanh và cơ chế vận hành. Trong đó, đặc biệt là loại hình Doanh nghiệp nhà nƣớc
với mô hình tổ chức bộ máy, cơ chế vận hành đặc thù.

1


Tập Đoàn Viễn thông Quân đội đƣợc thành lập theo quyết định
2079/2009/QĐ-TTg ký vào ngày 14/12/2009, là doanh nghiệp kinh tế Quốc phòng

100% vốn nhà nƣớc với số vốn điều lệ 50.000 tỷ, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu,
biểu tƣợng và điều lệ tổ chức riêng. Là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh
trong lĩnh vực bƣu chính viễn thông và CNTT, với 1 slogan “Hãy nói theo cách của
bạn” Viettel luôn mong muốn phục vụ khách hàng nhƣ những cá thể riêng biệt,
Viettel hiểu rằng muốn làm đƣợc điều đó phải thấu hiểu khách hàng, phải lắng nghe
khách hàng, vì vậy khách hàng đƣợc khuyến khích nói theo cách mà họ mong muốn
và bằng tiếng nói của mình. Cũng chính vì mục tiêu, tôn chỉ trên trong kinh doanh
mà Viettel luôn nỗ lực phát triển bền vững từng bƣớc trong hoạt động. Tính đến
thời điểm này, Viettel đang là một trong những Tập đoàn Viễn thông và CNTT lớn
nhất Việt Nam, đồng thời đƣợc đánh giá là công ty có tốc độ phát triển nhanh nhất
thế giới, nằm trong Top 15 công ty viễn thông toàn cầu về số lƣợng thuê bao. Hiện
nay, Viettel đã đầu tƣ ra 7 quốc gia, 3 Châu lục. Để đạt đƣợc thành quả vững bền
nhƣ ngày hôm nay không thể không ghi nhận khả năng lãnh đạo của Ban lãnh đạo
Tập đoàn mà đứng đầu là Tổng giám đốc. Việc lãnh đạo một Tập đoàn lớn với hàng
vạn công nhân viên là hết sức khó khăn và đầy thách thức, vì vậy văn hóa quản lý
luôn luôn đƣợc chú trọng, đề cao bởi khó khăn lớn nhất đối với vị trí quản lý đó là
phải chọn ra một trong nhiều lựa chọn.
Trong thế kỷ 21, Việt Nam lại bƣớc vào thời kỳ hội nhập kinh tế, vai trò
quản lý ngày càng đƣợc nâng cao và mang diện mạo mới tầm sâu hơn, rộng hơn và
có văn hóa. Phát huy đƣợc hệ thống giá trị văn hóa sẽ trở thành động lực thúc đẩy
mọi thành viên trong công ty làm việc và là hạt nhân gắn kết mọi ngƣời với nhau.
Xác định đƣợc ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa trong quản lý
doanh nghiệp nhà nƣớc Việt Nam thời kỳ hội nhập mà nghiên cứu tình huống điển
hình là một Tập đoàn lớn nhất nƣớc ta hiện nay, tôi sẽ có điều kiện ứng dụng các
kiến thức, tƣ duy nghiên cứu vào thực tiễn, phù hợp với chuyên ngành Quản lý kinh
tế - chuyên ngành đào tạo thạc sĩ mà tôi đang theo học tại trƣờng Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi lựa chọn vấn đề “Văn hóa quản lý tại Tập đoàn Viễn

2



thông Quân đội” để nghiên cứu và làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Đây là
đề tài mang ý nghĩa thực tiễn về vai trò của văn hóa quản lý đối với một tập đoàn
lớn. Với đề tài này, tôi sẽ nghiên cứu, hệ thống cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng,
tiến trình xây dựng văn hoá lãnh đạo và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện, phát
triển văn hóa lãnh đạo, quản lý với mục tiêu nền tảng cho sự phát triển bền vững
của doanh nghiệp.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là:
(1). Văn hóa quản lý tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội biểu hiện nhƣ thế
nào?
(2). Những giải pháp nào cho việc phát triển văn hóa quản lý tại Tập đoàn
Viễn thông Quân đội?
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu luận văn

