Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh thừa thiên huế (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.43 KB, 27 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

Vế TH THU NGC

KINH Tế DU LịCH THEO HƯớNG
PHáT TRIểN BềN VữNG ở TỉNH THừA THIÊN HUế

TểM TT LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: KINH T CHNH TR
Mó s: 62 31 01 02

H NI - 2018


Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Thị Bích Loan

Phản biện 1: ............................................................
............................................................

Phản biện 2: ............................................................
............................................................

Phản biện 3: ............................................................
............................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2018



Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Ngày nay, du lịch là một nhu cầu không thể thiếu và đã trở thành một
hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến trên thế giới. Kinh tế du lịch (KTDL) đã
và đang trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong chiến lược phát
triển của mỗi quốc gia, bởi nó không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho
nền kinh tế; tạo thêm nhiều việc làm; phát triển các ngành dịch vụ, hệ thống
cơ sở hạ tầng mà còn góp phần thúc đẩy hoà bình và giao lưu văn hoá. Ở
những quốc gia, nơi có nguồn tài nguyên du lịch dồi dào, đã và đang nổ lực
phát huy lợi thế, triển khai đồng bộ những giải pháp, đặc biệt là định hướng
phát triển bền vững (PTBV) để biến KTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của đất nước.
Việt Nam nằm trong khu vực có tốc độ tăng trưởng KTDL nhanh trong
những năm vừa qua và được dự báo là một trong những trọng điểm phát triển
du lịch của thế giới trong thế kỷ XXI. Từ những tiềm năng, thế mạnh về du
lịch và lợi ích to lớn do ngành KTDL đem lại, nên trong xu hướng phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia hiện nay, KTDL được xem là đầu tàu trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, chặng đường phát triển của ngành
KTDL nước ta vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức cần phải
vượt qua. Trước tình hình đó, ngày 16/01/2017, Bộ Chính Trị đã ban hành
Nghị quyết số 08-NQ/TW về “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn” theo đó quan điểm “Phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy
các di sản văn hoá và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi

trường và thiên nhiên;…” cũng được đưa ra. Đây được xem là trách nhiệm
của toàn xã hội mà vai trò, sứ mệnh trước hết thuộc về những “cánh chim
đầu đàn”, đó là những địa phương đi đầu trong phát triển du lịch, là trung
tâm văn hoá - du lịch của cả nước.
Tỉnh Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, là
địa phương nằm trong ba vùng phát triển du lịch trọng điểm của quốc gia,
trong đó thành phố Huế đã được Chính phủ xác định là một trong 5 thành phố
du lịch và là thành phố Festival đặc trưng của cả nước. Đặc biệt, tỉnh Thừa
Thiên Huế được kế thừa Di sản Thế giới Kinh đô Huế và Nhã nhạc cung đình
Huế cùng với vịnh Lăng Cô đã được đưa vào danh sách các vịnh biển đẹp nhất
thế giới hiện nay… Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU của Tỉnh uỷ
về “Xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm văn hoá, du lịch đặc
sắc của cả nước”, đến nay ngành KTDL địa phương đã đạt được những kết
quả khả quan. Lượng khách du lịch đến Huế ngày càng tăng; tốc độ tăng


2

trưởng khá; du lịch - dịch vụ chiếm 55% trong GDRP của tỉnh; doanh thu
KTDL tăng bình quân gần 16%/năm. Huế đã trở thành điểm đến không thể
thiếu trong hành trình du lịch Việt Nam.
Tuy đã đạt được nhiều thành quả to lớn nhưng ngành KTDL tỉnh Thừa
Thiên Huế vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: tài
nguyên du lịch chưa được đầu tư khai thác hết lợi thế; ý thức và mức độ tham
gia của công đồng đối với hoạt động KTDL còn hạn chế; những thách thức
do xu hướng cạnh tranh giữa các điểm đến du lịch trong nước ngày càng gay
gắt; đối mặt với nguy cơ biến đổi khí hậu, tình hình chính trị - xã hội bất ổn...
Đặc biệt có thể thấy trong 15 năm gần đây, ngành KTDL tỉnh Thừa Thiên
Huế tăng trưởng chưa vững chắc, thậm chí là phát triển thụt lùi so với những
địa phương đi sau và mới nổi như Đà Nẵng, Nha Trang - Khánh Hoà. Qua đó

phải thẳng thắn thừa nhận rằng ngay trong quá trình phát triển ngành KTDL
của địa phương đã tồn tại nguy cơ thiếu bền vững. Bên cạnh đó hoạt động
kinh doanh du lịch đã gây không ít tác động tiêu cực tới tài nguyên du lịch;
tới môi trường tự nhiên, xã hội; tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hoá vật thể, phi vật thể; và gây ra nhiều ngoại ứng tiêu cực tới cộng đồng.
Về cơ bản các biểu hiện nêu trên đã phản ánh tính chất thiếu bền vững
trong quá trình phát triển của ngành KTDL xét trên quy mô toàn tỉnh Thừa
Thiên Huế. Vấn đề đó đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển KTDL
trước mắt cũng như lâu dài ở địa phương. Do vậy, để đảm bảo định hướng
phát triển KTDL với tư cách là ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở hệ thống
giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy KTDL theo hướng ngày càng bền vững
hơn, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển là
một yêu cầu và nhiệm vụ chiến lược vừa cấp thiết vừa lâu dài. Xuất phát từ
những vấn đề nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Kinh tế du lịch theo hướng
phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu luận án
tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế Chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ lý luận về KTDL theo hướng PTBV ở địa bàn cấp
tỉnh để đánh giá thành tựu và hạn chế của KTDL theo hướng PTBV, từ
đó đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy KTDL
theo hướng PTBV ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn KTDL theo hướng PTBV bao gồm
quan điểm, đặc điểm, vai trò, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến KTDL
theo hướng PTBV.


3


- Nghiên cứu kinh nghiệm từ một số mô hình KTDL theo hướng PTBV
ở một số quốc gia và một số địa phương trong nước để rút ra bài học cho
KTDL theo hướng PTBV ở địa bàn cấp tỉnh.
- Phân tích và đánh giá những thành tựu và hạn chế của KTDL theo
hướng PTBV ở tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2006 đến 2016 dựa trên các
nhóm tiêu chí đánh giá đã được xây dựng.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy KTDL theo
hướng PTBV ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về KTDL theo hướng PTBV dưới góc độ độ khoa
học kinh tế chính trị. Trong đó, luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý
luận và thực tiễn liên quan đến KTDL theo hướng PTBV trên 3 mặt: kinh tế,
văn hoá - xã hội, tài nguyên - môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án đi sâu nghiên cứu quan niệm đặc điểm, vai trò,
nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến KTDL theo hướng
PTBV. Việc nghiên cứu chủ thể được tập trung vào việc phân tích, đánh giá
thành tựu và hạn chế của KTDL theo hướng PTBV trên 3 nhóm nội dung để
từ đó tìm ra giải pháp thúc đẩy KTDL theo hướng PTBV đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2030.
- Về không gian: Địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế của Việt Nam
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh
Thừa Thiên Huế trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Quan niệm, đặc điểm và vai trò của KTDL theo hướng
PTBV tiếp cận theo góc độ nghiên cứu của chuyên ngành kinh tế chính trị?
Câu hỏi 2: Nội dung và những tiêu chí đánh giá KTDL theo hướng
PTBV ở địa bàn cấp tỉnh?
Câu hỏi 3: Những thành tựu và hạn chế của KTDL theo hướng PTBV

ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2006 - 2016?
Câu hỏi 4: Những vấn đề đặt ra cho KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh
Thừa Thiên Huế trong thời gian tới?
Câu hỏi 5: Những giải pháp cơ bản để thúc đẩy KTDL theo hướng
PTBV ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong tương lai?


