Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt đông đấu thầu qua mạng ở việt nam ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.38 KB, 85 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG NGỌC BÍCH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG
ĐẤU THẦU QUA MẠNG Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ ĐÌNH ÁNH

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những giải pháp và kết luận
khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc
Tác giả luận văn

Hoàng Ngọc Bích



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BMT

Bên mời thầu

CĐT

Chủ đầu tư

CNTT

Công nghệ thông tin

DA

Dự án

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

ĐTQM

Đấu thầu qua mạng

HSDT

Hồ sơ dự thầu


HSMT

Hồ sơ mời thầu

KQĐT

Kết quả đấu thầu

QĐPD

Quyết định phê duyệt

TMĐT

Thương mại điện tử

UBND

Ủy ban Nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

QLNN

Quản lý nhà nước


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẤU THẦU QUA MẠNG............................... 5
1.1

Những vấn đề cơ bản về đấu thầu ...................................................................... 5

1.2.

Đấu thầu qua mạng ........................................................................................... 20

1.3.

Kinh nghiệm quốc tế về đấu thầu qua mạng .................................................... 27

1.4

Các điều kiện đảm bảo hiệu quả của hoạt động đấu thầu qua mạng................ 33

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU QUA MẠNG Ở VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2009-2017 .................................................................................... 35
2.1. Quá trình hình thành và phát triển đấu thầu qua mạng ở Việt Nam .......................... 35
2.2

Thực trạng công tác đấu thầu qua mạng ở Việt Nam giai đoạn 2009-2017 .... 37

2.3.

Đánh giá công tác đấu thầu qua mạng ở Việt Nam.......................................... 48


Chương 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU QUA MẠNG 62
3.1

Bối cảnh và những vấn đề mới đặt ra đối với đấu thầu qua mạng ................... 62

3.2

Định hướng nhằm thúc đẩy đấu thầu qua mạng............................................... 63

3.3

Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu thầu qua mạng. ............................................ 63

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 77


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Mô hình đấu thầu qua mạng .............................................................. 21
Bảng 1.2 Tỷ lệ tiết kiệm đạt được khi ứng dụng mua sắm công qua mạng ....... 26
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về đấu thầu tại Việt Nam. .......... 36
Biểu 2.2: Tổng số gói thầu thực hiện bằng hình thức đấu thầu qua mạng tại
Việt Nam ............................................................................................................. 46
Bảng 2.3: Thời gian tiết giảm được khi đấu thầu qua mạng .............................. 47
Bảng 2.4: Nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển (Báo cáo của Bộ KHĐT năm
2017) .................................................................................................................... 48
Bảng 2.5:Mức độ tiết kiệm mua sắm công từ 2013-2016 .................................. 49


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế hiện đại, đấu thầu là phương thức hiệu quả nhất để chủ
đầu tư lựa chọn những nhà thầu có khả năng hoàn thành dự án với mức giá hợp
lý nhất trong bất kỳ nền kinh tế của quốc gia nào. Đấu thầu càng quan trọng hơn
khi xem xét trong lĩnh vực mua sắm công, khi nguồn ngân quỹ không thuộc sở
hữu của một cá nhân cụ thể nào. Chỉ có đấu thầu mới có thể giúp sử dụng hiệu
quả ngân sách công. Qua quá trình quan sát thực tiễn, phương pháp đấu thầu
truyền thống ngày càng bộc lộ những hạn chế trọng yếu như chi phí thực hiện
cao, sự không minh bạch, lách luật, sự can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào kết
quả đấu thầu. Để giảm thiểu các yếu điểm trên, đấu thầu qua mạng là phương
pháp tốt nhất có thể áp dụng.
Theo kinh nghiệm từ các nước đi trước và nhận được sự trợ giúp nhiệt
tình của Chính phủ Hàn Quốc, Việt Nam đang từng bước triển khai áp dụng đấu
thầu qua mạng để nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu thầu. Hiện nay, đấu thầu
qua mạng đang trở thành xu thế tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới, áp dụng
phương thức này ở Việt Nam rõ ràng là một bước đi lớn trong công tác đấu thầu.
Triển khai đấu thầu qua mạng mang lại những lợi ích kinh tế rõ rệt. Hình
thức đấu thầu mới này góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đấu thầu, tạo
môi trường cạnh tranh, công bằng minh bạch cho các nhà thẩu, giúp tiết kiệm
thời gian, chi phí cho các bên tham gia đấu thầu. Từ báo cáo của các nước đã áp
dụng thành công như Hàn Quốc, Singapore hay Úc thì đấu thầu qua mạng có thể
giúp tiết kiệm chi phí từ 3% đến 20% ngân sách chi cho tổ chức đấu thầu, tiết
kiệm được 10% chi phí mua sắm thường xuyên. Báo cáo của các địa phương
cho thấy một phần ngân sách quốc gia, địa phương đã được tiết kiệm thông qua
công tác đấu thầu, nhất là đấu thầu rộng rãi. Một số quan điểm còn cho rằng, nếu
Việt Nam triển khai hình thức đấu thầu qua mạng hoàn toàn thì sẽ tiết kiệm
thêm cho ngân sách hàng tỷ USD. Theo ước tính, tổng giá trị gói thầu thực hiện
1