Nghiên cứu đƣợc tiến hành để Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển văn
hoá quản lý của tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel từ đó tăng cƣờng năng lực
nội tại đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời đại cạnh tranh toàn cầu hóa ngày nay..
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu luận văn
-

Hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hoá trong quản lý

đội

Phân tích thực trạng văn hóa quản lý tại Tập đoàn Viễn thông Quân

Viettel

-

Đề xuất một số giải pháp phát triển văn hoá quản lý tại Tập đoàn Viễn

thông Quân đội Viettel.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là văn hoá quản lý tại doanh nghiệp
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: văn hoá quản lý tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Viettel


3


-

Về không gian: Trụ sở chính của Tập đoàn Viễn thông Quân đội tại số 1

Trần Hữu Dực, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội và các đơn vị thành viên trực
thuộc Tập đoàn.
năm

Về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu và phân tích các số liệu từ

2012-2015 và đề xuất các giải pháp có ý nghĩa trong tƣơng lai.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
-


Thu thập dữ liệu bằng bảng hỏi: Phƣơng pháp này có thể cung cấp các

thông tin cập nhật tại thời điểm hỏi. Các câu hỏi trong Phiếu điều tra của đề tài xoay
quanh các vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc
-

Thu thập dữ liệu qua phỏng vấn: Thực hiện phỏng vấn sâu một số lãnh đạo

và nhân viên trong doanh nghiệp để có thêm thông tin chi tiết, cụ thể liên quan đến
nội dung nghiên cứu của đề tài nhƣ các giá trị văn hóa hiện hữu và định hƣớng các
giá trị văn hóa tƣơng lai.
-

Phƣơng pháp quan sát trực tiếp: sử dụng phƣơng pháp này để nắm bắt

thêm các thông tin liên quan đến văn hóa quản lý
5.2. Các phƣơng pháp khác
Phƣơng pháp so sánh, tổng hợp, phân tích: thu thập, tổng hợp, so sánh và
phân tích các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các tài liệu nghiên cứu trƣớc đây về
văn hóa tổ chức để có sự kế thừa và tiếp thu các kiến thức phù hợp.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Mục lục, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và
phần Phụ lục thì luận văn gồm có 4 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Tổng quan và cơ sở lý luận về văn hóa quản lý tại doanh
nghiệp Chƣơng 2. Phƣơng pháp luận và thiết kế nghiên cứu Chƣơng 3.
Thực trạng văn hóa quản lý Tại Viettel
Chƣơng 4. Một số giải pháp định hƣớng và phát triển văn hoá quản lý tại
Viettel


4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ VĂN HÓA QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan các nghiên cứu về văn hóa quản lý
1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Hoạt động quản lý, tổ chức mặc dù có từ thời sơ khai trong hoạt động sống
của con ngƣời nhƣng khoa học quản lý hiện đại mới chỉ xuất hiện đầu thế kỉ XX và
mới trở thành đối tƣợng đƣợc quan tâm nghiên cứu rộng rãi. Cuối thế kỷ XX, trong
các giáo trình giảng dạy về quản lý hay lãnh đạo của Mỹ và các nƣớc Phƣơng Tây
đã đề cập đến văn hóa lãnh đạo và quản lý. Dƣới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau,
càng ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến các vấn đề này, đặc biệt vào
thập kỷ cuối của thế kỷ XX, khi mà nhân loại chuẩn bị bƣớc vào thế kỷ XXI với rất
nhiều biến động trên toàn thế giới.
Văn hoá quản lý là một phạm trù của khoa học hiện đại, gần đây đƣợc quan
tâm nghiên cứu và ứng dụng trong hoạt động tổ chức quản lý. Vấn đề văn hóa quản
lý đang ngày trở nên quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của bất kỳ tổ chức,
doanh nghiệp nào. Vì vậy nghiên cứu về văn hóa quản lý doanh nghiệp đang là vấn
đề thu hút nhiều nhà quản lý, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc.
Từ đầu thế kỷ XX, trong cuốn “The Theory of Social and Economc
Organization”, New York (1947), M.Weber đã đƣa ra mô hình văn hóa tổ chức
mang những đặc trƣng của nƣớc Đức. Cuốn sách đã đƣa ra một tuyên bố đầy đủ và
đại diện cho lý thuyết xã hội học của Max Weber. Cuốn sách mở đầu bằng một cuộc
thảo luận về các phƣơng pháp phân tích xã hội học và ứng dụng của các kết luận về
phƣơng pháp để phân loại rộng nhất mối quan hệ xã hội. Trong nội dung chính
cuốn sách đã đề cập đến các mối quan hệ trong lĩnh vực hoạt động kinh tế. Ông đã
đƣa ra rất nhiều minh họa bằng các tƣ liệu từ nhiều giai đoạn lịch sử và các bộ phận
của thế giới. Qua đó ông đã xây dựng nên một mô hình thế chế lý tƣởng trong quản

