Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý không gian xanh công cộng tại khu vực trung tâm khu đô thị tây hồ tây, thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.61 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN QUANG HUY
KHÓA: 2016 - 2018

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH CÔNG CỘNG TẠI KHU VỰC
TRUNG TÂM KHU ĐÔ THỊ TÂY HỒ TÂY,THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý Đơ thị và Cơng trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.KTS: NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

PGS.TS.KTS Nguyễn Tuấn Anh

Hà Nội-2018


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại
học Kiến Trúc Hà Nội, Khoa sau Đại học và các thầy, cô giáo đã tạo điều kiện
cho tơi hồn thành chương trình học sau Đại học chuyên ngành Quản lý Kiến
trúc và cơng trình, khố học 2016-2018.


Đặc biệt tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tới TS. KTS Nguyễn Thị
Lan Phương về các bài giảng sâu sắc và về sự hướng dẫn tận tình, q báu
của Cơ Giáo đã tạo nên sự thành công của bản luận văn này.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và các đồng
nghiệp tại đơn vị công tác đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong
suốt q trình học tập, nghiên cứu để hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 03/2018
Tác giả Luận văn

Nguyễn Quang Huy


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ Quản lý không gian xanh công cộng
tại Khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, thành phố Hà Nội là cơng trình
nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên
cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả Luận văn

Nguyễn Quang Huy


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các sơ đồ, bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 2
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3
Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 4
Ý nghĩa khoa học của đề tài .............................................................................. 4
Các thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong Luận văn: ....................................... 5
Cấu trúc luận văn:............................................................................................. 8
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH CÔNG
CỘNG TẠI KHU VỰC TRUNG TÂM KHU ĐÔ THỊ TÂY HỒ TÂY, HÀ NỘI ... 9
1.1 . Tổng quan về không gian xanh công cộng trong các khu đô thị của
Thủ đô Hà Nội. .................................................................................................. 9
1.2. Khái quát về Khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây .................... 12
1.2.1. Giới thiệu chung ................................................................................... 12
1.2.2. Vị trí và quy mơ .................................................................................... 13
1.2.3. Các khu chức năng trong Khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây ... 15
1.3. Thực trạng quản lý không gian xanh công cộng tại khu vực trung
tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây ............................................................................ 23


1.3.1. Hiện trạng không gian xanh công cộng tại Khu vực trung tâm Khu đô
thị Tây Hồ Tây .................................................................................................. 23
1.3.2. Quản lý không gian xanh công cộng tại Khu vực trung tâm Khu đô thị
Tây Hồ Tây ....................................................................................................... 26
1.4. Những tồn tại trong quản lý không gian xanh công cộng tại Khu vực
trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây ................................................................. 30
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH CÔNG
CỘNG TẠI KHU VỰC TRUNG TÂM KHU ĐÔ THỊ TÂY HỒ TÂY.............. 32

2. 1. Các cơ sở lý thuyết về quản lý không gian xanh công cộng đô thị ........ 32
2.1.1. Quan điểm, vai trò, chức năng của không gian xanh công cộng đô thị .. 32
2.1.2. Nguyên tắc hình thành hệ thống khơng gian xanh cơng cộng trong
quy hoạch phát triển đô thị ................................................................................ 33
2.1.3. Phân loại không gian xanh trong KĐT .................................................. 36
2. 2.Các cơ sở pháp lý để quản lý không gian xanh công cộng đô thị ........... 41
2.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật .......................................................... 41
2.2.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến Khu vực trung tâm Khu đô thị Tây
Hồ Tây .......................................................................................................... 43
2. 3. Các yếu tố tác động đến quản lý không gian xanh công cộng tại Khu
vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây .......................................................... 46
2.3.1. Yếu tố tự nhiên ..................................................................................... 46
2.3.2.Yếu tố kinh tế - xã hội ........................................................................... 47
2. 4. Kinh nghiệm trong quản lý không gian xanh công cộng tại các khu
đô thị ở Việt Nam và trên thế giới .................................................................. 47
2.4.1. Kinh nghiệm ở Việt Nam...................................................................... 47
2.4.2. Kinh nghiệm trên thế giới ..................................................................... 54
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH CÔNG
CỘNG TẠI KHU VỰC TRUNG TÂM KHU ĐÔ THỊ TÂY HỒ TÂY ................ 60
3. 1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý không gian xanh công
cộng tại các khu đô thị .................................................................................... 60
3.1.1.Quan điểm quản lý.................................................................................... 60