4

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; cũng như những quan điểm, đường lối và chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước, tỉnh Thừa Thiên Huế về KTDL nói chung
và KTDL theo hướng PTBV nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Đây là phương pháp đặc thù
của kinh tế chính trị học. Trong luận án, phương pháp này được sử dụng để
khái quát những đặc điểm, vai trò của KTDL theo hướng PTBV, đồng thời
chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế của KTDL theo hướng PTVB ở tỉnh
Thừa Thiên Huế.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng hợp, so sánh: Luận án đã
nghiên cứu một số công trình trong nước và nước ngoài có liên quan đến
KTDL theo hướng PTBV từ đó xây dựng khung lý thuyết, đồng thời nghiên
cứu kinh nghiệm về KTDL theo hướng PTBV từ đó rút ra bài học cho tỉnh
Thừa Thiên Huế.
- Phương pháp thu thập, thống kê số liệu và mô hình hoá: Luận án đã
sử dụng những nguồn số liệu thứ cấp đáng tin cậy được thu thập từ các Sở
Ban Ngành có liên quan; Tổng cục Thống kê; các báo cáo tổng kết hội nghị,
hội thảo; kết quả điều tra của các tổ chức có uy tín… từ đó mô hình hoá dưới

các dạng bảng, biểu đồ để đánh giá thành tựu, hạn chế của KTDL theo hướng
PTBV ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn:
Được sử dụng để khảo sát thực tế về KTDL theo hướng PTBV trên địa
bàn tỉnh. Đối tượng điều tra khảo sát được chia thành 2 nhóm: khách du lịch và
người dân.
Nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện, với yêu
cầu mức độ tin cậy là 95%, sai số chọn mẫu (e) không vượt quá 10% kích cỡ
mẫu. Kích cỡ mẫu cho nghiên cứu được xác định theo công thức (Mark
Saunders, Philip Lewis, Adiean Thornhill, 2010):
(n là kích cỡ mẫu dự tính, Z là giá trị ướng ứng của miền thống kê)
+ Đối với khách du lịch, với mức ý nghĩa α = 5%, Z = 1,96; p = 0,5 (cho
kích cỡ mẫu lớn nhất); e: sai số cho phép (6%) đối với nghiên cứu mới. Kết
quả số quan sát trong mẫu theo công thức là 267. Để đảm bảo số bảng hỏi


5

thu về đầy đủ và chất lượng, phòng trừ trường hợp khách không đánh hoặc
không trả lời hết các mục hỏi, nghiên cứu tiến hành khảo sát 334 khách du
lịch, thu về 290 bảng hỏi hợp lệ (183 khách nội địa và 117 khách quốc tế).
Do số lượng khách du lịch nội địa tương đương 2/3 tổng số khách đến tỉnh
Thừa Thiên Huế hằng năm, 1/3 lượng khách còn lại thuộc khách du lịch quốc
tế. Nên cơ cấu mẫu điều tra của luận án cũng sẽ được điều chỉnh theo tỷ lệ 2/3
khách nội địa và 1/3 khách quốc tế, để đảm bảo tính đại diện của mẫu đối với
tổng thể.
+ Đối với người dân, với mức ý nghĩa α = 5%, Z = 1,96; p = 0,5 (cho
kích cỡ mẫu lớn nhất); e: sai số cho phép (8%) đối với nghiên cứu mới. Kết
quả số quan sát trong mẫu theo công thức là 150. Để đảm bảo số bảng hỏi
thu về đầy đủ và chất lượng, nghiên cứu tiến hành khảo sát 188 người dân,

thu về 150 bảng hỏi hợp lệ. Phiếu được phát ra theo cách chọn mẫu có phân
loại đó là tại các khu, điểm du lịch nổi bật của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngoài ra luận án còn sử dụng phương pháp Delphi để phỏng vấn, hỏi
đáp với các chuyên gia nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Tiếp cận vấn đề nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính trị, luận án góp
phần làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung và xây dựng tiêu chí đánh
giá KTDL theo hướng PTBV trên địa bàn cấp tỉnh. Từ thực tiễn kinh nghiệm
về KTDL theo hướng PTBV của một số số quốc gia và một số địa phương
trong cả nước, luận án đã rút ra những bài học quý báu cho KTDL theo
hướng PTBV ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Luận án đi vào phân tích, đánh giá thực trạng KTDL theo hướng
PTBV ở tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2006 đến 2016 dựa trên các nội dung
và nhóm tiêu chí đã được xây dựng để chỉ ra những thành tựu và hạn chế,
nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, đặc biệt là nêu một số vấn đề đặt ra đối
với KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Luận án luận giải bối cảnh và dự báo xu hướng phát triển KTDL trên
thế giới cũng như ở Việt Nam. Đồng thời, luận án đề xuất những phương
hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh Thừa
Thiên Huế đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án được kết cấu gồm 4 chương, 11 tiết.


6

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
KINH TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG
KHÍA CẠNH CHUNG CỦA KINH TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG

1.1.1. Những nghiên cứu về ngành kinh tế du lịch
Ngày nay, ở nhiều nước trên thế giới, du lịch đã trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn, có vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần
quan trọng trong tăng thu nhập bình quân đầu người, giải quyết việc làm cho
người lao động, bảo tồn giá trị văn hoá, nâng cao ý thức nhân dân… thức được
tầm quan trọng và vai trò của ngành KTDL, nhiều tổ chức và các nhà khoa
học đã có những nghiên cứu chuyên sâu về ngành kinh tế này và đem lại
những đóng góp nhất định về cả mặt lý luận lẫn thực tiễn cho sự phát triển
ngành KTDL nói riêng và nền kinh tế nói chung.
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Hollier, R., & Lanquar, R. (1996) với nghiên cứu “Le Marketing
Touristique” - “Marketing du lịch”; Martin Oppermann và Kye Sung Chon
(1997) với nghiên cứu “Tourism in Developing Countries” - “Du lịch ở các
nước đang phát triển”; Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2000) với nghiên
cứu “KTDL và Du lịch học”; Dwyer,L.,Forsyth, P., & Papatheodorou, A
(2011) với cuốn sách “Economics of tourism” - “KTDL”; Chheang,V. (2013)
với nghiên cứu “Tourism and regional integration in Southeast Asia” - “Du
lịch và hội nhập khu vực ở Đông Nam Á”; Tisdell,C.A. (2013) với cuốn sách
“Handbook of tourism economics: analysis, new applications and case
studies” - “Cẩm nang Kinh tế Du lịch: Phân tích, ứng dụng mới và các nghiên
cứu tình huống”.
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Đến nay, ở Việt Nam cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về DL
và KTDL. Liên quan đến nội dung này, dưới dạng các công trình là đề tài
khoa học, luận án tiến sĩ đã có các công trình chủ yếu sau:
Lê Văn Minh (2006) với đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất

các giải pháp đầu tư phát triển khu DL” do Viện NC & PT Du lịch chủ trì;
Nguyễn Thị Tú (2006) với Luận án Tiến sĩ Kinh tế của “Những giải pháp phát
triển Du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập”; Đỗ Cẩm Thơ (2007)


