Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Bất bình đẳng giới ở việt nam hiện nay tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.91 KB, 22 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo số liệu thống kê của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFP), dân số
thế giới đã lên đến 6,5 tỉ người (năm 2005). Mỗi ngày, có hơn 70.000 nữ
thanh thiếu niên kết hôn và khoảng 40.000 phụ nữ sinh con. Ở Việt Nam, theo
số liệu thống kê năm 2005, dân số đã lên tới 82 triệu người, tăng 1,43% so với
năm trước đó. Trong đó, phụ nữ chiếm 51,8% dân số và 52% lực lượng lao
động. Tuy nhiên, sự bất bình đẳng nam – nữ trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng trong nhiều lĩnh vực vẫn đang là thực tế.
Nếu đọc lịch sử, không thể nói rằng châu Á là nơi duy nhất trọng nam
khinh nữ. Từ thời trung cổ, châu Âu cũng khắc nghiệt với phụ nữ không kém.
Phụ nữ không có quyền hành gì trong gia đình, thậm chí không tự quyệt định
số phận cho chính bản thân mình nữa. Họ không được học hành, không được
hành nghề trong xã hội, thậm chí không được đi ra đường một mình nếu
không có nhũ mẫu đi cùng. Họ chỉ đơn giản chỉ là một cái máy đẻ, máy khâu,
máy nấu ăn trong nhà. Hoặc cao sang hơn thì họ như một bình hoa để tô sắc
trong những gia đình giàu có. Tuy nhiên giàu hay nghèo thì họ cũng đều có
chung một đặc điểm: họ chỉ là công dân hạng hai trong xã hội.
Cho đến cách đây chỉ hơn một thế kỷ, phụ nữ Âu Mỹ mới thực sự bắt
đầu đòi được chút quyền bình đẳng trong xã hội và cho đến thập niên 60, khi
phong trào hippe (Phong trào hippi (còn gọi là thuyết hiện sinh) yêu cuồng và
sống vội,được du nhập vào VN từ Mĩ cuối thập niên 60 còn có biểu tượng là 1
cành hoa không lá.Về trang phục của phong trào quần "ống loe" bụi bậm lè
phè,họ thích cạo trọc đầu hay để tóc tai thì dài thượt,hoặc quần áo rách
rưỡi,và chơi ma túy,quan hệ tình dục bừa bãi,có thể hiểu như thế này tức là
mình sống sao để vậy. Nói chung nó là biến tấu 1 phần của chủ nghĩa hiện
sinh.Thanh niên Mĩ họ phản đối chiến tranh VN "make love not war" (làm
tình chứ không gây chiến). Sống để tiếp tục chứng tỏ một điều đơn giản rằng

1



“Có thể thời gian không làm thay đổi được những sân si tầm thường,nhưng đủ
sức làm bật lên những giá trị sống.Mình nhớ rõ những năm 70 khi còn học
năm đệ nhất trong giờ học triết học,có 1 cậu bạn cởi hết áo quần chỉ mặc quần
lót và chạy vòng quanh trường,kể từ đó mình mới biết là ảnh hưởng mạnh mẽ
từ chủ nghĩa hiện sinh). và phong trào giải phóng tình dục cho nữ giới nở rộ,
phụ nữ mới thực sự bắt đầu vươn lên và nắm giữ trọng trách xã hội, được đối
xử công bằng và được bảo vệ. Cho nên, chúng ta đừng lầm tưởng châu Âu đã
ban bố quyền phụ nữ từ thời xa xưa và phụ nữ Tây đã mặc nhiên được hưởng
thụ điều này, rồi từ đây cho rằng tại vì đó là “văn hóa Tây”- nó đã tạo điều
kiện cho phụ nữ từ thời xưa và đổ lỗi cho văn hóa ta, hay văn hóa Á Châu nói
chung, khiến cho phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội hiện nay.
Nhìn vào xã hội hiện đại ngày nay của phương Tây, thật khó tưởng
tượng ngày xưa Châu Âu cũng đã từng khắc nghiệt với phụ nữ như thế.
Nhưng phụ nữ cũng không đơn giản tự nhiên được công nhận trong xã hội.
Họ phải trải qua nhiều biến cố thăng trầm, tự vùng lên đấu tranh giành sự bình
đẳng trong xã hội.
Vậy thì điều gì đang xảy ra với phụ nữ phương Đông? Có phải vì họ
chưa đấu tranh đủ mạnh để giành lấy quyền bình đẳng cho mình, hay tại vì
đàn ông phương Đông cổ hủ lạc hậu hơn nam giới phương Tây mà trong các
xã hội hiện đại ngày nay, tệ trọng nam khinh nữ vẫn còn là một điều được
xem như là mặc nhiên trong xã hội? Nhìn vào Nhật Bản,Đại Hàn, họ là quốc
gia phát triển hiện đại, nhưng đàn ông tại đây vẫn luôn có cái nhìn khắt khe
cho phụ nữ và luôn có tư tưởng thống trị trong đầu, luôn xem mình là tối
thượng, là có quyền quyết định tất cả. Các nước Ả Rập giàu có và ngày càng
hiện đại vẫn không có một “tí tẹo” định kiến xã hội nào bị lung lay cho cơ hội
thực hiện quyền phụ nữ trong xã hội.
Còn ở nước ta hiện nay, tuy đã bước vào mọt thời đại mới, bước vào
một kỷ nguyên mới, nhưng hiện tượng phụ nữ bị đánh đập, bị lạm dụng…vẫn
đang diễn ra khá phổ biến. Vấn đề bất bình đẳng giới cũng như vấn đề giải

