Tải bản đầy đủ (.pdf) (224 trang)

Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 224 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

Vế TH THU NGC

KINH Tế DU LịCH THEO HƯớNG
PHáT TRIểN BềN VữNG ở TỉNH THừA THIÊN HUế

LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: KINH T CHNH TR

H NI - 2018


HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

Vế TH THU NGC

KINH Tế DU LịCH THEO HƯớNG
PHáT TRIểN BềN VữNG ở TỉNH THừA THIÊN HUế

LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: KINH T CHNH TR
Mó s: 62 31 01 02

NGI HNG DN KHOA HC: PGS.TS. HONG TH BCH LOAN

H NI - 2018


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.

Tác giả luận án

Võ Thị Thu Ngọc


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

1

KINH TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

7
7

1.1. Các công trình khoa học đã được công bố liên quan đến luận án
1.2. Những kết luận tổng quát về tình hình nghiên cứu và vấn đề đặt ra luận án
cần tiếp tục nghiên cứu
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ DU LỊCH
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững
2.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế du lịch theo hướng phát

triển bền vững
2.3. Kinh nghiệm quốc tế, trong nước về đẩy mạnh kinh tế du lịch theo hướng
phát triển bền vững
Chương 3: THỰC TRẠNG KINH TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2006 - 2016

3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch và tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
3.2. Phân tích thực trạng kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh
Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2016
3.3. Đánh giá chung về thực trạng kinh tế du lịch theo hướng phát triển
bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH KINH
TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ

4.1. Bối cảnh chung ảnh hưởng đến kinh tế du lịch theo hướng phát triển
bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế
4.2. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng nhằm đẩy mạnh kinh tế du lịch
theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế
4.3. Giải pháp nhằm đẩy mạnh kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững
ở tỉnh Thừa Thiên Huế
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

20
23
23
34

48
56
56
65
102

111
111
115
119
151
153
154
170


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB
CIEM
DL
ESRT

EU
FDI
GDP
ILO
JICA
KOIKA
KTDL
KT-XH

PTBV
PCI
TT-Huế
UBND
UNESCO

UNWTO
VCCI

Asian Development Bank
Central Institute for
Economic Management

Ngân hàng Phát triển Châu Á
Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế
Trung uơng
Du lịch
Environmentally and Socially Chương trình Phát triển Năng lực
Responsible Tourism
Du lịch có Trách nhiệm với Môi
trường và Xã hội
European Union
Liên minh Châu Âu
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm nội địa
International Labour
Tổ chức Lao động quốc tế
Organization

The Japan International
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
Cooperation Agency
The Korea International
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc
Cooperation Agency
Kinh tế du lịch
Kinh tế - xã hội
Phát triển bền vững
Provincial Competitiveness
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Index
Thừa Thiên Huế
Ủy ban nhân dân
United Nations Educational
Scientific and Cultural
Organization
World Tourism Organization
Vietnam Chamber of
Commerce and Industry

Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo
dục của Liên Hiệp Quốc
Tổ chức Du lịch Thế giới
Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Bộ tiêu chuẩn đánh giá của Nguyễn Đức Tuy (2014)

37

Bảng 3.1: Doanh thu ngành kinh tế du lịch các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng,
Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2016

67

Bảng 3.2: So sánh doanh thu ngành kinh tế du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế với
vùng Bắc - Nam Trung Bộ và toàn quốc giai đoạn 2010 - 2016

67

Bảng 3.3: Tình hình đầu tư nước ngoài Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ giai
đoạn 1988 - 2016

70

Bảng 3.4: Tỷ lệ vốn đầu tư trên địa bàn cho dịch vụ lưu trú ăn uống và dịch vụ
vui chơi giải trí của các tỉnh thuộc Vùng kinh tế Trọng điểm Trung
Bộ qua các năm tính theo giá so sánh 2010

71

Bảng 3.5: Thực trạng lao động ngành kinh tế du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế từ
năm 2006 đến năm 2016
Bảng 3.6: Các cơ sở đào tạo nhân lực ngành du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế

74

75

Bảng 3.7: So sánh lượng khách quốc tế đến tỉnh Thừa Thiên Huế với vùng
Bắc - Nam Trung Bộ và toàn quốc giai đoạn 2010 - 2016
Bảng 3.8: Chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch

79
81

Bảng 3.9: Cơ cấu chi tiêu bình quân một ngày khách quốc tế tại tỉnh Thừa
Thiên Huế

82

Bảng 3.10: Chi tiêu bình quân một lượt khách du lịch quốc tế cao nhất chia
theo nước đến đối với tỉnh Thừa Thiên Huế và Việt Nam

83

Bảng 3.11: Tổng hợp vốn ngân sách đầu tư tu bổ di tích tỉnh Thừa Thiên Huế

89


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn
2005 -2016

59


Biểu đồ 3.2: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai
đoạn 2005 - 2016 (theo giá thực tế)

60

Biểu đồ 3.3: Doanh thu ngành kinh tế du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế qua
các năm

66

Biểu đồ 3.4: Vốn đầu tư trên địa bàn của các tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng
điểm Trung Bộ qua các năm tính theo giá so sánh 2010
Biểu đồ 3.5: Thống kê cơ sở lưu trú tại tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm

71
72

Biểu đồ 3.6: Cơ cấu doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ lưu trú, ăn uống của tỉnh
Thừa Thiên Huế và Quảng Nam năm 2016

73

Biểu đồ 3.7: Đào tạo lao động tại tỉnh Thừa Thiên Huế so với tỉnh Quảng Nam
và trung vị cả nước năm 2016

76

Biểu đồ 3.8: Thống kê tổng lượng khách và khách trong nước đến tỉnh Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2016


78

Biểu đồ 3.9: Tổng số lượt khách quốc tế và tỷ lệ khách quốc tế đến tỉnh Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2016

79

Biểu đồ 3.10: Các kênh tiếp cận thông tin về du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế của
du khách
Biểu đồ 3.11: Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch theo từng tỉnh

80
80

Biểu đồ 3.12: Mức độ hài lòng của du khách đối với mặt hàng lưu niệm, đặc
sản của tỉnh Thừa Thiên Huế