lý tổ chức.

5


Cuốn “The Principles Of Scientific Management” của Frederick Winslow
Taylor (1911) đã đề cập đến các nguyên tắc trong quản lý khoa học, trong đó bao
hàm cả nội dung về văn hóa quản lý của doanh nghiệp. Cuốn sách đã làm rõ ba vấn
đề : Thứ nhất đó là chỉ ra sự khác nhau giữa các nguyên tắc của quản lý khoa học so
với quản lý doanh nghiệp bình thƣờng; Thứ hai là giải thích tại sao các nhà quản lý
sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi áp dụng quản lý khoa học ; Thứ ba chỉ ra những yếu tố
quan trọng để những ngƣời lãnh đạo, quản lý đạt đƣợc hiệu quả cao trong hoạt
động quản lý. Trong các nội dung nghiên cứu, tác giả cũng cho thấy văn hóa quản lý
là một nội dung quan trọng của quản lý khoa học và mang lại nhiều kết quả cho các
nhà quản lý.
Cuốn “The Functions of the Excutive” của C.I.Barnad Harvard University
Press (1938) cũng đã đề cập khá đậm nét về những vấn đề của văn hóa tổ chức.
Cuốn sách tập trung vào cách thức tổ chức hoạt động thực sự, thay vì phƣơng pháp
trƣớc đây khi các tổ chức nhấn mạnh “nguyên tắc quy tắc”. Nó đã đƣợc ca ngợi là
một trong những cuốn sách đầu tiên để xem xét đến hoạt động quản lý của các nhà
lãnh đạo dƣới góc độ xã hội và tâm lý. Đồng thời cuốn sách đƣợc đánh giá là có
ảnh hƣởng nhất trong quản lý tổ chức đƣợc công bố giữa năm 1940 và năm 1990,
và đã đƣợc bình chọn là cuốn sách về quản lý có ảnh hƣởng thứ hai của thế kỷ 20
trong một cuộc thăm dò của các nghiên cứu sinh của Học viện Quản lý, sau cuốn
“The Principles Of Scientific Management” của Frederick Winslow Taylo.
Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu lớn về vấn đề quản lý tổ chức nhƣ:
“Industrial and General Administration”, Geneva (1930) của H.Fayol mang những
đặc trƣng văn hóa tổ chức của nƣớc Pháp; Hay E. Mayol với “The Human Problem
of Industrial Civilization”, New York (1933); D. Mc Gregor với “The Human Side
of Enterprise” (1961). Các nghiên cứu này đã chỉ ra các ảnh hƣởng trực tiếp của

hành vi quản lý khoa học đến lĩnh vực lãnh đạo, quản lý, góp phần đƣa ra những nét
mới trong văn hóa lãnh đạo và quản lý.
Bên cạnh đó còn phải kể đên W.Ouchi với “Thuyết Z” xuất bản ở Mỹ 1981
và đƣợc dịch sang tiếng Việt 1987; T.Peter & R.Waterman với “Đi tìm công ty giỏi