2


phóng phụ nữ đang được Nhà nước ta cũng như các ban ngành và toàn xã hội
đặc biệt quan tâm sâu sắc.
Đây không phải là một vấn đề còn mới mẻ, thậm chí là cũ rích, nhất là
ở nông thôn Việt Nam. Nhưng tại sao từ hàng bao năm nay rồi mà vấn đề này
vẫn chưa có hồi kết? Tìm hiểu vấn đề này, người viết muốn tìm hiểu xem cái
gì là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bất bình đẳng giới, hậu quả và giải pháp
cho vấn đề này là gì?
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mặc dù bất bình đẳng giới đã tồn tại từ rất lâu, nhưng chỉ gần đây các
nhà nghiên cứu mới bắt đầu lưu tâm đi tìm nguồn gốc và đặc điểm của chúng.
Trong đề tài nghiên cứu “Bất bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay”, có
mã số 10247, tác giả đã cho chúng ta thấy rõ tính cấp thiết của vấn đề và chỉ
ra nguyên nhân cụ thể của hiện tượng bất bình đẳng giới trong đời sống xã hội
Việt Nam hiện nay. Đó không chỉ là sự chênh lệch về giới tính khi sinh mà
nguyên nhân sâu xa là tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, mong có con trai nối
dõi còn khà nặng nề. Chính nguyên nhân này đã khiến cho hàng ngàn phụ nữ
bị đối xử tệ bạc, rẻ rúm, dẫn tới việc dễ dàng bị dụ dỗ, rơi vào tay bọn buôn
bán người. Sự khát khao có con trai của nhiều bậc cha mẹ đã dẫn tới việc làm
thất đức – nạo phá những bào thai bé gái, hoặc có những người vợ đã tự hy
sinh bản thân để lén lút cưới vợ lẽ cho chồng, đẩy mình ra khỏi vòng yêu
thương.
Còn trong “Nhận định về mức độ bất bình đẳng giới” của Nguyên
Trang Nhung, tác giả đã nêu được mức độ nghiêm trọng của tình trạng này:
Nó sẽ không bao giờ có hồi kết khi trách nhiệm của phụ nữ với gia đình và
con cái vẫn rất nặng nề, khi mà tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn phổ
biến.
Các nghiên cứu trên mới chỉ đề cập nhiều đến những nguyên nhân và

mức độ của bất bình đẳng giới ở Việt Nam.

3


Ở bài viết này, người viết muốn làm rõ thêm vấn đề bất bình đẳng giới
và cũng xin đưa ra những giải pháp cụ thể để nhằm hạn chế va dần xóa bỏ
tình trạng này.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài có sử dụng một số phương pháp như: phương pháp điều tra xã
hội học, nghiên cứu tài liệu và quan sát thực tế.
4. Kết cấu nội dung của đề tài
Nội dung của đề tài dự kiến gồm 4 phần:
Phần 1: Hiện trạng bất bình đẳng giới trên thế giới và trong xã hội Việt Nam.
Phần 2: Nguyên nhân của bất bình đẳng giới.
Phần 3: Hậu quả của bất bình đẳng giới.
Phần 4: Giải pháp cho vấn đề bất bình đẳng giới.

4


NỘI DUNG
Chương I. Hiện trạng bất bình đẳng giới trên thế giới và trong xã hội
Việt Nam
1.1. Trên thế giới
Dân số thế giới đang ngày một gia tăng và ước tính còn tăng cao hơn
nữa. Hiện nay, số dân trên thế giới xấp xỉ là 7 tỉ người.
Bất bình đẳng giới đã không còn là một vấn đề mới mẻ. Ngày nay, tuy
phụ nữ đã được công nhận trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội nhưng quan
niệm bất bình đẳng giới vẫn chưa xóa bỏ hoàn toàn. Nó vẫn len lỏi và “biến

tấu” một cách tinh vi, thâm nhập vào từng cá nhân, từng xã hội.
Theo ngân hàng thế giới (2001) ,thì phụ nữ:
50%: chiếm 1/2 dân số thế giới
70%: đảm nhiệm 70% công việc của thế giới
30%: được hưởng 30% thu nhập của thế giới
1%: sở hữu 1% tài sản thế giới
70%: chiếm 70% số người mù chữ trên thế giới
70%: chiếm 70% số người nghèo trên thế giới.
Qua số liệu trên ta có thể thấy sự bất bình đẳng nam – nữ thể hiện khá
rõ nét. Phụ nữ chiếm một nửa dân số thế giới nhưng lại chỉ được hưởng 30%
thu nhập thế giới, sở hữu 1% tài sản của thế giới. Đáng nói hơn nữa,họ là
những người lao động chính trong xã hội, đảm nhiệm 70% công việc của thế
giới nhưng tương đương với 70% đó thì họ cũng chiếm 70% số người ngèo và
số người mù chữ trên thế giới.
Như vậy, hiện phụ nữ chiếm 70% số người mù chữ trên thế giới, trong
khi cơ hội đến trường của trẻ em gái ít hơn so với trẻ em trai. Trung bình cứ
90 giây lại một thai phụ tử vong. ở nhiều nước, phụ nữ không được tiếp cận
bình đẳng so với nam giới về đát đai và các quyền sở hữu cơ bản khác. Tỷ lệ
nữ giới tại các cơ quan lập pháp là 19%, tỷ lệ này trong giới các nhà thương
lượng hòa bình thậm chí còn thấp hơn rất nhiều (8%), và hiện nữ giới mới chỉ
5


chiếm 28% trong tổng số người đứng đàu Nhà nước và chính phủ trên toàn
cầu. Ngoài ra, việc làm cho phụ nữ hiện nay chủ yếu vẫn giới hạn ở các khu
vực lương thấp, dễ bị tổn thương, thời gian lao động kéo dài và làm việc theo
hợp đồng không chính thức.
Bất bình đẳng giới diễn ra không đồng đều giữa các vùng: Việc nạo
phá thai do lựa chọn giới tính đã dẫn đến sự mất cân bằng giới tính khi sinh,
trên thế giới ta có khoảng 107 trẻ trai thì có 100 trẻ gái, còn ở các nước châu

