Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Luật phá sản bằng các quy định của luật phá sản năm 2014, chứng minh thủ tục phá sản doanh nghiệp là một thủ tục phục hồi doanh nghiệp đặc biệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.78 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, như một kết quả của quá trình cạnh
tranh hiện tượng phá sản doanh nghiệp xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên, không phải
cứ doanh nghiệp nào khi thực hiện thủ tục phá sản đều dẫn đến hậu quả pháp lý là
phá sản doanh nghiệp. Một trong những nội dung quan trọng trong thủ tục phá sản
được Luật Phá sản 2014 ghi nhận đó là thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.
Liệu thủ tục này có được thực hiện giống như một thủ tục phục hồi doanh nghiệp
thông thường? Để hiểu rõ hơn, em xin phép tìm hiểu đề 2: “Bằng các quy định của
Luật Phá sản năm 2014, chứng minh thủ tục phá sản doanh nghiệp là một thủ tục
phục hồi doanh nghiệp đặc biệt.”

1


NỘI DUNG
I.Khái quát chung.
1. Khái niệm
Phục hồi doanh nghiệp theo nghĩa thông thường là sự chuyển hóa của doanh
nghiệp từ tình trạng làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả trở lại trạng thái hoạt động sản
xuất kinh doanh bình thường, ổn định như trước khi suy giảm. Hoạt động này được
tiến hành khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và doanh nghiệp chủ động thực hiện
các phương án phục hồi nhằm thoát khỏi tình trạng khó khăn.
Khác với khái niệm trên, thủ tục phục hồi doanh nghiệp trong thủ tuc phá sản
“được ghi nhận như một thủ tục độc lập trong tố tụng phá sản với đầy đủ các quy
định về điều kiện mở thủ tục phục hồi cũng như viêc triển khai nó trên thưc tế”1. Nó
được hiểu là “thủ tục do Tòa án có thẩm quyền áp dụng trong thời hạn nhất định
dưới sự giám sát của HNCN, sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản và sự đồng
ý của HNCN, nhằm giúp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán sau khi áp dụng
các biện pháp cần thiết sẽ phục hồi được hoạt động kinh doanh, thanh toán được
các khoản nợ đến hạn.”2
2. Mục đích của thủ tục phục hồi doanh nghiệp.


Thủ tục phục hồi doanh nghiệp với vị trí là một thủ tục độc lập trong tố tụng
phá sản, nó không chỉ đươc quy định nhằm giúp đỡ doanh nghiệp mà còn bảo vệ
quyền lợi cho các chủ nợ. Cụ thể, nó tạo cơ hội cho doanh nghiệp,“con bệnh” có
nguy cơ bị chấm dứt tồn tại có thể tái tổ chức lại hoạt động kinh doanh, thoát khỏi
tình trạng thua lỗ, ốm đau và hoàn trả được các khoản nợ. Điều này đồng nghĩa với
việc chủ nợ có cơ hội nhận lại số tài sản đã cho doanh nghiệp vay. Ngoài ra, có thể
1 PGS.TS Dương Đăng Huệ, Pháp luật phá sản của Việt Nam, trg 211
2 Phuc hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theoq uy đinh của pháp luật phá sản, Ths
Trần Thị Ngọc, Luận văn thạc sĩ., trg 10

2


thấy hoạt động thương mại thường mang tính liên kết chặt chẽ và khi một doanh
nghiệp phá sản dễ tạo ra tính dây truyền có thể dẫn đến phá sản hàng loạt. Vì vậy
việc cứu vớt một doanh nghiệp cũng chính là đảm bảo duy trì hoạt động cho nhiều
doanh nghiêp khác. Điều này có ý nghĩa quan trọng với Nhà nước trong việc duy trì
trật tự, ổn định kinh tế xã hội.
II. Thủ tục phá sản doanh nghiệp là thủ tục phục hồi doanh nghiệp
đặc biệt.
Thủ tục phục hồi doanh nghiệp trong TTPS là một thủ tục đặc biệt. Sự đặc
biệt này được thể hiện ở đối tượng áp dụng, chủ thể thực hiện, điều kiện áp dụng và
quá trình thực hiện cũng như việc chấm dứt thực hiện thủ tục phục hồi doanh
nghiệp.
1. Đổi tượng áp dụng và chủ thể thực hiện.
Trong nền kinh tế cạnh tranh hiện nay, để tồn tại thì các doanh nghiệp đòi hỏi
phải luôn trong trạng thái “tỉnh táo”, đảm bảo về sức khỏe vì vậy khi cơ thể có hiện
tượng ốm yếu thì cần được nhanh chóng xem xét, thực hiện việc chữa trị… Tuy
nhiên, không phải bất cứ doanh nghiệp có “triệu chứng bệnh” cũng trở thành đối
tượng của thủ tục phục hồi doanh nghiệp trongTTPS. Cụ thể, đó phải là những

doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 4 LPS 2014:
“Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa
vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.”
Bên cạnh đó, không giống với phục hồi doanh nghiệp thông thường do doanh
nghiệp chủ động thực hiện, trong thủ tục này với đặc điểm là một thủ tục luật định
do Tóa án tiến hành vì vậy ngoài doanh nghiệp như đã nói trên còn có sự tham gia,
giúp đỡ của HNCN và Tòa án trong việc thực hiện hoạt động phục hồi.