7

với nghiên cứu “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính
cạnh tranh trong khu vực và quốc tế”; Nguyễn Đình Sơn (2007) với Luận án
Tiến sĩ Kinh tế “Phát triển KTDL ở vùng Du lịch Bắc Bộ và tác động của nó
tới quốc phòng - an ninh”; Phạm Trung Lương (2008) với đề tài cấp Bộ: “Cơ
sở khoa học phát triển Du lịch đảo ven bờ vùng Du lịch Bắc Trung Bộ” do
Viện NC & PT Du lịch chủ trì; Nguyễn Anh Tuấn (2010) với Luận án Tiến sĩ
Kinh tế của “Năng lực cạnh tranh điểm đến của Du lịch Việt Nam”; Nguyễn
Thu Hạnh (2011) với đề tài cấp Bộ “Hiện trạng và giải pháp phát triển các
khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ”, do Viện NC & PT
Du lịch chủ trì; Nguyễn Quang Vinh (2012) với Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Du lịch lữ hành quốc tế Việt Nam sau
khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)”; Nguyễn Trùng
Khánh (2012) với Luận án Tiến sĩ Kinh tế với đề tài “Phát triển dịch vụ lữ
hành Du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của một
số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam”; Nguyễn Thị Hồng Lâm
(2013) với luận án tiến sĩ kinh tế “KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội
nhập kinh tế quốc tế”; Đoàn Thị Trang (2017) với đề tài luận án “KTDL ở
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong hội nhập quốc tế”, Học Viện Chính
Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh.
1.1.2. Những nghiên cứu về kinh tế du lịch theo hướng du lịch
1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
William Theobald (1994) với nghiên cứu “Global Tourism - The next
decade” - “Du lịch toàn cầu - Thập kỷ tới”; Richards,G., & Hall, D. (Eds.)

(2003) với nghiên cứu “Tourism and sustainable community development” “Du lịch và phát triển cộng đồng bền vững”; World Tourism Organization
(2004) với cuốn sách “Indicators of sustainable development for tourism
destinations: a guidebook” - “Bộ chỉ số phát triển bền vững cho các điểm đến
du lịch”; Ioan Franc, V., & Istoc, E. M (2007) với nghiên cứu “Cultural
tourism and sustainable development” - “Du lịch văn hóa và phát triển bền
vững”; Butowski, L. (2012) với nghiên cứu “Sustainable Tourism-A Model
Approach”; Ruoss, E., & Alfarè, L. (2013) với nghiên cứu “Sustainable
Tourism as Driving Force for Cultural Heritage Sites Development” - “Du
lịch bền vững là động lực phát triển di sản văn hóa”; Edgell Sr, D. L. (2016)
với cuốn sách “Managing sustainable tourism: A legacy for the future” “Quản lý du lịch bền vững: Một di sản cho tương lai”.


8

1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
- Nhóm các nghiên cứu có liên quan đến PTBV và PTBV các ngành
trong nền kinh tế
Ngô Doãn Vịnh (2005) với tác phẩm “Bàn về phát triển kinh tế (Nghiên
cứu con đường dẫn tới giàu sang)”; Nguyễn Hữu Sở (2009) với luận án tiến
sỹ “Phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam”, Trường Đại học kinh tế, Đại học
quốc gia Hà Nội; Nguyễn Văn Nam, Ngô Thắng Lợi (2010) với đề tài “Chính
sách PTBV các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam”; Bạch Thị Lan Anh
(2010) với luận án tiến sĩ kinh tế “PTBV làng nghề truyền thống vùng Kinh Tế
trọng điểm Bắc Bộ”; Bùi Minh Đạo (2011) với đề tài “Thực trạng phát triển
Tây Nguyên và một số vấn đề PTBV”.
- Nhóm các nghiên cứu về KTDL theo hướng PTBV
Nguyễn Đình Hòa & Vũ Văn Hiến (2001) với cuốn sách “Du lịch bền
vững”, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội; Đề tài nghiên cứu khoa học của Phạm
Trung Lương và các tác giả (2002) với đề tài “Cơ sở khoa học và giải pháp
phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”; Nguyễn Minh Tuệ, Phạm Lê Thảo

(2005) với đề tài “Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên cho phát
triển du lịch bền vững”; Nguyễn Văn Mạnh (2008) với đề tài “PTBV du lịch
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Phát triển Kinh tế;
Trần Thị Hồng Lan (2010) với đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp
phát triển du lịch bền vững ở thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí KT-XH Đà Nẵng;
Lê Chí Công (2013) với đề tài “Luận bàn về quan điểm phát triển du lịch bền
vững và không bền vững”; Vũ Văn Đông (2014) với đề tài “Phát triển du lịch
bền vững Bà Rịa - Vũng Tàu”, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội;
Nguyễn Đức Tuy (2014) với đề tài Luận án tiến sĩ “Giải pháp phát triển du
lịch bền vững Tây Nguyên”, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Học
viện Khoa học Xã hội, Hà Nội; Võ Quế (2015) với nghiên cứu “Bảo tồn và
phát huy giá trị di sản phục vụ chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch; Nguyễn
Mạnh Cường (2015) với đề tài luận án tiến sĩ kinh tế “Vai trò của chính quyền
địa phương cấp tỉnh trong phát triển Du lịch bền vững Tỉnh Ninh Bình”,
Trường đại học kinh tế quốc dân; Nguyễn Thế Đồng (2015) với bài viết “Bảo
vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững”, Tạp chí Môi Trường - số 7;
Nguyễn Đăng Tiến (2016) với đề tài luận án “Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên
du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực
Quảng Ninh - Hải Phòng”, Học Viện Khoa Học Và Công Nghệ.


9
1.2. NHỮNG KẾT LUẬN TỔNG QUÁT VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN
CỨU VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.2.1. Những kết luận tổng quát
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã tập trung nghiên cứu vào những nội
dung chủ yếu như sau:
Một là, các nghiên cứu của các tác giả đi trước đã xây dựng một cách

chi tiết các vấn đề liên quan đến du lịch, KTDL như: khái niệm về du lịch,
hoạt động du lịch, vai trò của du lịch; khái niệm, nội dung và vai trò của
KTDL, du lịch sinh thái, khách du lịch, nguồn nhân lực du lịch, quản lý nhà
nước về KTDL, …
Hai là, nghiên cứu thực trạng và xu hướng phát triển KTDL ở các nước
trên thế giới, ở Việt Nam nói chung và một số tỉnh, địa phương trong nước nói
riêng. Chỉ ra những kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
KTDL địa phương, xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch để thu hút khách
DL nhằm phát triển KTDL tại các địa phương, quốc gia.
Ba là, phân tích, làm rõ sản phẩm, cơ cấu sản phẩm du lịch; vai trò của
những yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch; vai trò của KTDL đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội trên các khía cạnh; các yếu tố cấu thành cung và cầu du
lịch; sự hình thành, vận hành và phát triển của thị trường du lịch.
Bốn là, các nghiên cứu đã đánh giá thực trạng KTDL và sản phẩm du
lịch của một số địa phương trong nước như Đà Nẵng, Ninh Bình, …
Năm là, đưa ra các giải pháp nhằm đa dạng hóa và nâng cao năng lực
cạnh tranh của KTDL ở một số địa phương, quốc gia.
1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu
- Về lý luận:
+ Làm rõ hơn những vấn đề lý luận chung về KTDL, KTDL theo hướng
PTBV. Đặc biệt làm rõ quan điểm, đặc điểm, nội dung và các tiêu chí đánh giá
KTDL theo hướng PTBV.
+ Nghiên cứu những kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũng như
một số địa phương trong cả nước về phát triển KTDL theo hướng bền vững, từ
đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Về thực tiễn:
Đánh giá thực trạng KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh Thừa Thiên Huế,
chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân. Đề xuất phương hướng và
giải pháp thúc đẩy KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh Thừa Thiên Huế.



