Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Quản lý không gian xanh khu đô thị mới LIDECO phía bắc đường 32, huyện hoài đức, hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.21 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN ANH TUẤN AN

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH
KHU ĐÔ THỊ MỚI LIDECO PHÍA BẮC ĐƯỜNG 32,
HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN ANH TUẤN AN
kho¸ 2016 - 2018

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH
KHU ĐÔ THỊ MỚI LIDECO PHÍA BẮC ĐƯỜNG 32,
HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI


Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. KTS. ĐỖ HẬU

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
PGS. TS. KTS. NGUYỄN TUẤN ANH

Hà Nội - 2018


Lời cảm ơn
Trong suốt quá trình học tập chương trình thạc sỹ chuyên ngành quản lý đô thị
và công trình, khóa học 2016 – 2018 tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Học viên
đã được các thầy cô giáo truyền đạt cho những kiến thức và phương pháp
nghiên cứu khoa học vô cùng quý báu. Đây chính là nền tảng kiến thức
giúp học viên tự tin, vững vàng hơn trong công tác nghiên cứu khoa học
cũng như trong công việc chuyên môn.
Học viên xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Trường đại học Kiến trúc
Hà Nội, Khoa Sau đại học và các Phòng Ban liên quan cùng toàn thể
các thầy (cô) giáo đã tham gia giảng dạy các bộ môn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho học viên trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Học viên xin chân thành cảm ơn GS. TS. KTS. Đỗ Hậu người thầy trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện để học viên hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Tuy đã có nhiều sự cố gắng, nhưng do điều kiện về thời gian cũng như

kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế, luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến quý báu từ Hội đồng
khoa học Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, cùng toàn thể các thầy (cô) giáo,
các anh chị đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2018
Tác giả luận văn

KTS. Nguyễn Anh Tuấn An


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan, Luận văn thạc sỹ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được trích dẫn
và ghi nguồn tài liệu tham khảo theo quy định.
Tác giả luận văn

KTS. Nguyễn Anh Tuấn An


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Tên đầy đủ

BQL

Ban quản lý


BQL DA

Ban quản lý dự án

CXCC

Cây xanh công cộng

CXMN

Cây xanh mặt nước

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

HTXH

Hạ tầng xã hội

KĐT

Khu đô thị

KĐTM

Khu đô thị mới

KGX


Không gian xanh

QH

Quy hoạch

QHCT

Quy hoạch chi tiết

QHPK

Quy hoạch phân khu

TDTT

Thể dục thể thao

UBND

Ủy ban nhân dân

VBPL

Văn bản pháp luật

VSMT

Vệ sinh môi trường



DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên hình ảnh, sơ đồ

Trang

hình ảnh
Hình 1.1

Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng khu ĐTM Lideco

9

Hình 1.2

Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất khu ĐTM Lideco

11

Hình 1.3

Không gian xanh khu đô thị mới Lideco

12

Hình 1.4

Thực trạng xây dựng theo quy hoạch khu cây xanh CX1


13

Hình 1.5

Hiện trạng khu cây xanh CX1

13

Hình 1.6

Thực trạng xây dựng theo quy hoạch khu cây xanh CX2

14

Hình 1.7

Hiện trạng khu cây xanh CX2

15

Hình 1.8

Thực trạng xây dựng theo quy hoạch khu cây xanh CX3

15

Hình 1.9

Hiện trạng khu cây xanh CX3


16

Hình 1.10 Thực trạng xây dựng theo quy hoạch khu cây xanh CX4

17

Hình 1.11 Hiện trạng khu cây xanh CX4

17

Hình 1.12 Thực trạng xây dựng theo quy hoạch khu cây xanh

18

CX5 + CX6
Hình 1.13 Hiện trạng khu cây xanh CX5 + CX6

18

Hình 1.14 Thực trạng xây dựng theo quy hoạch khu cây xanh

19

CX7 + CX8
Hình 1.15 Hiện trạng khu cây xanh CX7 + CX8

19

Hình 1.16 Thực trạng xây dựng theo quy hoạch khu cây xanh


20

mặt nước
Hình 1.17 Hiện trạng khu CXMN

21

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý đô thị trên địa bàn

23

TP. Hà Nội
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án khu ĐTM Lideco

