Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.49 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................. 3
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài.............................................................. 3
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4

PHẦN II: NỘI DUNG................................................................................................... 4
Chương I: Cơ sở khoa học việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ....................... 4
1.

Khái niệm và vai trò của đất đai trong xã hội ........................................................... 4
1.1

Khái niệm của đất đai ....................................................................................... 4

1.2

Vai trò của đất đai ............................................................................................ 4

2.

Vai trò quản lý đất đai của nhà nước ........................................................................ 5

3.

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ................................................................. 5

4.


5.

3.1

Khái niệm ........................................................................................................ 6

3.2

Cơ sở và quy định pháp lý của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất .................................................................................................................... 6
3.2.1

Cơ sở xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ........................... 6

3.2.2

Những quy định pháp lý của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất ..................................................................................................... 6

Những yếu tố ảnh hưởng đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .................... 7
4.1

Yếu tố khách quan ........................................................................................... 7

4.2

Yếu tố chủ quan ............................................................................................... 7

Tổng quan về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam và thị xã Hương
Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế ......................................................................................... 7

5.1

Tổng quan về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam ................. 7

5.2

Tổng quan về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại tỉnh Thừa Thiên
Huế .................................................................................................................. 8

Chương II: Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thị
xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế ............................................................................... 8
1


1.

Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên
Huế ........................................................................................................................... 8
1.1

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................ 8

1.2

Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................. 8

2.

Thực trạng công tác giao đất và sử dụng đất trên địa bàn thị xã Hương Trà ............. 9


3.

Hiện trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị xã Hương Trà ................ 9

4.

3.1

Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .......................................... 9

3.2

Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị xã Hương
Trà .................................................................................................................... 11
3.2.1

Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở ........................11

3.2.2

Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm
nghiệp và nuôi trồng thủy sản ...........................................................11

Những vấn đề đặt ra của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị xã
Hương Trà ................................................................................................................11

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên
địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế .............................................................12
1.


Hoàn chỉnh bộ máy quản lý của từng địa phương và nâng cao trình độ của cán bộ
chuyên môn ..............................................................................................................12

2.

Tăng nguồn lực tài chính cho hoạt động quản lý đất đai ..........................................12

3.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai ...............................12

4.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất ............................................................................................................................. 12

5.

Thực hiện đăng ký cho các trường hợp đang sử dụng đất mà chưa đăng ký .............13

6.

Hoàn thiện hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ................................13

PHẦN III: KẾT LUẬN .................................................................................................13

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

2



1.

Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô giá của mỗi quốc gia, đó không chỉ đơn thuần là nơi sinh
sống, sản xuất của con người mà nó còn là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu văn
hóa, trao đổi thông tin, làm phong phú cuộc sống của con người, tạo nên nét văn hóa
riêng của từng quốc gia, từng dân tộc.
Tuy nhiên, quỹ đất có hạn nó không thể sinh ra thêm do đó cần phải quản lý tốt
quỹ đất hiện có. Vấn đề quản lý việc sử dụng đất đai ngày càng trở nên quan trọng
trong bối cảnh bùng nổ dân số, công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tài nguyên ngày càng
cạn kiệt như ngày nay. Vì vậy công tác quản lý đất đai, cụ thể là công tác cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ngày càng được chính phủ chú trọng quan tâm để
quản lý chặt chẽ hơn.
Hương Trà là một thị xã của tỉnh Thừa Thiên Huế, một vùng đất rất đặc biệt cả về
địa thế lẫn vị trí chiến lược. Toàn bộ vùng đất nằm giữa hai con sông lớn là sông Bồ
án ngữ phía Bắc và sông Hương án ngữ phía Nam. Phía Tây là vùng bán sơn địa rất
thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi và trồng trọt. Tính từ trung tâm Tứ Hạ
về phía Đông và Đông Nam là vùng đồng bằng màu mỡ, là cái nôi nông nghiệp lâu
đời của Tỉnh. Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa đã và đang diễn ra vô cùng
mạnh mẽ. Cho nên tình hình sử dụng đất rất phức tạp và có nhiều bất cập mà công tác
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn nhiều trì trệ, thủ tục hành chính
rườm rà và sự thống nhất quản lý chưa cao. Việc nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất là hết sức cần thiết.

