Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Quản lý hoạt động thanh tra giáo dục ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật thương mại ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.81 KB, 81 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ THOA

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁO DỤC
Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 814.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS PHAN THỊ MAI HƯƠNG

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn Thạc sĩ quản lý giáo dục về Quản lý hoạt
động thanh tra giáo dục ở Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thương mại”
là công trình nghiên cứu, tìm tòi của cá nhân có tham khảo ý kiến của những
người đi trước. Những tư liệu trích dẫn trong luận văn hoàn toàn trung thực.
Kết quả nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên
cứu nào trong cùng lĩnh vực. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

TRẦN THỊ THOA



LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, tôi đã hoàn thành được đề tài luận văn
thạc sĩ của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn
lâm khoa học xã hội Việt Nam đã luôn quan tâm, dạy dỗ và truyền đạt cho tôi
những kiến thức quý báu.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến PGS. TS Phan Thị Mai
Hươngngười đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ trong suốt quá trình
thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ở bên động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Do trình độ và thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy
cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và người đọc để luận văn được hoàn thiện tốt
hơn!
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THANH
TRA GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG ............ 6
1.1. Lý luận về quản lý ...................................................................................... 6
1.2.Lý luận về hoạt động thanh tra giáo dục ..................................................... 7
1.3 Lý luận về quản lý hoạt động thanh tra giáo dục ..................................... 16
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THANH TRA
GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KĨ THUẬT THƯƠNG
MẠI ................................................................................................................. 28
2.1 Tổng quan về trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại.............. 28
2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn quản lý hoạt động thanh tra giáo dục

Trường cao đẳng kinh tế Kỹ thuật Thương mại.............................................. 31
2.3 Thực trạng quản lý hoạt động thanh tra giáo dục của Trường Cao đẳng
Kinh tế Kỹ thuật Thương mại ......................................................................... 32
2.4 Đánh giá chung về quản lý hoạt động thanh tra giáo dục ở trường Cao
đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thương mại ................................................................ 49
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân dẫn đến quản lý hoạt động thanh
tra giáo dục ở Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thương mại..................... 51
Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THANH
TRA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT
THƯƠNG MẠI.............................................................................................. 54
3.1 Những nguyên tắc đề xuất biện pháp ........................................................ 54
3.2 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động thanh tra giáo dục ở Trường Cao
đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thương mại ................................................................ 55
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................... 62
3.4 Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất .......... 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1 Mối liên hệ thông tin quản lý................................................................ 9
Sơ đồ 1.2 Tổ chức Quản lý Nhà nước của Bộ giáo dục và Đào tạo ................... 11
Sơ đồ 2.1 tổ chức Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Thương mại ............................. 30
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................ 63
Bảng 2.1 Nội dung hoạt động thanh tra giáo dục Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ
thuật Thương mại. ............................................................................................... 38
Bảng 2.2 thống kê tình hình sinh viên và giám thị vi phạm quy chế thi ............ 43
Bảng 3.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp .................................................... 63
Bảng 3.2 Tính khả thi của các biện pháp ............................................................ 65



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Cao đẳng

CĐKTKTTM

Cao đẳng kinh tế kỹ thuât thương mại

CT HSSV

Công tác học sinh sinh viên

ĐH

Đại học

GĐ&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GTVL

Giới thiệu việc làm

QL

Quản lý



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII ban hành nghị quyết
số 29- NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 đã xác định “Muốn tiến hành công nghiệp
hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triểnmạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn
lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững” [9]
Nhằm xây dựng một nền giáo dục trong sạch, vững mạnh, thực chất và
toàn diện, để đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần vào sự nghiệp
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Xây dựng xã hội dân chủ, công bằng văn
minh thì giáo dục trong các trường đại học, cao đẳng là rất quan trọng vì đây là
nơi sẽ đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Do đặc trưng và xu thế phát triển của các trường cao đẳng, đại học và
những yêu cầu về tổ chức, hoạt động và quản lý các loại hình trường này cần
thiết phải thanh tra nhằm giữ vững kỷ cương, tăng cường kỷ luật trong nhà
trường, đưa mọi hoạt động của nhà trường vào nề nếp quy củ.
Thanh tra giáo dục đối với các trường đại học, cao đẳng để giúp các
trường phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm , giúp nhà
trường hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, hoàn thiện dần cơ chế tổ chức quản lý.
Nhằm làm cho các trường đại học, cao đẳng phát triển đúng hướng, tăng cường
tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đồng thời nâng cao tính năng động, sáng tạo
của các trường đại học, cao đẳng hiện nay.
Ý thức được tầm quan trọng của công tác thanh tra trong nhà trường Ban
giám hiệu mà đứng đầu là Hiệu trưởng đã ra quyết định thành lập Phòng thanh
tra. Năm 2013 Phòng Thanh tra- khảo thí chính thức được thành lập ở Trường
Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thương mại, Phòng thanh tra - khảo thí đã đạt được
những thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng
giáo dục- đào tạo của trường, giúp nhà trường giữ vững kỉ cương, hoạt động nề
nếp, qui củ hơn. Tuy nhiên hoạt động thanhtra của trường còn tồn tại một số bất