10

Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ DU LỊCH
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA KINH TẾ DU LỊCH
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

2.1.1. Khái niệm kinh tế du lịch, kinh tế du lịch theo hướng phát triển
bền vững
2.1.1.1. Khái niệm kinh tế du lịch
Kinh tế du lịch là một ngành kinh tế thuộc khối ngành dịch vụ trong nền
kinh tế quốc dân; có chức năng, nhiệm vụ tổ chức, khai thác tài nguyên du lịch
nhằm tạo ra và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ du lịch phục vụ nhu cầu của
du khách; góp phần đem lại lợi ích về kinh tế du lịch cho các chủ thể có liên
quan, đồng thời thúc đẩy kinh tế - xã hội đất nước phát triển.
2.1.1.2. Khái niệm kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững
Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững là sự định hướng, lên kế
hoạch phát triển ngành kinh tế du lịch với mục tiêu khai thác có hiệu quả các
nguồn tài nguyên du lịch để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ du lịch độc đáo, có
chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách; mở rộng các
nguồn lực sản xuất, duy trì các chỉ tiêu tăng trưởng một cách ổn định và lâu
dài; đảm bảo sự hài hoà và nâng cao lợi ích cho cộng đồng; bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hoá bản địa; có đóng góp tích cực vào bảo vệ môi trường
sinh thái, gìn giữ tài nguyên du lịch cho các thế hệ tương lai.
2.1.2. Đặc điểm của kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững
Thứ nhất, KTDL theo hướng PTBV luôn đặt ra yêu cầu cần xây dựng
chiến lược, kế hoạch và quy hoạch cho ngành KTDL trong ngắn hạn và dài hạn.
Thứ hai, KTDL theo hướng PTBV luôn bao hàm 3 trụ cột chính: Kinh tế,

văn hoá - xã hội, tài nguyên - môi trường
Thứ ba, KTDL theo hướng PTBV tăng cường mức độ tham gia của cộng
đồng đồng thời tạo điều kiện cho cộng đồng hưởng lợi từ hoạt động KTDL
Thứ tư, KTDL theo hướng PTBV tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc cơ bản
của PTBV
Thứ năm, KTDL theo hướng PTBV khuyến khích nâng cao năng lực và
sự liên kết giữa các chủ thể tham gia hoạt động KTDL
2.1.3. Vai trò của kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững
Kinh tế du lịch theo hướng PTBV giữ một vai trò quan trọng trong kinh tế
- xã hội của mỗi quốc gia, trên cơ sở đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế
bền vững, ổn định chính trị - xã hội, bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống và
bảo vệ tài nguyên - môi trường.


11
2.2. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH TẾ DU
LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

2.2.1. Nội dung và tiêu chí đánh giá kinh tế du lịch theo hướng phát
triển bền vững
2.2.1.1. Nội dung của kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững
Một là, KTDL theo hướng PTBV định hướng tăng trưởng kinh tế ổn định,
bền vững và có chất lượng.
Hai là, KTDL theo hướng PTBV hướng tới giải quyết các vấn đề xã hội,
gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử của địa phương.
Ba là, KTDL theo hướng PTBV định hướng sự phát triển ngành KTDL
luôn đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
2.2.1.2. Tiêu chí đánh giá kinh tế du lịch theo hướng du lịch
* Nhóm tiêu chí đánh giá KTDL theo hướng PTBV định hướng tăng
trưởng kinh tế ổn định, bền vững và có chất lượng cho ngành KTDL.

- Tốc độ và mức độ ổn định tăng trưởng doanh thu ngành KTDL
- Sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho tăng trưởng ngành KTDL
+ Hiệu quả khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch để đa dạng và nâng
cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ KTDL.
+ Hiệu quả của việc huy động và sử dụng vốn đầu tư
+ Nguồn lực về con người
+ Hiệu quả ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật
- Khai thác nguồn khách du lịch
* Nhóm tiêu chí đánh giá KTDL theo hướng PTBV hướng tới giải quyết
các vấn đề xã hội, gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử
của địa phương.
- Tạo cơ hội việc làm, góp phần nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo.
- Tạo điều kiện cho cộng đồng được hưởng lợi từ phát triển KTDL địa phương.
- Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của địa phương.
* Nhóm tiêu chí đánh giá KTDL theo hướng PTBV đảm bảo sự phát triển
ngành KTDL luôn đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với
biến đổi khí hậu
- Công tác quy hoạch khu, điểm du lịch
- Công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường trong hoạt động KTDL
- Khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu


12

2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế du lịch theo hướng phát
triển bền vững
Kinh tế du lịch theo hướng PTBV chịu ảnh hưởng bởi những nhóm nhân
tố sau: 1) Những nhân tố khách quan bao gồm: Tình hình kinh tế - chính trị
thế giới và khu vực; xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và liên kết phát triển
KTDL; thị trường du lịch; biến đổi khí hậu; 2) Những nhân tố chủ quan bao

gồm: Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của địa phương; tính cách văn
hoá của dân cư địa phương; cơ chế, chính sách phát triển KTDL của nhà
nước và địa phương; các nguồn lực phát triển ngành KTDL (hệ thống kết cấu
hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật và trình độ khoa học - công nghệ phục vụ
KTDL; nguồn nhân lực; vốn đầu tư; năng lực kinh doanh của các doanh
ngiệp du lịch); nhận thức và mức độ tham gia của cộng đồng dân cư đối với
hoạt động KTDL.
2.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ, TRONG NƯỚC VỀ THÚC ĐẨY KINH
TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Trên cơ sở tìm hiểu một số kinh nghiệm về thúc đẩy KTDL theo hướng
PTBV ở một số nước như Nhật Bản, Campuchia, Thái Lan và một số địa
phương trong nước như tỉnh Ninh Bình, thành phố Đà Nẵng, thành phố Nha
Trang - Khánh Hoà, luận án đã chỉ ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho
ngành KTDL tỉnh Thừa Thiên Huế như sau: 1) Xây dựng chiến lược, quy
hoạch và kế hoạch phát triển KTDL bền vững; 2) chính quyền địa phương cần
ban hành và thực thi các cơ chế, chính sách ưu tiên về phát triển KTDL theo
hướng bền vững; 3) nâng cao nhận thức của cộng đồng về KTDL theo hướng
PTBV kết hợp với phát triển hình thức du lịch cộng đồng; 4) tăng cường liên
kết, phối hợp giữa các bên liên quan: chính quyền, doanh nghiệp và người
dân; 5) đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ du lịch theo hướng đồng bộ và
chuyên nghiệp; 6) bảo vệ môi trường là yếu tố được các địa phương và quốc
gia ưu tiên trong chính sách phát triển KTDL theo hướng bền vững; 7) kết hợp
hài hòa giữa bảo tồn di sản với phát triển KTDL; 8) tích cực phối hợp, liên kết
với các tổ chức trong và ngoài nước về công tác bảo tồn các di tích văn hóa,
lịch sử và bảo vệ tài nguyên - môi trường.


