Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước ở quận 8, thành phố hồ chí minh ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.22 KB, 129 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ TUYẾT

VĂN HÓA CÔNG SỞ
TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Ở QUẬN 8, TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI – 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ TUYẾT

VĂN HÓA CÔNG SỞ
TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Ở QUẬN 8, TP. HỒ CHÍ MINH
Ngành: Xã hội học
Mã số: 8 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRƯƠNG XUÂN TRƯỜNG



HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu mà tác giả đã thực hiện tại
Quận 8 – TP.HCM cùng với sự hướng dẫn của TS. Trương Xuân Trường. Đề
tài nghiên cứu này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu khoa học nào khác.
Toàn bộ thông tin, số liệu trong đề tài là kết quả của quá trình điều tra
khảo sát, nghiên cứu thực tế mà tác giả thực hiện tại UBND Quận 8 và UBND
phường 10 – Quận 8 – TP.HCM. Thông tin hoàn toàn trung thực. Tác giả xin
chịu trách nhiệm hoàn toàn trước kết quả nghiên cứu này.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tuyết


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin chân thành cảm ơn văn phòng Học viện khoa học xã hội
Việt Nam phân viện TP.HCM; khoa Xã hội học cùng toàn thể Quý Thầy
Cô đã tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại
học viện cũng như trong thời gian làm luận văn.
Tác giả đặc biệt cảm ơn TS Trương Xuân Trường, người thầy
hướng dẫn luôn nhiệt tình, chân thành và giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình làm luận văn.

Để có được kết quả nghiên cứu này, tác giả cũng tỏ lòng biết ơn ban
lãnh đạo UBND Quận 8, UBND Phường 10 – Quận 8, các cán bộ công
chức phường/quận và những người dân đã tham gia trả lời phỏng vấn,
cung cấp thông tin giúp cho công tác thu thập dữ liệu hoàn thành.
Xin chân thành cảm ơn những người bạn, các anh/chị đồng nghiệp
đã giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập.
Cuối cùng, xin gửi lời tri ân tới gia đình đã tạo điều kiện về vật chất và
tinh thần tốt nhất cho tác giả yên tâm hoàn thành chương trình thạc sỹ này.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2018

Nguyễn Thị Tuyết


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN ......................................... 26
1.1. Cơ sở lý luận............................................................................................. 26
1.2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................... 42
Chương 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI UBND QUẬN
8 VÀ UBND PHƯỜNG 10 – QUẬN 8 – TP.HCM ...................................... 56
2.1. Hiểu biết của cán bộ, công chức về văn hóa công sở................................ 56
2.2. Việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của
nhà nước về Văn hóa công sở tại địa bàn nghiên cứu...................................... 60
2.3. Việc chấp hành những quy định về văn hóa công sở của cán bộ, công
chức

............................................................................................................. 66

2.4. Việc bài trí công sở................................................................................... 77

Chương 3: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP................................................................ 80
3.1. Các yếu tố tác động .................................................................................. 80
3.2. Những vấn đề đặt ra và khuyến nghị giải pháp......................................... 92
KẾT LUẬN .................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 100
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 103


BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

%

Tỷ lệ phần trăm

CBCC

Cán bộ công chức

UBND

Ủy ban nhân dân

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Tr

Trang


VHCS

Văn hóa công sở


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Hiểu biết của CBCC về cấp ban hành văn bản VHCS ..................... 58
Bảng 2.2: Danh mục các giao dịch của người dân tại cơ quan hành chính
công......................................................................................................... 69
Bảng 2.3: Tương quan đánh giá của CBCC và người dân về bài trí công
sở ............................................................................................................. 78

DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.1: Hiểu biết của CBCC về việc ban hành các quy định VHCS tại
đơn vị ................................................................................................... 57
Biểu 2.2:Cán bộ công chức đánh giá về chất lượng giải quyết công việc
tại cơ quan hành chính ......................................................................... 64
Biểu: 2.3 So sánh tỷ lệ đánh giá về chất lượng giải quyết công việc giữa
người dân và CBCC............................................................................. 65
Biểu 2.4: Đánh giá của người dân về thái độ làm việc của CBCC .................. 70
Biểu 2.5: Đánh giá của người dân đối với thái độ làm việc của CBCC theo
nhóm ngành nghề................................................................................. 71
Biểu 2.6: Đánh giá của CBCC về thái độ phục vụ của CBCC......................... 72
Biểu2.7: Tương quan đánh giá của CBCC cấp Quận và Phường về thái độ
phục vụ ................................................................................................ 72
Biểu 2.8: Tỷ lệ người dân phản ánh về thái độ gây phiền hà, tiêu cực của
CBCC................................................................................................... 74
Biểu 2.9: Tương quan đánh giá sự hài lòng về bài trí công sở của CBCC
Quận và CBCC Phường ....................................................................... 79