theo Luật đấu thầu hàng năm tại Việt Nam khoảng hơn 20 tỷ USD. Như vậy,

nếu triển khai thành công đấu thầu qua mạng cho tất cả các gói thầu thì có thể
tiết kiệm cho ngân sách nhà nước từ 600 triệu USD đến 4 tỷ USD mỗi năm.
Với những hiệu quả, lợi ích của đấu thầu qua mạng, việc áp dụng phương
thức này rất cần được nghiên cứu một cách khoa học, đặc biệt là giải pháp thúc
đẩy hoạt động đấu thầu qua mạng. Trước những yêu cầu thực tiễn nêu trên, tác
giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt đông đấu
thầu qua mạng ở Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành quản
lý kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Do đấu thầu qua mạng ngày càng chứng tỏ được những đặc tính ưu việt,
có nhiều tác giả đã quan tâm tới vấn đề này và khai thác từ nhiều khía cạnh khác
nhau, đứng trên góc độ của các bên khác nhau trong quy trình đấu thầu. Luận
văn Thạc Sỹ Nghiêm Ngọc Dũng năm 2013 đã đề cập đến thực trạng và ứng
dụng đấu thầu điện tử tại Việt Nam trong lĩnh vực mua sắm chính phủ [10, tr80].
Giai đoạn này là giai đoạn tương đối mới với khái niệm đấu thầu qua mạng, nên
những nội dung được đề cập vẫn còn chung và chưa nêu được các vấn đề mang
tính thời sự ở giai đoạn sau. Trong luận văn Thạc sỹ năm 2014 của Phạm Trung
Kiên với đề tài “Quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa
trong lĩnh vực công ở Việt Nam”, đấu thầu qua mạng được xem xét từ góc độ
quản lý nhà nước [14, tr80]. Tác giả đã nêu được sự cần thiết của hành lang
pháp lý làm cơ sở triển khai đấu thầu qua mạng, tuy nhiên vẫn chưa nêu rõ
những khó khăn của việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh
vực này. Gần đây nhất là luận văn Thạc sỹ Kiều Minh Sơn về quản lý đấu thầu
mua sắm thiết bị xây dựng tại Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam, năm
2016, có nêu lên thực trạng về đấu thầu tại một đơn vị nhà nước, song việc khai
thác đấu thầu qua mạng tại đơn vị này vẫn còn hạn chế [17, tr80].
Ngoài ra, các nghiên cứu chuyên đề hay các báo cáo về đấu thầu qua
2