2.

Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang là một vấn đề nóng, gây nhiều tranh
cãi hiện nay. Đã có nhiều ý kiến, biện pháp được đưa ra để việc cấp giấy trở nên đơn

giản, hợp lý và hiệu quả góp phần tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc của người
dân cũng như ngân sách nhà nước.

3.

Mục tiêu nghiên cứu

-

Nêu ra thực trạng của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị xã
Hương Trà.

-

Trên cơ sở những thực trạng đó, đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-

Đối tượng nghiên cứu: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

-

Phạm vi nghiên cứu: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn
thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.


5.

Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề đã vận dụng các văn bản nghị định, luật của Nhà nước về đất đai.
Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp sau:
3


-

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập tài liệu về tình hình cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất tại thị xã Hương Trà

-

Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ tài liệu thu thập được phân tích các vấn đề cần
giải quyết

PHẦN II: NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở khoa học việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1.

Khái niệm và vai trò của đất đai trong xã hội

1.1 Khái niệm về đất đai

Đất đai có nhiều định nghĩa:
-

Đối với các nhà địa lí: đất đai là cảnh quan, là sản phẩm của quá trình địa chất, địa

mạo.

-

Đối với các nhà kinh tế: đất đai là nguồn tài nguyên cần được khai thác hoặc cần
được bảo vệ để đạt được những phát triển kinh tế tối ưu.

-

Đối với các nhà luật gia: đất đai là một khoảng không gian trải dài vô tận từ trung
tâm trái đất tới vô cực trên trời và liên quan đến nó là một loạt các quyền lợi khác
nhau quyết định những gì có thể thực hiện đối với đất.

-

Hiểu theo nghĩa đơn giản, đất đai là khoảng không gian cho các hoạt động của con
người được thể hiện ở nhiều dạng sử dụng đất khác nhau.

1.2 Vai trò của đất đai
-

Đất đai là nơi sinh vật gồm con người, động – thực vật tồn tại và phát triển.

-

Đối với ngành công nghiệp: Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất
của xã hội, chẳng hạn:
+
Trong ngành công nghiệp chế tạo, chế biến: đất đai đóng vai trò là cơ sở
không gian, là nền tảng, vị trí để thực hiện quá trình sản xuất.

+
Trong ngành công nghiệp khai khoáng, ngoài vai trò cơ sở không gian, đất
đai còn là kho tàng cung cấp các nguyên liệu khoáng sản quý giá cho con người. Quá
trình sản xuất và chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng đất. Việt Nam là
quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú với gần 5000 mỏ và
điểm quặng của khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau. Nguồn tài nguyên đất đai và
tài nguyên khoáng sản có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.

4


-

Đối với ngành nông nghiệp: Đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là tư liệu sản
xuất chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp mà không gì có thể thay thế. Đất đai vừa là
đối tượng của lao động, vừa là tư liệu lao động.
+
Đất đai là đối tượng của lao động: Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp,
con người với kinh nghiệm, khả năng canh tác khác nhau, tác động vào đất đai, làm
thay đổi chất lượng đất đai nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi phù hợp với từng
mục đích sử dụng.
+
Đất đai là tư liệu lao động: Đất đai là một tư liệu lao động không thể thiếu
được, là điều kiện sống của cây trồng, vật nuôi cung cấp các chất dinh dưỡng để cây
cối và vật nuôi sinh trưởng và phát triển.

-

2.

-

Đối với ngành dịch vụ: Đất đai là nguồn của cải, là tài sản cố định hoặc đầu tư cố
định.
Vai trò quản lý đất đai của nhà nước
Nhà nước cần nắm chắc tình hình đất đai, tức là nắm chắc số lượng, chất lượng đất
đai chính xác, tình hình hiện trạng của việc quản lí đất đai.
+
Về số lượng: Nhà nước nắm tổng diện tích đất đai trong toàn quốc, trong
từng vùng kinh tế, từng địa phương; nắm diện tích của mỗi loại đất, diện tích từng
chủ sử dụng và sự phân bố.
+
Về chất lượng: Nhà nước nắm về đặc điểm lí - hóa của từng loại đất, độ phì
của đất, kết cấu đất,…đặc biệt là đất nông nghiệp.
+
Về hiện trạng sử dụng đất: Nhà nước nắm thực tế việc quản lí và sử dụng đất
có hợp lí, có hiệu quả, có theo đúng quy hoạch, kế hoạch không.

