Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.21 KB, 92 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

MAI QUỐC TOẢN

QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
TẠI HUYỆN CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Đinh Quang Ty

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trong đề tài “Quản lý chi thường xuyên
ngân sách tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” là do tôi tự tìm hiểu, phân
tích, kết hợp với việc khai thác các tài liệu tham khảo và điều tra, khảo sát thực tế.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung
thực. Nội dung của luận văn có sử dụng một số thông tin, tài liệu được lựa
chọn từ các nguồn sách, báo cáo, tạp chí đã liệt kê trong Danh mục các tài
liệu tham khảo.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên đây.
Hà Nội, ngày 21 tháng 1 năm 2018
Tác giả


Mai Quốc Toản


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn Ban Lãnh đạo Học viện KHXH, Quý thầy cô trong
Khoa Kinh tế học - Học viện Khoa học xã hội đã tận tình giúp đỡ tôi trong
thời gian học tập cũng như trong quá trình nghiên cứu, tạo mọi điều kiện
thuận lợi về mặt thủ tục cho hoạt động nghiên cứu của tôi.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đinh Quang Ty – nguyên
Vụ trưởng Hội đồng Lý luận Trung ương đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Nhờ có sự hướng dẫn của Thầy, tôi
đã hoàn thành được Luận văn của mình và tích luỹ được nhiều kiến thức quý
báu.
Tôi xin cảm ơn Thủ trưởng cơ quan Dân Đảng, Huyện ủy Chương Mỹ
cùng tập thể các đồng chí ở Tổ Ngân sách huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch
huyện, Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ đã luôn động viên và tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin kính chúc Quý thầy cô, các đồng chí lãnh đạo và các bạn luôn
mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống.
Tác giả


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI
THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN ............................... 8
1.1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà
nước cấp huyện ............................................................................................................... 8
1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước và
bài học tham khảo cho huyện Chương Mỹ ................................................................... 28

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI
ĐOẠN 2012-2016 ......................................................................................................... 33
2.1. Khái quát chung về huyện Chương Mỹ ................................................................. 33
2.2. Một số "lát cắt" chính về thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà
nước tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, giai đoạn 2012-2016......................... 35
2.3. Nhận xét về các nhân tố chính ảnh hưởng trên thực tế đến chi thường xuyên
ngân sách nhà nước tại huyện Chương Mỹ ................................................................... 55
2.4. Đánh giá tổng quát về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện
Chương Mỹ....................................................................................................................57
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC
NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH TẠI HUYỆN CHƢƠNG MỸ ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN
2025............................................ ................................... .............................................. .65
3.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Chương Mỹ đến năm 2020
tầm nhìn 2025 và những vấn đề trọng tâm của công tác quản lý chi thường xuyên
ngân sách nhà nước.................................. ..................................................................... 65
3.2. Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách
nhà nước tại huyện Chương Mỹ đến năm 2020 tầm nhìn 2025. ........................................ .68
3.3. Một số kiến nghị................................................................... ................................. 77
KẾT LUẬN................................................................................. ................................ .80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 81
PHỤ LỤC ....................................................................................................................