mạng của báo đấu thầu hay Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng góp phần nâng cao
nhận thức về hình thức này. Hơn nữa, các bài viết này cũng chỉ ra những lợi thế
và khó khăn trong áp dụng đấu thầu qua mạng. Một số bài viết chỉ rõ khó khăn
của đấu thầu qua mạng là đến từ ý chí quyết tâm chính trị, nội dung này sẽ được
đề cập tại chương 2 của Luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những ưu điểm và hạn chế của mua sắm thương mại
điện tử nói chung và đấu thầu qua mạng nói riêng, luận văn đánh giá thực trạng
triển khai đấu thầu qua mạng tại Việt Nam, những nguyên nhân của các kết quả
đạt được và các hạn chế cần khắc phục. Dựa vào đó để đề xuất các biện pháp
nhằm hoàn thành lộ trình triển khai đấu thầu qua mạng 100% trong tương lai,
góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước, tránh lãng phí.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác Đấu thầu qua mạng ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Giai đoạn từ năm 2009 đến nay, trong đó tập trung vào
nghiên cứu từ năm 2013 đến nay. Phạm vi nghiên cứu trong luận văn này là đấu
thầu qua mạng cho các dự án sử dụng ngân sách nhà nước, trong mối quan hệ so
sánh với các nước đã thành công trong đấu thầu qua mạng, đặc biệt là Hàn Quốc.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp sau đã được sử dụng:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp để có những đánh giá, những kết luận,
những đề xuất mang tính khoa học, phù hợp với lý luận và thực tiễn của công
tác đấu thầu qua mạng tại Việt Nam
- Phương pháp so sánh để làm rõ sự giống và khác nhau của vấn đề
nghiên cứu qua các giai đoạn, để từ đó có các nhận xét, đánh giá và đề xuất các
giải pháp thúc đẩy đấu thầu qua mạng trong thời gian tới
- Phương pháp thống kê trên cơ sở thu thập các tài liệu, nghiên cứu về vấn
đề đấu thầu qua mang để thấy xu hướng và hiệu quả mà đấu thầu qua mạng
mang lại.
3



Ngoài ra luận văn có sử dụng những kết quả đã nghiên cứu và được công
bố trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về cơ bản, việc nghiên cứu về đấu thầu qua mạng trong các dự án mua
sắm công giúp áp dụng phương thức mới nhằm tiết kiệm ngân sách, giảm lãng
phí. Hơn nữa, nó còn giúp nước ta bắt kịp với những tiến bộ công nghệ, chuẩn bị
kỹ càng cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Ngoài ra, từ các nghiên cứu về đấu thầu qua mạng, hệ thống thủ tục hành
chính trong đấu thầu cũng được cải cách. Hệ thống này sẽ bớt rườm rà, thuận
tiện hơn và minh bạch hơn, dẫn tới lợi ích nhiều hơn cho các đối tượng tham gia
đấu thầu.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1: Lý luận cơ bản về đấu thầu và đấu thầu qua mạng.
Chương 2: Thực trạng đấu thầu qua mạng ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp thúc đẩy hoạt động đấu thầu qua
mạng tại Việt Nam.

4


Chương 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẤU THẦU QUA MẠNG

1.1

Những vấn đề cơ bản về đấu thầu


1.1.1 Khái niệm đấu thầu
Đấu thầu là một phương thức giao dịch đặc biệt. Nó dựa vào tính chất
cạnh tranh công khai của thị trường. Hiểu đơn giản, đấu thầu là một hoạt động
mua sắm đặc biệt mà người mua yêu cầu một hoặc nhiều người bán cung cấp
những hàng hóa, dịch vụ mình cần với mức giá tốt nhất, tức là sử dụng đồng tiền
một cách hiệu quả nhất.
Theo từ điển Tiếng Việt (do Viện ngôn ngữ khoa học biên soạn, xuất bản
năm 1998) đấu thầu được giải thích là “đọ công khai, ai nhận làm nhận bán với
điều kiện tốt nhất thì được giao cho làm hoặc được bán hàng. Theo Từ điển
Bách khoa Việt Nam “Đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt, theo đó
người muốn xây dựng một công trình (người gọi thầu) công bố trước các yêu
cầu và điều kiện xây dựng công trình để người nhận xây dựng công trình (người
dự thầu) công bố giá mà mình muốn nhận. Người gọi thầu sẽ lựa chọn người
chủ thầu nào phù hợp với điều kiện của mình, và giá thấp hơn. Phương thức đấu
thầu được áp dụng tương đối phổ biến trong việc mua sắm tài sản và xây dựng
các công trình tư nhân và Nhà nước”. Theo khái niệm này, đấu thầu bị giới hạn
chỉ dành cho lĩnh vực xây lắp, chỉ là một phần trong những hoạt động đấu thầu
ngày nay thực hiện.
Theo quy chế đấu thầu hiện nay của Việt nam, đấu thầu là quá trình lựa
chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu. Bên mời thầu là chủ DA,
chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ DA, chủ đầu tư được giao
trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu. Nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ tư
cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây

5


lắp, là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hóa, nhà tư vấn trong đấu
thầu tuyển chọn tư vấn, là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư.

