Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học cho lưu sinh viên lào khoa sinh hóa trường đại học tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ HÓA HỌC
CHO LƯU SINH VIÊN LÀO KHOA SINH-HÓA,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Thuộc nhóm ngành: TN2

Sơn La, tháng 6 năm 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ HÓA HỌC
CHO LƯU SINH VIÊN LÀO KHOA SINH-HÓA,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Thuộc nhóm ngành: TN2

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Huyền

Giới tính: Nữ

Dân tộc: Kinh


Sụ Ly Sắc Thăm Mạ Vông Sạ Văn

Giới tính: Nam Dân tộc: Lào Lum

Lớp: K56 ĐHSP Hóa học

Khoa: Sinh-Hóa

Năm thứ 3/ số năm đào tạo: 4
Ngành học: Sư phạm Hóa học
Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Sụ Ly Sắc Thăm Mạ Vông Sạ Văn
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Thị Bích Nguyệt

Sơn La, tháng 6 năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài, chúng em gặp nhiều khó
khăn do hạn chế về ngôn ngữ, sự chênh lệch về kiến thức song được sự giúp đỡ
tận tình của các thầy cô, bạn bè, chúng em đã hoàn thành được nhiệm vụ nghiên
cứu của mình.
Chúng em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Hoàng Thị Bích
Nguyệt đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ động viên chúng em về kiến thức và về tinh
thần.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Sinh-Hóa và các
thầy cô giáo trong khoa đã tạo điều kiện, giúp đỡ cho chúng em trong quá trình
thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn tới các bạn lưu sinh viên Lào đã hỗ trợ chúng tôi trong
quá trình thực nghiệm sư phạm.
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên về tinh thần cũng

như vật chất cho chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 6 năm 2018
Nhóm đề tài
Nguyễn Thị Huyền
Sụ Ly Sắc Thăm Mạ Vông Sạ Văn


DANH MỤC VIẾT TẮT

STT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

CT

Công thức

2

KHHH

Ký hiệu hóa học

3


IUPAC

International Union of Pure And Applied Chemistry

4

NNHH

Ngôn ngữ hóa học

5

PP

Phương pháp

6

QTDH

Quá trình dạy học

7

TN

Thực nghiệm

8


CTCT

Công thức cấu tạo

9

GV

Giáo viên

10

HSSV

Học sinh sinh viên

11

NXB

Nhà xuất bàn

12

SGK

Sách giáo khoa

13


HĐC 1

Hóa đại cương 1

14

LLDHHH

Lý luận dạy học hóa học

15

HĐC 2

Hóa đại cương 2

16

HHC 1

Hóa hữu co 1

17

HL 1

Hóa lý 1

18


PPDHHH

Phương pháp dạy học hóa học

19

HVC 1

Hóa vô cơ 1

20

HL 2

Hóa Lý 2

21

HHC 2

Hóa hữu cơ 2

22

HPT 1

Hóa phân tích 1


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Kết quả học tập chung của lưu sinh viên Lào ......................................... 7
Bảng 2: Kết quả học tập từng môn chuyên ngành (trong kỳ 2-3-4) ..................... 8
Bảng 3: Tổng hợp kết quả thực nghiệm ............................................................. 75


MỤC LỤC
PHẦN I : MỞ ĐẦU .............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ...................................................2
3. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................3
4. Đối tương và phạm vi nghiên cứu .....................................................................4
5. Giả thiết khoa học .............................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................4
7. Đóng góp của đề tài...........................................................................................5
PHẦN II: NỘI DUNG .........................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................6
1.1. Thực trạng học tập của Lưu sinh viên Lào khoa Sinh-Hóa, trường Đại học
Tây Bắc..................................................................................................................6
1.2. Kỹ năng ..........................................................................................................9
1.2.1. Khái niệm ....................................................................................................9
1.2.2. Các kỹ năng về ngôn ngữ hóa học ........................................................... 10
1.3. Vai trò của ngôn ngữ trong dạy học ............................................................ 11
1.4. Vai trò của ngôn ngữ hóa học trong dạy học .............................................. 12
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ
DỤNG NGÔN NGỮ HÓA HỌC..................................................................... 14
2.1. Những nội dung kiến thức và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học cho lưu
sinh viên Lào ...................................................................................................... 14
2.2. Những kỹ năng cơ bản dùng để rèn luyện ngôn ngữ hóa học cho lưu sinh
viên Lào ............................................................................................................... 16
2.3. Những nguyên tắc cơ bản trong việc rèn luyện ngôn ngữ hóa học cho lưu

sinh viên Lào ...................................................................................................... 16
2.4. Một số biện pháp rèn luyện nâng cao sử dụng ngôn ngữ ............................ 17
2.4.1. Rèn luyện kĩ năng nghe ............................................................................ 17
2.4.2. Rèn luyện kĩ năng nói ............................................................................... 18
2.4.3. Rèn luyện kĩ năng đọc ............................................................................... 18