3


Tóm lại, chỉ có những doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh
toán theo quy định của LPS 2014 và đã có quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa
án mới có thể trở thành đối tượng của thủ tục phục hồi doanh nghiệp trong TTPS.
Đồng thời, trong quá trình thực hiện thủ tục này không chỉ có doanh nghiệp mà còn
có sự góp mặt của HNCN và Tòa án trong vai trò hỗ trợ giúp đỡ.
2. Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi doanh nghiệp.
Để thực hiện thủ tục phục hồi doanh nghiệp, doanh nghiệp thuộc trường hợp
kể trên còn phải đáp ứng những điều kiện nhất định.
Thứ nhất, sau khi có quyết định tuyên bố mở TTPS của thẩm phán, tại
HNCN, đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi kinh doanh với doanh nghiệp được
thông qua. Cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 83:
1. Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra Nghị quyết trong đó có một trong các kết
luận sau:
b) Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh
nghiệp, hợp tác xã;
Theo quy định Khoản 2 Điều 81, nghị quyết áp dụng biện pháp phục hồi
được HNCN thông qua khi “ có quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt
và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành.
Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ.”3

Thứ hai, sau khi nghị quyết được thông qua, doanh nghiệp mất khả năng
thanh toán phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và gửi cho
thẩm phán, chủ nợ, quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho ý kiến.
Sau đó, thẩm phán xem xét đưa phương án ra HNCN xem xét thông qua. Cụ thể,
thẩm phán triệu tập HNCN(chỉ tối đa hai lần), điều kiện hợp lệ của HNCN và việc

3 Khoản 2 Điều 81LPS 2014

4


biểu quyết tán thành thông qua phương án tương tự như trong HNCN lần trước.
Điều này được quy định tại Điều 91 LPS 2014:
“4. Hội nghị chủ nợ được hoãn một lần trong trường hợp không đáp ứng
điều kiện hợp lệ. Việc tổ chức lại Hội nghị chủ nợ được thực hiện theo quy định tại
Điều 90 và Điều 91 của Luật này.
5. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh khi được quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện
cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành.
Trường hợp phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có sử dụng tài sản
bảo đảm thì phải quy định rõ thời gian sử dụng tài sản có bảo đảm, phương án xử
lý tài sản bảo đảm và phải được chủ nợ có bảo đảm bằng tài sản đó đồng ý.”
Tiếp theo thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết trên của HNCN và
nghị quyết này có hiệu lực đối với tất cả người tham gia TTPS có liên quan.
Như vậy, khác với thủ tục phục hồi doanh nghiệp thông thường, để áp dụng
thủ tục phục hồi doanh nghiệp trong TTPS đòi hỏi trước hết HNCN phải được tổ
chức thành công trong đó phải có sự đồng ý của HNCN về việc áp dụng biện pháp
phục hồi và thông qua phương án phục hồi do doanh nghiệp xây dựng theo quy
định của pháp luật đồng thời được ghi nhận bởi quyết định của Thẩm phán.
3.Thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh

3.1 Thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Chủ doanh nghiệp không có quyền quyết định thời hạn thực hiện
phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà phụ thuộc vào ý
chí của HNCN và ý chí của nhà lập pháp. Cụ thể theo quy định tại Điều 89 LPS, áp
dụng thời hạn được ghi nhận trong Nghị quyết của HNCN thông qua phương án
phục hồi kinh doanh. Trong trường hợp HNCN không xác định được thời gian thực
5


hiện thì theo quy định của pháp luật là không quá 03 năm kể từ ngày HNCN thông
qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
3.2 Giám sát việc thực hiện.
Theo quy định tại Điều 93 LPS 2014, trong quá trình thực hiện phương án
phục hồi của doanh nghiệp, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản,
chủ nợ có quyền giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, sáu
tháng một lần, doanh nghiệp phải lập báo cáo về tình hình thực hiện phương án
phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã cho Quản tài viên,
doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh
lý tài sản có trách nhiệm báo cáo Thẩm phán và thông báo cho chủ nợ.
3.3 Sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi.
Trong quá trình thực hiện phương án phục hồi, căn cứ trên thực tế các chủ nợ
và doanh nghiệp có quyền thoả thuận về việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi
hoạt động kinh doanh. Thỏa thuận chỉ được chấp nhận khi được quá nửa tổng số
chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo
đảm trở lên biểu quyết tán thành. Đồng thời, quyết định này phải được thể hiên
thông qua quyết định công nhận của thẩm phán.
Tóm lại, việc thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp trong TTPS khác với thủ tục phục hồi thông thường bởi nó có sự can thiệp
sâu sắc của chủ nợ và Tòa án. Ngoài ra, trong tiến trình này cũng sẽ không có sự
thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp.