24

Sơ đồ 2.1 Phân loại cây xanh đô thị

30

Hình 2.1

45

Cây xanh trong khuôn viên Đại Nội, TP. Huế


Hình 2.2


Khu đô thị mới Nam Thăng Long, Hà Nội

47

Hình 2.3

Hình ảnh phối cảnh tổng thể khu đô thị mới Bun Dang,

49

Hàn Quốc
Hình 2.4

Hình ảnh khu đô thị mới Padalarang, Indonesia

51

Hình 2.5

Thiết kế KGX trung tâm khu ở KĐTM Padalarang

51

Indonesia
Hình 3.1

Minh họa thiết kế không gian xanh khu đô thị mới Lideco

57


Hình 3.2

Minh họa bố cục cây xanh đường phố

60

Hình 3.3

Minh họa cây xanh trục chính khu đô thị

61

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ đề xuất cơ cấu, tổ chức bộ máy quản lý KGX KĐTM

67

Lideco
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ phối hợp giữa 3 chủ thể trong quản lý KGX KĐTM

73

Lideco
Sơ đồ 3.3 Mô hình quản lý không gian xanh có sự tham gia
của cộng đồng

78


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:

1. Nguyễn Tuấn Anh (2012), Khai thác yếu tố sông hồ trong tổ chức cảnh quan
đô thị Hà Nội, Luận án tiến sỹ, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội;
2. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Nhà xuất bản
Xây dựng, Hà Nội;
3. Bộ Xây dựng (2005), Về hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị, Thông tư
số 20/2005/TT-BXD;
4. Bộ Xây dựng (2009), Về việc sửa đổi bổ sung Thông tư số 20/2005/TT-BXD
ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây Dựng về hướng dẫn quản lý cây xanh
đô thị, Thông tư số 20/2009/TT-BXD;
5. Bộ Xây dựng (2013), Hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị, Thông tư
số 06/2013/TT-BXD;
6. Chính Phủ (2010), Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị,
Nghị định số 37/2010/NĐ-CP
7. Chính Phủ (2010), Về Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị,
Nghị định số 38/2010/NĐ-CP;
8. Chính phủ (2010), Về quản lý cây xanh đô thị, Nghị định số 64/2010/NĐ-CP;
9. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quy chế Giám sát đầu tư của cộng đồng,
Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg;
10. Lương Tiến Dũng (2017), Quản lý hệ thống không gian xanh các đô thị
du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, lấy đô thị Ninh Bình
làm ví dụ, Luận án tiến sỹ, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội;
11. Cao Thế Hanh (2015), Quản lý không gian xanh khu đô thị sinh thái
Dream city, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sỹ quản lý đô thị
và công trình, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội;
12. Nguyễn Thị Hạnh (2017), Quản lý không gian xanh thành phố Huế, Luận án
tiến sỹ, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội;


13. Trần Trọng Hanh (2003), Luật và Chính sách Quản lý xây dựng đô thị,
Tài liệu giảng dạy, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội;

14. Đỗ Hậu (2001), Xã hội học đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội;
15. Đỗ Hậu (2006), Mô hình và giải pháp quy hoạch – kiến trúc các vùng
sinh thái đặc trưng ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước;
16. Đỗ Hậu (2008), Quy hoạch xây dựng với sự tham gia của cộng đồng,
Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội;
17. Đỗ Hậu, Đỗ Trần Tín (2009), Xây dựng và quản lý không gian xanh
trong các khu đô thị mới tại Hà Nội đến năm 2020 với sự tham gia của cộng đồng,
Đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia, mã số 01C – 04/05;
18. Đỗ Hậu, So Jin Kwang (2013), Quản lý đô thị, Koica Gachon University;
19. Lê Thị Hiền (2014), Phân loại hệ thống không gian xanh, Luận văn thạc sỹ,
Trường đại học Kiến trúc Hà Nội;
20. Nguyễn Tố Lăng (2016), Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển,
Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội;
21. Trác Khắc Liêm (2010), Quản lý quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan
và môi trường, Nhà xuất bản Xây dựng;
22. Hàn Tất Ngạn (2000), Kiến trúc cảnh quan đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng,
Hà Nội;
23. Hàn Tất Ngạn (2000), Nghệ thuật Vườn – Công viên, Nhà xuất bản
Xây dựng, Hà Nội;
24. Lê Văn Nin (1997), Những vấn đề bố trí cây xanh trong các khu ở
có tính đến điều kiện khí hậu Việt Nam, Luận án phó tiến sỹ, Trường đại học
Kiến trúc Hà Nội;
25. Nguyễn Bá Nguyên (2006), Quản lý và xây dựng không gian xanh
trong các khu đô thị mới tại Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng, Luận văn
thạc sỹ, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội;
26. Quốc hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị, Hà Nội;
27. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng, Hà Nội;