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ


BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BVMT

Bảo vệ môi trường

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DS - KHHGĐ

Dân số - kế hoạch hóa gia đình

HĐND

Hội đồng nhân dân

KBNN

Kho bạc nhà nước

KHHGĐ


Kế hoạch hóa gia đình

KT – XH

Kinh tế - xã hội

NSĐP

Ngân sách địa phương

NSNN

Ngân sách nhà nước

NSTW

Ngân sách Trung ương

QLHC

Quản lý hành chính

UBND

Ủy ban nhân dân

VHTT - TDTT

Văn hóa thông tin - thể dục thể thao



DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
TT

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Tổng hợp chi từ ngân sách huyện Chương Mỹ, giai đoạn 2012 2016 ................................................................................................. 37
Bảng 2.2: Cơ cấu chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách huyện
Chương Mỹ, giai đoạn 2012 - 2016 ................................................ 37
Bảng 2.3: Tổng hợp chi thường xuyên và cơ cấu các khoản chi trong chi
thường xuyên ngân sách huyện Chương Mỹ………………………………..39
Bảng 2.4: Tổng hợp dự toán chi ngân sách huyện Chương Mỹ giai đoạn
2012 -2016 ...................................................................................... 43
Bảng 2.5: Kết quả điều tra về chất lượng dự toán chi thường xuyên ngân
sách huyện Chương Mỹ .................................................................. 45
Bảng 2.6: Cơ cấu phân bổ dự toán chi ngân sách Chương Mỹ, giai đoạn
2012 -2016 ...................................................................................... 47
Bảng 2.7: Kết quả điều tra về các hiện tượng xảy ra trong khâu chấp hành
dự toán chi thường xuyên ngân sách tại huyện Chương Mỹ .......... 51
Bảng 2.8: Công tác kiểm tra, thanh tra chi ngân sách nhà nước huyện
Chương Mỹ, giai đoạn 2012 - 2016 ................................................ 54

Tên hình
Hình 1.1: Sơ đồ về bộ máy quản lý ngân sách cấp huyện ở Việt Nam hiện
nay ................................................................................................... 13


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách nhà nước (NSNN) có vai trò rất quan trọng đối với phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, là nguồn lực để thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của nhà nước. Một nhà nước muốn tồn tại và phát triển, cần phải có
nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động bộ máy và thực hiện các mục tiêu,
nhiệm vụ về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước.
Do nguồn lực tài chính thường thấp hơn nhu cầu chi tiêu, nên nhà nước cần
phải sử dụng nguồn lực tài chính sao cho hiệu quả nhất.
Trong xu thế phát triển kinh tế thị trường trên thế giới hiện nay, vai trò
của NSNN lại càng quan trọng - nhất là đối với Việt Nam, trong điều kiện nền
kinh tế thị trường đang phát triển, có sự điều tiết của Nhà nước thì vai trò đó
lại càng được thể hiện rõ hơn bao giờ hết. Trong giai đoạn nước ta đang tập
trung các nguồn lực tài chính để phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
thì việc kiểm soát chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các khoản chi nói chung và
chi thường xuyên NSNN nói riêng là yêu cầu tất yếu, là mối quan tâm lớn của
Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành.
Ở Việt Nam hiện nay ngân sách huyện là một trong 03 cấp ngân sách
(tỉnh, huyện, xã) của ngân sách địa phương trong hệ thống ngân sách nhà
nước (gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương); nó ra đời, tồn tại
và phát triển cùng với hệ thống NSNN.
Ngân sách nhà nước bao gồm hai nội dung có quan hệ hữu cơ với nhau:
Thu ngân sách và chi ngân sách. Là một bộ phận quan trọng, chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng chi NSNN, chi thường xuyên phản ánh quá trình phân phối và
sử dụng nguồn NSNN để thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên về quản lý
KT - XH của Nhà nước. Cùng với quá trình phát triển KT - XH, các nhiệm vụ
thường xuyên của Nhà nước ngày càng gia tăng. Để sử dụng hiệu quả NSNN,
Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc thực thi các chính sách
chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng
công quỹ và nâng cao chất lượng quản lý chi thường xuyên NSNN. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy, công tác quản lý chi thường xuyên NSNN ở các cấp


1


hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, tình trạng sử dụng kinh phí chi thường
xuyên NSNN không đúng mục đích, không đúng chế độ gây lãng phí, thất
thoát…vẫn còn xảy ra; có nơi, có việc còn sai phạm lớn.
Trong những năm qua, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội đã đạt
được những thành tựu rõ rệt về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ
XXII đề ra được tổ chức thực hiện khá toàn diện, trong đó một số chỉ tiêu
vượt kế hoạch. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 15,07% (chỉ tiêu Nghị quyết là
13,9%), thu ngân sách trong cân đối năm 2015 ước đạt 100 tỷ đồng, tăng 2,08
lần so với năm 2010; thu nhập bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 36,2
triệu đồng, tăng 2,08 lần so với năm 2010.Tình hình chung trên địa bàn
Chương Mỹ các năm 2016, 2017 và Quí I năm 2018 tiếp tục chuyển biến tích
cực, cùng với xu hướng đó, nhu cầu đầu tư cho hoạt động chi thường xuyên
phục vụ sự nghiệp phát triển KT - XH của huyện Chương Mỹ là rất lớn.
Đặc thù của huyện Chương Mỹ áp dụng các khoản chi theo định mức
giao khoán và phân bổ theo chỉ tiêu dân số đối với các xã, thị trân. Các khoản
chi thường xuyên được UBND huyện giao dự toán năm ngân sách mới cho
các cơ quan, đơn vị vào trước 20/12 của năm ngân sách, với định mức chi của
các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND huyện được tính là 50.000.000đ/1
người/năm, đối với các xã, thị trấn giao theo chỉ tiêu dân số; các khoản chi có
chương trình mục tiêu được phân bổ theo tình hình thực tế của địa phương do
ngân sách cấp trên hỗ trợ và từ nguồn thu của UBND huyện Chương Mỹ.
Trên cơ sở đó, việc quản lý NSNN của huyện nói chung và quản lý chi
thường xuyên ngân sách trên địa bàn Chương Mỹ nói riêng trong thời gian
qua cho thấy: UBND huyện Chương Mỹ đã thực hiện quản lý chi thường

