VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
SÙNG MÍ LỬ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN MÈO VẠC - TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ANH VŨ
HÀ NỘI, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ bất cứ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Sùng Mí Lử
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ
lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã
hội (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Khoa Kinh tế học của Học viện
cùng các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá
trình học tập.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn
thầy giáo, Tiến sĩ Lê Anh Vũ - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển bền
vững Vùng (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), người thầy đã trực tiếp
chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu,
hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến UBND huyện, Phòng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thống kê huyện và
các Hợp tác xã trên địa bàn huyện Mèo Vạc đã giúp đỡ tôi về thông tin, số liệu
trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp
đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi chắc chắn không thể
tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các
thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP .................................. 10
1.1. Các khái niệm ....................................................................................... 10
1.2. Hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ................................. 15
1.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp
của một số địa phương ................................................................................ 22
Chương 2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÈO VẠC........................................... 27
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Mèo Vạc .......................... 27
2.2. Thực trạng hoạt động của các Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn
huyện Mèo Vạc ........................................................................................... 31
2.3. Hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Mèo Vạc .. 39
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HUYỆN MÈO VẠC .................................. 50
3.1. Bối cảnh mới nâng cao hiệu quả của hợp tác xã nông nghiệp tại huyện
Mèo Vạc ...................................................................................................... 50
3.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp
trên địa bàn huyện Mèo Vạc ....................................................................... 52
3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã nông
nghiệp trên địa bàn huyện Mèo Vạc ........................................................... 53
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 67
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HTX
Hợp tác xã
KTTT
Kinh tế tập thể
KTHT
Kinh tế hợp tác
UBND
Ủy ban nhân dân
GD - ĐT
Giáo dục - Đào tạo
KTXH
Kinh tế xã hội
Tr.đ
Triệu đồng
ĐVT
Đơn vị tính
HĐQT
Hội đồng quản trị
TW
Trung ương
DVNN
Dịch vụ nông nghiệp
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1
Hình 2.2
Tình hình biến động số lượng HTX nông nghiệp từ
năm 2013 đến 2017
Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý HTX nông
nghiệp tính đến năm 2017
32
37
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Diện tích các loại cây trồng
29
Tình hình biến động số lượng HTX nông nghiệp từ
năm 2013 đến 2017
31
Tình hình xếp loại các HTX nông nghiệp điều tra năm
2017
35
Tình hình chuyển đổi và thành lập mới HTX nông
nghiệp tính đến năm 2017
36
Năng lực điều hành của cán bộ quản lý và trình độ xã
viên của các HTX nông nghiệp điều tra
38
Bảng tổng hợp lợi nhuận thu được (lợi nhuận so với
vốn) của các HTX trong năm 2015 và 2016
40
Bảng tổng hợp kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động
của các HTX nông nghiệp
42
Tình hình công nợ của các HTX nông nghiệp điều tra
tính đến năm 2017
46
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hình thức tổ chức sản xuất tập thể là một trong những tiêu chí quan
trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn
mới. Con đường hợp tác đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã trải qua hơn 50 năm; có những bước thăng
trầm do những điều kiện khách quan và chủ quan đem lại, song kinh tế tập thể
(KTTT), nòng cốt là hợp tác xã (HTX) trong những năm qua, đã có nhiều
đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tổ
hợp tác hoặc hợp tác xã là mô hình sản xuất giúp hỗ trợ nâng cao thu nhập
cho người dân nông thôn vừa góp phần tạo điều kiện phát huy nội lực rất hiệu
quả trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới trong cả nước. Trên thực tế, nếu
HTX phát triển đúng hướng, sẽ tạo nền tảng thúc đẩy nông thôn phát triển.
Ngoài ra, khi gắn với chương trình tái cơ cấu nông nghiệp, HTX sẽ khẳng
định được vai trò điều hành sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm thị trường đầu ra,
tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên và nông dân, ngày càng khẳng định
được vị thế trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, HTX vẫn là
mô hình giữ vai trò to lớn trong xã hội. Các HTX hoạt động hiệu quả sẽ góp
phần vào việc ổn định trật tự, an ninh chính trị, xã hội thông qua các hoạt
động kinh doanh và sinh hoạt cộng đồng. Tinh thần đoàn kết, tình làng nghĩa
xóm, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong cùng một tập thể cũng được
duy trì và phát huy. Bởi vậy, việc phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động
HTX tại mỗi địa phương trên cả nước hiện đang là một trong những việc làm
quan trọng và cấp thiết hiện nay.