28. Kim Quảng Quân (2000), Thiết kế đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội;

29. Đỗ Trần Tín (2005), Khai thác yếu tố cây xanh, mặt nước trong tổ chức
không gian các khu đô thị mới tại Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Trường đại học
Kiến trúc Hà Nội;
30. Đỗ Trần Tín (2012), Khai thác yếu tố cây xanh, mặt nước trong tổ chức
không gian công cộng các khu đô thị mới tại Hà Nội, Luận án tiến sỹ,
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội;
31. Tài liệu tập huấn “Quy hoạch và quản lý về không gian xanh, chính sách
bảo tồn và phát triển cây xanh đô thị”, thành phố Hồ Chí Minh năm 2011,
Chuyên gia hướng dẫn: Ông Frederic Segur, trưởng phòng Cây xanh - Cảnh quan
của Cộng đồng đô thị Lion;
32. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (1997), Tổ chức và quản lý môi trường cảnh quan
đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội;
33. Đàm Thu Trang (2009), Thiết kế kiến trúc cảnh quan khu ở, Nhà xuất bản
Xây dựng, Hà Nội;
34. Nguyễn Hương Trà (2017), Quản lý không gian cây xanh, mặt nước
khu đô thị mới Văn Phú, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ
quản lý đô thị và công trình, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội;
35. Phan Kế Vân (2011), Quản lý nhà nước về đô thị và nông thôn, Bài giảng
môn học, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III;
36. Vũ Thị Vinh (2013), Đô thị tăng trưởng xanh là con đường ngắn nhất
hướng tới sự phát triển kinh tế bền vững, Tin tức 11/2013;
Các trang web, cổng thông tin điện tử:
37. ;
38. ;
39. ;
40. ;
41. ;
42. ;



43. ;
44. www.worldatlas.com.
Tiếng Anh:
45. Chua Lee Hoong (2012), The Singapore green plan 2012, Beyond Clean
and Green towards environmental Sustainablity;
46. Kenvin Lynch (1960), The Image of the City, The MIT PRESS,
Masschusets;
47. Promoting Green Urban Development in Africa (2017), Enhancing the
relationgship between urbanization, environmental assets and ecosystem
services (Part II: Evaluating the potential returns to investing in green urban
development in Durban);
48. Training courses for urban and management green space, conservation
policy and the development of green plants (2011), Les Livrets du Centre de
prospective et d’estudes urbaines – PADDI.


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục hình ảnh, sơ đồ
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................. Error! Bookmark not defined.
* Lý do chọn đề tài......................................... Error! Bookmark not defined.
* Mục đích nghiên cứu ................................... Error! Bookmark not defined.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................ Error! Bookmark not defined.
* Phương pháp nghiên cứu ......................... Error! Bookmark not defined.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..... Error! Bookmark not defined.
* Các khái niệm (thuật ngữ) sử dụng trong luận văn ................................... 3
* Cấu trúc luận văn .................................................................................... 4

PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 5
CHƯƠNG

1.

THỰC

TRẠNG

QUẢN



KHÔNG

GIAN

XANH

KHU ĐÔ THỊ MỚI LIDECO ........................................................................ 5
1.1.

Thực trạng xây dựng và quản lý không gian xanh một số đô thị

ở Việt Nam ......................................................................................................... 5
1.1.1. Xây dựng không gian xanh tại một số đô thị ........................................... 5
1.1.2. Quản lý không gian xanh tại một số đô thị .............................................. 6
1.2.