3.1.2.Mục tiêu quản lý .................................................................................... 60
3.1.3. Nguyên tắc quản lý ............................................................................... 61
3.2. Giải pháp về quy hoạch kiến trúc ............................................................ 61
3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khơng gian xanh cơng
cộng ................................................................................................................ 65
3.3.1. Chính sách khuyến khích áp dụng công nghệ cao trong xây dựng và

quản lý xây dựng, phát triển đô thị .................................................................... 65
3.3.2. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý không gian xanh
công cộng đô thị để hướng tới phát triển đô thị thông minh............................... 65
3.4. Quy chế quản lý không gian xanh công cộng tại Khu vực trung tâm
Khu đô thị Tây Hồ Tây ................................................................................... 67
3.4.1. Phân vùng quản lý không gian xanh công cộng .................................... 68
3.4.2. Các quy định quản lý đối với khu vực công viên, vườn hoa, thảm cỏ ... 70
3.4.3. Các quy định quản lý đối với cây xanh đường phố ............................... 73
3.4.4. Các quy định quản lý đối với không gian mặt nước .............................. 76
3.4.5. Yêu cầu về hệ thống tiện ích đơ thị ....................................................... 77
3. 5. Tổ chức bộ máy quản lý, phân cấp và sự phối hợp giữa các bên .......... 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 83
Kết luận............................................................................................................ 83
Kiến nghị.......................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

QH

Quy hoạch

CĐT

Chủ đầu tư


KĐT

Khu đô thị

HTXH

Hạ tầng xã hội

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

KGXCC

Không gian xanh công cộng

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

QH

Quy hoạch

QHC

Quy hoạch chung

QHCT


Quy hoạch chi tiết

QHPKĐT

Quy hoạch phân khu đô thị

QLĐT

Quản lý đô thị

UBND

Ủy ban nhân dân

QHKT

Quy hoạch kiến trúc


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
Số hiệu
bảng, biểu
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Sơ đồ 2.1

Tên bảng biểu
Bản tổng hợp số liệu sử dụng đất khu vực trung tâm
Khu đô thị Tây Hồ Tây

Bản chỉ tiêu đất cây xanh trong Khu vực trung tâm
Khu đô thị Tây Hồ Tây
Tác động qua lại giữa không gian xanh công cộng với
môi trường sống và các hoạt động xã hội của con
người

Trang
18
27
33

Sơ đồ 2.2

Các hình thức phân loại cây xanh đô thị

36

Sơ đồ 2.3

Không gian xanh trong mối quan hệ giữa đô thị và
KĐT

37

Sơ đồ 2.4

Các loại hình khơng gian xanh trong KĐT

38


Sơ đồ 3.1

Trình tự các bước thiết lập cơ sở dữ liệu trong quản lý
cây xanh đô thị

67

Sơ đồ 3.2

Sơ đồ phối hợp quản lý không gian xanh công cộng

79

Sơ đồ 3.3

Các giai đoạn tham gia của cộng đồng

86


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8

Hình 1.9
Hình 1.10
Hình 1.11
Hình 1.12
Hình 1.13
Hình 1.14
Hình 1.15
Hình 1.16
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5

Tên hình

Trang

Khu đơ thị mới Định Cơng – Hà Nội.
Khu đơ thị mới Nam An Khánh – Hà Nội.
Cây xanh đường phố tại KĐT Định Công - Hà
Nội
Mặt bằng tổng thể khu vực trung tâm Khu đơ thị
Tây Hồ Tây
Vị trí và liên hệ vùng khu vực trung tâm Khu đô
thị Tây Hồ Tây
Phân khu chức năng chính của khu vực trung tâm
của khu đô thị Tây Hồ Tây
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất khu vực trung tâm
Khu đô thị Tây Hồ Tây

Mối liên hệ giữa các không gian xanh trong Khu
vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây
Bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây
Phối cảnh khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ
Tây
Sân chơi trong các vườn hoa
Cây xanh đường phố dọc theo các trục đường
chính
Cây xanh đường phố dọc theo đường giao thơng
nội bộ
Hồ điều hịa nhìn từ phía khu biệt thự
Hồ điều hịa nhìn từ phía chung cư cao tầng
Khu vực trung tâm Khu đơ thị Tây Hồ Tây nhìn từ
vệ tinh
Cây xanh trong khu đô thị mới tại Đà Nẵng
Mặt bằng tổng thể KĐT mới Phú Mỹ Hưng
Công viên KĐT Phú Mỹ Hưng
Cây xanh trong khu ở của KĐT mới Phú Mỹ
Hưng
Sân chơi cho trẻ em tại Mỹ