13


Chương 3
THỰC TRẠNG KINH TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2006 - 2016
3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN DU LỊCH
VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1.1. Khái quát chung
Luận án đưa ra một số thông tin khái quát chung về các yếu tố thuộc điều
kiện tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, lượng mưa); nguồn tài nguyên du
lịch tự nhiên và nhân văn, và tình hình phát triển KT -XH của tỉnh Thừa Thiên
Huế có liên quan hoặc tác động đến phát triển KTDL theo hướng bền vững.
3.1.2. Một số thuận lợi và khó khăn đối với kinh tế du lịch theo hướng
phát triển bền vững từ điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch và tình hình
kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thuận lợi: Ví trị địa lý có lợi thế cho liên kết vùng, thuận lợi trong việc
tổ chức tour, tuyến du lịch; có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đặc biệt là
những tài nguyên du lịch thế mạnh đã được quốc tế, quốc gia công nhận; văn
hóa Huế là sự hội tụ của những giá trị tinh túy đến từ ẩm thực, lễ hội truyền
thống, di tích lịch sử văn hóa phong phú và đa dạng; hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội phát triển khá nhanh trong những năm gần đây, nội lực của tỉnh từng
bước được phát huy.
- Khó khăn: Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa với lượng mưa khá lớn và kéo dài trong nhiều tháng; khả năng khai thác
tài nguyên du lịch còn gặp nhiều khó khăn do các nguồn lực đầu tư còn hạn
chế như vốn đầu tư thấp, hệ thống hạ tầng phục vụ du khách còn hạn chế…
3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH TẾ DU LỊCH THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI
ĐOẠN 2006 - 2016

Trên cơ sở các thông tin, số liệu thu thập và điều tra từ thực tế về hoạt động
KTDL tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2006-2016, luận án đã phản ánh thực

trạng KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh Thừa Thiên Huế theo 3 nội dung chính:
3.2.1. Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững định hướng
tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững và có chất lượng
Luận án phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế bền vững của ngành
KTDL tỉnh Thừa Thiên Huế dựa trên các tiêu chí sau:


14

- Tăng trưởng doanh thu ngành KTDL trong giai đoạn 2006-2016.
- Sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho tăng trưởng KTDL bao gồm: Khai
thác tài nguyên du lịch để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch; thực trạng
huy động và sử dụng vốn đầu tư; phát triển nguồn nhân lực ngành KTDL; ứng
dụng khoa học và công nghệ trong KTDL
- Thực trạng khai thác nguồn khách du lịch thể hiện qua: Số lượng và cơ
cấu khách du lịch; thời gian lưu trú trung bình của du khách; chi tiêu bình
quân của khách du lịch và khảo sát mức độ hài lòng của du khách.
3.2.2. Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững hướng tới giải
quyết các vấn đề xã hội, gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá,
lịch sử của địa phương
Luận án phản ánh thực trạng phát triển KTDL hướng tới giải quyết các
vấn đề xã hội, ưu tiên bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử ở tỉnh
Thừa Thiên Huế thông qua các tiêu chí:
- Đóng góp ngành KTDL vào tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập và xóa
đói giảm nghèo.
- Sự tham gia của cộng đồng và việc tạo điều kiện cho cộng đồng được
hưởng lợi từ phát triển KTDL địa phương
- Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của địa phương bao
gồm: công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di tích lịch sử; công tác bảo
tồn và phát huy giá trị văn hóa thông qua lễ hội và ẩm thực.

3.2.3. Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững định hướng sự
phát triển luôn đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với
biến đổi khí hậu
Để phản ánh thực trạng phát triển KTDL gắn với bảo vệ tài nguyên, môi
trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ở tỉnh Thừa Thiên Huế, luận án đã
phân tích các tiêu chí sau:
- Công tác quy hoạch khu, điểm tài nguyên du lịch
- Công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường trong hoạt động KTDL bao
gồm: công tác đảm bảo giới hạn sức chứa, cường độ hoạt động và áp lực lên
môi trường tại các khu, điểm du lịch; đánh giá chất lượng môi trường và ý
thức trách nhiệm của khách du lịch, cộng đồng địa phương với tài nguyên,
môi trường tại các khu, điểm du lịch; ý thức trách nhiệm của các cơ sở kinh
doanh du lịch với tài nguyên du lịch và môi trường; ảnh hưởng từ hoạt động
của làng nghề truyền thống tới tài nguyên du lịch và môi trường.
- Khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.


15
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KINH TẾ DU LỊCH THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỄN VỮNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.3.1. Những thành tựu và hạn chế của kinh tế du lịch theo hướng
phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế
3.3.1.1. Những thành tựu đạt được
* Về KTDL theo hướng PTBV định hướng tăng trưởng kinh tế ổn định,
bền vững và có chất lượng.
- Lượt khách và doanh thu ngành KTDL tỉnh Thừa Thiên Huế tăng
trưởng đều qua các năm. Tốc độ tăng trưởng về doanh thu ngành KTDL của
tỉnh giai đoan 2006 - 2016 đạt bình quân gần 20%/năm, xấp xỉ so với mức
bình quân chung của cả nước trong cùng giai đoạn (23,38%/năm); lượng

khách du lịch đến tỉnh Thừa Thiên Huế gia tăng khá đều, tốc độ tăng trưởng
bình quân khoảng gần 11%/năm.
- Đạt được một số thành tựu nhất định trong việc sử dụng các nguồn
lực cho tăng trưởng KTDL, đặc biệt là xây dựng được một số sản phẩm du
lịch và thương hiệu du lịch có uy tín trong nước và quốc tế, phát triển nguồn
nhân lực phục vụ KTDL.
- Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch nội địa tại tỉnh Thừa Thiên
Huế có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. So với năm 2006, mức
chi tiêu bình quân một ngày của khách nội địa tai tỉnh Thừa Thiên Huế trong
năm 2015 tăng hơn 70%.
* Về KTDL theo hướng PTBV hướng tới giải quyết các vấn đề xã hội, gắn
liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử của địa phương.
- KTDL phát triển đã góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập
và xoá đói giảm nghèo cho người dân địa phương.
- Đã có sự thu hút nhất định sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động
KTDL, tạo điều kiện cho cộng đồng được hưởng lợi từ việc phát triển
- Công tác bảo tồn, tu bổ và phát huy các di tích lịch sử văn hóa gắn với
phát triển KTDL được chú trọng triển khai có hiệu quả.
* Về KTDL theo hướng PTBV định hướng sự phát triển luôn đi đôi với
bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Công tác quy hoạch khu, điểm tài nguyên du lịch đã được chú trọng.
Hoạt động bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học được tiến hành khá toàn
diện và có chiều sâu, đảm bảo bảo tồn được tính đa dạng sinh học, các loài đặc
hữu cùng các hệ sinh thái đặc trưng của địa phương
- Công tác đảm bảo giới hạn sức chứa, cường độ hoạt động và áp lực lên
môi trường tại các khu, điểm du lịch được thực hiện khá tốt


