Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Xây dựng chiến lược phát triển truyền thông chính sách quốc gia về chống bạo lực học đường giai đoạn 2012 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.75 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
I. Phân tích thực trạng Bạo lực học đường (BLHĐ) ở Việt Nam
hiện nay
BLHĐ được coi là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến thế hệ tương lai của đất nước. Chưa khi nào ở Việt Nam
BLHĐ lại trở thành vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận như hiện
nay. Năm 2010 là năm gây nhiều bức xúc và bàng hoàng của xã hội bởi sự
lan truyền đến mức báo động của tình trạng BLHĐ. Các clip bị phát tán,
nhiều người không khỏi ngỡ ngàng bởi tính dã man, cách hành xử thô bạo
kiểu xã hội đen của những cô cậu học trò áo trắng tinh còn đang ngồi trên
ghế nhà trường. Đoạn clip này chưa kịp nguội, đoạn clip khác đã lại được
tung lên.
Nếu vào trang Google và gõ vào ô tìm kiếm từ khóa “nữ sinh đánh
nhau” thì trong thời gian 0,28 giây sẽ có được kết quả là 1.830.000 kết quả.
Nếu tìm kiếm theo từ khóa “video nữ sinh đánh nhau” và giới hạn cho các
trang từ Việt Nam thì trong thời gian 0,30 giây sẽ có được 97.000 kết quả.
Chọn ngẫu nhiên 50 kết quả khác nhau thì xác suất trùng lặp của các
đoạn video là 63%, như vậy có nghĩa là số lượng video clip thực sự có thể
là 60.000, ta giả sử rằng trong số 60.000 đó có khoảng 70% là “dàn dựng”
như vậy thực tế có thể có 18000 cuộc bạo lực học đường thực sự đã xảy ra.
Cũng trên cơ sở 50 kết quả chọn ngẫu nhiên đó, các nhà nghiên cứu
xã hội học đã ghi nhận được các số liệu như sau:
Về yếu tố vùng miền, căn cứ vào các yếu tố có thể nhận dạng được
(quần áo, giọng nói, các “từ đệm” mang đặc trưng địa phương v.v..) thì có
thể thấy trên 80% sự việc xảy ra ở các tỉnh phía Bắc hoặc các đối tượng
tham gia là người gốc Bắc.
Về ngôn ngữ, thì trong clip các em là nữ nhưng nói tiếng “Đ.M” còn
“thiện nghệ” hơn nhiều bạn trai khác, đồng thời cách nói của các em thực


hiện hành vi bạo lực cố tỏ ra mình là “đại ca” thực sự, thậm chí có video


không quá 3 phút nhưng chúng ta có thể thống kê được hơn 20 lần các em
vừa thực hiện hành vi bạo lực vừa chửi thề.
Về địa điểm xảy ra sự việc, có thể thấy địa điểm được chọn để thực
hiện hành vi bạo lực là bất cứ nơi nào, từ trong lớp học, sân trường, nhà vệ
sinh trường học, đường phố, công viên v.v... điều này cho chúng ta thấy
được hành vi sử dụng bạo lực của các em không chỉ giới hạn trong trường
học mà có thể xảy ra mọi nới, mọi lúc, và có thể nói rằng, dấu hiệu này báo
động cho toàn thể xã hội một nguy cơ lớn hơn đang dần hình thành trong
giới trẻ ngày nay đó là sự coi thường trật tự kỷ cương của xã hội, các em
không biết “sợ” là gì.
Mức độ bạo lực của các clip này cũng tăng theo dần theo thời gian,
nếu sắp xếp các clip theo thứ tự thời gian xảy ra sự việc có thể thấy rất rõ
điều này, từ những hành động ban đầu như chửi mắng, tát tai dần dần tiến
đến túm tóc, đạp đá vào người nạn nhân một các ngẫu nhiên, rồi cấp độ tàn
bạo nâng cao hơn nữa khi nhằm vào những chỗ dễ tổn thương trên người
nạn nhân (mặt, bụng, vùng bụng dưới ...) để đạp, đá và cao điểm là lột áo
khoác, rồi lột quần, lột đồ lót của nạn nhân. Như vậy có thể thấy cấp độ có
sự thay đổi, từ việc sử dụng bạo lực để giải tỏa bức xúc cá nhân, chuyển
dần lên đến hành vi làm nhục người khác và chưa biết chừng sẽ có lúc dẫn
đến án mạng.
Về thái độ của những người xung quanh, gần như trong các clip đều
thể hiện thái độ bàng quan, vô cảm của những bạn trẻ đứng xung quanh,
gần như những người chung quanh chỉ hò reo, cổ vũ, thậm chí chăm chú
quay video mà không hề có sự can thiệp, ngăn cản hoặc tìm cách cứu giúp
nạn nhân. Thái độ này nếu không được quan tâm kịp thời sẽ dần hình thành
trong các tâm lý của lứa tuổi các em thói quen thờ ơ trước cái xấu, thậm
chí còn vô tình đồng lõa trước cái xấu đang diễn ra quanh mình.