10
10
11
13
14
17
18
20

22
22
23
24
24
25
25
26
49
51
53
52
57


Số hiệu hình
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4

Tên hình

Trang

Sự hài hịa giữa đơ thị và cây xanh ở Canada
Khơng gian xanh trong thành phố Montreal
Minh họa cây xanh trên vịng xoay giao thơng

Minh họa đường dạo ven hồ
Phân vùng quản lý khu vực công viên, vườn hoa,
thảm cỏ
Phân vùng quản lý không gian mặt nước

58
59
64
65
69
69


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong các khu đô thị hiện nay, ngồi khơng gian ở đóng vai trị chủ đạo
cịn có các khơng gian khác làm tăng tính tiện nghi của đơ thị. Một trong
những khơng gian đó là không gian xanh công cộng.
Không gian xanh trong đô thị thường được ví như lá phổi của đơ thị và là
một trong những yếu tố nghệ thuật bố cục không gian, cảnh quan đơ thị. Đây
cịn là nơi nghỉ ngơi, thư giãn, tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi giải
trí... đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
cộng đồng, đặc biệt là trong các khu đô thị mới. Hơn thế nữa, loại hình khơng
gian này nếu được đầu tư quy hoạch và thiết kế hợp lý sẽ đóng góp một vai
trị tích cực làm nhiệm vụ cầu nối giữa các khơng gian kiến trúc bên ngồi và
bên trong cơng trình. Tổ chức thành công không gian xanh công cộng trong
đô thị như một quảng trường, một đường phố đẹp, một khu cơng viên xanh...
mang lại một lợi ích to lớn, là niềm tự hào cho người dân. Một thành phố đẹp

là niềm tự hào của đất nước.
QHCT tỷ lệ 1/500 Khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây đã được
UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 145/2007/QĐ-UBND ngày
18/12/2007. Ngày 13/9/2013, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt Điều
chỉnh tổng thể QHCT Khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, tỷ lệ 1/500
tại quyết định số 5581/QĐ-UBND.
Theo đó, Khu vực trung tâm Khu đơ thị Tây Hồ Tây được xác định là
một khu trung tâm mới của một Thủ đơ phát triển với hình ảnh không gian
kiến trúc hiện đại và tổ chức xây dựng các cơng trình kiến trúc có phong cách,
ngơn ngữ hình khối tương đồng; Tạo khơng gian văn hóa, nhấn mạnh các trục
khơng gian chính, kết nối các cơng trình chủ thể trong khu vực bằng chuyển
động liên tục của dịng nước và các khơng gian thấp tầng của Cơng trình văn


2

hóa và cơng trình cơng cộng, quảng trường biểu tượng.... Trong đó yếu tố cây
xanh mặt nước được coi là yếu tố chính trong việc tạo dựng cảnh quan trong
việc điều chỉnh quy hoạch Khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây: Với vị
thế liền kề Hồ Tây, ý tưởng xây dựng một trục không gian mở với cây xanh mặt nước, kết nối từ khu vực hồ nước của Bảo tàng Lịch sử đi qua trục lõi của
khu Bộ ngành thơng khu vực quảng trường văn hóa, nhà ga đường sắt trên
đến hồ nước mới của Nhà hát Thăng Long và kết thúc tại Hồ Tây.
Với tiêu chí trên việc quản lý khơng gian xanh ở Khu vực trung tâm Khu
đô thị Tây Hồ Tây là rất cần thiết. Luận văn chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý
không gian xanh công cộng tại Khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây,
thành phố Hà Nội” để đánh giá, phân tích và đề xuất một số giải pháp cơ bản
với mong muốn góp phần vào việc rút ngắn khoảng cách từ lý luận đến thực
tiễn, cải thiện công tác quản lý, vận hành, khai thác các không gian xanh cơng
cộng tại các khu đơ thị.
Mục đích nghiên cứu

