Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tích hợp kiến thức liên môn.Chủ đề: cây chuối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 9 trang )

TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN
MÔN
CHỦ ĐỀ: CÂY CHUỐI

*Môn lịch sử
Cây chuối còn được gọi là ba tiêu, có
tên khoa học là Múa spp, thuộc họ chuối.
Chuối có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á
và đã được thuần hoá từ lâu đời. Các


giống chuối ở Việt Nam vốn có nguồn gốc
từ chuối hoang dại (hay còn gọi là chuối
rừng-Musa acuminate, là loài chuối dại
bản địa của vùng Đông Nam Á cùng với
Musa balbisiana – đây là tổ tiên của các
loài chuối hiện đại). Việt Nam là một trong
những xứ sở của chuối với nhiều giống
chuối quý như: chuối tiêu, chuối bơm,
chuối ngự, ..Từ xa xưa, những quả chuối
ngon ngọt đã trở thành vật phẩm quý báu
để dâng vua, cúng lễ. Chuối được xem là
mặt hàng có triển vọng xuất khẩu ở Việt
Nam, nhất là chuối già và chuối cau.
Đầu thế kỉ XX, người Pháp mang vào
nước ta một vài giống chuối mới có quả to
và cho năng suất cao. Từ đó, người ta bắt
đầu lai tạo ra những giống chuối ngon
hơn, đặc biệt hơn.
*Môn địa lí
Việt Nam là một nước nhiệt đới và là


một trong những xứ sở của chuối. Đi khắp


Việt Nam đâu đâu cũng thấy chuối, từ Bắc
đến Nam, từ đồng bằng ra miền núi, bất
kể là vùng nào, mùa nào cũng có chuối.
Chuối thích hợp với khí hậu nhiệt đới.
Chuối sinh trưởng và phát triển thuận lợi
trong điều kiện thời tiết từ 25 - 35 . Chuối
vẫn còn có thể phát triển trong điều kiện
ánh nắng ít hơn nhưng sẽ phát triển
chậm, còn ở nhiệt độ quá cao thì quả
chuối nhỏ, năng suất kém. Chuối phát
triển tốt ở vùng đất nhiều mùn hoặc đất
cát pha. Vì vậy, đất thích hợp cho việc
trồng chuối là đất phù sa nhiều mùn hoặc
đất bazan tơi xốp. Chuối là loài cây ưa
nước nhưng không chịu ngập úng thường
phát triển mạnh vào mùa mưa.
Ở nước ta, diện tích trồng chuối chiếm
khoảng 19% tổng diện tích cây ăn trái
hàng năm, cho sản lượng khoảng 1,4 triệu
tấn.Diện tích trồng chuối phân bố rãi rác
khắp nơi chứ không tập trung.Một số


vùng có diện tích trồng chuối khá lớn:
Thanh Hoá, Nghệ An, Nam Định,..
Cơ hội xuất khẩu chuối ở Việt Nam
đang rộng mở. Tuy nhiên, sự phát triển

không định hướng của nghề trồng chuối
trong nhân dân đã kéo theo hệ luỵ như: ở
huyện Yên Sơn(tỉnh Tuyên Quang) thấy
nguồn lợi từ cây chuối nhiều người đã vô
tư phá rừng trồng chuối. Chỉ tính riêng
“Yên Sơn”hiện có hàng nghìn héc ta chuối
được trồng ở vườn, đồi, và cả những ngọn
núi cao, khe suối. Nhiều người đã thoát
nghèo, giàu lên từ cây chuối. Nhưng cũng
từ đó, diện tích trồng rừng đang dần bị đe
doạ. Hiện nay, việc ồ ạt trồng chuối
không hợp tác với tổ chức hợp tác xã
hoặc không có các ngành chức năng giữ
vai trò trung gian giữa nông dân với thị
trường xuất khẩu nông sản thì nguy cơ
chuối của nông dân sẽ không suất đi được
mà còn phải bán với giá thấp thậm chí


chịu cảnh trắng tay vì không có nơi tiêu
thụ.Tuy nhiên một số nơi đã hợp tác với
nhau mở rộng thị trường xuất khẩu chuối
đến: Hàn Quốc, Nhật Bản,dubai,…như
công ty TNHH Huy Long An.
Các mặt hàng thủ công từ cây chuối:
những vật đựng(nước, thức ăn,..), đĩa,
thìa, giấy,thảm, chiếu, giỏ xách,..