xuyên ngân sách còn thiếu chặt chẽ, kiểm soát không tốt, có mặt hạn dẫn đến
việc xây dựng dự toán ngân sách của một số đơn vị còn không sát với thực tế,
có đơn vị đẩy số liệu dự toán cao lên để rút tiền về ngân sách tiêu cho mục
khác không đúng trọng tâm gây hậu quả thất thoát ngân sách nhà nước, có
dấu hiệu tư lợi của một số cán bộ về lợi ích nhóm. Do vậy cơ chế quản lý hiện

2


nay của huyện Chương Mỹ còn có một số vướng mắc là còn một số cán bộ,
công chức còn thiếu kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhất là việc xây dựng
dự toán ngân sách của năm ngân sách.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và khắc phục được tồn tại,
việc quản lý chi tiêu ngân sách huyện trong giai đoạn đến năm 2020 phải hết
sức chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả.
Từ trước đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý chi
thường xuyên ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “Quản lý chi thường
xuyên ngân sách tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” để thực hiện
luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay ở trong nước đã có khá nhiều công trình, đề tài khoa
học nghiên cứu về quản lý NSNN nói chung và những vấn đề có liên quan.
Càng ngày các công trình, đề tài càng bóc tách từng nội dung, vấn đề trong
quản lý nhà nước về ngân sách để đi sâu nghiên cứu. Dưới đây tác giả luận
văn xin điểm qua một số công trình, đề tài ở Việt Nam nghiên cứu về quản lý
ngân sách có liên quan đến vấn đề chi thường xuyên ngân sách nhà nước:
- Đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của NSNN
qua Kho bạc Nhà nước Gia Lai”, năm 2012 của Thân Tùng Lâm - Luận văn
Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. Ở đề tài này, tác giả đã làm rõ

thêm về công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN, cơ chế quản lý chi
thường xuyên NSNN trên địa bàn cấp tỉnh (tỉnh Gia Lai). Tuy nhiên, vẫn chưa
đi vào nghiên cứu về những nội dung cụ thể của quản lý kinh phí chi thường
xuyên ngân sách cấp huyện.
- Đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN
Khánh Hòa”, năm 2012 của tác giả Đỗ Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ
Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. Với đề tài này, tác giả đã nghiên cứu
khá sâu về hoạt động chi NSNN qua KBNN Khánh Hòa. Trên cơ sở tiếp cận
công tác kiểm soát chi theo yêu cầu đổi mới quản lý tài chính công và tham
khảo kinh nghiệm về kiểm soát chi tiêu công của các nước tiên tiến, tác giả đã

3


đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN
theo hướng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong lĩnh vực
quản lý NSNN, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị sử dụng NSNN,
đồng thời phù hợp xu thế hội nhập quốc tế.
- Đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang”,
năm 2014 của tác giả Hoàng Thu Lụa - Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế
và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên. Qua đề tài này, tác giả đã làm rõ thực trạng chi
NSNN với những phân tích ưu điểm, hạn chế và từ đó đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng
cường công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Đề tài “Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại huyện Nam Từ Liêm,
thành phố Hà Nội”, năm 2015 của tác giả Trần Thị Thúy – Luận văn thạc sĩ Quản
lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Ở đề tài này, tác
giả đã làm rõ thực trạng chi thường xuyên NSNN và đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách trên địa bàn.
- Đề tài "Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, tại
huyện Hưng Nguyên”, năm 2015 của tác giả Nguyễn Trường Thi, Luận văn