2.4.4. Rèn luyện kĩ năng viết............................................................................... 19
2.5. Khái niệm của một số từ ngữ hóa học bằng tiếng Viết và tiếng Lào ........... 20
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................. 74
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ...................................... 74
3.1.1. Mục đích: chứng minh tính khả thi của đề tài.......................................... 74
3.1.2. Phương pháp thực nghiệm ....................................................................... 74
3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm ..................................... 74
3.3. Cách thức tổ chức thực nghiệm sư phạm .................................................... 74
3.4. Kết quả thực nghiệm và sử lý kết quả ......................................................... 74
3.4.1. Đánh giá chung về tình hình học tập của lưu sinh viên Lào .................... 74
3.4.2. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 75
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………..77
1. KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤC LỤC


PHẦN I : MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đã từ lâu, hợp tác về giáo dục – đào tạo là nhiệm vụ quan trọng mà được
Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Việt Nam) và nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Lào) quan tâm và đề ra phương án hợp tác

chiến lược. Đó là một biểu hiện đặc biệt trong mối quan hệ hữu nghị, gắn bó lâu
đời cho nên được ưu tiên hàng đầu. Lĩnh vực này cũng được đánh giá là hợp tác
thành công nhất, đã đào tạo nguồn nhân lực rất quan trọng cho công cuộc xây
dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Lào. Theo số liệu thống kê của Đại sứ quán
Lào tại Việt Nam (tháng 9 năm 2017): Giai đoạn từ năm 1991-2000, Việt nam
đã đào tạo cho Lào 3.642 sinh viên đại học và sau đại học; Giai đoạn từ năm
2001-2005 tổng viện trợ của Việt Nam cho Lào khoảng 500 tỉ đồng, trong đó
lĩnh vực giáo dục chiếm 38,2%; Giai đoạn từ năm 2006-2010 mỗi năm có từ
550-560 sinh viên Lào sang Việt Nam để đào tạo; Đến hết năm 2011, các trường
cao đẳng, đại học, học viện của Việt Nam đã đào tạo cho Lào với số lượng
5.507 sinh viên; Giai đoạn từ năm 2011 đến hiện nay có hơn 14.000 lưu sinh
viên Lào đang theo học ở các trường cao đẳng, đại học của Việt Nam. Trong
năm học 2017-2018 tại địa bản Thành phố Sơn La đã có 1.214 sinh viên, trong
đó Trường Đại học Tây Bắc có 602 sinh viên; Trường Cao đẳng Sơn La có 391
sinh viên; Trường Cao đẳng Y Tế Sơn La có 221 sinh viên.
Theo thực tế điều tra đối với lưu sinh viên Lào đang học tập tại khoa SinhHóa, chúng tôi nhận thấy Lưu sinh viên Lào gặp rất nhiều khó khăn trong quá
trình học tập đặc biệt đối với các môn chuyên ngành. Nguyên nhân là do sự bất
đồng ngôn ngữ, do trình độ nhận thức chưa cao, việc nghe, nói, đọc, viết bằng
tiếng Việt còn nhiều khó khăn, dẫn tới kết quả học tập của lưu sinh viên Lào còn
thấp. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi nghiên cứu với đối tượng
lưu sinh viên Lào khi học hóa học.
Hóa học là một môn khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần, cấu
trúc, tính chất và sự thay đổi của vật chất. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp
1


chất, nguyên tử, phân tử và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần
đó. Hóa học đôi khi được gọi là “Khoa học trung tâm” vì nó là cầu nối các
ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học. Hóa học
là môn học khó và trừu có nhiều chuyên ngành nghiên cứu như Hóa đại cương,

Hóa vô cơ, Hóa hữu cơ. Để học được môn Hóa học người học còn nắm được
những thuật ngữ cơ bản nhất và sử dụng thuật ngữ một cách chính xác.
Từ chương trình môn Hóa học phổ thông của hai nước, chúng tôi nhận thấy
hai chương trình được xây dựng khác nhau cả về nội dung và cấu trúc chương
trình. Bên cạnh sự khác nhau về nội dung môn học và sự bất đồng trong ngôn
ngữ là khả năng nhận thức của một số lưu sinh viên Lào còn chưa tốt, nhiều lưu
sinh viên Lào dân tộc thiểu số nên việc đọc và hiểu tiếng Lào còn khó khăn, vì
vậy ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả học tập. Nhằm giúp các lưu sinh viên Lào
có thể học tốt hơn, chúng tôi cho rằng việc rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ
hóa học cho lưu sinh viên Lào là vô cùng cần thiết.
Từ những lý do trên, chúng tôi đã tiến hành triển khai nghiên cứu đề tài:
“Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học cho lưu sinh viên Lào khoa
Sinh-Hóa Trường Đại học Tây Bắc”.
Với mục đích nghiên cứu sự chênh lệch kiến thức chuyên ngành hóa học
của hai nước nhằm giúp lưu sinh viên Lào nhìn nhận được thực lực của bản thân
từ đó có những phương pháp học tập để rút ngắn khoảng cách trình độ với các
bạn sinh viên Việt Nam giúp cho việc học tập, nghiên cứu của lưu sinh viên Lào
trở nên dễ dàng hơn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích
- Nghiên cứu nội dung của một số thuật ngữ hóa học theo hai ngôn ngữ
Việt Nam – Lào.
- Rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết bằng hai ngôn ngữ Việt - Lào
- Đề xuất một số biện pháp giúp lưu sinh viên Lào có thể tự rèn luyện
những kỹ năng cơ bản trong quá trình học tập môn hóa học.