*Môn GDCD
Nhà nước cần kí kết hợp tác, mở

rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên
thế giới. Chính quyền địa phương và tổ
chức hợp tác xã cần tuyên truyền và chỉ
dẫn cho người dân cách trồng trọt hiệu
quả nhất, đồng thời giúp người dân ý thức
được tầm quan trọng của việc bảo vệ
rừng, mở rộng thị trường xuất khẩu, canh
tác theo quy trình sạch khép kín, kiểm
soát chất lượng chuối trước khi xuất khẩu.
Công dân Việt Nam cần giới thiệu cho bạn
bè quốc tế về đất nước Việt Nam, cũng


như giới thiệu về cây chuối(hương vị chuối
Việt Nam, những món ăn ngon đặc trưng
từ chuối, lợi ích đặc biệt từ chuối,…) để
thu hút khách du lịch, thu hút các nhà
đầu tư nước ngoài để đất nước phát triển,
thị trường chuối mở rộng, giá chuối cao.

*Môn tin học
Tăng cường quảng bá, tìm kiếm đối
tác qua thương mại điện tử. EDX và đại
diện Alibaba tại Việt Nam đã kết hợp với
Hiệp hội trái cây và rau quả Việt Nam để
làm cầu nối quảng bá hình ảnh sản phẩm,
hổ trợ doanh nghiệp tìm cơ hội xuất khẩu
rau quả Việt ra thế giới, khai thác kinh
doanh trực tuyến. Tham gia các buổi hội
thảo online trực tuyến, giao dịch qua

mạng,…

*Môn ngữ văn
Cây chuối từ lâu đã đi vào thơ ca:
Cây chuối – Nguyễn Trãi


Tự bén hơi xuân tốt lại thêm
Đầy luồng lạ, mầu thâu đêm
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu gượng mở xem.
“Anh em như chuối nhiều tàu
Tấm lành che tấm rách đừng nói nhau nặng lời”.

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”
(Việt Bắc)
Hay như bài thuyết minh về cây chuối trong ngữ văn
9 tập 1. Không những thế, từ lâu cây chuối đã đi vào
lời hát – đặc biệt là hát ru,..

*Môn sinh học


Cây chuối thuộc loại thân mềm, có thân ngầm,
phần thân chính nằm dưới đất gọi là củ hủ chuối,
phần trên chỉ là thân giả do các bẹ lá cấu tạo
thành.Cây chuối có nhiều lá lớn, rộng xếp vào nhau,
khi trưởng thành thì phần ngọn chuối sẽ ra bắp chuối
dần dần tạo thành buồng chuối. Cây chuối cao trung

bình từ 2-8 m.
Một quả chuối trung bình nặng 125g, trong đó
khoảng 75% là nước, 25% là chất khô. Trong chuối
có Na, Mg, K và hàm lượng vi-ta-min phong phú:
A,,C,..Trong chuối chứa carbohydrate(là loại chất
cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể - rất cần thiết


cho các vận động viên), ít protein và chất béo, có
chứa tinh bột và chất xơ.
Chuối đem đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ: tăng
cường thị lực, giúp tăng lượng máu trong cơ thể,
giúp xương chắc khoẻ, dễ tiêu hoá, no lâu, giúp ích
cho những người bị các bệnh liên quan đến dạ dày,
huyết áp, chuối còn giúp giảm căng thẳng, ngủ ngon
và làm đẹp(có tác dụng trị mụn, làm trắng răng, ngăn
ngừa nếp nhăn, phục hồi tóc hư tổn,..), giảm đau,
giúp vết thương mau lành, cầm máu, điều trị vết
bầm,..Để đảm bảo đủ chất cho cơ thể chúng ta nên
ăn 2 quả chuối mỗi ngày là tốt nhất.Vì nếu ăn nhiều
chuối sẽ gây hại cho thận vì lượng kali trong chuối
cao, sâu răng, rối loạn vi-ta-min và khoáng chất
trong cơ thể.
Có thể làm nhiều món ngon từ chuối như: bánh
chuối, mứt,kẹo, gỏi,...



×