16


- Chất lượng môi trường và ý thức trách nhiệm của khách du lịch, cộng
đồng địa phương với tài nguyên, môi trường tại các khu, điểm du lịch ngày
càng nâng cao
3.3.1.2. Những hạn chế, yếu kém
* Về KTDL theo hướng PTBV định hướng tăng trưởng kinh tế ổn định,
bền vững và có chất lượng.
- Doanh thu ngành KTDL tỉnh Thừa Thiên Huế thấp so với các địa
phương lân cận và tỷ trọng đóng góp của ngành KTDL vào GDP địa phương
có xu hướng giảm trong thời gian qua.
- Tỷ lệ khách quốc tế đến tỉnh Thừa Thiên Huế có xu hướng giảm. So
sánh với vùng Bắc - Nam Trung Bộ và toàn quốc cho thấy tốc độ tăng trưởng
bình quân lượng khách quốc tế của tỉnh Thừa Thiên Huế là khá thấp.
- Chi tiêu bình quân của khách du lịch thấp hơn so với mức bình quân
chung cả nước và đặc biệt là thấp hơn nhiều khi so với hai địa phương lân, cận
trong đó chi tiêu bình quân của khách quốc tế có xu hưởng giảm.
- Thời gian lưu trú qua đêm trung bình tại tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạt
2,4 đêm, thấp hơn nhiều so với Quảng Nam và Đà Nẵng.
- Hạn chế trong việc sử dụng các nguồn lực cho tăng trưởng KTDL.
- Phần lớn doanh nghiệp du lịch địa phương có quy mô nhỏ, năng lực
cạnh tranh có hạn, nhân lực thiếu chuyên nghiệp, liên kết còn lỏng lẻo, khả
năng hội nhập còn yếu kém.
- Hoạt động tuyên truyền quảng bá cho hình ảnh kinh tế du lịch tỉnh Thừa
Thiên Huế còn yếu, chưa thực sự chuyên nghiệp và chưa sâu, chủ yếu tập
trung trong dịp Festival Huế.
* Về KTDL theo hướng PTBV hướng tới giải quyết các vấn đề xã hội, gắn
liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử của địa phương.
- Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực khai thác, phát huy các giá trị di sản
văn hóa và hoạt động văn hóa còn khó khăn. Chưa huy động tối đa vai trò của
cộng đồng tham gia vào phát triển KTDL.
- Công tác bảo tồn các giá trị văn hóa đang đứng trước những thách thức

và hạn chế nhất định khi hệ thống nhà vườn, nhà cổ, phố cổ và các làng nghề
truyền thống đang có nguy cơ bị xuống cấp, mai một.
- Quà lưu niệm và quà tặng du lịch đặc trưng của địa phương còn quá đơn
điệu; thiếu các sản phẩm truyền thống, nổi bật, khác biệt. Đặc biệt đánh giá về
mức độ hài lòng của du khách trong và ngoài nước về quà lưu niệm, sản phẩm
thủ công mỹ nghệ truyền thống của tỉnh Thừa Thiên Huế là khá thấp.
- Văn hoá ứng xử trong du lịch còn kém; tệ nạn ăn xin, bán hàng rong,
chèo kéo khách du lịch vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.


17

* Về KTDL theo hướng PTBV định hướng sự phát triển luôn đi đôi với
bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Tình tạng ô nhiễm tại các làng nghề truyền thống gây ra rất đáng lo ngại
cho môi trường sống cũng như môi trường du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Môi trường KTDL đang bị đe doạ khi đứng trước thực tế là cùng với sự
phát triển ngành KTDL sẽ góp phần làm gia tăng chất thải rắn sinh hoạt, gây ô
nhiễm môi trường. Bên cạnh đó hoạt động kiểm soát môi trường tại các khu
du lịch, resort và khách sạn còn hạn chế.
- Công tác dự báo và ứng phó với biến đổi của Thừa Thiên Huế chưa
được quan tâm đúng mức.
- Ý thức trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh du lịch với tài nguyên du
lịch và môi trường chưa thật sự tốt
- Du khách vẫn còn đánh giá thấp về vệ sinh môi trường du lịch nói
chung và vệ sinh tại các cơ sở ăn uống, lưu trú nói riêng của địa phương.
3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế
- Nguyên nhân khách quan:Với đặc thù về vị trí địa lý và khí hậu nên tỉnh
TT- Huế thường xuyên bị ảnh hưởng bởi một số hiện tượng thời tiết không
thuận lợi nguy cơ biến đổi khí hậu, cùng với sự nóng lên của trái đất, dịch bệnh

và thiên tai hoành hành...; khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu phần nào
đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế; tình hình bất
ổn chính trị, an ninh thế giới và trong khu vực; thách thức của quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế và liên kết phát triển KTDL giữa các vùng và các địa
phương trong cả nước; bản chất và tính cách của con người Huế cũng ít nhiều
ảnh hưởng đến hoạt động KTDL; và hiện nay công tác thống kê số liệu KTDL
còn nhiều hạn chế và chưa thật sự hệ thống, thiếu tính chính xác.
- Nguyên nhân chủ quan: mức độ tư duy, nhận thức của các cấp, các
ngành và toàn xã hội về việc xác định KTDL chưa thật sự sâu sắc, xứng tầm;
thiếu tính đồng bộ và liên kết phát triển giữa các chủ thể liên quan cũng như
với các ngành kinh tế khác; (2) công tác quy hoạch, thủ tục hành chính, quản
lý nhà nước về KTDL và chiến lược cho KTDL theo hướng PTBV vẫn còn
gặp nhiều hạn chế cơ bản; (3) công tác quản lý nhà nước còn nhiều chồng
chéo, kỷ luật hành chính chưa thật sự nghiêm, cải cách hành chính hạn chế và
chưa có kết quả rõ rệt; (4) chưa có tính chiến lược ổn định, lâu dài và bền
vững trong việc phát triển ngành KTDL; (5) công tác tuyên truyền nâng cao
nhận thức cho các chủ thể có liên quan về ý nghĩa, vai trò, nội dung của
KTDL theo hướng PTBV chưa được chú trọng đúng mức, (6) thiếu hụt nguồn
lực để phát triển KTDL; (7) những hạn chế cơ bản thuộc về phía các doanh