6


xuất bản ở Mỹ năm 1984”. Hai tác phẩm này đã thu hút sự quan tâm của hầu hết các
nhà quản lý vào thời kỳ đó. Các tác giả này đã chỉ ra những khác biệt trong các mô
hình quản lý, lãnh đạo ở Nhật và ở Tây Âu, ở Mỹ, mà trƣớc hết là sự khác biệt về
văn hóa. Sự thành công của Nhật Bản không chỉ do những nguyên nhân kinh tế, mà
chính các yếu tố văn hóa đã đóng vai trò quyết định. Chính văn hóa dân tộc là cơ sở,
là động lực cho mô hình văn hóa quản lý, văn hóa tổ chức, văn hóa doanh nghiệp,
tạo nên sự “thần kỳ Nhật Bản”. Nhƣng ngay ở nƣớc Mỹ cũng có một nền văn hóa
tạo nên những cơ sở quan trọng cho sự phát triển của văn hóa quản lý kiểu Mỹ, mô
hình văn hóa doanh nghiệp, văn hóa hành chính đặc trƣng của nƣớc Mỹ.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Về tình hình nghiên cứu trong nƣớc, cần phải nói rằng số tài liệu đề cập đến
các vấn đề văn hóa, lãnh đạo, quản lý văn hóa là rất đa dạng và phong phú. Hầu hết
các tác giả trong nƣớc đã vận dụng một cách sáng tạo các quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam vào việc nghiên cứu các vấn đề nói trên. Những quan điểm cơ bản của C.Mác,
Ph.Ănghen, V.I.Lênin về văn hóa, quản lý là cơ sở phƣơng pháp luận quan trọng
cho việc nghiên cứu vấn đề này. Một số công trình tiêu biểu nhƣ :
Trƣớc hết phải kể đến một số công trình nghiên cứu đã đƣợc xuất bản thành
sách nhƣ: Cuốn “Văn hóa kinh doanh và Triết lý kinh doanh” của tác giả Đỗ Minh
Cƣơng do nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2001. Đây là công trình
nghiên cứu trình bày một cách có hệ thống các vấn đề văn hóa kinh doanh, triết lí
kinh doanh từ phƣơng diện cơ sở lý luận và thực tiễn của thế giới và Việt Nam.

Cuốn “Nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh ở Việt Nam trong thời
kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế” của tác giả Phùng Xuân Nhạ (chủ biên) và tập thể tác
giả do nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2011. Cuốn sách này đã
xây dựng đƣợc khung lý thuyết và thiết lập các cấu trúc về nhân cách doanh nhân
và văn hóa kinh doanh, nghiên cứu kinh nghiệm của các nƣớc, mở ra bài học cho
Việt Nam và đề xuất các giải pháp có giá trị ứng dụng cao để phát triển nhân cách
doanh nhân và văn hóa kinh doanh.

7


Cuốn “Văn hoá kinh doanh” của Dƣơng Thị Liễu (chủ biên) năm 2012, nhà
xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Cuốn giáo trình này trình bày rõ các
kiến thức chung về văn hóa kinh doanh, phƣơng pháp xây dựng văn hóa kinh doanh
ở một chủ thể kinh doanh cụ thể, vai trò và ảnh hƣởng của văn hóa kinh doanh
trong hoạt động kinh tế.
Cuốn “Đạo đức kinh doanh và văn hoá công ty” của Nguyễn Mạnh Quân
năm 2012, nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân phát hành. Giáo trình này tập
trung vào việc trình bày những vấn đề lý luận nhƣ khái niệm, quan điểm, phƣơng
pháp luận về đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty. Về văn hóa doanh nghiệp,
giáo trình đã nêu các biểu trƣng, mô hình và các nhân tố ảnh hƣởng của văn hóa
doanh nghiệp nhằm giúp ngƣời đọc hiểu đƣợc bản sắc văn hóa của một doanh
nghiệp là gì, các biểu hiện của chúng và những tác nhân cơ bản tạo dựng nên bản
sắc văn hóa của một doanh nghiệp.
Bên cạnh đó còn có các bài nghiên cứu khóa học, các bài tham luận hội thảo
hay các bài viết trên tạp chí, tiêu biểu nhƣ công trình nghiên cứu cấp nhà nƣớc
“Văn hóa quản lý – Truyền thống và Hiện tại” của tác giả Nguyễn Hồng Phong, đây
là công trình nghiên cứu có nhiều đóng góp lớn trong việc tổng kết mô hình văn hóa
quản lý trong lịch sử, đề xuất mô hình văn hóa quản lý thống nhất giữa các truyền
thống, hiện đại hóa và chủ nghĩa xã hội. Đề tài nghiên cứu khoa học “Những vấn đề

