Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Giải pháp đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho nhân sự doanh nghiệp khởi nghiệp ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.71 KB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ VĂN THÀNH

GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM
CHO NHÂN SỰ CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số

: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VŨ TUẤN HƯNG

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số
liệu, tư liệu được sử dụng trong Luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng;
những phát hiện đưa ra trong Luận văn là kết quả nghiên cứu của chính tác
giả Luận văn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

LÊ VĂN THÀNH



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
Chương 1. LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
KỸ NĂNG MỀM CHO NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP ......... 10
1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................... 10
1.2. Nội dung của đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho nhân sự các doanh nghiệp
khởi nghiệp ............................................................................................................... 29
1.3. Ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến hiệu quả công việc của các doanh nghiệp
khởi nghiệp ............................................................................................................... 34
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho nhân sự các
doanh nghiệp khởi nghiệp ........................................................................................ 35
Chương 2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM
CHO NHÂN SỰ CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY .............................................................................................................. 39
2.1. Giới thiệu tổng quan về các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay 39
2.2. Thực trạng kỹ năng mềm của nhân sự các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay ở
Việt Nam .................................................................................................................. 47
2.3. Đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho nhân sự các doanh nghiệp khởi nghiệp
ở Việt Nam hiện nay ................................................................................................ 52
2.4. Đánh giá chất lượng đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho nhân sự các doanh
nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay ................................................................ 54
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT
TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO NHÂN SỰ CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI
NGHIỆP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018 – 2025......................................... 58
3.1. Phương hướng và mục tiêu ............................................................................... 58
3.2. Giải pháp ........................................................................................................... 59
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 76
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 79



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CNTT

Công nghệ thông tin

DN

Doanh nghiệp

UNCTAD

United Nations Conference on Trade and Development

VCCI

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

VN

Việt Nam


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Ngành nghề khởi nghiệp có sự phân hoá đa dạng ............................. 40
Hình 2: Đặc điểm của các doanh nghiệp khởi nghiệp ở VN hiện nay............ 41
Hình 3: Đặc điểm (tiếp) của các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam hiện
nay ................................................................................................................... 41
Hình 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khởi nghiệp ở

Việt Nam hiện nay .......................................................................................... 42
Hình 5: Triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam
hiện nay ........................................................................................................... 42


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong vài năm trở lại đây, thúc đẩy khởi nghiệp được coi là mục tiêu và
đồng thời là phương tiện để thực hiện ba đột phá chiến lược của VN, bao gồm
thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực. Kiếm sống, làm giàu và phụng sự xã hội
bằng con đường khởi nghiệp đang được các tổ chức chính quyền, đoàn thể,
các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức phát triển, hiệp hội, trường đại học
đặc biệt quan tâm.
Bên cạnh đó là bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, khốc
liệt, các DN đặc biệt là các DN khởi nghiệp sẽ phải có rất nhiều thay đổi trong
cách thức tổ chức quản lý và cách thức tiến hành hoạt động kinh doanh. Điều
này đòi hỏi người lao động, nhân sự sẽ phải gánh vác trách nhiệm nhiều hơn
và đóng góp một cách có hiệu quả hơn đối với việc gia tăng năng suất lao
động cùng các hoạt động đổi mới liên tục của DN. Nhiều công việc không chỉ
đòi hỏi người lao động phải có trình độ được đào tạo ngày một cao hơn, mà
họ còn phải có kỹ năng thích ứng với sự thay đổi, có năng lực giải quyết
những vấn đề phức tạp nảy sinh trong thực tiễn công việc nhiều hơn! Nói
cách khác, người lao động trong thế kỷ XXI, trong cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 phải có được trình độ chuyên môn xuất sắc nhất, có tư duy sáng
tạo nhất và cần được trang bị những kỹ năng cần thiết để đối mặt với mọi sự
thay đổi của công nghệ, của thị trường.
Việc không được trang bị đầy đủ các kỹ năng mềm không chỉ là một
thiệt thòi cho bản thân người lao động, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu
quả công việc của mỗi cá nhân từ đó làm giảm sức cạnh tranh của DN, đặc
biệt là DN khởi nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Càng chậm trễ

trong việc trang bị các kỹ năng mềm cho nhân sự, người lao động bao nhiêu,
các DN nói chung và các DN khởi nghiệp nói riêng sẽ bỏ lỡ cơ hội quý giá để

1


gia tăng hiệu quả, năng suất lao động và sức cạnh tranh của chính DN mình
trên thương trường bấy nhiêu!
Căn cứ vào tình hình thực tế nói trên kết hợp với những hiểu biết và đam
mê về kỹ năng mềm cũng như lĩnh vực khởi nghiệp, tác giả đã chọn đề tài
“Giải pháp đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho nhân sự doanh nghiệp
khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong khoảng 4 năm trở lại đây, “sức nóng” của lĩnh vực khởi nghiệp
dành được nhiều sự quan tâm của các chuyên gia nghiên cứu và lý luận thực
tiễn của VN. Các công trình của các nhà nghiên cứu đã được công bố dưới
nhiều hình thức như đề tài nghiên cứu khoa học, luận án Tiến sỹ, luận văn
Thạc sỹ, các loại tạp chí, sách tham khảo, giáo trình, tài liệu hội nghị, hội
thảo, tài liệu giảng dạy. Dưới đây là một số tài liệu tiêu biểu:
“Chính sách tài chính hỗ trợ DN khởi nghiệp: Kinh nghiệm một số nước
và gợi ý cho VN”, [3]của Thạc sỹ Lê Minh Hương, Tạp chí Quản lí Ngân quỹ
Quốc gia số 176 (2/2017). Bài viết nhận định, xu hướng khởi nghiệp sẽ là tất
yếu với VN trong những năm tới đây, vì thế cần chuẩn bị các điều kiện cần và
đủ để hỗ trợ và tạo môi trường thuận lợi giúp các DN khởi nghiệp có thể phát
triển và tăng trưởng nhanh. Tác giả tập trung vào các nhóm giải pháp liên
quan đến tài chính như chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách hỗ trợ
thông qua các vườn ươm và một số chính sách khác từ kinh nghiệm tham
khảo của các nước trong khu vực và trên thế giới để gợi ý cho VN. Tuy đã lấy
những minh chứng và ví dụ rất rõ ràng từ kinh nghiệm, chính sách của các nước