Á tỷ lệ này là 110 trẻ trai trên 100 trẻ gái, các nước Đông Á như Trung Quốc
tỷ lệ này là 119 trẻ trai trên 100 trẻ gái. Rõ ràng là khi có quá nhiều trẻ trai
sinh hơn so với trẻ gái chúng ta biết có điều gì đó không hay đã xảy ra.
Nếu nhìn vào tuổi thọ của phụ nữ thì phụ nữ các nước Đông Á có tuổi
thọ khá cao, 74 tuổi là độ tuổi trung bình, nhưng tại các nước Nam Á, tuổi thọ
này ít hơn 8 năm. Nếu nhìn vào giáo dục, các nước Đông Á cũng tốt hơn các
nước Nam Á, trên thực tế các nước Nam Á gần tương đương như các nước
vùng hạ Sahara trong lĩnh vực này, tức là còn tệ hơn các nước Ả Rập.
1.2. Tại Việt Nam
Báo cáo Phát triển con người khu vực châu Á- Thái Bình Dương của
Liên Hợp Quốc (LHQ) cho thấy, Việt Nam đã có những bước tiến dài trong
bình đẳng giới.
Theo ông Jesper Morch, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam đã
đánh giá, trong nhiều năm nay, “Việt Nam là nước dẫn đầu khu vực châu Á –
Thái Bình Dương về các chỉ số về bình đẳng giới qua việc cung cấp các dịch
vụ y tế và giáo dục tới các trẻ em gái và trẻ em trai, phụ nữ và nam giới. Sự
chênh lệch về tỉ lệ nhập học giữa các em nữ và các em nam là rất thấp. Tỉ lệ
mù chữ của nữ giới so với nam giới ngày càng giảm”. Còn theo sự đánh giá
của ngân hàng thế giới vào năm 2003 thì “Việt Nam có tỉ lệ cao nhất trên thế
giới: 85% nam giới và 83% nữ giới ở độ tuổi từ 15-60 tham gia vào các hoạt
động kinh tế”.

6


Tuy nhiên, sự bất bình đẳng giới ở nước ta vẫn tồn tại dưới nhiều dạng
khác nhau, ở từng thời gian và không gian khác nhau. Cuộc sống của hàng
triệu trẻ em gái và phụ nữ vẫn còn bị phân biệt đối xử, bị tước quyền và
nghèo khổ, bị ảnh hưởng nặng nề bởi HIV/AIDS, bị trả lương thấp hơn nam
giới, bị nạn bạo hành về thể chất và tình dục. Một số vùng khó khăn, gia đình

đông con, trẻ em gái ít có cơ hội được đi học hơn; trình độ học vấn của phụ
nữ có chênh lệch hơn so với nam giới. Phổ biến nhất ở nước ta hiện nay là số
đông vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ, yêu cầu phụ nữ phải đặt gia đình
lên trên hết, nhiều khi phải chịu sự thệt thòi về sức khỏe, nguyện vọng, khát
vọng cá nhân; nhiều nơi phụ nữ vẫn phải nghe theo quyền lực của nam giới về
các vấn đề trong gia đình và cuộc sống. Tình cảnh những người dân tộc thiểu
số ở nhiều vùng còn khó khăn có phần xấu nhất trong những tồn tại vừa nêu.
Theo thống kê tại Việt Nam:
Phụ nữ chiếm 50% dân số ở nông thôn.
Phụ nữ chiếm 75% lực lượng lao động trong Nông lâm ngư nghiệp
Thời gian làm việc: 14 – 16h/ ngày
Hưởng < 30% thu nhập
Phụ nữ đơn thân có thu nhập thấp nhất, trong đó 40% sống trong cảnh
dưới nghèo đói.

7


II. Nguyên nhân của bất bình đẳng giới
2.1. Nguyên nhân khách quan
Bất bình đẳng giới chưa có hồi kết khi mà trách nhiệm của phụ nữ đối
với gia đình và con cái vẫn rất nặng nề; tình trạng thiếu máu diễn ra phổ biến
ở bà mẹ mang thai; nạn bạo hành; phân biệt đối xử tồn tại trong mọi tầng lớp
dân cư; cơ hội học tập; vay vốn làm ăn; thăng tiến; kể cả mức lương của chị
em vẫn thua xa so với nam giới.
“Ở Việt Nam, bạo lực gia đình không phải là mới, chế độ phụ hệ, tư
tưởng trọng nam khinh nữ đã kéo theo sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam
giới. Trước đây những người phụ nữ bị hành hạ chủ yếu là sống phụ thuộc
vào chồng. Khi chuyển sang kinh tế thị trường, vai trò của phụ nữ cũng thay
đổi, song thực tế rất nhiều phụ nữ kiếm được nhiều tiền hơn lại bị chồng