Thực trạng xây dựng và quản lý không gian xanh tại một số


khu đô thị mới trên địa bàn TP. Hà Nội........................................................... 6
1.2.1. Xây dựng không gian xanh tại một số khu đô thị mới.............................. 6
1.2.2. Quản lý không gian xanh tại một số khu đô thị mới................................. 7


1.3.

Thực

trạng

xây

dựng



quản



không

gian

xanh

tại khu đô thị mới Lideco .................................................................................. 9
1.3.1. Vị trí và đặc điểm hiện trạng ................................................................... 9

1.3.2. Thực trạng xây dựng không gian xanh tại khu đô thị mới Lideco .......... 11
1.3.3. Thực trạng quản lý không gian xanh tại khu đô thị mới Lideco ............. 21
1.3.4. Tổ chức bộ máy quản lý không gian xanh ............................................. 23
1.3.5. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý không gian xanh ................... 25
1.4.

Những tồn tại và bất cập trong quản lý không gian xanh

khu đô thị mới Lideco ..................................................................................... 26
1.4.1. Lập quy hoạch....................................................................................... 26
1.4.2. Bộ máy quản lý ..................................................................................... 27
1.4.3. Cơ chế chính sách ................................................................................. 28
1.4.4. Sự tham gia của cộng đồng ................................................................... 28
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH
KHU ĐÔ THỊ MỚI LIDECO .......................................................................29
2.1.

Cơ sở lý thuyết không gian xanh đô thị.............................................. 29

2.1.1. Chức năng và lợi ích của không gian xanh ............................................ 29
2.1.2. Phân loại cây xanh đô thị ...................................................................... 30
2.1.3. Các quy định tổ chức và quản lý không gian xanh trong một số
khu đô thị mới ................................................................................................... 34
2.1.4. Nội dung quản lý không gian xanh đô thị .............................................. 34
2.2.

Cơ sở pháp lý quản lý không gian xanh ............................................. 37

2.2.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ............................ 37
2.2.2. Hệ thống các văn bản pháp lý của địa phươngError!

defined.39

Bookmark

not


2.2.3. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan.............................................. 40
2.2.4. Đồ án QHCT khu đô thị mới Lideco và các đồ án liên quan .................. 41
2.3.

Các yếu tố tác động đến quản lý không gian xanh ............................ 41

2.3.1. Yếu tố điều kiện tự nhiên ...................................................................... 41
2.3.2. Yếu tố văn hóa xã hội............................................................................ 42
2.3.3. Yếu tố kinh tế........................................................................................ 42
2.3.4. Yếu tố khoa học kỹ thuật....................................................................... 43
2.3.5. Vai trò của cơ quan quản lý ................................................................... 43
2.3.6. Sự tham gia của cộng đồng ................................................................... 44
2.4.

Kinh nghiệm quản lý KGX trong nước và nước ngoài ..................... 44

2.4.1. Kinh nghiệm trong nước ....................................................................... 44
2.4.2. Kinh nghiệm nước ngoài ....................................................................... 48
CHƯƠNG

3.

GIẢI


PHÁP

QUẢN



KHÔNG

GIAN

XANH

KHU ĐÔ THỊ MỚI LIDECO .......................................................................54
3.1.

Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc ....................................................... 54

3.1.1. Quan điểm............................................................................................. 54
3.1.2. Mục têu ................................................................................................. 54
3.1.3. Nguyên tắc ............................................................................................ 55
3.2.

Giải pháp quản lý không gian xanh khu đô thị mới Lideco .............. 55

3.2.1. Nhóm giải pháp về quy hoạch ............................................................... 55
3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý ........................................... 66
3.2.3. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách................................................... 71
3.2.4. Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng .................................... 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................80