Và với những con số phân tích ở trên, những câu hỏi cần sự trả lời

được đặt ra với toàn xã hội hiện nay là:
-

Vì sao lại có vấn đề bạo lực học đường như trên?

-

Yếu tố xã hội, gia đình, nhà trường đã tác động như thế nào

trong việc tạo ra vấn đề này?
-

Chúng ta cần làm gì để hạn chế và thay đổi vấn nạn bạo lực học

đường này?
Vì thế việc tuyên truyền chống BLHĐ cần phải tiến hành nhanh
chóng và rộng rãi, trở thành một chính sách quốc gia, để tất cả mọi người
đều biết đến mức độ nguy hiểm của BLHĐ và nói không với nó.
II. Mục đích, mục tiêu truyền thông chính sách chống bạo lực
học đường
-

Nâng cao ý thức, nhận thức và khuyến khích sự tham gia của

cộng đồng vào việc chống bạo lực học đường
-

Chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của cộng đồng chống BLHĐ, kêu

gọi cộng đồng lên tiếng phản đối những người gây ra BLHĐ. Vì hiện nay,

khi xuất hiện các video clip trên mạng chúng ta nhận thấy sự lãnh cảm thờ


ơ của những người chứng kiến sự việc, kể các các em học sinh và kể cả
người lớn.
III.Xây dựng chiến lược phát triển truyền thông chính sách quốc
gia về chống bạo lực học đường
1. Thu thập và phân tích các thông tin về BLHĐ hiện nay
Phân tích là bước đầu tiên nhằm đạt được sự thuyết phục một cách
hiệu quả và cũng là bước đầu tiên trước khi tiến tới bất kỳ hành động hiệu
quả nào.
Các hoạt động và nỗ lực thuyết phục được thiết kế nhằm gây tác
động lên các chính sách bắt đầu bằng những thông tin chính xác và sự hiểu
biết vấn đề một cách sâu sắc, những người tham gia, các chính sách và việc
có thực thi các chính sách này hay không, các tổ chức, các kênh để tiếp cận
những người có tầm ảnh hưởng và nhà hoạch định chính sách. Nếu kiến
thức trong các lĩnh vực này càng sâu rộng thì hiệu quả thuyết phục càng
cao
2. Xác định được công chúng hay đối tượng mục tiêu
Việc xác định được công chúng mục tiêu sẽ giúp cho việc xây dựng
và thực hiện các chương trình truyền thông và hình thức tuyên truyên thích
hợp cho từng nhóm đối tượng cụ thể trong xã hội.
Nhóm người nào chúng ta cần nhắm đến? Trong chiến lược truyền
thông chính sách chống bạo lực học đường trong toàn quốc gia chúng ta
phải hướng đến nhóm công chúng mục tiêu là các em học sinh trong độ
tuổi đến trường (từ 6 đến 18 tuổi). Ở mỗi độ tuổi lại phải tìm các hình thức
truyền thông khác nhau do sự khác nhau về trình độ hiểu biết và tâm sinh
lý.
Ngoài ra, công chúng trong chiến lược này cũng được xác định thêm
bao gồm phụ huynh học sinh và các thầy cô giáo, những người hang ngày

trực tiếp tiếp xúc nhiều nhất với các em.