2


2.2. Nhiệm vụ

- Hệ thống hóa một số nội dung cơ bản môn hóa học ở trường phổ thông
trong sách giáo khoa hóa học của Lào và Việt Nam tìm ra những điểm giống và
khác nhau để từ đó tìm ra những biện pháp giúp lưu sinh viên Lào có được
phương pháp rèn luyện hợp lý nhất.
- Tìm hiểu những khó khăn tác động trực tiếp đến sự nhận thức của lưu
sinh viên Lào đặc biệt là những kỹ năng cơ bản nghe, nói, đọc, viết những thuận
ngữ hóa học.
- Tổ chức tự học ngoại khóa đối với các sinh viên Lào để cùng nhau trao
đổi, học hỏi lẫn nhau.
- Đề xuất một số biện pháp giúp lưu sinh viên Lào có thể tự rèn luyện
những kĩ năng cơ bản trong quá trình học tập môn hóa học.
3. Lịch sử nghiên cứu
- Từ trước đến nay, nói chung việc rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ
hóa học cho học sinh, sinh viên và nói riêng cho lưu sinh viên Lào là rất cần
thiết và giữ một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học và
nghiên cứu của tất cả mọi đối tượng.
- Chỉ có các chương trình nghiên cứu cho học sinh, sinh viên trong nước
Việt Nam mà còn chưa có chương trình nghiên cứu nào đã nghiên cứu về việc
rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học sinh lưu sinh viên Lào.
- Trường Đại học Tây Bắc đã có một số lưu sinh viên Lào lớp K54 ĐHSP
Hóa học nghiên cứu đề tài thuộc lĩnh vực này như: “Sử dụng một số thuật ngữ
hóa học vô cơ của hai ngôn ngữ Việt Nam – Lào nhằm nâng cao chất lượng dạy
– học cho lưu sinh viên Lào Trường Đại học Tây Bắc (Thoong Phết Chăn Xụ
Nỏm)”, “Sử dụng một số thuật ngữ hóa học hữu cơ của hai ngôn ngữ Việt Nam
– Lào nhằm nâng cao chất lượng dạy – học cho lưu sinh viên Lào Trường Đại
học Tây Bắc (Sụ Ly Vông Lọt Sụ Ly)”, “Sử dụng một số thuật ngữ hóa học đại
cương của hai ngôn ngữ Việt Nam – Lào nhằm nâng cao chất lượng dạy – học
cho lưu sinh viên Lào Trường Đại học Tây Bắc (Hông Xông)”.

3



4. Đối tương và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học
cho lưu sinh viên Lào khoa Sinh-Hóa Trường Đại học Tây Bắc.
- Phạm vi nghiên cứu: Một số thuật ngữ hóa học bằng hai ngôn ngữ Việt
Nam và Lào.
5. Giả thiết khoa học
- Nếu đề tài: “Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học cho lưu sinh
viên Lào khoa Sinh-Hóa trường Đại học Tây Bắc” được hoàn thành sẽ cung cấp
tài liệu quan trọng và cần thiết cho lưu sinh viên và nghiên cứu sinh Lào, giúp
cho hoạt động dạy học dễ dàng hơn, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả, chất
lượng trong quá trình dạy học.
- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giảng viên hóa học khi
giảng dạy các học phần hóa học cho lưu sinh viên Lào
- Nếu có nhiều sinh viên được nghiên cứu chắc chắn sẽ giúp các sinh viên
có nhiều tài liệu tham khảo hữu ích, góp phần nâng cao hứng thú học tập của
sinh viên.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp lí luận
Thông qua tài liệu chương trình, sách giáo khoa hoá học hiện hành, mạng
internet tôi nghiên cứu và phân tích các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Sử dụng sách giáo trình hóa học phổ thông của Việt Nam và Lào để tổng
hợp thành hệ thống.
6.2. Phương pháp thực tiễn
- Trao đổi với lưu sinh viên Lào đang học tập tại trường Đại học Tây Bắc.
(đặc biệt là lưu sinh viên Lào khoa Sinh – Hóa).
- Tìm hiểu thực trạng học tập và phân tích nguyên nhân dẫn đến thực
trạng trên.
- Tham khảo ý kiến của giảng viên hóa học khoa Sinh – Hóa trường Đại

học Tây Bắc.

4


7. Đóng góp của đề tài
Đề tài hoàn thành sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị đối với sinh
viên sư phạm chuyên ngành hóa học và giảng viên giảng dạy bộ môn Hóa học
trong quá trình dạy cho đối tượng là lưu sinh viên Lào.

5


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Thực trạng học tập của Lưu sinh viên Lào khoa Sinh-Hóa, Trường Đại
học Tây Bắc
Trong năm học 2017-2018, có 35 lưu sinh viên Lào đang theo học tại
khoa Sinh-Hóa. Trong đó có 18 SV theo học chuyên ngành Hóa học và 17 SV
theo học chuyên ngành Sinh học.
Qua điều tra kết quả học tập của lưu sinh viên Lào chuyên ngành hóa
học, khoa Sinh-Hóa (kết quả học tập chung được thống kê trong bảng 1 và kết
quả học tập môn hóa học được thống kê trong bảng 2).