Kết luận .....................................................................................................80
Kiến nghị ...................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, hiện nay một nửa dân số thế giới
hiện đang sống tại các đô thị. Điều này tăng áp lực lên không gian xanh vốn đã
hạn chế của đô thị. Nhiều đô thị đang chứng kiến sự suy giảm không gian xanh
do quá trình đô thị hóa và tác động của con người. Sự thiếu hụt không gian xanh
không chỉ gây ảnh hưởng đến mỹ quan, môi trường mà còn gây ảnh hưởng đến
sức khỏe của người dân đô thị. Do đó, việc xây dựng và quản lý không gian xanh
trong đô thị là vô cùng quan trọng.
Không gian xanh ở Hà Nội là một bộ phận quan trọng trong cấu trúc đô thị,
cùng với các công trình kiến trúc tạo nên không gian đô thị cho thủ đô. Tuy nhiên,
hiện nay các chỉ tiêu diện tích cây xanh của thành phố nói chung và của các khu
ĐTM nói riêng chưa đảm bảo. Không gian xanh chưa được quan tâm đầu tư
xây dựng và chưa có biện pháp quản lý phù hợp.
Huyện Hoài Đức là một cửa ngõ quan trọng của thủ đô Hà Nội
với nhiều tuyến giao thông quan trọng như Đại lộ Thăng Long, Quốc lộ 32,
các trục tỉnh lộ. Trong những năm vừa qua với tốc độ đô thị hóa nhanh
theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội. Đến năm 2020,
huyện Hoài Đức trở thành đô thị, đất canh tác bị thu hồi, các khu đô thị mới
được hình thành. Tuy nhiên, việc xây dựng và quản lý các khu đô thị mới
trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong đó, vấn đề tổ chức,

quản lý không gian xanh qua thực tế cho thấy vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
về thẩm mỹ, môi trường, cảnh quan đô thị.
Khu đô thị mới Lideco là một khu đô thị mới trên địa bàn huyện Hoài Đức.
Với diện tích 38,238 ha, quy mô dân số 15.925 người. Thực tế quy hoạch, quản lý
xây dựng đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Hồ sơ thiết kế quy hoạch chi tiết


2

còn sơ sài, đặc biệt là trong thiết kế kiến trúc cảnh quan và thiết kế cây xanh.
Chưa có bản vẽ thiết kế đô thị, chưa đưa ra được mô hình hóa của việc thiết kế
cây xanh trong từng khu chức năng của đô thị. Việc thiết kế, lựa chọn chủng loại
cây xanh chưa được quan tâm nên cây trồng không đa dạng dẫn đến không gian
xanh còn đơn điệu, tính thẩm mỹ còn nhiều hạn chế. Các bản vẽ thiết kế cây xanh
còn bị lồng ghép vào các nội dụng thiết kế khác dẫn đến việc nghiên cứu
không được rõ ràng và thiếu cơ sở cho việc quản lý không gian xanh. Quá trình
triển khai xây dựng dự án, các không gian xanh ít được quan tâm đầu tư
nên chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân sống trong các khu đô thị mới.
Sự phân công, phân cấp quản lý KGX bị chồng chéo giữa Chủ đầu tư, Chính quyền
địa phương và Công ty cây xanh đô thị. Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý
KGX đô thị còn thiếu, chưa hoàn chỉnh, ban hành chậm trễ. Ý thức, trách nhiệm
của cộng đồng dân cư trong việc quản lý khai thác sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng
KGX còn thấp. Người dân còn phó mặc trách nhiệm cho các cơ quan quản lý.
Để đảm bảo phát triển khu đô thị xanh nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống
cho người dân khu đô thị, việc “Quản lý không gian xanh khu đô thị mới Lideco
phía Bắc đường 32, huyện Hoài Đức, Hà Nội” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
* Mục đích nghiên cứu
-

Đề xuất một số giải pháp quản lý không gian xanh khu đô thị mới Lideco


phía Bắc đường 32, huyện Hoài Đức, Hà Nội nhằm nâng cao các giá trị của KGX
đô thị và chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu:

 Công tác quản lý Nhà nước về không gian xanh khu đô thị mới Lideco
phía Bắc đường 32, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
-

Phạm vi nghiên cứu:


3

Phạm vi về không gian:
 Trong ranh giới hành chính của khu đô thị mới Lideco phía Bắc đường 32,
huyện Hoài Đức, Hà Nội. Quy mô của khu đô thị mới là 38,238 ha theo đồ án
quy hoạch chi tiết được phê duyệt.
Phạm vi về thời gian:
 Đến năm 2030 theo thời hạn lập quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội.
* Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập xử lý các tài liệu, số liệu, bản đồ;

-


Phương pháp phân tích, so sánh;