trong khu vực (Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc,…) hay trên thế giới như
các nước thuộc OECD (Economic Co-operation and Development - Tổ chức Hợp
tác và Phát triển kinh tế) nhưng tác giả lại chưa đề cập đến một vấn đề rất quan

2


trọng liên quan đến đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự mà cụ thể là những người
đứng đầu các DN khởi nghiệp cùng với các nhân sự liên quan đến bộ phận tài chính
(cả về chuyên môn, nghiệp vụ lẫn kỹ năng) để sao cho có thể sử dụng, tận dụng và
khai thác triệt để nhất hiệu quả từ các chính sách về tài chính vĩ mô mà các DN khởi
nghiệp được thụ hưởng.

Cuốn “Khởi nghiệp ngay – Sạt nghiệp luôn”, Nhà xuất bản Dân Trí, Hà
Nội, 2016 của Thạc sỹ Vũ Tuấn Anh – Trưởng dự án Khởi nghiệp Cộng đồng
Hoa Sen Group kiêm Giám đốc Điều hành Viện quản lý Việt Nam [1]. Cuốn
sách tập hợp nhiều bài viết khác nhau được chia thành ba phần, gồm: Hiểu về
khởi nghiệp; Chuẩn bị cho khởi nghiệp và Những bài học khởi nghiệp; kể lại
kinh nghiệm 20 năm khởi nghiệp và góc nhìn của tác giả về những vấn đề từ
vi mô đến vĩ mô trong cộng đồng khởi nghiệp hiện nay tại VN. Ngoài việc
dặn dò các bạn sinh viên có ý định khởi nghiệp cần có trách nhiệm với thất
bại (nếu xảy ra) của bản thân, tránh để gia đình, người thân phải gánh vác
gánh nặng không phải do họ gây ra thì tác giả cũng gợi ý tương đối chi tiết
những việc cần làm để chuẩn bị cho quá trình khởi nghiệp. Một trong những
gợi ý vô cùng quan trọng đó là trau dồi và hoàn thiện các kỹ năng mềm như
giao tiếp, làm việc đồng đội,… để có thể phối hợp với cộng sự cũng như vượt
qua được những áp lực công việc trong giai đoạn khởi nghiệp. Dù đã đánh giá
cao và có những gợi ý, lời khuyên rất sát sườn cho những bạn trẻ khởi nghiệp liên
quan đến kỹ năng mềm nhưng tác giả mới chỉ dừng lại ở kinh nghiệm hay góc nhìn
của bản thân mà chưa đưa ra được những giải pháp mang tính hệ thống hay những

kế hoạch mang tính bài bản, dài hạn lâu dài để nhân sự các DN khởi nghiệp có thể
chủ động trong quá trình tiếp thu, rèn luyện, tự học, tự đào tạo và phát triển kỹ năng
mềm của bản thân phù hợp với các vị trí công việc hay từng giai đoạn cụ thể của
các DN khởi nghiệp hiện nay ở VN.

Bài viết “Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp: Thực trạng và giải pháp”, của
TS. Nguyễn Hoàng Quy – Học viện Hành chính Quốc gia năm 2017 [6]. Bài

3


viết nghiên cứu các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp hiện nay tại VN. UNCTAD
(2012) đưa ra 6 nội dung cơ bản liên quan đến chính sách hỗ trợ khởi nghiệp
cần ưu tiên đầu tư, bao gồm: (i) xây dựng chiến lược khởi nghiệp quốc gia;
(ii) tối ưu hóa môi trường pháp lý; (iii) tăng cường giáo dục tinh thần khởi
nghiệp và phát triển các kỹ năng; (iv) tạo điều kiện trao đổi và đổi mới công
nghệ; (v) hỗ trợ tiếp cận tài chính; và (vi) nâng cao nhận thức về khởi nghiệp
và thiết lập các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, các hiệp hội hỗ trợ. Kết
quả khảo sát 198 DN khởi nghiệp năm 2015 - 2016 trên địa bàn Hà Nội chỉ ra
rằng tuy các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp rất được Nhà nước quan tâm,
nhưng vẫn còn những lỗ hổng, hạn chế, khiến các DN khởi nghiệp chưa đủ
điều kiện phát huy hết tiềm năng của mình. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải
pháp cải thiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại VN trong thời gian tới. Bài
viết cũng cho thấy, theo UNCTAD, trọng tâm của kỹ năng khởi nghiệp bao
gồm kỹ năng mềm và các năng lực chuyên môn cần có như kiến thức cơ bản
về khởi nghiệp, kế hoạch kinh doanh, năng lực tài chính và kỹ năng quản lý.
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát điều tra, nhìn chung, các chính sách về giáo
dục tinh thần khởi nghiệp và phát triển kỹ năng chưa nhận được sự hài lòng
hoàn toàn từ các DN.
Luận văn Thạc sỹ Quản lí kinh tế “Phát triển thương hiệu trong giai đoạn