6


Bảng 1: Kết quả học tập chung của lưu sinh viên Lào
Họ và tên


STT

Lớp

Kết quả học tâp
Kỳ 1

kỳ 2

Kỳ 3

Kỳ 4

Kỳ 5

kỳ 6

Kỳ 7

2,47

1,89

Kỳ 8

Tích lũy hệ 4

1


Bun My Mạ Ny Thong

K55 ĐHSP Hóa học

1,65

1,64

1,26

1,18

2,00

2

Sụ Ly Sắc Thăm Mạ Vông Sạ Văn

K56 ĐHSP Hóa học

3,40

2,86

3,17

3,59

4,00


3,47

3

Xụ Bá Liên Thị Kun (LT)

K56 ĐHSP Hóa học

1,65

1,84

4

Bun Thăn Mo Lư Vư (LT)

K56 ĐHSP Hóa học

1,90

1,94

5

Khăm Tun Thăm Mạ Sẻng (LT)

K56 ĐHSP Hóa học

2,00


2,13

6

Sỏn Ăm Phon Kẹo Pạ Sớt

K57 ĐHSP Hóa học

2,00

2,77

2,70

2,72

7

Phết Mạ Ny Khăm Sạ vẳn

K57 ĐHSP Hóa học

2,10

2,90

3,17

3,05


8

Sẻng Cay Hom Mạ Ni

K57 ĐHSP Hóa học

1,75

2,00

3,00

2,59

9

Phồn Xay Sẻng Kẹo

K57 ĐHSP Hóa học

1,90

2,48

2,89

2,67

10 Khăm Loi U Nhạ Xay


K57 ĐHSP Hóa học

1,35

1,93

2,40

2,17

11 Thong Chăn Kẹo Mạ Ny

K57 ĐHSP Hóa học

1,65

1,50

2,36

2,31

12 E Sạ Văn

K57 ĐHSP Hóa học

1,50

1,82


1,80

2,51

13 Pù Pế Sụ Na Khền

K58 ĐHSP Hóa học

2,25

3,00

14 Ăm Phay Nết Va Đi

K58 ĐHSP Hóa học

2,20

2,20

15 Sụ Lặt Đa Chăn Thạ Phắc Đi

K58 ĐHSP Hóa học

0.95

2,38

16 Chăn Súc Phôm Mạ Chăn


K58 ĐHSP Hóa học

2,05

2,73

17 Sỏn Pạ Đít Chăn Thạ Vông

K58 ĐHSP Hóa học

0,90

1,35

18 Chăn Thạ Vông Lao Ly

K58 ĐHSP Hóa học

1,35

2,08

7

2,10


Bảng 2: Kết quả học tập từng môn chuyên ngành (trong kỳ 2-3-4)
ĐIỂM
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Họ và tên
Bun My Mạ Ny Thong
Sụ Ly Sắc Thăm Mạ Vông Sạ Văn
Sỏn Ăm Phon Kẹo Pạ Sớt
Phết Mạ Ny Khăm Sạ vẳn
Sẻng Cay Hom Mạ Ni
Phồn Xay Sẻng Kẹo
Khăm Loi U Nhạ Xay
Thong Chăn Kẹo Mạ Ny
E Sạ Văn

KỲ II
HĐC 1
7.7
6.8
4.2
8.3
3.8
7.3
5.2

3.1
5.2

LLDHHH
7
8.3
8.3
7.6
6.3
8
5.2
8
3.8

KỲ III
HĐC 2
HHC 1
4.6
7.3
9.7
8.7
7.5
5.6
9
7.3
7.3
7.9
7.5
6.3
7.3

6.7
7.2
6.2
7.3
6.2

8

HL 1
6.7
8
9.1
9.4
8.7
8.7
8.7
8
8

PPDHHH
5.5
9

HVC 1
4.5
8.2

KỲ IV
HL 2
4.5

8.1

HHC 2
5.2
9

HPT 1
5.8
9.2


1.1.2. Nhân xét kết quả học tập
- Nhận xét
+ Trong học kỳ I, chỉ có 6/18 sinh viên đạt điểm trung bình trở lên và còn
lại là đạt điểm yếu kém.
+ Tính đến thời điểm hện tại thì điểm tích lũy của sinh viên Lào tăng dần
theo từng kỳ và trong đó có 8/18 sinh viên đạt điểm khá giỏi còn lại đạt mức độ
trung bình và yếu. Phần lớn lưu sinh viên Lào có điểm tích lũy các môn chuyên
ngành tăng theo từng kỳ.
- Nguyên nhân
+ Lưu sinh viên Lào đã được đào tạo tiếng Việt một năm, tuy nhiên một
năm chỉ được chỉ được học những từ ngữ giao tiếp nên những kỳ đầu chủ yếu
học những môn chung, vì vậy kết quả học tập phụ thuộc vào vốn tiếng Việt của
từng cá nhân. Với lưu sinh viên Lào đạt được điểm trung bình trở lên là do trình
độ tiếng Việt tốt hơn so với các bạn sinh viên có điểm yếu kém.
+ Bên cạnh vốn tiếng Việt, các sinh viên Lào còn có ý thức tự học và
thường xuyên nhận được sự giúp đỡ của giảng viên và các bạn SV Việt Nam.
+ Ngoài vốn tiếng Việt chưa tốt, một số lưu sinh viên Lào chưa có ý thức
tự học và chưa có phương pháp học tập phù hợp. Còn có tính ỷ lại hoặc ngại khó
… dẫn tới kết quả học tập chưa cao.