84

Biểu đồ 3.13: Mức độ hài lòng của du khách đối với một số tiêu chí về du lịch
tỉnh Thừa Thiên Huế

85

Biểu đồ 3.14: Đánh giá của người dân địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế về ảnh
hưởng của kinh tế du lịch tới kinh tế địa phương

86



Biểu đồ 3.15: Đánh giá của người dân địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế về ảnh
hưởng của kinh tế du lịch tới văn hóa xã hội địa phương

90

Biểu đồ 3.16: Đánh giá của người dân địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế về ảnh
hưởng của kinh tế du lịch tới môi trường

95

Biểu đồ 3.17: Khối lượng chất thải rắn phát sinh ở tỉnh Thừa Thiên Huế
năm 2014

96

Biểu đồ 3.18: Khối lượng chất thải phát sinh trong 1 ngày qua các năm và dự
báo trong tương lai tại tỉnh Thừa Thiên Huế

97

Biểu đồ 3.19: Đánh giá của người dân địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế về ảnh
hưởng của kinh tế du lịch đến môi trường thông qua hai tiêu chí
“vệ sinh xung quanh các cơ sở lưu trú đảm bảo” và “cơ sở ăn
uống tại địa phương đảm bảo vệ sinh sạch sẽ”

98

Biểu đồ 3.20: Mức độ hài lòng của du khách đối với chất lượng vệ sinh nói
chung và chất lượng của các cơ sở lưu trú tại tỉnh Thừa Thiên Huế


99


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận án
Ngày nay, du lịch (DL) là một nhu cầu không thể thiếu và đã trở thành một
hiện tượng kinh tế - xã hội (KT-XH) phổ biến trên thế giới. Kinh tế du lịch (KTDL)
đã và đang trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển
của mỗi quốc gia, bởi nó không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế;
tạo thêm nhiều việc làm; phát triển các ngành dịch vụ và hệ thống cơ sở hạ tầng mà
còn góp phần thúc đẩy hoà bình và giao lưu văn hoá. Ở những quốc gia, nơi có
nguồn tài nguyên DL dồi dào, đã và đang nổ lực phát huy lợi thế, triển khai đồng bộ
những giải pháp, đặc biệt là định hướng phát triển bền vững (PTBV) để biến KTDL
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Việt Nam nằm trong khu vực có tốc độ tăng trưởng KTDL nhanh trong những
năm vừa qua và được dự báo là một trong những trọng điểm phát triển DL của thế
giới trong thế kỷ XXI. Từ những tiềm năng, thế mạnh về DL và lợi ích to lớn do
ngành KTDL đem lại, nên trong xu hướng phát triển KT-XH của quốc gia hiện nay,
KTDL được xem là đầu tàu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên,
chặng đường phát triển của ngành KTDL nước ta vẫn đang đối diện với nhiều khó
khăn, thách thức cần phải vượt qua. Trước tình hình đó, ngày 16/01/2017, Bộ Chính
Trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về “Phát triển DL trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn” theo đó quan điểm “Phát triển DL bền vững; bảo tồn và phát huy các di
sản văn hoá và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và
thiên nhiên;…” cũng được đưa ra [4]. Đây được xem là trách nhiệm của toàn xã hội
mà vai trò, sứ mệnh trước hết thuộc về những “cánh chim đầu đàn”, đó là những địa
phương đi đầu trong phát triển DL, là trung tâm văn hoá - DL của cả nước.

Tỉnh Thừa Thiên Huế (TT-Huế) là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung
Bộ, là địa phương nằm trong ba vùng phát triển DL trọng điểm của quốc gia, trong
đó thành phố Huế đã được Chính phủ xác định là một trong 5 thành phố DL và là
thành phố Festival đặc trưng của cả nước. Đặc biệt, Tỉnh TT-Huế được kế thừa Di
sản Thế giới Kinh đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế cùng với vịnh Lăng Cô đã
được đưa vào danh sách các vịnh biển đẹp nhất thế giới hiện nay… Sau 5 năm thực
hiện Nghị quyết 06-NQ/TU của Tỉnh uỷ về “Xây dựng TT-Huế xứng tầm là trung


2
tâm văn hoá, DL đặc sắc của cả nước”, đến nay ngành KTDL địa phương đã đạt
được những kết quả khả quan. Lượng khách DL đến Huế ngày càng tăng; tốc độ
tăng trưởng khá; DL - dịch vụ chiếm 55% trong GDRP của tỉnh; doanh thu KTDL
tăng bình quân gần 16%/năm. Huế đã trở thành điểm đến không thể thiếu trong
hành trình DL Việt Nam.
Tuy đã đạt được nhiều thành quả to lớn nhưng ngành KTDL tỉnh TT-Huế
vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: tài nguyên DL chưa
được đầu tư khai thác hết lợi thế; ý thức và mức độ tham gia của công đồng đối với
hoạt động KTDL còn hạn chế; những thách thức do xu hướng cạnh tranh giữa các
điểm đến DL trong nước ngày càng gay gắt; đối mặt với nguy cơ biến đổi khí hậu,
tình hình chính trị - xã hội bất ổn... Đặc biệt có thể thấy trong 15 năm gần đây,
ngành KTDL tỉnh TT-Huế tăng trưởng chưa vững chắc, thậm chí là phát triển thụt
lùi so với những địa phương đi sau và mới nổi như Đà Nẵng, Nha Trang - Khánh
Hoà. Qua đó phải thẳng thắn thừa nhận rằng ngay trong quá trình phát triển ngành
KTDL của địa phương đã tồn tại nguy cơ thiếu bền vững. Bên cạnh đó hoạt động
kinh doanh DL đã gây không ít tác động tiêu cực tới tài nguyên DL; tới môi trường
tự nhiên, xã hội; tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể;
và gây ra nhiều ngoại ứng tiêu cực tới cộng đồng.
Về cơ bản các biểu hiện nêu trên đã phản ánh tính chất thiếu bền vững trong
quá trình phát triển của ngành KTDL xét trên quy mô toàn tỉnh TT-Huế. Vấn đề đó

đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển KTDL trước mắt cũng như lâu dài ở
địa phương. Do vậy, để đảm bảo định hướng phát triển KTDL với tư cách là ngành
kinh tế mũi nhọn trên cơ sở hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy KTDL theo
hướng ngày càng bền vững hơn, góp phần thúc đẩy KT-XH tỉnh TT-Huế phát triển
là một yêu cầu và nhiệm vụ chiến lược vừa cấp thiết vừa lâu dài. Xuất phát từ
những vấn đề nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Kinh tế du lịch theo hướng phát
triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ
chuyên ngành Kinh tế Chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ lý luận về KTDL theo hướng PTBV ở địa bàn cấp tỉnh để
đánh giá thành tựu và hạn chế của KTDL theo hướng PTBV, từ đó đề xuất những


3
phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh
TT-Huế trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn KTDL theo hướng PTBV bao gồm khái niệm,
đặc điểm, vai trò, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến KTDL theo hướng PTBV.
- Nghiên cứu kinh nghiệm thành công về KTDL theo hướng PTBV ở một số
quốc gia và địa phương trong nước để rút ra bài học cho KTDL theo hướng PTBV ở
địa bàn cấp tỉnh.
- Phân tích và đánh giá những thành tựu và hạn chế của KTDL theo hướng
PTBV ở tỉnh TT-Huế từ năm 2006 đến 2016 dựa trên các nhóm tiêu chí đánh giá đã
được xây dựng.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy KTDL theo hướng
PTBV ở tỉnh TT-Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu về KTDL theo hướng PTBV dưới góc độ độ khoa học
kinh tế chính trị. Trong đó, luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực
tiễn liên quan đến KTDL theo hướng PTBV trên 3 mặt: kinh tế, văn hoá - xã hội, tài
nguyên - môi trường trên địa bàn tỉnh TT-Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án đi sâu nghiên cứu quan niệm, đặc điểm, vai trò, nội
dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến KTDL theo hướng PTBV. Việc
nghiên cứu chủ thể được tập trung vào việc phân tích, đánh giá thành tựu và hạn chế
của KTDL theo hướng PTBV trên 3 nhóm nội dung để từ đó tìm ra giải pháp thúc
đẩy KTDL theo hướng PTBV đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- Về không gian: Địa bàn tỉnh TT-Huế của Việt Nam
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế
trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của KTDL theo hướng PTBV tiếp
cận theo góc độ nghiên cứu của chuyên ngành kinh tế chính trị?


4
Câu hỏi 2: Nội dung và những tiêu chí đánh giá KTDL theo hướng PTBV ở
địa bàn cấp tỉnh?
Câu hỏi 3: Những thành tựu và hạn chế của KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh
TT-Huế trong giai đoạn 2006 - 2016?
Câu hỏi 4: Những vấn đề đặt ra cho KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế
trong thời gian tới?
Câu hỏi 5: Những giải pháp cơ bản để thúc đẩy KTDL theo hướng PTBV ở
tỉnh TT-Huế trong tương lai?
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh; cũng như những quan điểm, đường lối và chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước, tỉnh TT-Huế về KTDL nói chung và KTDL theo hướng
PTBV nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Đây là phương pháp đặc thù của
kinh tế chính trị học. Trong luận án, phương pháp này được sử dụng để khái quát
những đặc điểm, vai trò của KTDL theo hướng PTBV, đồng thời chỉ ra nguyên
nhân của những hạn chế của KTDL theo hướng PTVB ở tỉnh TT-Huế.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng hợp, so sánh: Luận án đã nghiên cứu
một số công trình trong nước và nước ngoài có liên quan đến KTDL theo hướng
PTBV từ đó xây dựng khung lý thuyết, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm về
KTDL theo hướng PTBV từ đó rút ra bài học cho tỉnh TT-Huế.
- Phương pháp thu thập, thống kê số liệu và mô hình hoá: Luận án đã sử
dụng những nguồn số liệu thứ cấp đáng tin cậy được thu thập từ các Sở Ban Ngành
có liên quan; Tổng cục Thống kê; các báo cáo tổng kết hội nghị, hội thảo; kết quả
điều tra của các tổ chức có uy tín… từ đó mô hình hoá dưới các dạng bảng, biểu đồ
để đánh giá thành tựu, hạn chế của KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn:
Được sử dụng để khảo sát thực tế về KTDL theo hướng PTBV trên địa bàn tỉnh.
Đối tượng điều tra khảo sát được chia thành 2 nhóm: khách du lịch và người dân.


5
Nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện, với yêu cầu
mức độ tin cậy là 95%, sai số chọn mẫu (e) không vượt quá 10% kích cỡ mẫu. Kích
cỡ mẫu cho nghiên cứu được xác định theo công thức (Mark Saunders, Philip
Lewis, Adiean Thornhill, 2010):

(n là kích cỡ mẫu dự tính, Z là giá trị ướng ứng của miền thống kê)
+ Đối với khách du lịch, với mức ý nghĩa α = 5%, Z = 1,96; p = 0,5 (cho kích

cỡ mẫu lớn nhất); e: sai số cho phép (6%) đối với nghiên cứu mới. Kết quả số
quan sát trong mẫu theo công thức là 267. Để đảm bảo số bảng hỏi thu về đầy đủ
và chất lượng, phòng trừ trường hợp khách không đánh hoặc không trả lời hết các
mục hỏi, nghiên cứu tiến hành khảo sát 334 khách du lịch, thu về 290 bảng hỏi
hợp lệ (183 khách nội địa và 117 khách quốc tế). Do số lượng khách DL nội địa
tương đương 2/3 tổng số khách đến tỉnh TT-Huế hằng năm, 1/3 lượng khách còn
lại thuộc khách DL quốc tế. Nên cơ cấu mẫu điều tra của luận án cũng sẽ được
điều chỉnh theo tỷ lệ 2/3 khách nội địa và 1/3 khách quốc tế, để đảm bảo tính đại
diện của mẫu đối với tổng thể.
+ Đối với người dân, với mức ý nghĩa α = 5%, Z = 1,96; p = 0,5 (cho kích cỡ
mẫu lớn nhất); e: sai số cho phép (8%) đối với nghiên cứu mới. Kết quả số quan sát
trong mẫu theo công thức là 150. Để đảm bảo số bảng hỏi thu về đầy đủ và chất
lượng, nghiên cứu tiến hành khảo sát 188 người dân, thu về 150 bảng hỏi hợp lệ.
Phiếu được phát ra theo cách chọn mẫu có phân loại đó là tại các khu, điểm DL nổi
bật của tỉnh TT-Huế.
Ngoài ra luận án còn sử dụng phương pháp Delphi để phỏng vấn, hỏi đáp với
các chuyên gia nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Tiếp cận vấn đề nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính trị, luận án góp phần
làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung và xây dựng tiêu chí đánh giá KTDL
theo hướng PTBV trên địa bàn cấp tỉnh. Từ thực tiễn kinh nghiệm về KTDL theo
hướng PTBV của một số số quốc gia và một số địa phương trong cả nước, luận án
đã rút ra những bài học quý báu cho KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế.