Thông qua thực trạng công tác quản lý không gian xanh công cộng tại
Khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, thành phố Hà Nội đề xuất các
nhóm giải pháp nhằm quản lý không gian xanh công cộng để dự án được triển
khai đúng theo quy hoạch đã được phê duyệt, góp phần đảm bảo chất lượng
kiến trúc cảnh quan đơ thị tại Hà Nội nói chung và chất lượng kiến trúc cảnh
quan của Khu vực trung tâm Khu đơ thị Tây Hồ Tây nói riêng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý không gian xanh công cộng tại
Khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Các khơng gian xanh có tính chất cơng cộng, phục
vụ nhân dân tại khu vực theo Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và Dự án đầu tư
xây dựng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt trong Khu vực trung tâm Khu đô


3

thị Tây Hồ Tây (bao gồm khu vực công viên, vườn hoa, thảm cỏ; cây xanh
đường phố; không gian mặt nước).
Cụ thể là các lô đất được xác định trong Đồ án Điều chỉnh tổng thể Quy
hoạch chi tiết Khu vực trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây, tỷ lệ 1/500 như sau:
+ Các khu công viên, cây xanh, đường dạo và trục không gian đi bộ,
gồm các lô đất có ký hiệu B1-CX1; B1-CX2; B2-CX1; B3-CX1; C1-CX1;
D1-CX1; D1-CX2; D2-CX1; E1-CX1; E2-CX1; G1-CX1.
+ Khu vực quảng trường trung tâm là lơ đất có ký hiệu D3-QT1
+ Các khu cây xanh cấp đơn vị ở, gồm các lơ đất có ký hiệu: A1-CX1;
C1-CX2; C2-CX1; C2-CX2; C2-CX3; C3-CX1; H1-CX1; H2-CX1; H3-CX1;
H6-CX1; H7-CX1; H7-CX2; H7-CX3; H9-CX1; H8-CX1; H10-CX1; H11CX1; K1-CX1; K2-CX1; K3-CX1; K3-CX2; K4-CX1; K4-CX1; K5-CX1;
K7-CX1; K8-CX1.
+ Hồ điều hòa là khu vực có ký hiệu H8-HO1.
Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa: thu thập thông tin,
tài liệu và khảo sát thực tế về Khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây và
các vấn đề của việc quản lý không gian xanh công cộng của khu vực;
- Phương pháp phân tích xử lý, đánh giá tổng hợp: phân tích, đánh giá,
tổng hợp cơ sở khoa học để hoàn thiện phương pháp luận;
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: do sự phát triển của đơ thị nói chung
và khơng gian xanh cơng cộng nói riêng là sự phát triển mang tính hệ thống,
liên quan đến nhiều chuyên ngành và đó cũng là một quá trình phát triển liên
tục nên cần phải đặt các vấn đề quản lý nhà nước về xây dựng đô thị nói
chung, quản lý khơng gian xanh cơng cộng đơ thị nói riêng trong bối cảnh
phát triển một cách hệ thống theo thời gian và không gian;


4

- Phương pháp kế thừa: Sử dụng có chọn lọc các kinh nghiệm, các
nguyên lý, các kết quả đã đạt được của những nghiên cứu có tính chất tương
tự trước đây để mở rộng và phát triển nghiên cứu;
- Phương pháp chuyên gia: Được thực hiện thông qua các hội thảo để
nhận được ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học có kinh nghiệm trong
các lĩnh vực quản lý đô thị, quy hoạch đô thị, kiên trúc cảnh quan, cơ quan
ban hành chính sách, tổ chức thực hiện và các tổ chức xã hội của Việt Nam và
quốc tế;
- Phương pháp dự báo: phân tích các xu thế mới trong quản lý phát triển
đô thị và đối với quản lý không gian xanh công cộng đô thị.
Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát, điều tra, đánh giá thực trạng quản lý không gian xanh công
cộng tại Khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, thành phố Hà Nội.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Đề xuất giải pháp quản lý không gian xanh công cộng tại Khu vực

trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, thành phố Hà Nội
Ý nghĩa khoa học của đề tài
* Ý nghĩa khoa học:
- Làm cơ sở khoa học góp phần hồn thiện về mặt lý luận cho các đồ án,
dự án, các khu chức năng đơ thị có hệ thống khơng gian xanh cơng cộng
mang tính chất tương đồng.
- Là tài liệu tham khảo cho công tác quản lý đầu tư xây dựng, khai thác
vận hành các không gian xanh công cộng tại các khu đơ thị khác của Thủ đơ
Hà Nội nói chung.
* Ý nghĩa thực tiễn:
Giúp cho địa phương và chủ đầu tư có căn cứ để xem xét, áp dụng vào
cơng tác quản lý, qua đó nâng cao năng lực về công tác quản lý không gian