Chính vì vậy qua quá trình chúng tôi tiếp xúc và giúp đỡ, chúng tôi đã
nhận ra được những khó khăn mà các bạn SV Lào gặp phải, đó là tầm quan
trọng của việc rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học cho lưu sinh viên
Lào.
1.2. Kỹ năng
1.2.1. Khái niệm
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Những định nghĩa này
thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người viết.
Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng: kỹ năng được hình thành khi
chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kỹ năng học được do quá trình lặp đi
lặp lại một hoặc nhiều nhóm hành động nhất định nào đó. Kỹ năng luôn có chủ
9


địch và định hướng rõ ràng.
Theo L.Đ.Lêvitôv nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng: “Kỹ năng là sự thực
hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách
lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn có tính đến những điều kiện nhất
định”.
Theo tác giả Vũ Dũng thì: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri
thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những
nhiệm vụ tương ứng”.
Theo tác giả Thái Duy Tuyên, “Kỹ năng là sự ứng dụng kiến thức trong
hoạt động. Mỗi kỹ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành,
thực hiện trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục đích đặt ra
cho hoạt động. Điều đáng chú ý là sự thực hiện một kỹ năng luôn luôn được
kiểm tra bằng ý thức, nghĩa là khi thực hiện bất kì một kỹ năng nào đều nhằm
vào một mục đích nhất định.
Từ sự phân tích trên ta có thể hiểu kỹ năng một cách chung nhất: “Kỹ
năng là năng lực thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách

lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động đúng đắn để đạt được
mục đích đề ra.
1.2.2. Các kỹ năng về ngôn ngữ hóa học
- Kỹ năng về biểu tượng:
+ Biểu diễn KHHH, sơ đồ, hình vẽ, mô hình. Thông qua các kỹ năng như:
Phát âm, ghi chép và giải thích, chuyển từ ký hiệu sang tên gọi, chuyển từ tên
gọi sang ký hiệu.
+ CT hóa học phải thông qua các kỹ năng: Lập CT, đọc CT, phân tích và
giải thích CT, xác định hóa trị và số oxi hóa theo CT, xác định khả năng tạo liên
kết theo CT, chỉ ra quy luật biểu thị về thành phần cấu tạo.
+ Phương trình hóa học phải lập và viết phương trình, phân tích và giải
thích, chỉ ra ý nghĩa các hệ số, xác định kiểu phản ứng.
- Kỹ năng về thuật ngữ:
+ Kỹ năng cần dùng như: Đọc và phát âm, giải thích tên gọi và các chất
10


và ion, chỉ ra thông tin từ tên gọi, thiết lập tên gọi các chất theo quy tắc quốc tế,
chuyển từ tên gọi sang CT và ngược lại, nắm được nội hàm các khái niệm qua
tên gọi theo danh pháp thông thường và quốc tế (IUPAC), từ CTCT tên các chất
đồng phân và ngược lại. Biết sử dụng đặt tên trong việc miêu tả và giải thích
tính chất các chất.
- Kỹ năng về danh pháp:
+ Kỹ năng cần dùng như: Phát âm, viết, lập mối quan hệ với khái niệm,
rút ra nội dung thuật ngữ từ định nghĩa khái niệm, thay thế thuật ngữ này bằng
thuật ngữ khác với giá trị tương đương, biểu thị phân tích thuật ngữ, chuyển đổi
thuật ngữ và ký hiệu, làm việc với từ điển thuật ngữ.
1.3. Vai trò của ngôn ngữ trong dạy học
- Ngôn ngữ là kinh nghiệm xã hội được tồn tại và truyền đạt lại cho thế hệ
sau.

+ Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu đặc biệt dùng làm phương tiện giao
tiếp và công cụ tư duy.
+ Ngôn ngữ là phương tiện hình thành, giữ gìn và chuyển giao thông tin
từ thế hệ này sang thế hệ khác, là phương tiện giao tiếp giữa mọi người, là hiện
tượng xã hội đặc biệt.
+ Ngôn ngữ là hình thức vật chất của các quy luật và hình thức tư duy, là
hệ thống thông tin ký hiệu đặc biệt đảm bảo chức năng hình thành, giữ gìn và
chuyển giao thông tin.
+ Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong đời sống tâm lý con người, là thành tố
quan trọng nhất về mặt nội dung và cấu trúc tâm lý người đặc biệt là quá trình
nhận thức.
- Ngôn ngữ làm cho các quá trình của nhận thức cảm tính ở người mang
một chất lượng mới.
+ Nhận thức cảm tính (hay còn gọi là trực quan sinh động) là giai đoạn
đầu tiên của quá trình nhận thức. Nó được thể hiện dưới ba hình thức là cảm
giác, tri giác, biểu tượng.
+ Ngôn ngữ cũng có ảnh hưởng quan trọng đối với trí nhớ của con người.
11