đánh. Theo nghiên cứu của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam thì những trường
hơp này chiếm 72% trong số những vụ xung đột gia đình.
Bạo lực phụ nữ - về cả thể xác và tinh thần vẫn diễn ra một cách dai
dẳng và công khai ở xã hội Việt Nam, nhất là nông thôn (điều này đã được
truyền thông nhiều lần nhắc đến). Gánh nặng âu lo đặt quá lên vai phụ nữ- khi
mà họ quá ít sức lực (theo nghĩa đen và nghĩa bóng). Thói quen cho mình quá
nhiều đặc quyền- trong lúc không tự gán cho mình những trách nhiệm tương
đương của đàn ông. Nhiều bậc có con trai của họ, dường như tâm lý muốn có
con trai để nối dõi tông đường vẫn là tâm lý ăn sâu bám rễ mỗi người dân Việt
Nam, đặc biệt là những người dân vùng nông thôn, những dân tộc vùng sâu
vùng xa nhận thức còn thấp kém.
Bà Ingrit Fitzgerald, cố vấn về giới của LHQ tại Việt Nam cho biết:
“Tình trạng bất bình đẳng giới thậm chí còn xảy ra từ trước khi trẻ em trào
đời. Ngay càng nhiều gia đình lựa chọn giới tính khi sinh khiến sự chênh lệch
giới tính Việt Nam ở mức báo động”. Và phải chăng những người phụ nư – họ
chưa đấu tranh đủ mạnh để giành lấy quyền bình đẳng cho mình, hay tại vì

8


đàn ông phương Đông cổ hủ lạc hậu hơn nam giới phương Tây? Có lẽ cả hai
đều đúng.
2.2. Nguyên nhân chủ quan
Còn về phía phụ nữ, đa phần họ vẫn công nhận cái quyền của nam giới
trong xã hội, thành ra một cái luật bất thành văn lại vô tình được duy trì trong
giới nữ vô điều kiện trong xã hội, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cứ nhìn bà
mẹ chồng cổ hủ thì thấy rõ. Các cô con dâu thời đại khi đã bắt đầu muốn dấu
tranh cho sự bình đẳng trong nhà thì các bà mẹ chồng lại luôn cố dạy dỗ con
dâu mình về giáo điều bấy lợi mà ngày xưa chính các bà cũng là một nạn
nhân. Các bà luôn xem chồng và con trai là độc tôn trong nhà, rằng con dâu

phải nhất nhất vâng lời chồng, hy sinh cho chồng.
Hãy nhìn con lừa mà xem. Nó phải mang vác nặng cả đời chỉ vì nó
thích thế, nó công nhận cái quyền chủ nhân của con người cái quyền sai khiến
nó, và nó cho rằng đó là lẽ tự nhiên. Nó tin rằng đó là số phận của nó. Nó tin
rằng nó được sinh ra là để khuân vác nặng cả đời, cho đến khi nó trút hơi thở
cuối cùng. Đôi khi nó làm việc đến kiệt sức, nhưng nó phần vì sợ, phần vì cái
niềm tin mãnh liệt ấy mà bao thế hệ ông bà nó đều tin tưởng, cho nên chúng
ta chẳng mấy khi thấy giống lừa phản kháng đấu tranh giảm giờ làm.
Phụ nữ chúng ta vẫn đã và đang sống trong cái sự chịu đựng vô hình ấy,
dù ít dù nhiều, trong các xã hội Á Đông. Và cũng vì phụ nữ chúng ta tin rằng
chúng ta sinh ra là để cung phụng cho nam giới, là chấp nhận lề thói bất công
trong xã hội, chấp nhận là một thân phận chân yếu tay mềm không tự bảo vệ
cho mình khỏi điều nghiệt ngã của xã hội. Tuy nhiên chúng ta không phải là
giống lừa. Chúng ta có khối óc và tính sáng tạo. Chúng ta biết và nhận thức rõ
vai trò của mình trong gia đình và trong xã hội. Vậy thì cách duy nhất để đòi
hỏi công bằng bình đẳng giới là chúng ta phải nói lên tiếng nói của chính bản
thân mình. Phải tự thân vận động để đòi hỏi công bằng cho bản thân mình chứ
đừng trông chờ vào một phép nhiệm màu để điều đó có thể xảy ra cho chúng
ta.
9


III. Hậu quả của bất bình đẳng giới
3.1. Về thể xác và tinh thần
Bất bình đẳng giới đã để lại nhiều hậu quả vô cùng quan trọng: “Nếu ai
đó có dịp chứng kiến một người chồng ở miền Tây Nam Bộ nhậu say rồi trói
vợ vào cột nhà đánh, mới thấu hiểu vì sao mơ ước lấy chồng ngoại, chồng
Việt kiều lạ có ở nhiều cô gái xứ này đến thế. Nếu nhìn cảnh những người phụ
nữ ở Hà Tây dậy từ 4h sáng đạp xe đạp cách 30km về Hà Nội bán hàng rong,
đến 6h tối về nhà là “đâm sầm” vào bếp rơm nấu cám lợn, trong lúc ông chồng đi