1


cập và chưa đạt được kết quả như mong muốn. Nguyên nhân cơ bản là chưa
thực hiện tốt hoạt động thanh tra giáo dục. Từ thực tế, góp phần vào việc nâng
cao hiệu quả hoạt động thanh tra giáo dục của nhà trường, tôi chọn đề tài:
“Quản lý hoạt động thanh tra giáo dục ở Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật
Thương mại”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nhận thức tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển
toàn diện của mỗi quốc gia Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều đường lối,
chính sách phát triển giáo dục, xem đây là mũi nhọn quan trọng quyết định sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ X “ Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan
trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều kiện để phát huy
nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững” [10].
Theo tác giả Vũ Phạm Quyết Thắng trong cuốn lịch sử và truyền thống
ngành thanh tra Việt Nam ( 2005) khái niệm thanh tra đã xuất hiện từ rất sớm, các
triều đại Lý, Trần, Lê có cơ quan gọi là Ngự Sử Đài giúp nhà vua xem xét các việc
quan trọng của triều đình [28,tr 10]. Dưới thời Pháp thuộc hệ thống thanh tra giáo
dục (TTGD) đã được hình thành từ Trung ương đến địa phương. Thời kỳ này thanh
tra giáo dục có quyền hạn rất lớn và theo mô hình thanh tra giáo dục của Pháp.
Ngay sau khi Cách mạng tháng 8/1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký
sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban thanh tra đặc biệt ngày 23/11 hàng năm đã trở
thành ngày truyền thống của Thanh tra Việt Nam[28, tr12].
Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến hoạt động thanh tra giáo dục, đặc biệt
là thanh tra giáo dục trong các trường đại học, cao đẳng vì đây là nơi sẽ đào tạo
ra nguồn nhân lực để đưa đất nước hội nhập với quốc tế, phục vụ công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ngày 18/12/2012 Bộ giáo dục và đào tạo ra thông tư số 51/2012/TT-

2


BGDĐT, ban hành qui định về tổ chức và hoạt động thanh tra trong cơ sở giáo
dục đại học, trung học chuyên nghiệp. Theo thông tư hướng dẫn này các trường
đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) xây dựng bộ máy thanh tra để thực hiện nhiệm vụ
thanh tra giáo dục- đào tạo của trường mình.
Các nhà khoa học giáo dục cũng rất quan tâm đến công tác thanh tra giáo
dục, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động thanh tra giáo dục, có thể kể
tới một số công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động thanh tra giáo dục sau.
Thanh tra giáo dục đại học của tác giả Lưu Xuân Mới. [14]
Phạm Ngọc Trúc: Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra
giáo dục (Mã số B 2001-52-18, Bộ GD&ĐT) [21]
Kiểm tra và thanh tra giáo dục của tác giả Nguyễn Xuân Thanh [20]
Những công trình nghiên cứu trên mới chỉ nêu một cách khái quát, phần
lớn đi sâu vào hoạt động thanh tra nhà nước về giáo dục. Trên cơ sở nhận thức
về tầm quan trọng của hoạt động thanh tra giáo dục, xuất phát từ thực tiễn ở
trường Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Thương mại (KTKTTM) tôi đã chọn đề tài
này nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng công tác quản lý hoạt động
thanh tra giáo dục để có cơ sở đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác
quản lý hoạt động thanh tra giáo dục, từ đó góp phần vào việc nâng cao chất
lượng giáo dục - đào tạo của nhà trường.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát đánh gía thực trạng về quản lý
hoạt động thanh tra giáo dục ở trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thương
mại.Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động thanh tra giáo dục nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động thanh tra giáo dục ở trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật

Thương mại. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà
trường.
3.2. Nhiệm vụ nhiên cứu

3


- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thanh tra giáo dục ở
trường Cao đẳng;
- Thực trạng quản lý hoạt động thanh tra giáo dục ở trường Cao đẳng
Kinh tế Kĩ thuật Thương mại; tổng hợp và phân tích công tác quản lý hoạt động
thanh tra của nhà trường, qua đó thấy được điểm mạnh và những tồn tại;
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động thanh tra giáo dụcở trường
Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Thương mại.
- Một số kiến nghị với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công
thương, và trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thương mại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động thanh tra giáo dụcở trường Cao đẳng Kinh tế
Kỹ thuật Thương mại.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tập trungnghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động thanh tra giáo dục
- đào tạoở trường Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Thương mại.
Thời gian: Trong giai đoạn 2014- 2016
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
+ Nghiên cứu các tài liệu về quản lý hoạt động thanh tra giáo dục, các
Văn kiện Đại hội của Đảng. Nhà nước các văn bản pháp quy về quản lý hoạt
động thanh tra giáo dục; các tài liệu, bài báo khoa học liên quan v/v…
+ Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động thanh tra giáo

dục - đào tạo ở Trường Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Thương mại.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp quan sát
+ phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp
- Phương pháp xử lý thông tin số liệu thu thập được.

4


+ Thống kê toán học
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn xác định khung lý thuyết nghiên cứu quản lý hoạt động thanh tra
giáo dục ở trường cao đẳng. Làm sáng tỏ một số khái niệm công cụ như: quản lý
giáo dục; thanh tra giáo dục; hoạt động thanh tra giáo dục; quản lý hoạt động
thanh tra giáo dục ở trường đại học, cao đẳng. Kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận
của luận văn góp phần bổ sung một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động thanh
tra giáo dục ở các trường cao đẳng, đại học trong khoa học quản lý giáo dục.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đã phân tích thực trạng quản lý hoạt động thanh tra giáo dục ở
trường Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Thương mại.
chỉ ra được những mặt mạnh và những mặt còn hạn chế. Kết qủa nghiên
cứu chủ thể quản lý đã thực hiện tốt quản lý hoạt động thanh tra giáo dục ở
trường Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Thương mại.
Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo
cho trường và các trường cao đẳng khác có điều kiện tương tự.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và kiến nghị, nội dung chính của luận văn
được trình bày thành 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thanh tra giáo dụcở trường

Đại học, Cao đẳng.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động thanh tra giáo dục ở Trường Cao
đẳng Kinh tếKỹ thuật Thương mại.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động thanh tra giáo dục ở trường Cao
đẳng Kinh tếKỹ thuật Thương mại.

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁO DỤC
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG
1.1. Lý luận về quản lý
1.1.1 Khái niệm quản lý
Theo C.Mác “ Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung
nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều đều cần đến một sự chỉ đạo
để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát
sinh...Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc
thì cần phải có nhạc trưởng ”[4, tr113].
Theo các cách tiếp cận khác nhau
Theo góc độ tổ chức thì quản lý là: cai quản, chỉ huy, lãnh đạo, chỉ đạo,
kiểm tra. Theo góc độ điều khiển thì quản lý là lái, là điều khiển, điều chỉnh;
theo tiếp cận hệ thống thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách
thể quản lý.
Tác giả Trần Kiểm trong cuốn giáo trình quản lý giáo dục và trường học(
1997) cho rằng “ Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho
mục tiêu từng cá nhân biến thành thành tựu của xã hội”[ 13, tr 68].
Tác giả Trần Quốc Thành định nghĩa về khái niệm quản lý “ Quản lý là
những hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và có kiểm soát quá trình tiến
tới mục tiêu”[ 27, tr 45].

w. Taylor (1856-1951): “ Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái
gì cần làm, làm như thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất” [ 26, tr 22].
Quản lý gồm hai thành phần: chủ thể quản lý và khách thể quản lý có
quan hệ qua lại tương tác với nhau.
1.1.2 Chức năng của quản lý
Là biểu hiện cụ thể của hoạt động quản lý, thông qua đó chủ thể quản lý

6


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×