lý luận chủ yếu của Văn hóa quản lý” của PGS.TS. Phạm Ngọc Thanh đã trình bày
một cách hệ thống các vấn đề lý luận của văn hóa quản lý, nhằm hỗ trợ cơ sở lý luận
và thực tiễn cho các nhà quản lý cũng nhƣ các nhà nghiên cứu về văn hóa doanh
nghiệp. Hay các bài tham luận “Văn hóa quản lý doanh nghiệp trong điều kiện hội
nhập quốc tế hiện nay” của Vũ Hào Quang trong Hội thảo về Văn hóa doanh nghiệp
Việt Nam trong toàn cầu hóa tổ chức tại Hà Nội ngày 21/5/2009 ;
Nghiên cứu “Tìm hiểu Triết học quản lý” trên Tạp chí Triết học, số 3/2011, “Vai trò
của trí thức trong quản lý xã hội” trên Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, số
9/2007 của PGS,TS. Phạm Ngọc Thanh.

8


Ngoài ra phải kể đến một số luận văn, luận án nghiên cứu về văn hóa doanh
nghiệp và văn hóa quản lý doanh nghiệp nhƣ luận án tiến sĩ “Văn hóa doanh nhân
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” của Nguyễn Viết Lộc, ngành Quản trị
Kinh doanh, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2012. Kết quả
nghiên cứu của Luận án đã có những đóng góp lớn cho cộng đồng doanh nhân Việt
Nam nói riêng và việc nghiên cứu văn hóa doanh nhân nói chung về mặt lý luận lẫn
thực tiễn. Luận án đã chung đúc hệ giá trị văn hóa doanh nhân Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập quốc tế - cơ sở để nhận diện rõ văn hóa doanh nhân Việt Nam và là
thƣớc đo, mục tiêu phấn đấu cho các doanh nhân để từ đó tạo lập nên cộng đồng
doanh nhân Việt Nam đủ tầm vƣơn ra quốc tế. Luận án còn chỉ ra những điểm mạnh
và hạn chế của văn hóa doanh nhân Việt Nam để giúp các doanh nhân có cái nhìn
khách quan và tự điều chỉnh hành vi để nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập.
Một số luận văn nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp nhƣ: “Xây dựng văn hóa
doanh nghiệp trong môi trường hội nhập” của Nguyễn Thanh Hà năm 2007; “Quan
hệ hữu cơ giữa xây dựng văn hóa doanh nghiệp với xây dựng văn hóa quản lý nhà
nước đối với doanh nghiệp” của Bùi Tiến Dũng năm 2008; “Xây dựng văn hóa
doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế”

của Đỗ Thị Thanh Tâm năm 2006; “Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp
tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long” của Lê
Thị Thanh Hoa năm 2008; “Xây dựng mô hình văn hoá doanh nghiệp” của Vũ
Hồng Nhung và Phùng Thị Ngọc Liên năm 2010; “Nhận diện văn hóa quản lý của
công ty liên doanh với Hàn Quốc tại Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp công ty
Megastudy” của Nguyễn Thị Hƣờng, Chuyên ngành Khoa học quản lý, trƣờng đại
học Khoa học xã hội và nhân văn, năm 2014.
Qua các công trình nghiên cứu về văn hóa quản lý doanh nghiệp trên thế giới
cũng nhƣ tại Việt Nam cho thấy đã có nhiều nghiên cứu khá toàn diện, đi sâu vào
lĩnh vực quản lý, lãnh đạo, văn hóa lãnh đạo và quản lý, tuy nhiên chƣa có nghiên
cứu cụ thể về văn hóa quản lý của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel.