6
- Luận án đi vào phân tích, đánh giá thực trạng KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh
TT-Huế từ năm 2006 đến 2016 dựa trên các nội dung và nhóm tiêu chí đã được xây
dựng để chỉ ra những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, đặc
biệt là nêu một số vấn đề đặt ra đối với KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế.

- Luận án luận giải bối cảnh và dự báo xu hướng phát triển KTDL trên thế
giới cũng như ở Việt Nam. Đồng thời, luận án đề xuất những phương hướng, giải
pháp nhằm đẩy mạnh KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2030.

7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án được kết cấu gồm 4 chương, 11 tiết:


7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN KINH TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN

1.1.1. Những nghiên cứu về ngành kinh tế du lịch
Ngày nay, ở nhiều nước trên thế giới, KTDL đã trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn, có vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng
trong tăng thu nhập bình quân đầu người, giải quyết việc làm cho người lao động, bảo
tồn giá trị văn hoá, nâng cao ý thức nhân dân… Nhận thức được tầm quan trọng và vai
trò của ngành KTDL, nhiều tổ chức và các nhà khoa học đã có những nghiên cứu
chuyên sâu về ngành kinh tế này và đem lại những đóng góp nhất định cả về mặt lý
luận lẫn thực tiễn cho sự phát triển ngành KTDL nói riêng và nền kinh tế nói chung.

1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Những nghiên cứu về KTDL của các nước trên thế giới đã đưa ra một số
khái niệm về DL và KTDL, hướng vào giải thích phạm trù phản ánh hiện tượng về
hoạt động kinh doanh, dịch vụ DL; các bộ phận cấu thành, các hình thức dịch vụ

DL; quan hệ cung - cầu và cơ chế vận hành hoạt động kinh doanh DL, trong đó tiêu
biểu là các công trình:
Hollier, R., & Lanquar, R. nghiên cứu “Le Marketing Touristique” “Marketing Du lịch”. Trong nghiên cứu này tác giả phân tích và đưa ra khái niệm về
marketing DL, trình bày lịch sử của marketing DL qua các thời kỳ, đánh giá cung cầu của hoạt động DL. Bên cạnh đó tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm mục tiêu
phát triển marketing DL ở các quốc gia như: Xây dựng hệ thống vận chuyển khách
DL có hiệu quả; hoàn thiện cơ sở vật chất công cộng tại các điểm đến DL; tăng
cường các hoạt động hỗ trợ tại các điểm đến DL trong điều kiện thời tiết xấu; xây
dựng chính sách giá cả phù hợp đối với các mùa cao điểm và thấp điểm; cung của
hoạt động DL phải hướng vào các nhóm khách hàng cụ thể [181].
Martin Oppermann và Kye Sung Chon nghiên cứu “Tourism in Developing
Countries” - “Du lịch ở các nước đang phát triển”. Các tác giả phân tích sự phát


8
triển DL ở các quốc gia và tập trung ở các nước đang phát triển. Đặc biệt nghiên
cứu sâu về quá trình phát triển ngành DL tại các đất nước đang phát triển qua các
giai đoạn: từ năm 1930 đến 1960, từ năm 1970 đến 1985 và giai đoạn từ năm 1985
đến 1993. Bên cạnh đó nghiên cứu này còn đánh giá mối liên hệ giữa chính phủ và
ngành DL tại các quốc gia [190].
Dwyer, L., Forsyth, P., & Papatheodorou, A với đề tài “Economics of
tourism” - “Kinh tế du lịch”. Trong cuốn sách này các tác giả đã sử dụng các mô
hình kinh tế để đo lường và phân tích cung - cầu DL, từ đó đưa ra những dự báo về
xu hướng phát triển KTDL trong tương lai. Đánh giá những tác động của tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế đến ngành KTDL. Bên cạnh đó, dưới góc độ kinh tế học vĩ
mô, kinh tế học vi mô, các tác giả đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu theo
mùa đến sự phát triển ngành KTDL [179].
Chheang, V. nghiên cứu “Tourism and regional integration in Southeast
Asia” - “Du lịch và hội nhập khu vực ở Đông Nam Á”. Trong nghiên cứu này tác
giả đã tiến hành phân tích khái niệm chung, vai trò của phát triển KTDL tại các
quốc gia trong giai đoạn hội nhập Asian. Bên cạnh đó phân tích chính sách phát

triển đối với ngành KTDL của các quốc gia thành viên Asian. Nhìn chung các quốc
gia trong khối Asian đều xem trọng việc liên kết, hợp tác phát triển KTDL giữa các
quốc gia trong khu vực. Chính vì thế các quốc gia này cần có những chính sách hợp
lý nhằm mục tiêu phát triển KTDL phù hợp với xu thế chung của quá trình hộp
nhập khu vực [177].
Tisdell, C.A. với đề tài “Handbook of tourism economics: analysis, new
applications and case studies” - “Cẩm nang Kinh tế Du lịch: Phân tích, ứng dụng
mới và các nghiên cứu tình huống”. Trong cuốn sách này, tác giả nghiên cứu những
khía cạnh quan trọng trong ngành KTDL như: các nhu cầu trong DL, tiến trình cung
cấp các dịch vụ DL, nghiên cứu chuyên sâu về các cơ hội và tính ứng dụng trong
ngành DL. Bên cạnh đó nghiên cứu quá trình phát triển và sự đóng góp của KTDL
đối với nền kinh tế của một số quốc gia như: Ấn Độ, Nhật, Úc, Bồ Đào Nha và
Trung Quốc [196].
Nhìn chung, những nghiên cứu trên đã quan tâm đến những tri thức lý luận
và thực tiễn về mặt kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động KTDL, đến kinh doanh DL,
thị trường DL và nêu kinh nghiệm phát triển KTDL của một số nước.