khởi nghiệp của công ty TNHH Đồ chơi Thân thiện” (2016) của Nguyễn Đức
Tính, Học viện Khoa học Xã hội, Viện hàn lâm Khoa học Xã hội VN [9]. Đề
tài đã nghiên cứu và chứng minh vai trò quan trọng của việc xây dựng thương
hiệu tại các DN khởi nghiệp và đưa ra một số đề xuất với việc xây dựng
thương hiệu tại công ty TNHH Đồ chơi Thân thiện. Đề tài mới chỉ dừng lại ở
việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho một DN khởi nghiệp cụ thể chứ
chưa khái quát được sự khác biệt giữa các DN khởi nghiệp và các DN khác để
đưa ra các chiến lược, mục tiêu và kế hoạch làm thương hiệu bền vững hơn

4


nữa. Bên cạnh đó, luận văn cũng chưa chú trọng tới việc đào tạo các kỹ năng
đặc biệt là các kỹ năng mềm (kỹ năng sáng tạo, kỹ năng phản biện,…) cho đội
ngũ quản lí và thực thi việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho DN, giúp
DN khởi nghiệp không ngừng đổi mới, sáng tạo và phát triển bền vững.
Tuy nhiên, do đề tài khởi nghiệp vẫn còn khá mới mẻ tại VN nên dù đã
có nhiều cách tiếp cận, góc nhìn nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào các vấn đề
vĩ mô như cơ chế, chính sách, hệ sinh thái, vốn, công nghệ,… hỗ trợ khởi
nghiệp, chứ chưa có đề tài nào nghiên cứu để hỗ trợ đào tạo nhân sự, những
người trực tiếp tham gia hoạch định đường lối, điều hành và triển khai các
công việc cụ thể trong các DN khởi nghiệp, đặc biệt là đào tạo và phát triển
mảng kỹ năng mềm.
2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Cuốn sách “The startup game” (Cuộc chơi khởi nghiệp), 2013, William
Henry Draper III. Willliam Draper III là một trong những nhà đầu tư mạo
hiểm đầu tiên ở khu vực bờ Tây[24], California, Hoa Kỳ. Ông từng là người
sáng lập quỹ đầu tư Sutter Hill ở Palo Alto, Chủ tịch ngân hàng Xuất – Nhập
khẩu Hoa Kỳ, Phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc, và hiện đang là cổ đông hoạt
động của Tổng công ty Đầu tư mạo hiểm Draper Richard L.P., công ty Draper

Investment và tập đoàn Draper International. Cuốn sách lý giải làm thế nào để
một công ty khởi nghiệp lọt được vào mắt xanh của những nhà đầu tư đầy
kinh nghiệm? Điểm đặc biệt của cuốn sách được thể hiện ở cách mà tác giả
phân tích các yêu tố để giúp khởi nghiệp thành công thông qua hai yếu tố: con
người và sản phẩm của mô hình kinh doanh. Tuy nhiên, cuốn sách chưa đề
cập đến những giải pháp giúp đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho nhân sự
các DN khởi nghiệp, chính là liên quan đến một trong hai yếu tố quan trọng
bậc nhất giúp DN khởi nghiệp thành công, đó là con người.

5


Cuốn “Startup Communities” (Cộng đồng khởi nghiệp), 2014, Brad
Feld. Brad Feld là một nhà đầu tư giai đoạn đầu, một doanh nhân với hơn hai
mươi năm kinh nghiệm [23]. Trước khi đồng sáng lập Foundry Group, quỹ
đầu tư mạo hiểm giai đoạn đầu đặt trụ sở tại Boulder, Colorado chuyên đầu tư
vào các công ty công nghệ thông tin trên toàn nước Mỹ, anh đã đồng sáng lập
Mobius Venture Capital và trước đó nữa là sáng lập Intensity Ventures, một
công ty chuyên hỗ trợ thành lập và vận hành các công ty phần mềm. Feld
cũng là đồng sáng lập của chương trình TechStars và tích cực tham gia nhiều
tổ chức phi lợi nhuận. Anh là một diễn giả nổi tiếng về chủ đề đầu tư mạo
hiểm và khởi nghiệp.
Cuốn sách trình bày điều kiện cần để thành lập cộng đồng khởi nghiệp
bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Qua nó, chúng ta sẽ thu thập được kiến thức
quý giá để xây dựng cộng đồng khởi nghiệp năng động, phát triển cả chiều
rộng lẫn chiều sâu cho hệ sinh thái khởi nghiệp bằng cách nhân rộng kết nối
giữa doanh nhân và người đỡ đầu, tạo điều kiện tiếp cận kiến thức khởi
nghiệp, thiết lập sự kiện và hoạt động để thu hút mọi thành phần trong cộng
đồng khởi nghiệp, và còn nhiều nữa.
Trong quyển sách này, Feld đề cập chi tiết các nguyên tắc thiết yếu để

hình thành cộng đồng khởi nghiệp bền vững, thảo luận triển khai những chiến
thuật khác nhau. Chúng ta có thể làm quen với khái niệm doanh nhân phải là
người dẫn dắt sự thay đổi nếu muốn cộng đồng phát triển cả chiều rộng lẫn
chiều sâu, và củng cố mật độ khởi nghiệp trong cộng đồng. Nó cũng cho thấy
rằng để trở thành nhà lãnh đạo cộng đồng khởi nghiệp, cách duy nhất là phải
gắn kết lâu dài.
Feld cũng thảo luận cho thấy rằng tinh thần chào đón bất cứ ai muốn
tham gia cộng đồng khởi nghiệp – sinh viên, nhà nghiên cứu, giáo sư, hay
nhân viên công ty, luật sư, chính quyền, nhà đầu tư – là yếu tố rất quan trọng.