9


1.2. Cơ sở lý luận về văn hóa quản lý
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm văn hóa
“Văn hóa” là một khái niệm rất rộng, đa nghĩa và là một chủ đề học thuật
đƣợc tranh luận đáng kể trong những năm vừa qua. Trong ngôn ngữ Latin, “văn
hoá” - “cultus” bao hàm một ý nghĩa là khai hoang trồng trọt, trông nom cây lƣơng
thực, nói ngắn gọn là sự vun trồng. Sau đó, từ “cultus” đƣợc mở rộng nghĩa, dùng
trong lĩnh vực xã hội chỉ sự vun trồng giáo dục, đào tạo và phát triển mọi khả năng
của con ngƣời. Còn hiểu theo ý Hán - Việt, “văn hóa” có nghĩa là làm cho có “văn”
hơn, biến thành “văn”. Tuy nhiên cho đến nay khái niệm “văn hoá” vẫn là một khái
niệm mở, chƣa có một khái niệm thống nhất. Dƣới mỗi góc độ, cách tiếp cận khác
nhau sẽ có những định nghĩa về văn hóa khác nhau. Năm 1950 trên thế giới có 164
định nghĩa về văn hóa, năm 1970 là 250 và đến nay có hơn 400 định nghĩa về văn
hóa. Mặc dù khái niệm văn hoá đƣợc hiểu theo nhiều góc độ, cách tiếp cận khác
nhau, song nhìn chung khái niệm văn hoá thƣờng đƣợc hiểu theo hai cách hiểu

chính là theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, văn hoá đƣợc giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng,
theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa đƣợc hiểu
là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ thuật…). Giới hạn
theo chiều rộng, văn hoá đƣợc dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn
hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh…). Giới hạn theo không gian, văn hoá đƣợc
dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá
Nam Bộ…). Giới hạn theo thời gian, văn hoá đƣợc dùng để chỉ những giá trị trong
từng giai đoạn. Theo nghĩa rộng, văn hoá thƣờng đƣợc xem là bao gồm tất cả
những gì do con ngƣời sáng tạo ra.
Khái niệm “văn hoá” của UNESCO đã đƣợc công nhận trong Hội nghị Quốc
tế do UNESCO chủ trì từ ngày 26/7 – 6/8 năm 1962 tại Mehico, theo đó:
-

Văn hoá là tổng hợp những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và

cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hoặc một nhóm ngƣời trong xã hội.

10


-

Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chƣơng, những lối sống, những quyền cơ

bản của con ngƣời, những hệ thống cách giá trị, những tập tục và những tín ngƣỡng.
Văn hoá đem lại cho con ngƣời khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hoá làm cho
chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán, và dấn
thân một cách có đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà con ngƣời có thể tự ý thức, tự thể hiện
bản thân, tự biết mình là một phƣơng án chƣa hoàn thành đặt ra để xem xét những

thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên
những công trình mới mẻ, những công trình vƣợt trội bản thân.