Biểu đồ:3.1: Trình độ của cán bộ công chức ................................................... 81
Biểu 3.2: Đánh giá của người dân về năng lực chuyên môn của CBCC.......... 82
Biểu đồ 3.2: Tương quan đánh giá của người dân về hiệu quả giải quyết
công việc giữa cán bộ Quận và cán bộ Phường ................................... 83
Biểu đồ 3.3: Tương quan đánh giá của người dân về năng lực chuyên môn
giữa cán bộ Quận và cán bộ Phường.................................................... 84


DANH MỤC HỘP

Hộp 2.1. Hiểu biết của lãnh đạo về các Quy định/quy chế VHCS đang
được áp dụng........................................................................................ 59
Hộp 2.2. Hiểu biết của CBCC về các Quy định/quy chế VHCS đang được
áp dụng ................................................................................................ 59
Hộp 2.3. Mức độ hiểu biết về VHCS của cán bộ, công chức........................... 59
Hộp 2.4: Ý kiến của người dân và CBCC về việc chấp hành đeo bảng tên
của CBCC ............................................................................................ 67


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986), Đảng ta
chính thức khẳng định đường lối đổi mới với nội dung chủ đạo là bước
chuyển từ mô hình kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước. Bước chuyển này đặt ra yêu cầu và đòi hỏi những
đổi mới căn bản của nền hành chính, từ nền hành chính quan liêu, bao cấp,
cơ chế “xin cho” ngự trị sang một nền hành chính phục vụ, phục vụ sự phát
triển kinh tế - xã hội, phục vụ người dân.
Chương trình cải cách hành chính từ đó bắt đầu triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, đến năm 2001, Chương trình cải cách hành chính mới đồng bộ,

toàn diện. Điều đó được thể hiện tại Chương trình cải cách hành chính giai
đoạn 2001 - 2010. Gắn với việc cải cách hành chính, việc xây dựng văn hóa
công sở được Đảng và nhà nước ta quan tâm triển khai thực hiện trên toàn
quốc từ phường/xã đến trung ương. Nhằm xây dựng phong cách chuẩn mực
của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, bảo đảm tính
trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước,
ngày 02 tháng 8 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
129/2007 – QĐ -TTg, Quyết định ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các
cơ quan nhà nước. Từ đó, phong cách ứng xử của cán bộ, công chức, viên
chức ở nhiều cơ quan đã có chuyển biến, tiến bộ, tạo nên nề nếp văn hoá
mới trong các công sở. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn cán bộ, công chức, viên
chức ở các cơ quan hành chính công lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhũng
nhiễu, gây khó khăn cho người dân. Thái độ thiếu tôn trọng, thiếu nhiệt tình,
không tận tâm trong xử lý công việc. Chưa tuân thủ quy chế, nội quy cơ
quan. Với đồng nghiệp còn tình trạng bằng mặt, không bằng lòng, bài xích


lẫn nhau, vô hiệu hóa người cộng sự, chèn ép, trù dập những người không
đồng quan điểm. Lãnh đạo một số cơ quan thiếu quan tâm trong vấn đề bố
trí, sắp xếp công sở một cách khoa học, văn minh để xẩy ra tình trạng công
sở nhếch nhác, bừa bộn gây nên sự phản cảm cho người dân khi đến cơ quan
giao dịch..... Những biểu hiện trên đây đã và đang làm vẩn đục môi trường
văn hoá công sở, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả thực hiện
nhiệm vụ chính trị của cơ quan đơn vị.
Thành phố Hồ Chí Minh đang phấn đấu để trở thành một đô thị hạt
nhân, trung tâm kinh tế, trung tâm tri thức, kinh tế tổng hợp đa chức năng
hiện đại ngang tầm với các đô thị khu vực Đông Nam Á. Với mục tiêu đó,
hơn bất cứ nơi đâu, Tp. HCM phải xây dựng được môi trường văn hóa công
sở hiện đại, văn minh đáp ứng yêu cầu phát triển thời kỳ mới. Thời kỳ của
Chính phủ kiến tạo, đúng nghĩa với nền hành chính liêm chính, phục vụ.

Quận 8 là quận nội thành, nằm ở phía Tây Nam của TP.HCM. Trong
những năm gần đây, Quận 8 phát triển mạnh mẽ toàn diện. Công tác cải cách
hành chính luôn được Quận ủy, Ủy ban nhân dân Quận 8 quan tâm và xác
định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong công tác quản lý hành chính
Nhà nước để góp phần hướng tới một nền hành chính Nhà nước trong sạch,
vững mạnh, bảo đảm công tác quản lý Nhà nước được thống nhất, thông
suốt, hiệu lực, hiệu quả. Theo đó, công tác cải cách hành chính luôn được
quan tâm chỉ đạo sát sao, kịp thời, tạo động lực để hoạt động cải cách hành
chính trên địa bàn Quận 8 đạt được kết quả cao, từ đó, góp phần tăng cường
nhận thức, tạo chuyển biến rõ rệt trong hành động của cán bộ, công chức
trong hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn Quận 8.
Nhìn chung, những kết quả của công tác cải cách hành chính đạt được
trong thời gian qua đã góp phần quan trọng đối với việc hoàn thiện thể chế
hành chính nhà nước, giảm bớt phiền hà cho người dân và doanh nghiệp,


nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước, chấn chỉnh kỷ
cương, kỷ luật hành chính, tăng cường trách nhiệm thực thi công vụ của cán
bộ, công chức, viên chức, từng bước tạo được sự chuyển biến mạnh trong
mối quan hệ giữa cơ quan hành chính Nhà nước và người dân, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Quận 8. Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như: một bộ
phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng kịp với yêu cầu đổi mới, phát triển
kinh tế - xã hội; còn tình trạng một số cán bộ, công chức thiếu rèn luyện về
phẩm chất, đạo đức, thái độ ứng xử đã gây trở ngại trong việc tiếp nhận và
giải quyết thủ tục hành chính của người dân, tổ chức; việc thực hiện chấp
hành kỷ luật, kỷ cương, giờ giấc làm việc của một số cán bộ công chức, viên
chức chưa nghiêm; tính chủ động trong công tác tham mưu có lúc có nơi còn
chậm, chưa đáp ứng được các yêu cầu trong thực hiện nhiệm vụ chung; vẫn
còn tình trạng hồ sơ trễ hẹn; việc triển khai các chương trình, phần mềm ứng

dụng công nghệ thông tin thuộc lĩnh vực đất đai, xây dựng triển khai chưa
tương thích, đồng bộ…
Từ thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài “Văn hóa công sở tại các cơ
quan hành chính nhà nước ở Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh” (nghiên
cứu trường hợp tại Ủy ban nhân dân Quận 8, Ủy ban nhân dân Phường
10 - Quận 8 - Thành phố Hồ Chí Minh) để làm luận văn thạc sĩ.
Tác giả thực hiện nghiên cứu này, nhằm tìm hiểu sâu hơn các yếu tố tác
động đến việc thực hiện xây dựng văn hóa công sở tại UBND Quận 8 –
TP.HCM. Dựa trên kết quả phân tích định tính và định lượng, tác giả sẽ đưa
ra những khuyến cáo và kiến nghị đối với công tác xây dựng văn hóa công
sở tại các cơ quan hành chính công của Quận 8 ở hai cấp: cấp phường và cấp
quận nhằm góp phần thực hiện tốt hơn nữa công cuộc xây dựng nền hành


chính công mang tính phục vụ, đáp ứng yêu cầu trong tình hình phát triển
mới của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Văn hóa là một lĩnh vực khoa học thu hút nhiều nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước. Vì văn hóa có những vai trò nhất định trong sự phát triển nền
văn mình của nhân loại. Ở Việt Nam, khoảng vài chục năm nay, văn hóa
được đông đảo các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau
đặc biệt quan tâm. Không ít những công trình khảo cứu công phu và nghiêm
túc đã lần lượt được công bố dưới nhiều quy mô và dạng thức khác nhau. Có
rất nhiều công trình nghiên cứu văn hóa nổi tiếng của các nhà khoa học tên
tuổi như: Trần Văn Giàu, Phan Huy Chú, Phan Huy Lê, Ninh Viết Giao,
Trần Quốc Vượng, Nguyễn Quang Ngọc, Hà Minh Đức, Trần Ngọc Thêm....
Tùy theo điều kiện và sở trường mà mỗi nhà nghiên cứu có một phương
pháp tiếp cận cơ sở tư liệu cũng như khái quát khoa học riêng. Tuy nhiên,
các nhà khoa học kể trên cùng các công trình của mình thường xoay quanh
hai xu hướng nghiên cứu:

Một là, các nhà nghiên cứu đã và đang tập trung công sức chủ yếu vào
việc giải mã những sự kiện, hiện tượng và trào lưu văn hóa…
Hai là, các nhà nghiên cứu tập trung công sức chủ yếu vào việc sưu
tầm, chỉnh lý, hệ thống và giới thiệu về trình tự xuất hiện trước sau cũng như
vị trí cao thấp khác nhau của các nền văn minh, các trung tâm và của các
thành tố trong văn hóa Việt Nam.
Cả hai xu hướng nghiên cứu nêu trên đều không có công trình nghiên
cứu khoa học bài bản nào đến chủ đề văn hóa công sở tại các cơ quan hành
chính công ở Việt Nam. Mặc dù văn hóa công sở đã được đề cập nhiều trong
các văn bản của Đảng, của Nhà nước từ những thập niên trước. Một số
nghiên cứu, bài báo khoa học liên quan đến lĩnh vực này được đăng tải trên


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×