5

xanh công cộng tại Khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, xây dựng một
đô thị phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên, mang đặc thù riêng và
khai thác tối đa thế mạnh khu vực.
Các thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong Luận văn:
- Đô thị: Là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ
yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nơng nghiệp, là trung tâm chính trị,
hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chun ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương,
bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố, nội thị, ngoại thị của thị xã; thị
trấn. [24]
- Quy hoạch đô thị: Là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đơ
thị, hệ thống cơng trình hạ tầng kỹ thuật, cơng trình hạ tầng xã hội và nhà ở để
tạo lập mơi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể
hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.[24]

- Quản lý đô thị: là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào
công tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt
động đó để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền thành phố. [32]
- Khơng gian xanh: Định nghĩa về “không gian xanh” là một vấn đề ln
được tranh luận và chưa có sự thống nhất. Trên thế giới đã có rất nhiều định
nghĩa được đưa ra. Mỗi chuyên ngành khác nhau đã đề xuất các định nghĩa
khác nhau từ góc độ chun mơn của họ, chẳng hạn như: không gian xanh đô
thị, không gian mở đô thị, hệ thống vườn đô thị, hệ thống vườn sinh thái. [30]
Các nước như Anh, Mỹ, Nhật Bản định nghĩa về không gian xanh được
ưu tiên với ý nghĩa không gian.
+ Anh định nghĩa không gian xanh là đất ở các khu dân cư nơi mà các
diện tích kiến trúc hạ tầng thấp hơn 1/20 của toàn bộ khu vực (không bao gồm
đất hoang). [30]


6

+ Mỹ định nghĩa rằng không gian xanh là đất trong mơi trường tự nhiên
phục vụ cho mục đích giải trí hay quy hoạch xây dựng đơ thị. [30]
Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) định nghĩa không gian xanh là đất
đai mà một phần hoặc hoàn toàn bao phủ bởi cỏ, cây, cây bụi hoặc thảm thực
vật khác. Chúng bao gồm các công viên, vườn cộng đồng và nghĩa trang. [30]
+ Nhật Bản đưa ra định nghĩa về không gian xanh như sau: không gian
xanh là đất không có các kiến trúc hạ tầng như cơng viên, quảng trường, sân
thể dục, vườn thú, khu vườn thực vật (trừ đường và kênh) (Gaoyuan
Rongzhong, Yang Zhengzhi, 1983). [30]
Theo tổ chức Greenspace Scotland: Không gian xanh là “lá phổi xanh”
của các thị trấn và thành phố. Về cơ bản “không gian xanh” là bất kỳ diện tích
thảm thực vật nào đó trong khu vực. [30]
Quan điểm của một số nhà khoa học trên thế giới:

George Wu (1999) cho rằng không gian xanh chỉ những khu đất được
bao phủ bởi thảm thực vật tự nhiên hoặc nhân tạo trong khu vực xây dựng và
các khu vực quy hoạch. [30]
Bayram Cemil Bilgili and Ercan Gưkyer (2012) đã định nghĩa khơng
gian xanh từ một góc độ khác, có tính đến các tác động của con người vào tự
nhiên. Không gian xanh được định nghĩa là những khu vực đô thị nơi xảy ra
sự chuyển đổi các hệ sinh thái tự nhiên hoặc bán tự nhiên thành không gian
đô thị dưới các hoạt động của con người. [30]
Ling Zhang (2001) từ góc độ quy hoạch cảnh quan và thiết kế đô thị đã
định nghĩa không gian xanh gần như là tất cả các khu vực trong thành phố và
các khu vực xung quanh nó, cho phép mọi người hịa mình vào với thiên
nhiên. [30]
Trong văn bản pháp luật của Việt Nam:
Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về Quản lý


7

cây xanh đô thị quy định:
- Cây xanh đô thị là cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh sử dụng hạn
chế và cây xanh chuyên dụng trong đô thị. [6]
- Cây xanh sử dụng công cộng đô thị: là các loại cây xanh được trồng
trên đường phố (gồm cây bóng mát, cây trang trí, cây leo, cây mọc tự nhiên,
thảm cỏ trồng trên hè phố, dải phân cách, đảo giao thông); cây xanh trong
công viên, vườn hoa; cây xanh và thảm cỏ tại quảng trường và các khu vực
công cộng khác trong đô thị. [6]
- Cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị: là cây xanh được trồng trong
khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nghĩa trang, các cơng trình tín
ngưỡng, biệt thự, nhà ở và các cơng trình cơng cộng khác do các tổ chức, cá
nhân quản lý và sử dụng. [6]