9
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Đến nay, ở Việt Nam cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về DL và
KTDL. Liên quan đến nội dung này, dưới dạng các công trình là đề tài khoa học, luận
án tiến sĩ đã có các công trình chủ yếu sau:
Lê Văn Minh với đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển
khu du lịch”. Trong nghiên cứu này, tác giả làm rõ các khái niệm về DL, khu DL;
vai trò của đầu tư phát triển các khu DL và kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc
gia về đầu tư phát triển các khu DL. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng tiến hành đánh
giá thực trạng các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư
phát triển KTDL. Thông qua đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác đầu tư phát triển khu DL như: Giải pháp về công tác tổ chức, quản lý các

khu DL; giải pháp về xây dựng, quản lý và thực hiện quy hoạch các khu DL; giải
pháp về quyền sử dụng đất đai ở các khu DL; giải pháp về đầu tư phát triển các khu
DL; giải pháp về huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển khu DL; giải pháp về cơ
chế, chính sách tài chính, thuế trong đầu tư phát triển các khu DL; giải pháp về phối
hợp và hợp tác liên ngành, liên vùng trong khai thác tài nguyên ở các khu DL; giải
pháp về cải cách thủ tục hành chính; giải pháp hỗ trợ, khuyến khích cộng đồng tham
gia phát triển các khu DL; giải pháp về đầu tư, bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài nguyên
DL và bảo vệ môi trường [77].
Nguyễn Thị Tú với luận án “Những giải pháp phát triển Du lịch sinh thái Việt
Nam trong xu thế hội nhập”. Nghiên cứu đã tiến hành phân tích làm rõ khái niệm về
DL, DL sinh thái, yêu cầu và nội dung phát triển DL sinh thái xu thế hội nhập. Đánh
giá thực trạng phát triển DL sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập. Từ đó, tác giả
đưa ra những giải pháp phát triển DL sinh thái Việt Nam bao gồm: Quy hoạch DL
sinh thái bền vững theo hướng cộng đồng; Tổ chức quản lý và cơ chế chính sách
nhằm hỗ trợ phát triển DL sinh thái; Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ
sở vật chất - kỹ thuật; Đa dạng hóa và tạo tính đặc thù sản phẩm DL sinh thái; Nâng
cao chất lượng sản phẩm DL sinh thái; Chú trọng công tác bảo tồn đa dạng sinh học
và bảo vệ môi trường; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực DL sinh thái; Tăng
cường nghiên cứu thị trường, quảng bá và xúc tiến DL sinh thái; Tăng cường hội
nhập và hợp tác quốc tế trong phát triển DL sinh thái; Đẩy mạnh tuyên truyền giáo
dục nâng cao nhận thức về DL sinh thái [145].


10
Đỗ Cẩm Thơ “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm Du lịch Việt Nam có tính cạnh
tranh trong khu vực và quốc tế”. Trong nghiên cứu, tác giả trình bày những vấn đề cơ
bản về sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó tác giả phân tích cấu thành
sản phẩm chung của điểm đến và sản phẩm theo các loại hình du lịch, định vị được
sản phẩm du lịch Việt Nam trên thị trường khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó tác giả
đề xuất một số giải pháp cơ bản đề giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm du

lịch, nhất là sản phẩm của lữ hành du lịch bao gồm: Tính hấp dẫn và độc đáo của tài
nguyên DL; Tính đa dạng của dịch vụ DL; Chất lượng sản phẩm DL; Tổ chức xây
dựng sản phẩm DL; Đầu tư xúc tiến sản phẩm DL; Giá sản phẩm DL; Khả năng tiếp
cận sản phẩm; Thương hiệu sản phẩm DL; Chu kỳ sống của sản phẩm DL; và Yếu tố
đặc biệt của sản phẩm DL [118].
Nguyễn Đình Sơn “Phát triển Kinh tế du lịch ở vùng Du lịch Bắc Bộ và tác
động của nó tới quốc phòng - an ninh”. Luận án khái quát lý luận chung về phát triển
KTDL và tác động của nó đến tới quốc phòng - an ninh. Bên cạnh đó tác giả phân
tích những đặc điểm cơ bản của KTDL. Phân tích thực trạng KTDL ở vùng Bắc Bộ
và tác động của nó đến tới quốc phòng - an ninh. Bên cạnh đó tác giả đã đề xuất
phương hướng, mục tiêu và những giải pháp cơ bản để phát triển KTDL ở vùng Bắc
Bộ kết hợp với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh trong thời gian tới [114].
Phạm Trung Lương với đề tài “Cơ sở khoa học phát triển Du lịch đảo ven bờ
vùng DL Bắc Trung Bộ” do Viện NC & PT DL chủ trì. Nghiên cứu nhằm mục tiêu
phát triển DL đảo ven bờ vùng DL Bắc Trung Bộ nhằm phát triển kinh tế, xã hội, an
ninh, quốc phòng ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
đảm bảo sự phát triển DL đảo bền vững: Nâng cao nhận thức và hiểu biết của DL
đảo; Chính sách, Quy hoạch, Đầu tư; Phát triển sản phẩm - thị trường DL biển đảo;
Xúc tiến quảng bá DL biển đảo; Phát triển nguồn nhân lực; Bảo vệ tài nguyên, môi
trường DL biển - đảo; Phát triển DL biển gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh [74].
Nguyễn Anh Tuấn với luận án “Năng lực cạnh tranh điểm đến của Du lịch
Việt Nam”. Trong nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu khái quát một số vấn đề lý luận
cơ bản về năng lực cạnh tranh điểm đến của DL như: cạnh tranh, năng lực cạnh tranh,
điểm đến và năng lực cạnh tranh điểm đến. Nghiên cứu tiến hành đánh giá thực trạng
năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành DL Việt Nam, từ đó chỉ ra điểm mạnh, điểm


11
yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành DL Việt Nam. Từ đó tác giả đề xuất 7 nhóm
giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành DL Việt Nam [147].