-

Thực hiện lại việc phân phối đất đai theo quy hoạch và kế hoạch thống nhất chung
của nhà nước, giao đất cho các cá nhân, tổ chức sử dụng. Nhà nước với vai trò quản lí
đất đai, thực hiện việc phân phối đất đai theo quá trình phát triển của xã hội.

-

Thường xuyên thanh tra, kiểm tra chế độ quản lí và sử dụng đất đai. Hoạt động phân
phối và sử dụng đất do các cơ quan nhà nước và do người sử dụng cụ thể thực hiện.

-


Thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ việc sử dụng đất. Hoạt động này được
thực hiện thông qua các chính sách tài chính về đất đai như thu tiền sử dụng đất, thu
thuế,… nhằm điều tiết các nguồn lợi hoặc phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do
đầu tư của người sử dụng đất mang lại.

3.

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

3.1 Khái niệm

5


-

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lí xác nhận quyền sử dụng đất
hợp pháp của người sử dụng đất để họ yên tâm đầu tư, cải tạo nâng cao hiệu quả sử
dụng đất và thực hiện các quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật.

-

Giấy chứng nhận là cơ sở pháp lí để nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sử dụng
đất của chủ sử dụng, nó là căn cứ để xây dựng các quy định về đăng kí, theo dõi các
biến động đất đai, kiểm soát giao dịch dân sự về đất đai.

3.2 Cơ sở và quy định pháp lý của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
3.2.1 Cơ sở xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
-


Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của nhà nước

-

Các văn bản pháp luật về đất đai

-

Thực trạng tình hình sử dụng đất

-

Các bản đồ tài liệu

3.2.2 Những quy định pháp lý của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
-

Đối tượng được cấp giấy chứng nhận: Theo quy định tại các Điều 49, 50 và 51 của
Luật Đất đai, đối tượng được cấp giấy chứng nhận bao gồm hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư, tổ chức và cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất dược Nhà nước giao
đất, cho thuê đất hoặc được công nhận quyền sử dụng đất.

-

Trình tự cấp giấy chứng nhận: Việc thực hiện trình tự thủ tục trong cấp giấy chứng
nhận được thực hiện theo quy định tại các Điều 122 và 123 của Luật Đất đai và được
hướng dẫn tại Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính
phủ về thi hành luật Đất đai, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm
2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận, thu hồi đất, thực

hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. Theo đó, người sử dụng đất chỉ phải
đến một nơi để nộp hồ sơ, thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận kết quả.

-

Căn cứ xét cấp giấy chứng nhận: Sau khi người sử dụng đất nộp hồ sơ xin cấp giấy
chứng nhận, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét từng trường
hợp cụ thể để cấp giấy chứng nhận. Căn cứ để xét cấp giấy chứng nhận được quy
định tại Điều 49 luật Đất đai.

-

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận: Luật Đất đai quy định cấp nào có thẩm quyền giao
đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất thì cấp đó có thẩm quyền
cấp giấy chứng nhận. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại
Điều 52 của Luật Đất đai và Điều 56 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP.

4.

Những yếu tố ảnh hưởng đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
6


4.1 Yếu tố khách quan

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đòi hỏi thông tin phải chính xác
dẫn đến công tác thu thập số liệu, khảo sát thực tế phải mất rất nhiều thời gian, nó
phụ thuộc địa hình cụ thể ở từng địa phương, số lượng cán bộ địa chính cũng như
kinh phí cho công tác cấp giấy.

4.2 Yếu tố chủ quan
-

Trình độ chuyên môn, quản lí của phần lớn cán bộ địa chính cấp xã còn rất yếu, chủ
yếu công tác dựa vào kinh nghiệm. Một số địa phương không thực hiện đầy đủ trình
tự cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hầu hết đều chưa lập hồ sơ địa chính và
sổ mục kê đất.