- Cây xanh chuyên dụng trong đô thị: là loại cây trong vườn ươm hoặc
phục vụ nghiên cứu. [6]
Điều 5, Thông tư số 06/2013/TT-BXD: Xác định không gian xanh của
đô thị bao gồm hành lang xanh, vành đai xanh, nêm xanh, công viên hoặc
rừng tự nhiên, nhân tạo trong đô thị. [13] Đây là lần đầu tiên trong văn bản
pháp quy của nước ta đã đề cập tới thế nào là không gian xanh đô thị.
Quan điểm của các nhà quy hoạch kiến trúc Việt Nam về không gian
xanh:
- Theo GS.TS.KTS. Đỗ Hậu: Không gian xanh trong khu đô thị mới bao
gồm: công viên, vườn hoa, vườn dạo, hồ nước (tự nhiên hoặc nhân tạo),
quảng trường; các khu vực công cộng khác trồng cây, thảm cỏ và cây xanh
trong khuôn viên của các tổ chức, cá nhân. [17]
- Theo PGS.TS. Nguyễn Hồng Tiến: Không gian xanh bao gồm: công
viên, cây xanh, sân, vườn, dường dạo… và phần diện tích mặt nước được sử
dụng phục vụ mục đích cơng cộng; hành lang xanh, vành đai xanh. [21]


8

- GS. TSKH Ngô Thế Thi định nghĩa về không gian trống: Khơng gian
trống là khơng gian bên ngồi cơng trình, được giới hạn bởi mặt đứng của các
cơng trình kiến trúc, mặt đất, bầu trời và các vật giới hạn khơng gian khác
như: cây xanh, địa hình... Khơng gian trống trong đơ thị có 3 chức năng
chính:
+ Cải thiện điều kiện vệ sinh và mơi trường khí hậu nhiệt độ, độ ẩm, gió
hạn chế bụi trong khơng khí và giảm độ ồn trong khu ở.
+ Tổ chức các hoạt động xã hội và giao lưu cộng đồng như: đi lại, giao
tiếp, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, thể thao thể dục...
+ Đáp ứng nhu cầu văn hoá - thẩm mỹ qua việc thể hiện vẻ đẹp của tổng
thể cảnh quan, có ảnh hưởng tích cực tới tâm lý và hành động của con người,

cũng như thái độ ứng xử của con người đối với mơi trường. [22]
Nhìn chung có rất nhiều quan điểm khác nhau về không gian xanh đô thị.
Trong khuôn khổ bài luận văn, tác giả nghiên cứu về các giải pháp trong quản
lý cây xanh công viên, vườn hoa, thảm cỏ, cây xanh đường phố và không gian
mặt nước tại Khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây.
Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của luận văn
có ba chương:
Chương I: Thực trạng quản lý khơng gian xanh công cộng tại Khu vực
trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, Hà Nội.
Chương II: Cơ sở khoa học quản lý không gian xanh công cộng tại Khu
vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây.
Chương III: Các giải pháp quản lý không gian xanh công cộng tại Khu
vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây.


THƠNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lịng liên hệ với Trung Tâm Thơng tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