-

Phương pháp chuyên gia;

-

Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng;

-

Phương pháp tiếp cận hệ thống;

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
-

Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu, bổ sung và làm rõ một số cơ sở khoa học về quản lý KGX

khu đô thị mới và đề xuất một số giải pháp quản lý KGX.
-

Ý nghĩa thực tiễn:
Làm luận cứ khoa học để các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân

có liên quan thực hiện công tác quản lý KGX khu ĐTM Lideco phía Bắc đường 32,
huyện Hoài Đức, Hà Nội.
* Các khái niệm (thuật ngữ) sử dụng trong luận văn
-


Khu đô thị mới: Là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới

đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở. [26]
-

Không gian đô thị: Là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị,

CX - MN trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. [26]


4

-

Quản lý cây xanh đô thị bao gồm: Quy hoạch, trồng, chăm sóc, ươm cây,

bảo vệ và chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị. [8]
-

Không gian xanh đô thị: Là toàn bộ không gian trống đô thị được phủ xanh

bởi cây xanh và mặt nước thoáng có đặc điểm sinh khối riêng, không phụ thuộc
vào chế độ sở hữu, có nguồn gốc từ hệ sinh thái tự nhiên, hoặc bán tự nhiên
chuyển đổi thành không gian đô thị, có cơ sở hạ tầng KT – XH và kỹ thuật phù hợp;
được phân bố theo các cấp không gian đô thị trong một hệ thống lãnh thổ xác định,
trong đó diễn ra các hoạt động thường xuyên của các loài sinh vật và con người.
Không gian xanh giữ vai trò là lá phổi của đô thị. [10]
-


Không gian xanh trong khu ĐTM bao gồm: Công viên, vườn hoa,

vườn dạo, hồ nước (tự nhiên và nhân tạo), quảng trường, các khu vực công cộng
khác trồng cây xanh, thảm cỏ, cây xanh trong khuôn viên của các tổ chức
và cá nhân. [17]
-

Quản lý đô thị là: Quản lý Nhà nước về đô thị, bao gồm các hoạt động

của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước can thiệp vào nhiều lĩnh vực,
nhằm tổ chức khai thác và điều tiết sử dụng tối ưu các nguồn lực với mục tiêu
đạt được sự phát triển bền vững. Quản lý hành chính Nhà nước ở đô thị là quản lý
hành chính công, khác với quản lý hành chính tư của một số cơ quan. [10]
-

Quản lý hệ thống không gian xanh đô thị là: Quản lý Nhà nước về hệ thống

không gian xanh tại đô thị, bao gồm các lĩnh vực: quản lý quy hoạch; quản lý đầu tư
phát triển và xây dựng; quản lý khai thác và sử dụng hệ thống không gian xanh. [10]
* Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 phần: Phần Mở đầu; Phần Nội dung; Phần Kết luận
và Kiến nghị. Trong đó, phần nội dung gồm 03 chương:
+ Chương 1: Thực trạng quản lý không gian xanh khu đô thị mới Lideco.
+ Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý không gian xanh khu đô thị mới Lideco.
+ Chương 3: Giải pháp quản lý không gian xanh khu đô thị Lideco.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện

– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


80

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Không gian xanh có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đời sống
con người, có tác dụng to lớn trong việc cải tạo khí hậu và tạo lập môi trường sống
ở đô thị. Không gian xanh còn là nơi nghỉ ngơi, vui chơi giải trí cho người dân,
tái tạo sức lao động cho người dân và tạo lập môi trường sống bền vững.
Không gian xanh cũng là một bộ phận quan trọng trong cấu trúc đô thị, yếu tố
cấu thành nên giá trị truyền thống trong quy hoạch và kiến trúc. Đô thị
càng phát triển, đời sống dân cư đô thị càng cao thì nhu cầu về môi trường sống
và các hình thức vui chơi, nghỉ ngơi giải trí của người dân ngày càng tăng,
người dân càng cần những không gian thoáng đãng, KGX xung quanh nơi ở.
Xây dựng không gian xanh trong các khu đô thị mới là giải quyết sự hài hòa
và thống nhất giữa cảnh quan tự nhiên, cảnh quan nhân tạo và cảnh quan hoạt động
trong khu ở. Xây dựng không gian xanh cho các khu đô thị mới nhằm nâng cao
chất lượng sống môi trường đô thị chính là giải pháp tổ chức không gian trống
ngoài nhà, tổ chức các hoạt động chức năng nhằm thỏa mãn nhu cầu ở, tổ chức
thẩm mỹ cho khu ở, tổ chức môi trường ở theo xu hướng cân bằng sinh thái
và phát triển bền vững.
Quản lý không gian xanh các khu đô thị mới nói chung và khu đô thị mới
Lideco nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng là một nhu cầu thiết yếu