-

Công tác cấp giấy chứng nhận được thực hiện trong thời gian dài, các bộ địa chính xã
thay đổi nhiều nên một số thông tin, hồ sơ sổ sách không được duy trì liên tục, độ tin
cậy thấp.

-

Giấy chứng nhận và hồ sơ địa chính một số nơi chưa đồng bộ về chủng loại biểu
mẫu, chất lượng thông tin, các thông tin biến động không được cập nhật thường
xuyên,…

-

Nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, các giấy tờ của chủ sử dụng đất
thiếu, bị mất hoặc không trùng khớp với hiện trạng sử dụng đất nên việc hoàn chỉnh
hồ sơ chính còn nhiều khó khăn. Nhiều nơi đã cấp xong giấy chứng nhận nhưng
người dân vẫn chưa đến nhận gây ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.

5.


Tổng quan về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam và thị xã
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

5.1 Tổng quan về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam
-

Trước khi có Luật Đất đai 2003:

Việc cấp giấy chứng nhận được thực hiện từ năm 1990 theo quy định tại Luật Đất
đai năm 1988. Trong những năm trước Luật Đất đai năm 1993, kết quả cấp giấy
chứng nhận đạt được chưa đáng kể, phần lớn các địa phương thực hiện cấp giấy
chứng nhận tạm thời cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp. Sau khi có
Luật Đất đai năm 1993, việc cấp giấy chứng nhận được coi trọng và triển khai mạnh
song do còn nhiều khó khăn về điều kiện thực hiện (chủ yếu là thiếu kinh phí, lực
lượng và trình độ chuyên môn) và các vướng mắc trong quy định nên tiến độ cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm.
-

Sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực:

Từ khi có Luật đất đai năm 2003 cùng với việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý
tài nguyên – môi trường trong cả nước đã có tổ chức các Văn phòng Đăng ký Quyền
sử dụng đất, trung tâm phát triển quỹ đất nên các nguồn thu từ đất tăng lên rõ rệt giúp
7


các địa phương tháo gỡ những khó khăn và phát hiện những điều chưa hoàn thiện
trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
5.2 Tổng quan về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại tỉnh Thừa Thiên Huế


Tính đến giữa năm 2015, tổng số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài
sản khác gắn liền với đất trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế được cấp là 607.648 giấy
chứng nhận với diện tích 336.208,0 ha, đạt tỷ lệ 97,7%. Trong số hơn 600.000 giấy
chứng nhận đã cấp có 600.121 giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân và cộng
đồng dân cư với diện tích 122.175,1 ha, đạt tỷ lệ 96,4%; tổ chức và cơ sở tôn giáo đã
cấp được 7.527 giấy chứng nhận với diện tích 214.032,5 ha, đạt tỷ lệ 98,4% (nguồn:
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế)
Chương II: Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thị
xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
1.

Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế

1.1 Đặc điểm tự nhiên

Hương Trà là một thị xã đồng bằng của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trên trục quốc
lộ 1A, là cửa ngõ phía Bắc của thành phố Huế, cùng với thị xã Hương Thủy, huyện
Phú Vang tạo thành 3 cực của tam giác vệ tinh đô thị quan trọng của Tỉnh.
Trên địa bàn thị xã có bờ biển dài 7 km, có quốc lộ 1A chạy ngang dài 12 km song
song với tuyến đường sắt Bắc Nam, có các tuyến Quốc lộ 49A dài 25km nối thành
phố Huế với huyện miền núi A Lưới, Quốc lộ 49B dài 7km nối các xã vùng biển; có
các tuyến đường Tỉnh lộ 8A, 8B, Tỉnh lộ 4, đường kinh tế quốc phòng, có 2 con sông
lớn của Tỉnh chảy qua: sông Bồ dài 25 km, sông Hương dài 20 km, có phá Tam
Giang rộng 700 ha. Toàn thị xã có 16 đơn vị hành chính, bao gồm 07 phường và 09
xã. Với diện tích tự nhiên là 51.853,4 ha và 118.354 nhân khẩu. Trung tâm hành
chính - kinh tế - văn hóa của Thị xã là phường Tứ Hạ, cách thành phố Huế 15 km về
phía Bắc.
1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội


Trên lĩnh vực kinh tế, Đảng bộ thị xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực
hiện có hiệu quả các chương trình kinh tế trọng điểm thúc đẩy kinh tế phát triển, từng
bước tạo lập được các yếu tố bảo đảm phát triển nhanh và bền vững. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm (2006-2010) đạt 17,7% năm, thu nhập bình
quân đầu người đạt 1.170 USD/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá với tỷ trọng các ngành: Dịch vụ - Công nghiệp – Nông
nghiệp trong GDP năm 2010 là 41,2% - 35,1% - 23,7%.
8


Đi đôi với phát triển kinh tế, Đảng bộ Hương Trà đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo
triển khai thực hiện các chương trình văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh. Trọng
tâm là các Chương trình phát triển Khoa học công nghệ và đào tạo nhân lực trên địa
bàn, Chương trình phát triển y tế, Chương trình xoá đói giảm nghèo… Nhờ vậy, lĩnh
vực văn hoá - xã hội tiếp tục có những chuyển biến rõ nét, mạng lưới trường, lớp phát
triển cả về số lượng và chất lượng, tiếp tục giữ vững phổ cập giáo dục Tiểu học đúng
độ tuổi và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở; hơn 90% gia đình đạt chuẩn gia đình
văn hóa; 16/16 xã, phường đăng ký xây dựng đơn vị văn hóa, 100% trạm y tế xã,
phường được đầu tư xây dựng tầng hóa và có Bác sỹ; 15/16 đơn vị đạt chuẩn quốc
gia về y tế xã, phường; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng từ 25 % năm 2005
giảm xuống còn 16% năm 2010. Giải quyết việc làm cho trên 5.000 lao động; hoàn
thành công tác xoá nhà tạm cho hộ nghèo, công tác tái định cư đồng bào thủy điện.
Đời sống nhân dân, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn được cải thiện
đáng kể, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội
trên địa bàn thị xã được giữ vững, ổn định.
2.

Thực trạng công tác giao đất và sử dụng đất trên địa bàn thị xã Hương Trà
Giao đất là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước
về đất đai, nó làm tăng hiệu quả sử dụng đất đai, phát triển sản xuất, cải thiện đời

sống của nhân dân. Mặt khác, giao đất là một công tác đòi hỏi sự tính toán chặt chẽ
quỹ đất, đánh giá đúng đắn tiềm năng của từng vùng, từng loại đất để từ đó có kế
hoạch cụ thể, quy hoạch giao đất hợp lý đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công
tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt hiệu quả cao.
Đánh giá được tầm quan trọng của công tác giao đất và sử dụng đất các cấp, các
ngành có liên quan của thị xã Hương Trà đã chỉ đạo và theo dõi sát sao nên công tác
đã đạt được một số thành tựu đáng kể nhưng bên cạnh đó vẫn còn nững tồn tại, khó
khăn. Hiệu quả của công tác đối với đất nông nghiệp: Việc giao quyền sử dụng đất ổn
định lâu dài và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân đã tạo ra
động lực mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Giao quyền sử dụng đất nông nghiệp
đã tạo nền tảng cơ bản cho kinh tế hộ gia đình phát triển, phát huy hết năng lực về
vốn và lao động trong nhân dân. Tuy vậy vẫn còn một số tồn tại đó là đất giao cho
các hộ còn phân tán nhiều thửa, nhiều mảnh trên một hộ. Tình trạng này không thuận
lợi cho các hộ tự chủ sản xuất.
Hiện nay, kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của thị xã Hương Trà đã được phê duyệt
hy vọng những khó khăn trong vấn đề sử dụng đất trên địa bàn sớm được giải quyết.

3.