Nó tham gia tích cực vào các quá trình trí nhớ, gắn chặt với các quá trình đó.
- Ngôn ngữ là không thể thiếu trong nhận thức lý tính
+ Nhận thức lý tính (hay còn gọi là tư duy trừu tượng) là giai đoạn tiếp
theo và cao hơn về chất của quá trình nhận thức, nó xảy ra trên cơ sở nhận thức
cảm tính.
+ Tư duy trừu tượng là sự phản ánh khái quát và gián tiếp hiện thực khách
quan. Tư duy phải gắn liền với ngôn ngữ, được biểu đạt thành ngôn ngữ, ngôn
ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy.
+ Ngôn ngữ liên quan chặt chẽ với tư duy con người. Ngôn ngữ và tư duy
không có mối quan hệ song song. Ngôn ngữ không phải là tư duy và ngược lại

tư duy cũng không phải là ngôn ngữ.
1.4. Vai trò của ngôn ngữ hóa học trong dạy học
- Ngôn ngữ hóa học (NNHH) là một phương tiện nhận thức trong khoa
học và dạy học.
+ Mỗi khoa học đều diễn đạt những kết quả nhận thức bằng ngôn ngữ
thuận tiện cho việc mô tả những kiến thức, phản ánh cái cơ bản và đặc trưng của
khoa học đó.
+ NNHH là sự tổng hợp của thuật ngữ, danh pháp và biểu tượng hóa học,
các quy tắc thành lập chúng, biến đổi, giải thích và vận dụng giữa chúng.
+ Thuật ngữ hóa học là thành phần cơ sở của NNHH
Như vậy “Thuật ngữ hóa học dùng biểu thị một cách ngắn gọn các khái
niệm hóa học bằng ngôn ngữ riêng biệt. Thuật ngữ hóa học là hình thức ngôn
ngữ biểu thị các khái niệm hóa học.
- NNHH là một phương tiện tích cực để nhận thức hóa học.
+ Những kết quả được mô tả bằng NNHH đều thể hiện những nội dung
quan trọng, cơ bản của khoa học hóa học và mối quan hệ giữa chúng.
+ Thay vì phải dùng nhiều ngôn từ miêu tả các sự vật, hiện tượng, quá
trình hóa học, diễn biến các phản ứng hóa học… NNHH biểu thị chúng một
cách ngắn gọn dưới dạng những CT, ký hiệu, phương trình, sơ đồ, phản ánh
nhiều mối quan hệ khác nhau giữa các đối tượng của hóa học bằng những ký
12


hiệu.
+ NNHH còn sử dụng các ký hiệu của nó với ngôn ngữ của khoa học
khác: ký hiệu toán học, logic học, các đại lượng vật lý, các thuật ngữ, khái niệm
khoa học nói chung. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự mô tả các đối tượng hóa
học và các quy luật giữa chúng.

13



CHƯƠNG 2:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG
NGÔN NGỮ HÓA HỌC
2.1. Những nội dung kiến thức và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học cho
lưu sinh viên Lào
NNHH là một trong những công cụ nhận thức và mô tả thế giới vật chất,
mô tả sự biến đổi của các chất và các quy luật giữa chúng. Những nội dung của
NNHH tuy không lớn, không tập trung thành từng phần nhưng rải đều trong
toàn bộ chương trình hóa học phổ thông, dung lượng vừa đủ cho việc lĩnh hội
những nội dung kiến thức hóa học. Trong thành phần của NNHH gồm những tri
thức về thuật ngữ hóa học, danh pháp, biểu tượng hóa học cùng với các kỹ năng
sử dụng chúng.
a) Thuật ngữ hóa học:
Nắm vững những nội dung của thuật ngữ về mặt kiến thức tức là hiểu rõ
tác dụng và ý nghĩa của những thuật ngữ khoa học nói chung và hóa học nói
riêng; mối liên hệ của chúng với những khái niệm: sự phân tích về ý nghĩa về
ngữ nghĩa của những thuật ngữ.
Những nội dung về mặt kỹ năng là biết phát âm và viết những thuật ngữ,
biết thiết lập mối liên hệ của nó với những khái niệm, biết rút ra nội dung thuật
ngữ từ định nghĩa của khái niệm, biết thay thế thuật ngữ này bằng thuật ngữ
khác theo ý nghĩa và giá trị tương ứng, biết biểu thị phân tích thành phần của
chúng, sự chuyển đổi lẫn nhau giữa các thuật ngữ và ký hiệu, biết làm việc với
từ điển thuật ngữ.
b) Danh pháp hóa học:
Kiến thức: Những quy tắc đặt tên, ý nghĩa của nó trong nhận thức, các
dạng và xuất xứ tên gọi của các chất trong chương trình, mối quan hệ giữa cách
đặt tên với thuật ngữ và biểu tượng hóa học.
Kỹ năng: biết đọc, phát âm tên gọi các chất, các ion, biết rút ra thông tin

từ tên gọi các loại chất, các chất, thiết lập tên gọi các chất theo quy tắc quốc tế,
biểu thị sự chuyển đổi từ tên gọi chất sang CT của nó và ngược lại, biết liên hệ
14