đánh tổ tôm thì mới thấy việc các cô gái sẵn sàng chịu khổ, chịu nhục ở xứ người để
lấy ít tiền cho mẹ mình đỡ bị cha đánh cũng không có gì là lạ”
( />Việt Nam có đến 66% cá vụ ly hôn liên quan đến bạo hành gia
đình. 5% phụ nữ được hỏi thừa nhận bị chồng đánh đập thường xuyên.
82% hộ dân nông thôn và 80% hộ ở thành phố có xảy ra bạo lực. Tỷ lệ
phụ nữ bị ngược đãi trong những gia đình khá giả ở mức cao, 76%
(thống kê của viện xã hội học, Viện KH-XH VN ngày 25/02/2006)
Các nhà hoạt động xã hội cho rằng cả tin là nguyên nhân khiến chị
em phụ nữ rơi vào tay bọn buôn bán người. Nhưng nếu không quá bất
hạnh, không phải sống trong địa ngục gia đình thì người phụ nữ không
dễ bị dụ dỗ như vậy. Chính sự trọng nam khinh nữ, tư tưởng phân biệt
giới khiến chị em bị đối xử tệ bạc, bị rẻ rúng, bị tổn thương nặng nề, do
đó chị em luôn mong muốn thoát khỏi tình trạng này. Và thật dễ hiểu khi
họ mù quáng tin theo người sẵn sàng chia sẻ, hứa hẹn giúp đỡ họ. Có lẽ
không ai bỏ nhà ra đi khi họ được sống trong một gia đình hạnh phúc.
Mặc dù hiện tượng bất bình đẳng giới đã được nói đến rất nhiều, nhưng
đâu đó tình trạng này vẫn tái diễn và gây nên những hậu quả nghiêm
trọng, tiếp tay cho bọn buôn bán phụ nữ và trẻ em.
Nhiều bậc cha mẹ đã bộc lộ sự khát khao có con trai của họ đến
mức nạo phá những bào thai bé gái hoặc có những người vợ đã lén lút
10


cưới vợ lẽ cho chồng. Hậu quả đưa đến khá nghiêm trọng: có người có
vợ lẽ thì yêu chiều và hắt hủi vợ cả.
Theo báo cáo gần đây nhất của Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ
em Việt Nam, từ đầu năm đén nay, ở nước ta đã có hiện tượng mất cân
bằng giới tính khi sinh. Tư tưởng trọng nam khinh nữ đã khiến số nam
giới nhiều hơn số nữ giới. Tỷ lệ giới tính nam nữ khi sinh trên toàn quốc
là 112 nam/100 nữ (vào năm 2008) và tỷ lệ này một số vùng còn cao hơn

nhiều, như ở vùng Đông Bắc lên tới 120 nam/100 nữ. Nếu tỷ lệ chênh
lệch giới tính khi sinh vẫn còn tiếp diễn thì đến năm 2025, dân số Việt
Nam sẽ thừa nam. “Ban giám đốc bệnh viện Từ Dũ(TP HCM) khẳng
định, hiện tượng sản phụ sinh bé trai nhiều hơn sinh bé gái là có thật. Số
liệu ghi chép tại bệnh viện này cho thấy trong 9 tháng đầu năm 2005, có
33.223 trẻ ra đời. Trong đó có 17.410 ( chiếm 52,4%) trẻ trai và 15.813
trẻ gái ( chiếm 47,6%). Tại bệnh viện phụ sản Hùng Vương (TP HCM),
Từ đầu năm đến tháng 10-2005 có 19.921 trẻ sơ sinh ra đời. Mặc dù
không có số liệu thống kê cụ thể nhưng theo nhận định của lãnh đạo
bệnh viện này thì hiện tượng bé gái ít hơn bé trai là có thật.
Việc tiếp cận với giáo dục ở Việt Nam những năm qua đã có cải
thiện tích cực nhưng vẫn xu hướng thiên về nam giới. Ông John HendraĐiều phối viên thường trú của LHQ tại Việt Nam đưa ra ví dụ,mặc dù tỷ
lệ nam nữ được đi học trên toàn quốc là bằng nhau, trong đó nữ sinh
chiếm 47% ở cấp tiểu học và trung học. Nhưng đến bậc THPT thì nữ đi
học nhiều hơn nam nhưng lại không dồng đều ở các vùng miền. Ở những
gia đình nghèo hoặc dân tộc thiểu số, tình trạng chênh lệch vẫn tồn tại.
Chỉ có 20 % em gái ở các gia đình nghèo nhất Việt Nam được đến
trường. Tình trạng trên cũng phổ biến ở các dân tộc miền núi phía Bắc.
Như vậy có thể dễ dang thấy bất bình đẳng giới có ảnh hưởng đến giáo
dục rất lớn.

11


3.2. Bất bình đẳng giới cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh tế
Tại một số nước đang phát triển, đặc biệt là ở Đông Á, tăng trưởng về
việc làm đang phục hồi, nhưng vẫn tồn tại những quan ngại về chất lượng:
45% phụ nữ châu Á vẫn chưa được khai thác, so với tỷ lệ 19% ở nam giới.
Theo báo cáo “Phụ nữ và các thị trường lao động ở châu Á: Tái cân
bằng hướng tới bình đẳng giới” do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Ngân

hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố, mặc dù châu Á đang cố gắng dẫn đầu
kinh tế toàn cầu, phục hồi thị trường lao động sau khủng hoảng kinh tế tài
chính toàn cầu gần đây vẫn không theo kịp hòa nhịp. Thậm chí trước khủng
hoảng, Ủy ban Liên hiệp quốc về KInh tế và Xã hội cho khu vực châu Á và
Thái Bình Dương dự báo, châu Á sẽ mất từ 42-47 tỷ đô la Mỹ mỗi năm do
hạn chế đẻ phụ nữ tiếp cận với việc làm; mất thêm 16-30 tỷ đô la Mỹ mỗi
năm do bất bình đẳng giới trong giáo dục.
Cũng theo báo cáo, những thâm hụt này dường như tăng lên trong thời
kỳ khủng hoảng do phụ nữ phải gánh chịu những ảnh hưởng không nhỏ do cả
bất bình đẳng giới tồn tại trước đó, bao gồm phân biệt đối xử tại các thị
trường lao động trong khu vực, bất bình đẳng nảy sinh từ những định kiến văn
hóa- xã hội, chính sách của Nhà nước và khuôn khố thể chế- nhưng đây lại là
yếu tố tạo ra cơ hội việc làm cho 734 triệu lao động nam của châu Á.
Trong báo cáo “lấp đầy hố sâu ngăn cách trong một thế hệ: Tạo sự bình
đẳng về sức khỏe bằng cách hành động trên những yếu tố xã hội của sức
khỏe” công bố cuối tháng 8-2008, nhóm chuyên gia Ủy ban các yếu tố xã hội
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định sự kết hợp giữa những chính sách
và biện pháp kinh tế không công bằng là nguyên nhân chính khiến sức khỏe
của phần lớn nhân loại giảm sút.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, trước cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu 2008-2009, châu Á đã thiệt hại từ 42-47 tỷ USD mỗi năm do những hạn
chế khi phụ nữ tiếp cận cấc cơ hội việc làm và 16-30 tỷ USD mỗi năm do bất
bình đẳng giới trong giáo dục. Mặc dù tăng trưởng kinh tế của châu Á đạt
12


trung bình 6,2% trong các năm từ 2002-2007, vượt xa tốc đọ trung bình toàn
cầu là 4,2%, nhưng tốc độ tăng trung bình về việc làm cho phụ nữ chỉ đạt
1,7%, thấp hơn so với mức trung bình toàn cầu là 2%.
Khoảng cách này có thể đã tăng cao trong thời gian khủng hoảng do

những bất bình đẳng giới mà lực lượng lao động phụ nữ châu Á phải chịu
đựng trong thị trường lao động, trong cơ cấu xẫ hội, trong khuôn khổ chính
sách và thể chế tạo các cơ hội việc làm cho họ.
Nghiên cứu của ILO và ADB nêu rõ, trong thị trường lao động, việc
làm kém chất lượng đang là thách thức lớn đối với phụ nữ hơn là thất nghiệp.
Một tỷ lệ khá lớn phụ nữ châu Á hiện phải làm việc vất vả với các công việc
năng suất thấp, dễ tổn thương và lương thấp. Tỷ lệ thất nghiệp trong nữ thanh
niên khá cao.
Bất bình đẳng nam nữ đã gây nhiều tác động tiêu cực đến cơ hội, khả
năng phát triển của chị em phụ nữ trong coonh việc xã hội và nhất là ttrong
đời sống gia đình. Ở những gia đình có sự phân biệt, coi tronhj nam giới hơn
nữ giới thì gia đình đó dành nhiều sự quan tâm, chăm sóc về mọi mặt cho các
trẻ em trai nhiều hơn cho trẻ em gái. Do đó khi trưởng thành, các em trai
thường có điều kiện tham gia vào đời sống kinh tế, chính trị, xã hội tốt hơn
các em gái. Mặc dù năng lực của các em gái không thua kém gì các em trai.
Những suy nghĩ, cách hành xử, sự dạy dỗ có liên quan đến phân biệt, định
kiến giới của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị chính là những yếu tố ảnh hưởng lớn
tới sự việc hình thành quan niệm về giới của mỗi thành viên trong gia đình.
Do đó, nếu trong gia đình có những định kiến giới thì những định kiến
này sẽ được lặp lại ở các thế hệ tiếp theo. Chính vì vậy, để đảm bảo sự
bình đẳng giới trong xã hội, rất cần thiết thực hiện tót việc bình đẳng
giới ngay trong mỗi gia đình. Và muốn xóa bỏ, hạn chế bạo lực gia
đình thì phải loại trừ những nguyên nhân gốc rễ gây ra nó – đó chính
là quan niệm về bất bình đẳng giới trong gia đình và trong xã hội
hiện nay.
13


IV. Một số giải pháp cho vấn đề bất bình đẳng giới
Có thể nhận thấy ở xã hội hiện tại nước ta đã tạo điều kiện, cơ hội hơn

để nữ giới có quyền bình đẳng so với nam giới. Vì vậy, thực hiện quyền bình
đẳng, phụ nữ cũng cần nâng cao trình độ học vấn, hiểu biết về kinh tế, văn
hóa, xã hội, chính sách, pháp luật để khẳng định vai trò, vị thế của mình. Để
vấn đề bình đẳng giới với kế hoạch hóa gia đình là một yếu tố cơ bản góp
phần thực hiện chính sách dân số ở nước ta thành công cần:
4.1. Những giải pháp chung
4.1.1. Mở rộng các hoạt động truyền thông dân số - kế hoạch hóa gia
đình, các vấn đề về giới, giới tính, bình đẳng giới, bất bình đẳng giới trên các
lĩnh vực của đời sống xã hội đa dạng, phong phú nhằm thu hút sự quan tâm
của nam giới và nữ giới trong việc thực hiện công tác dân số- kế hoạch hóa
gia đình.
4.1.2. Tăng cường dịch vụ tư vấn sức khỏe sinh sản – kế hoạch hóa gia
đình, chăm sóc sức khỏe, phòng, chống bệnh lây truyền, tạo mọi điều kiện để
mọi người dễ tiếp cận, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em vị thành niên.
4.1.3. Nâng cao chất lượng giáo dục khoa học giới, dân số - kế hoạch
hóa gia đình trong hệ thống nhà trường để thanh niên, thiếu niên có những
hiểu biết nhất định về kiến thức giới, dân số, sức khỏe sinh sản…
4.1.4. Cần sự quan tâm, chỉ đạo của cá tổ chức đảng và chính quyền các
cấp đối với công tác dân số, gia đình và trẻ em. Thực hiện tốt việc tổng kết,
đánh giá mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế, xã hội từng địa phương và
cả nước, trong đó chú trọng đến nhiệm vụ bình đẳng giới và thực hiện mục
tiêu công tác dân số. Thực hiện có hiệu quả các dự án chăm sóc sức khỏe
sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niển nhất là đối với nữ
vị thành niên.
4.1.5. Thực hiện tốt vấn đề bình đẳng giới trong gia đình, bởi gia đình
là một tế bào của xã hội, gia đình là nơi nuôi dưỡng giáo dục con người đầu
tiên, là cầu nối các thành viên trong gia đình với xã hội. Thực hiện bình đẳng
14