Mèo Vạc là một huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang, thuộc quần thể
Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, địa đầu phía Bắc của
Tổ quốc. Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện có 38 HTX và 27 Tổ hợp tác hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp tại các thôn, bản của
1
các xã trong huyện. Nhìn chung, các HTX trên toàn huyện hoạt động sản xuất
kinh doanh tương đối ổn định, hiệu quả trong các lĩnh vực như: chăn nuôi,
trồng trọt, giao thông, thủy lợi, dịch vụ giống, vật tư, thương mại phục vụ
nông nghiệp. Bên cạnh đó, các HTX tham gia thực hiện các dự án, Chương
trình của huyện như Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chương
trình 30a, Chương trình xây dựng Nông thôn mới... Qua đó, góp phần xóa đói
giảm nghèo, đặc biệt đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành các tiêu chí
về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, các HTX chưa phát huy được vai trò và vị trí của KTTT
trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Quy mô của HTX nhỏ; có
HTX tổ chức và hoạt động chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật HTX;
nhiều HTX nông nghiệp chuyển đổi còn hình thức, chưa đảm bảo đầy đủ yêu
cầu của Luật HTX và đòi hỏi phát triển của HTX; xã viên tham gia HTX với
ý thức trông chờ vào sự giúp đỡ của tập thể và Nhà nước; nhiều HTX không
huy động được nguồn lực từ chính xã viên, tính bền vững và ổn định trong tổ
chức và hoạt động chưa cao; chưa thực hiện tốt chế độ hạch toán và báo cáo
tài chính. Các HTX hoạt động với quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh còn hạn
chế, mức đóng góp cho ngân sách hàng năm chưa cao, số nộp ngân sách Nhà
nước năm 2017 (đến thời điểm 31 tháng 7 năm 2017) chỉ đạt 1,06 tỷ đồng.
Có thể nói, những đóng góp của các HTX nông nghiệp tại huyện Mèo
Vạc vẫn còn ít, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thấp, chưa phát huy
được vai trò cũng như thế mạnh của địa phương. Nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến thực trạng đó của các HTX nông nghiệp tại địa bàn huyện Mèo Vạc là do
nhận thức về vai trò của HTX chưa đầy đủ, chưa thống nhất; ý thức trách
nhiệm còn thấp, đánh giá về kinh tế tập thể chưa toàn diện, chưa thấy hết vai
trò quan trọng của KTTT trong phát triển kinh tế, xã hội và an ninh, quốc
phòng; công tác quản lý Nhà nước về KTTT còn nhiều hạn chế, bất cập...
Trong khi đó, huyện Mèo Vạc cơ bản vẫn là huyện thuần nông, việc
phát triển các sản phẩm nông nghiệp phù hợp, sản phẩm sạch, tạo được chuỗi
2
liên kết với các vùng miền khác sẽ góp phần phát huy tiềm năng, lợi thế và
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để làm được điều này, các HTX
nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo.
Việc nghiên cứu toàn diện về các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện
Mèo Vạc để thấy rõ thực trạng, những hạn chế, yếu kém trong quá trình hoạt
động, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả
hoạt động của các HTX nông nghiệp là quan trọng và cấp bách.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao
hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện
Mèo Vạc - tỉnh Hà Giang”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiệu quả hoạt động của các HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói
riêng là vấn đề được nhiều người quan tâm, không chỉ là các nhà nghiên cứu,
các nhà quản lý mà còn cả những người trực tiếp tham gia HTX. Trong phạm
vi của luận văn, tôi giới thiệu một số công trình tiêu biểu liên quan đến hiệu
quả hoạt động của HTX nông nghiệp:
- Nguyễn Văn Bích, Phát triển và đổi mới quản lý HTX theo Luật HTX,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997. Cuốn sách đã khái quát quá trình phát
triển kinh tế hợp tác và quá trình đổi mới tổ chức quản lý hợp tác xã ở Việt
Nam trên cơ sở đó góp phần tìm hiểu những nội dung cơ bản để phát triển
cũng như phát huy hiệu quả hoạt động của HTX.
- Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã (1999), Đổi mới tổ chức và quản
lý các hợp tác xã trong nông nghiệp, nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Công trình đã nghiên cứu các quá trình phát triển hình thức tổ chức và quản lý
HTX nông nghiệp qua các giai đoạn, trong đó có đề cập đến giai đoạn thực
hiện Luật HTX 1996. Từ thực trạng phát triển các mô hình tổ chức quản lý
các HTX ở nông thôn của một số địa phương miền Bắc tiêu biểu, các tác giả
cũng đã đưa ra những phương hướng và giải pháp cụ thể để xây dựng mô hình
tổ chức và quản lý có hiệu quả các HTX.