6


4. Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và hậu quả
pháp lý.
4.1 Các trường hợp đình chỉ.
Sau khi thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, sẽ xảy ra 3 trường
hợp sau: Một là doanh nghiệp đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh. Hai là doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt
động kinh doanh. Ba là hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh nhưng doanh nghiệp vẫn mất khả năng thanh toán.
Dù thuộc trường hợp nào trong các trường hợp trên thì thẩm phán đều ra
quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng
thời theo khoản 2 Điều 95: “Tòa án nhân dân thông báo công khai quyết định đình
chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy
định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này.”tức giống với thông báo mở hoặc không
mở thủ tục phá sản.
4.2 Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ.
Tuy với các trường hợp kể trên đều đi tới quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng với mỗi trường hợp lại đem lại
những hậu quả pháp ý khác nhau, điều này được quy định tại Điều 96 LPS. Theo
đó, nếu thuộc trường hợp thứ nhất thì doanh nghiệp được coi là không còn mất khả
năng thanh toán và thẩm phán ra thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt quyền
và nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Ngược lại,
với trường hợp thứ hai và thứ ba mặc dù HNCN đã “dang rộng tay” cứu vớt nhưng
doanh nghiệp không thể hồi phục thì như một quy luật tất yếu của sự đào thải, thẩm
phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
7



Khác với một thủ tục thông thường, khi thất bại trong việc phục hồi, doanh
nghiệp vẫn có thể thực hiện sau đó, vẫn có thể duy trì hoạt động nhưng với thủ tục
phục hồi trong TTPS chỉ diễn ra một lần duy nhất và nó quyết định đến việc doanh
nghiệp sống sót tiếp tục hoạt động hay chấm dứt với quyết định tuyên bố phá sản
của thẩm phán.

8


KẾT LUẬN
Luật Phá sản 2014 đã có những điều chỉnh về thủ tục phục hồi hoạt động của
doanh nghiệp so với quy định trước đây. Sự thay đổi này, càng thể hiện rõ hơn thủ
tục phá sản doanh nghiệp là một thủ tục phục hồi doanh nghiệp đặc biệt. Nó có ý
nghĩa, vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, chủ nợ cũng như sự phát triển bình
ổn của xã hội.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Luật Phá sản 2014. Nxb Lao động.

2.

Giáo trình Luật Thương mại tập II, Trường ĐH Luật Hà Nội, Nxb

CAND, Hà Nội 2015.

3.

Ts Nguyễn Thị Dung, Hướng dẫn môn học Luật thương mại, tập 1, tập

2 .Nxb Lao động, Hà Nội 2014
4. PGS.TS Dương Đăng Huệ, Pháp luật phá sản của Việt Nam, Nxb Tư pháp,
Hà Nội 2005.
5. Phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá
sản theo quy đinh của pháp luật phá sản, Ths Trần Thị Ngọc, Luận văn thạc sĩ.
6. Bình luân những điểm mới của Luật Phá sản 2014, Mai Thị Huyền, Khóa
luận tốt nghiệp, Hà Nội 2015
7. Tìm hiểu thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo
Luật Phá sản 2004, Nguyễn Khánh Ngân, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội 2009

10


11


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
NỘI DUNG..................................................................................................... 1
I.Khái quát chung............................................................................................ 1
1. Khái niệm.................................................................................................... 1
2. Mục đích của thủ tục phục hồi doanh nghiệp..............................................1
II. Thủ tục phá sản doanh nghiệp là thủ tục phục hồi doanh nghiệp đặc biệt.. 2
1. Đổi tượng áp dụng và chủ thể thực hiện......................................................2
2. Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi doanh nghiệp.......................................2
3.Thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh........................................................4

3.1 Thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.................4
3.2 Giám sát việc thực hiện............................................................................. 4
3.3 Sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi........................................................4
4. Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và hậu quả pháp lý..........4
4.1 Các trường hợp đình chỉ............................................................................4
4.2 Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ.............................................................5
KẾT LUẬN..................................................................................................... 5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................5

12


TỪ VIẾT TẮT
1.

LPS 2014: Luật Phá sản 2014

2.

TTPS

3.

HNCN : Hội nghị chủ nợ.

: Thủ tục phá sản

13




×