giới trong gia đình là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi thành viên, của mỗi
gia đình và xã hội.
4.1.6. Phụ nữ cũng cần đấu tranh cho vấn đề bất bình đẳng giới. Nói
đến đấu tranh cho bình đẳng giới cũng không phải là có ý hạ thấp các giá trị
truyền thống mà tạo hóa đã ban cho người phụ nữ. Thật lầm to khi một số bạn
trẻ rơi vào sự cực đoan trên con đường đòi hỏi nữ quyền cho mình. Phụ nữ
vẫn là phụ nữ, vẫn đóng vai trò then chốt trong việc “xây tổ ấm” trong gia
đình. Nên nhớ, vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ chúng ta vẫn là sự mềm dẻo,
linh động và dịu dàng. Hãy dùng vũ khí này mà đấu tranh cho nữ quyền cho
chính bản than chúng ta.
4.1.7. Về phần nam giới, hãy chứng tỏ cho thế giới biết rằng Á châu
không phải là một xứ sở lạc hậu; không phải là nơi mà đàn ông vẫn còn suy
nghĩ theo lý thuyết lỗi thời và cổ hủ; không phải là nơi mà đàn ông không biết
cách cư xử lịch thiệp với phụ nữ và người già- người được sinh ra có ít cơ bắp
hơn và yếu ớt hơn mình. Các anh Tây phương làm được thế, tại sao đàn ông
Á Đông chúng tôi không làm được? Chúng tôi đau thua kém các anh về bất
cứ phương diện nào?
4.1.8. Xa hơn nữa, chính là phương diện tình cảm. Một người đàn ông
nhân hậu, biết yêu thương và biết cách cư xử thì sẽ tự khắc biết giúp vợ làm
việc nhà, chăm con, chăm sóc vợ. Đây mới là người đàn ông đích thực. Cũng
như trong thiên nhiên, con đực được sinh ra với nhiều cơ bắp hơn, khỏe hơn
con cái cũng nhằm mục đích là bảo vệ con cái và gia đình của nó trước các
mối đe dọa. Tuy nhiên, làm người đàn ông “đích thực” như thế thật khó trong
xã hội Á châu, vì họ sẽ bị “con đực” khác chê cười là “thiếu bản lĩnh”!
Bản lĩnh gì trong bối cảnh này nhỉ? Ăn hiếp, bắt nạt vợ? Một người
mình thương yêu và thề thốt chung sống, chăm sóc lẫn nhau trọn đời trước
bàn thờ tổ tiên? Một người chân yếu tay mềm nhưng phải cáng đáng toàn bộ
trách nhiệm trong gia đình? Người đã sinh ra cho mình đứa con kháu khỉnh,
nấu cho mình món mình thích? Thay vì cùng xắn tay áo gánh vác trách nhiệm
15



gia đình cùng vợ, người đàn ông “bản lĩnh” này chỉ thích ngồi buôn dưa lê và
“chứng tỏ” bản lĩnh bắt nạt vợ cùng với bạn nhậu, hơn là chứng tỏ bản lĩnh
người trụ cột gia đình biết cách xây dựng và bảo vệ gia đình mình? Thật là
một suy nghĩ bệnh hoạn trong đại đa số bộ não vĩ đại của đàn ông Á
châu ngày nay.
Việc làm người đàn ông “đích thực” không bị ảnh hưởng bởi dòng máu
các anh mang trong người mà chỉ là một bản năng bình thường mà một con
người có trái tim biết làm.
4.2. Những giải pháp cụ thể
4.2.1. Đối với Nhà nước
4.2.1.1. Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả
năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng
thành quả của sự phát triển.
4.2.1.2. Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con
nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình.
4.2.1.3. Áp dụng những biện pháp thích hợp để xóa bỏ phong tục, tập
quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
4.2.1.4. Hỗ trợ hoạt động bình dẳng giới tạ vùng sâu, vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng cao chỉ số phát triển giới đối
với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức
trung bình của cả nước.
4.2.1.5. Nghiêm cấm các hành vi:
- Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới
- Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.
- Bạo lực trên cơ sở giới.
- Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

4.2.2. Đối với các tổ chức kinh tế, chính trị- xã hội
16


4.2.2.1. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
- Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý Nhà nước, tham gia hoạt
động xã hội.
- Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước,
quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
- Nam,nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại
biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu
ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội nghề nghiệp.
- Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề
bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.
4.2.2.2. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế
- Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt
động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp
cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.
- Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:
Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài
chính theo quy định của pháp luật;
Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.
4.2.2.3. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
- Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử
bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã
hội, diều kiện lao động và các diều kiện làm việc khác.
- Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm

giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
- Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực bao gồm:
Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển lao động;
17


Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao
động nữ làm việc tại một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc
với các chất độc hại.
4.2.2.4. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
- Nam,nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.
- Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.
- Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về
giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng
mang theo con dưới 36 tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của chính phủ.
- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào
tạo bao gồm:
Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập và đào tạo;
Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề the quy định của
pháp luật.
4.2.2.5. Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
- Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ.
- Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận các khóa đào tạo về khoa học và
công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát
minh, sáng chế.
4.2.2.6. Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao
- Nam,nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hóa, thông tin,
thể dục, thể thao.