Giới truyền thông có quan trọng? Đương nhiên việc chúng ta cung
cấp các thông tin đầy đủ về BLHĐ đối với các cơ quan báo chí là vô cùng
quan trọng, vì họ sẽ là cầu nối đưa thông điệp của chúng ta đến với nhóm
công chúng mục tiêu trên. Và các tác phẩm báo chí thì thường có sức lan
tỏa rộng khắp vào tạo ra dư luận xã hội rất tốt.
Ngoài ra, một đối tượng khác mà chúng ta có thể nhắm tới đó là
những người có ảnh hưởng đến dư luận. Giới trẻ hiện nay thường có xu
hướng thần tượng một số nhân vật trong xã hội. Việc chúng ta truyền thông
và xây dựng hình ảnh những người này là những đại sứ thiện chí của
chương trình Nói không với BLHĐ thì chắc chắn sẽ tạo nên những ảnh
hưởng nhất định trong giới trẻ.
Và cuối cùng, không thể không kể đến các nhà quản lý chính sách,
đối với vấn đề như chống bạo lực học đường thì không thể không có sự
tham gia quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở, phòng Giáo dục đào
tạo, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Hội bảo vệ quyền trẻ em….
3. Tìm nguồn hỗ trợ về thông tin và tài chính
Đây là một trong những việc chúng ta cần làm để có thể đạt được
mục tiêu là không còn hiện tượng BLHĐ xảy ra. Các nguồn vốn bao gồm:
ngân sách trung ương; ngân sách địa phương; vốn viện trợ quốc tế; vốn
huy động xã hội, cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Sở GD và Đào tạo chịu trách nhiệm
thống nhất và xác định kinh phí từ các nguồn này để thực hiện Chương
trình giai đoạn 2012 - 2015 theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà
nước.
4. Xây dựng thông điệp
Nội dung các thông điệp phải nêu lên thực trạng, nguyên nhân và
một số giải pháp khắc phục việc phòng, chống BLHĐ, nhằm nâng cao

nhận thức về BLHĐ và quyền trẻ em cho cộng đồng, đặc biệt là các em


học sinh, thầy cô giáo, bậc phụ huynh và cộng tác viên phòng, chống
BLGĐ ở địa phương..
Ví dụ xây dựng các thông điệp dựa trên căn cứ nguyên nhân BLHĐ
đã tìm hiểu trong phần phân tích đầu tiên
Thông điệp : “Tẩy chay phim ảnh bạo lực”
Ảnh hưởng tiêu cực của phim ảnh bạo lực trong thời đại thông tin
bùng nổ hiện nay, diễn ra từng ngày từng giờ với chúng ta. Nếu cha mẹ
không theo dõi kỹ lưỡng các biểu hiện của con em thay đổi về hành vi,
hoặc để chúng quá tự do trong việc giải trí, phim ảnh đến các rạp chiếu
phim mà không biết các nội dung mà các em xem là cái gì, thì con em
chúng ta sẽ tích nạp hướng tăng dần các hạt giống hành vi bạo lực. Khi vào
lớp học chỉ cần một bất mãn nho nhỏ, bắt gặp một khiêu khích của bạn nào
đó, hoặc một câu nói tức khí thôi các em sẽ thể hiện như là một bản sao
50%, 70% thậm chí 100% từ nhưng hình ảnh mà các em đã được thâu nạp
qua phim ảnh, sách báo, qua các phương tiện truyền thông.
Vì thế cần phải đưa ra thông điệp này với mục đích các em sẽ không
tiếp xúc, xem các phim ảnh mang tính bạo lực nữa
Thông điệp: “Đừng trở thành các con nghiện trò chơi điện tử”
Các bạn trẻ ngày nay có khuynh hướng mua vui các trò chơi điện tử
tại nhà hoặc trực tiếp từ Internet. Việc tiêu thụ các trò chơi bạo lực này đó
đã trở nên nguy hại cho hạnh phúc hiện tại và tương lai sự nghiệp của các
em và gia đình. Khi một em mải mê từ thái độ tâm lý muốn tìm hiểu cái gì
mình chưa biết, một lý giải như là một phương tiện giúp cho mình thông
minh hơn, nhanh nhẹn hơn trong việc ứng xử, các em dần dà trở thành một
con nghiện.
Từ lớp 10 trở lên, nhu cầu nghiên cứu bắt đầu được đặt ra. Trẻ em có
thói quen bắt chước, cha mẹ mua lapptop, phim ảnh cho các em sử dụng

mà không giám sát, cho nên phần lớn các em đã trở thành nghiện game
online mức độ báo động. Ở VN hiện nay có khoảng 30 triệu người sử dụng