6


Tác giả cũng nhấn mạnh phải có hoạt động và sự kiện trong cộng đồng khởi
nghiệp để thu hút sự tham gia của mọi người từ trên xuống dưới. Vì thế, cho
dù bạn tổ chức sự kiện thúc đẩy, họp mặt, cuối tuần khởi nghiệp, bạn phải
luôn nhớ chào đón tất cả mọi người.
Bạn cũng có thể thiết lập cộng đồng khởi nghiệp bền vững hầu như tại
bất cứ thành phố nào trên thế giới. Nhưng bạn phải biết rằng muốn làm được
điều này bạn cần hiểu rõ các vấn đề có thể phát sinh trong hệ quyền lực của
cộng đồng. Cẩm nang thực tiễn này không chỉ cho bạn thấy cách thức hoạt
động của cộng đồng khởi nghiệp, nó còn chỉ cho bạn cách xây dựng thành
công cộng đồng khởi nghiệp ở bất cứ nơi đâu.
Tuy nhiên, cũng giống như cuốn sách của William Henry Draper III, tác
giả chưa đề cập nhiều đến việc đàu tư và phát triển kỹ năng mềm cho các
nhân sự trong vai nhà sáng lập DN khởi nghiệp hay sáng lập các cộng đồng
khởi nghiệp để các thành tựu đạt được trở nên bền vững và trường tồn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đào tạo và phát triển kỹ năng

mềm cho nhân sự DN khởi nghiệp ở VN hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đào tạo
và phát triển kỹ năng mềm cho nhân sự các DN khởi nghiệp.
Thứ hai, đánh giá thực trạng của việc đào tạo và phát triển kỹ năng mềm
cho nhân sự DN khởi nghiệp ở VN hiện nay.
Thứ ba, xem xét nguyên nhân, đề xuất một số giải pháp đào tạo và phát
triển kỹ năng mềm cho nhân sự các DN khởi nghiệp ở VN hiện nay.

7


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho
nhân sự của DN khởi nghiệp ở VN.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Các DN khởi nghiệp ở VN hiện nay.
+ Nội dung: Kỹ năng mềm cho nhân sự các DN khởi nghiệp ở VN.
+ Thời gian nghiên cứu: từ năm 2015 – 2018.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Lấy phương pháp duy vật biện chứng làm phương pháp chủ đạo cho
nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp diễn dịch, quy nạp, kết hợp các phương pháp
phân tích, tổng hợp, so sánh để làm rõ đề tài.
Phương pháp thu thập số liệu: được thu thập từ báo chí, sách vở,
internet,… từ đó đã thu thập được những cơ sở lý luận cho đề tài như là
nguyên nhân, thực trạng,… và sử dụng các phương pháp quan sát, thực
nghiệm và điều tra.

Phương pháp xử lí số liệu: Tổng hợp các dữ liệu đã thu thập được rồi hệ
thống lại cho phù hợp với đề tài. Đồng thời, phân tích kết hợp số liệu để làm
rõ hơn vấn đề trình bày.
Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp liệt kê, phỏng vấn sâu tạo ra số
liệu phong phú và tạo ra sự thực tế của đề tài. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng
nhiều kết quả điều tra từ nhiều tư liệu, trang web khác nhau.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kỹ năng mềm cũng như đào tạo và
phát triển kỹ năng mềm trong DN khởi nghiệp.

8


Đánh giá thực trạng đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho nhân sự các
DN khởi nghiệp ở VN trong những năm qua, phân tích nguyên nhân đạt được
kết quả và đưa ra những tồn tại để khắc phục.
Đưa ra giải pháp góp phần đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho nhân
sự các DN khởi nghiệp trong những năm tới.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần trang bìa, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Lý luận về đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho nhân sự
doanh nghiệp khởi nghiệp
Chương 2. Thực trạng đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho nhân sự
các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Chương 3. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển kỹ năng
mềm cho nhân sự các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2018
- 2025

9



Chương 1
LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
KỸ NĂNG MỀM CHO NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Kỹ năng mềm
Có khá nhiều quan niệm hay định nghĩa khác nhau về kỹ năng mềm tùy
theo lĩnh vực nghề nghiệp, góc nhìn chuyên môn, ngữ cảnh, phát biểu và thậm
chí là việc đặt thuật ngữ này bên cạnh những thuật ngữ nào.
Theo một số chuyên gia tâm lí học, và bản thân tác giả cũng đồng tình
với khái niệm này, Kỹ năng mềm (hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội)
là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng
trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc
theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng
tạo và đổi mới...
Kỹ năng mềm chính là những kỹ năng tinh thần hay những kỹ năng tâm
lý - xã hội giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống. Kỹ năng
mềm còn được xem như một biểu hiện quan trọng của năng lực tâm lý - xã
hội, giúp cho cá nhân vững vàng trong cuộc sống chứa đựng nhiều thách thức
nhưng đồng thời cũng rất nhiều cơ hội.
Tác giả Forland, Jeremy định nghĩa kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên
về mặt xã hội. Kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên về mặt xã hội để chỉ
những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, khả năng
hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử hiệu quả trong giao tiếp giữa
người với người. Nói khác đi, đó là kỹ năng liên quan đến việc con người hòa
mình, chung sống và tương tác với cá nhân khác, nhóm, tập thể, tổ chức và
cộng đồng.