Nguyễn Thu Hạnh nghiên cứu đề tài “Hiện trạng và giải pháp phát triển các
khu du lịch biển quốc gia tại vùng Du lịch Bắc Trung Bộ”. Nghiên cứu làm rõ cơ sở
lý luận về DL biển và phát triển khu DL biển quốc gia. Trên cơ sở tổng kết kinh
nghiệm phát triển của một số khu DL biển quốc gia nước ngoài, tác giả đề xuất một
số giải pháp sau: Tổ chức phát triển và quản lý khu DL phải nằm trong chiến lược
phát triển DL bền vững của đất nước; Xác định một cách rõ ràng về thị trường, đối
tượng và nhu cầu DL của hệ thống các khu DL; Lựa chọn vị trí phù hợp để thu hút
khách DL; Tổ chức hình thành khu DL phải gắn với mạng lưới giao thông đường bộ,
đường sông, đường biển, đường sắt, đường không và gắn với các thị trường lớn về
DL; Hệ thống các khu DL có chung thị trường lưu trú, từ đó đề nghị phải ứng dụng
những công nghệ, thành tựu khoa học trong việc tổ chức, quản lý khách sạn trong khu
DL; Các khu DL có quy luật vòng đời của sự hấp dẫn, muốn kéo dài vòng đời hấp
dẫn của khu DL phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau, phải có kế hoạch
khai thác đúng mức, liên tục ứng dụng KH - CN, liên tục hoàn thiện, đổi mới sản
phẩm DL, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của thị trường...; Hình thành và phát triển các
khu DL không mùa để khai thác quanh năm: Phải tổ chức nghiên cứu thị trường riêng
cho hệ thống các khu DL; Phải biết gắn kết hợp giữa khu DL với các điểm, khu tham
quan, khu vui chơi giải trí công cộng; Hình thành và phát triển các khu DL đều có
tính hai mặt, nên cần phải quan tâm giải quyết yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến môi
trường xã hội [58].
Nguyễn Quang Vinh, “Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch lữ
hành quốc tế Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới
(WTO)”. Tác giả hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn về khả năng cạnh tranh của
các doanh nghiệp DL lữ hành quốc tế, các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh,
đề xuất các chỉ số đo lường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp DL lữ hành
quốc tế. Bên cạnh đó phân tích kinh nghiệm cạnh tranh của doanh nghiệp DL lữ hành
quốc tế Việt Nam, những bài học thành công và chưa thành công trong việc nâng cao
khả năng cạnh tranh hiện tại và triển vọng nâng cao khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp DL sau khi nước ta vào WTO. Từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp



12
nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp DL lữ hành Việt Nam
trong thời gian tới [172].
Nguyễn Trùng Khánh nghiên cứu vấn đề “Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và
gợi ý chính sách cho Việt Nam”. Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ lữ
hành DL trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế từ kinh nghiêm của một số nước
Đông Á như Trung Quốc, Malaixia và Thái Lan. Từ đó luận án đề xuất một số giải
pháp cơ bản và kiến nghị về chính sách phát triển dịch vụ lữ hành DL cho Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay [67].
Nguyễn Thị Hồng Lâm nghiên cứu về “Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung
Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế”. Luận án hệ thống hóa lý luận về KTDL trong hội
nhập kinh tế quốc tế của một vùng DL ở Việt Nam dưới góc độ kinh tế chính trị.
Trong đó, luận án đã khái quát các yếu tố cấu thành KTDL, phân tích làm rõ mối
quan hệ giữa KTDL với sự phát triển KT-XH và các nhân tố ảnh hưởng đến KTDL
trong hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó luận án tiến hành đánh giá thực trạng về
KTDL, phân tích những thành tựu, hạn chế của KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong
hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó, phân tích những nguyên nhân khách quan lẫn chủ
quan dẫn đến những thành tựu, hạn chế đó. Qua đó đề xuất phương hướng và giải
pháp thúc đẩy phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế trong thời gian tới [70].
Đoàn Thị Trang với đề tài luận án “Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc trong hội nhập quốc tế”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ cơ sở lý
luận về KTDL ở vùng kinh tế trọng điểm trong hội nhập quốc tế. Trong đó, luận án
phân tích rõ mối quan hệ tác động qua lại giữa KTDL ở vùng kinh tế trọng điểm và
hội nhập quốc tế; xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả KTDL ở vùng kinh tế trọng
điểm trong hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó tác giả tiến hành đánh giá thực trạng và chỉ
rõ những vấn đề đặt ra đối với KTDL ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong hội
nhập quốc tế. Xây dựng quan điểm và đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát triển

KTDL ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong hội nhập quốc tế bao gồm: Đổi mới
tư duy, nhận thức của các cấp quản lý và nhân dân trong vùng về vai trò, tầm quan
trọng của phát triển KTDL; Đẩy mạnh liên kết vùng để phát triển KTDL thành ngành


13
kinh tế mũi nhọn, đặc biệt là liên kết trong xây dựng sản phẩm, dịch vụ DL, liên kết
trong xúc tiến quảng bá DL và bảo vệ tài nguyên, môi trường, tham gia vào chuỗi sản
phẩm DL trong nước, khu vực và trên thế giới; Đảm bảo về số lượng, nâng cao về
chất lượng nguồn nhân lực; ứng dụng khoa học - công nghệ phục vụ KTDL; Tổ chức
xây dựng, thực hiện, quản lý và giám sát quy hoạch DL một cách hiệu quả giữa các
địa phương và các ngành; Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật DL,
trong đó liên kết và huy động nguồn vốn là hai hoạt động quan trọng; Đẩy mạnh hợp
tác khu vực và quốc tế để phát triển KTDL vùng [141].