Internet, giới trẻ chiếm trên 70% trong số đó và mức độ nghiện báo động
của giới trẻ nghiện game online không phải là nhỏ
Thông điệp: Cha mẹ hãy làm gương cho các con- Không có bạo
lực gia đình
Những tác động trực tiếp từ cách sống của cha mẹ và người thân
trong gia đình đối với con cái là điều không thể phủ định. Cha mẹ thường
được xem là người mẫu nhân cách về đạo đức cho con cái trong gia đình.
Nếu cha mẹ ứng xử hài hòa, tôn trọng lẫn nhau, tránh các hình thức gia
trưởng, không trọng nam khinh nữ, thì con cái sẽ trực tiếp tiêu thụ phong
cách đạo đức đó. Về sau khi lớn lên, con cái có nhân cách rất chuẩn mực,
thoát khỏi các trở ngại về hành vi bạo lực nơi học đường và xã hội sau này.
Ở VN chưa có các cuộc nghiên cứu về tác động bạo lực gia đình từ
cha mẹ hoặc người thân đối với trẻ em dẫn đến bạo lực học đường hoặc xã
hội ở lứa tuổi vị thành niên. Việc nghiên cứu mối liên hệ giữa bạo lực gia
đình và bạo lực học đường là một nhu cầu rất là cần thiết. Chắc chắn nó có
mối quan hệ kéo theo rất lớn. Cha mẹ cần phải gương mẫu, biểu hiện nhân
cách chửng chạc. Khi có mối bất hòa với nhau, đừng lớn tiếng cãi vã trước
mặt các em. Khi có mặt con em ta lấy cớ làm hòa với nhau. Làm hòa là cớ
hoãn binh để cho sự phẩn uất của hai bên giảm thiểu đến mức tối đa, nhân
cơ hội đó làm hòa thật sự để gia đình không bị thương tổn. Con em ngày
nay có thể nhìn thấy một cách rất tinh tế từ biểu hiện ánh mắt, sắc diện, cử
chỉ tay chân, cách thức cha mẹ nói chuyện, thậm chí ngữ điệu. Chúng dễ
nhận biết cha mẹ mình đang có những bất hòa, dẫn đến nhiều ám ảnh vè
sau. Vì hạnh phúc của con em, cha mẹ cố gắng vượt qua không để cho
chúng chứng kiến. Những ứng xử mang tính tế nhị có thể trở thành bài học
quan trọng, giúp cho chúng khắc phục được nguyên nhân bạo lực học

đường và xã hội trong tương lai. Cha mẹ có lối sống hài hoà có thể giúp
cho con em vượt qua được các thói quen nóng giận, cãi vã, tranh chấp và
bạo lực.


Nhiều cha mẹ nghĩ rằng mình là chủ nhân của ngôi nhà mặc sức quát
tháo khi có điều gì không hài lòng với con của mình. Vì tôn kính cha mẹ
nhiều con em chịu đựng, một số tỏ ra bất hiếu làm cho cha mẹ tức giận
hơn, và cuộc đấu khẩu với cha mẹ, thậm chí có trường hợp con cái đánh lại
cha mẹ sẽ diễn ra. Về phương diện tâm lý học, hành vi ngỗ nghịch của
những đứa con bất hiếu hoặc bất hiếu qua ngôn ngữ đối với cha mẹ cũng là
biểu hiện bình thường của bạo lực gia đình. Ta không loại trừ bất cứ khả
năng nào có thể xảy ra. Tốt nhất là phòng ngừa hành vi ngỗ nghịch hơn để
nó xuất hiện rồi mới nỗ lực ngăn chận. Do đó, việc cha mẹ làm điển mẫu
về nhân cách sẽ là yếu tố giúp cho con cái không vướng vào bạo lực học
đường về sau.
Thông điệp: Không sử dụng rượu bia và chất gây nghiện
Việc tiêu thụ các loại độc tố có chất gây say như rượu bia, ma túy
tổng hợp, có khả năng dẫn đến các hành vi bạo lực học đường ở giới trẻ.
Các quán rượu bia ở VN được xem là nhiều nhất nhì thế giới tính theo tỷ lệ
dân số và mật độ dân cư. Điều đó đe dọa hạnh phúc của con người chứ
không chỉ riêng là thảm trạng bạo lực học đường. Nếu cha mẹ không quan
tâm đến việc tiêu thụ của con em, dễ dãi cho chúng hút thuốc, uống rượu
bia, sử dụng các chất ma túy tổng hợp, thì việc thể hiện cái “tôi” do sự
phẫn nộ gây ra, có thể dẫn đến những hành động đánh lộn, thanh toán, giết
người, có thể xảy ra với bất cứ ai, ở đâu và bất cứ lúc nào.
Thông điệp : Gia đình và nhà trường hãy quan tâm đến các em
nhiều hơn nữa
Nhiều cha mẹ chỉ lo làm giàu không dành thời gian cho gia đình,
không có bữa cơm chung, không có giờ sinh hoạt chung, tư vấn cho con