Theo quan điểm của Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO thì “Đối với
một số ngƣời, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tƣ
duy và sáng tạo; đối với những ngƣời khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm
cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho
đến tín ngƣỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động”. Cách hiểu thứ này đã
đƣợc cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách
văn hoá họp năm 1970 tại Venise.
Còn theo quan điểm của Hồ Chí Minh thì “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi
phƣơng thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài ngƣời đã sản sinh ra
nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
Thực tế từ thời Tây Hán (77 - 6 trƣớc Công nguyên), ở Phƣơng Đông, có thuyết
cho rằng Lƣu Hƣớng là ngƣời đâu tiên dùng thuật ngữ “văn hoá” lấy hai từ “văn” và
“hoá” có trong quẻ Bí sách Chu dịch (Quan hồ nhân văn dị hoá thành thiên hạ = xem
dáng vẻ con ngƣời mà giáo hoá thiên hạ). Dòng tƣ tƣởng này quan niệm “văn hoá”:
“văn trị giáo hoá”, cho rằng quản lý, cai trị con ngƣời phải bằng cải đẹp để đối lập với
tƣ tƣởng quản lý dùng bạo lực cƣỡng bức, hình phạt roi vọt. Nhƣ vậy,

ở dòng tƣ tƣởng này cả ba vấn đề văn hoá, giáo dục và quản lý quyện vào nhau, tạo
ra quan niệm đúng và đẹp về văn hoá quản lý: bất cứ sự quản lý nào cũng đặt trong
môi trƣờng văn hoá và bất cứ giá trị văn hoá nào mang tính đích thực cũng phục vụ
cho công tác quản lý.

11


Từ những khái niệm về văn hoá, có thể rút ra rằng: Văn hóa là một dạng thức
các quan niệm cơ bản cùng chia sẻ mà một nhóm học hỏi đƣợc, khi nó giải quyết

những vấn đề liên quan đến việc thích nghi với môi trƣờng bên ngoài và sự hợp
nhất bên trong. Dạng thức này hiệu quả đủ tốt để đƣợc xem là có giá trị, và do đó
đƣợc truyền dạy cho các thành viên mới nhƣ cách thức đúng đắn để nhận thức tƣ
duy và cảm nhận liên quan các vấn đề đó.
1.2.1.2. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Văn hoá tham gia vào mọi quá trình hoạt động của con nguời và sự tham gia
đó ngày càng đuợc thể hiện rõ nét và tạo thành lĩnh vực văn hoá đặc thù nhƣ văn
hoá chính trị, văn hoá pháp luật, văn hoá giáo dục, văn hoá gia đình, … và văn hoá
doanh nghiệp.
Văn hoá là một công cụ quan trọng và không thể thiếu trong quản lý điều
hành, bất kể đó là điều hành một quốc gia, một xã hội hay một doanh nghiệp. Chúng
ta không thể quản lý điều hành tốt mà không sử dụng công cụ văn hoá. Về mặt khoa
học quản trị, việc quản trị một doanh nghiệp hay một quốc gia đều có những nét
tuơng đồng. Một quốc gia sử dụng pháp luật và văn hoá xã hội nhƣ hai công cụ
quan trọng để quản lý. Và tuơng tự, chúng ta phải sử dụng quy chế và văn hoá
doanh nghiệp để quản lý doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp (VHDN) là một phạm trù khá rộng, bao hàm nhiều
khía cạnh, ý nghĩa. Cho đến nay có rất nhiều khái niệm và cách hiểu khác nhau trên
thế giới. Đầu thập kỷ 90 ngƣời ta bắt đầu đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về những nhân
tố cấu thành cũng nhƣ những tác động to lớn của văn hóa đối với sự phát triển của
một doanh nghiệp. Đã có rất nhiều khái niệm VHDN đƣợc đƣa ra nhƣng cho đến
nay chƣa có một định nghĩa chuẩn nào đƣợc chính thức công nhận.
Theo định nghĩa của tổ chức lao động quốc tế - ILO thì “Văn hóa doah
nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống,
những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức
đã biết”.