10



Nhà nghiên cứu N.J. Pattrick định nghĩa kỹ năng mềm là khả năng, cách
thức chúng ta thích ứng với môi trường. Kỹ năng mềm là khả năng, là cách
thức chúng ta tiếp cận và phản ứng với môi trường xung quanh, không phụ
thuộc và trình độ chuyên môn và kiến thức. Kỹ năng mềm không phải là yếu
tố bẩm sinh về tính cách hay là những kiến thức của sự hiểu biết lý thuyết mà
đó là khả năng thích nghi với môi trường và con người để tạo ra sự tương tác
hiệu quả trên bình diện cá nhân và cả công việc.
Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến
thức chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn.
1.1.2. Đặc điểm của kỹ năng mềm
Để xác lập định nghĩa về kỹ năng mềm là một việc làm hết sức khó
khăn, vì vậy, phân tích các đặc điểm của kỹ năng mềm càng không phải là
vấn đề đơn giản. Tuy vậy, có thể nhấn mạnh đến những đặc điểm cơ bản sau:
+ Kỹ năng mềm không phải là yếu tố thuộc về bẩm sinh.
+ Kỹ năng mềm không chỉ là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc.
+ Kỹ năng mềm được hình thành bằng con đường trải nghiệm chứ không
phải là sự "nạp" kiến thức đơn thuần.
+ Kỹ năng mềm góp phần hỗ trợ cho kiến thức và kỹ năng chuyên môn,
mà đặc biệt là "Kỹ năng cứng".
+ Kỹ năng mềm không thể "cố định" với những ngành nghề khác nhau.
1.1.3. Tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong công việc
Viện Nghiên cứu Stanford và Carnegie Mellon Foundation đã khảo sát,
nghiên cứu từ 500 giám đốc điều hành và đi đến kết luận “75% thành công
nghề nghiệp lâu dài phụ thuộc vào kỹ năng mềm, trong khi chỉ có 25% phần
trăm phụ thuộc kiến thức kỹ thuật“. Thông tin trên được trích từ tài liệu “The
Iron Range Engineering (IRE) Model for Project Based Learning in
Engineering”


11


Kỹ năng mềm vốn dĩ đã tồn tại trong mỗi chúng ta, có điều phải trải qua
rèn luyện thì kỹ năng mềm mới có cơ hội bộc lộ và phát huy. Cảm xúc, đam
mê, trí tưởng tượng… đều là nền tảng cho phát triển kỹ năng mềm. Để thành
công trong bất cứ lĩnh vực nào cũng cần phải trang bị kỹ năng mềm, đặc biệt
là trong ngành bán hàng, marketing, PR…vì ở đó sự tương tác giữa nhân sự
và khách hàng, đối tác diễn ra thường xuyên trong nhiều môi trường và hoàn
cảnh khác nhau. Nếu không biết cách để tiếp cận, hòa nhập, ứng xử linh hoạt,
duy trì gắn kết thì thành công sẽ rất khó đến.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, khối lượng công việc dày
đặc đòi hỏi nhân sự cần kỹ năng quản lý thời gian, để ký kết hợp đồng cần kỹ
năng đàm phán thương lượng, và nếu gặp thất bại, cũng cần phải có kỹ năng
tư duy tích cực để vượt qua sự thất vọng, tìm lại sự tự tin và rút kinh nghiệm
để tiếp tục tiến lên…có như vậy nhân sự mới tồn tại và phát triển được, ngược
lại nếu kỹ năng mềm của nhân sự yếu thì nhân sự đó sẽ phải nhường cơ hội
cho đối thủ cạnh tranh của mình.
Sở hữu kỹ năng mềm, nhân sự sẽ hiểu rõ tâm lý khách hàng, đối tác, bạn
đồng nghiệp…biết được điểm yếu và điểm mạnh của bản thân để biết các
khắc phục và phát huy. Đặc biệt, nếu chỉ là một sinh viên mới ra trường, kỹ
năng cứng bao gồm bằng cấp và kinh nghiệm trong hồ sơ sẽ giúp nhân sự ấy
có cuộc hẹn phỏng vấn với nhà tuyển dụng, nhưng kỹ năng mềm: khả năng
giao tiếp, ứng xử, sự tự tin mới chính là yếu tố quyết định để nhà tuyển dụng
chọn nhân sự. Trình độ học vấn tương đương hoặc cao hơn có rất nhiều ứng
viên khác, nhưng chính sự đặc biệt trong chính bản thân nhân sự – kỹ năng
mềm sẽ làm nhân sự toả sáng.
Ngoài chỉ số IQ – intelligent (chỉ số thông minh), còn một số chỉ số khác
để đánh giá năng lực và phẩm chất của một người thành công được thể hiện
thực tế qua kỹ năng mềm:


12


+ EQ (emotional quotient) – trí thông minh cảm xúc
+ SQ (social quotient sq) – thông minh xã hội
+ CQ (creative intelligence) – trí thông minh sáng tạo
+ AQ (adversity quotient) – chỉ số vượt khó
+ SQ (speech quotient) – trình độ biểu đạt ngôn ngữ
+ MQ (moral quotient) – chỉ số đạo đức
1.1.4. Phân loại kỹ năng mềm
Có nhiều cách phân loại Kỹ năng mềm khác nhau. Điểm qua sự phân
loại chung nhất của nhiều tác giả, có thể khái quát các hướng phân loại cơ bản
sau về Kỹ năng mềm:
1.1.4.1. Hướng thứ nhất cho rằng có thể đề cập đến hai nhóm sau
• Nhóm Kỹ năng tương tác với con người (Cá nhân với cá nhân; cá
nhân với tổ chức).
• Nhóm Kỹ năng hỗ trợ cho qua trình làm việc của cá nhân tại một thời
điểm, địa bàn và vị trí cụ thể trong nhóm, tổ chức.
1.1.4.2. Hướng thứ hai cho rằng Kỹ năng mềm có thể tạm chia thành
các nhóm sau
• Nhóm Kỹ năng trong quan hệ với con người.
+ Thông tin - Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong công việc và nhiều khi mang tính
quyết định của thành công nhất là trong kinh doanh. Kỹ năng thông tin là khả
năng giao tiếp hiệu quả suy nghĩ và ý tưởng của nhân sự trong giao tiếp, trên
giấy tờ và qua điện thoại. Nó liên quan đến việc biết lắng nghe người khác,
xây dựng niềm tin và tôn trọng các ý kiến, quan điểm của người khác.
Ông Trần Thanh Liêm đến từ Tổng công ty điện lực TP.HCM, nói rằng
nhiều sinh viên tốt nghiệp rất yếu kém kỹ năng, đặc biệt là thuyết trình và

giao tiếp. “Những sinh viên kĩ thuật rất giỏi về kiến thức nhưng khi đi dự hội

13


thảo nước ngoài lại nghe không được, nói không xong và viết cũng không nổi.
Ngoài ra, khả năng làm việc nhóm cũng rất kém”.
Theo ông Masaki Yamashita, Tổng giám đốc ngân hàng Mitsibishi UFJ
Việt Nam, hầu hết các công ty, doanh nghiệp nước ngoài đều bất mãn với
nguồn nhân lực của Việt Nam vì kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm của
người Việt Nam rất kém: “Tôi rất tiếc là các sinh viên học được rất nhiều ở
trường, nhưng để chuyển giao kiến thức thành kỹ năng làm việc lại không làm
được, không áp dụng được thực tế và khi có một vấn đề gì, các bạn cũng
không nói chuyện hay trao đổi được với cấp trên”.
+ Kỹ năng xây dựng những mối quan hệ có lợi
Trường học thường bắt học sinh mặc đồng phục và những việc làm
tương tự một phần là để tạo môi trường bình đẳng giữa học sinh với học sinh.
Chính vì vậy, không ai dạy chúng ta chơi với người này để được lợi và ngược
lại.
Nhưng thương trường không được như thế, nếu không có những mối
quan hệ có lợi, công việc hiển nhiên không dễ dàng bằng những người có
quan hệ tốt với những người có liên quan tới công việc.
Cần lưu ý, quan hệ đây không phải là lợi dụng. Đơn giản, nếu không
quen một VIP, cơ hội hẹn gặp sẽ khó hơn người có quen biết. Hoặc nếu
không quen với một kỹ sư giỏi, cơ hội để có sự phục vụ của anh ta cho công
ty của mình có thể sẽ ít hơn công ty đối thủ với chế độ tương đương mà quan
hệ thân quen hơn.
+ Chăm sóc khách hàng
Chăm sóc khách hàng là khả năng quan tâm đến các nhu cầu và mối
quan tâm của người khác, đặc biệt là những người chúng ta phục vụ. Hiểu

được cách chăm sóc khách hàng là kỹ năng mà nhiều nhà tuyển dụng đang có
nhu cầu cao. Trong đó, kỹ năng cốt lõi là khả năng ứng xử, quản lý con người

14


và hệ thống; hiểu được nhu cầu của khách hàng và chuyển những nhu cầu trên
thành cơ hội kinh doanh.
+ Kỹ năng làm việc nhóm
Nhân sự không thể lúc nào cũng làm việc một mình và muốn làm việc
một mình, dù ở bất kỳ môi trường làm việc nào cũng sẽ có lúc và thường
xuyên phải làm việc nhóm. Điều kiện cần để làm việc nhóm là phải biết cách
kết hợp hài hoà với các thành viên trong đội để có được kết quả cuối cùng tốt
nhất. Kỹ năng làm việc nhóm rất cần thiết cho quá trình thăng tiến của nhân
sự, khi làm việc nhóm cũng là cơ hội để nhân sự thể hiện năng lực, sự nhiệt
tình của bản thân trong công việc chung.
+ Tự tin, năng động và biết lôi kéo người khác
Đây là ba yếu tố cần phải có trên con đường chinh phục thành công. Một
người tự tin sẽ luôn có những mục tiêu rõ ràng cho cuộc đời mình. Năng động
sẽ giúp chúng ta có nhiều mối quan hệ và luôn được đánh giá cao. Khi là
người tự tin, năng động chúng ta cũng cần phải thể hiện được khả năng chinh
phục, lãnh đạo của bản thân đó là lôi kéo người khác đứng về phía mình, làm
theo kế hoạch của mình.
+ Kỹ năng quản lý doanh nghiệp
Tất cả các công ty đều có các vấn đề nảy sinh từ mối quan hệ giữa các
nhân viên. Sự thành công của công ty phần nhiều đến từ sự đoàn kết hợp sức
từ toàn bộ tập thể công nhân viên công ty. Vì vậy, việc quản lý nhân lực, bộ
phận nhân sự, bộ phận quản lý cần quan tâm, giải quyết và thỏa mãn các vấn
đề của nhân viên trong phạm vi của mình. Người quản lý doanh nghiệp cần
nắm bắt phương pháp thiết thực điều hành doanh nghiệp hiệu quả là điều hết

sức quan trọng.