cái như một người thầy, như một người bạn. Chỉ lo chu cấp về tiền bạc thôi
thì không thể nào đảm bảo sự trưởng thành về nhân cách cho con em mình.
Thầy giáo dù có trách nhiệm thế nào đi nữa thì cũng không đủ thời gian
giám sát vài chục em trong cùng một lớp. Cho nên cha mẹ nào có thói quen


đặt tất cả trách nhiệm cho nhà trường là một sự sai lầm và khó tránh khỏi
những tình huống đáng buồn, khi con mình có những hành vi bạo lực trong
nhà trường và có khi cả trong gia đình nữa.
5. Lựa chọn kênh truyền thông
Phát huy vai trò các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng
cao nhận thức của mọi người về việc chống BLHĐ
Trong chiến dịch truyền thông này, chúng ta nên sử dụng tích hợp
các loại hình báo chí và các phương tiện truyền thông để đạt được hiệu quả
thông tin cao nhất như báo in, tạp chí, báo phát thanh, truyền hình, báo
mạng điện tử, mạng xã hội, phim ảnh, sách truyện…
6. Triển khai
6.1. Truyền thông trực tiếp
6.1.1. Lồng ghép trong các buổi sinh hoạt dưới cờ tại các trường
học. tổ chức các buổi mitting, tọa đàm, cổ động, các hội thi tìm hiểu về
việc chống BLHĐ, về văn hóa học đường, văn hóa ứng xử, học sinh thanh
lịch và các cuộc thi sáng tác nghệ thuật có thể là vẽ tranh, diễn kịch có chủ
đề văn hóa ứng xử, tình bạn, tình thầy trò…
Trước hết nên tập trung triển khai truyền thông ở các đô thị lớn, vì
tình trạng bạo lực học đường chủ yếu xảy ra ở những nơi này.
Ví dụ một chương trình tọa đàm như thế này có thể tổ chức tại các
trường THPT trên địa bàn các thành phố lớn.
Tọa đàm có chủ đề “Bạo lực học đường – nguyên nhân – thực
trạng – giải pháp “
Thời gian: …

Địa điểm: …
Với sự tham gia của các vị khách mời :
I. Thầy cô giáo có uy tín
II. Các nhà tâm lý học


III.Một số nghệ sỹ được coi là thần tượng của giới trẻ và có sức ảnh
hưởng
IV. Đại diện bển công an
V. Đại diện Sở GD&ĐT
Thành phần chính:
VI.

Học sinh

VII. Phụ huynh
VIII. Thầy cô giáo trong nhà trường
Dự kiến nội dung tọa đàm:
- Clip về các tình trạng bạo lực học đường trên thế giới ( xem 2 – 3
clip )
- Clip “Hành hung nữ sinh” của Hà Nội
- Đưa ra vấn đề và đặt câu hỏi về clip với học sinh và phụ huynh:
+ Cảm xúc sau khi xem clip trên?
+ Theo em có hình thức kỉ luật như thế nào là hợp lí?
+ Nguyên nhân và đánh giá của bản thân em ( mâu thuẫn nhỏ, dẫm
lên chân nhau – dẫn đến 1 hành vi khuynh hướng bạo lực )
+ Nếu em là Hiệu trưởng trường TH mà có học sinh vi phạm em sẽ
xử lí như thế nào?
+ Nếu em là Phụ huynh học sinh có vi phạm như trên em sẽ xử lí
như thế nào?