18

nghiệp hoạt động trong lĩnh vực KTDL; (8) sản phẩm và dịch vụ du lịch tại
địa phương còn quá đơn điệu, nhàm chán; thiếu những sản phẩm và dịch vụ
du lịch chất lượng cao, mang tính đột phá, hấp dẫn; chưa khai thác tốt thị
trường hàng hoá đồ lưu niệm và quà tặng mang đặc trưng văn hoá Huế…; (9)
liên kết phát triển KTDL của tỉnh Thừa Thiên Huế với các địa phương khác
chưa thật sự mang lại hiệu quả như mong đợi.
3.3.3. Những vấn đề đặt ra đối với kinh tế du lịch theo hướng phát

triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Thứ nhất, KTDL là một hoạt động kinh tế đem lại nhiều lợi ích lớn nếu
được quản lý, khai thác hợp lý và đúng đắn. Do vậy, để KTDL tỉnh Thừa
Thiên Huế thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và PTBV thì phải có “tư
duy làm KTDL từ lãnh đạo cho đến người dân”; cần sự quan tâm, vào cuộc
của các ban, ngành chức năng và sự đồng thuận của toàn xã hội. Tiến hành
lồng ghép KTDL vào trong quy hoạch phát triển của địa phương và quốc gia;
kết hợp với các ngành kinh tế khác nhằm phát huy cao nhất tính liên ngành
dưới sự quản lý chung của nhà nước để hỗ trợ KTDL một cách hiệu quả nhất,
đem lại sự PTBV về mọi mặt kinh tế, văn hoá - xã hội và môi trường.
Thứ hai, mục tiêu của KTDL theo hướng PTBV là vì sự phát triển của
cộng đồng, đem lại lợi ích cho cộng đồng, và ngược lại phát triển KTDL bền
vững chỉ có thể thực hiện được khi có sự tham gia của cộng đồng, sự tham gia
của người dân sẽ giúp giảm những yếu tố xung đột có thể xảy ra trong hoạt
động KTDL.
Thứ ba, cần ưu tiên mọi nguồn lực để phát triển KTDL với tư cách là
ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó cần tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết
cấu hạ tầng, nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ
thuật và đa dạng hoá nguồn vốn cho hoạt động KTDL tại địa phương.
Thứ tư, du lịch là “sự kết nối giữa con tim với con tim”, chất lượng sản
phẩm, dịch vụ du lịch và sự thân thiện của người dân đối với khách du lịch sẽ
giúp kết nối con tim của du khách và động lực để họ quay trở lại. Do đó, cần
có giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch; tạo
ra những sản phẩm du lịch mang tính đột phá và hơn hết là xây dựng văn hoá
ứng xử tốt trong hoạt động KTDL.
Thứ năm, xác định đúng đắn lợi thế về di sản văn hoá, lịch sử để có chiến
lược tổng thể cho KTDL theo hướng PTBV, cần có kế hoạch tổng thể và toàn
diện hơn về công tác bảo tồn và khai thác tài nguyên du lịch.
Thứ sáu, KTDL và tài nguyên, môi trường là hai vấn đề có mối quan hệ
gắn bó chặt chẽ. Để phát triển KTDL theo hướng bền vững cần có những giải



19

pháp đồng bộ về phát triển KTDL gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng
sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu; chú ý tới khả năng tải của các khu, điểm
du lịch để tránh gây sức ép và khai thác tài nguyên du lịch một cách kiệt quệ.
Thứ bảy, KTDL là hoạt động đem lại lợi ích lớn nếu khai thác hợp lý và
đúng đắn, do đó cần liên kết phát triển KTDL trên cơ sở phát huy năng lực của
các chủ thể có liên quan; liên kết với các địa phương, các vùng kinh tế đồng
thời mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực.
Qua những phân tích, đánh giá trên có thể thấy rằng KTDL tỉnh Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2016 đã có những bước tiến mới nhưng vẫn thiếu
tính bền vững trên nhiều mặt. Để có thể giải quyết được những vấn đề đặt ra
đồng thời thúc đẩy KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh Thừa Thiên Huế, đòi hỏi
cần sớm tìm ra những giải pháp đồng bộ, hiệu quả và phù hợp với tình hình
thực tế tại địa phương.
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH
KINH TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
4.1. BỐI CẢNH CHUNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH TẾ DU LỊCH
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

4.1.1. Bối cảnh quốc tế
Theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), đến năm 2020
ngành KTDL thế giới sẽ có bước phát triển vượt bậc, dự kiến lượng khách du
lịch quốc tế vào năm 2020 sẽ đạt 1,602 tỷ lượt người, doanh thu từ hoạt động
KTDL đạt khoảng 2.000 tỷ USD. Dự kiến đến năm 2030, số lượng khách du
lịch quốc tế sẽ lên đến 1,8 tỷ lượt người, trong đó châu Á và Thái Bình Dương

sẽ thu hút 535 triệu lượt khách du lịch, riêng khu vực Đông Nam Á sẽ thu hút
khoảng 187 triệu lượt khách du lịch. Trong đó khách đi du lịch với mục đích
tham quan và vui chơi giải trí chiếm tỷ lệ khoảng 54%; với mục đích tôn giáo
và chăm sóc sức khỏe chiếm tỷ lệ khoảng 31%; mục đích công việc và nghề
nghiệp chiếm 15%.
Xu hướng hoà bình, hội nhập và PTBV vẫn là xu thế chủ đạo của thế
giới; nhu cầu du lịch trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, hướng đến
các loại hình du lịch thân thiện, gần gũi với thiên nhiên và môi trường; các
dòng vốn đầu tư và luồng khách du lịch có xu hướng dịch chuyển mạnh tới
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.


20

4.1.2. Bối cảnh trong nước
Nền kinh tế Việt Nam duy trì được tốc độ phát triển khá. Tình hình
chính trị - xã hội ổn định, hệ thống chính sách, luật pháp ngày càng được hoàn
thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho KTDL phát triển. Ngành KTDL Việt Nam
được đánh giá là ngành có nhiều tiềm năng và lợi thế cạnh tranh so với các
nước trong khu vực, và trên thế giới, được chính phủ Việt Nam xác định là
một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước nhà.
4.1.3. Bối cảnh tỉnh Thừa Thiên Huế
Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay đã quan tâm xây dựng quy hoạch phát
triển ngành KTDL nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch, làm
căn cứ cho đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách. Các
địa bàn trong tỉnh đều có chiến lược, kế hoạch riêng về phát triển KTDL.
Cùng với sự quan tâm đúng mức của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa
phương về phát triển KTDL, coi đó là một ngành kinh tế quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương. Phát huy lợi thế là
thành phố của những di sản và lễ hội - nguồn tài nguyên quý giá của du lịch

địa phương, ngành KTDL đã biết kết hợp với những nguồn lực và tiềm năng
khác của tỉnh để từ đó tạo ra những bước phát triển khá toàn diện và bền vững,
trở thành một trong những trung tâm văn hóa, du lịch lớn của cả nước.
4.2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM ĐẨY
MẠNH KINH TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

4.2.1. Quan điểm phát triển
Luận án đưa ra quan điểm thúc đẩy KTDL theo hướng PTBV với một số
nội dung chính sau: Phát triển KTDL tỉnh Thừa Thiên Huế nhanh, bền vững,
đảm bảo chất lượng và khả năng cạnh tranh; phát huy tối đa tiềm năng lợi thế
đặc trưng về tự nhiên, yếu tố con người, xã hội, lịch sử văn hóa tỉnh Thừa
Thiên Huế; gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá,
đặc biệt là giá trị của quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế;
phát triển KTDL bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, có
trọng tâm, trọng điểm; chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang
“xanh”. Giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, tạo bước đột phá với những
mô hình phát triển mới, mang tính khác biệt với một tầm nhìn tổng hoà trong
mối liên kết vùng, quốc gia và quốc tế.
4.2.2. Phương hướng đẩy mạnh kinh tế du lịch theo hướng phát triển
bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế
4.2.2.1. Mục tiêu phát triển
Tập trung phát triển mạnh KTDL thực sự trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn, phấn đấu đến năm 2025 đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành một trong