1.1.2. Những nghiên cứu về kinh tế du lịch theo hướng phát triển
bền vững
1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
William Theobald nghiên cứu về “Global Tourism - The next decade” - “Du
lịch toàn cầu - Thập kỷ tới”. Nghiên cứu này chỉ ra khái niệm và phân loại các loại
hình DL; xác định những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của hoạt đông DL đến môi
trường taị các địa phương; xây dựng các kế hoạch nhằm phát triển DL. Bên cạnh đó,
nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng DL là một trong những nguồn lực lớn thúc đẩy nền
hòa bình, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau, đặc biệt chỉ ra vai trò DL đối với hòa bình
thế giới [207].
Richards,G., & Hall, D. (Eds.) nghiên cứu “Tourism and sustainable
community development” - “Du lịch và phát triển cộng đồng bền vững”. Trong
nghiên cứu này, các tác giả thực hiện khảo sát tại một số quốc gia nhằm tìm câu trả
lời cho mối tương quan giữa du lich và phát triển cộng đồng bền vững. Các tác giả
đánh giá những tác động của DL đến cộng đồng địa phương trên các khía cạnh kinh

tế, văn hóa và môi trường. Bên cạnh đó, các tác giả đã nhấn mạnh mối quan hệ
tương tác cũng như vai trò giữa du lịch và cộng đồng trong phát triển bền vững. Từ
đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch có tính hài hòa,
bền vững hơn [192].
World Tourism Organization với cuốn sách “Indicators of sustainable
development for tourism destinations: a guidebook” - “Bộ chỉ số phát triển bền vững
cho các điểm đến du lịch”. Trong cuốn sách này, UNWTO phân tích vai trò và sự cần
thiết của việc xây dựng và ứng dụng các chỉ số PTBV cho các điểm đến DL. Từ đó


14
đề xuất 13 nhóm với 40 chỉ số về PTBV tại các điểm đến DL như các chỉ số về an
sinh, duy trì và PTBV các bản sắc văn hóa, sự tham gia của cộng đồng trong DL, yếu
tố an toàn và sức khỏe, khả năng nắm bắt lợi ích kinh tế từ du lịch, công tác giám sát
sử dụng tài nguyên và quản lý năng lượng, hạn chế tác động tiêu cực của các hoạt
động du lịch, trình độ kiểm soát và quản lý, việc thiết kế sản phẩm và dịch vụ, tính
bền vững của các hoạt động du lịch. Nghiên cứu này có ý nghĩa tham khảo về lý
thuyết cũng như thực hành phát triển bền vững du lịch của các địa phương [208].
Ioan Franc, V., & Istoc, E. M nghiên cứu “Cultural tourism and sustainable
development” - “Du lịch văn hóa và phát triển bền vững”. Nghiên cứu phân tích ảnh
hưởng của du lịch văn hóa đối với sự phát triển của một vùng, một địa phương. Đánh
giá những ảnh hưởng trên theo hướng tích cực hay hạn chế và mức độ tác động đối
với sự phát triển bền vững của một vùng, một địa phương [182].
Butowski, L. nghiên cứu “Sustainable Tourism - A Model Approach”. Trong
nghiên cứu này tác giả đã nghiên cứu các khái niệm về DL bền vững, PTBV thông
qua DL, nguyên tắc bền vững phát triển DL và phát triển DL về DL bền vững. Bên
cạnh đó tác giả đã xây dựng mô hình lý thuyết về sự PTBV trong DL, đặc biệt là
trong các khía cạnh lý thuyết của họ [176].
Ruoss, E., & Alfarè, L. nghiên cứu “Sustainable Tourism as Driving Force for
Cultural Heritage Sites Development” - “Du lịch bền vững là động lực phát triển di

sản văn hóa”. Nghiên cứu đã hệ thống một số lý thuyết về di sản văn hóa, du lịch bền
vững, quy định của một số tổ chức và quốc gia về bảo vệ di sản; đánh giá mối quan
hệ hai chiều giữa du lịch và di sản văn hóa. Từ đó chỉ ra những thuận lợi và thách
thức từ sự phát triển của hoạt động du lịch đối với việc bảo vệ di sản văn hóa ở các
địa phương. Bên cạnh đó phân tích các trường hợp điển hình thành công trong việc
duy trì cân bằng trong quan hệ tương tác giữa du lịch - di sản văn hóa ở Venice (Ý)
và Dubrovnik (Croatia). Thông qua đó tác giả đền xuất một số giải pháp chính sách
nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực để hướng đến sự phát triển bền vững của
du lịch và phát huy giá trị các di sản văn hóa [193].
David L Edgell Sr. với cuốn sách “Managing sustainable tourism: A legacy
for the future” - “Quản lý du lịch bền vững: Một di sản cho tương lai”. Trong nghiên
cứu này, tác giả tiến hành phân tích và đánh giá các chính sách phát triển DL và


15
những thực tiễn. Từ đó rút ra những tác động có thể có của du lich đối với môi
trường, văn hóa địa phương, cấu trúc xã hội của cộng đồng địa phương. Bên cạnh đó
tác giả cũng cập nhật những xu hướng tác động, những cơ hội và thách thức đến hoạt
động DL. Đặc biệt nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của việc tạo lập và cũng cố
mối quan hệ một cách hài hòa giữa chính quyền địa phương, các khu vực kinh tế và
công đồng cư dân địa phương [178].

1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
- Nhóm các nghiên cứu có liên quan đến PTBV và PTBV các ngành trong nền
kinh tế
Ngô Doãn Vịnh với tác phẩm “Bàn về phát triển kinh tế (Nghiên cứu con
đường dẫn tới giàu sang)”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tập trung luận giải
những vấn đề liên quan đến PTBV và đã đưa ra khái niệm “phát triển đến ngưỡng
cho phép”. Bên cạnh đó tác giả chỉ ra những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cũng như mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và

PTBV [173].
Nguyễn Hữu Sở với luận án “Phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam”. Luận
án đã luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế bền vững. Bên
cạnh đó luận án đã tiến hành đánh giá thực trạng phát triển kinh tế bền vững ở Việt
Nam. Từ đó đề xuất quan điểm và định hướng giải pháp cơ bản để kinh tế Việt Nam
tiếp tục PTBV [100].
Nguyễn Văn Nam, Ngô Thắng Lợi với đề tài “Chính sách Phát triển bền vững
các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam”. Nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về vùng
kinh tế trọng điểm, các tiêu chí đánh giá PTBV của vùng kinh tế. Nghiên cứu một số
mô hình và kinh nghiệm quốc tế về sử dụng các cơ chế chính sách có liên quan đến
vấn đề PTBV các vùng kinh tế; Bên cạnh đó các tác giả phân tích định tính và định
lượng tác động của một số chính sách vĩ mô đến các chỉ tiêu PTBV của một số vùng
kinh tế trọng điểm thời gian qua. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu các cơ hội, thách
thức trong quá trình phát triển tương lai của các vùng kinh tế trọng điểm theo yêu cầu
PTBV. Trên cơ sở đó đưa ra những quan điểm, mục tiêu, phương hướng và đề xuất
các giải pháp để hoàn thiện cơ chế chính sách cho PTBV các vùng kinh tế trọng điểm
của Việt Nam [78].