IX.

Khái quát vấn dề:

+ Hiểu biết của em về những hiện trạng thực tế của các hành vi bạo
lực học đường
+ Hiểu biết pháp luật của em về hành vi nói trên
X. Đánh giá của giáo viên và ban lãnh đạo:
+ Thực trạng
+ Nguyên nhân


+ Sự kết hợp gia đình – nhà trường – xã hội ( hỏi giáo viên và phụ
huynh )…
+ Phương hướng giải quyết thực trạng…
6.1.2. Có cơ chế thích hợp, tạo điều kiện để các em học sinh và nhân
dân tham gia hoặc hỗ trợ đắc lực cho việc giám sát, đấu tranh, ngăn chặn
các hành vi bạo lực học đường.
Mở rộng mạng lưới tư vấn cho các em học sinh, tổng đài thông báo
hành vi bạo lực học đường để được ngăn chặn kịp thời.
Một chính sách quốc gia về chống BLHĐ thì cần thiết phải thiết lập
hẳn một hộp thư điện tử tại điạ chỉ: và
tổng đài điện thoại 1900…. để tiếp nhận tất cả thông tin về các hành vi bạo
lực học đường xảy ra để cơ quan công an đến xử lý và ngăn chặn kịp thời.
Chứ cứ để tình trạng như hiện nay, không có hình thức răn đe, xử
phạt thì không thể nào cải thiện tình trạng này được.
6.1.3. Triển khai lấy thông tin từ các phiếu thăm dò dư luận, tổ chức
các hình thức ký cam kết “Nói không với bạo lực học đường”
Triển khai tới các bạn học sinh phiếu thăm dò dư luận với các nội
dung như:

II. Các bạn đã gặp các trường hợp về bạo lực học đường chưa?
III.Phản ứng của các bạn khi xem những đoạn videolip liên quan đến
bạo lực học đường?
IV. Theo bạn để xảy ra tình trạng trên là do lỗi của ai?
V. Vì sao?...
Trong chương trình, đại diện Ban Chấp Hành Đoàn các trường đã
lên ký cam kết “Nói không với bạo lực học đường” trước sự chứng kiến
của các đại biểu khách quý và toàn thể các bạn học sinh trong hội trường
với 5 nội dung chính:
1.

Vận động học sinh, đoàn viên thanh niên không thờ ơ, cổ vũ,

hưởng ứng và trực tiếp tham gia bạo lực học đường.


2. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục học sinh bài trừ bạo lực
trong học đường.
3. Xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”; tập trung
nắm bắt tâm tư, tình cảm của học sinh thông qua tổ chức Đoàn, Hội.
4.

Thường xuyên đưa nội dung “Nói không với bạo lực học

đường” vào giờ sinh hoạt ngoại khoá dưới nhiều hình thức.
5.

Tổ chức, thành lập và hoạt động thường xuyên các câu lạc bộ,

tổ, đội, nhóm với các tên gọi thiết thực phù hợp với nguyện vọng của học

sinh
6.2. Truyền thông gián tiếp qua các phương tiện truyền thông
đại chúng
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về việc chống BLHĐ trên các
phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức đa dạng, linh hoạt, phù
hợp với từng nhóm đối tượng và từng khu vực.
Tổ chức các chuyên trang, chuyên mục như “Văn hóa học đường”,
các chuyên đề như “Nói không với BLHĐ” đăng tải những thông tin, kiến
thức các cách ứng xử văn hóa, tình bạn …trên các báo dành cho lứa tuổi
học trò như báo Hoa học trò, Mực tím, Thiếu niên tiền phong…
Ngoài ra, cũng cần xây dựng xây dựng các chuyên đề này trên một
số tờ báo lớn như Thanh Niên, Tuổi trẻ, Tiền phong…để đông đảo công
chúng quan tâm có thể theo dõi.
Nội dung các chuyên đề có thể là các thông tin tư vấn và kiến thức
về tâm lý học do các thầy cô, nhà tâm lý có kinh nghiệm, có uy tín đảm
nhận. Đồng thời, chuyên mục “Hỏi đáp tư vấn” cũng dành riêng góc tư vấn
để độc giả có thể gửi câu hỏi đến các chuyên gia để được tư vấn trực tiếp
về các trường hợp gặp tình huống BLHĐ và biện pháp tự bảo vệ mình
trước các hành vi BLHĐ. Thông qua các nội dung tư vấn, độc giả sẽ có
thêm nhiều thông tin để tìm ra các cách giải quyết BLHĐ một cách thích
hợp.