21

những điểm đến hàng đầu của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á; đến năm
2030, xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến ngang hàng với

các thành phố di sản văn hóa thế giới. Phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế thành
đô thị “di sản, văn hoá, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”.
4.2.2.2. Một số phương hướng chủ yếu
Một là, đổi mới tư duy, nhận thức và cách làm KTDL theo hướng PTBV
Hai là, phát triển KTDL với tốc độ cao, có tính đột phá, tương xứng với
tiềm năng và lợi thế thế tài nguyên thiên nhiên, lịch sử, văn hoá.
Ba là, định hướng phát triển KTDL theo hướng bền vững gắn với bảo vệ
môi trường, sinh thái, tôn tạo các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.
Bốn là, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế thành một điểm đến du lịch với
dịch vụ đồng bộ, các sản phẩm đặc trưng mang tính chất văn hoá, sinh thái,
du lịch biển, đầm phá.
Năm là, khuyến khích và thu hút đông đảo cộng đồng dân cư địa phương
tham gia tích cực vào hoạt động KTDL, với phương châm: “1 người dân, 1
hình ảnh, 1 ấn tượng về văn hoá và du lịch Huế”.
Sáu là, phát huy mọi nguồn lực trong và ngoài nước để tạo bước đột phá
phát triển KTDL.
Bảy là, chú trọng khai thác thị trường trọng điểm khách du lịch quốc tế
đến từ các nước Tây; Bắc Mỹ, Đông Nam Á, đặc biệt là khu vực hành lang
kinh tế Đông - Tây và Đông Bắc Á.
4.3. GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH KTDL THEO HƯỚNG DL Ở
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

4.3.1. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức và mức độ tham gia của
cộng đồng địa phương đối với kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững
Thay đổi và nâng cao tư duy nhận thức và cách làm KTDL theo hướng
PTBVcủa những chủ thể tham gia. Tăng cường xây dựng nét đẹp trong ứng
xử văn hoá du lịch. Khuyến khích và hỗ trợ sự tham gia của cộng đồng đối với
hoạt động KTDL theo hướng PTBV.
4.3.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách
Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp liên quan

KTDL theo hướng du lịch gồm: Chính sách ưu tiên đầu tư; chính sách xây
dựng sản phẩm, dịch vụ du lịch; chính sách tháo gỡ khó khăn cho các doanh
nghiệp du lịch; chính sách xã hội hoá trong KTDL. Nâng cao hiệu lực quản lý
KTDL theo hướng PTBV. Đồng thời tổ chức triển khai quy hoạch có hiệu quả
về KTDL theo hướng PTBV.
4.3.3. Nhóm giải pháp về các nguồn lực kinh tế du lịch
Thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong hoạt động
KTDL theo hướng PTBV mà trước hết cần đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ


22

thống kết cấu hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Huy động mọi
nguồn vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ trong hoạt động KTDL.
4.3.4. Nhóm giải pháp về phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của
sản phẩm du lịch
Trên cơ sở giải pháp về nghiên cứu và định hướng thị trường khách du
lịch để từ đó đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ KTDL
tại địa phương.
4.3.5. Nhóm giải pháp về xây dựng thương hiệu, xúc tiến du lịch và
đẩy mạnh quảng bá
Tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá theo hướng chuyên nghiệp.
Tăng cường năng lực hoạt động của Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Thừa
Thiên Huế. Xây dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch Huế.
4.3.6. Nhóm giải pháp gắn kết phát triển kinh tế du lịch với bảo vệ tài
nguyên, môi trường du lịch
Tăng cường bảo vệ tài nguyên - môi trường trong phát triển KTDL. Xây
dựng chiến lược và kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai và ô
nhiễm môi trường. Nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật xử lý rác thải du lịch và
các khu vệ sinh công cộng

4.3.7. Nhóm giải pháp về bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá du lịch
của địa phương
Khôi phục và bảo tồn các di tích văn hoá, lịch sử và các làng nghề truyền
thống. Phát triển sản phẩm hàng lưu niệm, quà tặng đặc trưng và chuyển tải
được văn hoá Huế.
4.3.8. Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế và liên kết vùng trong phát
triển kinh tế du lịch
Đa dạng hoá các nội dung và hình thức liên kết trong phát triển KTDL.
Tăng cường liên kết giữa với các địa phương trong vùng, đặc biệt là liên kết
ba địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam. Mở rộng giao lưu,
hợp tác với các tổ chức, các nước trong khu vực và quốc tế


23

KẾT LUẬN
Ngày nay, KTDL từ chỗ chỉ là hoạt động phục vụ nghỉ ngơi đơn thuần đã
được xác định là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Quá trình phát triển KTDL đã có
nhiều tác động tích cực nhưng kèm theo đó cũng gây ra nhiều tiêu cực khó
lường tới đời sống kinh tế, văn hoá - xã hội, môi trường sống của con người
và ngược lại KTDL cũng đang chịu sự tác động mạnh mẽ từ những thay đổi
của các điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội đang diễn ra. Chính vì vậy, việc
thúc đẩy KTDL theo hướng PTBV đang là xu hướng phát triển tất yếu, là
đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới hiện nay. Đó
chính là sự định hướng khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch để
tạo ra các sản phẩm, dịch vụ du lịch độc đáo, có chất lượng nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của du khách; mở rộng các nguồn lực sản xuất, duy
trì các chỉ tiêu tăng trưởng một cách ổn định và lâu dài; đảm bảo sự hài hoà
và nâng cao lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng; bảo tồn và phát huy các

giá trị văn hoá bản địa; có đóng góp tích cực vào bảo vệ môi trường sinh thái,
gìn giữ tài nguyên du lịch cho các thế hệ tương lai.
Tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát
triển KTDL và được xác định là một trong những trung tâm văn hoá, du lịch đặc
sắc của cả nước. Với những cố gắng và nổ lực, trong thời gian qua ngành KTDL
tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước chuyển mình, phát triển mạnh mẽ; tạo ra
cho ngành KTDL những thành tựu quan trọng, ghi dấu ấn trên bản đồ du lịch cả
nước, trở thành điểm đến thân thuộc của du khách trong và ngoài nước. Tuy
nhiên, đi liền với những thành công bước đầu đó, ngành KTDL tỉnh Thừa Thiên
Huế đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức và nguy cơ thiếu bền
vững do những nhân tố khách quan, chủ quan tác động và do hậu quả từ chính
quá trình phát triển mà nó để lại. Vấn đề đặt ra là làm sao để KTDL tỉnh Thừa
Thiên Huế PTBV, một mặt đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho cộng đồng địa
phương, mặt khác phải bảo tồn và phát huy được nguồn tài nguyên du lịch quý
giá, bảo vệ môi trường địa phương; góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Từ thực tế đó, việc nghiên cứu về KTDL theo hướng PTBV có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn rất quan trọng đối với sự phát triển ngành KTDL nói riêng và
kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung trong những năm sắp tới.


×