16
Bạch Thị Lan Anh nghiên cứu luận án “Phát triển bền vững làng nghề truyền
thống vùng Kinh Tế trọng điểm Bắc Bộ”. Luận án đã xây dựng các tiêu chí PTBV
trên các mặt: tăng trưởng kinh tế ổn định, tiến bộ và công bằng xã hội, khai thác tối
đa các nguồn lực, sử dụng hợp lý tiết kiệm tài nguyên, hạn chế bệnh nghề nghiệp bảo
vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trên cơ sở đó luận án đề xuất các
giải pháp nhằm PTBV làng nghề truyền thống vùng Kinh Tế trọng điểm Bắc Bộ bao
gồm: Giải quyết mâu thuẫn giữa sản xuất, hiệu quả xã hội và môi trường trong các
làng nghề truyền thống, đảm bảo sự PTBV; Đào tạo nguồn nhân lực; Xây dựng định
hướng về chiến lược cạnh tranh các sản phẩm làng nghề truyền thống tập trung khâu
thiết kế; Tăng cường mối quan hệ các trường đào tạo chuyên ngành mỹ thuật với các

làng nghề truyền thống [1].
Bùi Minh Đạo với đề tài “Thực trạng phát triển Tây Nguyên và một số vấn đề
phát triển bền vững”. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu lý thuyết PTBV vùng hay khoa
học phát triển vùng. Trên cơ sở đó, tác giả cũng phân tích thực trạng PTBV tại vùng
lãnh thổ Tây Nguyên với những đặc thù về tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng và đề
xuất các giải pháp nhằm thực hiện PTBV vùng trong giai đoạn tới [44].
- Nhóm các nghiên cứu về KTDL theo hướng PTBV
Nguyễn Đình Hòa, Vũ Văn Hiến với cuốn sách “Du lịch bền vững”. Trong cuốn
sách này, tác giả đã chứng minh nhu cầu và vai trò của KTDL bền vũng đối với nền kinh
tế các quốc gia. Bên cạnh đó đưa ra các dự báo cũng như định hướng nhằm thúc đẩy sự
phát triển KTDL bền vững trong tương lai [61].
Đề tài nghiên cứu khoa học của Phạm Trung Lương và các tác giả với đề tài
“Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”. Nghiên cứu
đánh giá thực trạng phát triển DL Việt Nam và những vấn đề đặt ra đối với phát triển
DL bền vững; tài nguyên và môi trường DL và những vấn đề đặt ra đối với phát triển
DL bền vững; văn hoá - xã hội và những vấn đề đặt ra đối với phát triển DL bền
vững. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo sự phát triển DL
bền vững ở Việt Nam bao gồm: Nhóm các giải pháp đảm bảo phát triển DL bền vững
từ góc độ kinh tế; Nhóm các giải pháp đảm bảo phát triển DL bền vững từ góc độ tài
nguyên, môi trường; Nhóm các giải pháp đảm bảo phát triển DL bền vững từ góc độ
văn hoá - xã hội [73].


17
Nguyễn Minh Tuệ, Phạm Lê Thảo với đề tài “Sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên du lịch tự nhiên cho phát triển du lịch bền vững”. Trong nghiên cứu này, các
tác giả phân tích các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. Tập trung phân tích ý
nghĩa và yêu cầu của nguyên tắc khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên
trong phát triển du lịch. Kết quả nghiên cứu tác giả cho rằng trong kế hoạch phát triển
du lịch theo hướng phát triển bền vững cần có sự tính toán một cách phù hợp khi sử

dụng các nguôn tài nguyên trước mắt với việc để dành lại một phần cho bảo tồn và tái
tạo tài nguyên cho thế hệ mai sau, ngăn cản sự xói mòn, xuống cấp của tài nguyên
môi trường [149].
Nguyễn Văn Mạnh với đề tài “Phát triển bền vững du lịch Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”. Bài viết này đã trình bày quan điểm chung của tác giả
về phát triển bền vững, phát triển du lịch bền vững. Bên cạnh đó bài viết tập trung
phân tích ba trụ cột của phát triển du lịch bền vững bao gồm: kinh tế, xã hội, môi
trường. Qua đó đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển bền
vững của du lịch sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một
số giải pháp nhằm PTBV DL Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế [76].
Trần Thị Hồng Lan với đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp phát triển
du lịch bền vững ở thành phố Đà Nẵng”. Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển
DL ở thành phố Đà Nẵng trên quan điểm phát triển DL bền vững, đánh giá tổng hợp
các chỉ tiêu phát triển DL bền vững ở Đà Nẵng. Bên cạnh đó bài viết đề cập đến
nhóm giải pháp cho cơ quan quản lý nhà nước; doanh nghiệp hoạt động trong ngành
DL, cộng đồng dân cư và du khách đối với phát triển DL bền vững bao gồm: giải
pháp về phía cơ quan quản lý nhà nước đối với phát triển DL bền vững; giải pháp đối
với doanh nghiệp DL trong phát triển DL bền vững; giải pháp đối với cộng đồng dân
cư địa phương; giải pháp đối với du khách [69].
Lê Chí Công với đề tài “Luận bàn về quan điểm phát triển du lịch bền vững và
không bền vững”. Tác giả đã đưa ra 5 mục tiêu mà phát triển DL bền vững cần hướng
tới bao gồm: Đóng góp vào sự thõa màn các nhu cầu của du khách và cộng đồng tại
một điểm đến nhât định; Đóng góp và việc giảm sự bất bình đẳng và nghèo đói của
cộng đồng; Hỗ trợ cộng đồng cảm thấy tự do, được tiếp cận với các dịch vụ DL tốt
hơn, giảm các tệ nạn xã hội, duy trì và phát huy được tính da dạng và bản sắc văn hóa


×