- Nam, nữ bình đẳng trong hưởng thụ văn hóa, tiếp cận và sử dụng các
nguồn thông tin.
4.2.2.7. Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế
- Nam, nữ bình đẳng ttrong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền
thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế.
18


- Nam,nữ bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh
thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các
bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu
số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng
chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của chính phủ.
4.2.2.8. Bình đẳng trong gia đình
- Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ
khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
- Vợ chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung,
bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định
các nguồn lực trong gia đình.
- Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn
và sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp; sử dụng thời gian
nghỉ, chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
- Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện
như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
- Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công
việc gia đình.
Bất bình đẳng giới và những hệ lụy của nó tác động đến mọi mặt trong
đời sống xã hội. Do vậy, để hạn chế và dần từng bước xóa bỏ vấn đề trên, đòi
hỏi cần phải có những giải pháp đồng bộ của các cơ quan ban ngành, các tổ

chức chính trị- xã hội, các tổ chức đoàn thể và sự chung tay xây dựng của cả
cộng đồng.

19


KẾT LUẬN
Giá trị của người phụ nữ lẽ nào chỉ có vậy? Lẽ nào phụ nữ sinh ra là để
khom lưng còn đàn ông thì đứng thẳng? Bất bình đẳng giới vẫn đang len lỏi
trong từng gia đình, nhất là tại vùng nông thôn Việt Nam. Nó biến tấu vô cùng
tinh vi và phức tạp dưới nhiều hình thức khác nhau mà nạn nhân của tình
trạng này không phải ai khác chính là một nửa của cuộc sống – phụ nữ. Bạo
lực phụ nữ - về cả thể xác và tinh thần – vẫn diễn ra một cách dai dẳng và
công khai ở xã hội Việt Nam và không biết bao nhiêu vùng miền, đất nước
khác. Tình trạng này đã để lại nhiều hậu quả nặng nề không chỉ cho bản thân
nạn nhân mà còn ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của toàn xã hội.
Bình đẳng giới sẽ tạo ra “lợi ích kép” cho cả phụ nữ và trẻ em – tương
lai của cả một dân tộc – nó giữ vai trò then chốt đối với sức khỏe và sự phát
triển của gia đình, cộng đồng và quốc gia. Việc loại bỏ sự phân biệt đối xử về
giới và nâng ao vị thế của phụ nữ sẽ tạo ra một sự tác động mạnh mẽ và tích
cực đến sự sống còn và phát triển của trẻ em và nhân loại nói chung. Sự tham
gia của phụ nữ vào những quyết định quan trọng sẽ cải thiện cuộc sống của
chính họ và tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến sự tồn tại và phát triển
của trẻ em.
Có thể nói rằng, chúng ta đang có những bước đi mạnh mẽ và đúng
hướng. Nhưng cũng còn nhiều vấn đề đang tồn tại dễ thấy, dễ bộc lộ và ngấm
ngầm làm cản trở công tác bình đẳng giới. Để phát huy vai trò của người phụ
nữ, là người có trách nhiệm chính trong chăm sóc sức khỏe cho các thành
viên trong gia đình, ngay từ bây giờ công tác bình đẳng giới phải là một
chiến lược lớn. Nó phải được đặt đúng tầm mức cần có. Nếu không

quan tâm sâu sắc vấn đề này, có thể cả xã hội sẽ phải hối tiếc về sự thụ
động và các giải pháp muộn màng của chính chúng ta. Và phụ nữ hãy
đừng làm “thân lừa ưa nặng” mà hãy tự đứng lên giải phóng, đòi quyền
bình đẳng cho chính bản thân mình.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật bình đẳng giới của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 2006.
- Giáo trình Dân số/Sức khỏe sinh sản và phát triển.
- Cuôn sách Dân số và truyền thông dân số.
- Một số tài liệu tham khảo khác…

21


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................................................3
3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................4
4. Kết cấu nội dung của đề tài...............................................................................................4
NỘI DUNG............................................................................................................................5
Chương I. Hiện trạng bất bình đẳng giới trên thế giới và trong xã hội Việt Nam..................5
1.1. Trên thế giới....................................................................................................................5
1.2. Tại Việt Nam....................................................................................................................6
II. Nguyên nhân của bất bình đẳng giới.................................................................................8
2.1. Nguyên nhân khách quan................................................................................................8

2.2. Nguyên nhân chủ quan....................................................................................................9
III. Hậu quả của bất bình đẳng giới......................................................................................10
3.1. Về thể xác và tinh thần..................................................................................................10
3.2. Bất bình đẳng giới cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh tế............................12
IV. Một số giải pháp cho vấn đề bất bình đẳng giới.............................................................14
4.1. Những giải pháp chung.................................................................................................14
4.2. Những giải pháp cụ thể.................................................................................................16
KẾT LUẬN..........................................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................21

22



×