15


Phương diện này cần những kỹ năng cơ bản như: quản lý nhân lực, quản
lý hệ thống, quản lý tài nguyên và tài chính. Ngoài ra cần nắm bắt nhu cầu
của khách hàng đáp ứng nhu cầu xã hội.
Tùy thuộc vào sự quan tâm, khả năng và yêu cầu nghề nghiệp mà nên
phát triển những kỹ năng nào. Tuy nhiên, trong thời buổi kinh tế khó khăn
trước mắt, điều quan trọng là điểm lại những kỹ năng hữu dụng trong việc
phát triển sự nghiệp. Nó không bao giờ là quá trễ để phát triển các kỹ năng
quan trọng.
• Nhóm Kỹ năng thuộc về sự tự chủ trong công việc và những hành vi
tích cực trong nghề nghiệp.
+ Sáng tạo trong công việc
Dám chấp nhận và sẵn sàng cho sự thay đổi sẽ góp phần tạo thêm sức
mạnh sáng tạo. Phần lớn sự thành công của chúng ta tùy thuộc vào khả năng
đảo ngược tình thế, khả năng ứng biến để xoay chuyển tình hình, đó là thái độ
tích cực sáng tạo trong cuộc sống. Sáng tạo là khả năng suy nghĩ, hành động
để khám phá những cách thức mới của tư duy và làm việc.
Không ai dạy chúng ta cách sáng tạo trong công việc, và cũng không có
trường lớp nào đào tạo sự sáng tạo trong công việc, nếu có chỉ là hướng dẫn
nên làm như thế nào để công việc đạt hiệu quả cao nhất. Vậy kỹ năng sáng tạo
trong công việc do chính bản thân nhân sự nắm bắt và khơi nguồn. Một công
việc quen thuộc, làm hàng ngày theo một cách rập khuôn chỉ mang lại cho kết
quả như những lần trước. Hãy thử tìm cách khác để thực hiện công việc đó
nhanh hơn, sáng tạo hơn và cho kết quả tốt hơn.
Tìm tòi những điều mới mẻ trong chính những việc hàng ngày, đôi khi sẽ
ra một sáng kiến mới tuyệt vời. Các nhà bác học xưa, tìm được những định

luật mà chúng ta dùng ngày nay trong những tình huống vô cùng bình thường
mà không ai nghĩ tới.

16


+ Thừa nhận và học hỏi từ những lời phê bình
Đây là một trong những kỹ năng mang tính thử thách nhất, và cũng
chính là kỹ năng gây ấn tượng nhất đối với người tuyển dụng. Khả năng ứng
xử trước lời phê bình phản ánh rất nhiều về thái độ sẵn sàng cải thiện của
nhân sự. Đồng thời có khả năng đánh giá, nhận xét mang tính xây dựng đối
với công việc của những người khác cũng mang ý nghĩa quan trọng không
kém. Hãy nhận thức xem, bản thân ứng xử như thế nào trước những lời nhận
xét tiêu cực. Đừng bao giờ ném đá vào những lời phê bình mang tính xây
dựng mà không nhận thấy rằng ít nhất nó cũng có ích một phần. Khi đưa ra
lời nhận xét với người khác, hãy thể hiện sao cho thật khéo léo và chân thành.
Cố gắng dự đoán trước phản ứng của người nghe dựa vào tính cách của họ để
có cách nói phù hợp nhất.
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề - Tính linh hoạt
Tính linh hoạt là khả năng thích nghi để giải quyết công việc chúng ta
gặp phải hàng ngày trong công việc lẫn đời sống riêng. Những người có khả
năng xác định vấn đề, nghiên cứu giải pháp và đưa ra những quyết định hiệu
quả đang càng ngày càng được ưa thích trong các ngành quản trị kinh doanh,
tư vấn quản lý, hành chính công cộng, khoa học, y dược và kỹ thuật. Chắc
chắn rằng, những người có khả năng phát hiện và nhanh chóng giải quyết vấn
đề một cách hiệu quả sẽ được trọng dụng.
+ Tìm hiểu – thu thập thông tin
Quản lý thông tin là khả năng biết được nơi để có được thông tin cần
thiết để tìm kiếm, định vị, và thu thập nó. Điều này có thể liên quan đến việc
sử dụng các nguồn lực khác nhau, cho dù chúng là từ những con người hoặc

từ các tài liệu trong thế giới rộng lớn của công nghệ.
+ Tư duy tính toán và kỹ năng đặt mục tiêu