Hiện trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị xã Hương Trà

3.1 Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Bước 1: Người sử dụng đất chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định và nộp hồ sơ tại
Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất
(sau đây viết gọn là UBND cấp xã) trong trường hợp có nhu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban
nhân dân cấp xã.
9



Bước 2: Cán bộ, công chức tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả kiểm tra
tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ.
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì tiếp nhận, viết Phiếu biên nhận cho người nộp hồ sơ và
chuyển hồ sơ đến bộ phận, người có thẩm quyền giải quyết.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ so với quy định thì hướng dẫn bổ sung, hoàn
thiện.
Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03
ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ
bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
- Thông báo cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện trích đo địa
chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất
nộp (nếu có) đối với nơi chưa có bản đồ địa chính.
- Kiểm tra hồ sơ; xác nhận hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng tài sản gắn liền với đất
so với nội dung kê khai đăng ký; xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình
trạng tranh chấp đất, sự phù hợp với quy hoạch đối với trường hợp không có giấy tờ hợp
lệ về quyền sử dụng đất; xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản đối với
trường hợp không có giấy tờ về quyền sở hữu tài sản theo quy định; xác nhận thời
điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng, sự
phù hợp với quy hoạch được duyệt đối với nhà ở, công trình xây dựng; xác nhận sơ
đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp
nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ.
- Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh
chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu
dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết
các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất.
- Tiếp nhận Giấy chứng nhận do Văn phòng Đăng ký quyển sử dụng đất chuyển
tới.
Bước 4: Người sử dụng đất xuất trình giấy biên nhận, nộp phí, lệ phí, nhận kết

quả tại nơi đã nộp hồ sơ.
- Người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận nộp lại bản chính giấy tờ theo
quy định trước khi nhận Giấy chứng nhận.

10


* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả Buổi sáng từ 7h00 – 11h00 và buổi
chiều từ 13h00 – 17h00 từ thứ hai đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ, lễ, tết theo quy
định của pháp luật).
3.2 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị xã Hương Trà
3.2.1 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở

Nhìn chung tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại các xã,
phường khá hiệu quả. Nhưng kết quả cấp giấy chứng nhận ở các xã đồng bằng có
hiệu quả hơn so với các xã ở miền núi. Do các xã miền núi có tính chất địa hình phức
tạp, số hộ sử dụng đất ít và thưa. Ngoài ra, do quá trình thực hiện công tác còn nhiều
lúng túng, chưa giải quyết được những khó khăn vướng mắc trong quá trình đăng ký,
kê khai, lập hồ sơ cấp giấy nên việc cấp giấy chứng nhận gặp nhiều khó khăn.
Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp và
nuôi trồng thủy sản

3.2.2

Đa số diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản đã được cấp
giấy chứng nhận nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số diện tích chưa được cấp giấy.
Tình trạng đất chưa được cấp giấy ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý đất đai cũng
như việc quản lý và phát triển nông – lâm – ngư nghiệp trên địa bàn thị xã.
4.


Những vấn đề đặt ra của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị xã
Hương Trà

-

Chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do một số địa phương chưa coi trọng
việc cải cách thủ tục hành chính trong khi nhiều thủ tục còn rườm rà, thời gian giải
quyết lâu.

-

Tinh thần trách nhiệm và năng lực nghiệp vụ chuyên môn của một bộ phận cán bộ
làm công tác cấp giấy chứng nhận chưa đồng đều, thiếu tích cực. Đôi khi xảy ra tình
trạng một số cán bộ cố tình gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức và người dân khi
có nhu cầu làm thủ tục hành chính về đất đai.

-

Số hồ sơ tồn đọng quá hạn và giải quyết quá hạn chiếm tỉ lệ cao. Một số trường hợp
thiếu kiểm tra, thực hiện không đúng quy định, trình tự dẫn đến cấp giấy chứng nhận
không đúng quy định.

-

Một bộ phận người dân chưa thực sự hiểu biết pháp luật về đất đai, vẫn còn nhiều
trường hợp đang sử dụng đất mà chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

-

Qũy đất biến động phức tạp gây khó khăn cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất.

11


Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên
địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
1.