12



Theo chuyên gia nghiên cứu các tổ chức kinh tế Edga Schein: “Văn hóa công
ty là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học đƣợc
trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trƣờng
xung quanh”.
Tuy nhiên, một định nghĩa đƣợc đa số đồng tình đó là: “Văn hóa doanh
nghiệp đƣợc hiểu là toàn bộ các giá trị văn hoá đƣợc gây dựng nên trong suốt quá
trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp; trở thành các giá trị, các quan niệm
và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp; chi phối tình
cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo
đuổi và thực hiện các mục đích”.
Định nghĩa trên nêu bật đƣợc ba đặc trƣng quan trọng của Văn hóa doanh
nghiệp sau:
Thứ nhất, đó là các giá trị văn hóa đƣợc gây dựng trong quá trình hình thành
và tồn tại của doanh nghiệp, nhƣ vậy văn hóa là sản phẩm của những ngƣời cùng
làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững;
Thứ hai để là giá trị văn hóa nó phải trở thành những quan niệm, tập quán
trong một thời gian đủ dài, những giá trị không đƣợc chấp nhận bởi doanh nghiệp
sẽ bị loại trừ; triệt tiêu.
Thứ ba những giá trị đó phải có khả năng chi phối đến nhận thức, hành vi của
doanh nghiệp, nó giống nhƣ kim chỉ nam, ý thức hệ hƣớng dẫn, bao trùm lên suy
nghĩ, hành vi ứng xử của thành viên doanh nghiệp trong việc ứng phó với những
vấn đề tồn tại và phát triển của mình
1.2.1.3. Khái niệm văn hóa quản lý doanh
nghiệp Khái niệm quản lý
“Quản lý” là một khái niệm đa nghĩa. Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu
khác nhau, hiện nay trên thế giới có rất nhiều khái niệm về “quản lý”, tuy nhiên cho
đến nay, vẫn chƣa có một định nghĩa thống nhất về quản lý.

13



Dƣới góc độ quản lý học, F.W Tailor (1856- 1915) – ông tổ của trƣờng phái
“quản lý theo khoa học” đã định nghĩa rằng: “Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn
ngƣời khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm”.
Henrry Fayel (1886 – 1925) là ngƣời có tầm ảnh hƣởng lớn trong lịch sử tƣ
tƣởng quản lý từ thời kỳ cận hiện đại đến nay đã cho rằng: “Quản lý là một tiến
trình bao gồm mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5
yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý
chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”. Hard
Koont định nghĩa: “Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trƣờng tốt giúp con
ngƣời hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định”.
Còn theo Peter. F. Dalark: “Định nghĩa quản lý phải đƣợc giới hạn bởi môi
trƣờng bên ngoài nó. Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản lý
doanh nghiệp, quản lý giám đốc, quản lý công việc và nhân công”.
Nhƣ vậy, hiểu một cách tổng quát thì “Quản lý là sự tác động có hƣớng đích
của chủ thể quản lý đến một hệ thống nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này
sang trạng thái khác theo nguyên lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới và
điều khiển hệ thống”.
Khái niệm văn hoá quản lý doanh nghiệp
Dù hoạt động quản lí, tổ chức có từ thời sơ khai trong hoạt động sống của
con ngƣời nhƣng khoa học quản lí hiện đại mới chỉ xuất hiện đầu thế kỉ XX, và đặc
biệt khái niệm văn hoá quản lí thì còn mãi về sau mới đƣợc chú ý nghiên cứu.
Những năm 70 của thế kỉ XX, khi khủng hoảng năng lƣợng thế giới nổ ra dẫn đến
sự phá sản, thất bại của hàng loạt công ty, thế giới đã nhận ra sức mạnh của văn hoá
quản lí thông qua trƣờng hợp tiêu biểu là các công ty kinh doanh của ngƣời Nhật.
Ngƣời Nhật với truyền thống trọng tình, coi trọng mối liên kết chặt chẽ giữa các cá
nhân trong một tập thể, tất cả vì một mục tiêu chung đã vƣợt qua đƣợc những khó
khăn lúc đó để có thể phát triển vững mạnh. Từ đó, văn hoá quản lí mới trở thành
đối tƣợng đƣợc quan tâm nghiên cứu rộng rãi, khái niệm này xuất hiện với tần suất
ngày càng dày đặc và cho đến bây giờ, tất cả các công ty, doanh nghiệp nổi tiếng


14


×