các tên gọi của các chất theo danh pháp quốc tế với tên thường gọi, từ CT cấu
tạo đến gọi tên các chất đồng phân các hợp chất hữu cơ và ngược lại, biết sử
dụng phép đặt tên trong mô tả và giải thích các chất.
c) Biểu tượng hóa học:
Nội dung kiến thức: nắm vững về ký hiệu hóa học, ý nghĩa và các dạng
CT, phương trình hóa học, mối liên hệ giữa các biểu tượng với thuật ngữ hóa học.
Kỹ năng: biết phát âm, ghi chép, giải thích các biểu tượng, vận dụng các
biểu tượng trong sử dụng thuật ngữ hóa học, sử dụng sơ đồ quá trình hóa học, sơ
đồ liên kết, hình vẽ mô hình phân tử…
Những nội dung tri thức và các kỹ năng này được phân bố tương đối đều
theo chương trình năm học. Trong quá trình chiếm lĩnh đối tượng, NNHH được
hoàn thiện trong mối liên hệ chặt chẽ với sự phát triển của các học thuyết và các
khái niệm hóa học.
d) Khái quát hóa nội dung về ngôn ngữ hóa học:
Có thể chia làm hai nhóm khác nhau như sau:
+ Những nội dung được gắn liền với sự nghiên cứu đối tượng thực tế và
những khái niệm lý thuyết bao hàm sự hiểu biết về công cụ của ngôn ngữ và
những ký hiệu riêng biệt của nó, về ý nghĩa của chúng, về mối liên hệ với những
đối tượng được xác định và nội dung chương trình đã quy định. Thường thường
những nội dung này được phân bố bao trùm lên những nội dung cơ bản của
chương trình trung học gắn bó với những khái niệm hóa học.
e) Khái quát hóa về kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học:
Các kỹ năng về NNHH được khái quát thành ba nhóm sau:
+ Kỹ năng về đặc điểm ngữ pháp (viết, đọc các ký hiệu, sử dụng quy tắc
lập và biến đổi, các thao tác sử dụng ký hiệu). Thường kỹ năng này được hình

thành theo cách làm theo mẫu, một số kỹ năng này được tự động thành kỹ xảo.
+ Kỹ năng đảm bảo cho sự hình thành những khái niệm gắn liền với ngữ
nghĩa các ký hiệu được lĩnh hội theo từng trình độ nắm vững khái niệm, trở nên
tự động hóa tùy thuộc nhiều vào năng lực của từng cá nhân.
+ Những năng lực phức tạp là năng lực ứng dụng sáng tạo NNHH như: tự
15


diễn giải những ký hiệu, dự đoán và mô hình hóa các biểu tượng, khái quát hóa
bảng biểu và sơ đồ, tóm tắt sơ đồ gốc…
2.2. Những kỹ năng cơ bản dùng để rèn luyện ngôn ngữ hóa học cho lưu
sinh viên Lào
Trên cơ sở phân tích những tiền đề khoa học, căn cứ vào đặc điểm, thực
trạng học tập hóa học của lưu sinh viên Lào khoa Sinh-Hóa, trường đại học Tây
Bắc, do vậy rèn luyện cho lưu sinh viên Lào một số kỹ năng về NNHH cụ thể sau:
+ Nắm vững ngữ nghĩa của thuật ngữ - chính là nắm vững các khái niệm
hóa học, thành thạo các kỹ năng về thuật ngữ hóa học.
+ Sử dụng thành thạo các biểu tượng: ký hiệu hóa học, CT hóa học,
phương trình hóa học trong QTDH trên lớp.
+ Nắm vững những khái niệm, quy tắc về danh pháp, thành thạo các kỹ
năng về danh pháp.
+ Diễn đạt những hiểu biết của mình bằng văn bản theo văn phong khoa
học, trình bày văn bản bằng lời nói một cách rõ ràng, chính xác, dễ hiểu.
2.3. Những nguyên tắc cơ bản trong việc rèn luyện ngôn ngữ hóa học cho
lưu sinh viên Lào
- Cần phải nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc rèn luyện các
kỹ năng về NNHH, có ý thức, tự giác, tự học tham gia vào công việc này. Để
thành công, ngoài việc quan tâm khích lệ năng lực tự lực của sinh viên, có sự
ủng hộ của sinh viên, việc rèn luyện NNHH còn phải phù hợp với điều kiện thực
tế về cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập của lưu sinh viên Lào.

- Kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, tăng cường khâu hướng
dẫn uốn nắn của GV. Qua việc nghiên cứu tài liệu lý thuyết, GV hướng dẫn,
giảng dạy cho lưu sinh viên Lào một cách tỉ mỉ, cụ thể. Qua các hoạt động trong
và ngoài nhà trường, lưu sinh viên Lào tự học, tự nâng cao, tự rèn luyện kỹ năng
sử dụng NNHH, từ đó nâng cao kết quả học tập của mình.
- Thông qua quá trình rèn luyện các kỹ năng về NNHH cần bồi dưỡng
cho lưu sinh viên một số năng lực đặc biệt như: năng lực giao tiếp, năng lực
trình bày vở cho người khác đọc hiểu, năng lực trình bày bài trong các kỳ thi.
16