Hoàn chỉnh bộ máy quản lý của từng địa phương và nâng cao trình độ của cán
bộ chuyên môn

-

Đề nghị UBND các xã, phường chủ động tổ chức và cử cán bộ đi học để đào tạo lực
lượng cán bộ, đặc biệt là cán bộ địa chính, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn,
đáp ứng ngày càng tốt hơn trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

-

Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường có kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo và mở
các lớp tập huấn về công tác quản lý Nhà nước về đất đai, tập huấn về lưu trữ và sử
dụng phần mềm trong công tác quản lý hồ sơ địa chính dạng số cho cán bộ địa chính
cấp thị xã cũng như cấp xã, phường.

-

Rà soát sửa đổi quy định, hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của
Văn phòng đăng ký để kiện toàn tổ chức, hoạt động của tổ chức này theo hướng cơ
quan dịch vụ công, thực hiện các thủ tục hành chính về đăng ký đất đai và tài sản gắn

liền với đất.

2.

Tăng nguồn lực tài chính cho hoạt động quản lý đất đai
Nguồn lực tài chính là yếu tố quan trọng quyết định sự hiệu quả của việc quản lý
đất đai. Phương pháp là đa dạng hóa các nguồn lực tài chính cho hoạt động quản lý
đất đai, cụ thể là công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
UBND thị xã nên tăng cường nguồn kinh phí cho phòng Tài nguyên và Môi
trường và các xã, phường để hợp đồng thêm cán bộ giúp việc cho ngành Tài nguyên
Môi trường thực hiện tốt hơn công tác quản lý về đất đai và cấp giấy chứng nhận.
Đồng thời, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc liên quan đến
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

3.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai dưới nhiều hình thức
như thông qua các mạng xã hội, báo chí, truyền hình, giao lưu trực tuyến… để người
dân nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp
giấy chứng nhận đối với thửa đất đang sử dụng, hiểu biết và chấp hành pháp luật, tạo
điều kiện cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của
pháp luật.

4.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất

-


Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra quản lý sử dụng đất tại cơ sở để
việc cấp giấy chứng nhận theo đúng pháp luật và đạt hiệu quả cao, đúng mục đích.

-

Duy trì đều đặn công tác họp trực báo hàng tháng, quý, để kịp thời báo cáo tiến độ
cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
12


5.

Thực hiện đăng ký cho các trường hợp đang sử dụng đất mà chưa đăng ký
Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện, chỉ đạo Phòng Tài nguyên và
Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và tập trung cao thực hiện việc
lập hồ sơ, xét duyệt, xử lý dứt điểm đối với các trường hợp chưa được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn. Đây là nhiệm vụ khó khăn và phức tạp,
đòi hỏi cấp địa phương phải được tăng cường về bộ máy, nhân lực, tài chính.

6.

Hoàn thiện hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Có biện pháp giải quyết nhanh gọn cho các trường hợp đủ giấy tờ gốc hợp lệ như
rút ngắn thời gian xét duyệt, giảm bớt các thủ tục xét duyệt, đơn giản hóa các bước
kê khai đăng ký. Mẫu hồ sơ phải đảm bảo các tiêu chuẩn: dễ hiểu, dễ sử dụng, dễ kê
khai, rõ ràng, đầy đủ tính pháp lý và các tiêu chí của mảnh đất.

PHẦN III: KẾT LUẬN

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã Hương Trà
đang được triển khai một cách có hiệu quả và từng bước được hoàn thiện trên địa bàn
các xã, phường. Tiến độ cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân cũng như
các tổ chức, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng cộng đồng dân cư sử dụng đất đã được đẩy
nhanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

13


1. Thị xã Hương Trà – Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế.
2. Cổng thông tin điện tử Uỷ ban nhân dân thị xã Hương Trà.
3. Cổng thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 71, năm 2012 “Đánh giá tình hình cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất sau luật đất đai từ 2004 đến 2010 tại huyện Hương
Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
5. Cổng thông tin điện tử Tổng cục quản lý đất đai.
6. Chuyên đề “Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại thĩ xã Hương Trà, tỉnh

Thừa Thiên Huế”.

7. Chuyên đề “Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Nghĩa Thuận - Thị xã Thái Hòa tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2013”.

14




×