Theo Điều 4, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 của Việt Nam, thì “đấu
thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp
dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà
đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công
tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh
bạch và hiệu quả kinh tế”.
Từ các định nghĩa được trích dẫn ở trên, bản chất của đấu thầu là hoạt
động mua bán đặc biệt, trong đó người mua- thường là bên mời thầu có quyền
chọn người bán- nhà thầu tốt nhất một cách công khai theo một quy trình nhất
định. Trong đấu thầu, tính cạnh tranh của các nhà thầu được xem xét như là yếu
tố quyết định. Trước đây, khi nền kinh tế Việt Nam còn ở chế độ bao cấp, người
mua không có quyền lựa chọn những hàng hóa phù hợp, thậm chí còn mua theo
kiểu tem phiếu. Chỉ đến khi nền kinh tế Việt Nam theo chế độ kinh tế thị trường
định hướng XHCN thì tính cạnh tranh xuất hiện, người mua được quyền quyết
định chọn người bán. Khái niệm về đấu thầu cũng dần được hình thành và được
chấp nhận như một điều tất yếu.
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động đấu thầu
Đấu thầu và đấu giá thường được hiểu là giống nhau. Tuy nhiên, trong hai
hình thức này có những sự khác biệt cơ bản. Đấu giá hàng hoá là hoạt động
thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá
thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất. Đấu
giá là việc tạo ra sự bình đẳng và môi trường cạnh tranh công bằng khi tất cả
người tham gia trả giá đều có cơ hội ngang nhau, giúp quan hệ mua bán diển ra
nhanh chóng, với thời gian và địa điểm xác định, thúc đẩy trao đổi thương mại
phát triển. Trong khi đó, đấu thầu là khi bên mua có thể lựa chọn được người
cung ứng hàng hóa, dịch vụ thỏa mãn tốt nhất yêu cầu mình đặt ta, giảm chi phí
6


đầu tư và tăng lợi ích cho mua sắm hàng hóa, tìm kiếm người cung ứng dịch vụ,

tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh về giá cả, năng lực, chất lượng của hàng
hóa, dịch vụ đó.
Đấu thầu có những đặc điểm chung với các hoạt động thương mại khác.
Cụ thể là đấu thầu hàng hóa, dịch vụ được thực hiện bởi những nhà thầu tham
dự có tư cách pháp nhân; được thực hiện nhằm mục đích sinh lời; có đối tượng
là các hàng hóa, dịch vụ được phép lưu thông theo quy định của Pháp luật và
quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia đấu thầu được xác lập theo những hình
thức pháp lý nhất định do pháp luật quy định. Bên cạnh đó, đấu thầu cũng có
những đặc trưng cơ bản liên quan đến quy mô bên mua và bên bán, đối tượng
mua sắm, giá mua-bán, và hành lang pháp lý của đấu thầu.
Thứ nhất, người mua có quyền lựa chọn người bán với quy mô lớn.
Sự lựa chọn trong hoạt động đấu thầu đặc biệt hơn mua bán hàng hóa thông
thường vì người mua sẽ đưa ra các yêu cầu và tổ chức một “cuộc thi” để những
người bán có khả năng tới tham dự và cạnh tranh với nhau. Đấu thầu hàng hóa,
dịch vụ là một quá trình gồm nhiều giai đoạn. Muốn tiến hành hoạt động đấu
thầu, các bên phải thực hiện qua nhiều giai đoạn mời thầu, dự thầu, mở thầu, xét
thầu, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu, công bố kết quả đấu thầu đến ký kết hợp
đồng. Mỗi giai đoạn của quá trình đấu thầu đều hướng tới một mục tiêu khác nhau
nhưng giữa chúng vẫn có mối liên hệ mật thiết, gắn bó. Vì vậy, quy mô của sự lựa
chọn trong hoạt động đấu thầu lớn hơn hẳn các hoạt động mua bán khác.
Thứ hai, hàng hóa trong hoạt động đấu thầu thường có giá trị lớn, số
lượng nhiều hoặc có yêu cầu khắt khe về kỹ thuật.
Điều kiện để nhiều người bán quan tâm đến cuộc đấu thầu thường là
người mua phải đem lại lợi ích cho bên bán bằng cách đặt hàng với số lượng lớn
hoặc giá trị hàng hóa cao, kéo dài trong tương lai. Hoặc một trường hợp khác là
khi hàng hóa, dịch vụ có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật, không thể áp dụng hình
thức mua bán thông thường mà phải tổ chức đấu thầu. Khi đã đăng yêu cầu trên
7



Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×