83

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận
Không gian xanh công cộng có một ý nghĩa rất lớn khơng chỉ trong cơ
cấu khu đơ thị mới mà cịn có giá trị văn hóa, là nơi nghỉ ngơi, vui chơi, giải
trí của dân cư nhằm tái tạo sức lao động cho người dân và tạo lập môi trường
sống bền vững. Không gian xanh cũng là một trong những yếu tố cấu thành
nên giá trị truyền thống trong quy hoạch và kiến trúc. Một Khu đô thị mới chỉ
tập trung vào xây dựng nhà ở mà khơng xây dựng các khơng gian cơng cộng
nói chung và khơng gian xanh nói riêng là chưa đúng với chức năng khu đô
thị mới, không đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.
Việc xây dựng Khu vực Trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây đang được
triển khai một phần, tuy nhiên các không gian xanh công cộng trong khu vực
vẫn chưa được đầu tư vì vậy quản lý không gian xanh công cộng trong khu
vực là nội dung cấp bách.
Những không gian xanh lớn đã được các cơ quan có thẩm quyền cũng
như người dân quan tâm và bắt đầu có những biện pháp để bảo vệ, cải tạo.
Tuy nhiên những không gian xanh công cộng trong các khu đơ thị cịn bị bỏ
ngỏ, chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Các văn bản pháp lý, quy
phạm pháp luật quy định mang tính chát bắt buộc, những chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật, còn thiếu và không đồng bộ dẫn đến công tác quản lý đô thị nói chung,
quản lý các khơng gian xanh cơng cộng còn gặp nhiều lúng túng, bất cập và
đã gây nên sự phá vỡ cảnh quan tự nhiên, cảnh quan đô thị gây lãng phí và
bức xúc cho xã hội.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý đô thị tại khu vực trung tâm khu
đô thị Tây Hồ Tây, cùng với việc nghiên cứu những kinh nghiệm trên thế giới
và điều kiện chi phối cho khu vực này, đề tài nghiên cứu đã đề xuất những
giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, xây dựng chỉ tiêu kinh


84


tế kỹ thuật trong quy chế quản lý cùng với những cơ chế chính sách phù hợp
để việc thực hiện Quy chế được hiệu quả, tiết kiệm, tạo được những đặc trưng
cho khu vực.
Đề tài đã phát hiện được những bất cập, chồng chéo thiếu hiệu quả trong
công tác quản lý, tìm hiểu đánh giá và đề xuất mơ hình hợp nhất quản lý: nhỏ
gọn, chuyên sâu tự chịu trách nhiệm, tự trang trải các chi phí hoạt động cho
bộ máy. Tinh thần đó, rất phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước về cơng tác cải cách hành chính trong bộ máy nhà nước.
Cơng tác đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng những khu không gian xanh
cơng cộng trong các khu đơ thị có thể được thực hiện dễ dàng, hiệu quả bằng
việc kêu gọi đầu tư bằng hình thức xã hội hóa đầu tư, kêu gọi sự tham gia của
cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng từ khâu nghiên cứu lập quy hoạch,
triển khai dự án đầu tư và khai thác sử dụng có ý nghĩa rất lớn trong việc phát
triển đô thị. Sự tham gia của cộng đồng vừa tạo ra sự bình đẳng, dân chủ giữa
chính quyền và người dân, vừa tạo ra nguồn lực đầu tư dồi dào từ cộng đồng
góp phần giảm nhẹ ngân sách nhà nước.
Kiến nghị
Quản lý không gian xanh cơng cộng trong Khu đơ thị đóng vai trị quan
trọng trong cơng tác phát triển các khu ĐTM, đặc biệt là trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để thực hiện mục tiêu đó cần:
+ Các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo một cách đồng bộ và yêu cầu
các chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc, đặc biệt khâu bàn giao giữa chủ đầu tư
với chính quyền địa phương.
+ Tăng cường hiệu lực chỉ đạo của Chính phủ, các bộ ngành, UBND
thành phố Hà Nội, UBND các quận Tây Hồ, Cầu Giấy và Bắc Từ Liêm; đưa
ra việc thanh tra và giám sát liên ngành, có sự phối hợp quản lý giữa các cơ
quan chức năng và Ban quản lý KĐT.


85


+ Đào tạo nâng cao chuyên môn cho đội ngũ cán bộ xây dựng đô thị tại
địa phương để cùng tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện xây dựng,
quản lý không gian xanh công cộng KĐT.
+ Đề xuất xây dựng dự thảo Quy chế quản lý không gian xanh công cộng
Khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây để vận dụng những nghiên cứu
trên.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của
cộng đồng về việc xây dựng, bảo vệ, quản lý khơng gian xanh cơng cộng.
Quy trình tham gia của cộng đồng vào quản lý không gian xanh công cộng
KĐT cần được cụ thể hóa bằng các văn bản để khuyến khích sự tham gia của
của người dân trong quản lý khu đô thị.