17


Khả năng chuyển đổi lượng lớn dữ liệu dựa trên những khái niệm trừu
tượng và khả năng phân tích vấn đề dưa trên nhưng lý luận.Yếu tố tác động
hình thành kỹ năng: Môi trường truyền thông và thế giới của công nghệ.
Nếu không có mục tiêu nghĩa là đang trên con đường không có điểm
dừng và không có đích đến. Do vậy điều kiện đầu tiên để thành công là phải
có đích đến, xác định được đính đến của bản thân mình, đó chính là mục tiêu.
Tuy nhiên không phải ai cũng có thể đặt ra được và thực hiện được mục tiêu
như bản thân mong muốn và kỳ vọng. Kỹ năng đặt mục tiêu vô cùng quan
trọng, nó là tiền đề cho những bước tiếp theo trong phát triển sự nghiệp của
bất cứ nhân sự nào.
+ Kỹ năng khám phá và lãnh đạo bản thân
Người Việt Nam chúng ta thường có tâm lý không tự tin cho dù vấn đề
đó bạn có thể làm được, thậm chí là làm tốt. Đừng nghĩ mình kém cỏi, hãy
thử đảm nhận nhiệm vụ và bắt tay vào làm hết sức mình. Biết đâu chúng ta sẽ
khám phá ra mình có khả năng nào đó mà từ trước tới nay không hề biết. Tuy
nhiên, khi làm việc gì cũng cần phải nắm rõ được mục đích cuối cùng và lãnh
đạo bản thân để không bị bỏ cuộc giữa chừng hoặc đi quá xa so với yêu cầu
của công việc. Hãy biết dừng lại đúng lúc.
+ Kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian
Thời gian là vàng, một giây trôi đi là mất đi mãi mãi, vì vậy hãy sắp xếp
công việc một cách khoa học nhất, theo thứ tự ưu tiên và xác định thời gian cụ
thể thực hiện công việc đó. Ví dụ, một bản báo cáo đáng ra chỉ làm mất một
giờ, nhưng vì có nhiều thời gian nên nhân sự kéo dài hết cả một ngày làm
việc. Như vậy thật sự quá lãng phí thời gian của cả nhân sự và công ty. Hãy

dành thời gian rảnh đó giải quyết những công việc khác hoặc nghĩ ra những
sáng kiến mới cho công việc để đạt năng suất cao hơn.
+ Kỹ năng ra quyết định

18


Kỹ năng này đóng vai trò then chốt đến thành công hay thất bại của bạn
và tổ chức. Nếu là một nhân viên, khi nhận nhiệm vụ từ cấp trên điều đầu tiên
phải xem nhiệm vụ đó có vừa sức của mình hay không. Nếu mình làm được
và nhận nhiệm vụ thì không có gì phải bàn cãi. Nhưng nếu đó là một nhiệm
vụ khó, vượt qua khả năng thì chắc chắn nhân sự đó phải từ chối hoặc nhờ sự
hỗ trợ. Nhưng làm sao dám từ chối khi đó là nhiệm vụ của cấp trên, lúc này
kỹ năng ra quyết định sẽ giúp được nhân sự.
Trường hợp nếu là người lãnh đạo, việc ra quyết định càng quan trọng
hơn. Quyết định đúng hay sai sẽ tác động trực tiếp tới tổ chức và cả cá nhân
người lãnh đạo. Do vậy hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định điều gì để
có lợi cho tổ chức và cả bản thân mình.
+ Kỹ năng làm việc chuyên nghiệp
Có thể nhân sự học được rất nhiều kiến thức sâu rộng. Có thể họ cũng
biết hoạch định những mục tiêu cho tương lai, cho cuộc đời. Song những kỹ
năng làm việc chuyên nghiệp lại là điều rất thiếu ở những người mới ra
trường, bởi đó là những điều ít được dạy trong trường lớp.
Những kỹ năng làm việc chuyên nghiệp có thể là cách giao tiếp hiệu quả
mà ngắn gọn, cách quản lý quỹ thời gian, cách phối hợp với đồng nghiệp, đệ
trình và đề xuất với cấp trên hay thậm chí chỉ là những kỹ năng nhỏ như lưu
trữ tài liệu...
1.1.4.3. Hướng thứ ba cho rằng Kỹ năng mềm bao gồm
• Nhóm Kỹ năng hướng vào bản thân.
• Nhóm Kỹ năng hướng vào người khác.

Cũng có thể chi tiết hóa về Kỹ năng mềm dựa trên những quan điểm cụ
thể của một số tác giả nghiên cứu về Kỹ năng mềm dưới các góc độ khác
nhau:

19


1.1.4.4. Ở góc độ khái quát, Kỹ năng mềm trong kinh doanh thuộc một
trong ba loại sau đây
• Tính tương tác với người khác (Khách hàng & Đồng nghiệp).
• Tính chuyên nghiệp và làm việc có đạo đức.
• Tư duy phê phán và khả năng giải quyết vấn đề.
Trong những loại kỹ năng trên, sẽ có những kỹ năng cụ thể tương ứng
với một số nghề nghiệp theo đúng yêu cầu đặc trưng của Kỹ năng mềm.
1.1.4.5.

Liệt kê các Kỹ năng mềm gắn chặt với các kỹ năng lao động

chuyên nghiệp
Theo Bộ Lao động Mĩ (The US Department of Labour) cùng với Hiệp
hội Đào tào và phát triển Mĩ (The American society of Training and
Development) đã nghiên cứu và đưa ra 13 Kỹ năng để thành công trong công
việc và những Kỹ năng mềm đóng vai trò trung tâm:
• Kỹ năng học và tự học (Learning to learn).
• Kỹ năng lắng nghe (Listening skills).
• Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills).
• Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills).
• Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills).
• Kỹ năng quản lí bản thân và tinh thần tự tôn (Self-esteem skills).
• Kỹ năng xác lập mục tiêu/tạo động lực làm việc (Golf

setting/Motivation skills).
• Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career
development skills).
• Kỹ năng giao tiếp và tạo lập mối quan hệ (Interpersonal skills).
• Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork skills).
• Kỹ năng thương lượng (Negotiation skills).
• Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organization effectiveness skills).

20


×