thạc sĩ Kinh tế, trường Đại học Vinh. Tác giả đã nghiên cứu về quản lý chi
NSNN cấp huyện. Qua đề tài, tác giả đã làm rõ thực trạng chi NSNN và đề
xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN cấp huyện trên địa bàn
huyện Hưng Nguyên.
- Tại trang web của báo Vnuf.edu.vn (kinh tế&chinh sách) do Thạc sĩ
Đàm Thị Hệ công tác tại UBND tỉnh Đắc Nông đã có bài báo viết về giải
pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện, thị
trường hợp nghiên cứu tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh ĐaK Nông.
- Tại trang web của báo dl.ueb.edu.vn do tác giả Tạ Đức Sơn đã hệ
thống hoá chọn lọc các vấn đề cơ bản về quản lý chi ngân sách cấp huyện và
đề xuất giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cấp
huyện đối với huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
- Sách “hướng dẫn thi hành Luật thanh tra, luật phòng chống tham
phòng chống tham nhũng, chống lãng phí trong giai đoạn hiện nay”

4


Trong các công trình nghiên cứu nêu trên, chưa có công trình nào nghiên
cứu cụ thể về huyện Chương Mỹ; nhưng chúng là những tư liệu quý để có thể kế
thừa trong quá trình nghiên cứu, góp phần đạt tới mục tiêu chính của luận văn,
đó là nêu được thực trạng và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và các
nhóm giải pháp chủ yếu về quản lý chi thường ngân sách nhà nước tại huyện
Chương Mỹ đến năm 2020. Hi vọng rằng, đề tài “Quản lý chi thường xuyên
ngân sách tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” sẽ góp phần làm phong
phú thêm nội dung nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực này đồng thời có thể phục vụ
cho thực tế ở những phạm vi nhất định.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu bao trùm của luận văn là đề xuất một số giải pháp góp phần

nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về chi thường xuyên ngân sách
tại huyện Chương Mỹ và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của
huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan; từ đó hệ thống hóa
một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện ở
nước ta.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước về chi thường xuyên ngân sách tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà
Nội, giai đoạn đến năm 2020 và đặt trong tầm nhìn 2025.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề lý luận và thực tiễn, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đến
quản lý chi thường xuyên NSNN của huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Quản lý chi thường xuyên thuộc NSNN huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

5


- Về thời gian: Số liệu điều tra thực trạng về chi thường xuyên NSNN
huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội chủ yếu từ năm 2012 đến năm 2016;
các giải pháp đề xuất cho giai đoạn đến năm 2020 và đặt trong tầm nhìn 2025.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài được dựa trên phương pháp luận duy vật biện
chứng, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách có liên quan của Nhà
nước; dựa trên các lý thuyết kinh tế - tài chính cũng như kế thừa có chọn lọc

kết quả của các nghiên cứu trước đây.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng kết hợp trong luận văn chủ yếu là:
phương pháp thống kê; phương pháp so sánh; phương pháp phân tích; phương
pháp đánh giá; phương pháp thu thập số liệu, phương pháp khảo sát điều tra để
chứng minh cho đề tài.
Chương 1, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi thường
xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện. Chương này chủ yếu sử dụng các phương
pháp: thu thập và xử lý các tư liệu tham khảo, hệ thống hoá, so sánh… nhằm làm
rõ cơ sở lý luận, các quy định về quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện,
kinh nghiệm thực tiễn về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước và bài
học tham khảo cho huyện Chương Mỹ.
Chương 2, nghiên cứu thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách
nhà nước huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016.
Chương này sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: phương pháp khảo
sát điều tra, thống kê, phân tích, đánh giá, so sánh, thu thập số liệu nhằm khái
quát chung về huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội; đánh giá tổng quát chi
thường xuyên ngân sách nhà nước từ đó rút ra được ưu điểm, tồn tại, hạn chế,
nguyên nhân trong việc quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện
Chương Mỹ.
Chương 3, đưa ra phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và các nhóm
giải pháp chủ yếu về quản lý chi thường xuyên ngân sách tại huyện Chương
Mỹ đến năm 2020. Chương này sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể là
đánh giá, phân tích và trong chừng mực nhất định có kết hợp với phương

6


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×