86

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Quốc hội (2009), Luật Quy hoạch đơ thị số 30/2009/QH12.
2. Chính phủ (2013), Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 về
quản lý đầu tư phát triển đơ thị;
3. Chính phủ (2010), Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về
lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đơ thị;
4. Chính phủ (2010), Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về
quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đơ thị;
5. Chính phủ (2009), Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28/9/2009 về
quản lý chiếu sáng đơ thị;
6. Chính phủ (2010), Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 về
quản lý cây xanh đơ thị.
7. Chính phủ (2007), Chỉ thị số 14/2007/CT-TTg ngày 16/3/2007 về tăng

cường công tác quản lý trật tự xây dựng tại các đô thị.
8. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010
của Bộ Xây dựng về quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;
9. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 19/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng
về hướng dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị;
10. Bộ Xây dựng (2008), Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày
03/04/2008 về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây
dựng”;
11. Bộ Xây dựng (2007), Chỉ thị số 02/CT-BXD ngày 01/02/2007 về
việc đẩy mạnh công tác cấp giấy phép xây dựng và tăng cường quản lý trật tự
xây dựng đô thị;


87

12. Bộ Xây dựng (2000), Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4449:1987, NXB
Xây dựng.
13. Bộ Xây dựng (2013), Thông tư Hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô
thị, Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013.
14. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng phát triển đơ thị, NXB
Xây dựng;
15. Nguyễn Đình Bồng & Đỗ Hậu (2005), Giáo trình: Quản lý đất đai và
bất động sản đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội;
16. Lê Trọng Bình (2006), Luật và chính sách quản lý xây dựng đô thị
Hà Nội, NXB Xây dựng;
17. Đỗ Hậu (2010), Xây dựng và quản lý không gian xanh trong các khu
đô thị mới ở Hà Nội đến năm 2020 với sự tham gia của cộng đồng.
18. Đỗ Hậu (2008), Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng
đồng, NXB Xây dựng;
19. Nguyễn Tố Lăng “Một số bài học kinh nghiệm nước ngồi về quản

lý đơ thị” (tài liệu tham khảo, giảng dạy);
20. Phạm Trọng Mạnh (2005), Quản lý đô thị, NXB Xây dựng.
21. Nguyễn Hồng Tiến (2011), Cơ sở xây dựng chính sách quản lý và
phát triển đô thị, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
22. Nguyễn Hồng Tiến (2015), Phát triển KGX góp phần xây dựng đô
thị xanh – đô thị PTBV, Bản tin HHCVCXVN số 15, tháng 6.2015.
23. Đào Ngọc Nghiêm (2008), Thực trạng và yêu cầu mới để phát triển
các Khu đô thị mới tại Hà Nội, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội.
24. GS.TSKH Ngơ Thế Thi (2006), Tạp chí Quy hoạch xây dựng, số
2/2006.
25. PGS.TS. Vũ Thị Vinh (2012), Phát triển cây xanh đô thị & sự tham
gia của cộng đồng.


88

26. TS.KTS. Hà Duy Anh (2016), Tạp chí Quy hoạch Đô thị, (số
24/2016), Cục phát triển đô thị - Bộ Xây Dựng.
27. Trần Mạnh Cường (2002), Nghiên cứu đề xuất giải pháp Tổ chức
không gian mở trong khu ở tại thành phố Hà Nội (Áp dụng cho khu ở tại các
khu đô thị mới ở Hà Nội), Luận văn Thạc sỹ Kiến trúc, Trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội.
28. Lê Chính Trực (2001), Nghiên cứu đê xuất giải pháp quy hoạch
mạng lưới cây xanh trong khu đô thị mới tại Hà Nội theo định hướng Quy
hoạch chung đến năm 2020, Luận văn Thạc sỹ Kiến trúc, Trường Đại học
Kiến trúc Hà Nội
29. Nguyễn Tú Anh (2002), Cải tạo và quản lý không gian xanh trong
các tiểu khu nhà ở thập niên 70 tại Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng (áp
dụng cho tiểu khu Thành Công - phường Thành Công), Luận văn Thạc sỹ
Kiến trúc, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

30. Lê Thị Hiền (2016), Định nghĩa và phân loại không gian xanh, Luận
văn Thạc sỹ Kiến trúc, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
31. Nhiều tác giả (1998), Quy hoạch và quản lý đơ thị có sự tham gia của
cộng đồng, Dự án Quốc gia VIE/95/050, Hà Nội.
32. Trang web: www. ashui.com
33. Trang web: www. starlake-hanoi.com
34. Trang web: www. mientrungland.com.vn
35. Trang web: www. meryland.vn
36. Trang web: www. vyctravel.com
37. Trang web: www. moc.gov.vn
38. Trang web: www. wikimapia.org
39. Trang web: www.quyhoach.vn
40. Trang web www.hanoimoi.com.vn


×