3
- Chu Tiến Quang (2003), Kinh nghiệm hoạt động của một số hợp tác
xã sau sáu năm thực hiện Luật hợp tác xã ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2003. Công trình là kết quả nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực
tiễn quá trình thực hiện Luật HTX 1996 ở 33 HTX trong các lĩnh vực trong đó
có lĩnh vực nông nghiệp của nhóm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu kinh tế
Trung ương chủ trì. Kết quả nghiên cứu chi tiết ở các mô hình HTX đã cho
phép nhóm nghiên cứu công bố những nhận xét mang tính khách quan về
thực trạng HTX chuyển đổi theo Luật HTX 1996 trên các khía cạnh: Tuyên
truyền, phổ biến Luật và các văn bản liên quan; Thực trạng xã viên là lao
động trong quá trình HTX chuyển đổi theo Luật HTX 2012; Thực trạng vốn
góp của xã viên và vốn điều lệ HTX; Thực trạng quá trình các HTX xây dựng
điều lệ HTX phù hợp với những qui định của Luật HTX 1996; Thực trạng tổ
chức quản lý HTX theo Luật 1996; Kết quả hoạt động dịch vụ và sản xuất
kinh doanh của các mô hình HTX trong quá trình chuyển đổi theo Luật HTX
1996. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất những kinh nghiệm hoạt
động của từng HTX được điều tra, khảo sát sau sáu năm thực hiện Luật HTX
1996.
- Nguyễn Công Bình (2007), Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
của các Hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang đến 2015, Trường Đại học
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Công trình này trực tiếp nghiên cứu về các HTX
nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang, tìm hiểu thực trạng, đưa ra các tiêu chí đánh
giá hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho các HTX nông nghiệp của Tiền
Giang.
- Bùi Giang Long (2009), Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp
tác xã nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay, Trường Đại
học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên. Đây là công trình
nghiên cứu có tính khái quát cao về các HTX nông nghiệp nhưng tập trung
4
chủ yếu về khía cạnh phát triển HTX, trong đó đề cập đến việc nâng cao hiệu
quả HTX nông nghiệp.
Các công trình khoa học nói trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác
nhau về Hợp tác xã nói chung và Hợp tác xã nông nghiệp nói riêng; đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Hợp
tác xã nông nghiệp. Những quan niệm, định hướng đó đã giúp cho tác giả
luận văn có những cơ sở khoa học, lý luận cũng như thực tiễn khi triển khai
nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã nông nghiệp.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chưa nghiên cứu có hệ thống về
hiệu quả và nâng cao hiệu quả của HTX nông nghiệp. Cũng chưa có công
trình nghiên cứu nào về thực trạng và việc nâng cao hiệu quả hoạt động của
các Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Những công trình nghiên cứu trên đây đã cho những kiến thức vô cùng quý
giá để tác giả tham khảo, kế thừa trong quá trình thực hiện đề tài luận văn
“Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn
huyện Mèo Vạc - tỉnh Hà Giang”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về HTX nông nghiệp và hiệu quả hoạt
động của HTX nông nghiệp, làm rõ hiệu quả hoạt động của các HTX nông
nghiệp trên địa bàn huyện Mèo Vạc, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động của HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.
3.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động HTX
nông nghiệp; kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông
nghiệp tại một số địa phương.
- Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp trên
địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang; chỉ ra được những hạn chế, nguyên
nhân của hạn chế.
5
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các
HTX nông nghiệp phù hợp với đặc điểm, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
của huyện Mèo Vạc.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả hoạt động của các HTX
nông nghiệp tại địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng
và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của các HTX nông nghiệp,
thực chất là hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đề tài không nghiên cứu hiệu quả
xã hội và hiệu quả môi trường của HTX nông nghiệp.
- Giới hạn không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các HTX nông
nghiệp trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
- Giới hạn thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng hoạt động và
hiệu quả của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Mèo Vạc từ năm 2012
khi sửa đổi Luật HTX đến năm 2017. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp giai đoạn 2018 - 2025.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư
tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về HTX
nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng. Ngoài ra, luận văn còn chú ý sử
dụng các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học liên quan trực tiếp đến
nội dung đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu
Tính đến thời điểm hiện tại, trên toàn huyện Mèo Vạc có 38 HTX nông
nghiệp. Huyện Mèo Vạc được chia làm 03 tiểu vùng kinh tế với các đặc điểm
6
Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full