để giải quyết nhu cầu sinh hoạt của người dân, cải thiện chất lượng môi trường
sống, cân bằng sinh thái và nâng cao mỹ quan đô thị.
Luận văn đã đánh giá thực trạng không gian xanh (bao gồm các khu cây xanh,
mặt nước) trong khu đô thị mới Lideco và hiệu quả sử dụng các yếu tố này.
Luận văn đã nghiên cứu các cơ sở khoa học cho việc quản lý yếu tố cây xanh,
mặt nước trong thiết kế kiến trúc cảnh quan dựa trên các cơ sở lý thuyết, cơ sở


81

pháp lý và khai thác kinh nghiệm ở Việt Nam cũng như kinh nghiệm của các nước
trên thế giới.
Quản lý khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng yếu tố cây xanh, mặt nước
trong khu đô thị mới cần có giải pháp cụ thể, nghiên cứu từng loại cây cho từng
tuyến đường, cho các khu chức năng trong khu đô thị mới. Đặc biệt là sự kết hợp
giữa yếu tố cây xanh và mặt nước.
Đề xuất cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, việc phân cấp quản lý, phối hợp
quản lý, thành lập Tổ đội trồng, chăm sóc cây xanh, mặt nước; Tổ đội chuyên môn
kỹ thuật; Tổ đội giám sát và quản lý thuộc Ban Quản lý dự án khu đô thị mới
Lideco trước mắt để quản lý vận hành khai thác. Sau khi xây dựng xong
các hạng mục của khu đô thị sẽ chuyển giao cho chính quyền địa phương quản lý.
Đề xuất sự tham gia của cộng đồng, thành lập tổ tự quản để giám sát việc
xây dựng, triển khai các dự án nói chung và các dự án liên quan đến KGX nói riêng.
Kiến nghị
Cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa
các cơ chế, chính sách để các giải pháp khả thi và phù hợp với tình hình thực tế
của khu đô thị.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cần chỉ đạo các cơ quan có liên quan
tiến hành lập Quy hoạch hệ thống không gian xanh cho toàn thành phố,
các quận (huyện), thị trấn. Trên cơ sở đó, chỉ đạo các Chủ đầu tư dự án ban hành

các quy định về đầu tư xây dựng và quản lý không gian xanh trong các khu đô thị
nhằm phát huy hiệu quả sử dụng của các không gian xanh đô thị.
Sở Xây dựng; Sở Quy hoạch – Kiến trúc; UBND huyện Hoài Đức cần bố trí
cán bộ có năng lực để thường xuyên kiểm tra, giám sát việc đầu tư xây dựng
các không gian xanh trong các khu đô thị mới trên địa bàn, đảm bảo yêu cầu


82

chất lượng, tiến độ, kịp thời xử lý những sai phạm liên quan tới công tác quản lý
và đầu tư xây dựng không gian xanh đô thị.
Chính quyền địa phương cần có những quy định cụ thể về việc lựa chọn
chủng loại cây trồng, vị trí, khoảng cách trồng cây xanh. Bên cạnh đó cần có
biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức cộng đồng trong công tác
quản lý không gian xanh, bảo vệ và giữ gìn cảnh quan, môi trường đô thị.
Chủ đầu tư khu đô thị mới Lideco cần coi trọng công tác quản lý không gian
xanh, có cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để cộng đồng tham gia,
đóng góp ý kiến vào quá trình quản lý, vận hành, khai thác sử dụng không gian
xanh.
Người dân khu đô thị mới Lideco cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của
mình, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội (Tổ dân phố, các tổ chức hội
nghề nghiệp…) trong công tác quản lý không gian xanh.



×