Ngoài ra, các bài viết phản ảnh tình trạng BLHĐ nên đi theo chiều
hướng tích cực, tránh áp đạt, câu khách quá nhiều bởi các hành vi bạo lực,
phải làm sao để các bài viết gần hơn với bạn đọc và dễ hiểu, dễ tiếp nhận
hơn và dẫn đến thay đổi hành vi.
Trên báo in cũng nên xây dựng các nội dung là các câu hỏi trắc
nghiệm để học sinh, phụ huynh và thầy cô sẽ có cơ hội trang bị thêm cho
mình và tư vấn lại cho những người khác việc ngăn chặn chủ động các

hành vi BLHĐ.
Xây dựng các chương trình như “Tuổi ô mai” phát sóng định theo
ngày, theo tuần. Chương trình sẽ do các chuyên gia tư vẫn trực tiếp tư vấn
và trả lời những thắc mắc của thính giả về các trường hợp gặp phải BLHĐ,
đồng thời chia sẻ những kiến thức ứng xử gần gũi với đời sống sinh hoạt
thường ngày.
Tiếp tục tổ chức các chương trình đối thoại trực tiếp với chủ đề "Khi
nét đẹp học đường bị đánh mất" trên kênh truyền hình dành cho giới trẻ
VTV6.

Phát triển kênh truyền hình Công an, phát sóng quảng bá , trên
truyền hình cáp, kỹ thuật số và có thể xem trực tuyến trên Internet. Vì hiện


nay các chương trình về an ninh phát sóng trên VTV còn khá ít (3 chương
trình trên VTV và 4 trên VCTV), nên phối hợp cùng Bộ Công an ra mắt
Kênh truyền hình Công an, trong đó cần xây dựng một mảng lớn về giáo
dục phòng ngừa, phòng chống tội phạm, cảnh báo chặn nguy cơ phạm tội
trong học sinh sinh viên và các chương trình hướng thiện để học sinh
hướng đến hành động nhân văn nhân ái trong xã hội. Định dạng các
chương trình đa dạng, từ đối thoại về luật pháp trong nhà trường đến các
diễn đàn học sinh tham gia vào bảo vệ an ninh trật tự của đất nước.
7. Lộ trình chiến dịch truyền thông

Nói không BLHĐ

Thái độ tích cực tham gia vào các hoạt động truyền thông về BLHĐ

Nhận thức được tác hại của các hành động bạo lực học đường, không tham gia.


9. Đánh giá, theo dõi


- Xây dựng cơ sở dữ liệu, chỉ tiêu ban đầu làm cơ sở so sánh, đánh
giá hàng năm và khi kết thúc chương trình
- Xây dựng cơ chế vận hành kênh thông tin giám sát, đánh giá
đảm bảo hoạt động 2 chiều và thông tin được xử lý kịp thời
Các chỉ số cho hoạt động giám sát và đánh giá truyền thông cần
được lồng ghép vào hoạt động báo cáo và theo dõi giám sát định kỳ của
chương trình và bao gồm:


Số người tập huấn về kỹ năng truyền thông ở các cấp khác



Số sản phẩm truyền thông: số lượng tài liệu, ấn bản, bảng tin,



Số người sử dụng hoặc nhận được các sản phẩm truyền thông

nhau.
video.
từ chương trình.


% học sinh, phụ huynh, thầy cô và các nhà quản lý giáo dục

tham gia vào các hoạt động truyền thông.



% người dân đưa ra ý kiến phản hồi về các hoạt động truyền

thông cũng như các hoạt động khác của chương trình.


Sự hài lòng của đối tượng truyền thông

Các hoạt động truyền thông được giám sát theo quý và dựa vào sự
so sánh giữa đầu ra theo kế hoạch và kết quả thực tế. Có thể đo hiệu quả
của tập huấn về kỹ năng truyền thông qua thử nghiệm trước và sau khi tiến
hành tập huấn.



×