2.4. Một số biện pháp rèn luyện nâng cao sử dụng ngôn ngữ
- Phương pháp rèn luyện: Là tổ chức hoạt động theo nhóm.
- Hình thức tổ chức: Dưới dạng hoạt động ngoại khóa (ngoài giờ lên lớp)
- Cách làm:
+ Chia 15 lưu SV Lào thành 4 nhóm nhỏ, trong đó có 3 nhóm có 4 lưu
SV Lào và 1 nhóm có 3 lưu SV Lào, mỗi nhóm được có các bạn lưu SV Lào nói
tiếng Việt tốt và chưa tốt. Đồng thời có sự giúp đỡ của của 4 bạn SV Việt cùng
trao đổi và học tập.
+ Chúng tôi bắt đầu thực hiện vào ngày 3 tháng 3 đến ngày 29 tháng 4
năm 2018, mỗi nhóm 1 buổi trên tuần.
2.4.1. Rèn luyện kĩ năng nghe
- Chia 15 lưu SV Lào thành 4 nhóm nhỏ, trong đó có 3 nhóm có 4 lưu SV
Lào và 1 nhóm có 3 lưu SV Lào, mỗi nhóm được có các bạn lưu SV Lào nói
tiếng Việt tốt và chưa tốt. Đồng thời có sự giúp đỡ của của 4 bạn SV Việt cùng
trao đổi và học tập.
- Mỗi nhóm có một bạn SV Việt hướng dẫn, bắt đầu luyện kĩ năng nghe
các bạn lưu SV Lào chú ý nghe các bạn Việt đọc và giải thích ngữ nghĩa các
thuật ngữ chuyên ngành.
- Trong quá trình nghe các bạn lưu SV Lào cần tập trung lắng nghe, lấy

giấy bút ra ghi tất cả những gì mà bạn nghe được.
- Sau khi các bạn Việt đọc xong thì các bạn lưu SV Lào phải từng cặp nói
cho nhau nghe, hiểu và giải thích ngữ nghĩa đó. Trong quá trình các bạn lưu SV
Lào còn mắc hoặc chưa hiểu thì ngay lúc đó các bạn Việt sẽ hỗ trợ và sửa lỗi sai
ngay lúc đó.
- Yêu cầu trong quá trình học tập các bạn lưu SV Lào cần nghiêm túc thực
hiện và có ý thức tự học cao, để đạt được hiệu quả học tập cao.
Ví dụ: Cho SV Việt Nam đọc cho lưu sinh viên Lào nghe
+ Phân tử là phần nhỏ nhất của một chất mang đầy đủ tính chất hóa học
của chất đó. Phân tử có thể gồm một nguyên tử tạo nên, như: He, Ne, Na, Cu, Fe
(phân tử đơn nguyên tử). Phân tử có thể gồm nhiều nguyên tử tạo nên, như:
17


CH4, HCl, H2, O3, KMnO4 (phân tử đa nguyên tử).
Sau đó lần lượt cho từng lưu sinh viên Lào đọc. Từ đó không chỉ rèn
luyện kỹ năng nghe mà còn rèn luyện cả kỹ năng đọc nữa.
2.4.2. Rèn luyện kĩ năng nói
- Chia 15 lưu SV Lào thành các 4 nhóm nhỏ, trong đó có 3 nhóm có 4 lưu
SV Lào và 1 nhóm có 3 lưu SV Lào, mỗi nhóm được có các bạn lưu SV Lào nói
tiếng Việt tốt và chưa tốt. Đồng thời có sự giúp đỡ của của 4 bạn SV Việt cùng
trao đổi và học tập.
- Sau khi đã rèn luyện qua kĩ năng nghe được một thời gian, sau đó cho
SV Lào nói lại những nội dung mà đã được nghe, đây chính là thời điểm tốt để
tập kĩ năng nói.
- Nghe được gì thì bắt chước nói y như vậy. Chúng ta bắt đầu từ những
thuật ngữ đơn giản nhất và dần dần nâng cao vốn từ ngữ.
- Hãy cứ lặp đi lặp lại những thuật ngữ đơn giản trước các bạn Việt, qua
một thời gian các bạn lưu sinh viên sẽ không còn ngượng ngùng nữa và tự tin
hơn.

- Sau khi có thể nghe bập bẹ và nói bập bẹ, thì hãy tư tạo cho mình môi
trường thuật ngữ để có thể lúc nào cũng ôn luyện được, và nhớ lâu hơn.
2.4.3. Rèn luyện kĩ năng đọc
- Chia 15 lưu SV Lào thành các 4 nhóm nhỏ, trong đó có 3 nhóm có 4 lưu
SV Lào và 1 nhóm có 3 lưu SV Lào, mỗi nhóm được có các bạn lưu SV Lào nói
tiếng Việt tốt và chưa tốt. Đồng thời có sự giúp đỡ của của 4 bạn SV Việt cùng
trao đổi và học tập.
- Đối với các bạn lưu SV Lào muốn đọc đươc tốt thì việc đọc thầm, đọc
nhanh, đọc lướt lấy ý sẽ là kĩ năng quan trọng.
- Rèn luyện đọc để nâng cao khả năng vốn thuật ngữ, ngữ pháp, hiểu ý
của tác giả.
Ví dụ: Cho từng lưu sinh viên đọc
Nguyên tử là phần nhỏ nhất của một nguyên tố hóa học mà còn giữ được
bản chất của nguyên tố đó, ví dụ như: phân tử H2SO4 được tạo bởi 3 nguyên tố
18


×